II. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn
7. Các giải pháp đối với nợ quá hạn.
Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu đồng thời đây cũng là hoạt động tiền ẩn nhiều rủi ro nhất của ngân hàng, trong hoạt động tín dụng thì nợ quá hạn được coi là vấn đề khó tránh khỏi và đay cũng là vấn đề tiềm ẩn rủi ro cao nhất. Chính vì vậy muốn hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả, đảm bảo sự tồn tại và phát triển, không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng thì ngân hàng phải tích cự tìm mọi biện pháp xử lý nợ quá hạn. Để xử lý nợ quá hạn có hiệu quả thì trước hết ngân hàng phải làm rõ nguyên nhân của nợ quá hạn, ngân hàng phải liên lạc với khách hàng để thảo luận về vấn đề nợ, kiểm
tra tình hình tài chính, tình hình tà sản thế chấp, tinh thần trách nhiệm trả nợ tiền vay của khách hàng. Nếu các khoản vay sắp đến hạn trả mà mà khách hàng đưa ra yêu cầu gia hạn nợ, để biết được yeu cầu của khách hàng có chínhđáng hay không đòi hỏi ngân hàng phải kiểm tra cẩn thận nhất là các cán bộ tín dụng cho các hộ đó vay. Khi đó có thể đưa ra hướng giải quyết thích hợp nhất vừa có lợi cho ngân hàng vừa tạo điều kiên cho các hộ có kế hoạch trả nợ ngân hàng đúng hạn. Các giải pháp cụ thể:
7.1. Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả, ngăn ngừa nợ quá hạn tiềm ẩnvà nợ quá hạn mới phát sinh. và nợ quá hạn mới phát sinh.
- Chất lượng tín dụng cao còn thể hiện qua công tác thu nợ có hiệu quả. Do đó ngân hàng cần xây dựng một hệ thống quản lý nợ và thu nợ để nhắc nhở những khoản nợ đến hạn của khách hàng cũng như đôn đốc họ trả nợ
- Duy trì các hoạt động tổ chức phân tích tình hình dư nợ ở từng xã, từng cán bộ và từng khách hàng. Thông qua việc phân tích nhằm xác định món vay có vấn đề, nợ quá hạn theo các mức độ khác nhau để có biện pháp xử lý thu nợ kịp thời, ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh
7.2. Ngân hàng chủ đông tìm các dự án và tư vấn cho khách hàng
Một nguyên nhân dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ là khách hàng không biết sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và tiêu thụ ở đâu. Vì vậy nhu cầu tư vấn của khách hàng rất lớn. Để giải quyết vấn đề này, Ngân hàng cần thực hiền các giải pháp sau:
- Ngân hàng chủ động phối hợp cùng các ngành khác tìm các dự án sản xuất, kinh doanh đưa đến cho khách hàng và trợ giúp vốn cho khách hàng. Ngân hàng giúp cho khách hàng lập dự án và tính toán khả năng sinh lời của dự án.
- Ngân hàng phối hợp cới các cơ quan khoa học, kỹ thuật đẻ giúp tư vấn cho khách hàng về kỹ thuật sản xuất, về các hoạt động liên quan đến sản xuất
kinh doanh, về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Ngân hàng tổ chức các lớp đào tạo cho cán bộ tín dụng vè KHKT liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, về pháp luật… để cán bộ tín dụng trực tiếp tư vấn cho khách hàng.
- Ngân hàng tư vấn cho khác hàng về các vấn đề pháp lý liên quan đến các hợp đồng sản xuất, kinh doanh, hợp đồng thực hiện dự án khi có nhu cầu.
- Nhân hàng chủ động phối hợp cùng các nghành khác tìm thị trường cung ứng và thị trường tiêu thụ sản phẩm cho khác hàng. Đồng thời Ngân hàng cũng thực hiện cho hộ sản xuất vay thông qua các Công ty cung ứng vật tư và tổ chức bao tiêu sản phẩm. Đây là hình thức cho vay gián tiếp đến hộ sản xuất của Ngân hàng với quy trình tín dụng có cơ cấu 3 bên: Ngân hàng, Công ty cung ứng vật tư hoặc đơn vị bao tiêu sản phẩm và hộ sản xuất.
