1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN yêu THƯƠNG CON NGƯỜI nét đẹp VĨNH HẰNG TRONG CHUẨN mực đạo đức hồ CHÍ MINH

10 770 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 237 KB

Nội dung

Học thuyết Mác sở dĩ là một học thuyết đầy sức sống, đã chinh phục trái tim khối óc của hàng triệu con người từ khắp nơi trên thế giới từ giữa thế kỷ XIX đến nay, trước hết, vì chủ nghĩa Mác là lý tưởng mang tính nhân văn cao cả. Học thuyết Mác đồng nhất với chủ nghĩa nhân đạo mục đích duy nhất của nó là vì sự nghiệp giải phóng xã hội, giải phóng con người, nó vạch ra con đường để đi đến xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, bất công trên trái đất, thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa bằng một chế độ xã hội mới tốt đẹp theo qui luật phát triển khách quan của lịch sử xã hội loài người.

Trang 1

YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI, NÉT ĐẸP VĨNH HẰNG TRONG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Học thuyết Mác sở dĩ là một học thuyết đầy sức sống, đã chinh phục trái tim khối óc của hàng triệu con người từ khắp nơi trên thế giới từ giữa thế kỷ XIX đến nay, trước hết, vì chủ nghĩa Mác là lý tưởng mang tính nhân văn cao

cả Học thuyết Mác đồng nhất với chủ nghĩa nhân đạo mục đích duy nhất của nó

là vì sự nghiệp giải phóng xã hội, giải phóng con người, nó vạch ra con đường

để đi đến xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, bất công trên trái đất, thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa bằng một chế độ xã hội mới tốt đẹp theo qui luật phát triển khách quan của lịch sử xã hội loài người

Ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911, hành trang của Nguyễn Tất Thành khi ra đi chỉ là lòng yêu nước và tình yêu thương con người sâu sắc Hành trang giản dị ấy, nhưng lại là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và đặc biệt là nhận thức từ thực tiễn đấu tranh của các dân tộc, có dịp so sánh những người Pháp ở Pháp với những tên thực dân Pháp ở Đông Dương, hoà mình vào cuộc sống của những người lao khổ ở khu Hắc Lem, thành phố Niu oóc Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận quan trọng: Trên đời này có hai hạng người: Người thiện và người ác, hai thứ việc: việc chính và việc tà Trải qua quá trình 10 năm tìm tòi, khảo nghiệm, đến năm 1920 khi bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở đây con đường giải phóng dân tộc, tìm thấy cái cẩm nang để giải phóng triệt để con người Đó là độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội Bởi theo Người, tình yêu thương con người không thể chung chung, trìu tượng, mà thiết thực, cụ thể, trước hết giành cho người mất nước, người cùng khổ, chính vì vậy, Người giành cả cuộc đời Người để lo giải phóng cho dân tộc, đấu tranh cho con người thoát khỏi áp bức, bất công Người tâm sự: "Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân; Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo, là vì mục đích đó"

Trang 2

Với Hồ Chí Minh, tình yêu thương con người là không biên giới Trước hết, Người lo cho dân tộc của Người và sau đó, Người lo cho tất cả những kiếp người trên hành tinh còn bị đoạ đầy, đau khổ, bởi vì: "Họ là thân thích ruột già, công nông thế giới đều là anh em"

Tư tưởng yêu thương con người được Hồ Chí Minh nêu lên và vận động mọi người cùng thực hiện suốt cả cuộc đời Cho tới trước lúc đi xa, trong lời Di chúc, khi để lại: "muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể

bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng", và "gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế" Người vẫn ân cần nhắc nhở toàn Đảng phải tiếp tục chăm lo cho con người Trước hết là những người đã hy sinh một phần xương máu cho công cuộc kháng chiến, là cha

mẹ vợ con thương binh, liệt sĩ, là bà con nông dân, là thanh niên, phụ nữ lo cho hiện tại, lo đào tạo cho tương lai, ngay cả "với những nạn nhân của chế độ

cũ như: trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu thì nhà nước phải vừa giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện"

