Khái niệm và đặc điểm của QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp, đó là sự tácđộng có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trìn
Trang 1Họ và tên:
Lớp:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Môn: Khoa học Hành chính (Phần 1)
Câu 1: Tại sao nói “QLHCNN là hoạt động thực thi quyền hành pháp”? Anh (chị) hãy giải thích và cho ví dụ minh họa?
Trả lời:
1 Khái niệm và đặc điểm của QLHCNN
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp, đó là sự tácđộng có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội vàhành vi hoạt động của con người, do cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ
sở tiến hành để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước nhằm duy trì tính ổnđịnh và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật đáp ứng các nhu cầu, yêu cầuhợp pháp, chính đáng của công dân, tổ chức
QLHCNN là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối vớicác quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan trong hệ thốnghành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụcủa Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự, an ninh, thỏa mãn các nhucầu hợp pháp của công dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
Quản lý hành chính nhà nước có các đặc điểm cơ bản sau:
- Mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao, tính mệnh lệnh đơn phương Tínhquyền lực ấy là để phân biệt hoạt động QLNN với hoạt động quản lý khác Quyền lựcQLHCNN bắt nguồn từ quyền lực Nhà nước mà không có cơ quan nào có được quyền lực
ấy kể cả Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội khác
- Có mục tiêu, chiến lược, chương trình, kế hoạch để thực hiện mục tiêu, chiến lược
đó Mục tiêu của QLHCNN là mục tiêu tổng hợp bao gồm: chính trị, KT, văn hóa, xã hội,ANQP, ngoại giao và các mục tiêu này có tính chất lâu dài và có tính thức bậc hành chínhtạo thành 1 hệ thống mục tiêu từ Trung ương đến cơ sở
Công tác QLHCNN là hoạt động có mục đích và định hướng Vì vậy, phải cóchương trình, kế họach dài hạn, trung hạn và hàng năm Có các chỉ tiêu vừa mang tính địnhhướng, vừa mang tính pháp lệnh; có hệ thống pháp luật vừa được áp dụng thực thi triệt để chohoạt động quản lý, vừa tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đặt dưới sự quản lý ấy
- Có tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc điều hành, phối hợp hoạt động,phát huy sức mạnh tổng hợp để tổ chức và phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội, củacuộc sống con người trong phạm vi quản lý được phân công, phân cấp theo đúng thẩmquyền và theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ
- QLHCNN có tính chất liên tục và tương đối ổn định trong tổ chức và hoạt động
- QLHCNN có tính chuyên môn hóa, tính nghề nghiệp cao
2 Nói QLHCNN là hoạt động thực thi quyền hành pháp, vì:
Quyền hành pháp là quyền hướng dẫn, tổ chức, triển khai thi hành pháp luật Quyền hànhpháp là một bộ phận tạo thành cơ cấu quyền lực nhà nước, là một trong ba quyền trong cơ cấu
Trang 2quyền lực Nhà nước, bên cạnh quyền lập pháp và quyền tư pháp Quyền hành pháp do các cơquan hành chính Nhà nước thực thi để đảm bảo hoàn thành chức năng và nhiệm vụ của mình vànói một cách đơn giản nhất quyền hành pháp được hiểu là quyền thi hành pháp luật.
Vì thế, hoạt động QLHCNN là hoạt động hành chính của cơ quan thực thi quyền lựcnhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theoquy định của pháp luật, đó là Chính phủ và UBND các cấp
Trong cơ cấu quyền lực nhà nước quyền hành pháp là một khái niệm chung dùng để chỉmột bộ phận quyền lực - quyền thi hành pháp luật, phản ánh mối quan hệ quyền lực giữa các
bộ phận hợp thành của quyền lực nhà nước Chủ thể chủ yếu của quyền hành pháp là Chínhphủ (cơ quan hành pháp ở Trung ương) với tính chất điển hình của cơ quan này là thực hiệnhoạt động chấp hành và điều hành các hoạt động của đời sống xã hội Ở Việt Nam, các chủthể thực hiện quyền hành pháp không chỉ có Chính phủ, các cơ quan hành pháp ở trung ương,
mà một số các cơ quan nhà nước ở địa phương cũng thực hiện quyền lực này
Hành pháp là một trong ba quyền của nhà nước thống nhất mang tính quyền lực chính trị.Chính phủ với tư cách là cơ quan hành pháp cao nhất (cơ quan chấp hành của Quốc Hội) thựchiện quyền hành pháp cao nhất đối với toàn dân, toàn xã hội Nhưng Chính phủ thực hiện chứcnăng của mình thông qua hệ thống thể chế hành chính của nền hành chính nhà nước cao nhất.Hành pháp là quyền lực chính trị, QLHCNN là thực thi quyền hành pháp, nó phục tùng và phục
vụ quyền hành pháp nhưng bản thân nó không phải là quyền lực chính trị
Trong quyền hành pháp, tính chất của hành pháp được thể hiện:
Tính chấp hành (tính chất thi hành pháp luật): là khả năng làm cho pháp luật đượcthực hiện trên thực tế bằng sức mạnh của nhà nước, hay nói một cách khác là khả năngđưa pháp luật vào đời sống của các cơ quan nắm giữ quyền hành pháp
Tính hành chính Nhà nước: đó là hoạt động quản lý, điều hành và phục vụ trên tất cả cáclĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội trong đó hành chính công (hành chính nhà nước) giữ
vị trí đặc biệt quan trọng Ngoài tính chất chấp hành, các cơ quan hành pháp ở Việt Nam cònđược xác định là các CQHCNN, thực hiện chức năng quản lý, điều hành Tính hành chínhlàm cho quyền hành pháp có tính độc lập tương đối, có khả năng phát huy được tính chủđộng, sáng tạo của mình trong việc quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội
Trong các CQHCNN, chủ thể của hoạt động QLHCNN là các CQHC, người có thẩmquyền theo quy định của Pháp luật được thực hiện hoạt động QLHC Chủ thể này do cơquan quyền lực nhà nước (Quốc Hội và HĐND các cấp) bầu ra Vì vậy, hoạt động củaCQHCNN luôn mang tính chấp hành và điều hành Tức là chỉ thực hiện quyền hành pháp.Bên cạnh đó, trong hệ thống các cơ quan: quyền lực, xét xử và kiểm sát thực hiện quyềnlập pháp và tư pháp không thuộc hệ thống QLHCNN nhưng trong cơ chế vận hành của nócũng có công tác hành chính như chế độ công vụ, công tác tổ chức cán bộ … và phần công tácnày cũng phải tuân thủ những quy định thống nhất của nền hành chính nhà nước
Trong khoa học hành chính, quyền hành pháp là sự thống nhất của hai quyền: quyềnlập quy và quyền hành chính
Quyền lập quy là quyền ban hành những văn bản QPPL dưới luật, để cụ thể hoá luậtpháp do các cơ quan lập pháp ban hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội…Quyền lập quy là quyền trung tâm của quyền hành pháp, chủ yếu do Chính phủ thựchiện Ngoài ra còn được quy định cho các chủ thể khác như Thủ tướng Chính phủ, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp
Văn bản lập quy chủ yếu đề cập những vấn đề: chi tiết thi hành Luật, Nghị quyết củaQuốc Hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH, Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước,
Trang 3Văn bản của CQHCNN cấp trên; những vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy hệ thốngCQHCNN; nhưng vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện để xây dựng thành luật, pháplệnh; thực hiện chức năng QLNN.
