1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhan đề truyện ngắn nam cao

132 691 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 900,78 KB

Nội dung

Từ đó đưa ra những nhận định ban đầu về cấu trúc, nội dung, vai trò và ý nghĩa của nhan đề truyện ngắn đối với nội dung, chủ đề tác phẩm và đặc biệt là phong cách sáng tác của nhà văn..

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THANH BÌNH

NHAN ĐỀ TRUYỆN NGẮN NAM CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

SƠN LA, 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THANH BÌNH

NHAN ĐỀ TRUYỆN NGẮN NAM CAO

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã số: 60220102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Bùi Minh Toán

TS Bùi Thanh Hoa

SƠN LA, 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của Khoa Ngữ văn, trường Đại học Tây Bắc và sự hướng dẫn của GS.TS Bùi Minh Toán và TS Bùi Thanh Hoa tôi đã thực hiện

đề tài “Nhan đề truyện ngắn Nam Cao”

Với tình cảm trân trọng và biết ơn chân thành sâu sắc nhất, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến:

Phòng sau Đại học, Khoa Ngữ Văn trường Đại học Tây Bắc, các thầy cô giáo khoa Ngữ văn đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại khoa

Tôi xin được trình bày lòng biết ơn sâu sắc của mình tới GS.TS Bùi Minh Toán và TS Bùi Thanh Hoa, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cho tôi những đóng góp quý báu cũng như luôn động viên, cổ vũ tôi trong quá trình tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi cũng xin được được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bàn bè, đồng nghiệp những người thân yêu đã luôn bên cạnh, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Luận văn của tôi không tránh khỏi thiếu sót, kính mong sự góp ý chỉ dẫn của thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để công trình nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn./

Trân trọng cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Nguyễn Thanh Bình

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

2.1 Lịch sử nghiên cứu nhan đề 2

2.2 Lịch sử nghiên cứu truyện ngắn Nam Cao 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

3.1 Mục đích nghiên cứu 6

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4.1 Đối tượng nghiên cứu 7

4.2 Phạm vi nghiên cứu 7

5 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 7

5.1 Tư liệu nghiên cứu 7

5.2 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn 8

6.1 Ý nghĩa lí luận 8

6.2 Ý nghĩa thực tiễn 9

7 Cấu trúc của luận văn 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 10

1.1 Lí thuyết về văn bản 10

1.1.1 Khái niệm về văn bản 10

1.1.2 Kết cấu tổng thể thường gặp của văn bản 10

1.1.2.1 Nhan đề 12

1.1.2.2 Phần mở 24

1.1.2.3 Phần thân 25

1.1.2.4 Phần kết 25

Trang 6

1.2 Lý thuyết về truyện ngắn 25

1.2.1 Khái niệm 26

1.2.2 Đặc trưng truyện ngắn 26

1.2.2.1 Hình thức tự sự cỡ nhỏ 26

1.2.2.2 Truyện ngắn không thể thiếu tình huống truyện 27

1.2.2.3 Nhân vật được thể hiện như một lát cắt điển hình 27

1.2.2.4 Vai trò quan trọng của chi tiết 28

1.3 Lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ 28

1.3.1 Khái niệm 28

1.3.2 Đặc trưng hệ thống và đặc trưng chức năng của các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học 30

1.3.2.1 Đặc trưng về hệ thống của tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học 30 1.3.2.2 Đặc trưng về chức năng của tín hiệu thẩm mĩ 32

1.4 Phong cách nghệ thuật 35

1.4.1 Khái niệm 35

1.4.2 Cách xác định phong cách nghệ thuật của tác giả 36

Tiểu kết chương 1 38

CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI NHAN ĐỀ TRUYỆN NGẮN NAM CAO 39

2.1 Phân loại nhan đề theo cấu tạo 39

2.1.1 Nhan đề được cấu tạo bởi từ 39

2.1.1.1 Nhan đề được cấu tạo bởi danh từ 40

2.1.1.2 Nhan đề là động từ 45

2.1.1.3 Nhan đề là tính từ 48

2.1.2 Nhan đề là cụm từ 50

2.1.3 Nhan đề là câu 55

2.1.3.1 Câu đơn hai thành phần 55

2.1.3.2 Câu đơn đặc biệt 58

Trang 7

2.2 Phân loại nhan đề truyện ngắn Nam Cao theo quan hệ giữa nội dung nhan

đề và nội dung tác phẩm 60

2.2.1 Quan hệ trực tiếp 60

2.2.1.1 Nhan đề là tên nhân vật chính 61

2.2.1.2 Nhan đề là những chi tiêt, sự việc quan trọng của truyện 64

2.2.1.3 Nhan đề là thời gian, không gian, địa điểm trong tác phẩm 68

2.2.2 Quan hệ gián tiếp 70

2.2.2.1 Nhan đề dùng từ vay mượn của tiếng nước ngoài 70

2.2.2.2 Nhan đề dùng lối nói nghịch thường 72

2.2.2.3 Nhan đề dùng lối nói ẩn dụ 73

2.2.2.4 Nhan đề là lời bình giá của tác giả 75

Tiểu kết chương 2 78

CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA THẨM MĨ CỦA NHAN ĐỀ TRUYỆN NGẮN NAM CAO 80

3.1 Nhan đề thể hiện nội dung tác phẩm 80

3.1.1 Những nhan đề có nội dung về người nông dân 80

3.1.2 Những nhan đề có nội dung về cái đói, cái nghèo, miếng ăn 86

3.1.3 Những nhan đề có nội dung về cuộc sống, sinh hoạt ở nông thôn 90

3.1.4 Những nhan đề có nội dung về những điều khác thường, nghịch dị 95

3.2 Nhan đề dự báo tư tưởng thẩm mĩ 99

3.3 Nhan đề bộc lộ phong cách nghệ thuật của tác giả 110

3.3.1 Nam Cao thường viết về những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh trong cuộc sống hàng ngày, từ đó, đặt ra vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật 110

3.3.2 Luôn hướng tới những con người bần cùng, khốn khổ, những chuyện rách áo, đói cơm đòi quyền sống xứng đáng của con người 112

Trang 8

3.3.3 Cái nhìn sắc sảo, khả năng phát hiện, khám phá hiện thực tinh tế và sâu sắc thể hiện ở những quan niệm, đánh giá, thẩm bình ngay từ nhan đề

truyện 113

3.3.4 Biệt tài sử dụng từ ngữ cô đọng, tinh giản 115

Tiểu kết chương 3 116

KẾT LUẬN 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Phân loại nhan đề theo cấu tạo 39

Bảng 2.2 Phân loại nhan đề cấu tạo bởi từ theo từ loại 40

Bảng 2.3 Phân loại nhan đề truyên ngắn Nam Cao là cụm từ 50

Bảng 2.4 Phân loại nhan đề truyện ngắn Nam Cao là cụm từ chính phụ 51

Bảng 2.5 Phân loại nhan đề truyện ngắn Nam Cao là câu 55

Bảng 2.6 Phân loại nhan đề truyện ngắn Nam Cao theo quan hệ giữa nội dung nhan đề và nội dung tác phẩm 60

Bảng 2.7 Phân loại nhan đề truyện ngắn Nam Cao theo quan hệ trực tiếp giữa nội dung nhan đề và nội dung tác phẩm 60

Bảng 2.8 Phân loại nhan đề truyện ngắn Nam Cao theo quan hệ gián tiếp giữa nội dung nhan đề và nội dung tác phẩm 70

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Nam Cao là bút danh của nhà văn - nhà báo - liệt sĩ Trần Hữu Tri Ông là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất, người góp phần hiện đại hóa văn xuôi quốc ngữ trên tiến trình văn học thế kỉ XX Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể loại này Vượt qua mọi sự bào mòn của thời gian và thử thách khắc nghiệt của mọi thời đại, truyện ngắn Nam Cao cho đến ngày nay vẫn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong lòng người đọc

Sáng tạo, sáng tạo và sáng tạo không ngừng nghỉ Nam Cao đã khẳng định được tài năng của mình Ông là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học của Việt Nam

Nam Cao là một trong chín nhà văn được lựa chọn để giảng dạy trong chương trình môn văn ở trường phổ thông với tư cách tác gia lớn của văn học dân tộc Từ thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy có nhiều con đường để tiếp cận với những giá trị của tác phẩm, trong đó có một phương pháp khá đơn

giản và hữu hiệu là tiếp cận từ chính nhan đề của tác phẩm

"Tác phẩm văn học bắt đầu từ cái tên" Nhận định ấy cho thấy rất rõ một điều: nhan đề của tác phẩm, ấy chính là một bộ phận không thể tách rời khỏi chỉnh thể tác phẩm Nó là một bộ phận không thể thiếu được của văn bản, có vai trò hoàn chỉnh nội dung và hình thức của văn bản Nhan đề tác phẩm là cửa sổ nhìn thế giới do nghệ sĩ mở ra, là “chìa khoá nghệ thuật” giúp người đọc mở ra cánh cửa chìm của tác phẩm, là một yếu tố cận văn bản Nhan đề chính là căn cứ xác định sự thống nhất, hoàn chỉnh của văn bản Nó không chỉ nhằm nhận diện văn bản, mà còn là một yếu tố giữ vai trò định hướng giao tiếp, một mã của thông điệp thẩm mỹ, một mô hình nghệ thuật cho độc giả khi tiếp nhận tác phẩm văn học

