1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Bài tập lớn kế toán quản trị

11 814 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 531,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG BÀI TẬP LỚN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Giảng viên : TS Đào Thị Thu Giang Học viên : Nguyễn Đức Hoàng Lớp : Cao học QTKD 8B... BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

BÀI TẬP LỚN

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Giảng viên : TS Đào Thị Thu Giang

Học viên : Nguyễn Đức Hoàng

Lớp : Cao học QTKD 8B

Trang 2

Hà Nội, tháng 11 - 2012

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

BÀI TẬP LỚN

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Giảng viên : TS Đào Thị Thu Giang

Học viên : Nguyễn Đức Hoàng

Lớp : Cao học QTKD 8B

Trang 4

Bài tập lớn Kế toán quản trị Giảng viên: TS Đào Thị Thu Giang

BÀI 1

1 Lập bản phân tích chi phí

- Lựa chọn 1: Đi thuê thiết bị

Tổng Chi phí NVL trực tiếp = 1,035 x 60.000 = 62.100 (triệu VNĐ)

Khi sử dụng thiết bị thuê thì chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung toàn công ty giảm đi 30%:

Chi phí nhân công trực tiếp đơn vị = 0,6 x 70% = 0,42 (triệu VNĐ)

Tổng chi phí nhân công trực tiếp = 0,42 x 60.000 = 25.200 (triệu VNĐ) Chi phí SXC toàn công ty = 16.800 x 70% = 11.760 (triệu VNĐ)

Tổng CP SXC = Tổng CP SXC biến đổi + Tổng CP SXC cố định

Do tổng chi phí SXC của công ty không bị ảnh hưởng bởi quyết định này: Tổng CP SXC biến đổi = Tổng CP SXC – Tổng CP SXC cố định

= (30.900+9.000) – (11.760+13,5+4.500)

= 23.626,5 (triệu VNĐ) Chi phí SXC biến đổi đơn vị = 23.626,5 / 60.000 = 0,394 (triệu VNĐ)

Khi sử dụng thiết bị đi thuê thì chi phí khấu hao không còn

Tổng Chi phí sản xuất = 62.100 + 25.200 + 23.626,5 + 16.273,5

= 127.200 (triệu VNĐ) Chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm = 127.200 / 60.000 = 2,12 (triệu VNĐ)

Nguyễn Đức Hoàng - Cao học QTKD 8B – FTU Trang 1

Trang 5

Bài tập lớn Kế toán quản trị Giảng viên: TS Đào Thị Thu Giang

Đơn vị tính: triệu VNĐ

NVL trực tiếp 1,035 62.100,0

NC trực tiếp 0,420 25.200,0 Chi phí SXC biến đổi 0,394 23.626,5

CP sản xuất 1 đơn vị sản phẩm 2,12

Chi phí

- Lựa chọn 2: Mua hàng từ nhà cung cấp bên ngoài

Tổng chi phí sản xuất = 2,25 x 60.000 = 135.000 (triệu VNĐ)

n v tính: tri u VN Đơn vị tính: triệu VNĐ ị tính: triệu VNĐ ệu VNĐ Đ

Qua bản phân tích tổng chi phí và chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm cho 2 lựa chọn, ta thấy rằng công ty nên thực hiện theo phương án 1: thuê trang thiết bị mới và tiếp tục sản xuất vì chi phí sản xuất sẽ rẻ hơn so với đi mua ngoài

2 Khi công ty tăng sản lượng

- Công ty cần 75.000 sản phẩm

Chi phí NVL trực tiếp đơn vị, Chi phí NC trực tiếp đơn vị, Chi phí SXC biến đổi đơn vị vẫn giữ nguyên không thay đổi so với khi công ty sản xuất 60.000 sản phẩm/năm

Tổng chi phí NVL trực tiếp = 1,035 x 75.000 = 77.625 (triệu VNĐ)

Tổng chi phí NC trực tiếp = 0,42 x 75.000 = 31.500 (triệu VNĐ)

Tổng chi phí SXC biến đổi = 0,394 x 75.000 = 29.550 (triệu VNĐ)

Nguyễn Đức Hoàng - Cao học QTKD 8B – FTU Trang 2

Trang 6

Bài tập lớn Kế toán quản trị Giảng viên: TS Đào Thị Thu Giang

Tổng chi phí SXC cố định = 16.273,5 (triệu VNĐ)

Tổng chi phí sản xuất = 77.625 + 31.500 + 29.550 + 16.273,5

= 154.948,5 (triệu VNĐ) Chi phí sản xuất trên 1 đơn vị sản phẩm = 154.948,5 / 75.000 = 2,07 (triệu VNĐ)

Đơn vị tính: triệu VNĐ

Đơn vị Tổng

NVL trực tiếp 1,035 77.625,0

NC trực tiếp 0,420 31.500,0 Chi phí SXC biến đổi 0,394 29.550,0

Tổng CP sản xuất 154.948,5

Chi phí

- Công ty cần 90.000 sản phẩm

Chi phí NVL trực tiếp đơn vị, Chi phí NC trực tiếp đơn vị, Chi phí SXC biến đổi đơn vị vẫn giữ nguyên không thay đổi so với khi công ty sản xuất 60.000 sản phẩm/năm

