XÂYDỰNGMỘT TRƯỜNG ĐẠIHỌCHÀNGĐẦUỞVIỆTNAM
ĐỀ CƯƠNGTHẢO LUẬN
Tổng quan
Bản đềcương này được soạn thảo liên quan tới yêu cầu mới đây của
Ngài Thủ tướng về việc xâydựngmột trường đạihọchàngđầuở
Việt Nam. Chương trình ViệtNamtại Harvard cho rằng cách tốt
nhất để vươn tới tầm nhìn của Ngài Thủ tướng là thông qua sự hợp
tác giữa Chính phủ ViệtNam và một nhóm những trườngđạihọchàng
đầu của nước Mỹ.
Bản đềcương này gồm có bốn phần. Phần đầu tiên phân tích một
cách ngắn gọn những thách thức chính mà nền giáo dục đạihọc của
Việt Nam đang gặp phải. Phần hai xem xét những cấu thành của một
hệ thống giáo dục đạihọc hiện đại và những nguyên tắc quản lý cơ
bản quyết định tới sự thành công của hệ thống giáo dục đại học.
Phần ba chỉ ra những lựa chọn về chính sách của Việt Nam. Phần
cuối cùng đề xuất chiến lược xâydựngmộttrườngđạihọc mới,
hàng đầu cho Việt Nam. Với bản đềcươngthảoluận này chúng tôi
mong muốn mở ra một cuộc đối thoại; và mặc dù trong bản đềcương
chúng tôi có đề cập tới một số giải pháp tiềm tàng nhưng những
chính sách cụ thể chỉ thoát thai từ những cuộc thảoluận có cơ
sở.
I. Giáo dục đạihọcởViệt Nam: Sự cần thiết phải thay đổi
Giới học giả và người dân nói chung cho rằng hệ thống giáo dục
của ViệtNam chưa xứng đáng với tiềm năng của chính nó cũng như
kỳ vọng của xã hội. Ở đây chúng tôi không đề cập tới vô vàn những
vấn đề của hệ thống giáo dục vì chúng đã được trình bày rất đầy
đủ qua các phương tiện truyền thông cũng như qua các bài phân
tích của các học giả nổi tiếng của Việt Nam.
Tình trạng đáng buồn của các trường đại học của ViệtNam hiện nay
một phần là do hoàn cảnh lịch sử. Trong suốt thế kỷ 20, Việt Nam
hầu như chưa bao giờ có điều kiện thuận lợi để phát triển hệ
thống trường đại học chất lượng cao. Ngày nay, vấn đề trực tiếp
nhất của giáo dục đại học bắt rễ từ cơ chế quản lý các trường đại
học có tính tập trung và xơ cứng. Các trường đại học của Việt Nam
hầu như không có quyền tự chủ. Nội dung chương trình về cơ bản
được áp đặt từ trên xuống, và vì vậy các trường gần như không
thể, hay không có động cơ cải tiến và đa dạng hóa chương trình.
Cũng tương tự như vậy, các cuộc thi tuyển sinh và yêu cầu tốt
nghiệp được áp đặt từ bên trên. Ở cấp độ thể chế, hệ thống quản
lý đại học vốn không thân thiện với những sáng kiến mới là một
lực cản đối với các truờng đại học của Việt Nam. Nói chung, việc
đề bạt giảng viên không căn cứ vào năng lực và tài năng. Lương
thấp đã buộc nhiều giảng viên phải chạy việc thêm ở ngoài, và do
vậy giảm động cơ và khả năng đầu tư thời gian cho các hoạt động
phát triển chương trình và chuyên môn. Một điều quan trọng là bối
1
cảnh này đã ngăn cản những nhà khoa học của Việt Nam được đào tạo
từ nước ngoài trở về nước để cống hiến cho đất nước.[1] Các vấn
đề về dân số cũng đặt thêm gánh nặng lên hệ thống. Trong chưa đầy
15 năm qua, số lượng sinh viên đại học đã tăng khoảng 10 lần. Hệ
thống giáo dục đại học của Việt Nam chưa được chuẩn bị để đáp ứng
một cách thỏa đáng cho sự gia tăng sinh viên này.[2]
Sáng tạo tri thức là hoạt động có tính toàn cầu, và trong lịch sử
văn minh nhân loại chưa bao giờ phát minh sáng chế lại nảy nở