Trang 11

Nhan đề, không chỉ là một cái tên mà chứa đựng những ý nghĩa nhất định, gắn liền với nội dung, tư tưởng tác phẩm, thể hiện dụng ý, ý đồ nghệ thuật sâu xa của tác giả Một yếu tố cận văn bản nhìn chung đều có dụng ý tư tưởng, thậm chí nó còn có chức năng định hướng cách đọc, sự tiếp nhận của độc giả đối với phần chính văn Do đó, việc tìm hiểu cách đặt nhan đề tác phẩm sẽ giúp ích cho việc định hướng giao tiếp trong tiếp nhận tác phẩm, phục vụ trau dồi kiến thức, bồi dưỡng nghiệp vụ bản thân người viết nói riêng, góp phần nhỏ vào việc giảng dạy ở trường phổ thông nói chung

Nam Cao là một nhà văn xuất sắc, một cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại Cho đến nay, có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Nam Cao trong nhiều lĩnh vực như: Văn chương nghệ thuật, lí luận văn học và ngôn ngữ Nhưng trên lĩnh vực ngôn ngữ, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về nhan đề truyện ngắn của ông Từ đó đưa ra những nhận định ban đầu về cấu trúc, nội dung, vai trò và ý nghĩa của nhan đề truyện ngắn đối với nội dung, chủ đề tác phẩm và đặc biệt là phong cách sáng tác của nhà văn

Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nhan đề truyện ngắn Nam Cao” để nghiên cứu

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Lịch sử nghiên cứu nhan đề

Tìm hiểu nhan đề tác phẩm văn học đã có sự nghiên cứu ở nhiều công trình với nhiều cấp độ khác nhau

Trong lịch sử nghiên cứu Ngữ pháp văn bản, nhan đề đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, xem xét, nhìn nhận dưới góc độ chung của Ngữ pháp học Chúng tôi chủ yếu khảo sát đối tượng dựa trên những lí thuyết nhất định, với cơ sở là những cách quan niệm đa dạng của các nhà nghiên cứu về đối tượng

Trang 12

Khi xem xét “Tính toàn vẹn của văn bản” Giáo sư Đinh Trọng Lạc đã

đặc biệt chú ý đến vai trò của nhan đề tác phẩm coi “đó là một vị trí mạnh

trong văn bản, có tác dụng qui định nội dung tư tưởng, chủ đề của văn bản”[30;77] Ông quan niệm nhan đề là một căn cứ để nhận ra tính hoàn

chỉnh của văn bản Trong các bài giảng về các biện pháp tu từ văn bản, Đinh Trọng Lạc cũng có nói tới vấn đề đặt nhan đề, nội dung, ý nghĩa của một số nhan đề Giáo sư cho rằng đặt nhan đề rất quan trọng, có loại nhan đề “đa trị” (nhiều nghĩa) và loại nhan đề “đơn trị” Ở nhan đề “đa trị”, người đọc phải đọc kĩ tác phẩm để hiểu nghĩa chính hay cái mà tác giả muốn gửi gắm ở đây

là gì? Còn ở nhan đề “đơn trị”, tác giả cho rằng cần phải hiểu “lùi lại”, nghĩa

là đọc xong tác phẩm, suy nghĩ lại nhan đề tác phẩm

Tác giả Bùi Mạnh Nhị trong bài “Về nhan đề bài thơ” đã dẫn ra một số cách đặt nhan đề bài thơ và coi nhan đề là một chi tiết, một tín hiệu nghệ thuật mang tính khái quát Vì vậy, việc đặt tên cho tác phẩm rất quan trọng Giáo sư

Hà Minh Đức trong “Lí luận Văn học” thì quan niệm dấu hiệu về chủ đề hay được bộc lộ qua tên gọi - nhan đề của tác phẩm Điều này có cơ sở ngay trong tâm lí sáng tạo của mỗi nhà văn, sao cho tên gọi của tác phẩm có thể bao quát một cách cô đọng nhất toàn bộ hiện thực được biểu hiện

Gần đây, dưới sự hướng dẫn của GS.TS Bùi Minh Toán có luận văn của

Vũ Thị Nguyệt “Nhan đề tác phẩm văn chương của Nguyễn Công Hoan” Công trình được đánh giá cao với hướng tiếp cận nhan đề dưới góc độ ngôn ngữ học Thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu, tác giả đã có những nhận định

về vai trò, ý nghĩa của nhan đề đối với nội dung, chủ đề và đặc biệt là phong cách sáng tác của nhà văn Mặc dù vậy, trong hoạt động nghiên cứu đây chỉ là một trong số ít công trình đi sâu vào tìm hiểu cách đặt nhan đề tác phẩm ở từng tác giả cụ thể

Trang 13

Nhìn chung, ở góc độ này hay góc độ khác, tiếp cận nhan đề dưới góc độ ngôn ngữ học vẫn là khoảng đất mênh mông chưa được quan tâm cày xới, vẫn

là vấn đề mở còn thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ người làm khoa học

2.2 Lịch sử nghiên cứu truyện ngắn Nam Cao

Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao không dài, chỉ gói trọn trong 15 năm (1936 -1951) song giá trị văn chương của nhà văn luôn tỏa sáng và không vơi cạn Từ nhiều năm nay, con người và tác phẩm Nam Cao đã thành đối tượng nghiên cứu của giới nghiên cứu phê bình và của nhiều thế hệ độc giả Ông là một trong những nhà văn lớn của thế kỉ được nghiên cứu nhiều

nhất, liên tục nhất

Trong một cuốn sách về Nam Cao do ban Văn học hiện đại của Viện Văn học mới biên soạn phần thư mục có tới gần 200 tên bài báo, sách viết về Nam Cao Hầu hết các nhà nghiên cứu văn học hiện đại đều viết về ông Việc nghiên cứu Nam Cao mấy chục năm qua có nhiều thành tựu và tiến bộ Truyện ngắn của ông được nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực như: lí luận văn học, ngôn ngữ, văn chương nghệ thuật

Từ góc độ ngôn ngữ học, chúng tôi nhận thấy các tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao được nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau: từ cấp độ ngữ âm,

từ ngữ, câu đến văn bản Ở cấp độ nào truyện ngắn của Nam Cao cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu

Nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự của Nam Cao ở cấp độ ngữ

âm, tác giả Bích Thu trong bài: “Sức sống của một sự nghiệp văn chương”:

“…trong văn Nam Cao, một thứ văn xuôi tự nhiên như lời ăn tiếng nói hàng

ngày mà soi kĩ lại thấy chữ nghĩa rất chỉnh, tiếng nói nhân vật và tiếng nói tác giả hòa quyện, đan xen tạo nên một thế giới đa thanh, phức điệu mà chỉ văn xuôi hiện đại mới có”.[47,11]

Trang 14

Ở cấp độ từ ngữ đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nghệ thuật dùng từ trong tác phẩm tự sự của Nam Cao Tác giả Hà Minh Đức đánh giá

“văn Nam Cao mang nhiều tính chất hiện đại mới mẻ Anh không tả theo ước

lệ và công thức sáo mòn Nam Cao sử dụng nhiều từ mới, nhiều so sánh liên tưởng khá độc đáo để diễn tả cho đúng trạng thái của đối tượng”.[20,17]

Tác giả Bích Thu khẳng định tài năng của Nam Cao trong “cách sử dụng đại

từ nhân xưng: nó, hắn, y, thị, gã…” Hơn thế, tác giả Bích Thu còn đặc biệt

chú ý đến “Sự thành thạo trong sử dụng ngôn ngữ của Nam Cao còn được thể

hiện ở ngôn ngữ đối thoại mang đầy tính chất văn xuôi đời thường”.[47,33]

Cũng viết về nghệ thuật dùng từ trong tác phẩm của Nam Cao, Bùi Công Thuấn đặc biệt chú ý đến ngôn ngữ nông dân Bắc bộ chi phối đến chuyện

ngắn Nam Cao: “Đọc chuyện ngắn Nam Cao, chúng ta gặp rất nhiều từ ngữ

đặc biệt của nông dân Bắc bộ Những từ ngữ sinh hoạt hàng ngày, những cách so sánh ví von, những cách nghĩ nói năng”.[47;371]

Ở cấp độ câu, tác giả Hà Minh Đức viết: “Văn Nam Cao thường có cấu

trúc gọn, đanh và khỏe”.[20;17] Trong công trình nghiên cứu của mình, tác

giả Bùi Công Thuấn cũng đánh giá: “Câu văn Nam Cao dường như không

chuyển tải tình cảm, không diễn đạt tình cảm, nó có vẻ cộc và khô gần như bốp chát Chính những câu văn ngắn này làm nên chất giọng riêng của Nam Cao”.[46;368]

Ở cấp độ văn bản, nhiều tác giả đã làm sáng tỏ sức hấp dẫn của truyện ngắn Nam Cao về mặt kết cấu văn bản và cấu trúc truyện ngắn Tác giả Hà

Minh Đức nhận định: “Truyện ngắn của Nam Cao nhiều màu vẻ Có những

truyện ngắn chỉ qua vài trang mà chứa đựng được một số tính cách, một cuộc đời với nhiều đổi thay… có những sáng tác mà cốt truyện đơn sơ mà gây được nhiều xúc động”.[20;18]

Trang 15

Như vậy, có thể nhận thấy dưới góc độ ngôn ngữ học đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn Nam Cao Đó là những tư liệu quí giá

để chúng tôi tiếp tục khai thác phong cách nghệ thuật và đặc biệt là nghệ thuật

sử dụng ngôn ngữ của ông Tuy nhiên, có thể thấy truyện ngắn của Nam Cao được nghiên cứu ở nhiều phương diện, cấp độ khác nhau nhưng chưa có tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu nhan đề truyện ngắn của ông

Do đó, với mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống đầy đủ hơn về cấu tạo nhan đề, quan hệ giữa nội dung nhan đề và nội dung tác phẩm và ý nghĩa thẩm mĩ của nhan đề truyện ngắn Nam Cao chúng tôi lựa chọn đề tài

