1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu nội dung và tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập theo chương trình môn học giáo dục thể chất các trường đại học (TT)

27 515 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 302,42 KB

Nội dung

Nguyễn Thị Quyên 2016,"Thực trạng nội dung và tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục thể chất của sinh viên các trường Đại học", Tạp chí khoa học đào tạo và huấn l

Trang 1

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

Trang 2

2

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh

Người hướng dẫn khoa học: 1 Hướng dẫn 1: GS.TS Lưu Quang Hiệp

2 Hướng dẫn 2: PGS.TS Trần Đức Dũng

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ tại: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Vào hồi giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

1 Thư viện Quốc gia Việt Nam

2 Thư viện Trường Đại học TDTT Bắc Ninh

Trang 3

3

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1 Nguyễn Thị Quyên (2016), "Thực trạng chương trình môn học giáo dục thể

chất của sinh viên các trường Đại học", Tạp chí khoa học thể dục thể thao (Số 2/2016), Từ tr 16 đến tr 19 Viện khoa học TDTT

2 Nguyễn Thị Quyên (2016),"Thực trạng nội dung và tiêu chuẩn kiểm tra đánh

giá kết quả học tập môn học giáo dục thể chất của sinh viên các trường Đại học", Tạp chí khoa học đào tạo và huấn luyện thể thao (Số 2/2016), Từ tr 68 đến tr 71 Trường

Đại học TDTT Bắc Ninh

Trang 4

A GIỚI THIỆU LUẬN ÁN

1 MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết: Kiểm tra, đánh giá có liên quan chặt chẽ đến quá trình giảng

dạy của giáo viên và quá trình học tập của sinh viên Nó có tầm quan trọng đặc biệt, trước hết giáo viên thu được thông tin ngược lại theo đường liên hệ bên ngoài về các mặt tri thức, kỹ năng để có thể điều chỉnh kế hoạch trong giai đoạn tiếp theo, thứ hai thông qua kiểm tra giúp cho học sinh đánh giá được những vấn đề mà chính họ thu nhận được trong quá trình học tập, nhằm điều chỉnh kịp thời các hoạt động giúp họ đạt được hiệu quả cao hơn Đó cũng chính là chất xúc tác nâng cao chất lượng đào tạo

Kiểm tra đánh giá là một trong những khâu then chốt quyết định tới kết quả

đào tạo ở tất cả các cấp học Cùng với việc mở rộng quy mô đào tạo, tổ chức đào tạo

theo tín chỉ đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, thì đổi mới trong kiểm tra đánh giá cũng là một vấn đề quan trọng bởi lẽ trong thực tiễn với các trường đại học nói chung vẫn tồn tại mâu thuẫn gay gắt giữa yêu cầu kiểm tra đánh giá khách quan với khả năng chủ quan của người thầy, giữa yêu cầu giảng dạy với khả năng học tập của sinh viên, giữa năng lực của sinh viên với yêu cầu thực tiễn

Qua khảo sát sơ bộ thực trạng nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo chương trình môn học giáo dục thể chất ở một số trường đại học, chúng tôi nhận thấy còn nhiều điểm bất cập như: Nội dung đánh giá kết quả học tập không đồng nhất, các tiêu chuẩn đánh giá chưa được kiểm định độ tin cậy và tính thông báo, tiêu chuẩn đánh giá còn mang tính chủ quan Chính điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất trong các trường đại học Vấn đề cấp thiết đặt ra là cần xây dựng một thang điểm đánh giá kết quả học tập môn GDTC nói chung cho sinh viên các trường Đại học không chuyên về TDTT để tạo sự thống nhất chung trong đánh giá môn học nói chung lại chưa được quan tâm đúng mức

Xuất phát từ những lý do nêu trên nên tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nội dung và tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập theo chương trình môn học giáo dục thể chất các trường đại học”

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác GDTC ở các

trường đại học, luận án xác định nội dung và tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập theo chương trình môn học GDTC, đảm bảo yêu cầu đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để giải quyết mục đích nghiên cứu đã đặt ra, đề tài xác