nhanh như ngày nay. Việt Nam đã thành công trong việc khai thác
những sức mạnh này trong các lĩnh vực như xuất khẩu hàng công
nghiệp chế tạo, nông nghiệp, và thậm chí cả hội họa. Tuy nhiên,
các trường đại học của Việt Nam hầu như đang đứng ngoài trào lưu
chung của thế giới. Rất hiếm giảng viên Việt Nam có bài đăng trên
các tạp chí được phản biện của thế giới, vốn được coi là một
thước đo phổ biến, tuy chưa hoàn hảo, của thành quả nghiên cứu
khoa học. Ngoài chuyên ngành ngoại ngữ ra thì khả năng sử dụng
ngoại ngữ của giáo viên và học sinh rất thấp. Điều kiện truy cập
internet trong trường rất hạn chế. Hầu như không có trường đại
học nào của Việt Nam nghĩ đến chuyện so sánh trường mình với các
trường khác trong khu vực, và càng không dám so sánh (như ở Ấn Độ
và Trung Quốc) với các trườngđạihọc của phương tây. Kết quả là
có lẽ Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực Đông Á và Đông Nam
Á (trừ Myanmar) không có trường chất lượng cao được quốc tế công
nhận.[3] Những thách thức về thể chế giáo dục đại học không phải
chỉ xuất hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, giáo dục đại học ở Việt Nam
đặc biệt so với các nền giáo dục khác trong khu vực Đông Á ở chỗ
Việt Nam chưa hề có một trường đại học nào thành công trong việc
khắc phục các rào cản này.
Tầm quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội của việc cải thiện
một cách cơ bản nền giáo dục đại học là hiển nhiên và không cần
phải nêu lại một cách chi tiết. Các đối thủ cạnh tranh chính của
Việt Nam về đầu tư và xuất khẩu đều có những trường đại học ưu
việt hơn. Do đó, đối với Việt Nam giáo dục phải được xem là mối
quan tâm hàng đầu của cả các nhà làm chính sách kinh tế cũng như
của các học giả. Chính phủ Việt Nam luôn tuyên bố mục tiêu phát
triển các ngành công nghiệp có tính cạnh tranh với hàm lượng tri
thức cao. Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng, nếu không có những
trường đại học chất lượng, mục tiêu này là bất khả thi. Như Hiệu
trưởng Lawrence H. Summers của trường ĐH Harvard đã trao đổi với
Ngài Thủ tướng trong cuộc hội đàm ở Cambridge, các nhà kinh tế
học đã ước lượng rằng hơn 50% tăng trưởng thu nhập của nước Mỹ
trong thế kỷ trước là do những đóng góp của các phát minh, sáng
chế ra đời từ các phòng thí nghiệm, từ giảng đường, và từ các thư
viện của các trường đại học Mỹ.
II. Cơ chế quản lý – Cơ sở của các nền giáo dục ưu tú
Chính từ sự thất bại của hệ thống tổ chức giáo dục của Việt Nam
mà GS. Henry Rosovsky của trường ĐH Harvard chủ toạ cuộc hội thảo
của các chuyên gia cùng với Ngài Thủ tướng xem xét các biện pháp
2
nhằm cải thiện nền giáo dục đại học của Việt Nam.[4] Nhóm chuyên
gia tập trung vào một vấn đề quan trọng nhất, đó là cơ chế quản
lý giáo dục đại học. Cơ chế quản lý này quan trọng đến nỗi nó
được ví như là ô-xy đối với sự sống – cơ chế quản lý là nền tảng,
là yếu tố tạo nên sự sống cho giáo dục đại học.
Những nguyên lý cơ bản được chắt lọc từ kinh nghiệm của các
trường đại học ưu tú của Mỹ về cơ chế quản lý hiệu quả bao gồm:
Tính độc lập: Ở cấp độ thể chế, Trườngđạihọc phải có
quyền tự quyết trong việc lựa chọn chương trình giảng dạy, các
biện pháp tài trợ, và các hoạt động khác.