“Nhan đề truyện ngắn Nam Cao” để nghiên cứu

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Dựa trên những cơ sở lí thuyết về văn bản, thể loại tác phẩm văn chương, tín hiệu thẩm mĩ, chúng tôi mong muốn tiếp tục thể nghiệm phương pháp nghiên cứu văn học dưới cái nhìn ngôn ngữ học, đồng thời đóng góp tiếng nói khẳng định thêm những thành công của truyện ngắn Nam Cao qua

đó khắc họa phong cách ngôn ngữ của nhà văn này

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tập hợp các lí thuyết có liên quan đến đề tài

Khảo sát, thống kê, phân loại các loại nhan đề theo cấu tạo và quan hệ giữa nội dung nhan đề và nội dung tác phẩm trong truyện ngắn Nam Cao Phân tích, đánh giá các ý nghĩa thẩm mĩ của nhan đề truyện ngắn Nam Cao Sử dụng hiểu biết về ngôn ngữ học, chúng tôi đưa ra những nhận định ban đầu về vai trò, ý nghĩa của nhan đề đối với nội dung, chủ đề và đặc biệt là phong cách sáng tác của nhà văn

Trang 16

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ đạo của chúng tôi trong đề tài này là cấu tạo ngữ pháp các nhan đề truyện ngắn của Nam Cao và ý nghĩa thẩm mĩ của chúng

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Do giới hạn về thời gian và khuôn khổ của đề tài, chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát, nghiên cứu nhan đề ở các truyện ngắn của Nam Cao gồm các sáng tác Trước cách mạng và Sau cách mạng

5 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Tư liệu nghiên cứu

Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng những truyện ngắn của Nam Cao được giới thiệu trong cuốn “Nam Cao toàn tập” gồm ba tập, Nhà xuất bản Văn học, 1999

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê, phân loại:

Mục đích của phương pháp thống kê khi thực hiện đề tài này là: Xác định số lượng nhan đề trong sáng tác của Nam Cao Qua đó, xác định được nội dung và xây dựng luận điểm cho luận văn Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành phân loại các nhan đề thành các tiểu loại nhỏ trên cơ sở tần số xuất hiện của nhan đề

- Phương pháp hệ thống

Phương pháp hệ thống là phương pháp nghiên cứu rất hiệu quả của KHTN và KHXH Từ việc xem xét các nhan đề truyện ngắn cụ thể của Nam Cao, chúng tôi đặt nó trong quan hệ với nội dung và hình thức nhan đề truyện

Trang 17

ngắn khác của ông để tìm ra sự đồng nhất và đối lập trong cấu trúc nhan đề, vai trò nội dung ý nghĩa của tác phẩm văn chương của ông

- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp: Phân tích, đánh giá về các cách đặt nhan đề và rút ra ý nghĩa thẩm mĩ của nhan đề truyện ngắn trong việc thể hiện nội dung tác phẩm, dự báo tư tưởng thẩm mĩ, bộc lộ phong cách nghệ thuật của tác phẩm Phương pháp này còn được sử dụng để khái quát hóa vấn

đề, rút ra những nhận xét từ việc phân tích các ngữ liệu Từ đó làm nổi bật ý nghĩa thẩm mĩ, vai trò của nhan đề cũng như rút ra những kết luận tổng quát nhằm thể hiện rõ những mục đích cần hướng tới của đề tài

- Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong khóa luận Phương pháp này được vận dụng để tìm hiểu đặc điểm cấu trúc của nhan đề, xác định giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của nhan đề trong tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Mục đích của phương pháp so sánh, đối chiếu được thực hiện nhằm tìm ra những điểm giống và khác biệt giữa các kiểu cấu tạo nhan đề Hơn nữa, mỗi nhà văn có nét riêng biệt, sử dụng phương pháp này để làm rõ phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn

6.1 Ý nghĩa lí luận

Có nhiều cách để tiếp nhận văn chương, trong đó, tiếp nhận qua tín hiệu thẩm mĩ là một cách thức được áp dụng từ lâu với tên tuổi của các nhà nghiên cứu: Hoàng Phê (UB KHXH), Hoàng Trinh, Đỗ Hữu Châu (ĐHSPHN)…và nhiều cây viết khác

Nhan đề là một loại tín hiệu thẩm mĩ Vì thế, có thể tiếp nhận tác phẩm bước đầu qua nhan đề Với đề tài này, chúng tôi mong muốn được đóng góp một vài suy nghĩ của mình về cách tiếp cận ấy trong phạm vi nhan đề tác phẩm văn chương của Nam Cao

Trang 18

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu đề tài “Nhan đề truyện ngắn Nam Cao” chúng tôi hi vọng rằng những kết quả đạt được của luận văn này sẽ giúp ích thiết thực và bổ ích cho việc giảng dạy tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ học

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần mục lục và tài liệu tham khảo luận văn gồm 2 phần chính

Chương 1: Cơ sở lí thuyết

- Lí thuyết về văn bản

- Các thể loại tác phẩm văn chương

- Lí thuyết về truyện ngắn

- Phong cách nghệ thuật

Chương 2: Các loại nhan đề truyện ngắn Nam Cao

- Phân loại nhan đề theo cấu tạo

- Phân loại nhan đề theo quan hệ giữa nội dung nhan đề với nội dung tác phẩm Chương 3: Ý nghĩa thẩm mĩ của nhan đề truyện ngắn Nam Cao

- Nhan đề thể hiện nội dung tác phẩm

- Nhan đề dự báo tư tưởng thẩm mĩ

- Nhan đề bộc lộ phong cách nghệ thuật của tác giả

Trang 19

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1 Lí thuyết về văn bản

1.1.1 Khái niệm về văn bản

Cũng như các đơn vị khác trong ngôn ngữ, văn bản là một trong những đơn vị rất phức tạp, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau Việc đưa văn bản vào nghiên cứu là một bước tiến của ngôn ngữ Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến khái niệm văn bản Tuy nhiên, chưa có định nghĩa nào về văn bản được tất cả các nhà ngôn ngữ học chấp nhận Chúng ta có thể tìm thấy nhiều quan niệm khác nhau về văn bản trong các từ điển tiếng Việt, trong các sách giáo khoa phổ thông, trong các giáo trình tiếng Việt thực hành cũng như trong các sách ngôn ngữ học trong, ngoài nước Từ những điểm tổng kết có tính sơ lược xung quanh thuật ngữ văn bản trên, có thể thấy khái niệm văn bản của các học giả có một

số điểm chung Để thuận tiện cho việc tìm hiểu văn bản trên nhiều phương

diện, có thể hiểu theo ý kiến của nhà nghiên cứu Phan Mậu Cảnh: “Văn bản

là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, được tạo lập bởi sự liên kết các câu, các đoạn văn…tạo thành một đơn vị hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, và có tính độc lập.” [7;29,30]

1.1.2 Kết cấu tổng thể thường gặp của văn bản

“Kết cấu (còn gọi là bố cục) của văn bản là kết quả của việc sắp xếp, tổ

chức các bộ phận ngôn từ có nghĩa của văn bản theo một hình thức nhất định (một cấu trúc nhất định)”.[10;103]

Như vậy, kết cấu của văn bản chính là sự tổ chức, sắp xếp các phần của nội dung theo một sơ đồ nhất định ở dạng khái quát và cụ thể Mỗi phần ấy có một giá trị nhất định làm cho văn bản mạch lạc, lô gic về nội dung và hoàn chỉnh trọn vẹn về hình thức Có nhiều kiểu bố cục, nhưng theo Diệp Quang

Trang 20

Ban trong cuốn “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt”, kết cấu của văn bản gồm 4 phần Đó là: Nhan đề, phần mở, phần thân, phần kết thúc

Trong đó tên phần thứ nhất của văn bản dễ nhầm lẫn với những khái niệm khác nhau: tựa đề, đầu đề, tiêu đề, tít Trước khi triển khai nghiên cứu

đề tài chúng tôi phân biệt rõ khái niệm này

“Tựa đề còn gọi là đề tựa hay lời tựa, là những lời - thường là của tác

giả - viết dưới nhan đề (đầu đề), để giới thiệu, hoặc để nói điều cần thiết, hệ trọng của một văn bản, một tác phẩm

Tựa đề (lời tựa) có thể tương đối dài, ở đầu một cuốn sách, là để giới thiệu cuốn sách đó Ví dụ: "Tựa đề cho tác phẩm X" Nhưng, nhiều khi tựa đề chỉ là một, hai dòng ngắn gọn, nói lên chủ đích của tác giả, hoặc cảm hứng khởi nguồn cho tác phẩm của mình

Như vậy, tựa đề hoàn toàn không phải là nhan đề.”[8]

Khái niệm tiêu đề cũng có những cách hiểu khác nhau: Theo Trịnh Sâm:

“Khái niệm tiêu đề ứng với những sở chỉ khác nhau

Đó là những dòng chữ ở bìa các cuốn sách, trên các biển hiệu buôn bán, trên các tấm pano quảng cáo, là tên các tổ chức xã hội, cơ quan, xí nghiệp, trường học, tên các nhãn hiệu hàng hóa, là tựa đề của những bức tranh, ảnh,

vở múa, bức tượng, bản nhạc, vở kịch, cuốn phim, tít của các bài báo, bài thơ, truyện ngắn tiểu phẩm, đầu đề của các tác phẩm…”[38;11]

Từ đây có thể hiểu khái niệm tiêu đề là tập hợp của nhiều chủng loại tiêu

đề đặc thù trong đó có cả tiêu đề văn bản và tiêu đề phi văn bản “Tiêu đề văn

bản được hiểu theo hai nghĩa:

a) Tên gọi chính thức của một văn bản như tên quyển sách, bài báo, bài thơ…

b) Tên gọi chính thức một chương, một mục nào đó trong văn

bản”[38,12]