định giải quyết ba nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập

môn giáo dục thể chất của sinh viên các trường đại học

Nhiệm vụ 2: Xác định nội dung đánh giá kết quả học tập theo chương trình

môn học giáo dục thể chất các trường đại học

Nhiệm vụ 3: Xây dựng tiêu chuẩn đánh kết quả học tập môn giáo dục thể chất

của sinh viên các trường đại học

Trang 5

2 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án đã đánh giá được thực trạng công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên các trường đại học thông qua các mặt: Nội dung chương trình, nội dung dạy học; Cách thức tổ chức thực hiện chương trình; Mức độ phù hợp của chương trình; Hình thức, nội dung, tiêu chuẩn kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên trên 32 trường đại học làm cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng nội dung và tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập theo chương trình môn học Giáo dục thể chất các trường đại học

Luận án đã xác định được nội dung, tiêu chí đánh giá kết quả học tập theo chương trình môn học Giáo dục thể chất của sinh viên các trường đại học theo hình thức đào tạo tín chỉ

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như kết quả nghiên cứu kể trên, luận án đã xây dựng được 11 bảng tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên các trường đại học Bước đầu tác giả đã tiến hành kiểm nghiệm các tiêu chuẩn đã xây dựng trên đối tượng là sinh viên các khoá của trường đại học Hồng Đức Thanh Hoá kết quả kiểm ngjhiệm cho thấy tính khả quan

3 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Luận án gồm 146 trang A4, gồm các phần: Mở đầu (04 trang); Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu (40 trang); Chương 2: Phương pháp tổ chức nghiên cứu (17 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (81 trang); Kết luận và kiến nghị (04 trang) Trong luận án có 29 bảng số liệu, 08 biểu đồ Ngoài ra luận án sử dụng 96 tài liệu tham khảo, trong đó có 93 tài liệu bằng tiếng Việt, 01 tài liệu bằng tiếng Anh, 02 tài liệu bằng tiếng Nga và phần phụ lục

B NỘI DUNG LUẬN ÁN CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Luận án đề cập đến 09 vấn đề sau:

1.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác GDTC và thể thao trường học 1.2 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với TDTT và của Bộ Giáo dục và Đào tạo về GDTC và thể thao trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3 Vài nét về đào tạo theo niên chế và đào tạo theo tín chỉ

1.4 Khái niệm, hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá

1.5 Vai trò của kiểm tra, đánh giá

1.6 Các quan điểm đánh giá giáo dục và thành quả học tập ở bậc đại học

1.7 Công tác đánh giá kết quả học tập ở bậc đại học

1.8 Xu hướng đổi mới nội dung kiểm tra đánh giá và công tác kiểm tra đánh giá môn học GDTC ở các trường đại học

1.9 Một số công trình nghiên cứu có liên quan

Nội dung các vấn đề nêu trên được trình bầy từ cụ thể từ trang 05 đến trang 44 trong luận án

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng 06 phương pháp nghiên cứu thường quy bao gồm:

Trang 6

Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu;

Phương pháp phỏng vấn tọa đàm;

Phương pháp quan sát sư phạm;

Phương pháp kiểm tra sư phạm;

Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Phương pháp toán học thống kê

2.2 Tổ chức nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

2.2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng chủ thể nghiên cứu của luận án là các nội dung và tiêu chuẩn kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục thể chất của sinh viên

2.2.1.2 Khách thể nghiên cứu

Các giáo viên giảng dạy môn GDTC tại các trường Đại học, sinh viên các trường đại học

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu

2.2.2.1 Phạm vi không gian nghiên cứu

Luận án được tiến hành nghiên cứu tại: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hoá và các trường đại học

2.2.2.2 Phạm vi thời gian nghiên cứu

Toàn bộ luận án được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9/2011 đến tháng 12/2015, được chia làm 4 giai đoạn

