1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn THẠC sĩ đảng lãnh đạo học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh từ năm 2006 đến năm 2016

109 369 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 166,81 KB

Nội dung

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ cách mạng vĩ đại và kính yêu cùa nhân dân Việt Nam, người chiến sĩ quốc tế kiệt xuất của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ người Việt Nam và bạn bè quốc tế, nhân dân tiến bộ trên thế giới ngưỡng vọng. Trong di sản tinh thần to lớn, quý báu, mang giá trị nhân văn cao cả do Người để lại, sáng ngời lên tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Trang 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chính trị quốc gia - sự thật CTQG-STCông nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH

Phát thanh - Truyền hình PT-TH

Trang 2

1.1 Sự cần thiết triển khai thực hiện Cuộc vận động “Học

tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” 101.2 Chủ trương của Đảng về thực hiện Cuộc vận động “Học

tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” 201.3 Đảng chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” 26

Chương 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO

TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH (2011 - 2016) 372.1 Những yêu cầu đòi hỏi Đảng lãnh đạo tiếp tục đẩy

mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

2.2 Chủ trương của Đảng về tiếp mạnh học tập và làm theo

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (2011 - 2016) 432.3 Đảng chỉ đạo đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương

3.1 Nhận xét quá trình Đảng lãnh đạo việc học tập và làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (2006 - 2016) 66

MỞ ĐẦU

Trang 3

1 Lý do chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ cách mạng vĩ đại và kính yêu cùa nhândân Việt Nam, người chiến sĩ quốc tế kiệt xuất của phong trào cộng sản vàcông nhân quốc tế mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ người Việt Nam

và bạn bè quốc tế, nhân dân tiến bộ trên thế giới ngưỡng vọng Trong di sảntinh thần to lớn, quý báu, mang giá trị nhân văn cao cả do Người để lại, sángngời lên tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cơ bản

và toàn diện về đạo đức, bao gồm vị trí, vai trò, nội dung của đạo đức; nhữngphẩm chất đạo đức cơ bản và những nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới;yêu cầu rèn luyện đạo đức đối với mỗi người Việt Nam

Thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 12 khoá IX “Về tăng cườngcông tác tư tưởng trong tình hình hiện nay’’ Liên quan đến vấn đề đạo đức, lốisống Hội nghi Trung ương đã yêu cầu “Triển khai chỉ đạo điểm Cuộc vận động

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’ trong cán bộ, đảngviên và nhân dân, đúc rút kinh nghiệm để Bộ Chính trị ra chỉ thị tiến hành cuộcvận động lớn trong toàn Đảng về chủ đề này ngay sau Đại hội toàn quốc lầnthứ X của Đảng’’, trên cơ sở kết qủa làm điểm, ngày 7/11/2006, Bộ Chính trịkhoá X đã ban hành Chỉ thị 06-CT/TW về tổ chức Cuộc vận động “Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, hệ thống chínhtrị, bắt đầu từ ngày 3/2/2007 Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (nay là BanTuyên giáo Trung ương) đã ban hành Hướng dẫn 11-HD/TTVH ngày6/12/2006 thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vậnđộng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, hướng dẫn cácđịa phương, ban, ngành triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh” theo đúng yêu cầu, đối tượng, nội dung, cácbước tiến hành Cuộc vận động

Trang 4

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội,được tiến hành trong thời gian dài, có nội dung phong phú và thiết thực, đây làmột trong những biện pháp cơ bản để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên vàmọi người trong xã hội đạo đức cách mạng, đạo đức của con người Việt Nam

xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng hiện nay

Trải qua hơn 10 năm lãnh đạo triển khai thực hiện Cuộc vận động “Học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 06-CT/TW ngày7/11/2006 của Bộ Chính trị và tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của BộChính trị (khóa XI), đã tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức chung của cán bộ,đảng viên và nhân dân về sự cần thiết phải giữ gìn, rèn luyện về đạo đức, lối sống,phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Nhờ đó, đã nâng caonhận thức và tạo chuyển biến bước đầu về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đứccách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần tích cực vào thúc đẩy KT -

XH phát triển, ổn định về chính trị, quốc phòng và an ninh được giữ vững

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là việc học tập, đãtừng bước đi vào nền nếp, thực chất hơn, hạn chế dần các biểu hiện hình thức, thiếuchiều sâu, vấn đề đạo đức và rèn luyện đạo đức đã được đặt ra một cách nghiêm túc,toàn diện trong Đảng và toàn xã hội, đặc biệt là trong công tác xây dựng Đảng Từ sựkhăng định vị trí, vai trò quan trọng của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức HồChí Minh, đã góp phần củng cố niềm tin vào tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với chủnghĩa Mác - Lênin, là nển tảng tư tưởng của Đảng ta Tuy nhiên, quá trình Đảng lãnhđạo học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn những hạn chế trong

cả nhận thức, cả trong tổ chức triển khai và kết qủa thực hiện

Từ thực tiễn lãnh đạo của Đảng về học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh cần phải có nghiên cứu mang tính hệ thống, chuyên sâu, toàndiện nhằm đánh giá khách quan những thành công và chưa thành công, từ đó đúc

Trang 5

kết những kinh nghiệm nhằm vận dụng vào thực hiện “Đẩy mạnh học tập và làmtheo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 05-CT/TWngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa (XII) của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện

nay Do đó, tôi chọn vấn đề “Đảng lãnh đạo học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến năm 2016” làm đề tài luận văn thạc sĩ Lịch

sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm cơ bản vàtoàn diện về đạo đức, bao gồm vị trí, vai trò, nội dung của đạo đức; nhữngphẩm chất đạo đức cơ bản và nhữ nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới; yêucầu rèn luyện đạo đức đối với mỗi người Việt Nam

Xác định vị trí, vai trò và những đóng góp to lớn của tư tưởng đạo đức HồChí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; những năm qua, đã cónhiều công trình khoa học tiếp cận, nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Hồ ChíMinh với nhiều chủ đề và khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau Tiêu biểu

Nội; Ban Tuyên giáo Trung ương (2009), Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội; Ban Tuyên giáo Trung ương (2009), Tư tưởng,

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phục sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, Nxb CTQG, Hà Nội; Ban Tuyên giáo Trung

ương (2010), Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng

Trang 6

văn hóa Đảng trong tình hình hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội; Ban Tuyên giáo

Trung ương (2011), Kỷ yếu kết quả 4 năm triển khai Cuộc vận động “Học tập và

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nxb CTQG, Hà Nội; Ban Tuyên giáo

Trung ương (2011), Kỷ yếu sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính

trị về việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,

Nxb CTQG, Hà Nội; Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Học tập và làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, Nxb CTQG,

Hà Nội; Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh về trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, Nxb CTQG,

Hà Nội; Ban Tuyên giáo Trung ương (2013), Học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương, Nxb CTQG, Hà Nội; Ban Tuyên giáo Trung ương (2014), Học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm (tài liệu sinh hoạt chi bộ, đoàn thể và các cơ quan, đơn vị năm 2014) Nxb

CTQG, Hà Nội; Ban Tuyên giáo Trung ương (2014), Kỷ yếu sơ kết 2 năm thực

hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội; Ban Tuyên giáo Trung

ương (2015), Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực,

trách nhiệm, găn bó với nhân dân, Nxb CTQG, Hà Nội; Nguyễn Bá Dương, Lê Thị Hồng Hạnh (2010), Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh con đường phát triển, hoàn thiện nhân cách người cách mạng, Nxb Quân đội nhân dân,

Hà Nội; Nguyễn Thế Kiệt (2011), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí minh với việc nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo quản lý ở Việt Nam hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội; Nguyễn Xuân Tú (2012), “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tấm gương đạo đức sáng ngời”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 5; Nguyễn Quang Phát

(2015), “Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ động ngăn ngừa, đấu tranh khắcphục tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên

hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 1; Ban Tuyên giáo Trung

Trang 7

ương (2016), Những điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác Hồ, Nxb

TT&TT, Hà Nội

Trong các công trình khoa học trên, hầu hết các tác giả đã đề cập đến vị trí, ýnghĩa, tầm quan trọng và nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhmột cách khái quát Song chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu quá trình lãnh đạo,triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách

cụ thể Tuy nhiên những kết qủa nghiên cứu trên chính là cơ sở lý luận và thực tiễn quantrọng mà tác giả tiếp thu, sử dụng trong quá trình hoàn thành luận văn này

* Nhóm công trình nghiên cứu về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các ngành, địa phương,cở sở

Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội; Vũ Đình Tuấn (2009), Nghiên cứu giải pháp Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh ở Học viện Chính trị hiện nay, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội; Ngô Văn Hà

(2012), Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy và việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội; Hoàng Anh (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội; Nguyễn Văn Lục (2011),

“Kết qủa 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ

Chí Minh” ở Quân khu 1”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 1; Bùi Hoàng

Thanh (2011), “Về thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ

Chí Minh” ở Đảng ủy quân sự tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự,

số 3 Phạm Giang (2012), “May 10 luôn có Bác”, Tạp chí xây dựng Đảng, số 8.