Trang 21

Tiêu đề phi văn bản: “Đối tượng mà nó định danh không phải là văn bản

hoặc một bộ phận trong văn bản Ví dụ tên cơ quan, tên hãng, nhãn hiệu hàng hóa…” [38;12]

Như vậy, nhan đề cũng không phải là tiêu đề như lâu nay ta vẫn thường dùng Đối tượng định danh của nhan đề không phải một chương, mục nào đó trong văn bản, cũng chưa bao giờ được dùng để gọi tên cơ quan, tên hãng, tên nhãn hiệu hàng hóa…

Đầu đề hoặc đề không ít trường hợp có chung sở chỉ với nhan đề văn bản Ví dụ: có thể nói đầu đề bài báo, đầu đề quyển tiểu thuyết nhưng nhiều khi lại vượt ra ngoài khuôn khổ ấy Chẳng hạn, có thể nói đầu đề hoặc đề bài toán, bài tập làm văn thì bản thân nó là những văn bản riêng biệt, văn bản của những người ra đề, còn phần lí giải đề toán, đề tập làm văn lại là những văn bản khác- văn bản của những người làm bài Vì thế không thể lẫn lộn nó với nhan đề văn bản

Tít (title - tiếng Anh, titre - tiếng Pháp) là từ được vay mượn sử dụng rộng rãi trong các ngành in và giới báo chí thường để chỉ tên các bài báo Sau khi xem xét các khái niệm trên, chúng tôi không đồng nhất khái niệm nhan đề với các khái niệm tiêu đề, tựa đề, tít… Chúng tôi thấy nhan

đề là khái niệm có khả năng bộc lộ đầy đủ các đặc điểm cần có của bộ phận đầu của văn bản Vì thế, chúng tôi sử dụng khái niệm nhan đề nghiên cứu

đề tài này

1.1.2.1 Nhan đề

Một văn bản hoàn chỉnh là một văn bản phải có nhan đề Nhan đề có các chức năng hết sức quan trọng, nó góp phần hoàn chỉnh về nội dung và hình thức của văn bản nói chung và tác phẩm văn chương nói riêng Bởi vì, xét về mặt hình thức, nhan đề là một bộ phận cấu thành văn bản Về mặt nội dung,

nó là vấn đề cơ bản cần được triển khai, đồng thời là cơ sở cuối cùng để kiểm

Trang 22

định nội dung văn bản hơn nữa, nhan đề còn là yếu tố tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe Lâu nay, khi nghiên cứu về tác phẩm văn học nói chung, người ta thường ít chú ý đến tín hiệu nhan đề này

Trừ các văn bản có một số đặc điểm tương đối đặc biệt (như tục ngữ, ca dao, thư từ, một số mẩu tin ngắn trên báo…) còn các văn bản bình thường đều

có nhan đề

a Khái niệm nhan đề

Trong tiếng Việt chúng ta vốn có các từ Hán -Việt nhan đề, đầu đề, tiêu

đề đã quen dùng - với những sắc thái nghĩa khác nhau - để gọi tên các bài

báo, bài văn, bản nhạc, tập luận văn, công trình nghiên cứu, v.v Nhan là “vẻ

mặt”, đề là “nêu lên”, theo GS Nguyễn Lân, nghĩa đen là “nêu lên trên

mặt”.[8] Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về nhan đề Hoàng Tử Quân 1982

nói về nhan đề nhân một vấn đề khác có liên quan đã đưa ra nhận định : nhan

đề là tên của một tác phẩm trong cách nói ngắn gọn và hàm xúc của nó, thường cũng là sự thông báo chung về chủ đề của tác phẩm “Từ điển Tiếng

Việt” định nghĩa: “Nhan đề là tên đặt cho một cuốn sách hoặc một bài

viết”[35;703] Trong “Lí luận văn học”, Hà Minh Đức lại định nghĩa: “Nhan

đề là dấu hiệu chủ đề của tác phẩm”[23;102] Trong khuôn khổ đề tài này

chúng tôi tạm đưa ra một khái niệm như sau: “Nhan đề là tên gọi của văn

bản, là một bộ phận hợp thành của văn bản Nó là dòng chữ được đặt lên trên đầu, tách khỏi văn bản, được trình bày nổi bật, là một tín hiệu đại diện của văn bản, có liên quan đến toàn văn bản”

Như vậy, nhan đề là tên chung của một văn bản, một tác phẩm, nó là cái nổi bật nhất để phân biệt văn bản, tác phẩm này với văn bản, tác phẩm khác Nhan đề văn bản có tác dụng giới hiệu sơ bộ, khái quát và cô đọng nội dung văn bản Nhan đề cũng chính là một căn cứ để nhận ra sự hoàn chỉnh kể cả nội dung và hình thức của một văn bản Không phải văn bản nào cũng có

Trang 23

nhan đề, đó là những trường hợp đặc biệt Ở đây, chúng tôi chỉ khảo sát những trường hợp văn bản có nhan đề

Nhan đề gắn chặt với tìm tòi của tác giả, ở một vài trường hợp như bằng chứng về những đóng góp cụ thể của nhà văn trong lao động nghệ thuật Độc giả không biết đến nhan đề, hoặc không xuất phát từ nhan đề - hiệu quả giao tiếp có thể giảm đi khá nhiều Dĩ nhiên, không phải nhan đề nào cũng thâu tóm đầy đủ tư tưởng chủ đề tác phẩm, biểu hiện nội dung chính văn một cách

độc đáo Nhưng nó thường giữ vị trí quan trọng như những tín hiệu chỉ dẫn

con đường đi vào nghệ thuật của tác phẩm

b) Các loại nhan đề

I.R.Galperin - 1987, dựa vào hình thức thông tin nội dung sự kiện để chia nhan đề văn bản làm 6 loại: Tên gọi - biểu tượng, tên gọi - luận đề, tên gọi - trích dẫn, tên gọi - thông báo, tên gọi - ám chỉ, tên gọi - kể chuyện

Trần Ngọc Thêm 1988, Trần Ngọc Thêm và Trịnh Sâm 1989, cũng đưa

ra cách phân loại nhan đề gồm nhan đề nêu luận điểm, nhan đề nêu chủ đề, nhan đề gợi ý

Thomas Gergeley 1992, tập trung đến kĩ thuật viết nhan đề báo chí Tác giả chia nhan đề làm 3 loại: Thượng đề (Sur titre), đề (Titre), hạ đề (Sous titre) Căn cứ vào nội dung, tác giả cũng phân biệt các loại nhan đề khác nhau: Nhan đề bình phẩm, nhan đề trần thuật, nhan đề khẳng định

Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi tạm dựa trên hai căn cứ phân loại là: phân loại nhan đề xét về mặt ngôn từ biểu đạt (theo cấu tạo) và phân loại nhan đề theo quan hệ giữa nội dung nhan đề và nội dung tác phẩm

Về mặt ngôn từ biểu đạt, nhan đề có thể chia thành ba loại: tiêu đề biểu đạt bằng từ, cụm từ và nhan đề biểu đạt bằng câu thuộc đủ kiểu loại (câu đơn, câu ghép, câu hoàn chỉnh và câu tỉnh lược, câu trần thuật, câu mệnh lệnh, câu nghi vấn ) Các nhan đề như “Nghèo” (Nam Cao), “Khói” (Anh Ðức) là

Trang 24

nhan đề bằng từ Các nhan đề như “Muối của rừng” (Nguyễn Huy Thiệp),

“Giấc mơ ông lão vườn chim”(Anh Đức), “Vấn đề rượu ở Nga” (tên một bài báo), “Cảnh rừng Việt Bắc” (Hồ Chí Minh), là nhan đề bằng cụm từ Các nhan đề như: “Ta đi tới” (Tố Hữu), “Hãy nhớ lời tôi” (Tố Hữu), “Hoa hậu Malaysia bị tước danh hiệu” (Tên một bài báo), “Sao lại thế này?” (Nam Cao) là nhan đề bằng câu Như vậy, phân loại nhan đề theo cấu tạo, chúng

2 Quan hệ gián tiếp

c) Cương vị của nhan đề trong văn bản

Dưới dạng thức là một phát ngôn hay một chuỗi phát ngôn, nhưng tùy góc độ xem xét, nhan đề có những cương vị khác nhau

Phát ngôn trong văn bản dù có tính độc lập nhưng nó vẫn bị chi phối bởi các phát ngôn trước và sau nó, thông thường, phát ngôn trước là cơ sở cho phát ngôn sau Và đến lượt chúng, các phát ngôn là chỗ dựa cho các phát

Trang 25

ngôn sau nữa Phát ngôn ở nhan đề trái lại, không ràng buộc như thế Nó được phân giới với phần còn lại của văn bản rất rõ, dưới nhiều dạng thức, mầu sắc, kiểu chữ khác nhau nhưng thường gặp nhất là ngăn cách với phần còn lại bởi một khoảng trống