Không gian học thuật: Các học giả phải được tự do theo
đuổi những nghiên cứu khoa học mà không bị cản trở hay can thiệp
thô bạo nào từ bên ngoài. Ngay cả những phân tích có tính phê
phán cũng phải được chấp nhận một khi nó giúp soi sáng vấn đề.
Những sai sót trong học thuật không cần tới “kỷ luật” có tính
hành chính vì một khi được xuất bản, nó sẽ được các học giả khác
kiểm định lại.
Chế độ trọng dụng nhân tài: Thăng tiến phải phụ thuộc vào
tài năng chứ không phải vào thâm niên hay các tiêu thức phi học
thuật khác. Nguyên tắc này không chỉ áp dụng đối với giảng viên
và những người điều hành mà còn đối với việc lựa chọn sinh viên.
Không làm được điều này sẽ đẩy người giỏi đi chỗ khác vì họ là
những người lưu động và có nhiều lựa chọn nhất về việc làm.
Ổn định về tài chính: Tiền là quan trọng, đặc biệt trong
một hệ thống quản lý tốt. Tài chính nên được huy động từ nhiều
nguồn, từ nhà nước cũng như từ bên ngoài. Điều này giúp kết nối
trường đạihọc với những người thụ hưởng sản phẩm cuối cùng của
nó – đó là những cơ quan tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp của
trường. Nếu làm được điều này thì sẽ có đủ nguồn tài trợ, với mức
độ chắc chắn cần thiết trong dài hạn để phục vụ cho các kế hoạch
hợp lý và các hợp đồng dài hạn với giảng viên.[5]
Trách nhiệm giải trình: Trường đại học phải có trách nhiệm
giải trình trước các bên hữu quan. Hội đồng quản trị (được thảo
luận trong Phần IV dưới đây) là một cơ chế phổ biến nhằm đẩy mạnh
trách nhiệm giải trình. Với những thành viên được chọn lọc từ
những đại diện xuất sắc của cả khu vực công và tư, hội đồng quản
trị của trường đại học đóng vai trò như Ban giám đốc trong việc
hình thành tầm nhìn dài hạn cũng như thực hiện các chức năng giám
sát.
Càng ngày càng có một sự nhất trí cho rằng những nguyên lý nêu
trên chứa đựng những điều kiện cần thiết để các trường đại học có
thể thành công. Việt Nam hiện còn thiếu những điều kiện này. Tuy
nhiên, bất chấp những thách thức hiện tại, nền giáo dục đại học
của Việt Nam đang có được những thuận lợi to lớn. Không giống đa
số những quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam đang có, và có
3
khá dồi dào, hai cột trụ của nền giáo dục đại học, đó là nhân tài
và tiền. Tuy các nguồn lực tài chính và các nhà trí thức là những
nguyên liệu cần thiết của một trường đại học hiện đại, nhưng nếu
chỉ có vậy thì chưa hề đủ. Những yếu tố này cần được tổ chức một
cách hiệu quả. Các chiến lược để tận dụng một cách hiệu quả những
nguồn lực cốt lõi này sẽ được trình bày trong hai phần cuối của
bản đề cương này.