Các công trình khoa học trên đã đề cập những vấn đề chung nhất vềhọc tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các địa phương, cơ sở,

đã luận giải có luận cứ, luận chứng khoa học về nội dung học tập tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh ở địa phương cơ sở trên phạm vi cả nước, từ đó rút ranhững kinh nghiệm có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn sâu sắc

Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, nhưngchưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu về “Đảng lãnh đạo học tập và làm

Trang 8

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến năm 2016” Vì thế, triểnkhai đề tài này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đây là công trình độc lập khôngtrùng lặp với các công trình đã công bố.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến năm 2016,

từ đó rút ra những kinh nghiệm vận dụng vào thực hiện thắng lợi Chỉ thị số

05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập

và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ sự cần thiết phải thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh từ tháng 11/2006 đến tháng 5/2016

Hệ thống và phân tích, luận giải làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo thựchiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Đảng Cộngsản Việt Nam từ tháng 11/2006 đến tháng 5/2016

Nhận xét và rút ra những kinh nghiệm bước đầu từ quá trình ĐảngCộng sản Việt Nam lãnh đạo học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh từ tháng 11/2006 đến tháng 5/2016

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo thực hiện học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam

* Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện học tập và

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam

Về thời gian: Từ Chỉ thị 06-CT/TW ngày 7/11/2006 đến kết thúc thực

hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) tháng 5/2016

Trang 9

Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn cả nước và các tổ chức người

Việt Nam, cộng đồng người Việt Nam đang công tác, học tập, sinh sống định

cư ở nước ngoài

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng vàđạo đức cách mạng

* Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic là chủ yếu, đồng thời

sử dụng một số phương pháp khác như: Phân tích, so sánh, tổng hợp, thống

kê, khảo sát thực tiễn để làm rõ các nội dung cụ thể trong luận văn

6 Ý nghĩa của luận văn

Góp phần làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vềthực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Góp phần tổng kết quá trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Namtrong thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Góp thêm luận cứ để các tổ chức, cá nhân tham khảo, vận dụng trongthực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị hiện nay

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, nghiên cứuLịch sử Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, nhà trường trong vàngoài quân đội

7 Kết cấu của luận văn

Trang 10

Luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương (8 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

Trang 11

Chương 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG

“HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC

HỒ CHÍ MINH” (2006 - 2011) 1.1 Sự cần thiết triển khai thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

1.1.1 Xuất phát từ vai trò của đạo đức và đạo đức Hồ Chí Minh trong Đảng và trong đời sống xã hội

* Đạo đức

- Khái niệm, đặc điểm của đạo đức trong đời sống xã hội

Ngày nay, từ góc độ triết học, đạo đức được định nghĩa như sau: đạo đức

là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực

xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con người trong quan

hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân,bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội

Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội,phán ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội Theo Mác và Ăngghen, trước khisáng lập các thứ lý luận và nguyên tắc bao gồm cả triết học và luân lí học, conngười đã hoạt động, tức là đã sản xuất ra các tư liệu vật chất cần thiết cho đờisống Ý thức xã hội của con người là phản ánh tồn tại xã hội của con người Cáchình thái ý thức xã hội khác nhau tuỳ theo phương thức phản ánh tồn tại xã hội vàtác động riêng biệt đối với đời sống xã hội Đạo đức cũng vậy, nó là hình thái ýthức xã hội phản ánh một lĩnh vực riêng biệt trong tồn tại xã hội của con người

Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người Loàingười đã sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi con người: phongtục, tập quán, tôn giáo, pháp luật, đạo đức… Đối với đạo đức, sự đánh giáhành vi con người theo khuôn khép chuẩn mực và qui tắc đạo đức biểu hiệnthành những khái niệm về thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa

Trang 12

Bất kỳ trong thời đại lịch sử nào, người ta cũng đều được đánh giá như vậy.Các khái niệm thiện ác, khuôn khép và qui tắc hành vi của con người thay đổi

từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ dân tộc này sang dân tộc khác Và trong xãhội có giai cấp thì bao giờ cũng biểu hiện lợi ích của một giai cấp nhất định

Đạo đức là một hệ thống các giá trị, theo quan niệm đã được xây dựngnên một cách truyền thống về các lĩnh vực của đời sống xã hội, các giá trị vậtchất và tinh thần, các giá trị sản xuất, tiêu dùng, các giá trị xã hội - chính trị,nhận thức, đạo đức, thẩm mỹ, tôn giáo… Đạo đức là một hiện tượng xã hội,mang tính chuẩn mực, mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt

Các hiện tượng đạo đức thường biểu hiện dưới hình thức khẳng định, hoặc

là phủ định một hình thức chính đáng, hoặc không chính đáng nào đó Nghĩa là

nó bài tỏ sự tán thành hay phản đối trước thái độ hoặc hành vi ứng xử của các cánhân, giữa cá nhân với cộng đồng trong một xã hội nhất định Vì vậy, đạo đức làmột nội dung hợp lệ thống trị xã hội

Để duy trì sự tồn tại và phát triển đời sống xã hội, con người đã sáng tạo ranhiều phương thức điều chỉnh hoạt động nhằm duy trì trật tự kỷ cương, ổn định xãhội Theo đó, đạo đức xuất hiện với vai trò là một phương thức cơ bản để điềuchỉnh các hành vi ứng xử của con người trong xã hội (giữa con người với conngười, cá nhân với xã hội, con người với tự nhiên ) Phong tục, tập quán, dư luận

xã hội và lương tâm là những công cụ có sức mạnh to lớn được loài người sử dụng

để điều chỉnh hành vi ứng xử đạo đức của con người nhằm đem lại lợi ích cho cộngđồng, xã hội Con người chân chính đích thực luôn được đánh giá trước hết bằngđạo đức Đạo đức tiến bộ đã góp phần sáng tạo nên những giá trị văn hóa phổ quát:Chân - Thiện - Mỹ, nền tảng tinh thần của nhân loại

Trên thực tế, đạo đức là sản phẩm của con người trong hoạt động xã hội,

mà con người là chủ thể hoạt động có ý thức nên tư tưởng và hành vi đạo đức ởcon người luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Do vậy, với quan niệmchung nhất của nó, đạo đức cần được nhận thức là một hiện tượng xã hội

Trang 13

- Vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội

Đạo đức là một hiện tượng xã hội phản ánh các mối quan hệ hiện thựcbắt nguồn từ bản thân cuộc sống của con người Trong cuộc đời con người,trong xã hội, đòi hỏi mỗi người phải có ý thức đạo đức và mỗi con người phảinhận thức được ý nghĩa, mục đích trong hoạt động của mình để ứng xử nhưthế nào đúng đạo làm người Hoạt động của con người bao giờ cũng liên quanđến các mối quan hệ giữa người và người, giữa các cá nhân và xã hội

Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của conngười, đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảmbảo cho cá nhân và cộng đồng tồn tại phát triển Sống trong xã hội, loài người

ai cũng phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra những con đường,cách thức và phương tiện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của cá nhân và cộngđồng, từ đó bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của bản thân và cộng đồng

Trong sự vận động phát triển của xã hội loài người suy cho cùng nhân

tố kinh tế là yếu tố quyết định Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa yếu tố đó thànhcái “duy nhất” thì sẽ dẫn tư duy và hành động đến những sai lầm đáng tiếc

Sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển của xã hội không thể thiếu vai trò của đạođức Và khi xã hội loài người có giai cấp, có áp bức, có bất công, chiến đấucho cái thiện đẩy lùi cái ác đã trở thành ước mơ, khát vọng, đã trở thành chấtmen, thành động lực kích thích, cổ vũ nhân loại vượt lên Đạo đức đã trởthành mục tiêu đồng thời cũng là động lực để phát triển xã hội Vai trò củađạo đức còn được biểu hiện thông qua các chức năng cơ bản của đạo đức:Chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng giáo dục, chức năng nhận thức

Đạo đức luôn được xem là yếu tố hợp thành nền tảng tinh thần của đờisống xã hội… Trong mỗi giai đoạn lịch sử, dù có biểu hiện khác nhau, nhưngđạo đức luôn khẳng định được vai trò to lớn của mình trong đời sống xã hội làđiều chỉnh ý thức, hành vi, quan hệ ứng xử giữa người với người bằng nhữngcông cụ đặc trưng của mình nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của xã hội Ở đâu có

Trang 14

con người, ở đó có quan hệ đạo đức Lương thiện, sống có ích, giàu tính nhânđạo, giá trị làm tròn các nghĩa vụ xã hội luôn là nhu cầu thường xuyên của conngười Những quy tắc chuẩn mực đạo đức của xã hội được duy trì thành nềnnếp, thói quen, hành vi đạo đức hằng ngày của mỗi người và trở thành phẩm chấtcao quý trong nhân cách con người Khi đó, đạo đức sẽ đóng vai trò động lựctinh thần có sức mạnh to lớn thúc đẩy con người tự giác, tự nguyện hành động vìcái thiện, chống lại cái ác, làm cho xã hội tồn tại và phát triển lành mạnh Giá trịđạo đức còn là tiêu chuẩn làm nên cái đẹp của con người Đạo đức góp phầnphát triển những giá trị văn hóa tinh thần cơ bản Chân - Thiện - Mỹ của xã hội.