Tình yêu thương con người của Bác Hồ là rất cụ thể, từ việc to như lo giải phóng cho con người, khuyến khích: "phần tốt ở mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân, và phần xấu bị mất dần đi", đến việc chăm lo từng con người cụ thể, không chỉ: Lụa tặng cụ già, sữa tặng bà mẹ sinh ba, mà là từng bát cơm, manh

áo, từ chỗ ở, việc làm để an cư, lạc nghiệp đến tương cà mắm muối hàng ngày cho nhân dân Bác lo cho cả dân tộc và chăm lo cho từng chiến sĩ bảo vệ, phục

vụ quanh Người Theo Bác: Yêu thương con người là phải tôn trọng, quý trọng con người Bác đánh giá cao vai trò của nhân dân: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân" Bác tôn trọng từ các nhà khoa học, các bậc hiền tài cho tới những người lao công quét rác, bởi theo Bác, từ Chủ tịch nước tới người lao động bình thường, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, đều được coi trọng, đều vẻ vang như nhau

Trang 3

Theo Hồ Chí Minh, yêu thương con người là phải sống với nhau có tình,

có nghĩa Năm 1968, khi làm việc với cán bộ Ban tuyên huấn Trung ương về việc xuất bản sách "Người tốt, việc tốt", nhằm tuyên truyền sâu rộng những gương điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, trong ứng xử giữa những con người, Bác Hồ đã nhắc nhở: "Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau

có tình, có nghĩa Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được" Hồ Chí Minh đã từng khái quát về triết lý cuộc sống: “Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề… là vấn đề ở đời và làm người” Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được khái niệm vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính

sự nghiệp đó Tư tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước

ta Trong lý luận về xây dựng chế độ mới, Hồ Chủ tịch đã khẳng định xây dựng chế độ dân chủ nhân dân gắn liền với việc thực hiện bước tiến lên chủ nghĩa xã hội Trong kháng chiến giải phóng dân tộc cần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân để đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, đồng thời tạo ra những tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội; trong xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải thực hiện chế độ dân chủ nhân dân, vì như Người nói: "Đây là cuộc chiến đấu khổng

lồ chống lại những cái gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi" Cuộc chiến đấu ấy sẽ không đi đến thắng lợi, nếu không "dựa vào lực lượng của toàn dân" Về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh không bao giờ quan niệm hình thái xã hội đó như một mô hình hoàn chỉnh, một công thức bất biến Bao giờ Người cũng coi trọng những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa khách quan Người chỉ đề ra những mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa

xã hội với những bước đi thiết thực và những nội dung cơ bản nhất Theo Người: "Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết là làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và được sống đời hạnh phúc"; "Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân" xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là làm

Trang 4

cho nhân dân ta có một đời sống thật sung sướng, tốt đẹp Người dạy xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thiết thực, phù hợp với điều kiện khách quan, phải nắm được quy luật và phải biết vận dụng quy luật một cách sáng tạo trên cơ sở nắm vững tính đặc thù, tránh giáo điều, rập khuôn máy móc Sự sáng tạo đó gần gũi, tương đồng, nhất quán với luận điểm của Ăngghen: "Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một

lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay" Vì vậy, không chỉ trong lý luận về đấu tranh giành độc lập dân tộc mà cả trong lý luận xây dựng chủ nghĩa

xã hội khi định ra những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, trước hết, "cần có con người xã hội chủ nghĩa", Hồ Chí Minh đã thể hiện nhất quán quan điểm về con

người: con người là mục tiêu, đồng thời vừa là động lực của sự nghiệp giải

phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người.

Tấm lòng Hồ Chí Minh luôn hướng về con người Người yêu thương con người, tin tưởng con người, tin và thương yêu nhân dân, trước hết là người lao động, nhân dân mình và nhân dân các nước Với Hồ Chí Minh, "lòng thương yêu nhân dân, thương yêu nhân loại" là "không bao giờ thay đổi" Người có một niềm tin lớn ở sức mạnh sáng tạo của con người Lòng tin mãnh liệt và vô tận của Hồ Chí Minh vào nhân dân, vào những con người bình thường đã được hình thành rất sớm Từ những năm tháng Người bôn ba tìm đường cứu nước, thâm nhập, lăn lộn, tìm hiểu thực tế cuộc sống và tâm tư của những người dân lao động trong nước và nước ngoài Người đã khẳng định: "Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương ẩn giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét, và

sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến" Tin vào quần chúng, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đó là một trong những phẩm chất cơ bản của người cộng sản Và đây cũng chính là chỗ khác căn bản, khác về chất, giữa quan điểm của