Đối với những phát ngôn không đầy đủ thành phần trong văn bản, người

ta có thể dựa vào ngữ cảnh hẹp để khôi phục Trong khi đó, các thành phần bị thiếu trong phát ngôn nhan đề phải dựa vào ngữ cảnh rộng để khôi phục Tuy nhiên, có thể đọc một vài câu mở đầu, đoạn mở đầu có thể hiểu ngay được yếu tố tỉnh lược Nhưng điều đáng lưu ý là không nhất thiết phải khôi phục

nó Vì thế, khi tách khỏi văn cảnh, phát ngôn nhan đề có đủ tư cách như một yếu tố đại diện văn bản và có những trường hợp có đủ tư cách như một văn bản “Ở hiền” là một nhan đề tác phẩm của Nam Cao, đồng thời là một phát ngôn Đó là câu chưa đầy đủ nhưng có thể được dùng độc lập Bởi nó có khả năng dự báo nội dung tác phẩm Nhan đề này có thể khôi phục lại được dựa vào nội dung và các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm

c2 Nhan đề văn bản là một phát ngôn biểu trưng

Nhan đề văn bản là một phát ngôn biểu trưng cho nội dung của toàn văn bản Trong tương quan với toàn văn bản có thể nói nhan đề là phần nêu (phần đề) mà phần còn lại của văn bản là phần báo (phần thuyết) Nhưng khác với phần đề thuyết trong câu đề - thuyết, nhan đề văn bản có tư cách là một phần

đề mà nội dung của nó là cái biểu trưng cho toàn bộ nội dung của phần thuyết, tức phần còn lại của văn bản Ví dụ: nhan đề truyện ngắn Chí Phèo là phần

đề, là phát ngôn biểu trưng cho toàn văn bản, phần văn bản là phần thuyết Tất cả các văn bản khác cũng vậy

Khi đại diện cho toàn bộ văn bản, có quan hệ xuyên suốt với toàn bộ phần còn lại của văn bản đứng sau và nằm ở đầu văn bản

Trang 26

d Cấu trúc của nhan đề văn bản

Cấu trúc là tổ chức bên trong của một chỉnh thể, liên kết các bộ phận với chỉnh thể và các bộ phận với nhau, theo những phương thức nhất định

Cấu trúc nhan đề văn bản là một trong những vấn đề quan trọng Ở đây chúng tôi xin đề cập đến cấu trúc hướng nội và cấu cấu trúc hướng ngoại, cấu trúc tuyến tính và cấu trúc phi tuyến tính của nhan đề

d1 Cấu trúc hướng nội và cấu trúc hướng ngoại

* Cấu trúc hướng nội

Cấu trúc hướng nội là tổ chức bên trong của nhan đề văn bản khi tách khỏi văn cảnh Đó là mối quan hệ giữa hình thức và nội dung giữa các yếu tố làm nên chính nhan đề Mối quan hệ đó rất phức tạp, có thể là hình thức cấu tạo, hình thức trình bày, hình thức ngữ pháp

Ví dụ: Nhan đề “Nhìn người ta sung sướng” là một nhan đề được cấu tạo bởi một cụm động từ Cụm động từ này có từ “nhìn” là động từ chính, cụm từ

“người ta sung sướng” giữ vai trò làm bổ ngữ cho động từ “nhìn” Nhan đề này là một ý đồ nghệ thuật của nhà văn Cấu trúc nhan đề này như một câu nói lửng, một câu tỉnh lược tạo ra sự chú ý của độc giả đồng thời cũng thể hiện sự bình giá của tác giả Giả sử, nhan đề ấy là một câu đơn hai thành phần đầy đủ sẽ phải là: “Nhìn người ta sung sướng, bà ngoại Ngạn cảm thấy khó chịu (hay bực tức), hoặc “Bà thấy khó chịu khi nhìn người ta sung sướng” thì hẳn là cái nhan đề ấy sẽ kém phần hấp dẫn và mất đi tính nghệ thuật

Nhan đề văn bản thường được cấu tạo bởi từ ngữ tiếng Việt nhưng thỉnh thoảng có các yếu tố vay mượn nước ngoài, hoặc cá biệt toàn bộ nhan

đề là tiếng nước ngoài Hầu như toàn bộ các nhan đề truyện ngắn Nam Cao đều là từ tiếng Việt nhưng đã có lúc ông vay mượn từ tiếng nước ngoài Đó

là nhan đề truyện ngắn “Một truyện Xúvơnia” Ông không vay mượn hoàn toàn tiếng nước ngoài để đặt một nhan đề hoàn chỉnh mà sử dụng vừa tiếng

Trang 27

Việt vừa tiếng Pháp tạo ấn tượng, gây sự chú ý và thể hiện được ý đồ nghệ thuật của mình

Về hình thức trình bày, có thể đó là lối viết thường, in hoa, in nghiêng… Nói khác, có hay không có khai thác các thủ pháp văn tự Ví dụ Nguyễn Tuân

đã viết hoa chữ “Sông” trong tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”, bởi vì theo cách nhìn của ông, sông Đà không chỉ là một con sông bình thường mà đã trở thành một “nhân vật” đặc biệt, có cá tính, phẩm cách riêng;

Về hình thức ngữ pháp, nhan đề văn bản có thể do mọi đơn vị ngôn ngữ đảm nhiệm Nhưng việc sử dụng chúng đến mức độ nào và như thế nào lại do yếu tố tạo nên đặc điểm riêng của từng loại nhan đề Ngoài ra, hình thức ngữ pháp còn có thể là hình thức bình thường hoặc bất thường, và nếu là bất thường thì có nhiều mức độ và kiểu cách khác nhau

Nội dung của nhan đề văn bản hướng nội bao gồm hai lớp nghĩa: ý nghĩa biểu hiện trên mặt lúc nào cũng có trong nhan đề và ý nghĩa hàm ẩn một trong

ý nghĩa hàm ẩn tầng một với sắc độ phong phú, nghèo nàn… khác nhau

* Cấu trúc hướng ngoại

Cấu trúc hướng ngoại của nhan đề văn bản chủ yếu là mối quan hệ về mặt nội dung và hình thức giữa nhan đề và phần còn lại của văn bản Để làm sáng tỏ cấu trúc hướng ngoại của nhan đề văn bản có thể có những loại quan

hệ được nêu ra: đó là ý nghĩa của nhan đề chung có quan hệ như thế nào với nội dung phần còn lại của văn bản? Về hình thức, quan hệ giữa nhan đề và phần còn lại của văn bản sẽ được hiểu như thế nào?

Nhìn chung, về cấu trúc hướng ngoại, sẽ xuất hiện ý nghĩa hàm ẩn tầng hai Ngoài ra, cấu trúc hướng ngoại là mối quan hệ về nội dung giữa ý nghĩa của nhan đề văn bản với sự suy đoán chủ quan của người thụ ngôn

Ví dụ: Nhan đề truyện ngắn “Ở hiền” là một cụm động từ và với nhan đề truyện ngắn này nhà văn lựa chọn cách nói lấp lửng tưởng như chưa đủ ý Với

Trang 28

nhan đề này, người đọc dễ liên tưởng đến câu nói “Ở hiền gặp lành” Đây là dụng ý nghệ thuật của nhà văn, ông đã cho người đọc thấy một nghịch lí trong

xã hội xưa “Ở hiền mà không gặp lành” Cô Nhu chỉ vì hiền lành ít nói và nhu nhược nên chỉ luôn nhận phần thiệt thòi, không may mắn về mình

d2) Cấu trúc tuyến tính và cấu trúc phi tuyến tính

* Cấu trúc tuyến tính

Cấu trúc tuyến tính là những kết hợp giữa từ, cụm từ, câu, đoạn theo trật

tự hình tuyến Cụ thể, đó là sự kết hợp giữa những cú đoạn trong một phát ngôn nhan đề giữa nhan đề với phần còn lại của văn bản

Cấu trúc tuyến tính có thể chia làm 2 loại, đó là: tuyến tính liên tục và tuyến tính gián đoạn Các kết hợp hình tuyến nằm cạnh nhau đều thuộc quan

hệ tuyến tính liên tục Ví dụ nhan đề “Đui mù” trong sáng tác của Nam Cao là một từ ghép chỉ trạng thái Trong đó “đui” cũng có nghĩa và “mù” cũng có nghĩa “đui mù” thuộc loại nhan đề có quan hệ tuyến tính liên tục Ngược lại, kết hợp trên hình tuyến nhưng có tính giãn cách thuộc tuyến tính gián đoạn Quan hệ tuyến tính gián đoạn thường biểu hiện ở chỗ lặp lại hoặc sử dụng cách nói đồng nghĩa, cách nói vòng… và ở chỗ mà các kết hợp cú pháp

bị gián cách bởi những đoạn xen hoặc yếu tố xen Những khoảng gián cách ấy

có thể rộng, hẹp, gần hoặc xa Độ lặp lại hoặc tần số gián cách có thể nhiều hoặc ít Ví dụ nhan đề truyện ngắn “Cười”, cười là một chi tiết xuất hiện với tần số dày đặc trong tác phẩm Đây là một chi tiết quan trọng của truyện mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng

* Cấu trúc phi tuyến tính

Cấu trúc phi tuyến tính là những kết hợp nghĩa vượt ra khỏi sự định vị trên hình tuyến, tức sự kết hợp trên phạm trù được phản ánh bằng mối quan

hệ giữa các nghĩa tố hoặc những liên tưởng ngữ nghĩa vượt ra ngoài sự kết hợp ngữ nghĩa tuyến tính

Trang 29

Cấu trúc phi tuyến tính gồm cấu trúc nội phi tuyến tính và cấu trúc ngoại phi tuyến tính Những kết hợp ý nghĩa phi tuyến tính hoặc liên tưởng ngữ nghĩa xảy ra trong lòng nội bộ một nhan đề thuộc về nội phi tuyến tính “Đôi mắt” (Nam Cao) là một ví dụ “Đôi mắt” nghĩa là gì? Là vấn đề “cách nhìn cuộc sống” Sự liên tưởng được gợi ra từ ngay nhan đề Còn những liên tưởng ngữ nghĩa hoặc những kết hợp giữa ý nghĩa nhan đề với một yếu tố nào đó bên ngoài nó thuộc về ngoại phi tuyến tính Ví dụ như nhan đề “Những cánh hoa tàn” (Nam Cao) là một nhan đề ẩn dụ Nhan đề gợi liên tưởng tới cuộc đời tàn tạ của những cô gái Sự liên tưởng này ở bên ngoài cấu trúc nhan đề, dựa trên những kinh nghiệm, hiểu biết, vốn sống của người đọc