Ngày nay để xây dựng xã hội mới, chúng ta đang cần có những conngười mới Những con người phát triển toàn diện cả đức và tài Tuy nhiên,cần chú ý trọng quan hệ giữa đức và tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luônnhắc nhở chúng ta phải coi trọng cả tài và đức nhưng phải lấy đức là gốc

* Đạo đức Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh bắt đầu sự nghiệp cứu nước bằng cách giáo dục lý tưởng

và đạo đức cách mạng cho mọi người Đồng thời, Người còn là hiện thân củađạo đức cách mạng, nêu gương sáng cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.Người là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng

Ở Hồ Chí Minh có sự thống nhất hoà quyện giữa chính trị, đạo đức, vănhoá, nhân văn: một nền chính trị rất đạo đức, rất văn hoá và đạo đức, văn hoálại rất chính trị Tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết là tư tưởng chính trị, địnhhướng chính trị nhưng dễ dàng tìm thấy một đạo đức trong sáng, một chủ nghĩanhân văn hoàn thiện, một nền văn hoá của tương lai Tư tưởng đạo đức “nướclấy dân làm gốc” lại nhằm phục vụ cho sự nghiệp chính trị vì nước, vì dân.Hoặc “trung với nước, hiếu với dân” là một tư tưởng chính trị đồng thời cũng

là một phẩm chất cơ bản của tư tưởng đạo đức Sự thống nhất trong tư tưởng

Trang 15

đạo đức Hồ Chí Minh còn là sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, nói điđôi với làm; giữa đức và tài; giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường.

Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh xem xét một cách toàn diện đối với

mọi giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động, đặc biệt là cán bộ, đảng viên Ngườiyêu cầu rèn luyện đạo đức trong các môi trường gia đình, công sở, xã hội Tấmgương và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có giá trị to lớn, lâu dài trong phạm vidân tộc và quốc tế Người đề cập đạo đức trong nhiều mối quan hệ khác nhau,nhưng chủ yếu là các mối quan hệ với mình, với người và với việc

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức mới, đạo đức cách mạng, tư tưởngđạo đức Hồ Chí Minh trong sáng, suốt đời tận trung với nước, tận hiếu vớidân, suốt đời tranh đấu cho Đảng, cho cách mạng Tư tưởng đạo đức Hồ ChíMinh luôn đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trướclợi ích của cá nhân mình Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp đạođức truyền thống của dân tộc với tinh hoa đạo đức của nhân loại, giữaphương Đông với phương Tây, được hình thành và phát triển từ yêu cầucủa sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam

Phải nhận thức rằng, Hồ Chí Minh đánh giá cao đạo đức truyền thốngdân tộc, đó là những đức tính sống có tình có nghĩa, có thủy có chung, cónhân có đức, có trước có sau, biết trung, biết hiếu

Ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin thực sự đem đến cho

Hồ Chí Minh một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức Người nâng caođạo đức truyền thống của dân tộc, chắt lọc tinh hoa đạo đức phương Đông,phương Tây để xây dựng một nền đạo đức mới Việt Nam, tạo ra sức mạnhtinh thần to lớn, kết hợp với sức mạnh vật chất đưa dân tộc Việt Nam đi tớinhững thắng lợi vẻ vang

Trang 16

Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là gốc của người cáchmạng, từ rất sớm và xuyên suốt cuộc đời cách mạng của mình Theo Hồ ChíMinh: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sựnghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấutranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi

được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới

hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [90, tr.601] Theo Hồ ChíMinh, đạo đức các mạng là: “Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, chocách mạng Đó là điều chủ chốt nhất” [90, tr.603] Có đạo đức cách mạng mớihoàn thành được sự nghiệp cách mạng vẻ vang, giúp cho con người luôn giữđược nhân cách, bản lĩnh làm người trong mọi hoàn cảnh, không dễ bị thayđổi trước những xoay vần, biến thiên của thời cuộc Hồ Chí Minh coi đạo đức

là gốc, là nguồn, là nền tảng Bởi vì, có tâm, có đức mới giữ vững được chủnghĩa Mác - Lênin, đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào cuộc sống

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh thườngxuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên, quần chúngnhân dân Tùy theo từng thời kỳ cách mạng, Người đã đề ra những yêu cầu đạođức phù hợp để mọi người phấn đấu rèn luyện, nhằm hoàn thành nhiệm vụ ngàycàng nặng nề, khó khăn, phức tạp hơn, từ đó mà giành thắng lợi ngày càng to lớncho cách mạng Theo Hồ Chí Minh: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời saxuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố.Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [90, tr.612]

Từ những quan niệm chung về đạo đức Hồ Chí Minh đưa ra những phẩm chấtđạo đức cơ bản của người cách mạng đó là: Trung với nước, hiếu với dân; Yêuthương con người, sống có nghĩa có tình; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;Tinh thần quốc tế trong sáng Hồ Chí Minh nêu lên ba nguyên tắc xây dựng nềnđạo đức trong xã hội đó là: Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức; xây

đi đôi với chống; phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Trang 17

Về vai trò của đạo đức, Hồ Chí Minh khẳng định: “Có đạo đức cáchmạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùibước” [90, tr.601] Đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàng trongmọi thử thách, khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thầngian khổ, chất phác, khiêm tốn, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ; lo hoànthành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không côngthần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa.

Nói về vai trò của đạo đức cách mạng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa

xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng: xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là xây dựng đờisống ấm no và hạnh phúc cho nhân dân… Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dângiầu, nước mạnh, mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mứcsống của nhân dân Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thành công của sựnghiệp cách mạng, của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Theo Hồ ChíMinh, cách mạng trước hết phải có Đảng, Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác - Lêninlàm nền tảng tư tưởng Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm tới côngtác xây dựng Đảng; yêu cầu Đảng phải nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, trítuệ, vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin vềxây dựng chủ nghĩa xã hội vào hoàn cảnh thực tiễn nước ta; Muốn xây dựng chủnghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa Con người là yếu tố quyết định

Do đó, Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, đàotạo, bồi dưỡng con người, đặc biệt là thế hệ trẻ Trong Di chúc Người viết: “Đảng

ta là một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo

đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” [91, tr.622]

1.1.2 Xuất phát từ thực trạng đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán

bộ, đảng viên và quần chúng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống

Về ưu điểm

Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệpxây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Tư tưởng chính trị, đạo đức,

Trang 18

lối sống là nền tảng và động lực tinh thần để phát triển xã hội Đạo đức là gốc củamỗi con người Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã ý thức sâu sắc về vai trò đặc biệtquan trọng của tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên cũng nhưcủa toàn xã hội đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam Vì vậy, Đảng luônquan tâm đến công tác giáo dục, xây dựng tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng,lối sống nhân văn cho cán bộ, đảng viên và toàn xã hội.

Từ sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trở thành Đảngcầm quyền, lãnh đạo Nhà nước, để ngăn ngừa nguy cơ tha hóa bởi quyền lực,Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt coi trọng việc giáo dục tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên; phòng, chống suy thoáitrong cán bộ, đảng viên trên các lĩnh vực này, quan tâm giáo dục lý tưởng,đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân

Trong thời kỳ đổi mới, do tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủquan, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộphận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn biến phức tạp Từ Hội nghị toàn quốc giữanhiệm kỳ khóa VII (tháng 01/1994) Đảng đã chỉ ra những biểu hiện của tình trạngnày và coi đó là một trong bốn nguy cơ cần quan tâm đấu tranh phòng, chống

Xét trên những lĩnh vực then chốt nhất của đạo đức, xã hội ta đã cónhững chuyển biến quan trọng Trong sự nghiệp đổi mới, cán bộ, đảng viênnhân dân ta đã sáng suốt, kế thừa và phát huy trí tuệ của dân tộc và thời đại,tiêu biểu là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng mộtcách phù hợp vào điều kiện của đất nước Đây là nhân tố hàng đầu bảo đảmcho đời sống tinh thần - đạo đức của xã hội phát triển đúng hướng

Ý thức phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh thầntrách nhiệm của cán bộ, đảng viên được nâng lên một bước

Nhiều nét mới trong giá trị văn hoá và chuẩn mực đạo đức từng bướcđược hình thành và ăn sâu vào tâm lý quốc dân

Trang 19

Tính năng động, tích cực của công dân được phát huy, sở trường và nănglực cá nhân được khuyến khích Không khí dân chủ trong xã hội tăng lên.