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên các trường đại học

3.1.1 Thực trạng nội dung chương trình môn học giáo dục thể chất của sinh viên các trường đại học

3.1.1.1 Hình thức đào tạo môn GDTC cho sinh viên

Để có thể xác định được thực trạng chương trình giảng dạy môn học GDTC của sinh viên các trường đại học, luận án tiến hành khảo sát 32 trường đại học trên cả nước theo nguyên tắc lựa chọn như sau: Các trường vùng đồng bằng thành phố 12 trường, các trường vùng trung du 10 trường và các trường vùng miền núi 10 trường Kết quả khảo sát thực trạng chương trình giảng dạy môn học giáo dục thể chất được xác định thông qua phiếu hỏi trực tiếp các cán bộ quản lý của các trường, các giáo viên và sinh viên đang giảng dạy và học tập tại các trường đại học (mục 2.1.2) Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.1

Bảng 3.1 Hình thức đào tạo môn GDTC cho sinh viên (n=32)

Trang 7

dục và đào tạo là đưa chương trình GDTC vào trong trường học giảng dạy và nâng cao thể lực cho sinh viên Có 8/32 trường giảng dạy môn học này theo niên chế học phần chiếm tỷ lệ 25% và 24 trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ chiếm tỷ lệ 75%

3.1.1.2 Nội dung chương trình giảng dạy môn GDTC tại các trường Đại học

Theo kết quả khảo sát tại bảng 3.1 chỉ có 24/32 trường giảng dạy môn GDTC cho sinh viên theo hệ thống tín chỉ, công việc tiếp theo của luận án là phải xác định xem 24 trường này lựa chọn các môn thể thao nào để giảng dạy cho sinh viên Để làm được điều đó, luận án sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu tham khảo

đó là các chương trình giảng dạy, giáo án giảng dạy môn GDTC của 24 trường đại học giảng dạy cho sinh viên theo hệ tín chỉ Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.2

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát thực trạng nội dung chương trình giảng dạy

môn GDTC tại các trường Đại học (n=24)

có thể lựa chọn nội dung môn học cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường mình Trong đó môn học được các trường giảng dạy nhiều nhất là 24/24 trường chiếm tỷ lệ 100% có giảng dạy môn điền kinh Môn bóng ném và môn bơi ít được các trường giảng dạy với lần lượt là 8 và 10 trường chiếm tỷ lệ 33.33 và

Trang 8

Bảng 3.3 Thực trạng giảng dạy lý thuyết các môn thể thao

cho sinh viên các trường đại học

Kết quả bảng 3.3 cho thấy, hầu hết các trường đều có tổ chức giảng dạy lý

thuyết các môn thể thao cho sinh viên chiếm tỷ lệ từ 11.11 - 90% Tuy nhiên, ở một

số môn thể thao việc tổ chức giảng dạy lý thuyết các môn thể thao rất bị coi nhẹ hay

thậm chí là không giảng dạy

3.1.1.4 Thực trạng khối lượng kiến thức của các môn thể thao được đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường Đại học

Để có thể xác định được thực trạng khối lượng kiến thức của 12 môn thể thao này được các trường sử dụng như thế nào, luận án tiến hành khảo sát chương trình, nội dung giảng dạy của từng chương trình giảng dạy đặc biệt là xác định một cách chính xác số lượng tín chỉ ở từng môn thể thao được giảng dạy ở từng trường, sau đó tổng hợp lại và xác định theo tỷ lệ % số tín chỉ ở từng môn thể thao mà các trường áp dụng để giảng dạy cho sinh viên Kết quả khảo sát thực trạng khối lượng kiến thức được trình bày tại bảng 3.4

Bảng 3.4 Thực trạng khối lượng kiến thức các môn thể thao

Trang 9

với số trường sử dụng từ 1 đến 24 trường

3.1.1.5 Đánh giá mức độ phù hợp của chương trình các môn thể thao được đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường Đại học

Đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu hỏi đồng thời qua trao đổi với các giáo viên đang giảng dạy môn GDTC cho sinh viên tại các trường đại học Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.5

Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy, hầu hết các giáo viên đang tham gia giảng dạy môn GDTC tại các trường cho rằng, môn thể thao mà trường mình dùng để giảng dạy cho sinh viên hiện nay mặt bằng chung là đánh giá ở mức tốt và khá chiếm tỉ lệ trên 70% Tuy nhiên, bên cạnh các mức đánh giá tốt và khá hầu hết ở các môn khi được hỏi vẫn có những ý kiến trả lời ở mức trang bị là trung bình từ 13.89%-28.57% Kết quả này đặt ra những yêu cầu cần đổi mới về chương trình môn học ngay trong chính những cán bộ giảng dạy môn học đó, những người trực tiếp chịu trách nhiệm về vai trò về mức độ trang bị kiến thức cho người học

Bên cạnh những ý kiến về mức đánh giá chương trình giảng dạy các môn thể thao, để có thể hiểu rõ hơn nữa về mức độ trang bị kiến thức cho sinh viên theo 3 mức đánh giá tốt, khá và trung bình đề tài cũng tiến hành phỏng vấn trực tiếp các sinh viên của các trường đại học sau khi đã hoàn thành chương trình môn học GDTC Kết quả phỏng vấn trình bày tại bảng 3.6

Kết quả bảng 3.6 cho thấy, hầu hết các sinh viên khi được hỏi cũng có nhận định chung giống như kết quả phỏng vấn giáo viên, điều đó có nghĩa là kết quả đánh giá chương trình giảng dạy các môn thể thao hiện nay đạt ở mức tốt và khá Mức đánh giá này đồng nghĩa với việc các kiến thức hiện nay các em được học, được trang

bị là phù hợp và cần thiết Song bên cạnh các ý kiến đánh giá ở mức tốt và khá vẫn còn những ý kiến đánh giá đạt ở mức trung bình, tuy tỉ lệ này nhỏ nhất ở môn điền kinh 12.5% và nhiều nhất ở môn thể dục 26.39%

Trang 10

3.1.2 Thực trạng hình thức và nội dung kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên các trường đại học

3.1.2.1 Thực trạng hình thức kiểm tra kết quả học tập môn GDTC của sinh viên các trường Đại học

Luận án tiến hành khảo sát thực trạng các hình thức kiểm tra môn GDTC cho sinh viên các trường đại học thông qua các chương trình giảng dạy và qua các giáo án giảng dạy Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.7

Bảng 3.7 Thực trạng hình thức kiểm tra môn GDTC của sinh viên (n=24)

có công bố barem điểm cụ thể) có 24 trường sử dụng hình thức thi này áp dụng cho sinh viên

3.1.2.2 Phương thức đánh giá kết quả học tập môn GDTC của sinh viên các trường đại học

Bằng phương pháp đọc và phân tích tài liệu chương trình giảng dạy môn GDTC cho sinh viên đồng thời thông qua kết quả đánh giá kết thúc môn học của sinh viên các trường đại học, luận án tiến hành phân loại và xác định trọng số điểm thành phần được các trường sử dụng trong đánh giá kết quả học tập môn GDTC cho sinh viên Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.8

Bảng 3.8 Thực trạng đánh giá kết quả học tập môn GDTC

của sinh viên các trường đại học (n=24)

Điểm thành phần + Điểm thi kết thúc học phần

20% + 70%

Trọng số 30% + 60%

Trọng số 40% + 50%

Kết quả bảng 3.8 cho thấy, đa số các trường sử dụng điểm thành phần và điểm thi kết thúc học phần trọng số 30 và 60% chiếm tỷ lệ 62.5%

Trang 11

3.1.2.3 Thực trạng số lượng nội dung tiêu chí dùng trong kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn GDTC của sinh viên các trường đại học