Quyền lập quy cho phép các chủ thể QLHCNN đề ra quy tắc ứng xử có giá trị thihành như luật, nghĩa là cũng được áp dụng rộng rãi và được đảm bảo thực hiện băng sứcmạnh của quyền lực nhà nước
Ban hành văn bản QPPL (lập quy) là hình thức pháp lý quan trọng nhất trong hoạtđộng của các chủ thể QLHCNN nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Thôngqua các văn bản QPPL, các CQHCNN quy định những quy tắc xử sự chung, những nhiệm
vụ, quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia quan hệ QLHCNN; xác định rõthẩm quyền và thủ tục tiến hành các hoạt động QLNN
Ví dụ: Sau khi Quốc Hội ban hành Luật đất đai năm 2013, Chính phủ đã ban hànhcác văn bản lập quy như Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về quy định chi tiếtthi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quyđịnh về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất…Trên cơ sở đó, Bộ Tàinguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quyđịnh chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Quyền hành chính là quyền tổ chức quản lý, điều hành tất cả các mặt, giải quyết cácquan hệ xã hội phát sinh trong QLHCNN bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước Quyềnhành chính bao gồm các quyền về tổ chức nhân sự trong cơ quan hành chính, quyền tổchức thực thi và áp dụng pháp luật trong các mối quan hệ giữa tổ chức với cá nhân, tổchức với tổ chức và giữa các cá nhân với nhau trong đời sống xã hội
Ví dụ: Theo Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định phạt 20-30 triệu đồng đối với hành
vi “chiếm dụng đường phố để … bày bán hàng hóa” (Khoản 5, Điều 15 xử phạt cá nhân,
tổ chức có hành vi vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ),Chủ tịch UBND Phường 5 phạt ông B 20 triệu đồng vì có hành vi bày bán các loại hànghóa lấn chiếm lòng lề đường
UBND Phường 3, quận Gò Vấp cấp Giấy kết hôn; Giấy khai sinh; Giấy xác nhậntình trạng hôn nhân …
Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày chủ thể, khách thể QLHCNN?
Trang 4CQHCNN thẩm quyền chung: được thành lập theo Hiến pháp; cơ chế hoạt động làkết hợp giữa tập thể lãnh đạo với quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu; thực hiệnchức năng quản lý chung, tổng hợp; Người đứng đầu do được bầu hoặc kết hợp giữa bầu
và phê chuẩn; thẩm quyền ký văn bản là được ký thay mặt trên một số văn bản QLHCNN,thay mặt tập thể + thẩm quyền người đứng đầu
CQHCNN thẩm quyền riêng: được thành lập theo Hiến pháp hoặc văn bản dưới luật; cơchế hoạt động là hoạt động theo chế độ thủ trưởng; thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnhvực; Người đứng đầu do bổ nhiệm hoặc kết hợp giữa bổ nhiệm và phê chuẩn; thẩm quyền kývăn bản là không ký thay mặt trên tất cả văn bản QLHCNN, ký trực tiếp hoặc liên tịch
+ CBCC lãnh đạo, được nhà nước trao quyền: bao gồm lãnh đạo quản lý (được bầuhoặc được bổ nhiệm) và chuyên môn (không bầu, không bổ nhiệm nhưng được nhà nướctuyển dụng thông qua thi tuyển, xét tuyển)
+ Tổ chức, cá nhân được ủy quyền: tổ chứcđược nhà nước ủy quyền không phải làCQHCNN (ví dụ như tình nguyện viên an toàn giao thông); cá nhân được nhà nước ủyquyền không phải là cán bộ, CCNN (ví dụ Trưởng ban điều hành dân phố, tổ dân phố)
2 Khách thể của QLHCNN
- Được hiểu là cái mà các chủ thể hướng tới khi thực hiện sự tác động, điều chỉnhđến đối tượng, trên thực tế, khách thể QLHCNN là chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, địa bànquản lý của các cơ quan hành chính và người có thẩm quyền Bao gồm:
+ Trật tự Quản lý trên tất cả các lĩnh vực của đời sống KT-XH
+ Hoạt động của cơ quan, tổ chức
+ Là hành vi hoạt động của con người được pháp luật điều chỉnh
Khách thể QLHCNN là những hành vi hoạt động của con người được pháp luật điềuchỉnh Vì vậy, chủ thể QLHCNN phải xử sự hoặc xử lý đối với người có hành vi đó bằngpháp luật theo quy định của pháp luật
Hành vi của con người không được pháp luật điều chỉnh thì hành vi đó không phải làkhách thể QLHCNN Vì vậy, chủ thể không được phép xử lý hành vi đó bằng pháp luật vìkhông có căn cứ pháp lý mà có thể xử sự bằng quy phạm đạo đức, tập quán, phù hợp vớitình cảm, đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam
+ Hiểu được các mặt của khách thể, công tác QLHCNN tạo được sự vững chắc và ổnđịnh XH, tạo điều kiện cho khách thể luôn luôn vận động và phát triển
3 Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể:
- Chủ thể phải có quyền uy vì quyền uy là cơ sở phục vụ của khách thể QLHCNN
- Chủ thể thực hiện các tác động quản lý, khách thể tiếp nhận sự tác động ấy, trựctiếp sản sinh ra các quá trình vật chất, tinh thần để đáp ứng nhu cầu của con người
Trang 5- Chủ thể tồn tại vì khách thể, vì vậy, phải quan tâm đáp ứng các yêu cầu, nhu cầuchính đáng, hợp pháp của khách thể.
- Khách thể quản lý hành chính là tiền đề, nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại và xuấthiện của chủ thể, khi khách thể mất đi thì sự tồn tại của chủ thể là không cần thiết
- Tùy thuộc vào điều kiện, tính chất, các mối quan hệ, mức độ của khách thể thay đổithì chủ thể cần thay đổi cho phù hợp
Chủ thể và khách thể quản lý tồn tại 1 cách song song không phủ định nhau Thông quachính sách quản lý của Nhà nước, chủ thể quản lý tác động lên khách thể quản lý để thực thichức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao phó Thông qua các nhu cầu và hoạt động của kháchthể quản lý đòi hỏi chủ thể quản lý phải tạo điều kiện cho khách thể hoạt động như hành langpháp lý, các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật
Trong từng lĩnh vực, giữa chủ thể và khách thể có thể phân biệt riêng rẽ, nhưng nhiều lĩnhvực thì chủ thể có thể là khách thể và ngược lại
Chủ thể quản lý làm nảy sinh ra các tác động quản lý Khách thể quản lý chịu tácđộng của chủ thể để sản sinh ra các giá trị vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu của xãhội Chủ thể quản lý tồn tại chính là vì nhu cầu xã hội, vì khách thể quản lý, nếu khôngquan tâm đến khách thể, chủ thể tồn tại và hoạt động không có mục đích Khách thể vàchủ thể được tách biệt tương đối
Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể quản lý Vì trong hoàn cảnh này đối tượng
là chủ thể quản lý nhưng trong hoàn cảnh khác họ là khách thể quản lý Với tư cách là chủthể khi thực thi công vụ, cán bộ, công chức nhà nước được sử dụng quyền lực nhà nước đểthực thi nhiệm vụ theo thẩm quyền cơ quan, với tư cách là khách thể thì phải thực hiệnnhững nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật
Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày và phân tích các đặc điểm của QLHCNN?
Trả lời:
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp, đó là sự tácđộng có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước dối với các quá trình xã hội vàhành vi hoạt động của con người, do cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ
sở tiến hành để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước nhằm duy trì tính ổnđịnh và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật đáp ứng các nhu cầu, yêu cầuhợp pháp, chính đáng của công dân, tổ chức
Quản lý hành chính nhà nước có các đặc điểm cơ bản sau:
1 QLHCNN mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức chặt chẽ cao và tính mệnh lệnh đơn phương của Nhà nước
Tính quyền lực ấy là để phân biệt hoạt động QLNN với hoạt động quản lý khác.Quyền lực QLHCNN bắt nguồn từ quyền lực Nhà nước mà không có cơ quan nào có đượcquyền lực ấy kể cả Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội khác
- Quyền lực đặc biệt là quyền lực nhà nước, do chủ thể QLHCNN sử dụng chủ yếu
để tác động ra bên ngoài CQHCNN, mang tính bắt buộc phải thi hành
- Tính tổ chức chặt chẽ được thể hiện: Hệ thống CQHCNN được tổ chức một cáchthông suốt từ trung ương đến cơ sở, thể hiện tính thứ bậc hành chính chặt chẽ trong tổchức và hoạt động của nội bộ cơ quan cũng như trong toàn bộ hệ thống
Trang 6Các CQHCNN hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhtheo quy định của pháp luật.