Thế hệ trẻ tiếp thu nhanh những kiến thức mới, trung thành, dũng cảm,khiêm tốn, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Đạo lý của dân tộc sống có tình có nghĩa, bầu ơi thương lấy bí cùng, lálành đùm lá rách được tiếp tục nhân rộng Những việc làm thiết thực hướng

về cội nguồn, về cách mạng và kháng chiến, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc,quý trọng các danh nhân văn hoá, đền ơn đáp nghĩa những người có công,giúp đỡ đồng bào hoạn nạn trở thành phong trào quần chúng

Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ và cácđoàn thể nhân dân Phát huy vai trò của MTTQ trong việc xây dựng khối đại đoànkết toàn dân, là trung tâm đoàn kết, tập hợp các tầng lớp, các lực lượng, các dân tộc,các tôn giáo, tạo thành một khối đoàn kết thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng

Nguyên nhân của những ưu điểm

Một là, Đảng luôn coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác

-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng vàNhà nước có bước tiến mới, cả về nội dung, hình thức, phương pháp, đem lạihiệu qủa, tạo được sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, giữđược ổn định chỉnh trị - xã hội

Hai là, Đảng thường xuyên nâng cao tính chủ động, kịp thời trong

cuộc đấu tranh bác bỏ các quan điếm chính trị phán động, sai trái, lệch lạc, góp phần làm thất bại âm mưu “diên biên hoà bình”, bạo loạn lật đổ

của các thế lực thù địch

Ba là, Đảng luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng trong và ngoài

nước, các bộ, ban ngành, địa phương; giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên có ý thứcrèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, có ý thức kỷ luật

Trang 20

Bốn là, tích cực chỉ đạo đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực,

có thái độ kiên quyết, nghiêm túc trong việc xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ,đảng viên vi phạm, góp phần tích cực trong xây dựng Đảng, nâng cao phẩmchất đạo đức cách mạng cho mọi cán bộ, đảng viên

Về hạn chế

Thứ nhất, công tác lý luận còn lạc hậu trên một số mặt, chưa đáp ứng

được đòi hỏi của thực tiễn đang vận động nhanh chóng, phong phú, phức tạp.Chưa giải đáp được nhiều vấn đề do thực tiễn đất nước đặt ra Lý luận chưalàm tốt chức năng định hướng cho hoạt động thực tiễn, cung cấp luận cứ khoahọc cho đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước

Thứ hai, một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa coi trọng công tác giáo dục

chính trị, tư tưởng, đạo đức cho cán bộ, đảng viên; việc nắm bắt diễn biến tưtưởng trong cán bộ đảng viên chưa kịp thời

Thứ ba, tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, cục bộ địa phương, dòng họ, vẫn

còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ đảng viên Việc thực hiện Chỉ thị số CT/TW ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trịvề việc thực hiện nếp sống văn minhtrong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ, kỷ niệm ngày truyền thống cònmột số nơi thực hiện chưa tốt

27-Thứ tư, một số bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nêu cao tính tiền phong

gương mẫu, lời nói chưa đi đôi với việc làm, cá biệt có cán bộ, đảng viênthiếu tu dưỡng rèn luyện, vi phạm kỷ luật, vi phạm phẩm chất đạo đức lốisống bị thi hành kỷ luật Đảng

Nguyên nhân hạn chế

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, tác động từ sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội trên thế

giới và các mặt tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, sự lợi dụng các phươngtiện truyền thông hiện đại bởi các thế lực phản động, thù địch để xuyên tạc,bóp méo tình hình thực tế của Việt Nam, cổ xúy cho lối sống hưởng lạc, thựcdụng, ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa, vị đồng tiền

Thứ hai, tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường.

Trang 21

Thứ ba, âm mưu, chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên

chưa được coi trọng đúng mức, hoạt động kém hiệu qủa Có biểu hiện xemnhẹ giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xem nhẹ giáodục đạo đức cách mạng

Thứ hai, công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận còn nhiều bất

cập, hiệu qủa thấp

Thứ ba, công tác quản lý cán bộ, đảng viên bị buông lỏng Nguyên tắc

tổ chức và sinh hoạt đảng chưa được chấp hành nghiêm túc

Thứ tư, bản thân một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn

luyện và học tập, để chủ nghĩa cá nhân phát triển, chi phối, làm xói mòn bảnchất tốt đẹp của người đảng viên cộng sản

Thứ năm, những yếu kém trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội vừa là

nguyên nhân, vừa là hệ qủa của tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lốisống

Thứ sáu, do một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa quan tâm thường xuyên đến

công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xây dựng, chỉnh đốn Đảng

1.2 Chủ trương của Đảng về thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

1.2.1 Mục đích, yêu cầu thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Đạo đức là bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần xã hội Trong quátrình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xácđịnh rõ vai trò và luôn luôn quan tâm đến giáo dục đạo đức, lối sống cho cán

bộ, đảng viên, đặc biệt khi Đảng ta trở thành đảng cầm quyền

Quán triệt và thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng về thực hiện nghịquyết Đại hội X, Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Tư tưởng - Văn hóaTrung ương đã bàn hành Hướng dẫn số 11-HD/TTVH ngày 06/12/2006 về thực

Trang 22

hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động “Học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” xác định:

* Mục đích

Một là, làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung

cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hai là, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trongcán bộ, đảng viên, công chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh

Ba là, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Bốn là, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ

nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng [65, tr.2]

* Yêu cầu

Để Cuộc vận động đạt mục đích nêu trong Chỉ thị số 06-CT/TW, cầnphải thực hiện tốt những yêu cầu sau:

Một là, tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh’’ trong toàn Đảng, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cácđoàn thể chính trị - xã hội và tuyên truyền sâu rộng trong toàn dân, bắt đầu từngày kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng 3/2/2007, kéo dài tới hết nhiệm kỳ Đại hộiX; hằng năm tiến hành sơ kết vào dịp 19/5, kỷ niệm ngày sinh nhật Bác

Hai là, kết hợp nội dung và các bước tiến hành Cuộc vận động vối

chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội X; Cuộc vận độngxây dựng, chỉnh đôn Đảng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranhphòng, chống tham nhũng

Ba là, thực hiện nghiêm túc nội dung các bước của Cuộc vận động,

như: học tập, kiểm điểm phễ bình, tự phê bình; thông qua chương trình renluyện đạo đức, lối sống; tổ chức quản lý và giám sát đạo đức, lối sống của cán

bộ, đảng viên, công chức

Trang 23

Bốn là, động viên quần chúng nhân dân tham gia xây dựng tô chức

đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; phát huy tính tự giác, tích cực học tập, rènluyện của mỗi cá nhân; phát động phong trào hành động sôi nổi, sâu rộngtrong cơ quan, đơn vị và toàn xã hội theo chủ đề “Học tập và làm theo tâmgương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với phong trào thi đua yêu nước “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá’’ [59, tr.1-2]

1.2.2 Đối tượng, nội dung, các bước tiến hành Cuộc vận động “Học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Căn cứ vào Hướng dẫn 11-HD/TTVH, ngày 6/12/2006 của Ban Tư tưởng

- Văn hóa Trung ương về thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW, xác định đối tượng, nộidung và các bước tiến hành Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh’’ như sau:

* Đối tượng tham gia Cuộc vận động

Đối tượng tham gia học tập và thực hiện Cuộc vận động là toàn thể cán

bộ, đảng viên, công chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể chính trị - xã hội;

tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong toàn dân; vận động nhân dân tích cựctham gia xây dựng tổ chức đảng, cơ quan quản lý hành chính nhà nước trongsạch về đạo đức, lối sống

* Nội dung Cuộc vận động

Đợt mở đầu năm 2007, tổ chức học tập tập trung ở từng đảng bộ cớ sở,

cơ quan quản lý hành chính nhà nước về tư tưởng và tấm gương đạo đức HồChí Minh Cấp ủy, lãnh đạo cơ quan phối hợp tổ chức chặt chẽ việc thảo luận,liên hệ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạnhiện nay Trên cơ sở đó đề ra những tiêu chuẩn đạo đức cụ thể để phấn đấu, rèn

luyện thường xuyên Từ năm 2008 đến 2011, hằng năm vào dịp 19/5 tiến hành

sơ kết Cuộc vận động Tổng kết Cuộc vận động vào đầu năm 2011 Nội dung

cụ thể theo hướng dẫn cụ thể hằng năm của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động

* Các bước tiến hành Cuộc vận động

Bước 1: Tổ chức học tập, liên hệ phê bình, tự phê bình

Trang 24

Tổ chức toàn đảng bộ (cơ quan) nghe giới thiệu về tư tưởng và tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh, với hai chuyên đề: “Đẩy mạnh học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay’’ và nghiên

cứu các tác phẩm: Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân và Đi chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị tổ chức lấy ý kiến của quần chúngnhân dân tại cơ quan, đơn vị, địa phương góp ý cho tổ chức đảng, cơ quan,

đơn vị và cán bộ, đảng viên, công chức về lĩnh vực đạo đức, lối sống Hình

thức lấy ý kiến bằng phiếu không ký tên và bằng tổ chức họp quần chúngnhân dân xin ý kiến, ghi biên bản Đối với các tổ chức đảng không có quầnchúng, cơ quan quản lý nhà nước, phải lấy ý kiến góp ý của cấp ủy đảng vàMặt trận Tổ quốc ở nơi cư trú Cấp ủy và thủ trưởng cơ quan tổng hợp, phânloại góp ý của nhân dân và chuyển các ý kiến này đến tập thể và cá nhân đượcnhân dân góp ý Nếu nhân dân phát hiện những sai phạm nghiêm trọng thìchuyển đến cơ quan kiếm tra đảng hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật theo quyđịnh của Điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước

Cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị tổ chức họp toàn thể đảng viên, cán bộ

cơ quan thảo luận về nội dung tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;tiếp thu ý kiến góp ý của quần chúng nhân dân; liên hệ với cơ quan, đơn vị vàbản thân; xác định những tiêu chuẩn đạo đức cụ thể của cơ quan, đơn vị, địaphương Xây dựng các biện pháp quản lý đạo đức, lối sống từng cá nhân cán

bộ, đảng viên, công chức Xây dựng kế hoạch rèn luyện đạo đức, lôi sống

Cấp ủy, lãnh đạo cơ quan tổ chức họp quần chúng nhân dân báo cáotiếp thu ý kiến của nhân dân