III. Các lựa chọn của Việt Nam
Nói một cách khái quát, nền giáo dục đại học của Việt Nam hiện
nay có ba lựa chọn: phục hồi các trường đại học hiện có, hình
thành các chi nhánh hay các đơn vị vệ tinh của các trường đại học
nước ngoài, và xây các trường đại học mới hoàn toàn. Trên thực
tế, Việt Nam sẽ cần phải thực hiện cả ba chính sách này. Chúng
tôi cho rằng lựa chọn thứ ba – xây mới một trường đại học chất
lượng cao, đóng vai trò như một hình mẫu và vườn ươm vốn con
người – là đặc biệt quan trọng. Kinh nghiêm cho thấy rằng việc
cải cách các trường đại học hiện có là một quá trình lâu dài khi
sự cố thủ của các nhóm lợi ích sẽ dần dần bị trung hòa. Các
trường và cơ sở đào tạo của nước ngoài có thể rất hữu ích nhưng
chắc sẽ không thể thực hiện vai trò của một trường đại học nghiên
cứu.[6]
Trong các hệ thống giáo dục đại học thành công, vị trí đỉnh cao
thuộc về một nhóm nhỏ các trường đại học hàng đầu, thường được
gọi là các trường “đại học nghiên cứu” vì chúng không chỉ sáng
tạo ra mà còn truyền trao tri thức. Ở nước Mỹ, Trường Harvard và
Viện Công nghệ Massachusetts nằm trong nhóm này. Hai trường ĐH
Bắc Kinh và Thanh Hoa đóng vai trò tương tự ở Trung Quốc, cũng
như Viện Công nghệ Ấn Độ ở Ấn Độ và Trường ĐH Thammasat ở Thái
Lan. Mặc dù ở nhiều nước, những trường hàng đầu như thế này chưa
đạt tới tiêu chuẩn quốc tế, nhưng ít nhất họ cũng luôn khao khát
và cố gắng vươn tới tầm cao này. Những trường này là nơi thu hút
những nhân tài xuất sắc nhất của quốc gia. Học sinh tốt nghiệp từ
những trường này được chuẩn bị để có thể theo học ở những chương
trình sau đại học hàng đầu ở nước ngoài hay tham gia vào lực
lượng lao động trong vị trí của những viên chức nhà nước, doanh
nhân, hay nhà quản lý. Những trường đại học hàng đầu cũng đóng
vai trò quan trọng trong hệ thống đại học quốc gia như là những
“phòng thí nghiệm” về phương pháp sư phạm, nhờ đó những phương
pháp và tài liệu giảng dạy mới ra đời và có thể được áp dụng
trong các trường đại học khác. Một chức năng then chốt của các
trường đại học hàng đầu ở các nước như Ấn Độ và Trung Quốc (và
chức năng này cũng sẽ vô cùng thiết yếu cho sự thành công của các
trường đại học của Việt Nam) là thu hút nhân tài được đào tạo ở
nước ngoài về nước. Nếu không có những trường đại học hàng đầu
này, rất có khả năng là những người này sẽ không trở về.
Việc phát triển một trường đại học hàng đầu của Việt Nam cần được
tiến hành song song với việc cải tổ toàn bộ hệ thống giáo dục.
Một điều rõ ràng là những thay đổi từ từ, có tính chất tiệm tiến
4
là không thích hợp. Tri thức đang được mở rộng theo cấp số nhân.
Việt Nam càng muốn duy trì hệ thống hiện tại với những thay đổi
không đáng kể thì sẽ lại càng gặp nhiều khó khăn trong việc đẩy
mạnh phát minh sáng chế phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế
xã hội của mình.
IV. Lộ trình tiến tới xây dựng một trường đại học hàng đầu ở
Việt Nam
Cơ hội
Chương trình Việt Nam thuộc Trường Harvard đã tiến hành tham khảo
ý kiến của một số trường đại học hàng đầu của Mỹ, và các trường
này đều bày tỏ nguyện vọng có tính lâm thời rằng sẽ tham gia một
cách nghiêm túc trong việc xây dựng một trường đại học hàng đầu ở
Việt Nam. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng việc nhận được sự tham gia
của những trường như thế này không hề dễ dàng. Những trường này
không bao giờ dễ dãi trong việc hợp tác liên kết với các đối tác
bên ngoài, và không hiếm các trường và quốc gia khác muốn có được
sự hỗ trợ của họ. Trên thực tế, ở khu vực Đông Nam Á, chỉ có
Singapore là đã thành công trong việc hợp tác với các trường đại
học hangđầu của Mỹ. Những trườngđạihọchàngđầu này không hề
có ý định đầu tư vào việc mở trườngở nước ngoài. Họ có thể đóng
vai trò cố vấn và đối tác về học thuật trong những nỗ lực xây
dựng mộttrườngđạihọc mới của Việt Nam. Để tranh thủ được sự
ủng hộ của những trường đại học xuất sắc của Mỹ thì Chính phủ
Việt Nam cần phải thể hiện sự cam kết mạnh mẽ đối với dự án đại
học này.