Trong quá trình hoạt động, các cơ quan hành chính nhà nước phải đảm bảo thực hiệnđúng các mối quan hệ: trên, dưới, ngang, dọc theo quy định của pháp luật
- Tính mệnh lệnh đơn phương xuất phát từ ý chí một bên của chủ thể QLHCNN:
“quyền lực - phục tùng” Nó thể hiện sự bất bình đẳng về ý chí giữa chủ thể QLHCNN vớikhách thể, đối tượng QLHCNN
- Biểu hiện của mệnh lện đơn phương:
+ Chủ thể QLHC đơn phương ban hành các mệnh lệnh cá biệt hay đặt ra các quyđịnh bắt buộc đối với bên kia, buộc bên kia phải phục tùng, đồng thời kiểm tra việc thựchiện các mệnh lệnh, quy định đó
+ Chủ thể QLHCNN có thể đáp ứng hoặc bác bỏ các yêu cầu, kiến nghị của kháchthể quản lý, đối tượng QLHC
Mục tiêu của QLHCNN là mục tiêu tổng hợp bao gồm: chính trị, KT, văn hóa, xãhội, ANQP, ngoại giao và các mục tiêu này có tính chất lâu dài và có tính thức bậc hànhchính tạo thành 1 hệ thống mục tiêu từ Trung ương đến cơ sở
Công tác QLHCNN là hoạt động có mục đích và định hướng Vì vậy, phải cóchương trình, kế họach dài hạn, trung hạn và hàng năm Có các chỉ tiêu vừa mang tính địnhhướng, vừa mang tính pháp lệnh; có hệ thống pháp luật vừa được áp dụng thực thi triệt để chohoạt động quản lý, vừa tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đặt dưới sự quản lý ấy
3 QLHCNN có tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc điều hành, phối hợp hoạt động, phát huy sức mạnh tổng hợp để tổ chức và phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội, của cuộc sống con người trong phạm vi quản lý được phân công, phân cấp theo đúng thẩm quyền và theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ
Chủ động trong QLHCNN là việc chủ thể luôn luôn ở trạng thái làm chủ được hoạtđộng của mình, không để các tình thế khác chi phối
Sáng tạo là việc chủ thể có những ý tưởng, tư duy mới, phương pháp quản lý làm choviệc mới với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn, tốt hơn so với tư duy, phương pháp cũ.Linh hoạt là việc chủ thể QLHCNN ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành
vi hành chính, xử lý tình huống hành chính nhanh nhạy, phù hợp với thực tế, nhưng khôngtrái với quy định của pháp luật
Tính chủ động sáng tạo còn thể hiện rõ nét trong haotj động xây dựng, ban hành VBQPPL hành chính để điều chỉnh các hoạt động QLNN
Tính chủ động sáng tạo được quy định bởi chính bản thân sự phức tạp, đa dạng,phong phú của đối tượng quản lý và đòi hỏi các chủ thể quản lý phải áp dụng biệnpháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách có hiệu quả nhất Tuy nhiên, chủ
Trang 7động và sáng tạo không vượt ra ngoài phạm vi của nguyên tắc pháp chế XHCN và kỷluật Nhà nước.
4 QLHCNN có tính liên tục và ổn định trong tổ chức và hoạt động
Tính liên tục trong QLHCNN xuất phát từ hoạt động liên tục của khách thểQLHCNN, xuất phát từ quy trình QLHCNN nói chung và quy trình ban hành, tổ chức thựchiện và kiểm tra việc thực hiện quyết định QLHCNN nói riêng
Như Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: "… Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức" đã thể hiện
nhất quán quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao quyền làm chủ của nhân dântrong Hiến pháp là nhà nước của dân, do dân và vì dân, đồng thời thể hiện đất nước ViệtNam là do chính nhân dân làm chủ, nhân dân là chủ thể quan trọng trong xây dựng và bảo
vệ đất nước Chính vì vậy, các cơ quan QLHCNN là vì nhân dân, nên trong hoạt độngquản lý phải có tính liên tục để đáp ứng nhu cầu hợp pháp của nhân dân
Tính liên tục cần phải đảm bảo tính kế thừa, đặc biệt là kế thừa về nguồn nhân lực và tráchnhiệm pháp lý, đạo lý trong QLHCNN Liên tục để tránh lối làm việc hô hào, theo phong trào Tính tương đối ổn định trong QLHCNN trước hết phải ổn định về tổ chức bộ máynhà nước và nhân sự, về chủ trương, chính sách … không nên thay đổi liên tục, làm xáotrộn, rối loạn trong quản lý
Tính ổn định nhằm để đảm bảo các hoạt động như lưu trữ hồ sơ, giấy tờ Ðó có thểnói là trách nhiệm của cơ quan HCNN đối với xã hội
Chủ thể QLHCNN phải bình tĩnh, sáng suốt, thận trọng khi đưa ra các quyết định cótính liên quan đến tính ổn định về tổ chức và hoạt động của hệ thống CQHCNN
5 QLHCNN có tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao
Tính chuyên môn hóa trong QLHCNN xuất phát từ phân công lao động QLHCNN.Mỗi bộ phận trong cơ quan, mỗi cán bộ công chức trong từng bộ phận được phân côngđảm nhiệm những nhiệm vụ cụ thể phù hợp với chuyên môn mà cán bộ đó được đào tạo
Ví dụ: Một người có bằng cử nhân, muốn trở thành cán bộ công chức Tư pháp quậnthì phải được đào tạo và có chuyên môn về luật
QLHCNN, QLHC công, QL công là 1 nghề, ngành với hệ thống nguyên tắc,nguyên lý, nội dung khoa học Bên cạnh tính khoa học, QLHC còn đòi hỏi kỹ năng củanhà quản lý, nghệ thuật quản lý, tính chuyên môn của đội ngũ CBCC Tránh chủ quan,kinh nghiệm trong QLHCNN
Đây là nghiệp vụ của 1 nhà nước và 1 nền hành chính khoa học, văn minh, hiện đại.QLHCNN không chỉ được coi là 1 nghề mà là 1 nghề tổng hợp, phức tạp, sáng tạo nhấttrong các nghề Cán bộ công chức HCNN không chỉ có chuyên môn sâu mà phải có kiếnthức rộng trên nhiều lĩnh vực
Câu 4: Phân biệt khiếu nại và tố cáo?
Trả lời:
Theo Luật khiếu nại 2011, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ,công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhànước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật
Trang 8cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâmphạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Theo Luật tố cáo 2011, tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báocho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơquan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước,quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
Khiếu nại và tố cáo đều là các quyền chính trị cơ bản của công dân, được ghi nhận trongvăn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao như Hiến pháp, luật Khiếu nại và tố cáo là một trongnhững phương thức thực hiện quyền tự do, dân chủ, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội,giảm bức xúc trong nhân dân Đây cũng là phương thức để nhân dân thực hiện quyền kiểm tra,giám sát của mình và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân Khiếu nại, tố cáo đều hướng tớibảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và bảo đảm pháp luật được thực thi nghiêmminh, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền Đồng thời đócũng là nguồn thông tin quan trọng để đánh giá tính khả thi của các chính sách, về tình trạngpháp chế trong QLLHCNN, nó góp phần củng cố mối liên hệ giữa Nhà nước và công dân Tuy nhiên, khiếu nại và tố cáo là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau Việc phân biệtgiữa khiếu nại với tố cáo có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp công dân thực hiện quyềnkhiếu nại, quyền tố cáo của mình đúng thủ tục và đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyếtkhiếu nại, tố cáo; đồng thời giúp cho CQNN giải quyết khiếu nại, tố cáo nhanh chóng, kịpthời, chính xác, tránh được nhầm lẫn, sai sót trong khi giải quyết khiếu nại, tố cáo
Giữa Khiếu nại và tố cáo khác nhau ở những điểm cơ bản sau:
Một là, về chủ thể thực hiện khiếu nại, tố cáo:
Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức khi có căn cứ cho rằng
quyền lợi bị xâm hại bởi một quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hànhchính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước Cán bộ, côngchức có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật đối với họ Vậy, chủ thể thực hiện khiếu nại có thể
là cá nhân, cơ quan hay tổ chức và cá nhân, cơ quan hay tổ chức phải bị tác động trực tiếp bởiquyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc
Chủ thể thực hiện quyền tố cáo chỉ có thể là cá nhân, một người cụ thể Cá nhân có
quyền tố cáo mọi hành vi vi phạm mà mình biết được, hành vi vi phạm đó có thể tác độngtrực tiếp hoặc không tác động đến người tố cáo
Hai là, về mục đích của khiếu nại, tố cáo:
Mục đích của khiếu nại là nhằm bảo vệ và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của
người khiếu nại
Mục đích của tố cáo không chỉ để bảo vệ quyền và lợi ích của người tố cáo mà còn
để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội và của tập thể, của cá nhân khác và nhằm trừng trịkịp thời, áp dụng các biện pháp nghiêm khắc để loại trừ những hành vi trái pháp luật xâmphạm đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân
Ba là, về đối tượng của khiếu nại, tố cáo:
Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết
định kỷ luật cán bộ, công chức Những quyết định và hành vi này phải tác động trực tiếpđến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại
Đối tượng của tố cáo rộng hơn rất nhiều, công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đếnlợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, của mình và của người
Trang 9khác Như vậy, hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo có thể tác động trực tiếp hoặckhông ảnh hưởng gì đến quyền lợi của người tố cáo, nhưng người tố cáo vẫn có quyền tố cáo.