Với các hội viên, đoàn viên các đoàn thể chính trị chỉ tổ chức nghe giớithiệu về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; hướng dẫn hội viên,

đoàn viên xây dựng kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống Lãnh đạo

các đoàn thể chính trị động viên các hội viên, đoàn viên tham gia góp ý với tổchức đảng và cán bộ, đảng viên, công chức

Trang 25

Bước 2: Họp chi bộ, đảng bộ cơ quan công bố chương trình hành động

của đảng bộ, cơ quan thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh”

Từng cán bộ, đảng viên, công chức báo cáo trước tập thể kế hoạch tudưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của bản thân

1.2.3 Kế hoạch triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

* Thành lập Ban Chỉ đạo

Căn cứ Chỉ thị của Bộ Chính trị và Hướng dẫn của Ban Tư tưởng - Vănhóa Trung ương, cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng các bộ, ban, ngành, đoànthể chính trị, tỉnh, thành ủy ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Cuộc vậnđộng Trưởng Ban Chỉ đạo là Bí thư cấp ủy Tham gia Ban Chỉ đạo có lãnh

đạo chính quyền, các ban xây dựng đảng của cấp ủy, Mặt trận Tổ quốc và các

đoàn thể chính trị - xâ hội; Sở Văn hóa - Thông tin và các cơ quan thông tinđại chúng trên địa bàn Ban Tuyên giáo là thường trực Ban Chỉ đạo Ban Chỉđạo cấp bộ, ban, ngành, đoàn thể chính trị, tỉnh, thành phố trực tiếp chỉ đạoCuộc vận động qua Ban Chỉ đạo cấp huyện, quận và tương đương

Thành lập Ban Chỉ đạo cấp xã, phường, thị trấn và tương đươngtrực tiếp tổ chức thực hiện Cuộc vận động Trưởng Ban Chỉ đạo là Bí thưcấp ủy Tham gia Ban Chỉ đạo có lãnh đạo chính quyền, các ban xây dựngĐảng và lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội

* Biên soạn tài liệu

Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn Tài liệu phục vụ cho Cuộc vận động, gồm hai loại: Tài liệu học tập và tài liệu đọc.

Ngoài Tài liệu chung dùng cho Cuộc vận động do Trung ương phát hành,

các bộ, ngành, địa phương có thể biên soạn thêm các tài liệu tham khao phục vựcho Cuộc vận dộng với nội dung chủ yếu là các lời dạy, mẩu chuyện về Bác Hồ

với ngành, địa phương Thời gian hoàn thành: trước ngay 15/01/2007.

Trang 26

* Tập huấn báo cáo viên

Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức bồi dưỡng báo cáo viên giới thiệu các chuyên đề

về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho các tỉnh, thành phố, đảng

ủy khối cơ quan Trung ương Hình thức bồi dưỡng: tập trung, chia làm 3 khuvực; thời gian 2 ngày Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố, đảng ủy khối cơ quan Trungương lựa chọn mỗi đơn vị khoảng 20 cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có khảnăng truyền đạt tốt để bồi dưỡng làm báo cáo viên giới thiệu các chuyên đề về tưtưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại hội nghị các đảng bộ cơ sở, cơquan quản lý nhà nước Thời gian hoàn thành: trong tháng 01/2007

Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương cùng Bảo tàng Hồ Chí Minh tổchức triển lãm lưu động về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương phối hợp với Báo điện tử ĐảngCộng sản Việt Nam tổ chức cuộc thi báo cáo viền giỏi về kể chuyện tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh: ngày 19/5/2007 phát động; chung kết: ngày 19/5/2008

Ban Tư tưởng - Văn hỏa Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa - Thôngtin và các hội văn học, nghệ thuật có kế hoạch tuyên truyền sâu rộng Cuộcvận động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản vần hóa,văn nghệ [59, tr.6]

1.2.4 Về nhiệm vụ và giải pháp tổ chức thực hiện Cuộc vận động

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Một là, ở cấp Trung ương, thành lập Ban Chỉ đạo Cuộc vận động do

đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm Trưởng ban BanChỉ đạo Trung ương thống nhất sự chỉ đạo Cuộc vận động trong toàn Đảng,toàn dân Các bộ, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương và cáctỉnh, thành phố thành lập ban chỉ đạo do đồng chí bí thư cấp ủy, đảng đoàn,ban cán sự đảng làm trưởng ban, thống nhất chỉ đạo Cuộc vận động trongphạm vi ngành, địa phương, đơn vị

Trang 27

Hai là, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương là cơ quan thường trực của

Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫntriển khai Cuộc vận động, biên soạn tài liệu, chuẩn bị đội ngũ giảng viên phục

vụ Cuộc vận động, giúp Ban Chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thựchiện chỉ thị, định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Ba là, thường xuyên kiện toàn và củng cố Ban Chỉ đạo Cuộc vận động

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở các huyện, thị,thành ủy, đảng bộ trực thuộc đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, hiệu quảtrong tham mưu đề xuất, chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động đạt kết quả cao

Bốn là, chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương

đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đấu tranh phòng,chống tham nhũng, lãng phí, tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tự giác tu dưỡng,rèn luyện làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn xã hội, nhất là trongđội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và trong thế hệ trẻ

Năm là, các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị tập trung tuyên

truyền làm cho mọi tầng lớp người trong xã hội đều nhận thức đầy đủ, sâu sắc ýnghĩa, tầm quan trọng của Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh”, trở thành một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn xãhội Làm chuyển biến nhận thức và hành động của mọi cán bộ, đảng viên, nhândân nhằm đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, nâng cao ýthức trách nhiệm, thống nhất nhận thức và hành động, tạo sự đồng thuận, đoàn kếttrong xây dựng kinh tế, ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh

1.3 Đảng chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

1.3.1 Chỉ đạo thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Để chỉ đạo triển khai Cuộc vận động ngày 16/1/2007, Bộ Chính trị đãban hành Quyết định số 35-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương gồm

14 đồng chí, trong đó có 7 đồng chí là ủy viên Bộ Chính trị và 2 đồng chí Bí

Trang 28

thư Trung ương Đảng Ban Bí thư Trung ương cũng ban hành Quyết định số36-QĐ/TW thành lập Bộ phận giúp việc của Ban Chi đạo Trung ương gồmcán bộ lãnh đạo của một số cơ quan bộ, ban, ngành, báo, đài ở Trung ương.Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, cơ quan thường trực của Cuộc vận động,

đã ban hành Hướng dẫn số 11-HD/TT-VH, trong đó có hướng dẫn thành lậpBan Chỉ đạo Cuộc vận động các cấp Theo Hướng dẫn, cấp ủy, đảng, đoàn, bancán sự đảng các cấp đã ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Cuộc vận động, từtỉnh đến đảng bộ cơ sở, với Trưởng Ban Chỉ đạo là Bí thư cấp ủy

Trong quá trình chỉ đạo triển khai Cuộc vận động, tổ chức của Ban Chỉđạo các cấp đã có sự điều chỉnh, thay đổi, bổ sung theo yêu cầu và theo sự thayđổi vị trí công tác của một số thành viên Ban Chỉ đạo các cấp thành lập và banhành quy chế hoạt động của Bộ phận giúp việc, Tổ thư ký, phân công tráchnhiệm cụ thể cho các thành viên Có nơi mỗi thành viên Ban Chỉ đạo được phâncông phụ trách một số đơn vị cơ sở, tham gia sinh hoạt cùng đảng bộ cơ sở, chịutrách nhiệm về việc triển khai Cuộc vận động ở cơ sở Việc sớm thành lập vàthường xuyên hoàn thiện về tổ chức của Ban Chỉ đạo cac cấp đã góp phần triểnkhai có hiệu qủa Cuộc vận động trong suốt 5 năm qua

1.3.2 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình toàn khoá, thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Để tổ chức nghiên cứu sâu sắc, toàn diện tư tưởng đạo đức và tấmgương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn khoá, gắn với nhiệm vụchính trị và sự kiện lịch sử nổi bật trong từng năm, ngày 14/5/2007, Ban Chỉđạo Trung ương đã ban hành Kế hoạch số 03-KH/BTGTW, xác định các nộidung triển khai Cuộc vận động đến năm 2011

Theo Kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ chung nhất trong toàn khóa là giáodục, nâng cao nhận thức trong Đảng và xã hội về đạo đức Hồ Chí Minh, chú trọng

cả nội dung tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức để vận động cán bộ, đảngviên và các tầng lớp nhân dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người

Trang 29

Kế hoạch đã xác định nội dung chủ yếu trong từng năm, đồng thời yêu cầu tiếptục thực hiện các nội dung đã tổ chức nghiên cứu, quán triệt trong các năm trước.

Năm 2007, năm đầu tiên triển khai Cuộc vận động nên nhiệm vụ trọng

tâm là nghiên cứu những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức và tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh

Năm 2008, tiếp tục đẩy mạnh triển khai, đưa Cuộc vận động vào chiều

sâu; đồng thời vối việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh, đi sâunghiên cứu, vận động làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vềthực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu

Năm 2009, trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo các chuẩn

mực đạo đức Hồ Chí Minh, nhấn mạnh nội dung “Nâng cao ý thức tráchnhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”, gắn với kiểm

điểm 40 năm thực hiện Di chúc của Bác.