Tổng chi phí NVL trực tiếp = 1,035 x 90.000 = 93.150 (triệu VNĐ)

Tổng chi phí NC trực tiếp = 0,42 x 90.000 = 37.800 (triệu VNĐ)

Tổng chi phí SXC biến đổi = 0,394 x 90.000 = 35.460 (triệu VNĐ)

Tổng chi phí SXC cố định = 16.273,5 (triệu VNĐ)

Tổng chi phí sản xuất = 93.150 + 37.800 + 35.460 + 16.273,5

= 182.683,5 (triệu VNĐ) Chi phí sản xuất trên 1 đơn vị sản phẩm = 182.683,5 / 90.000 = 2,03 (triệu VNĐ)

Nguyễn Đức Hoàng - Cao học QTKD 8B – FTU Trang 3

Trang 7

Bài tập lớn Kế toán quản trị Giảng viên: TS Đào Thị Thu Giang

Đơn vị tính: triệu VNĐ

NVL trực tiếp 1,035 93.150,0

NC trực tiếp 0,420 37.800,0 Chi phí SXC biến đổi 0,394 35.460,0

CP sản xuất 1 đơn vị sản phẩm 2,03

Chi phí

Qua tính toán ở trên ta thấy rằng khi công ty cần 75.000 hoặc 90.000 sản phẩm thì vẫn lựa chọn phương án 1: thuê thiết bị mới và tiếp tục sản xuất vì chi phí sản xuất cho 1 đơn vị sản phẩm sẽ rẻ hơn chi phí đi mua ngoài

3 Các yếu tố công ty cần xem xét trước khi ra quyết định

Khi lựa chọn quyết định kinh doanh, nhà quản trị phải xem xét đến nhiều mục tiêu khác nhau như tối đa hóa về lợi nhuận, tối đa hóa doanh số, giảm thiểu chi phí, tăng chất lượng phục vụ, sự tồn tại, ổn định của doanh nghiệp… Tuy nhiên xét về phương diện kinh tế, một phương án kinh doanh phải tạo một sự gia tăng lợi nhuận hay tăng thu nhập, giảm thiểu chi phí

Trong trường hợp cụ thể này, công ty cần xem xét các yếu tố sau:

- Chi phí của phương án lựa chọn: so sánh chi phí giữa các phương án, lựa chọn phương án có chi phí thấp nhất

- Các khoản chi phí cho kỳ tới khác với chi phí của phương án khác: công ty cần dự tính các chi phí thay đổi khi thực hiện phương án thuê thiết bị về sản xuất, các chi phí đó bao gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung toàn công ty giảm đi 30%, phát sinh chi phí thuê thiết bị, không còn chi phí khấu hao do đã sử dụng thiết bị đi thuê…

- Công suất của thiết bị đi thuê phù hợp với nhu cầu sản xuất của công ty và

dự tính trong trường hợp công ty tăng sản lượng

Nguyễn Đức Hoàng - Cao học QTKD 8B – FTU Trang 4

Trang 8

Bài tập lớn Kế toán quản trị Giảng viên: TS Đào Thị Thu Giang

- Khi mua ngoài thì chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng có được đảm bảo hay không Trong trường hợp chất lượng hay tiến độ giao hàng không đảm bảo thì có khả năng thay thế nhà cung cấp hay không

- Trong những năm tiếp theo chi phí NVL và nhân công có tăng lên làm ảnh hưởng tới chi phí sản xuất hay không

Nguyễn Đức Hoàng - Cao học QTKD 8B – FTU Trang 5

Trang 9

Bài tập lớn Kế toán quản trị Giảng viên: TS Đào Thị Thu Giang

BÀI 2

1 Chi phí mua xe tải

Trường hợp doanh nghiệp tự mua xe:

- Chi phí vận chuyển = 135.000 x 85% = 114.750 (nghìn đồng)

- Chi phí cố định = 150.000 + 2.000 + x (nghìn đồng)

Trong đó x là chi phí khấu hao xe hàng năm

- Để công ty đạt lợi nhuận kỳ vọng thì

Doanh thu – Tổng chi phí ≥ 120

1.500.000 – (1.095.000 + 114.750 + 150.000 + 2.000 + x) ≥ 120

 x ≤ 18.250 (nghìn đồng)

Xe tải có thời gian sử dụng là 10 năm, khấu hao theo phương pháp đường thẳng, do đó số tiền tối đa mà ông Nam có thể chi ra để mua xe tải mà vẫn đạt được lợi nhuận kỳ vọng:

18.250 x 10 = 182.500 (nghìn đồng)

Nội dung Phương án

hiện tại Mua xe mới

Doanh thu 1.500.000 1.500.000 Biến phí 1.095.000 1.095.000

CP vận chuyển 135.000 114.750 Lãi trên biến phí 270.000 290.250 Định phí 150.000 150.000

CP cố định liên quan đến mua xe 2.000

Lợi nhuận 120.000 120.000

2 Mức giá quyết định

Khi doanh nghiệp thuê công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển khác

- Doanh thu = 1.500.000 – 70.000 = 1.430.000 (nghìn đồng)

- Tỷ lệ biến phí / doanh thu = 1.095.000 / 1.500.000 = 0,73

Nguyễn Đức Hoàng - Cao học QTKD 8B – FTU Trang 6

Trang 10

Bài tập lớn Kế toán quản trị Giảng viên: TS Đào Thị Thu Giang

Khi thuê nhà vận chuyển mới thì doanh thu giảm đi, do đó biến phí cũng giảm tương ứng

Biến phí (trừ cp vận chuyển) = 1.430.000 x 0,73 = 1.043.900 (nghìn đồng)

- Tỷ lệ chi phí vận chuyển / doanh thu = 135.000 / 1.500.000 = 0,09

Khi doanh thu giảm đi, chi phí vận chuyển cũng giảm đi (do giảm khối lượng vận chuyển) đồng thời giá vận chuyển giảm 5%, do đó:

Chi phí vận chuyển = 1.430.000 x 0,09 x (90% x 95% + 10%)

= 122.909 (nghìn đồng)

- Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí

= 1.430.000 – (1.043.900 + 122.909 + 150.000)

= 113.192 (nghìn đồng) Mức giá của xe tải mà ông Nam phải quyết định giữa việc mua xe tải và việc thuê nhà vận chuyển khác là mức giá mà tại đó lợi nhuận thu được từ phương án mua xe tải bằng với lợi nhuận thu được từ phương án thuê nhà vận chuyển khác 1.500.000 – (1.095.000 + 114.750 + 150.000 + 2.000 + x) = 113.192

 x = 25.059 (nghìn đồng)

Mức giá của xe tải: 25.059 x 10 = 250.590 (nghìn đồng)

Như vậy nếu giá xe tải > 250.590 nghìn đồng thì sẽ lựa chọn phương án thuê nhà vận chuyển khác, còn nếu giá xe < 250.590 nghìn đồng thì sẽ lựa chọn phương án mua xe tải mới

hiện tại

Thuê nhà

vc khác

Mua xe mới

Doanh thu 1.500.000 1.430.000 1.500.000 Biến phí 1.095.000 1.043.900 1.095.000

CP vận chuyển 135.000 122.909 114.750 Lãi trên biến phí 270.000 263.192 290.250 Định phí 150.000 150.000 150.000

Lợi nhuận 120.000 113.192 113.192

Nguyễn Đức Hoàng - Cao học QTKD 8B – FTU Trang 7

Trang 11

Bài tập lớn Kế toán quản trị Giảng viên: TS Đào Thị Thu Giang

3 Chiến lược cạnh tranh của công ty

Về chiến lược cạnh tranh công ty tập trung sử dụng chiến lược về dịch vụ khách hàng như chính sách thanh toán linh hoạt, chi tiết hóa các đơn đặt hàng theo khách hàng, cung cấp hàng đúng hạn…

Ngoài ra ta thấy rằng công ty nên có chiến lược về chất lượng và hệ thống phân phối Về mặt chất lượng, Công ty phải luôn đề cao vấn đề này và coi đây là vấn đề tiên quyết tạo nên thương hiệu của công ty, đảm bảo luôn cho ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất, đúng như cam kết chất lượng của công ty với khách hàng về sản phẩm của mình

Công ty cũng nên thiết lập hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, quản lý các chi nhánh, đại lý cấp 1 và cấp 2, cùng với hệ thống kho trung chuyển có sức chứa hiện đại, đảm bảo cung ứng hàng hóa ổn định và linh hoạt với giá cả cạnh tranh

Ngoài việc cung cấp hàng đảm bảo chất lượng cao nhất, công ty cũng nên cung cấp các giải pháp hỗ trợ cho nông dân như bảo hiểm an nông, thực hiện mô hình trình diễn, tư vấn cách sử dụng giống, kỹ thuật chăm bón… từ đó tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm của công ty

Việc đối tác vận tải tăng giá thành vận chuyển là không thể tránh khỏi trong tình hình hiện nay khi giá cả leo thang, đặc biệt là giá nhiên liệu Nếu công ty thuê đối tác vận tải khác thì chỉ giảm được 5% chi phí vận chuyển nhưng lại để mất một khách hàng lớn, ảnh hưởng đến công việc nhận được không chỉ trong năm nay mà còn trong nhiều năm tới

Việc sử dụng phương tiện vận tải mới có thể giúp công ty chủ động hơn trong việc vận chuyển hàng hóa tới khách hàng, tránh được một số rủi ro khi đi thuê vận chuyển như mất mát hàng hóa, bị ép giá vận chuyển tuy nhiên công ty phải có kế hoạch và khả năng quản lý phương tiện vận tải của mình, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý do vận tải không phải là lĩnh vực kinh doanh của công ty

Nguyễn Đức Hoàng - Cao học QTKD 8B – FTU Trang 8

Ngày đăng: 30/11/2016, 20:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w