Có thể thấy những quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luậtcán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có biểu hiện trái pháp luật vàxâm hại đến quyền và lợi ích của một hoặc một số người nhưng không ảnh hưởng trực tiếphoặc gián tiếp đến quyền lợi của người biết về quyết định hành chính, hành vi hành chính đóthì cũng không trở thành đối tượng của khiếu nại mà trong trường hợp này người phát hiệnquyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật thì có quyền tố cáo
Bốn là, về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người tố cáo:
Người khiếu nại có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác khiếu nại tại cơ quan cóthẩm quyền giải quyết khiếu nại Người tố cáo phải tự mình (không được uỷ quyền cho ngườikhác) tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đến bất kỳ tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước nào.Người khiếu nại được quyền rút khiếu nại Người tố cáo không được rút tố cáo vàphải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình, nếu cố ý tố cáo sai sựthật thì phải bồi thường thiệt hại
Người khiếu nại có quyền khiếu nại lần thứ hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính raToà án khi không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại (mà không cần phải có căn
cứ cho rằng việc giải quyết khiếu nại không đúng pháp luật) Còn người tố cáo chỉ được tốcáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giảiquyết chứ không được khởi kiện ra toà án
Năm là, về thẩm quyền giải quyết:
Cơ quan hoặc người có trách nhiệm nhận và giải quyết khiếu nại lần đầu là cơ quan có
người thực hiện hành vi hành chính hoặc người đã ra quyết định hành chính Trường hợpngười khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạnquy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởngcấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ ánhành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính
Cơ quan có trách nhiệm giải quyết tố cáo là cơ quan quản lý nhà nước thực hiện
chức năng nào thì có trách nhiệm giải quyết tố cáo thuộc chức năng của cơ quan đó Trongtrường hợp cơ quan quản lý nhà nước đã tiếp nhận tố cáo nhưng xét thấy trách nhiệm giảiquyết tố cáo không thuộc chức năng của cơ quan mình thì phải chuyển đơn đến cơ quan cóthẩm quyền và thông báo cho người tố cáo biết Hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì
do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo mà bị tố cáo thì họ không cóthẩm quyền giải quyết đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của chính bản thân mình.Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo chỉ có quyền giải quyết nhữngđơn tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan, tổ
chức mà mình quản lý trực tiếp.
Sáu là, về bản chất của khiếu nại, tố cáo:
Bản chất khiếu nại là việc người khiếu nại đề nghị người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, còn bản chất của tố cáo là việc
người tố cáo báo cho người có thẩm quyền giải quyết tố cáo biết về hành vi vi phạm pháp luật.Giải quyết khiếu nại là việc cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xácminh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại Trong khi đó, giải quyết tố cáo là việc
cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo xác minh, kết luận về nội dung tố cáo (thực
Trang 10tế có hành vi vi phạm pháp luật theo như đơn tố cáo không), để từ đó áp dụng biện pháp xử
lý phù hợp với tính chất, mức độ sai phạm của hành vi vi phạm và thông báo cho người tốcáo biết về kết quả giải quyết tố cáo, chứ không ra quyết định giải quyết tố cáo
Bảy là về thời hạn giải quyết:
Thời hạn giải quyết khiếu nại: căn cứ vào số lần khiếu nại của người khiếu nại Đối với
khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý và 45 ngày đối với vùng sâu, vùng
xa đi lại khó khăn (vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưngkhông quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý và không quá 60 ngày, đối với vùng sâu, vùng xa đilại khó khăn) Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý
và không quá 60 ngày đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn (đối với vụ việc phức tạpthì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngàythụ lý và không quá 70 ngày đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn)
Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý, đối với vụ việc phức tạp thì
thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý Trường hợp cần thiết, người có thẩmquyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đốivới vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày
Câu 5: Anh (chị) hãy trình bày và phân tích các yêu cầu cơ bản của Quyết định QLHCNN? Quy trình ban hành và tổ chức thực hiện Quyết định QLHCNN?
Trả lời:
1 Khái niệm và tính chất của Quyết định QLHCNN
- Quyết định QLHCNN là kết quả sự thể hiện ý chí của chủ thể QLHCNN, được banhành trên cơ sở pháp luật để thực hiện luật theo trình tự và hình thức bằng văn bản hoặckhông phải bằng văn bản theo quy định của pháp luật nhằm định ra chính sách, đặt ra, sửađổi hoặc bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính hoặc làm phát sinh, thay đổi hay chấmdứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩmquyền của cơ quan hoặc của người có chức vụ theo quy định của pháp luật
Quyết định hành chính là mệnh lệnh điều hành các chủ thể QLHCNN được thôngqua theo một thể thức nhất định nhằm thực hiện một mục đích hay một công việc cụ thể.Quyết định hành chính chứa đựng quyền lực Nhà nước, dưới góc độ nhất định là hành
vi của cơ quan hành chính nhà nước (hoặc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền) nhằm đưa ra cácquy định chung hoặc giải quyết vấn đề pháp lý hành chính cụ thể đối với tập thể hay cánhân, có ý nghĩa bắt buộc tuân thủ Ngoài ra, nó cũng chứa đựng trong đó các mục tiêu màchủ thể mong muốn đạt tới khi thi hành quyết định và phương tiện để thực hiện chúng
- Các quyết định hành chính được hiểu như là một loại hình của quyết định Nhà nướcnên nó có các tính chất cơ bản như:
+ Có tính ý chí quyền lực Nhà nước: là kết quả của sự thể hiện ý chí của các cơ quanhành chính Nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhân danh quyền lực Nhà nước
+ Có tính pháp lý: thể hiện ở hậu quả pháp lý do chúng tạo ra Quyết định hành chính tácđộng vào đời sống xã hội bằng việc đưa ra chính sách, sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luậthành chính; làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoặc phục hồi quan hệ pháp luật hành chính + Có tính dưới luật, chấp hành luật: nghĩa là nội dung của quyết định hành chínhphải phù hợp với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, được banhành theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định Chúng được ban hành để thực hiện
Trang 11quyền hành pháp tức là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành chính Nhànước và người có thẩm quyền hành pháp.