Như đã nói ở trên, nhan đề có cấu trúc hướng nội và cấu trúc hướng ngoại; cấu trúc tuyến tính và cấu trúc phi tuyến tính Việc xét các cấu trúc của nhan đề làm nổi bật nội dung tác phẩm, tư tưởng thẩm mĩ và phong cách nghệ thuật của tác giả trong nhan đề

e Vai trò của nhan đề

Nhan đề giữ vị trí quan trọng đối với không chỉ người sáng tác mà đối với cả người tiếp nhận Với chức năng là một thành tố cấu thành văn bản thì vai trò của nhan đề được xem xét ở hai quá trình là quá trình tạo lập và quá trình giải mã Nhan đề tác phẩm là cửa sổ nhìn thế giới do nghệ sĩ mở ra, là

“chìa khoá nghệ thuật” giúp người đọc mở ra cánh cửa chìm của tác phẩm e1) Vai trò của nhan đề trong quá trình tạo lập văn bản

Nhiều nhà văn sau khi hoàn thiện khâu cuối cùng của sự sáng tạo nghệ thuật mới đặt tên cho tác phẩm của mình; tên gọi này, chính là sự tổng kết lại

dự đồ sáng tác của họ Lại có trường hợp đặt nhan đề cho tác phẩm do một sự tình cờ nào đó, có lúc tên truyện được lấy ra từ trong thân truyện Nhan đề như một một mã của thông điệp thẩm mỹ, một mô hình nghệ thuật, nó là cái biểu nghĩa của văn bản văn học

Trang 30

Người xưa khẳng định: “Nhan đề chỉ ra cái cốt tuỷ của toàn bài, hoặc ở

đầu bài, hoặc ở giữa bài, hoặc ở cuối bài” Không ít tác giả nhận thấy nhan đề

phải nổi lên trên bề mặt văn bản, không có nó… không thể xây dựng được mô hình văn bản Như vậy, nhan đề tương ứng với ý tưởng và dự đồ sáng tác, nó loé sáng bất chợt và trở thành cái tứ của truyện, thúc đẩy nhà văn kiếm tìm, suy ngẫm liên tưởng, chi phối mạnh mẽ đến việc tổ chức thế giới nghệ thuật Nhan đề là cái ý tưởng, ý tứ ban đầu thôi thúc nhà văn cầm bút Lưu Hi Tải tổng kết: nếu hình thành ý tứ trước khi viết, tác giả sẽ viết nhàn nhã, nếu cầm bút viết, rồi ý mới nảy sinh, thì chân tay lúng túng

Một văn bản được coi là hoàn chỉnh khi đặt cho nó một nhan đề dưới dạng này hay dạng khác Điều đó cũng có ý nghĩa nhan đề là yếu tố mở đầu nhưng cũng là yếu tố kết thúc trong quá trình tạo lập văn bản

e2 Vai trò của nhan đề trong quá trình giải mã văn bản

Nhan đề, một yếu tố cận văn bản do tác giả đặt (hoặc bạn hữu/biên tập viên sành sỏi nào đó gợi ý), nhìn chung đều có dụng ý tư tưởng, thậm chí nó còn có chức năng định hướng cách đọc, sự tiếp nhận của độc giả đối với phần chính văn

Nhan đề gắn chặt với tìm tòi của tác giả, ở một vài trường hợp như bằng chứng về những đóng góp cụ thể của nhà văn trong lao động nghệ thuật Độc giả không biết đến nhan đề, hoặc không xuất phát từ nhan đề - hiệu quả giao tiếp có thể giảm đi khá nhiều Dĩ nhiên, không phải nhan đề nào cũng thâu tóm đầy đủ tư tưởng chủ đề tác phẩm, biểu hiện nội dung chính văn một cách

độc đáo Nhưng nó thường giữ vị trí quan trọng như những tín hiệu chỉ dẫn

con đường đi vào nghệ thuật của tác phẩm

Nhan đề của tác phẩm là một tín hiệu nghệ thuật quan trọng Có những nhan đề đặc sắc, có ý nghĩa bao quát chủ đề của tác phẩm như “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Đôi mắt” của Nam Cao, “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn

Trang 31

Minh Châu, “Bác ơi!” của Tố Hữu Ngay cả những nhan đề có vẻ bình thường cũng gợi ra được thông tin có ý nghĩa Ví dụ: Tại sao tác giả dân gian lại đặt nhan đề là “Tấm - Cám” chứ không đặt nhan đề “Tấm - Dì ghẻ”? rồi tên “Tấm và Cám” có ý nghĩa gì?

Với tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, người đọc đã mê ngay từ cái nhan đề Đó là một nỗi niềm, một sự vương vấn, một cảm xúc bâng khuâng… mang một vẻ đẹp đầy chất thơ Với nỗi niềm mê say ấy, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi đến tận cùng của tri thức văn hóa và thẩm mĩ đã tạo nên dòng sông Hương, cái nôi của văn hóa Huế

“Vợ nhặt” cũng là một nhan đề độc đáo “Vợ nhặt” nghĩa là gì? Sao tác giả không gọi là “Nhặt vợ”? Cái khác biệt là ở chỗ: “nhặt vợ” là một động

từ, còn “vợ nhặt” là một danh từ, chỉ một “loại” vợ (bên cạnh các “loại” vợ

khác như: vợ đẹp, vợ trẻ, vợ ở quê…chẳng hạn) Và đọc xong tác phẩm,

người đọc mới thấy hết được tính chất vừa hài hước, vừa xót xa, bi thảm trong cái nhan đề ấy

Nhan đề góp phần tạo tâm thế tiếp nhận Nếu nhan đề nêu trước vấn đề

sẽ được thể hiện trong tác phẩm thì nghĩa là nó đã tạo ra tâm thế tiếp nhận ban đầu thuận lợi

e3 Kênh thông tin nhan đề

Nhan đề văn bản được coi là một kênh thông tin, thậm chí nó là một kênh thông tin đặc biệt, không chỉ tiến hành thiết lập một lần mà nhiều lần, không phải chỉ theo một chiều mà là hai chiều

Người tạo lập văn bản không thể dự kiến các đối tượng tiếp nhận cũng như sự tác động trở lại của văn bản đối với người tiếp nhận để từ đó lựa chọn nhan đề phù hợp

Còn đối với người tiếp nhận, khi tìm hiểu nhan đề bao giờ cũng dựa vào những dự kiến về nội dung chứa đựng trong phần còn lại của văn bản Nhan

Trang 32

đề song hành với việc tiếp nhận trong quá trình giải mã cùng với ý đồ của người viết

Nhan đề là một kênh thông tin đặc biệt nên người tiếp nhận dựa vào nhan

đề để tìm hiểu, giải mã văn bản Điều đó cũng có nghĩa nhan đề là một tín hiệu thẩm mĩ Đối với văn bản nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng, tiếp nhận văn bản qua nhan đề cũng là một phương pháp mới và đang được sử dụng

f Cấu tạo của nhan đề

Trong tổ chức của văn bản, nhan đề là một bộ phận của chỉnh thể, có hình thức của một câu như các câu khác trong văn bản nhưng là một câu đặc biệt Nhan đề được đánh dấu bằng vị trí luôn đứng đầu văn bản, được tách biệt với hình thức, cỡ chữ, màu sắc riêng biệt

Phần lớn nhan đề được rút gọn tới mức tối đa, chỉ còn một câu, một từ hay cụm từ Ít khi nhan đề là một câu đầy đủ, trong đó nhan đề là một từ thường được sử dụng Ví dụ: “Đồng chí” (Chính Hữu), “Việt Bắc” (Tố Hữu),

Các nhan đề cấu tạo theo trật từ bình thường: là những cụm từ theo trật

tự bình thường (quan hệ đẳng lập hay chính phụ) Ví dụ: “Chiến tranh và hòa bình” (L.Tônxtôi), “Dấu chân người lính” (Nguyễn Minh Châu), “Mùa xuân chín” (Hàn Mặc Tử)…

Các nhan đề cấu tạo theo một trật tự dị thường: một số nhan đề, nhất là trong văn bản nghệ thuật, do mục đích tu từ, người viết đã sắp xếp theo một

Trang 33

trật tự đảo ngược Ví dụ: “Hiên ngang Cu Ba” (Thép Mới), “ Lặng lẽ Sa Pa” ( Nguyễn Thành Long), “Ngẩn ngơ mùa xuân” (Bùi Hiển)…

Qua những tư liệu về nhan đề, ta có thể rút ra một số cấu trúc tiêu biểu như sau:

Nhan đề là một từ Ví dụ “Sóng” (Xuân Quỳnh), “Đợi” (Vũ Quần Phương), “Nhớ” (Nguyễn Đình Thi)…

Nhan đề là cụm từ đẳng lập Ví dụ : “Thuyền Và Biển ” (Xuân Quỳnh), “

Mẹ và quả ” (Nguyên Khoa Điềm)…

Nhan đề là một cụm từ chính phụ Ví dụ: “Văn học dân gian” (Giáo trình),

“Đôi móng giò” (Nam Cao), “Tinh thần thể dục” (Nguyễn Công Hoan)…

Nhan đề có dạng câu tỉnh lược nòng cốt chủ - vị: “Trên đường học tập và nghiên cứu” (Đặng Thai Mai), “Nhớ lại và suy nghĩ” (Giu – cốp)…

Nhan đề có cấu trúc bỏ lửng: “Em ơi, Ba Lan ” (Tố Hữu) “Thôi, đi về…” (Nam Cao),…