Sự cam kết này gồm có hai yếu tố. Thứ nhất là cam kết về tài
chính. Chúng tôi cho rằng trường đại học chất lượng cao cần một
khoản ngân sách là 100 triệu đô-la Mỹ trong vòng từ 5-10 năm.[7]
Như đã lưu ý ở Phần II, ởmộttrườngđạihọchàng đầu, không nên
kỳ vọng vào khả năng trang trải hoàn toàn chi phí hoạt động của
trường từ tiền học phí. Việc tìm được tài trợ từ nguồn tư nhân và
công cộng là rất cần thiết. Khía cạnh thứ hai của sự cam kết là
Chính phủ ViệtNam cần tuyên bố một cách dứt khoát ý định tổ chức
trường đại học mới này theo những nguyên lý về quản lý như đã
được trình bày trong Phần II. Đảm bảo không chấp nhận thỏa hiệp
đối với các nguyên tắc học thuật là điều kiện tiên quyết thiết
yếu cho sự tham gia của các trường tinh hoa. Điều này không hề
đòi hỏi sự rút lui hoàn toàn vài trò của nhà nước. Trái lại, nhà
nước chiếm một vị trí quan trọng trong giáo dục đại học như người
cung cấp tài chính và tạo lập khuôn khổ chính sách cho các trường
đại học hoạt động. Trong trường hợp của Việt Nam, cần có sự
chuyển dịch cơ bản trong vai trò của nhà nước, từ người điều hành
trực tiếp sang một hình thức giám sát hạn chế hơn. Chẳng hạn,
tuyệt đối không nên ràng buộc trường mới bằng những hạn chế chặt
chẽ của hệ thống nhân sự hiện thời. Trường này phải được phép
tuyển chọn giảng viên trên cơ sở thành tích họ đạt được và đãi
ngộ theo mức lương cạnh tranh quốc tế. (Điều kiện cuối cùng này
có thể nên đi kèm một số hình thức đãi ngộ về thuế thu nhập.)
5
Tất nhiên, những cơ chế mới này sẽ phải được thực hiện trong
khuôn khổ pháp lý của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có thể phải ban
hành một số quy định mới.
Khái niệm
Một số trường đại học nước ngoài khác (như Thanh Hoa ở Trung
Quốc, Viện Nghiên cứu Cao cấp Hàn Quốc) đã sử dụng các chuyên gia
giảng dạy và nghiên cứu nước ngoài hay liên kết với các trường
đại học lớn hơn để một mặt bù đắp được kỹ năng mà họ thiếu, mặt
khác có thể khắc phục được tính hẹp hòi, cục bộ của các nhóm lợi
ích trong nước. Vì vậy, việc Việt Nam đi tìm những hình thức hợp
tác tương tự cũng là một điều hợp lý. Tuy nhiên, không một trường
đại học nước ngoài nào có thể đơn phương đảm nhiệm vai trò là đối
tác duy nhất trong nỗ lực thành lập một trường đại học hàng đầu ở
Việt Nam. Vì lý do này, chúng tôi đề nghị cách tổ chức theo mô-
đun, trong đó mỗi trường đại học của Mỹ chịu trách nhiệm chính
trong việc xây dựng một nhóm chuyên ngành.
Những hoạt động khởi đầu
Chúng tôi tin rằng bước đi hợp lý đầu tiên sẽ là thành lập một tổ
chức đặc biệt với hai đồng chủ tịch bao gồm một học giả lỗi lạc
của Mỹ và một nhân vật xuất chúng của Việt Nam. (Trong khuôn khổ
của bản Đề cương này, chúng tôi sẽ đề cập tới nhóm này dưới tên
gọi “Uỷ ban đặc biệt về giáo dục của Thủ tướng” với nhận thức
rằng tên gọi chính thức của nhóm sẽ do Chính phủ Việt Nam chỉ
định. Chẳng hạn, ủy ban quốc gia về giáo dục do Ngài Thủ tướng
làm chủ tịch có thể rất thích hợp với nhiệm vụ này). Vị đồng chủ
tịch người Mỹ sẽ là một người giàu kinh nghiệm trong việc cộng
tác với các trường đại học ở ngoài nước Mỹ. Vị đồng chủ tịch
người Việt Nam sẽ phải là người am hiểu về giáo dục. Tuy nhiên,
vì sự khách quan và khả năng nhìn nhận vấn đề với con mắt phê
phán là điều cực kỳ quan trọng đối với dự án này nên chúng tôi đề
nghị vị đồng chủ tịch người Việt Nam không nên là người hiện đang
giữ các chức danh quản lý trong hệ thống quản lý giáo dục hiện
nay. Tất nhiên trong Uỷ ban này sẽ có đại diện của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Uỷ ban đặc biệt về giáo dục
của Thủ tướng sẽ là tập hợp sự lãnh đạo của trường đại học mới.