Với những đặc điểm như vậy, quyết định hành chính nhà nước chính là tín hiệu điềukhiển, là thông tin quy phạm của chủ thể QLHCNN tác động vào khách thể của quan hệpháp luật hành chính để thực hiện mục đích của mình theo quỹ đạo và ý chí của mình
2 Các yêu cầu cơ bản của Quyết định QLHCNN
a Bảo đảm tính chính trị
Quyết định QLHCNN là sự cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn của địaphương cơ sở, là sự cụ thể hóa các quyết quản lý của cấp trên Vì vậy, các Quyết địnhQLHCNN phải phù hợp với quan điểm chính trị của Đảng, không được trái với đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, không ngược với định hướngXHCN, phải vì lợi ích của người lao động
Phải thể chể hóa, cụ thể hóa các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng để thực hiện
b Bảo đảm tính hợp pháp
Theo yêu cầu đặt ra trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ViệtNam hiện nay, một quyết định QLHCNN chỉ có hiệu lực thi hành khi nó hợp pháp, tức làthoả mãn tất cả các yêu cầu sau:
Thứ nhất, quyết định hành chính phải được ban hành bởi những chủ thể có thẩm quyềntheo quy định của pháp luật thực hiện quyền hành pháp Đó là những chủ thể (cá nhân, tổ chức)
ở trung ương, địa phương, những chủ thể có thẩm quyền chung cũng như các chủ thể có quyềnchuyên môn…Cụ thể là Chính phủ, Thủ Tướng chính phủ (ra quyết định dưới hình thức nghịquyết, nghị định, quyết định, chỉ thị); các Bộ và cơ quan ngang bộ (ra quyết định, chỉ thị, thôngtư); Ủy ban nhân dân (được quyền ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những vănbản đó); các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân( bao gồm sở, phòng, ban) ra các quyếtđịnh hành chính dưới hình thức quyết định và chỉ thị (quyết định cá biệt)
Thứ hai, quyết định QLNN được ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích củaluật, không trái với hiến pháp, luật, pháp lệnh và các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên.Điều đó có nghĩa là các quyết định hành chính không được trái với các quyết định của Quốchội cũng như quyết định của Hội đồng nhân dân và các quyết định của cơ quan hành chínhnhà nước cấp trên Trên cơ sở luật và pháp lệnh, các chủ thể trong cơ quan hành chính nhànước ban hành những quyết định để quản lí xã hội trên từng lĩnh vực
Thứ ba, quyết định QLNN được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của chủ thể raquyết định quản lý Các cơ quan (người có chức vụ) tuyệt đối không được ban hành nhữngquyết định mà pháp luật không cho phép, vượt quá phạm vi quyền hạn được trao, thậm chíkhông được lẩn tránh và lạm quyền
Thứ tư, quyết định QLNN được ban hành phải xuất phát từ chính lợi ích thiết thựccủa người dân, đặc biệt là người dân lao động Các chủ thể hành chính nhà nước chỉ đượcban hành quyết định QLNN để giải quyết những vấn đề xã hội một cách khách quan, khoahọc, tránh tuỳ tiện, chủ quan duy ý chí
Thứ năm, quyết định QLNN phải bảo đảm trình tự, thủ tục, hình thức theo luật định
Trang 12Thứ nhất, quyết định QLNN phải tính đến yêu cầu tổng thể bảo đảm hài hoà lợi íchcủa Nhà nước, tập thể và cá nhân Yêu cầu này đòi hỏi sự cân đối hợp lý giữa lợi ích Nhànước và xã hội, coi lợi ích Nhà nước và lợi ích chung của công dân là tiêu chí để đánh giá
sự hợp lý của quyết định hành chính
Thứ hai, quyết định QLNN phải có tính cụ thể và phù hợp với từng vấn đề và với cácđối tượng thực hiện Quyết định cần xác định cụ thể các nhiệm vụ, thời hạn, chủ thể,phương tiện để thực hiện
Thứ ba, quyết định QLNN phải có hệ thống khả thi và toàn điện; phải xem xét hiệuquả không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị - xã hội, cả mục tiêu trước mắt và lâu dài, giữahậu quả trực tiếp và gián tiếp, kết quả trước mắt và kết quả cuối cùng Các biện pháp được
đề ra trong quyết định phải phù hợp đồng bộ với biện pháp trong quyết định có liên quan.Thứ tư, quyết định QLNN phải bảo đảm kỹ thuật lập quy, tức là ngôn ngữ, vănphong, cách trình bày phải rõ ràng, dể hiểu, ngắn ngọn, chính xác, không đa nghĩa
Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định QLNN có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.Khi ban hành các quyết định QLNN, các chủ thể QLNN phải bảo đảm tính hợp pháp vàhợp lý, nhờ đó quyết định đưa ra mới có khả năng thực thi, được xã hội chấp nhận
d Liên hệ thực tiễn đơn vị
Hiện tại, tôi đang công tác tại Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng quận Gò Vấp.Tại đơn vị, trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, Ban có trách nhiệm tham mưu UBND quậnban hành các Quyết định về bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư đối với các hộ dânảnh hưởng trong dự án trên địa bàn quận Gò Vấp
Để ra được 1 quyết định bồi thường đúng, có tính khả thi, được hộ dân ảnh hưởnggiải tỏa ủng hộ; trong quá trình tham mưu, ban hành Quyết định về công tác bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư, tôi đã căn cứ vào những nguyên tắc, yêu cầu cơ bản của quyết địnhQLHCNN để tham mưu, đó là:
- Bảo đảm tính chính trị: Cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn, cụ thể hóa cácquyết định quản lý của cấp trên; Luật Đất đai và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thihành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định của Chính phủ Quy định về bồi thường hỗ trợ vàtái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Quyết định của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hànhquy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố
để tham mưu Quyết định
- Bảo đảm tính hợp pháp: Quyết định được ban hành trên cơ sở các Luật; Nghị quyết;Nghị định và Quyết định của Thành phố về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thuhồi đất để tham mưu Quyết định Đồng thời được căn cứ vào Công văn của UBND thành phố
về chấp thuận địa điểm dự án, Thông báo và Quyết định thu hồi đất, Quyết định phê duyệt dự
án, Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ của UBND quận
- Bảo đảm tính hợp lý: Vì Quyết định đảm bảo tính hiệu quả cho cả người dân và nhànước nên khi ra quyết định, đã góp phần giải quyết hài hòa lợi ích của nhà nước, tập thể hộdân tại khu đất bị thu hồi với cá nhân từng hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án
Các Quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được ban hành theo dạng văn bản;đúng theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ; đúng thể thứcquy định chung về hình thức, kiểu chữ, phông chữ; tiêu đề, tiêu ngữ, số, ký hiệu, ngàytháng năm ban hành, ngôn ngữ, văn phong; Thẩm quyền ký ban hành …
3 Quy trình ban hành và tổ chức thực hiện Quyết định QLHCNN
Bao gồm 8 bước cơ bản sau:
Trang 13- Bước 1: Sáng kiến ban hành quyết định; lý do xác thực; thu thập và xử lý thông tin Phântích, đánh giá tình hình làm căn cứ cho việc ra quyết định.
- Bước 2: Soạn thảo quyết định; thảo luận lấy ý kiến trưng cầu dân ý
- Bước 3: Thông qua quyết định Các quyết định phải được thông qua đúng thủ tụcquy định, trong đó có hình thức
- Bước 4: Ban hành quyết định Khi ban hành quyết định phải lưu ý các nguyên tắc
về thể thức, thủ tục, quy chế xây dựng và ban hành văn bản, người ký văn bản phải chịutrách nhiệm về nội dung và hình thức của văn bản
- Bước 5: Phổ biến hướng dẫn, giải thích việc thực hiện quyết định Triển khai quyếtđịnh đến đối tượng quản lý bằng phương tiện nhanh nhất
- Bước 6: Tổ chức lực lượng thực hiện quyết định
- Bước 7: Kiểm tra việc thực hiện quyết định (được tiến hành ngay sau khi ban hành,triển khai và trong suốt thời gian thực hiện; có thể kiểm tra thường xuyên, toàn diện, độtxuất, có trọng điểm; nhằm phát huy nhân tố tích cực, khen thưởng người tốt, việc tốt, hoặcđiều chỉnh quyết định khi cần, hoặc xử lý các vi phạm)
- Bước 8: Tổng kết, đánh giá (xác định được nguyên nhân thực hiện tốt và chưa thựchiện tốt, ưu khuyết điểm của nguyên nhân; các bài học kinh nghiệm Phải thực hiện trungthực, chính xác, cụ thể, không giả dối, khoa trương thành tích; đề ra biện pháp xử lý ngườibáo cáo không đúng sự thật, xu thế, vụ lợi)
Ví dụ: Quy trình tham mưu ban hành Quyết định ban hành Quy chế nội bộ Ban Bồithường, giải phóng mặt bằng quận Gò Vấp năm 2015 (…)
Câu 6: Anh (chị) hãy trình bày mối quan hệ của hiệu lực và hiệu quả QLHCNN? Cho ví dụ minh họa trong hoạt động thực tế của QLHCNN?