Như vậy, xét về hình thức cấu tạo, nhan đề có nhiều điểm khá phong phú, đa dạng Bên cạnh cấu trúc bình thường lại có những cấu trúc dị thường nhất là trong văn bản nghệ thuật Hình thức cấu tạo đó nhằm thể hiện một dụng ý với một chức năng và tác động thẩm mĩ nhất định mà các loại câu khác không có điều kiện thể hiện như nhan đề văn bản

1.1.2.2 Phần mở

Đó là phần nêu lên đề tài - chủ đề của văn bản, là khung cảnh chung của

đề tài - chủ đề, nó định hướng cụ thể cho việc triển khai đề tài - chủ đề ở phần thân và phần tiếp theo Về mặt hình thức: phần mở đầu của văn bản là phần xuất hiện đầu tiên trong văn bản, nó có thể gồm một câu văn, một đoạn văn hay nhiều đoạn, nhiều phần, hoặc là một chương của cuốn sách, điều đó phụ thuộc vào đặc trưng của từng loại phong cách văn bản

Trang 34

Về mặt nội dung - chức năng: phần mở đầu thường nêu lên đề tài - chủ

đề, khung cảnh chung của đề tài - chủ đề hay phương hướng triển khai cho

đề tài - chủ đề của văn bản Thực hiện nhiệm vụ cụ thể nào, có những biến đổi thích ứng ra sao là tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng loại phong cách văn bản

1.1.2.3 Phần thân

Đó là phần được coi là quan trọng nhất trong kết cấu của văn bản Nhiệm

vụ trọng tâm của phần này là triển khai đầy đủ đề tài - chủ đề theo hướng đã được xác định ở phần mở của văn bản

Ở phần này thể hiện rõ nhất hai thao tác cơ bản của việc sử dụng ngôn ngữ là lựa chọn và kết hợp Lựa chọn ở đây không chỉ đơn giản là làm việc với các từ mà quan trọng là làm việc với các ý Có 3 thao tác cơ bản: Chọn ý, phân cấp các ý, trình bày các ý

1.1.2.4 Phần kết

Phần này có tác dụng tạo cho văn bản tính chất kết thúc cả về nội dung

và hình thức Phần kết được thực hiện theo các hướng như sau:

Điểm khái quát toàn bộ nội dung của phần thân một cách ấn tượng

Phần kết nêu bật những kết quả tìm tòi, khảo sát, nghiên cứu mà người thực hiện văn bản khám phá được

Mở ra những phương diện, những cách thức, đối tượng… xem xét khác

có quan hệ và có tác dụng tích cực đối với việc nghiên cứu đề tài, chủ đề được nêu trong văn bản

1.2 Lý thuyết về truyện ngắn

Mỗi tác phẩm văn học đều thuộc một thể loại nhất định với cách tổ chức văn bản khác nhau Và nhan đề của tác phẩm ấy không chỉ được xây dựng phụ thuộc vào các yếu tố như thói quen, sở thích của người sáng tác mà còn

phụ thuộc vào thể loại

Trang 35

Trong phạm vi giới hạn của luận văn chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu thể loại truyện ngắn Đây là thể loại sở trường của Nam Cao

1.2.1 Khái niệm

Với tư cách là một thể loại độc lập, truyện ngắn (short story) xuất hiện tương đối muộn, vào khoảng thế kỷ XIX Điều này có thể làm không ít người ngạc nhiên, vì xét mức độ phổ biến cũng như khả năng tự vận động, tự phát triển, đặc trưng năng động thể loại, truyện ngắn phải ra đời sớm hơn Từ khi

xã hội loài người hình thành khả năng giao tiếp và xu hướng lưu giữ những giá trị mình tạo lập, truyện ngắn hẳn đã có mặt, dù dưới hình thức này hay hình thức khác Những câu chuyện Kinh Thánh, chuyện kể nghìn lẻ một đêm

của nàng Scheherazade, những chuyện tiền thân Đức Phật trong tập Jataka…

là những biểu hiện sơ khai của lối trần thuật ngắn, gợi mở một hình thức kể chuyện nén gọn nhưng có hiệu quả tác động khá mạnh mẽ

Truyện ngắn là “Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ Nội dung của thể loại truyện

ngắn bao trùm hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền

có sức nặng khái quát hiện thực, người ta còn gọi đó là một đoản thiên tiểu thuyết Trong trường hợp này, tiểu thuyết được đưa ra như một thước đo, đánh giá các tác phẩm tự sự Ông già và Biển cả của Hêminwe, Chí Phèo của Nam Cao thuộc vào số những tác phẩm được đánh giá theo kiểu đó Mượn thể

Trang 36

loại này để đánh giá thể loại kia, ngẫm lại, cũng chỉ là một cách nói độc đáo Truyện ngắn tự nó đã thừa sức tự khẳng định ưu thế và vị trí thể loại của mình trong văn xuôi nghệ thuật rồi Vì truyện ngắn là cách phát hiện nghệ thuật trước đời sống hiện thực một cách thần tốc, nhanh gọn, theo chiều sâu

Dưới hình thức là thể tài tự sự cỡ nhỏ, dung lượng ngắn, nội dung cô đúc, sự kiện, nhân vật điển hình, phạm vi phản ánh hẹp, nên chi tiết trong truyện ngắn phải góp phần quan trọng vào việc làm cho câu chuyện đạt được hiệu quả nghệ thuật như mong muốn, có tác động mạnh mẽ đối với độc giả và mang giá trị thẩm mỹ cao

1.2.2.2 Truyện ngắn không thể thiếu tình huống truyện

Trong tác phẩm truyện ngắn, tình huống nảy sinh từ một sự kiện, một mâu thuẫn Mâu thuẫn càng quyết liệt, bất ngờ, thì tình huống càng hấp dẫn, cuốn hút Khi tình huống phát triển đến cao trào thì trở thành xung đột Tình huống trong truyện ngắn giúp cho những gì còn nằm trong hình thức chưa phát triển được có cơ hội thích hợp để bộc lộ và hoạt động tích cực

Vì thế, truyện ngắn không thể thiếu tình huống truyện Chỉ trong các tình huống cụ thể, các nhân vật mới bộc lộ rõ tính cách, tâm lý hoặc thay đổi tính cách, tâm lý nhằm biểu đạt tư tưởng nghệ thuật của nhà văn

1.2.2.3 Nhân vật được thể hiện như một lát cắt điển hình

Trong truyện ngắn, nhân vật có vai trò hết sức quan trọng Nhân vật là linh hồn của tác phẩm Đồng thời nhân vật cũng là phát ngôn viên cho tư tưởng người viết, là hình thức thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả

Truyện ngắn sử dụng nhân vật theo nguyên tắc điển hình hóa, được tác giả khắc họa đầy đủ, đa chiều Nhân vật trong truyện ngắn có thể có tính cách

rõ nét, điển hình cho một lớp người, một nhóm xã hội nào đó Trong nhiều

Trang 37

nhân vật tiêu biểu, ở những truyện ngắn thành công, người đọc còn thấy rõ dấu ấn dân tộc, thời đại của nó

Tuy nhiên, nhân vật truyện ngắn cần được hiểu theo nghĩa rộng, có khi

là người, có khi là vật Cho dù là tồn tại ở dạng nào thì tất cả các nhân vật đều hướng tới con người và những gì xung quanh con người

1.2.2.4 Vai trò quan trọng của chi tiết

Truyện ngắn có thể có cốt truyện hoặc không có cốt truyện nhưng nhất thiết không thể không có chi tiết Chính nhờ vai trò quan trọng của chi tiết mà không khí, cảnh trí, tình huống, tính cách, hành động, tâm tư, số phận của nhân vật được bộc lộ đầy đủ Cũng chính nhờ vai trò dẫn dắt câu chuyện của chi tiết mà truyện ngắn trở nên hấp dẫn độc giả Đồng thời chi tiết cũng giúp người đọc hiểu được chủ đề, tư tưởng nghệ thuật tác phẩm Trong tác phẩm truyện ngắn, một chi tiết tiêu biểu, đắt giá ngoài việc bảo đảm tính chân thực, chi tiết đó còn phải đạt tới ý nghĩa tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn, cách đánh giá của nhà văn trước thực tiễn Bên cạnh đó, việc sử dụng chi tiết trong truyện ngắn còn thể hiện được năng lực tưởng tượng, khả năng hư cấu của nhà văn đối với cuộc sống và con người

1.3 Lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ

Tín hiệu thẩm mĩ trong một tác phẩm văn học là chìa khóa để mở ra bí

ẩn của nội dung, nghệ thuật Tín hiệu nghệ thuật bao giờ cũng được nhà văn

sử dụng có mục đích và đạt đến những hiệu quả nghệ thuật nhất định Nhan

đề là một trong những tín hiệu nghệ thuật quan trọng chứa đựng rất nhiều ý nghĩa biểu trưng về tư tưởng của tác phẩm

1.3.1 Khái niệm

Nhan đề bộc lộ nội dung, tư tưởng, chủ đề và cá tính sáng tạo Vì thế, nhan đề là một loại tín hiệu thẩm mĩ của tác phẩm văn chương Để là một tín hiệu thẩm mĩ, trước hết nó phải là tín hiệu ngôn ngữ Vì vậy, để tìm hiểu khái niệm tín hiệu thẩm mĩ cần đưa ra khái niệm tín hiệu ngôn ngữ

Trang 38

Ngôn ngữ đảm nhiệm chức năng quan trọng trong đời sống con người:

chức năng tư duy và chức năng giao tiếp Theo GS.TS Bùi Minh Toán: “Tín

hiệu ngôn ngữ nói riêng và tín hiệu nói chung đều là những dạng vật chất tác động vào giác quan của con người để con người nhận thức và lĩnh hội được một nội dung, ý nghĩa cần thiết về hiểu biết, tư tưởng, tình cảm, hành động hay cảm xúc”.[48;125]