Hồ Chí Minh với quan điểm của các nhà Nho yêu nước xưa kia (kể cả các bậc sĩ phu tiền bối gần thời với Hồ Chí Minh) về con người Nếu như quan điểm của

Hồ Chí Minh: "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân Trong thế giới

Trang 5

không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết toàn dân", thì các nhà Nho phong kiến xưa kia mặc dù có những tư tưởng tích cực "lấy dân làm gốc", mặc dù cũng chủ trương khoan thư sức dân", nhưng quan điểm của họ mới chỉ dừng lại ở chỗ coi việc dựa vào dân cũng như một "kế sách", một phương tiện để thực hiện mục đích "trị nước", "bình thiên hạ" Ngay cả những bậc sĩ phu tiền bối của Hồ Chí Minh, tuy là những người yêu nước một cách nhiệt thành, nhưng họ chưa có một quan điểm đúng đắn và đầy đủ về nhân dân, chưa có đủ niềm tin vào sức mạnh của quần chúng nhân dân Quan điểm tin vào dân, vào nhân tố con người của Người thống nhất với quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin: "Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử"

Tin dân, đồng thời lại hết lòng thương dân, tình thương yêu nhân dân của

Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa từ trong truyền thống dân tộc, truyền thống nhân ái ngàn đời của người Việt Nam Cũng như bao nhà Nho yêu nước khác có cùng quan điểm "ái quốc là ái dân", nhưng điểm khác cơ bản trong tư tưởng "ái dân" của Người là tình thương ấy không bao giờ dừng lại ở ý thức, tư tưởng mà

đã trở thành ý chí, quyết tâm thực hiện đến cùng sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại cần lao, xóa bỏ đau khổ, áp bức bất công giành lại tự do, nhân phẩm và giá trị làm người cho con người ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước gắn bó không tách rời với chủ nghĩa quốc tế chân chính Tình thương yêu cũng như toàn bộ tư tưởng về nhân dân của Người không bị giới hạn trong chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà nó tồn tại trong mối quan

hệ khăng khít giữa các vấn đề dân tộc và giai cấp, quốc gia với quốc tế Yêu thương nhân dân Việt Nam, Người đồng thời yêu thương nhân dân các dân tộc

bị áp bức trên toàn thế giới Trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi trọng sức mạnh đoàn kết toàn dân và sự đồng tình ủng hộ to lớn của bè bạn khắp năm châu, của cả nhân loại tiến bộ Người cũng xác định sự nghiệp cách mạng của nước ta là một bộ phận không thể tách rời trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng nhân loại trên phạm vi toàn thế giới

Trang 6

Theo Hồ Chí Minh quan niệm về con người, coi con người là một thực

thể thống nhất của "cái cá nhân" và "cái xã hội", con người tồn tại trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người, tin tưởng tuyệt đối ở con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người, đó chính là những luận điểm cơ bản trong tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh Xuất phát từ những luận điểm đúng đắn đó, trong khi lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh luôn tin ở dân, hết lòng thương yêu, quý trọng nhân dân, biết tổ chức và phát huy sức mạnh của nhân dân

Yêu thương con người sống có nghĩa có tình là một trong những chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh Với Bác tình yêu thương con người là không biên giới Người lo cho dân tộc mình, Người lo cho các dân tộc anh em, những người cùng khổ trên thế gian này Bác dạy rằng: Yêu thương con người là phải tôn trọng nhau, quý trọng nhau Bác nhắc nhở khi phê bình nhau, cần đúng lúc đúng chỗ Phê bình là để giúp đỡ nhau tiến bộ chứ không phải là cái cớ để sát phạt nhau, bới móc nhau “Trong mỗi con người đều tồn tại cái xấu và cái tốt Hãy làm cho cái tốt ngày càng nảy nở như hoa mùa xuân và cái xấu ngày càng mất dần đi” Để làm được điều ấy thì trên hết chính là tình yêu thương, là nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực Bác Hồ là "muôn vàn tình thân yêu" đối với đồng chí, đồng bào