7.3. Đưa ra các sản phẩm khuyến khích.
Các sản phẩm này vừa khuyến khích hộ sản xuất vay vốn vừa khuyến khích hộ trả nợ đúng kỳ hạn.
Khuyến khích hoàn vốn nhanh: Theo đặc tính này, Ngân hàng định ra một mức lãi xuất cao hơn mức lãi xuất vay thông thường. Nếu khách hàng trả lãi và gốc đúng kỳ hạn hoặc trước hạn thì vào ngày đáo hạn khách hàng đó sẽ được hưởng một phần số lãi mà họ đã thanh toán trong ngân hàng. Yếu tố này thúc đẩy họ thanh toán đúng hạn. Bên cạnh đó, đặc tính này tạo ra sự gặp gỡ thường xuyên giữa ngân hàng và khách hàng , sự giao dịch thường xuyên này giúp cho ngân hàng giám sát và đưa ra giải pháp giám sát nợ khó đòi có thể xảy ra hoặc hỗ trợ khách hàng trong sản xuất.
Cho vay trả góp: Việc thu nợ gốc vào cuối kỳ hạn nợ đã không tạo cho khách hàng thói quen trả nợ đặc biệt là đối với những hộ thu nhập thấp. Vì vậy ngân hàng đưa ra phương thức cho vay trả góp, phương thức này cho phép khách hàng trả nợ gốc làm nhiều lần trong kỳ hạn vay. Số lần trả nợ gốc phụ
thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và các khoản thu nhập để trả nợ của khách hàng.
Lãi suất linh hoạt: Ngân hàng định ra nhiều mức lãi suất khác nhau ứng với từng mức vay tiền cụ thể, từng loại hình sản xuất kinh doanh cụ thể để khuyến khích khách hàng vay vốn tập trung vào những mục tiêu phát triển kinh tế cụ thể của đất nước và địa phương.
Kết hợp tín dụng với tiết kiệm:Ngân hàng đưa ra sản phẩm tiết kiệm nhằm khuyến khích hộ sán xuất đặc biệt là hộ có thu nhập thấp gửi tiết kiệm và vay vốn hoàn trả đúng hạn, ứng với mỗi số tiền tiết kiệm khách hàng được vay một hạn mức tín dụng có ưu đãi hơn về lãi xuất, thời hạn. Sản phẩm này vừa giải quyết vấn đề về tài sản thế chấp, vừa là một bảo đảm để khách hàng trả tiền vay đúng hạn đồng thời lại góp phần giúp các hộ sản xuất tiết kiệm tiền nâng cao mức sống, mở rộng sản xuất kinh doanh.
7.4. Duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng vay vốn
Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn là mối quan hệ hai chiều chặt chẽ. Ngân hàng hộ trợ về vốn cho sản xuất kinh doanh của khách hàng và ngược lại, khách hàng vay vốn đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Do đó chính sách đối với khách hàng vay vốn là trọng tâm trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Tuỳ từng đối tượng hộ vay, ngân hàng có những chính sách thích hợp: Đối với khách hàng vay vốn lần đầu, nhân viên ngân hàng phải xoá bỏ tâm lý e ngại ban đầu thông qua việc chủ động giúp đỡ họ giải quyết những vướng mắc về thủ tục vay, cách thức giải ngân, thu lãi và nợ gốc. Tiến hành giải ngân nhanh chóng sau khi xét duyệt cho vay để tạo ra ấn tượng ban đầu tốt đẹp về hình ảnh của ngân hàng.
Đối với khách hàng đã có quan hệ từ trước và có tín nhiệm, ngân hàng có thể ưu đãi về lãi xuất cho vay, giảm bớt các điều kiện vay vốn… Mặt khác nếu
trong quá trình kinh doanh khách hàng gặp khó khăn chưa trả được nợ thì ngân hàng có thể gia hạn nợ hoặc diều chỉnh kỳ hạn nợ để họ yên tâm tiếp tục sản xuất kinh doanh. Các cán bộ ngân hàng cũng nên thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ, tết đối vợi các khách hàng vay lớn có tín nhiệm cao để thắt chặt quan hệ.