Năm 2010, gắn với kỷ niệm 80 năm thành lập Đảng và chuẩn bị Đại hội

Đảng các cấp tiến tới Đại hội XI, nhấn mạnh học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, “làđạo đức, là văn minh” Kế hoạch đã xác định cuối năm 2010, đầu năm 2011

sẽ tiến hành tổng kết Cuộc vận động trong toàn khóa

Việc xác định sớm, chính xác nội dung chủ đề, trọng tâm học tập tưtưởng đạo đức và vận động làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trongtoàn khóa, gắn với nhiệm vụ chính trị trọng tâm, sự kiện chính trị nổi bật hằngnăm đã có tác dụng tích cực, thiết thực để tạo nên nhận thức sâu sắc, toàndiện về tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minhtrong cán bộ, đảng viên, nhân dân, để mỗi người chủ động, tự giác làm theo

1.3.3 Chỉ đạo hướng dẫn và cụ thể hoá các chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Xuất phát từ yêu cầu vận dụng tư tưởng đạo đức và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh trong điều kiện mới Để các địa phương, ban, ngành, cơ quan,

Trang 30

đơn vị có cơ sở xây dựng các chuẩn mực đạo đức cụ thể theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh, Ban chỉ đạo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 09-HD/BTGTW,ngày 20/6/2007 về xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức theo tấm gương Chủtịch Hồ Chí Minh tại các địa phương, ban, ngành, cơ quan, đơn vị

Trên cơ sở các chuẩn mực và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh TheoHướng dẫn, từ nay đến năm 2011 cần tập trung xây dựng và thực hiện 5 nội dungchủ yếu, có tính cấp thiết để tạo ra những chuyển biến thật sự về đạo đức sau đây:

Một là, xây dựng tinh thần yêu nước, nhận thức đúng đắn và kiên định

thực hiện lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, ra sức phấn đấu

vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; chốngsuy thoái, dao động về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng; không nói trái, làmtrái với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Hai là, xây dựng và nêu cao ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân bằng

những việc làm thiết thực hằng ngày, tập trung sức giải quyết dứt điểm cáckhiếu nại, tố cáo chính đáng của nhân dân; chống lãnh đạm, vô cảm, quanliêu, mệnh lệnh, hách dịch, hành dân

Ba là, xây dựng tinh thần thương yêu, đoàn kết, hợp tác với đồng chí,

đồng đội, đồng nghiệp, đoàn kết, hợp tác quốc tế; chống chia rẽ, bè phái, cục

bộ địa phương, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi

Bốn là, xây dựng tinh thần cần, kiệm, coi trọng chất lượng, hiệu qủa

công việc; chống lười biếng, lãng phí, phô trương, hình thức

Năm là, xây dựng tinh thần liêm, chính, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm;

chống tham nhũng, dối trá, hối lộ, bê tha, trụy lạc, nói không đi đôi với làm,chạy theo danh vọng, địa vị, lợi ích cá nhân thuần túy, lạm dụng quyền lực

Thực hiện những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các cấp,ngành, địa phương, đơn vị; đối chiếu với 5 chuẩn mực đạo đức nêu trên, cấp

ủy, Ban Chỉ đạo các cấp và từng cán bộ, đảng viên xây dựng, thực hiện kếhoạch phấn đấu, rèn luyện thường xuyên, với các chuẩn mực cụ thể, phù hợp;

Trang 31

đưa vào nội dung sinh hoạt chi bộ, cơ quan, đơn vị hằng tháng và kiểm điểm,đánh giá công tác hằng năm

Qua 5 năm triển khai Cuộc vận động, trong đạo đức, lối sống của cán bộ,đảng viên và các tầng lớp nhân dân đã có những chuyển biến tích cực và khá rõrệt Kết qủa điều tra dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo Trung ương và BanTuyên giáo một số tỉnh, thành phố đều cho thấy, dư luận thừa nhận qua 5 nămtriển khai Cuộc vận động đã có sự chuyển biến khá rõ trong cán bộ, đảng viên vànhân dân về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Về tác động của Cuộc vận động đến nhận thức, có 84% người được hỏi chorằng đã có chuyển biến, trong đó có 19% cho rằng đã tạo được sự chuyểnbiến sâu sắc, gắn liền với ý chí tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảngviên Về những chuyển biến trong việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh năm 2010 so với năm 2007, theo kết qủa điều tra dư luận xã hội củaBan Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, có 82,5% người đượchỏi cho rằng đã có sự chuyển biến, trong đó có 39,3% cho rằng có chuyểnbiến tốt về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cáctầng lốp nhân dân, mức độ chuyển biến tốt cao nhất là trong nông dân(54,02%); tiếp đến là cán bộ hưu trí (41,18%), học sinh, sinh viên (40%);công nhân (40%) về chuyển biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,

có 30,5% người được hỏi cho rằng có chuyển biến tốt và 51,6 % cho rằng cóchuyển biến, về chống quan liêu, tham nhũng, có 66,6% người được hỏi chorằng có chuyển biến, trong đó có 22,8% cho rằng có chuyển biến tốt Về sựtham gia của các tầng lớp nhân dân, kết qủa điều tra dư luận xã hội của BanTuyên giáo Trung ương cho thấy đã có sự tham gia của tất cả các giai cấp,tầng lớp, nhóm xã hội, trong đó có 4 nhóm xã hội được đa số ý kiến (trên50%) đánh giá là đã tích cực thực hiện Cuộc vận động, gồm: cán bộ hưu trí(67%); bộ đội (61%); cán bộ, công chức bình thường (56%); cán bộ lãnhđạo, quản lý các ngành, các cấp (51%); công an (50%) [41, tr 486]

Trang 32

Theo đánh giá của dư luận xã hội, hầu hết các tầng lớp nhân dân đểu có

sự chuyển biến về đạo đức, lối sống, tuy ở mức độ khác nhau Điều đó chứng

tỏ Cuộc vận động đã có tác động sâu đến mọi tầng lốp, đối tượng, lĩnh vựchoạt động của xã hội, tạo nên những chuyển biến chung trong xã hội về họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Từ những vấn đề nêu trên, đã khẳng định sự cần thiết phải triển khai họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thông qua thực hiện Cuộcvận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị

số 06-CT/TW của Bộ Chính trị Thực hiện hướng dẫn của Trung ương, đa sốcác ngành, các địa phương đã xây dựng các chuẩn mực đạo đức phù hợp vớiđặc điểm và yêu cầu công tác Nhiều cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể, đơn

vị quân đội, công an có quan hệ tiếp xúc hằng ngày với nhân dân đã xây dựngcác quy tắc ứng xử trong quan hệ với nhân dân, khách hàng, đồng nghiệp, công

bố công khai tại trụ sở cơ quan để nhân dân kiểm tra, góp ý

Việc Ban Chỉ đạo Trung ương sớm cụ thể hóa các chuẩn mực đạo đứccách mạng theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngay sau khi học xong cácchủ đề trong năm 2007), kịp thời hướng dẫn các ngành, địa phương, đơn vị cụthể hóa đã có tác dụng làm sâu sắc hơn, thực tiễn hơn, cụ thể hơn nội dung họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở từng địa phương, cơ sở

1.3.4 Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Một là, tổ chức học tập nội dung tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh theo các chủ đề hằng năm

Thực hiện chương trình toàn khóa, nội dung học tập về tư tưởng đạo đức vàtấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 5 năm qua được tiến hành theo 7 chuyên đề,trong đó năm 2007, năm đầu tiên triển khai Cuộc vận động, toàn Đảng, toàn quân,toàn dân đã học tập 3 chuyên đề về những nội dung cơ bản nhất của tư tưởng đạođức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Trong các năm sau, việc học tập đi vào

Trang 33

các nội dung chuyên sâu, gắn với nhiệm vụ chính trị trọng tâm và các sự kiện lịch

sử nổi bật trong từng năm Đơn vị để tổ chức học tập, liên hệ là đảng bộ cơ sở

Nội dung các chủ đề đã thể hiện một cách sâu sắc, toàn diện về tư tưởngđạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Việc học tập đã được tổ chức khánghiêm túc trong Đảng và hệ thống chính trị, lôi cuốn được sự tham gia của đôngđảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên các đoàn thểchính trị Các địa phương đã sử dụng có hiệu quả đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh đểgiới thiệu các chuyên đề về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại các hộinghị do các đảng bộ cơ sở tổ chức Nhiều tỉnh, như: Đồng Nai, Thái Bình, Hà Nội,Thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng có hiệu quả đội ngũ báo cáo viên, đài phátthanh và truyền hình tỉnh, thành phố phục vụ cho việc học tập này Việc tổ chứchọc tập các chủ đề hằng năm đã nâng cao nhận thức, động viên, hướng dẫn làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên, nhân dân

Hai là, tổ chức Hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” từ cơ sở đến toàn quốc

Trong hai năm 2007 và 2008, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động các cấp đã tổchức hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Hội thi đãđược tổ chức từ cơ sớ, xã, phường, cụm xã, liên xã đến cấp quận, huyện vàtỉnh, ngành, khu vực, đến chung khảo toàn quốc Đã có 19.097 hội thi được tổchức, với sự tham gia của gần 235.000 lượt thí sinh dự thi Một số tổ chứcchính trị - xã hội - nghề nghiệp đã tổ chức hội thi dành cho các đối tượngriêng, như: Hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trongcông nhân viên chức lao động; Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” trongthiếu niên, học sinh phổ thông; Hội thi “Bác Hồ - Người là niềm tin tất thắng”trong các nhà báo ; Hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Trong tổ chức hội thi, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, như: Hà Nội,Thanh Hóa, Đảng bộ Công an Trung ương, Đảng bộ Quân sự Trung ương đã