Trong tình yêu thương đó, có chỗ cho mọi người, không quên, không bỏ sót một ai Trái tim mênh mông của người ôm trọn mọi nỗi đau khổ của nhân dân Người nói một cách cảm động: "Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng; gộp những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi" Khi biết con trai bác sĩ Vũ Đình Tụng hy sinh, Bác

đã gửi đến ông bức thư Trong thư có đoạn: “Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái nước Việt Nam là đại gia đình của tôi Thanh niên Việt Nam là con cháu tôi Mất một thanh niên thì hình như tôi mất một đoạn

Trang 7

ruột” Đọc xong thư Bác, bác sĩ Vũ Đình Tụng đã bàng hoàng xúc động vì không dám nghĩ rằng, giữa lúc Bác Hồ bận trăm nghìn việc quốc gia đại sự, ngay cả họ hàng thân thuộc cũng không có thì giờ thăm hỏi Thế mà Bác vẫn nghĩ đến ông - một gia đình bé nhỏ đang có tang đau lòng

Tình thương yêu đó được mở rộng đối với nhân dân lao động toàn thế giới Đối với những người lầm lạc, ngay cả đối với những người chống đối hay

kẻ thù, Người cũng thể hiện một lòng khoan dung, độ lượng hiếm có Kẻ thù xâm lược đã gây nên bao tội ác man rợ đối với nhân dân ta, nhưng khi chúng đã thất thế, đầu hàng hay bị bắt, Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải đối xử với chúng một cách khoan hồng, phải làm "cho thế giới biết rằng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước" Với tinh thần đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại, Bác đã cảm hóa được những người ở bên kia chiến tuyến, những phạm nhân trong lao tù Năm 1946, Bác tới trại giam Hỏa

Lò để thăm hỏi, khuyên bảo những phạm nhân ở đây Bác ân cần ngồi bên họ, khuyên bảo họ, nghe họ phân trần, và Người đã rưng rưng nước mắt Trong bức thư gửi cho người Pháp, Bác nói: “Than ôi, trước lòng bác ái thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu Những dòng máu đó chúng tôi đều quý như nhau”

Trong mỗi chúng ta ai chẳng có một lý tưởng sống Sống vì gia đình, vì bạn bè, vì những người mà mình yêu thương và vì cả một xã hội tốt đẹp Hãy sống và mở lòng với mọi người và luôn hướng về những lý tưởng sống cao đẹp

Chúng ta hãy noi gương những thế hệ đi trước bất chấp khó khăn, hiểm nguy và gian nan cực khổ Họ đã cống hiến cả cuộc đời cả tuổi thanh xuân như chị Võ Thị Sáu, chị Đặng Thùy Trâm, anh Nguyễn Văn Thạc… họ đã hy sinh vì một lý tưởng cao đẹp, khát khao được sống trong một thế giới hòa bình mà ở đó mọi quốc gia, mọi lãnh thổ đều bình đẳng Có những người lính trẻ ngày đêm bảo vệ Tổ quốc, họ không ngại bao khó khăn gian khổ Có những cô giáo trẻ tình nguyện đi đến những vùng sâu vùng xa để đem con chữ xóa cái nghèo, cái lạc hậu

Trang 8

Riêng bản thân chúng ta mỗi người hãy cố gắng một chút Vẫn biết rằng trong mỗi chúng ta đều tồn tại cái tốt và cái chưa tốt Một người tốt bên cạnh người chưa tốt giúp đỡ nhau sống tốt hơn, sống có nghĩa có tình hơn, yêu thương mọi người nhiều hơn, không ghen ghét ai cả, không mang trong mình những nỗi giận hờn Cũng có thể có những người mà mình yêu quý không nhận

ra được rằng mình yêu thương giúp đỡ họ như thế nào, và ta cũng đừng lo về điều ấy Hãy nghĩ rằng sự cố gắng của chúng ta đã và đang giúp thế giới này có một sự thay đổi nho nhỏ và nhiều người như thế sẽ góp phần làm thay đổi thế giới này một cách mạnh mẽ và hơn thế nữa