Các thành viên của Ủy ban này sẽ hợp tác với nhóm tích hợp hệ
thống để hình thành nhóm các trường đại học thành viên và thiết
kế cấu trúc tổ chức cho trường đại học mới. Kinh nghiệm từ nhiều
trường hợp khác nhau gợi ý rằng ban đầu nên bổ nhiệm những nhà
quản lý học thuật nước ngoài vào những vị trí lãnh đạo quan
trọng.[8] Có thể xem xét cấu trúc trong đó hiệu trưởng là một học
giả hàng đầu của Việt Nam hoặc một nhà lãnh đạo cao cấp của nhà
nước đã về hưu, còn chức danh hiệu phó do một học giả giàu kinh
nghiệm của Mỹ phụ trách. Lý tưởng nhất là chức danh hiệu phó này
được giao cho một người đã từng làm chức danh quản lý tương tự ở
một trường đại học hàng đầu của Mỹ.
6
Một điều cần thiết nữa là nên sớm thành lập hội đồng quản trị.
(Một số thành viên của hội đồng có thể nằm trong Uỷ ban đặc biệt
về giáo dục của Thủ tướng). Hội đồng quản trị, một biểu trưng của
hệ thống quản lý trường đại học công và tư của Mỹ, có nhiệm vụ
giám sát các hoạt động của trường. Hiệu trưởng nhà trường báo cáo
trực tiếp với hội đồng quản trị. Cơ chế này giúp đảm bảo trách
nhiệm giải trình và tuân thủ luật pháp, đồng thời bảo vệ trường
khỏi các can thiệp quá sâu từ phía các cơ quan quản lý nhà nước
và những ảnh hưởng khác từ bên ngoài. Hội đồng này có thể bao gồm
một số nhà lãnh đạo nhà nước đã về hưu, các học giả Việt Nam và
Mỹ, và những nhà doanh nghiệp xuất sắc. Chúng tôi tin rằng cần
thành lập một nhóm cố vấn đặc biệt bao gồm các học giả nước ngoài
với nhiệm vụ cố vấn cho các vấn đề học thuật như chương trình,
các ưu tiên trong nghiên cứu, và bổ nhiệm giảng viên.
Uỷ ban đặc biệt về giáo dục của Thủ tướng và ban lãnh đạo của
trường đại học mới sẽ phải giải quyết một số vấn đề then chốt
trong những giai đoạn đầu của dự án. Không thể có mộttrườngđại
học hàngđầu chỉ trong một sớm một chiều, và vì vậy ngay từ ban
đầu cần phải xác định được một thứ tự ưu tiên. Cần phải xâydựng
kế hoạch xâydựng cơ sở hạ tầng với chất lượng quốc tế. Và một
điều hiển nhiên là các vấn đề về học thuật quan trọng hơn nhiều
so với cơ sở vật chất. Một trong những quyết định đầu tiên sẽ là
quyết định về những loại hình đào tạo của trường đại học mới. Để
thu hút được những giáo viên giỏi nhất, trường cần phải được
trang bị các phương tiện nghiên cứu cần thiết ngay từ đầu. Còn
đối với hoạt động giảng dạy, có lẽ chỉ nên bắt đầu với một chương
trình đại học, sau đó cùng với thời gian sẽ dần phát triển các
chương trình sau đại học. Một điều rất cần thiết nữa là chương
trình đại học nên bao gồm những môn học cơ bản chung giành cho
sinh viên của tất cả các chuyên ngành. Những chi tiết này nằm
ngoài khuôn khổ của bản đề cương này. Những quyết định này cần
được nghiên cứu và thảo luận thêm.
[1] Rõ ràng là hầu hết nhân tài của Việt Nam tốt nghiệp ở nước
ngoài không muốn quay về giảng dạy ở các trường đại học trong
nước. Ngược lại, họ thường muốn ở lại nước ngoài làm việc, hay
nếu trở về thì cũng tìm một cơ hội nào đó nằm ngoài hệ thống giáo
dục đại học trong nước.