Thuật ngữ tín hiệu thẩm mĩ (hay ký hiệu thẩm mĩ) ra đời gắn bó với khuynh hướng cấu trúc trong nghiên cứu mĩ học và nghệ thuật những năm giữa thế kỉ XX Thuật ngữ này được đưa vào sử dụng ở nước ta từ những năm

70 của thế kỉ trước qua các bản dịch công trình của Iu.A.Philipiep, MB.Khrapchenko, các công trình bài viết của Hoàng Tuệ, Hoàng Trinh, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Lai, Trần Đình Sử

Trong các công trình của mình, các nhà nghiên cứu tuy chưa đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh, thống nhất về tín hiệu thẩm mĩ, song họ đều thừa nhận tín hiệu thẩm mĩ là yếu tố thuộc hệ thống phương tiện biểu hiện của nghệ thuật Đó là những phương tiện nghệ thuật được tập trung theo một hệ thống tác động thẩm mĩ, được chúng ta tiếp nhận như là những tín hiệu đặc biệt, khả năng kích thích mạnh mẽ thế giới tinh thần của chúng ta Hai luận án tiến sĩ:

“Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ không gian trong ca dao” của Trương Thị Nhàn và “Trường nghĩa thực vật cây trong thơ Việt Nam” của Phạm Kim Anh đã hệ thống và lí giải khác nhau các ý kiến về vấn đề này Trên cơ sở tiếp thu lí thuyết của hai luận án này chúng tôi thống nhất hiểu về tín hiệu thẩm mĩ như sau:

Tín hiệu thẩm mĩ là tín hiệu thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện của các ngành nghệ thuật, bao gồm toàn bộ những yếu tố của hiện thực, của tâm trạng (những chi tiết, những sự việc, hiện tượng, những cảm xúc thuộc đời sống hiện thực và tâm trạng), những yếu tố của chất liệu màu sắc với hội

Trang 39

họa, âm thanh, nhịp điệu với âm nhạc) được lựa chọn và sáng tạo trong các tác phẩm nghệ thuật vì mục đích thẩm mĩ

1.3.2 Đặc trưng hệ thống và đặc trưng chức năng của các tín hiệu thẩm

mĩ trong tác phẩm văn học

1.3.2.1 Đặc trưng về hệ thống của tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học

Các tín hiệu ngôn ngữ trong tác phẩm văn học đều nằm trong hệ thống thực hiện chức năng giao tiếp của mình nên hệ thống đó nhất định phải được xét theo quan điểm hoạt động - là một hệ thống hành chức

Nhan đề là một bộ phận trong chỉnh thể văn bản tác phẩm văn chương đồng thời cũng là một tín hiệu thẩm mĩ Vì thế, cũng phải xem xét nhan đề trong hệ thống đó

Để có một hình dung xác đáng về cấu trúc của tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học, cần phải xác định lại phạm vi của các mối quan hệ chi phối giá trị của mỗi yếu tố tín hiệu này

a Những mối quan hệ trong tác phẩm văn học

Về bản chất, mỗi tác phẩm văn học là một tổ hợp những tín hiệu thẩm

mĩ Cấu trúc của một tác phẩm văn học là một tổ hợp tín hiệu trong đó có nhan đề, quan hệ điều chỉnh lẫn nhau của tín hiệu thẩm mĩ được sử dụng trong tác phẩm Những tín hiệu này, sau một quá trình lựa chọn, trở thành những yếu tố hiện diện trong tác phẩm và bắt đầu sống cuộc sống của nó trong văn bản, chịu những qui định trong kết cấu văn bản: những qui tắc về cú pháp, những qui tắc về sự cộng hưởng ngữ nghĩa của các yếu tố ngôn từ… Tuy nhiên, nếu chỉ xét tín hiệu thẩm mĩ trong mối quan hệ với các yếu tố ngôn ngữ khác trong văn bản tác phẩm văn học thì chưa đủ để giải thích quá trình đưa một yếu tố hiện thực vào thành tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học và chân thực giá trị của nó trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói chung,

Trang 40

cũng như chưa đủ điều kiện để lĩnh hội tư tưởng nghệ thuật mà nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm văn chương

b) Những mối quan hệ bên ngoài văn bản tác phẩm

Mỗi hệ thống, trong sự hành chức của nó đều có những hệ thống khác làm môi trường hoạt động cho nó Nói đến tác phẩm văn học, không thể tách

nó ra khỏi một chỉnh thể lớn hơn nó, qui định giá trị của nó, là cả một qui trình sáng tạo nghệ thuật bao hàm các yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau Qui trình cuộc sống - nhà văn - tác phẩm - bạn đọc Vận dụng lí thuyết trong nghiên cứu sáng tạo văn học sẽ thấy tác phẩm văn học không phải là sản phẩm tùy ý của người viết mà là kết quả tổng hòa các nhân tố giao tiếp, trong

đó bao hàm cả người viết, người đọc, cả cuộc sống với tư cách là nội dung được nói tới cũng như hoàn cảnh của sự giao tiếp bằng tác phẩm Những nhân

tố đó chính là điều kiện chi phối quá trình lựa chọn một yếu tố nào đó để đưa vào tác phẩm thành tín hiệu thẩm mĩ Nên nói giá trị thẩm mĩ của một tín hiệu trong tác phẩm là giá trị của sự lựa chọn của tín hiệu với những nhân tố bên ngoài văn bản đó

Nhan đề tác phẩm văn chương cũng vậy, sau một quá trình cân nhắc, suy nghĩ, nhà văn cũng lựa chọn kiểu cấu tạo, kiểu quan hệ như thế nào giữa các yếu tố cho nhan đề tác phẩm

Như vậy, hệ thống của những tín hiệu trong tác phẩm văn học phải được hiểu là hệ thống bao gồm các nhân tố của quá trình sáng tạo Từ đó, hình thành những đường liên hệ giữa một tín hiệu thẩm mĩ - nhan đề với các nhân

tố của quá trình sáng tạo này Đó là:

- Tín hiệu thẩm mĩ - nhan đề với toàn bộ những yếu tố còn lại trong văn bản tác phẩm

- Tín hiệu thẩm mĩ - nhan đề với phạm vi cuộc sống mà tác giả quan tâm, lựa chọn vào mục đích thẩm mĩ

Ngày đăng: 07/12/2016, 10:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban (2006), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt , Nxb giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản và liên kết trong tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 2006
2. Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung (1999), Ngữ pháp Tiếng Việt, tập 1, Nxb giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp Tiếng Việt, tập 1
Tác giả: Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 1999
3. Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung (1999), Ngữ pháp Tiếng Việt, tập 2, Nxb giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp Tiếng Việt, tập 2
Tác giả: Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 1999
4. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp Tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 2005
5. Lê Thị Thu Bình, Về mối quan hệ giữa tiêu đề đoạn văn với câu mở đầu trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Tạp chí văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về mối quan hệ giữa tiêu đề đoạn văn với câu mở đầu trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
6. Phan Mậu Cảnh (1995), Về mối quan hệ giữa đầu đề và tác phẩm, Tạp chí văn học, số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về mối quan hệ giữa đầu đề và tác phẩm
Tác giả: Phan Mậu Cảnh
Năm: 1995
7. Phan Mậu Cảnh (2008), Lý thuyết và thực hành văn bản tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết và thực hành văn bản tiếng Việt
Tác giả: Phan Mậu Cảnh
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia
Năm: 2008
8. Đình Cao, Nhan đề, tựa đề, lời bạt (Nguồn báo Văn Nghệ số 50 ngày 16/12/2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhan đề, tựa đề, lời bạt
9. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1998
10. Đỗ Hữu Châu - Nguyễn Thị Ngọc Diệu (1998), Giáo trình ngữ pháp văn bản, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngữ pháp văn bản
Tác giả: Đỗ Hữu Châu - Nguyễn Thị Ngọc Diệu
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1998
11. Đỗ Hữu Châu-Bùi Minh Toán (2006),Đại cương ngôn ngữ học, tập 1,.2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học, tập 1
Tác giả: Đỗ Hữu Châu-Bùi Minh Toán
Năm: 2006
13. Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt. NXB GD.H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: NXB GD.H
Năm: 1997
14. Nguyễn Đức Dân (1996), Lô gíc và tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lô gíc và tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1996
15. Nguyễn Đức Dân (1992), Câu sai và câu mơ hồ, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu sai và câu mơ hồ
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1992
16. Nguyễn Đức Dân (1994), Ngôn ngữ học thống kê, Đại học và trung học chuyên nghiệp, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học thống kê
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 1994
17. Thùy Dương, Nhan đề tác phẩm văn chương một khía cạnh sáng tạo thú vị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thùy Dương
18. Vũ Tiến Dũng- Nguyễn Hoàng Yến (2013), Giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt, Nhà xuất bản ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt
Tác giả: Vũ Tiến Dũng- Nguyễn Hoàng Yến
Nhà XB: Nhà xuất bản ĐHSP
Năm: 2013
19. Đào Ngọc Đệ, Nhan đề, Tựa đề, tiêu đề, Lao động cuối tuần số 32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhan đề, Tựa đề, tiêu đề
20. Hà Minh Đức (1997), Lời giới thiệu – Nam Cao tác phẩm (tập 1) Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời giới thiệu – Nam Cao tác phẩm (tập 1)
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1997
21. Hà Minh Đức (2002), Tuyển tập Nam Cao tập 1, Nhà xuất bản văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Nam Cao tập 1
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nhà xuất bản văn học
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w