Trang 34

có những cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện, đặc điểm đối tượng, địabàn, thu hút nhiều người, nhiều lứa tuổi, cả các chức sắc tôn giáo, người tuhành tham gia và lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân hào hứng theo dõi,

cổ vũ, động viên Hội thi còn là nơi để mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổithể hiện một cách chân thành, cảm động sự kính trọng, lòng cảm phục sâu sắccủa mình đối với Bác Hồ

Hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” không chỉđẩy mạnh tuyên truyền về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mà còn góp phầnquan trọng vào việc triển khai Cuộc vận động, động viên các tầng lớp nhândân trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Kết quả điều tra

dư luận xã hội do Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành năm 2010 cho thấy,

có tới 50% người được hỏi khẳng định Hội thi có nội dung phong phú, sâusắc, hấp dẫn và có sức lan tỏa sâu rộng

Ba là, tổ chức Cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và về Cuộc vận động:

Thực hiện yêu cầu nêu trong Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị,ngày 7/11/2006 Thường trực Ban Bí thư Trung ương đã chính thức phátđộng Cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật

và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gựơng đạo đức Hồ ChíMinh” Trong 3 năm (2007 - 2009), các hội văn học, nghệ thuật, hội nhàbáo, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình và đông đảo văn nghệ sĩ,nhà báo đã tích cực tham gia, thu được kết quả tốt

Các hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành, Hội Nhà báo Việt Nam ởTrung ương và tại 63 tỉnh, thành phố đều đã tiến hành Cuộc vận động sáng tác,quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí trong văn nghệ sĩ, nhàbáo, động viên sáng tác, biểu diễn, công bố các tác phẩm mới với nhiều thể loạiphong phú Hội Mỹ thuật Việt Nam đã dành một số trại sáng tác cho hội viên

Trang 35

về chủ đề Bác Hồ Cục Điện ảnh, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã tổ chức cuộc thisáng tác kịch bản về chủ đề Bác Hồ gắn với kỷ niệm 1000 năm Thăng Long -

Hà Nội, đổi mối đất nước Một số cơ quan báo chí đã có sự phối hợp tổ chứcCuộc vận động viết về các điển hình tiên tiến làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh trong cuộc sống hằng ngày, nhiều tác phẩm mới trong nhiều loại hình

nghệ thuật như: phim ảnh, nhạc phẩm, dân ca, nhạc kịch, tranh ảnh tượng nghệ thuật về đề tài Bác Hồ và về Cuộc vận động được sáng tác, biểu diễn Nhiều

bài báo hay viết về các gương điển hình “Hoc tập và làm theo tấm gương đaođức Hồ Chí Minh” gây được ấn tượng lớn trong xã hội có tác dụng động viên,

cổ vũ phong trào Ban Chỉ đạo Trung ương đã tiến hành tổng kết hằng năm vàodịp 19/5, kết hợp tổ chức biểu diễn, trưng bày triển lãm kết quả sáng tác, tổchức xét thưởng các tác phẩm và tác giả tiêu biểu

Bốn là, triển khai Cuộc vận động ở nước ngoài

Đảng ủy Ngoài nước đã triển khai sớm, đồng bộ Cuộc vận động trongcác tổ chức đảng, trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phù hợp vớiđiều kiện từng khu vực, từng nước, qua đó thực hiện tuyên truyền đối ngoạitrong nhân dân nước sở tại Đảng ủy Ngoài nước đã tổ chức bồi dưỡng kỹ cácbáo cáo viên giới thiệu các chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;phát động trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài Cuộc vận động sưutầm các tài liệu, hiện vật liên quan đến Bác Hồ ở các nước trên thế giới Hộithi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được tổ chức trongnhiều cộng đồng, từ cơ sở trở lên; lựa chọn được 31 báo cáo viên xuất sắc, ở

14 nước tham gia Hội thi khu vực tổ chức tại Hà Nội Những câu chuyện cảmđộng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua giọng kể của những người con

ở xa quê hương, có người nói không sõi tiếng Việt, đã gây được sự xúc độnglớn trong người nghe

Các hoạt động hội thảo quốc tế, tọa đàm, trao đổi về Chủ tịch Hồ ChíMinh được quan tâm tổ chức, đặc biệt trong năm 2010, qua đó nhấn mạnh hơn

Trang 36

đến tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Cuộc vận động Các chươngtrình phát thanh, truyền hình đối ngoại bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài đưatin thường xuyên, đậm nét về các hoạt động triển khai Cuộc vận động ở trongnước Thông tin, tuyên truyền chính diện về tư tưởng, tấm gương đạo đức HồChí Minh và về Cuộc vận động đã góp phần đấu tranh với các quan điểm sai trái,phản động, các hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch bên ngoài với ý đồxuyên tạc tư tưởng, bôi nhọ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Cùng với các hoạt động chủ yếu trên, Ban Chỉ đạo Trung ương tổ chứcchỉ đạo đồng thời nhiều hoạt động khác như: công tác tuyên truyền về Cuộcvận động; các hoạt động giao lưu, tọa đàm, biểu dương điển hình học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; hoạt động đưa nội dung tư tưởngđạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào chương trình giáo dục trongcác nhà trường…các hoạt động được tổ chức thưc hiện một cách bài bản,thống nhất, kết quả bước đầu đã góp phần tạo lên những chuyển biến tích cựctrong thực hiện Cuộc vận động

1.3.5 Chỉ đạo công tác sơ kết, tổng kết Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Trong quá trình triển khai Cuộc vận động, công tác sơ kết, tổng kết đãđược chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức định kỳ và trở thành nền nếp

Thời gian tổng kết hằng năm đã được điểu chỉnh, từ thời điểm giữa năm(vào dịp sinh nhật Bác) chuyển vào cuối năm, kết hợp với tổng kết năm để Cuộcvận động gắn bó chặt chẽ hơn với công tác xây dựng Đảng, thực hiện nhiệm vụchính trị Nội dung sơ kết, tổng kết được quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn theonhững nhiệm vụ cụ thể của địa phương, đơn vị Hình thức sơ kết, tổng kết đượctiến hành đa dạng, phong phú, gắn với các công tác thi đua - khen thưởng và đẩymạnh tuyên truyền Trong tổng kết năm 2009 và nhìn lại 3 năm triển khai Cuộcvận động, Ban Chỉ đạo Trung ương đã kết hợp tổ chức Hội nghị giao lưu, tọa

Trang 37

đàm, biểu dương các điển hình tiên tiến toàn quốc tại Hà Nội, với các nội dungsinh động, phong phú, tạo được ấn tượng sâu sắc trong dư luận xã hội.

Trong 5 năm triển khai Cuộc vận động ở Trung ương và địa phương, việcbiểu dương, khen thưởng đã được quan tâm và có tác động tích cực Các điểnhình tiên tiến được biểu dương kịp thời trong báo cáo sơ kết, tổng kết, đưa tin trênbáo chí, phát thanh, truyền hình, trong các sách “người tốt, việc tốt” có tác dụngđộng viên rất lớn đối với phong trào Các hình thức khen thưởng cũng khá phongphú Các địa phương, ban, ngành đều vận dụng Luật Thi đua - khen thưởng để đề

ra các hình thức động viên, khen thưởng phù hợp, như: tặng kỷ niệm chương, cấpgiấy chứng nhận, bằng tôn vinh góp phần thúc đẩy phong trào học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong Đảng và trong xã hội

Kết qủa qua 5 năm triển khai Cuộc vận động, đã tặng thưởng Huânchương lao động hạng ba cho 59 tập thể; tặng Bằng khen của Thủ tướngChính phủ cho 72 tập thể; tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 1012

cá nhân thuộc các tổ chức đảng trong và ngoài nước

*

* *

Nhận thức được ý nghĩa tầm quan trọng của việc thực hiện Chỉ thị CT/TW, qua 5 năm triển khai, Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh”, đã đi vào cuộc sống, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức

06-và bước đầu tạo chuyển biến trong việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhcủa cán bộ, đảng viên và nhân dân về sự cần thiết phải giữ gìn, rèn luyện đạo đức,

lối sống, phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Qua triển khai

Cuộc vận động, vấn đề đạo đức và rèn luyện đạo đức đã được đặt ra một cáchnghiêm túc, toàn diện trong Đảng và toàn xã hội, đặc biệt là trong công tác xâydựng Đảng Từ sự khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của tư tưởng đạo đức và tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh, đã góp phần củng cố niềm tin vào tư tưởng Hồ ChíMinh, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, là nền tảng tư tưởng của Đảng ta

Trang 38

Nội dung Cuộc vận động trong toàn khóa và hằng năm đã góp phần thựchiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng và từng cơ quan, đơn vị, góp phầnvào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng Trong công tác xâydựng Đảng, vấn đề đạo đức, giáo dục rèn luyện đạo đức được quan tâm hơn; nộidung Cuộc vận động đã được quán triệt trong các nghị quyết, chỉ thị của các cấp ủyĐảng; đưa vào sinh hoạt đảng định kỳ, có tác động nhắc nhở thường xuyên đối vớicán bộ, đảng viên Trong tổ chức làm theo, các cấp ủy đảng, bộ, ban, ngành, cơquan, đơn vị, địa phương đã có nhiều hình thức phong phú để vận động, cổ vũ,động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân chủ động làm theo tấmgương đạo đức của Bác với những việc làm cụ thể, thiết thực Đã có những chuyểnbiến tích cực về đạo đức, lối sống trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ở cơ sở.Nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh được phát hiện, biểu dương và được xã hội ghi nhận.