[2] Đầu tư giáo dục đại học của nhà nước trong khoảng 300-600 đô-
la cho một sinh viên, và tổng đầu tư của nhà nước là 300 triệu
đô-la. Trong khi đó, 7 năm trước, Trung Quốc đầu tư vào hai
trường đại học hàng đầu là ĐH Bắc Kinh và Thanh Hoa, mỗi trường
hơn 200 triệu đô-la.
[3] Trong khi các bảng xếp hạng trường đại học cần được xem xét
với một thái độ “hoài nghi lành mạnh” thì cũng cần lưu ý rằng
không có trường đại học nào của Việt Nam có mặt trong các bảng
xếp hạng ấy. Chẳng hạn xem khảo sát của Asia Week năm 2000 về
“Các trường đại học tốt nhất của Châu Á” (Asia’s Best
7
Universities), hay nghiên cứu của Trường ĐH Giao Thông Thượng Hải
năm 2004 “100 trường đại học hàng đầu của Châu Á – Thái Bình
Dương.”
[4] GS. Rosovsky là một nhà kinh tế học và đã từng là hiệu phó
của trường ĐH Harvard. Ông là một trong những nhà tư tưởng hàng
đầu của Mỹ trong lĩnh vực giáo dục và đã từng là cố vấn cho nhiều
trường đại học trên khắp thế giới. Ông cũng là đồng chủ tịch của
một uỷ ban do Ngân hàng Thế giới tài trợ nghiên cứu về giáo dục
đại học ở các nước đang phát triển. Bản báo cáo này có thể được
hạ tải từ địa chỉ http://www.tfhe.net. Một phần của bản báo cáo
cũng đã được Chương trình Việt Nam tại Trường Kennedy dịch sang
tiếng Việt.
[5] Dự kiến trường này sẽ thu một số học phí từ sinh viên. Tuy
nhiên, kinh nghiệm cho thấy, ngay cả ở những trường giàu nhất
nước Mỹ như Harvard, tiền học phí chỉ đủ để trang trải khoảng 30%
chi phí hoạt động, và phần còn lại do nhà nước cấp (ở Mỹ thường
dưới dạng tiền tài trợ cho nghiên cứu) và tiền quyên góp từ các
công ty, các tổ chức thiện nguyện, và từ cựu học viên. Hơn nữa,
để có thể thu hút được những sinh viên giỏi nhất của đất nước,
không nên xem khả năng có thể đóng tiền học phí là một điều kiện
bắt buộc để được nhận vào học. Chắc chắn một trường đạihọchàng
đầu của ViệtNam sẽ cần tới những khoản tài trợ đáng kể của nhà
nước trong tương lai gần cũng như trong trung hạn. Trường cũng có
thể nhận được sự hỗ trợ từ các nguồn khác bao gồm ODA và tiền
quyên góp được từ các công ty kinh doanh và tổ chức thiện nguyện.
[6] Một số trường đại học nước ngoài đã mở trường ở Việt Nam. Mặc
dù những trường như thế này đóng một vai trò quan trọng trong hệ
thống giáo dục đại học, mô hình và mức học phí của họ đồng nghĩa
với việc không thể trông chờ những trường này đảm nhiệm việc đào
tạo đối với một số ngành quan trọng (như khoa học tự nhiên hay
toán) vì nhu cầu của thị trường chưa sẵn sàng. Nói chung, những
trường đạihọc tinh hoa nhất của thế giới thường không muốn thực
hiện hình thức đầu tư này.
[7] Tất nhiên là khoản đầu tư này không đáng kể so với đầu tư
hàng năm của các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc.
[8] Một số trường thành công nhất mới được thành lập, bao gồm
Trường Đại học Quốc tế Bremen (Đức), Trường Đại học Trung Âu
(Hungary), và Trường Đại học Aga Khan (Pakistan) đều mời các nhà
quản lý nước ngoài cộng tác.
8
. XÂY DỰNG MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG ĐẦU Ở VIỆT NAM
ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN
Tổng quan
Bản đề cương này được soạn thảo liên quan tới yêu. đại học.
Phần ba chỉ ra những lựa chọn về chính sách của Việt Nam. Phần
cuối cùng đề xuất chiến lược xây dựng một trường đại học mới,
hàng đầu cho Việt