Trả lời:
1 Khái niệm hiệu lực QLHCNN
- Hiệu lực QLHCNN là sự tác động của chủ thể đến khách thể QLHCNN bằng quyềnlực nhà nước và năng lực của CBCC nhà nước Sự tác động có tác dụng thực tế đúng nhưyêu cầu của chủ thể đề ra
Hiệu lực QLHCNN bằng quyền lực nhà nước + năng lực CBCC nhằm đúng yêu cầu,đạt mục đích quản lý
Hiệu lực QLHCNN bằng hiệu lực của văn bản pháp luật (Hiến pháp, Luật, Pháplệnh) + Hiệu lực văn bản dưới luật (Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉthị…) + Hiệu lực văn bản của CQHCNN ban hành (Quy chế, quy định, quy trình, quytắc, nội quy …)
- Năng lực của CBCC ban gồm năng lực quản lý dành cho CBCC giữ chức vụ lãnhđạo, chỉ huy; năng lực chuyên môn danh cho CBCC chuyên môn, nghiệp vụ
Năng lực quản lý CBCC được thể hiện:
Năng lực thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thànhquyết định QLHCNN để thực hiện mục tiêu chính của Đảng
Năng lực thể chế hóa, cụ thể hóa quyết định QLHCNN của cơ quan nhà nước cấptrên thành quyết định của cấp mình để thi hành quyết định của cấp trên
Năng lực thực hiện thẩm quyền thông qua việc ban hành quyết định hành chính vàhành vi hành chính
Năng lực kiểm tra việc thực hiện pháp luật và thực hiện các quyết định QLHCNN
Trang 14Năng lực tư duy độc lập, sáng tạo.
Năng lực tổ chức thực hiện pháp luật, thực hiện quyết định QLHCNN của cơ quannhà nước cấp trên và của cấp mình
Ngoài ra CBCC nhà nước còn cần phải có trình độ, phẩm chất mới có thể góp phầnnâng cao hiệu quả QLHCNN
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực QLHCNN:
Luật và văn bản QPPL dưới luật: phải là một hệ thống hoàn chỉnh, thống nhất, đồng
bộ, không chồng chéo, mâu thuẫn, đúng thứ bậc, phù hợp với thực tiễn
Trình độ, năng lực của CQHCNN: có cơ cấu tổ chức hợp lý, khoa học, thông suất, tinhgọn Độ ngũ CBCC phải có trình độ, năng lực, phẩm chất, công tâm với hoạt động công vụ.Công tác tổ chức vận động quần chúng nhân dân: đặc biệt quan tâm nhằm giúp ngườidân nhận thức được trách nhiệm của mình với nhà nước, với xã hội, tự giác thực hiện phápluật, tích cực tham gia vào công tác QLHCNN
Công tác thanh tra, kiểm tra và tổng kết thực hiện QLHCNN: phải làm tốt nhằm pháthiện những nhân tố tích cực để nhân rộng điển hình, đồng thời phát hiện nhữmg sai trái,không hợp pháp, không hợp lý của QLHCNN để đề ra những biện pháp xử lý, khắc phụchoặc điều chỉnh kịp thời
2 Khái niệm hiệu quả QLHCNN
- Hiệu quả QLNN là sự so sánh giữa kết quả và chi phí sao cho kết quả đạt được ởmức độ tối đa và chi phí ở mức tối thiểu
- Hiệu quả QLHCNN là kết quả của sự tác động của chủ thể QLHCNN lên các lĩnhvực của đời sống xã hội, kết quả đó đảm bảo sự phát triển về KT - VH - XH - Khoa học -công nghệ, dịch vụ công cộng Đảm bảo ANQP, trật tự ATXH, pháp luật, pháp chế …trong từng giai đoạn nhất định
- Hiệu quả QLHCNN được tính bằng định lượng, định tính hoặc vừa định lượng vừađịnh tính
Định lượng là tính kết quả đạt đuốc với chi phí bỏ ra, sao cho kết quả đó luôn lớnhơn chi phí bỏ ra
Định tính: như việc chủ thể QLHCNN quyết định khắc phục hậu quả thiên tai lũ lụt;tiêm chủng phòng ngừa vắc xin miễn phí…
3 Mối quan hệ giữa hiệu lực và hiệu quả QLHCNN
Giữa năng lực, hiệu lực, hiệu quả QLHCNN có mối quan hệ biện chứng Hoạt độngQLHCNN trước hết phải đề cao hiệu lực, phải đảm bảo được hiệu lực thực hiện Mặtkhác, muốn QLHCNN tốt, hoạt động quản lý phải có hiệu quả Như vậy cả hiệu lực, hiệuquả QLHCNN đều được quyết định bởi năng lực, chất lượng của nền hành chính Để nângcao hiệu lực, hiệu quả QLHCNN phải tập trung xây dựng và hoàn thiện các yếu tố cấuthành năng lực của nền hành chính Ngược lại, để đánh giá tiến bộ về năng lực của HCNNphải dựa trên những tiêu chí, thước đo cụ thể phản ánh hiệu lực, hiệu quả của QLHC Mối quan hệ này được thể hiệu qua 3 yếu tố: quyền lực nhà nước, năng lực, hiệu lực;giữa chúng có có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó:
Quyền lực nhà nước là yếu tố quan trọng, mang tính tiền đề bao gồm hệ thống phápluật và nguyên tắc pháp chế bảo đảm tính ổn định và vững chắc của hiệu lực
Năng lực được thể hiện ban hành các quyết định QLHCNN thông qua việc sử dụngđúng đắn, chính xác quyền lực nhà nước góp phần nâng cao hiệu lực QLHCNN
Trang 15Hiệu lực QLHCNN là thể hiện thực tế khi đã được các yêu cầu đề ra, hiệu quảQLHCNN không những đạt được kết quả mà còn dùng kết quả ấy làm tiền đề, làm cơ sởcho sự phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ví dụ minh họa trong hoạt động thực tế của QLHCNN tại cơ quan
Hiện tôi đang công tác tại cơ quan ………
Đơn vị tôi có chức năng, nhiệm vụ là …………
Mối quan hệ giữa hiệu lực và hiệu quả trong QLHCNN được thể hiện như sau:
UBND Thành phố giao Khu QLGTĐT số 3 làm chủ đầu dự án Công viên Gia Địnhphường 3, quận Gò Vấp; Khu QLGTĐT số 3 quyết định triển khai dự án Theo đó, đề nghịUBND quận cử một đơn vị làm chủ đầu tư dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng
UBND quận Gò Vấp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong quận,với quyền lực nhà nước đã được pháp luật quy định và sự tham mưu của đội ngũ CBCC;
so sánh giữa kết quả và chi phí đạt được, từ đó xây dựng các phương án có khả thi để chọnđơn vị làm công tác lập dự án này mà đem lại dự án kết quả cao nhất cho quận (chọn ra 2đơn vị bao gồm ………… và ……… )
Qua xem xét tính khả thi, qua kết quả của việc so sánh 2 phương án trên, UBNDquận Gò Vấp đã quyết định và có văn bản báo cáo UBND Thành phố, chỉ định giao choBan Bồi thường làm chủ đầu tư dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng để cải tạo Côngviên Gia Định phường 3, quận Gò Vấp
Câu 7: Anh (chị) trình bày vai trò của tiếp công dân? Hiểu như thế nào về nguyên tắc tiếp công dân: phải đảm bảo công khai, dân chủ, kịp thời, thủ tục đơn giản, thuận tiện? Liên hệ thực tiễn tại cơ quan đơn vị anh (chị).
Trả lời:
1 Khái niệm, đặc điểm
Theo Khoản 1, Điều 2 Luật tiếp công dân 2013, Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức,
đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tiếp công dân đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tốcáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiệnkhiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của Pháp luật
Đặc điểm:
+ Tiếp công dân là trách nhiệm của Nhà nước -> Công dân bao giờ cũng có quyèn vàngiã vụ trong mối quan hệ với Nhà nước, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia vàngược lại Do đó, việc Tiếp công dân là trách nhiệm của Nhà nước
+ Chủ thể tiếp công dân là CQNN (Chính phủ; Bộ, cơ quan ngang bộ, tổng cục và tổ chức tương đương, cục; UBND các cấp; cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW, cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Các cơ quan của Quốc hội; Hội đồng nhân dân các cấp; Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; cơ quan
trung ương của tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội,
cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cá nhân có thẩm quyền
+ Nội dung của Tiếp công dân: đón tiếp, lắng nghe, tiếp nhận, giải thích, hướng dẫncho công dân thực hiện
Trang 16+ Tiếp công dân được thực hiện tại các địa điểm nhất định: Trụ sở Tiếp công dân, địađiểm Tiếp công dân hoặc nơi lviệc khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm Tiếpcông dân bố trí.