Thông qua phương pháp khảo sát chương trình giảng dạy, đồng thời qua trao đổi trực tiếp với các giáo viên giảng dạy môn GDTC luận án xác định được số lượng tiêu chí được sử dụng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập 1 tín chỉ ở từng môn thể thao cho sinh viên của 24 trường đại học Sau khi có kết quả khảo sát luận án tiến hành tổng hợp và đánh giá ở từng môn thể thao số lượng tiêu chí được các trường sử dụng như thế nào để đánh giá kết quả học tập Kết quả được trình bày tại bảng 3.9

Kết quả bảng 3.9 cho thấy, số lượng tiêu chí được các trường sử dụng trong đánh giá kết quả học tập 1 tín chỉ ở từng môn thể thao là khác nhau Ở mức 2 và 3 tiêu chí được các trường sử dụng phổ biến trong đánh giá kết quả học tập cho sinh viên ở các môn thể thao đối kháng như các môn bóng, môn cầu lông, võ, cờ…Số lượng các tiêu chí dùng trong đánh giá ở các môn thể thao của từng trường là khác nhau điều này khó có thể đánh giá được mặt bằng chung kết quả học tập môn GDTC của sinh viên các trường đại học

3.1.3 Thực trạng tiêu chuẩn kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn GDTC cho sinh viên các trường đại học

Để xác định được thực trạng tiêu chuẩn kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên, luận án tiến hành khảo sát chương trình giảng dạy môn GDTC đồng thời phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo bộ môn, các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn GDTC tại các trường đại học Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.10

Bảng 3.10 Thực trạng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá kết quả học tập

môn Giáo dục thể chất của sinh viên (n=24)

Nội dung

Có tiêu chuẩn kiểm tra ở tất cả các tín

chỉ các môn thể thao hay không 19 79.17 5 20.83 Chỉ tiêu chí kiểm tra có được kiểm định

độ tin cậy và tính thông báo hay không 15 62.50 9 37.50 Chỉ tiêu kiểm tra có phù hợp hay không 14 58.33 10 41.67 Kết quả phỏng vấn cho thấy: Ở câu hỏi thứ nhất, có 5 trường không có đầy đủ tiêu chuẩn đánh giá ở các môn thể thao nhà trường giảng dạy Ở câu hỏi thứ 2, có 15/24 trường chiếm tỷ lệ 62.50% có kiểm định độ tin cậy và tính thông báo cho các tiêu chí dùng để kiểm tra cho sinh viên Ở câu hỏi thứ 3, có 14/24 chiếm tỷ lệ 58.33%

số trường có tiêu chuẩn kiểm tra phù hợp để đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Trang 12

Chương trình giảng dạy môn GDTC của các trường hiện nay là khá phong phú Phần lớn các môn thể thao đều có tiêu chuẩn đánh giá và được phổ biến cho sinh viên khi bắt đầu môn học Các tiêu chí kiểm tra đánh giá này hầu hết được kiểm định độ tin cậy và tính thông báo Qua đó sinh viên tự ý thức và xây dựng kế hoạch học tập ở từng môn thể thao cụ thể nhằm hướng tới đạt kết quả cao nhất ở từng môn học

Các trường đã bám sát vào quy chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT trong việc thi kiểm tra đánh giá kết quả học phần tạo sự thống nhất chung trong kiểm tra đánh giá các trường đại học

Nhược điểm:

Quá trình nghiên cứu luận án xác định được 4 nhược điểm trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDTC của các trường đại học gồm:

Nhược điểm thứ nhất, sự thiếu cân đối về nội dung và yêu cầu kiểm tra

Nhược điểm thứ hai là sự thiếu chặt chẽ trong phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả

Nhược điểm thứ ba trong các nội dung phương pháp kiểm tra là thiếu tính khoa học và thực tế

Nhược điểm thứ tư: Tốn kém quá nhiều thời gian cho một số nội dung kiểm tra đánh giá

3.2 Xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập theo chương trình môn học giáo dục thể chất các trường đại học

3.2.1 Căn cứ xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập theo chương trình môn học giáo dục thể chất các trường đại học

Để có thể xác định được nội dung đánh giá kết quả học tập theo chương trình môn học giáo dục thể chất các trường đại học, luận án dựa trên các căn cứ sau:

Căn cứ vào chương trình giảng dạy, dựa trên chương trình giảng dạy ở từng môn thể thao sẽ giúp chúng ta xác định được thực trạng nội dung giảng dạy ở từng tín chỉ từ đó cho phép xác định các nội dung kiểm tra phù hợp với yêu cầu của từng tín chỉ

Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy để có thể xác định lựa chọn số tiêu chí kiểm tra đánh giá cụ thể cho từng tín chỉ

Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc giải phẫu cơ thể của sinh viên để lựa chọn các nội dung kiểm tra

Căn cứ vào tính khả thi của các nội dung kiểm tra Các nội dung kiểm tra phải

dễ thực hiện, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của các trường đại học

Căn cứ vào kết quả phỏng vấn xác định các nội dung kiểm tra đánh giá

Căn cứ Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy

Căn cứ theo quy chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/8/2007 về việc Ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ để xác định trọng số của từng điểm thành phần khi đánh giá kết thúc học phần

Trang 13

3.2.2 Xác định nội dung xây dựng tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập theo chương trình môn học giáo dục thể chất các trường đại học

Để xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra cho cả 3 nội dung đánh giá trên cho sinh viên các trường đại học là việc làm hết sức có ý nghĩa Tuy nhiên, trong thực tế vì thời điểm kiểm tra của các trường không giống nhau, cơ sở vật chất trang thiết bị tập luyện không đồng nhất, hình thức đánh giá và số lần đánh giá giữa kỳ của các trường không giống nhau Vì vậy mà bước đầu luận án chỉ xác định nội dung thi kết thúc môn để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cho sinh viên các trường đại học Để có thêm căn cứ khoa học trong việc xác định nội dung xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá cho sinh viên các trường đại học, luận án tiến hành phỏng vấn các giáo viên đang giảng dạy tại các trường đại học về mức độ ưu tiên trong việc xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá chung cho sinh viên các trường đại học Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.11

Bảng 3.11 Kết quả phỏng vấn mức độ cần thiết xây dựng tiêu chuẩn

kiểm tra đánh giá cho sinh viên các trường đại học (n=32)

Rất

Không quan trọng Nội dung

tỷ lệ từ 12.5 đến 90.63% mức đánh giá rất quan trọng Để đảm bảo tính nhất trí cao trong xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, luận án chỉ tiến hành lựa chọn nội dung cần xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chung cho các trường đại học với tỷ lệ >70% số người đồng

ý ở mức rất quan trọng làm nội dung để tiến hành nghiên cứu Theo đó, nội dung đánh giá điểm thi kết thúc môn được luận án xác định là nội dung rất quan trọng cần phải xây dựng tiêu chuẩn đánh giá môn GDTC cho sinh viên các trường đại học với

29/32 người đồng ý chiếm tỷ lệ 90.63%

3.2.3 Tổng hợp các tiêu chí đánh giá thông qua tham khảo tài liệu

Thông qua chương trình giảng dạy ở từng môn thể thao của các trường đại học, qua tham khảo các giáo án giảng dạy, các tài liệu chuyên môn hướng dẫn đánh giá kết quả học tập các môn thể thao, đồng thời qua bảng 3.2 và 3.4 luận án xác định được nội dung học giảng dạy học tập ở các trường đại học như sau: Môn điền kinh gồm 4 nội dung: Chạy 100m, nhảy cao úp bụng, nhảy cao nằm nghiêng, nhảy xa ưỡn thân; Môn thể dục gồm 2 nội dung: Thể dục Aerobic; Thể dục nhịp điệu; Môn võ thuật gồm 2 nội dung: Taekwondo; Karatedo; Môn bơi gồm 2 nội dung: bơi ếch và bơi trườn sấp Mỗi một nội dung giảng dạy tương ứng với 1 tín chỉ được giảng dạy cho sinh viên trong các trường đại học Tổng số nội dung của 4 môn học này gồm 11

Ngày đăng: 02/12/2016, 15:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w