Lòng yêu thương con người là mối xúc động trước mỗi nỗi đau trong cuộc sống, cảm thông và biết chia sẻ với đồng lọai, theo tinh thần của dân tộc: thương người như thể thương thân Trong yêu thương, con người sẽ cảm thấy hạnh phúc Không biết yêu thương, con người sẽ tự làm mình bất hạnh và cô đơn Lòng yêu thương con người của tuổi trẻ lại được đặt ra trong chính mọi thời đại nói chung và trong xã hội ta hiện nay nói riêng Về mặc nói chung thì tình yêu thương con người của tuổi trẻ cho học sinh thấy sự gắn bó và trách nhiệm với cộng đồng, sự chung tay giải quyết những vấn nạn xã hội và tình yêu thương con người của tuổi trẻ cho học sinh sức mạnh tinh thần, sống quả cảm, có ý nghĩa hơn ở cuộc đời Vậy lòng yêu thương con người là sự đồng cảm, sẻ chia, đùm bọc giữa người với người trong cuộc sống

Tình yêu thương con người là lẽ sống, tình cảm cao đẹp, chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội Lòng yêu thương có những biểu hiện: Cảm thương, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống, yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp lòng yêu thương, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, bồi đắp cho tâm hồn tuổi trẻ trong sáng, cao đẹp hơn

Yêu thương con người là một giá trị văn hóa truyền thống thể hiện lối sống của dân tộc:“Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” Yêu thương chính là động lực để giúp mọi người vươn lên

Trang 9

trong cuộc sống Tuổi trẻ hiện nay được sống trong tình yêu thương của gia đình

và xã hội, được giáo dục lối sống của dân tộc, đã và đang phát huy, làm đẹp hơn truyền thống ấy bằng những hành động cụ thể như: chiến dịch tình nguyện mùa

hè xanh, hiến máu nhân đạo,… Tuy vậy, cũng còn một số bạn chỉ nghĩ đến mình, chưa quan tâm đến những người xung quanh, thờ ơ với nỗi đau của người khác Có những kẻ không biết nghĩ đến cha mẹ, suốt ngày ăn chơi lêu lổng, còn

có những người chửi cha mắng mẹ, không biết nghĩ đến sự quan tâm của người khác Thật đáng phê phán những kẻ sống ích kỷ, vô cảm Phê phán những biểu hiện vô cảm của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay chúng ta cần sống có lòng yêu thương con người, phải biết quý trọng những gì mình đang nhận của người khác,

và nếu có một cơ hội nào đó, thì sau này cũng có khi ta sẻ chia tình cảm đó cho đồng loại của mình

Lòng yêu thương con người là đạo lý của dân tộc, của con người, của tuổi trẻ ngày nay Xã hội thật khó hình dung nếu những người làm cha, làm mẹ không biết yêu thương con cái Và những đứa trẻ sẽ không hiểu biết được “ơn nghĩa sinh thành” của cha mẹ mình ra sao Bởi bản chất con người sinh ra không xấu, có phải chăng là do xã hội đày đọa, hoàn cảnh chèn ép việc thiếu thốn tình cảm hay là sự quan tâm không đúng mức của những người xung quanh làm cho

họ trở thành người xấu? Chính vì vậy chúng ta phải phấn đấu để tỏ ra xứng đáng với sự quan tâm thương yêu của những người xung quanh, đó mới là lòng yêu thương xuất phát từ trái tim yêu thương biết cho đi đâu chỉ nhận cho riêng mình

Ôn lại những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đạo đức, đặc biệt soi vào tấm gương đạo đức của Người, vị lãnh tụ suốt đời tôn trọng nguyên tắc: "Nói đi đôi với làm", mỗi người chúng ta càng thêm nhớ Bác, càng cố gắng thiết thực làm theo lời Bác dạy Mọi người, mọi nhà, mọi cấp, mọi ngành ai ai cũng khuyến khích cho phần thiện nẩy nở vốn có ở mỗi con người và chung tay đẩy lùi phần ác cũng luôn rình rập quanh ta - đó chính là thực hiện chuẩn mực yêu thương con người - nét đẹp vĩnh hằng trong tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh./

Ngày đăng: 03/12/2016, 21:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w