+ Tiếp công dân được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định: công khai, dânchủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáotheo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xửtrong khi tiếp công dân; Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việckhiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật
2 Vai trò, ý nghĩa của việc tiếp công dân
- Việc tiếp công dân giúp cơ quan Nhà nước nắm được các thông tin, kiến nghị, phản ánh,góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật củaNhà nước, công tác quản lý của cơ quan đơn vị Là kênh thông tin để đánh giá tính khả thi củacác chính sách, hiệu quả quản lý của Nhà nước Qua đó, Nhà nước có các biện pháp, chủ trươngphù hợp để điều chỉnh bổ sung chủ trương chính sách, hoàn thiện pháp luật cũng như để khắcphục những bất cập, hạn chế trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước
- Tiếp công dân là hoạt động nhằm thực hiện hoá quyền dân chủ của công dân, là sự cụthể hoá quyền tham gia QLNN và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của nhà nước và
xã hội của công dân, phát huy vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Đồng thời, đây cũng là biểu hiện sinh động phản ánh bản chất dân chủ của nhà nước ta
- nhà nước của dân, do dân và vì dân Là biện pháp thiết thực để củng cố mối quan hệ giữa nhândân với Đảng và nhà nước Mặt khác điều này còn là sự hiện thực hóa phương châm “dân biết,dân làm, dân kiểm tra” trong công tác quản lý và thực tiễn cuộc sống
- Tiếp công dân có vai trò quan trọng trong hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếunại, tố cáo Nội dung này thể hiện rõ yêu cầu mang tính bắt buộc đặt ra đối với các cơ quan nhànước, CBCC trong quan hệ với công dân, đó là phải luôn luôn tôn trọng nhân dân, tận tụy phục
vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân và lắng nghe ý kiến của nhân dân Đồng thời khắcphục những hạn chế bất cập trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình, qua đótuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật nói chung, pháp luật khiếu nại, tố cáo của côngdân nói riêng, góp phần giúp công dân hiểu biết thêm pháp luật nói chung, quyền và nghĩa vụcông dân nói riêng, tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp,…
- Qua việc tiếp công dân, phần nào người dân cũng nhìn nhận, đánh giá được trình độ,năng lực, thái độ, phẩm chất đạo đức của người CBCC trực tiếp với mình, qua đó có thông tintin cậy để phản ánh với cơ quan có thẩm quyền cũng như để đánh giá, lựa chọn nhân sự thôngqua các kỳ bầu cử Muốn vậy, Đảng, Nhà nước phải dựa vào dân, qua sự giám sát, kiểm tra củanhân dân thì việc đánh giá sàng lọc CBCC, đảng viên mới được toàn diện
Tiếp công dân giúp các cơ quan thẩm quyền thực hiện chức năng giám sát, kiểm tratheo quy định của Pháp luật Thông qua những quy định về đại biểu Quốc hội, đại biểuHĐND các cấp, các tổ chức chính trị- XH tham gia vào công tác tiếp công dân và tổ chứctiếp công dân trong phạm vi công việc của mình, chính là một phương thức giúp cho các
cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra giám sát
- Làm tốt công tác tiếp công dân sẽ góp phần khơi dậy tiềm năng, tranh thủ trí tuệcủa nhân dân, huy động được sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quản lý nhà nước,quản lý xã hội; nhằm bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã đượcHiến pháp ghi nhận, thể hiện mối quan hệ hài hoà, dân chủ giữa Nhà nước và người dân,giúp việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, đơn vị được tiến hành 1 cách kịp
Trang 17thời và đúng pháp luật Tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền tự do, dân chủ, gópphần giải quyết các vấn đề xã hội, giảm bức xúc, xung đột trong xã hội.
- Thông qua công tác tiếp dân tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thiện công tác quản lý nhànước, giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tổ chức, đơn vị có điều kiện kiểmtra, đánh giá lại cơ chế chính sách, công tác chỉ đạo điều hành của mình, từ đó có những điềuchỉnh thích hợp, kịp thời Các chính sách, cũng như hoạt động QLNN được thực thi trên thực
tế sẽ tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân
3 Nguyên tắc tiếp công dân: phải đảm bảo công khai, dân chủ, kịp thời, thủ tục đơn giản, thuận tiện
- Công khai thể hiện là vào những thời điểm thích hợp cán bộ, công chức phải thôngbáo đầy đủ nội dung cần công khai trong tổ chức và với nhân dân để những người có tráchnhiệm và có liên quan biết để nhằm khuyến khích sự tham gia của nhân dân và tổ chứcvào hoạt động này
Dân chủ cũng cần phải được bảo đảm khi tiếp công dân, đó là việc cán bộ, công chức cầnphải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các chủ thể có liên quan như các đối tượng, người dân được
có quyền giải trình, được trình bày ý kiến, nguyện vọng, tiếp xúc với cơ quan, tổ chức, cá nhâncần có thái độ tôn trọng, trao đổi thông tin chính xác trong phạm vi thẩm quyền của mình vàphù hợp với quy định của pháp luật Nguyên tắc công khai, dân chủ nhằm đảm bảo sự bìnhđẳng trước pháp luật trong mối quan hệ các bên
Những nội dung phải công khai cho nhân dân biết là nội dung liên quan trực tiếp đếnngười dân, gắn liền với quyền và lợi ích của người dân, được nhân dân quan tâm bao gồm: kếhoạch phát triển KT-XH, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngânsách hàng năm; các dự án, công trình đầu tư, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn; nhiệm vụ, quyền hạn của CBCC
Những nội dung nhân dân giám sát bao gồm tất cả các nội dung phải công khai đểnhân dân biết, những nội dung nhân dân bàn và quyết định, những nội dung cơ quan cóthẩm quyền phải đưa ra lấy ý kiến nhân dân
- Giải quyết kịp thời nguyện vọng, ý kiến của nhân dân là biểu hiện tinh thần phụtrách của các cơ quan nhà nước, CBCC trước nhân dân, là thiết thực bảo đảm quyền tự dodân của nhân dân, thoả mãn những yêu cầu thiết thân của nhân dân, nhờ đó mối liên hệgiữa Nhà nước và nhân dân sẽ được tăng cường
Các CQNN, CBCC phải nắm chắc tình hình và tập trung phối hợp giải quyết kịp thờingay từ cơ sở, mọi bức xúc của nhân dân phải nhanh chóng báo cáo người có thẩm quyền
để giải quyết, không để kéo dài
- Thủ tục đơn giản, thuận tiện: mọi thủ tục hành chính, trong quá trình tiếp xúc, giải đápthắc mắc, nguyện vọng của nhân dân, CQNN và cán bộ, công chức có thẩm quyền cần phảithực hiện đơn giản, không quá rườm rà, linh hoạt nhưng đúng quy định pháp luật
Bên cạnh đó, trong tiếp công dân phải tạo điều kiện cho người dân được thuận tiệntrong quá trình liên hệ, được trình bày ý kiến, nguyện vọng của mình, không quan liêu,hách dịch, cửa quyền
Liên hệ thực tiễn tại cơ quan đơn vị
Hiện tôi đang công tác tại Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng quận Gò Vấp
Trong thời gian qua, thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, đã tiếp công dân nhiềulần, trong đó chủ yếu là hiệp thương, công bố bảng chiết tính bồi thường; giải quyết các
Trang 18đơn thư kiến nghị; trích lục, cung cấp hồ sơ pháp lý; giải quyết chính sách tái định cư;công bố chủ trương của một dự án.