Chương 2 ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH HỌC TẬP

VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH (2011 - 2016) 2.1 Những yêu cầu đòi hỏi Đảng lãnh đạo tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (2011 - 2016)

2.1.1 Xuất phát từ yêu cầu đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong tình hình mới

Thắng lợi của cách mạng cũng như sự trưởng thành, lớn mạnh của Đảng

Cộng sản Việt Nam là kết qủa tổng hợp của rất nhiều yếu tố Nhưng có mộtthực tế không thể phủ nhận, đó là nhờ Đảng ta đã được vũ trang bằng lý luậncách mạng và khoa học nhất của thời đại - chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh Trong giai đoạn tới, việc tiếp tục kiên định và vận dụng sáng tạochủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của ViệtNam vẫn là một tất yếu khách quan, là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết

Trang 39

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ Luận cương chính trịtháng 10/1930 cho đến văn kiện Đại hội VI đều khẳng định chủ nghĩa Mác -Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cáchmạng Việt Nam Từ Đại hội VII đến XI, Đảng ta có sự phát triển, bổ sungmới: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nềntảng tư tưởng của Đảng” Đây là biểu hiện về nhận thức đúng đắn, sâu sắc vềmối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đảng ta đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh vào công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đại hội

XI của Đảng (tháng 01/2011) đã tổng kết thực tiễn 25 năm đổi mới và rút ra một

số bài học kinh nghiệm, trong đó có bài học: “trong bất kỳ điều kiện và tình huốngnào, phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụngsáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mụctiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” Như vậy, Đảng ta xác định rất rõ ràng:công cuộc đổi mới hiện nay phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh…

Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và pháttriển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởngcủa Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng Lịch sử đã chứng minh, nếu

mơ hồ, dao động về hệ tư tưởng thì sẽ lúng túng trong hoạch định chủ trương, đườnglối, rối loạn trong tổ chức và tất yếu dẫn đến thất bại trong hành động Vì vậy, kiênđịnh và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề

có tính nguyên tắc đối với Đảng ta, là nhiệm vụ quan trọng trong toàn bộ công tác tưtưởng, lý luận, nhất là trong bối cảnh mới của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ởnước ta Điều đó càng đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam tuyệt đối không được xa rờihoặc từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Trái lại, cần kiên định, vận

Trang 40

dụng, linh hoạt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên chính mảnh đấthiện thực Việt Nam hiện nay Những “lý sự” cố tình tách rời, cô lập tư tưởng Hồ ChíMinh với chủ nghĩa Mác - Lênin là hoàn toàn trái với quan điểm, đường lối của Đảng

ta Chúng ta phải kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch đó đểbảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm thực hiệnthắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Đúng như Đảng ta đã nhận định: Âm mưu cơ bản, lâu dài của các thế lực thùđịch, cơ hội, là xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thủ tiêu sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, đưa nước

ta theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản Để thực hiện âm mưu đó, chúng tăng cường

sử dụng “diễn biến hòa bình”, gây ra những “điểm nóng” - một chiến lược nằmtrong hệ thống chiến lược phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc Trên lĩnh vực tưtưởng chính trị, đã xuất hiện quan điểm nhìn nhận, đánh giá khác với quan điểmcủa Đảng ta về một số vấn đề, trong đó có sự nhìn nhận, đánh giá về các vấn

đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo, tự do báo chí…” Đây là vấn đề rất

nguy hiểm, khi các thế lực thù địch đang ra sức tác động để chuyển hoá tư tưởng,nhằm hình thành trong nội bộ ta những quan điểm, tư tưởng tư sản, tư tưởng chínhtrị đối lập Vì vậy, cần đẩy mạnh, nâng cao chất lượng thực hiện học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo chuyển biến căn bản trong việc ngăn chặn,từng bước đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộphận cán bộ, đảng viên và nhân dân Chủ động phòng, chống âm mưu, thủ đoạn

“diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, ngăn chặn, đẩy lùi “tự diễn biến”, “tự chuyểnhóa” và tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, bác bỏ các luận điệutuyên truyền phản động, làm thất bại âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” củacác thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng trong tình hình mới

2.1.2 Xuất phát từ yêu cầu xây dựng, chỉnh đốn Đảng về đạo đức cách mạng trong tình hình mới

Ngày đăng: 06/01/2019, 16:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2003), Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 27/3/2003 của Ban Bí thư, Về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 27/3/2003của Ban Bí thư, Về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tưtưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng
Năm: 2003
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2014), Bảo cáo số 20-BC/TW ngày 25/08/2014, Về sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị, Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo cáo số 20-BC/TW ngày25/08/2014, Về sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của BộChính trị, Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh, phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng
Năm: 2014
3. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2007), Quyết định số 36-QĐ/TW ngày 17/1/, Về thành lập Bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 36-QĐ/TW ngày 17/1/, Vềthành lập Bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng
Năm: 2007
4. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2012), Quy định số 101-QĐ/TW ngày 7/6/2012, Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định số 101-QĐ/TW ngày7/6/2012, Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là cánbộ lãnh đạo chủ chốt các cấp
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng
Năm: 2012
5. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2013), Kết luận số 57-KL/TW ngày 08/3 /2013, Về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết luận số 57-KL/TW ngày 08/3 /2013,Về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị chocán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng
Năm: 2013
6. Ban Chấp hành Trung ương (1997), Nghị quyết số 03, ngày 18/6/1997, Về chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 03, ngày 18/6/1997, Vềchiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 1997
7. Ban Chấp hành Trung ương (2007), Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30/3/2007, Về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30/3/2007,Về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 2007
8. Ban Chấp hành Trung ương (2007), Quy định số 94-QĐ/TW ngày 15 tháng 10 năm 2007, Về việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định số 94-QĐ/TW ngày 15 tháng10 năm 2007, Về việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 2007
9. Ban Chấp hành Trung ương (2007), Quyết định số 58-QĐ/TW ngày 07/5/2007, Về việc ban hành quy chế về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Quyết định số 58-QĐ/TW ngày07/5/2007, Về việc ban hành quy chế về chế độ kiểm tra, giám sát côngtác cán bộ
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 2007
10. Ban Chấp hành Trung ương (2009), Kết luận số 37-KL/TW ngày 02/22009, Về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết luận số 37-KL/TW ngày02/22009, Về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từnay đến năm 2020
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 2009
11. Ban Chấp hành Trung ương (2011), Kế hoạch số 03-KH/TW ngày 01/07/2011,Về triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ này đến năm 2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch số 03-KH/TW ngày01/07/2011,Về triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ này đến năm 2015
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 2011
12. Ban Chấp hành Trung ương (2011), Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2011, Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 01tháng 11 năm 2011, Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểmtra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 2011
13. Ban Chấp hành Trung ương (2012), Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21 tháng 12 năm 2012, Về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21 tháng 12 năm 2012, Về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 2012
14. Ban Chấp hành Trung ương (2012), Kết luận số 21-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2012 tại Hội nghị lần thứ năm BCHTW khóa XI , Về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba BCHTW khoa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết luận số 21-KL/TW ngày 25tháng 5 năm 2012 tại Hội nghị lần thứ năm BCHTW khóa XI , Về việctiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba BCHTW khoa X vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chốngtham nhũng, lãng phí
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 2012
15. Ban Chấp hành Trung ương (2012), Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 21 tháng 03 năm 2012, Ban hành Quy chế giám sát trong Đảng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 21tháng 03 năm 2012, Ban hành Quy chế giám sát trong Đảng
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 2012
17. Ban Chấp hành Trung ương (2015), Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận- thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2015), Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lýluận- thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2015)
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2015
18. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 02/2/2008, Về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày02/2/2008, Về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổchức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Năm: 2008
19. Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động (2007), Hướng dẫn số 09-HD/BTGTW ngày 20/6/2007 về xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các địa phương, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn số 09-HD/BTGTWngày 20/6/2007 về xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức theo tấm gươngChủ tịch Hồ Chí Minh tại các địa phương, ban, ngành, cơ quan, đơn vị
Tác giả: Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động
Năm: 2007
20. Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động (2007), Kế hoạch số 03- KH/BTGTW ngày 14/5/2007, Về triển khai thực hiện Cuộc vận động“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” từ nay đến năm 2011, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch số 03-KH/BTGTW ngày 14/5/2007, Về triển khai thực hiện Cuộc vận động"“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” từ nay đếnnăm 2011
Tác giả: Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động
Năm: 2007
21. Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động (2007), Hướng dẫn số 09- HD/BTGTW, ngày 20/6/2007, Về xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn số 09-HD/BTGTW, ngày 20/6/2007, Về xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạođức theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các địa phương, ngành,cơ quan, đơn vị
Tác giả: Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w