Qua công tác, tôi trình bày nguyên tắc tiếp công dân thể hiện tại quy trình công bốchủ trương thu hồi đất của dự án xây dựng trường Tiểu học Phường 9
- Mời tất cả các hộ dân ảnh hưởng dự án tới UBND Phường 9 để họp công bố, triểnkhai thông tin rộng rãi cho người dân được biết về việc chuẩn bị thu hồi đất để thực hiện dự
án xây dựng trường Tiểu học Phường 9 nhằm phục vụ mục đích phát triển giáo dục củaUBND quận Gò Vấp
Thông tin cho người dân được biết các văn bản chủ trương của dự án (…) Tất cả cácvăn bản sau khi công khai đều niêm yết tại bản tin UBND Phường và bản tin khu phố,
tổ dân phố nơi hộ dân ở có đất bị thu hồi được biết
- Lắng nghe ý kiến đóng góp, nguyện vọng, tâm tư của hộ dân trong dự án Từ đó
giải quyết kịp thời nguyện vọng, ý kiến thắc mắc của nhân dân trong dự án Qua đó, thểhiện tính dân chủ, kịp thời trong quá trình tiếp dân
Vì vậy, kết thúc buổi tiếp dân, về cơ bản các hộ dân bị ảnh hưởng đều nhất trí vớichủ trương thu hồi đất và đề nghị UBND quận giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp xảy
ra tại khu đất này, đồng thời mong muốn được đều bù thỏa đáng theo giá thị trường
- Trong buổi tiếp xúc, đã hướng dẫn hộ dân lập các thủ tục đơn giản, thuận tiện: như giaophiếu kê khai nguồn gốc nhà đất cho hộ dân, hướng dẫn nộp hồ sơ pháp lý để chiết tính bồithường Sau đó, hộ dân sẽ nộp lại Phiếu kê khai và hồ sơ pháp lý nhà đất lại UBND Phường,không phải đi lại nhiều lần, Ban Bồi thường sẽ xuống UBND Phường để nhận hồ sơ và chuyểnphiếu kê khai cho UBND Phường xác nhận nguồn gốc nhà đất
Câu 8: Sự cần thiết phải cải cách hành chính nhà nước? Nội dung cơ bản của cải cách hành chính theo Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ?
Cải cách hành chính nhà nước có các khái niệm cơ bản sau:
- Theo nghĩa rộng: là một quá trình thay đổi cơ bản, lâu dài, liên tục bao gồm cơ cấucủa quyền lực hành pháp và tấc cả các hoạt động có ý thức cả bộ máy nhà nước nhằm đạtđược sự hợp tác giữa các bộ phận và các cá nhân vì mục đích chung của cộng đồng vàphối hợp các nguồn lực để tạo ra hiệu lực, hiệu quả quản lý và các sản phẩm phục vụ nhândân thông qua các phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực
- Theo nghĩa hẹp: là một quá trình thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hànhchính, cải tiến tổ chức, chế độ, phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phươngpháp hành chính mới trong lĩnh vực quản lý của bộ máy HCNN
- Cải cách hành chính ở Việt Nam là 1 quá trình thay đổi có chủ định nhằm hoànthiện các bộ phận: thể chế hành chính, tổ chức mang tình hành chính, đội ngũ CBCC hành
Trang 19chính và tài chính công để nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của nền hànhchính công trong hoạt động của bộ máy nhà nước và trong phục vụ nhân dân.
b Sự cần thiết phải thực hiện cải cách hành chính nhà nước
Cải cách hành chính nhà nước đã trở thành yêu cầu khách quan, cấp bách, xuất phát
từ 4 căn cứ lý luận và thực tiễn sau:
- Cải cách hành chính nhà nước xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp đổi mới
Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước được bắt đầu từ năm 1986, tính đến nay đã gần
30 năm Trong khoảng thời gian đó, cải cách hành chính đã thu được nhiều kết quả rấtđáng khích lệ, những thành tựu to lớn tạo nên những những tiền đề quan trọng để tiếp tụcphát triển đất nước
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vẫn còn những nguy cơ, thách thức không thểxem thường, quá trình cải cách hành chính còn rất nhiều vấn đề đặt ra cần được tiếp tụcgiải quyết
Yêu cầu đổi mới và phát triển KT-XH đòi hỏi nhà nước mà trực tiếp là nền hànhchính phải được cải cách đồng bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLHCNN mới đảm bảothực hiện thắng lợi mục tiêu CNH-HĐH đất nước, bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh
Nhân dân đòi hỏi và luôn mong muốn được yên ổn sinh sống, sản xuất kinh doanhtrong các môi trường pháp lý, an ninh trật tự, tôn trọng pháp luật, dân chủ, không bị phiền
hà, sách nhiễu … Nền HCNN có trách nhiệm trực tiếp đáp ứng các yêu cầu đó
Vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhà nước theo yêu cầu xâydựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân đang trở thành yêu cầu kháchquan, cấp bách
- Cải cách nền hành chính nhà nước xuất phát từ yêu cầu hội nhập, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế
Tăng cường hội nhập, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế, tạo môi trường thuậnlợi, tranh thủ mọi nguồn lực từ bên ngoài phục vụ tiến trình CNH-HĐH đất nước; đặc biệt làtrong giai đoạn hiện nay, Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Yêu cầu hội nhập, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế đòi hỏi chủ thể hànhchính, tổ chức bộ máy, đội ngũ CBCC hành chính phải thích ứng với luật pháp, tập quán vàtrình độ phát triển của khu vực và quốc tế
Nếu không đẩy mạnh cải cách HCNN thì không thể đáp ứng những yêu cầu đó, đồngthời khó đảm bảo sự phát triển bền vững theo định hướng XHCN trong quá trình hội nhập,
Trang 20Chức năng, nhiệm vụ QLHCNN của bộ máy HCNN trong nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN chưa được xác định rõ và phù hợp, sự phân công, phân cấp giữa cácngành, các cấp chưa rành mạch.
Hệ thống thể chế HCNN chưa đồng bộ, còn chồng chéo và thiếu thống nhất, thủ tụchành chính nhiều lĩnh vực còn phức tạp, rườm rà cho tổ chức và công dân
Tổ chức bộ máy HCNN còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, phương thức QLHCNN vừatập trung quan liêu, vừa phân tán, chưa thật sự thông suốt
Một bộ phận không nhỏ đội ngũ CBCC còn yếu năng lực, phẩm chất, tinh thần tráchnhiệm, trình độ chuyên môn nên chưa đáp ứng được yêu cầu của QLHCNN, còn thiếu kỹnăng hành chính, quan liêu
Vẫn còn ở một số nơi bộ máy HCNN ở địa phương và cơ sở chưa thật sự gắn bó vớinhân dân, chưa thật sự thấu hiểu tâm tư nguyện vọng, tâm lý và tình cảm của dân
Vì vậy, nếu không cải cách thủ tục hành chính sẽ làm cho niềm tin của người dân đốivới Đảng, nhà nước sẽ bị suy giảm
2 Nội dung cơ bản của cải cách hành chính theo Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ
Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giaiđoạn 2011 - 2020 tại Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011, với các mục tiêu sau:Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch
Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt,trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền
Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền conngười, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình
độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước
Với sáu nội dung cơ bản sau
a Cải cách thể chế
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở Hiến pháp được sửa đổi, bổ sung.Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, trước hết là quy trìnhxây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp,tính đồng bộ, cụ thể và khả thi
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, trước hết là thểchế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Hoàn thiện thể chế về sở hữu, trong đó khẳng định rõ sự tồn tại khách quan, lâu dàicủa các hình thức sở hữu, trước hết là sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân,bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu khác nhau trong nền kinh tế;sửa đổi đồng bộ thể chế hiện hành về sở hữu đất đai…
Tiếp tục đổi mới thể chế về doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là xác định rõ vai tròquản lý của Nhà nước với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước
Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xã hội hóa theo hướng quy định rõ tráchnhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về tổ chức và hoạt động của các cơquan hành chính nhà nước
Trang 21Xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân,trọng tâm là bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, lấy ý kiến của nhân dân trướckhi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng và về quyền giám sát của nhân dân.
Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính
c Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức vàbiên chế hiện có của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhândân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, các cơquan, tổ chức khác thuộc bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương (baogồm cả các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước); trên cơ sở đó điều chỉnh chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị nhằm khắc phục tình trạngchồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyền địaphương; xây dựng mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn phù hợp
Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về tài nguyên, khoáng sản quốcgia; quy hoạch và có định hướng phát triển; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra
Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước; thực hiệnthống nhất và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tập trungtại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả
Cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn
vị sự nghiệp dịch vụ công; chất lượng dịch vụ công từng bước được nâng cao
d Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủtrình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triểncủa đất nước
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bảnlĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân thông quacác hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả
Hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phùhợp với trình độ, năng lực, sở trường của cán bộ công chức, viên chức
Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên cơ
sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế loại bỏ, bãi miễn những ngườikhông hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân
Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức