Trọn bộ các câu hỏi lí thuyết ôn tập môn KTXD1 trường Đại học xây dựng năm 2020 Tài liệu được cập nhật cho phù hợp với chương trình học online của trường, đã tham khảo ý kiến của các thầy cô bộ môn. Nếu có đóng góp ý kiến, mọi người nhận xét phía dưới
Trang 1TỔNG HỢP LÝ THUYẾT KTXD1
1 “Sản phẩm xây dựng” là gì ? Đặc điểm của “Sản phẩm xây dựng” ?
Khái niệm :
SPXD dưới sự thể hiện là các công trình xây dựng đã hoàn chỉnh theo nghĩa rộng là tổng hợp và kết tinh của nhiều ngành sản xuất khác như chế tạo máy, công nghiệp vật liệu xây dựng, ngành năng lượng, hóa chất, luyện kim … và cuối cùng là ngành xây dựng có vai trò tổ chức, cấu tạo công trình ở khâu cuối cùng để đưa vào hoạt động
Sản phẩm trực tiếp của ngành xây dựng chỉ bao gồm phần kiến tạo các kết cấu xây dựng làm chức năng nâng đỡ, bao che và phần lắp đặt các thiết bị máy móc cần thiết vào công trình xây dựng để đưa vào hoạt động
Đặc điểm của SPXD : (7)
SPXD là các công trình nhà cửa được xây dựng và sử dụng tại chỗ
SPXD đa dạng, phức tạp, có tính cá biệt cao về công dụng, phong phú về kiểm dáng và cách thức sản xuất
SPXD phù thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương nơi xây dựng công trình
SPXD có kích thước lớn, sử dụng lâu dài, đòi hỏi một lượng vốn, trang thiết bị và nhân công lớn Vì thế những sai sót trong quá trình thi công sẽ gây ra những tổn thất lớn, tồn tại lâu dài theo sản phẩm
đó và rất khó sửa đổi
SPXD có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lực lượng khác nhau do đó việc quản lý đầu tư xây dựng rất phức tạp
SPXD ảnh hưởng lớn đến kiến trúc, cảnh quan, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội Do đó liên quan rất nhiều đến lợi ích cộng đồng, dân cư địa phương nơi xây dựng công trình
Sản phầm xây dựng mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật và quốc phòng Vì vậy mỗi công trình đều mang dấu ấn ghi nhận sự phát triển tổng hợp của xã hội ở giai đoạn hình thành
2 Phân tích các đặc điểm của “Sản xuất xây dựng” xuất phát từ SPXD ?
SXXD thiếu tính ổn định, có tính lưu lượng cao
SXXD được tiến hành theo đơn đặt hàng thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu
Chu kỳ sản xuất rất dài dẫn đến vốn chủ đầu tư có thể bị ứ đọng, chậm đưa vào sinh lợi Vốn sản xuất của các nhà thầu cũng bị ứ đọng dẫn đến việc dễ phải chịu các tác động rủi ro ngẫu nhiên
Quá trình SXXD rất phức tạp và đòi hỏi phải có nhiều lực lượng tham gia hợp tác
SXXD phải tiến hành ngoài trời và chịu nhiều tác động trực tiếp của khí hậu và thời tiết
Tốc độ phát triển KH-CN-XD thường chậm hơn so với các ngành sản xuất khác
Xản xuất xây dựng thường có sự chênh lệch về lợi nhuận theo từng hợp đồng
Việc định giá sửn phẩm xây dựng là phức tạp và khó khăn
3 Quản lý lao động trong xây dựng là gì và mục đích của QLLĐ ?
Khái niệm :
Quản lý lao động trong xây dựng là tổng thể các hoạt động nhằm tăng cường những đóng góp có hiệu quả của cá nhân để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp, xã hội và bản thân người lao động
Mục đích :
Về mặt Kinh tế : Cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh một lực lượng phù hợp về số lượng và chất lượng
Về mặt Xã hội : tạo ra một tập thể người lao động có trình độ cao, có điều kiện làm việc và phát triển lành mạnh, chăm lo cho người lao động về cả tinh thần lẫn vật chất, luôn được đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề
4 Phân loại lao động ?
Theo tính chất lao động :
Lđ trực tiếp
Lđ gián tiếp
Theo hình thức sản xuất kinh doanh :
L1 : công nhân viên xây lắp
L2 : công nhân viên khác
Theo trình độ chuyên môn nghề nghiệp
Công nhân : cấp 1-7
Trang 2 Chuyên viên, kỹ sư, nhân viên hành chính …
Theo hình thức quản lý và tuyển dụng :
Theo hình thức quản lý :
Công nhân viên trong danh sách : Do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và trả lương
Công nhân viên ngoài danh sách : không do DN quản lý và trả lương
Theo hình thức tuyển dụng :
Lđ làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn
Lđ làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn
Lđ làm việc theo hợp đồng thời vụ
5 Các phương pháp tính năng suất lao động trong xây dựng và ưu nhược điểm từng phương pháp
Phương pháp tính năng suất lao động theo hiện vật
C1: Năng suất lao động theo sản lượng - Xác định bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong đơn vị thời gian lao động hao phí Ws = Q/T (sản phẩm/giờ công)
C2 : Năng suất lao động theo thời gian – Xác định bằng hao phí thời gian lao động cần thiết để tạo ra một đơn vị sản phẩm Wt = T/Q (giờ công/sản phẩm)
Ưu điểm :
o Tính toán đơn giản, phản ánh chính xác NSLĐ
o Không chịu ảnh hưởng của các yếu tố giá cả và cơ cấu công tác
o Có thể dùng để so sánh NSLĐ của cá nhân và tập thể khi thực hiện công tác có cùng đơn vị đo
Nhược điểm :
o Không thể dùng để tính NSLĐ cho toàn bộ DN trong kỳ mà chỉ dùng để xác định NSLĐ cho công tác riêng rẽ có đơn vị đo đồng nhất
o Chưa phản ánh được điều kiện làm việc chuyên môn hóa, hợp tác hóa và chất lượng sản phẩm
Phương pháp xác định năng suất lao động theo giá trị
Wg = ∑(giá trị sản phẩm sản xuất ra)/∑(hao phí thời gian)
Ưu điểm :
o Có thể dùng để tính NSLĐ cho DN khi thực hiện nhiều công tác có đơn vị đo khác nhau
o Có thể dùng để lập kế hoạch NSLĐ cho DN cũng như các bộ phận của DN
Nhược điểm :
o Chịu ảnh hưởng của các yếu tố giá cả
o Chịu ảnh hưởng của cơ cấu công tác do đó chỉ dùng để so sánh NSLĐ của DN ở 2 thời kỳ khi chúng có cơ cấu công tác giống nhau
6 Hiệu quả của tăng NSLĐ
Rút ngắn thời gian xây dựng tăng lợi nhận, giảm chi phí xây lắp
Giảm thiệt hại do ứ đọng vốn của chủ đầu tư và nhà thầu
Tăng khối lượng công tác hoành thành xây lắp trong kỳ
giảm chi phí xây lắp, phát triển lợi nhận cho DN
tăng thu nhập cho DN, người lao động
Giảm số lượng lao động xây lắp
giảm số nhân công dư thừa
giảm chi phí phục vụ nhân công : ăn ở, lán trại, …
Giảm thời gian lao động trong ngày, tháng tăng số giờ nghỉ cho công nhân
Làm nhịp tăng NSLĐ lớn hơn nhịp tăng lương tiết kiệm chi phí lao động cho DN, lợi nhuận DN tăng
Giúp chủ đầu tư nhanh chóng thu hồi vốn, giảm rủi ro trong sản xuất kinh doanh
7 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động
Điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết, môi trường
Chất lượng cung ứng vật tư kỹ thuật, thời gian cung ứng
Trình độ tổ chức quản lý trên công trường và trong DN
Trình độ chuyên môn của công nhân và cán bộ quản trị
Điều kiện làm việc, vệ sinh môi trường, các chế độ đối với công nhân
8 Các biện pháp tăng năng suất lao động
Áp dụng phương pháp tổ chức quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến
Thường xuyên cải tổ bộ máy quản lý, hoàn thiện các cơ chế và chính sách
Trang 3 Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tay nghề, có các chế độ khen thưởng phù hợp
Triệt để lợi dụng các điều kiện thuận lợi và hạn chế ảnh hưởng xấu của tự nhiên
9 Khái niệm tiền lương trong xây dựng, ý nghĩa của tiền lương ?
Khái niệm :
Tiền lương là giá cả của sức lao động được hình thành trên cơ sở thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động
Ý nghĩa :
Là công cụ quan trọng nhất để quản lý nền kinh tế, đảm bảo nâng cao đời sống vật chất và văn hóa từ
đó kích thích tăng NSLĐ và ý thức của người lao động
Là công cụ đánh giá chất lượng, số lượng, trình độ tay nghề của người lao động
Chế độ tiền lương hợp lý có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển KT-XH
10 Các hình thức trả lương
Hình thức trả tiền lương theo thời gian :
Dựa vào thời gian lao động thực tế và mức tiền lương quy định cho một đơn vị thời gian dùng để tính lương
Ưu điểm :
Ở một mức độ nhất định tiền lương tính theo thời gian phản ảnh chất lượng lao động, số lượng lao động và trình độ nghề nghiệp của người lao động
Nhược điểm :
Tiền lương không có mối quan hệ trực tiếp với kết quả lao động và chất lượng công việc hoàn thành,
do đó vai trò kích thích tăng năng suất lao động bị hạn chế đáng kể
Hình thức trả tiền tiền lương theo sản phẩm :
là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng sản phẩm mà họ vừa sáng tạo ra và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm
Lsp = Ntt.Đg
Ưu điểm :
Phương pháp này thực hiện tốt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động, khuyến khích người lao động nâng cao NSLĐ, trình độ tay nghề, sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị và thời gian làm việc
Thúc đẩy cải tiến và tổ chức sản xuất lao động ở công trường và tổ đội
Thúc đẩy công việc kiện toàn định mức, thống kế kiểm toán, kiểm tra chất lượng sản phẩm
Nhược điểm : Áp dụng hình thức tiền lương này thường gây ra tâm lý chạy theo số lượng sản phẩm
mà ít quan tâm đến chất lượng và sử dụng tiết kiệm vật tư, thời gian hoàn thành
CHƯƠNG IV VỐN SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
1 Khái niệm, đặc điểm vốn cố định ?
Khái niệm :
Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất bao gồm toàn bộ tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình
Đặ điểm :
Tài sản cố định tham gia vào nhiều quá trình sản xuất kinh doanh cho đến khi hết giá trị sử dụng
Khi tham gian sản xuất kinh doanh, giá trị vốn cố định chuyền dần vào giá thành sản phẩm mà chính vốn cố định đó góp phần sản xuất ra
2 Trình bày phương pháp đánh giá giá trị tài sản cố định trong doanh nghiệp xây dựng ?
Mục đích :
Đánh giá theo tình trạng kỹ thuật :
Giúp DN biết được chính xác thực trạng chất lượng mà TSCĐ hiện có Giúp xác định chính xác năng lực sản xuất của DN
Giúp DN có kế hoạch sửa chữa, cải tạo, thay thế các TSCĐ hiện có một cách hợp lý
Đánh giá TSCĐ theo giá trị :
Giúp DN tính toán khấu hao, xác định giá DN khi cổ phần hóa hoặc sát nhập vs DN khác
Giúp DN biết được giá trị bằng tiền của TSCĐ ở thời điểm hình thành là bao nhiêu và thời điểm sau khi sử dụng được một thời gian là bao nhiêu
Đánh giá theo trạng thái kỹ thuật và theo giá trị còn giúp DN dễ dàng so sánh giữa mức khấu hao và mức hao mòn TSCĐ để từ đó đưa ra giải pháp khấu hao TSCĐ cho phù hợp
Trang 4 Phương pháp đánh giá TSCĐ trong DN :
Đánh giá TSCĐ theo tình trạng kỹ thuật
Đánh giá TSCĐ theo hao mòn hữu hình về tình trạng kỹ thuật
o Phương pháp chuyên gia : sử dụng các chuyên gia có chuyên môn cao để quan sát, kiểm tra, đánh giá
o Phương pháp thống kê : dựa vào số liệu thống kê về thời gian đã sử dụng và thời gian làm việc theo định mức để xác định mức độ hao mòn
Hm = Tsd/Tđm = Tsd/(Tsd + Tcl) (%)
o Phương pháp phân tích : chia TSCĐ thành nhiều bộ phận chủ yếu và xác định mức độ hao mòn của từng bộ phận đó xác định giá trị của từng bộ phần và tỷ trọng giá trị của từng bộ phận đó
so với tổng giá trị tài sản xác định mức độ hao mòn của từng bộ phận tài sản
Đánh giá TSCĐ theo hao mòn vô hình về mặt kỹ thuật
Là đánh giá mức độ lạc hậu về kỹ thuật ở thời điểm đang xét của một TSCĐ nào đó so với TSCĐ cùng loại cùng công dụng nhưng lại có trình độ hiện đại hóa cao nhất ở cùng thời điểm đang xét
K = Hc / Hm (K ≤ 1)
Đánh giá TSCĐ theo giá trị :
Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá :
G0 = Cm + Cvc + Ckb + Ck
Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí thực tế cần thiết để hình thành TSCĐ đưa vào sử dụng không gồm thuế VAT
Nguyên giá TSCĐ đánh giá lại :
Nguyên giá đánh giá lại TSCĐ hiện có là giá trị TSCĐ được đánh giá lại theo giá hiện hành với cùng loại tài sản như nó nhựng ở trạng thái hoàn toàn mới
Giá trị còn lại của TSCĐ được đánh giá lại theo nguyên giá
Là phần giá trị TSCĐ chưa được thu hồi qua khấu hao
Giá trị còn lại của TSCĐ theo nguyên giá đánh giá lại
Giá trị còn lại của TSCĐ theo mức độ hao mòn kỹ thuật
3 Tại sao doanh nghiệp xây dựng phải đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ? Hãy trình bày các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chung sử dụng tài sản cố định ? Trình bày các phương pháp hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp xây dựng ?
Mục đích : Đánh giá sử dụng TSCĐ nhằm mục đích xem xét hiệu quả sử dụng TSCĐ là cao hay thấp
để từ đó đề xuất ra các phương án nhằm sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả hơn
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chung sử dụng TSCĐ :
Tỷ suất doanh lợi vốn cố định (R) :
R = Lr/Vcđ
Ý nghĩa : Tính trung bình 1 đồng vốn có định sử dụng trong kỳ có thể sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng R càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng tăng và ngược lại
Hiệu suất sử dụng TSCĐ :
H = Gxl/Vcđ
Ý nghĩa : 1 đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản lượng xây lắp H càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng tăng và ngược lại
Phương hướng và biện pháp sử dụng hiệu quả vốn cố định :
Phương hướng :
Cải tiến về mặt số lượng
Cải tiến về mặt thời gian
Cải tiến về mặt năng suất
Biện pháp :
Nâng cao chất lượng thông tin dự báo của chiến lược và kế hoạch sản xuất của DN
Nâng cao chất lượng của thiết kế tổ chức thi công
Kết hợp chặt chẽ kế hoạch xây dựng của từng hợp đồng vs kế hoạch xây dựng theo niên lịch
Tăng cường năng lực tranh thầu, tìm kiếm đủ việc làm cho tài sản cố định
Nâng cao chất lượng ở khâu chuẩn bị để kịp thời phục vụ cho việc sản xuất của TSCĐ
Đảm bảo chế độ sửa chữa TSCĐ theo kế hoạch định kỳ
4 Khái niệm, đặc điểm vốn lưu động ?
Trang 5 Khái niệm : Vốn lưu động là toàn bộ các TSLĐ tồn tại dưới các hình thức khác nhau như tiền, đối tượng lao động dạng vật chất, nguyên VL, kết cấu bán thành phẩm …Được sử dụng để lưu chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh
Đặc điểm :
Vốn lưu động có tính tuần hoàn liên tục, kết thục chu kỳ tiaafn hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Trong quá trình chu chuyền, vốn lưu động luân chuyển thay đổi hình thái và biểu hiện từ vốn bằng tiền ban đầu sang vốn vật tư, hàng hóa sản phẩm dở dang, bán thành phẩm vốn thành phẩm kết thúc vòng tuần hoàn ban đầu trở về hình thái bằng tiền
5 Hãy phân tích hiệu quả do tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp xây dựng và các chỉ tiêu đánh giá sự chu chuyển của vốn lưu động ? Biện pháp tăng luân chuyển vốn lưu động ?
Các chỉ tiêu đánh giá sự chu chuyển của vốn lưu động :
Số vòng chu chuyển vốn trong kỳ :
Chỉ rõ trong 1 kỳ đang xét thì vốn lưu động chu chuyển được bao nhiêu vòng, n càng lớn thì mức độ
sự dụng hiệu quả vốn lưu động càng cao và ngược lại
Độ dài 1 vòng chu chuyển vốn lưu động :
Chỉ rõ trung bình 1 vòng chu chuyển vốn lưu động thì mất bao nhiêu ngày trong 1 kỳ đang xét
Mức độ sử dụng vốn lưu động :
Để tạo ra một đơn vị giá trị sản lượng xây dựng đưa vào bàn giao thanh toán thì cần phải sử dụng vốn lưu động là bao nhiêu
Hiệu quả do tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động của DN :
Khi quy mô vốn lưu động không thay đổi : Vlđ = const
Khi tăng luân chuyển vốn lưu động làm tăng giá trị sản lượng bàn giao thanh toán trong kỳ (tăng doanh thu) giảm chi phí bất biến tính cho 1 đơn vị sản lượng xây dựng hoàn thành tăng lợi nhuận tính cho 1 đơn vị sản lượng xây dựng tăng lợi nhuận trong kỳ
H1 = Vlđ.(n2 – n1).d
d : tỷ lệ lợi nhuận so vs doanh thu
Khi giá trị sản lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thanh toán không đổi : DT = const
Khi tăng luận chuyển vốn mà giá trị bàn giao thanh toán không đổi cho phép giảm nhu cầu vốn lưu động doanh nghiệp có thể sử dụng tiết kiệm vốn lưu động để sinh lợi
i : lãi suất sử dụng vốn được tính trung bình với các nguồn vốn hình thành và vốn lưu động của DN
Biện pháp tăng chu chuyển vốn lưu động :
Giai đoạn dự trữ, sản xuất :
Tận dụng nguồn nguyên vật liệu gần công trường nhằm giảm cự li vận chuyển, tiết kiệm chi phí
Tăng cường cơ sở vật chất cho khâu cung ứng vật tư
Lựa chọn phương tiện vận chuyển hợp lý
Lựa chọn hình thức cung ứng hợp lý
Tổ chức bộ phận cung ứng vật tư đầy đủ về số lượng và năng lực chuyên môn cần thiết
Tận dụng hình thức cung ứng vật tư qua thương mại điện tử
Giai đoạn thi công :
Lập kế hoạch thi công mang tính khả thi cao
Tập trung nguồn luwcjd dể thi công dứt điểm để nhanh chóng có khối lượng bàn giao thanh toán
Mở rộng áp dụng cơ giới hóa trong xây dựng
Lựa chọn áp dụng công nghệ thi công hiệu quả cao, rút ngắn thời gian thi công
Tổ chức tốt mặt bằng thi công, tăng cường biện pháp quản lý và kích thích lao động
Gian đoạn thanh toán :
Tổ chức tốt công tác đối chiếu kiểm tra về khối lượng và chất lượng giữa nhà thầu và chủ đầu tư
Áp dụng CNTT trong tính toán khối lượng bàn giao thanh toán
Chọn hình thức thanh toán hợp lý
Tận dụng tối đa thanh toán nhiều lần trong kỳ
Trang 6 Rút ngắn thời gian luận chuyển chứng từ thanh toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu
… tự chém
6 Trình bày khái niệm doanh thu và cách xác định doanh thu từ hoạt động xây lắp của DN xây dựng ? Cực đại doanh thu có mang lại cực đại lợi nhuận cho DN hay không ? tại sao ?
Khái niệm : doanh thu của kinh doanh xây dựng là giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành bàn giao thanh toán và không bao gồm thuế VAT
Cách xác định : DT = Gbgtt = Gvl + Gnc + Gm + Gc + Ghmc – VAT
Cực đại DT chưa chắc mang lại cực đại lợi nhuận cho doanh nghiệp, giải thích đại khái là vì lợi nhuận thì bằng doanh thu trừ chi phí, nếu chi phí quá lớn thì lợi nhuận thậm chí có thể âm …
7
CHƯƠNG V CUNG ỨNG VẬT TƯ TRONG XÂY DỰNG
1 Trình bày các loại dự trù vật tư trong xây dựng Phân tích các yêu cầu của dự trù vật tư XD
CHƯƠNG VI GIÁ XÂY DỰNG VÀ HẠCH TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG XÂY
DỰNG
1 Trình bày khái niệm và cơ cấu của tổng mức đầu tư của dự án ? tổng mức đầu tư của dự án có vai trò như thế nào ?
Khái niệm : TMĐT là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được lập trong giai đoạn
dự án, được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình
Cơ cấu của tổng mức đầu tư :
Chi phí bồi thường hỗ trợ tái định cư : chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất trong xây dựng
Chi phí xây dựng : toàn bộ chi phí tạo ra kiến trúc, kết cấu công trình, hạng mục công trình hay dự án
Chi phí thiết bị : bao gồm toàn bộ chi phí bỏ ra để mua sắm, lắp đặt, đào tạo, chuyển giao công nghệ thiết bị
Chi phí quản lý dự án : toàn bộ chi phí phục vụ công việc quản lý dự án từ gian đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc dự án
Chi phí tư vấn xây dựng : chi phí tư vấn khảo sát, lập báo cáo, tư vấn giám sát, thiết kế và các chi phí
tư vấn có liên quan
Chi phí khác : gồm chi phí hạng mục chung và các chi phí không nằm trong các mục trên
Chi phí dự phòng : dự phòng do khối lượng công việc phát sinh và dự phòng do yếu tố trượt giá, lạm phát
2 Nhà thầu xây dựng có thể áp dụng những biện pháp nào để hạ giá thành xây lắp ?
Căn nguyên của việc áp dụng các biện pháp hạ giá thành xây lắp phụ thuộc vào việc sử dụng hiệu quả các nhân tố quyết định đến giảm giá thành : Vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí chung, chi phí hạng mục chung
Tìm kiếm nguồn cung cấp vật liệu hợp lý, phương thức thanh toán, dịch vụ bốc xếp hợp lý
Lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp, hình thức cung ứng hợp lý để giảm chi phí vận chuyển, giảm chi phí kho bãi
Dự trữ vật tư hợp lý để kịp thời cung ứng cho thi công và đồng thời không bị ứ đọng vốn
Tổ chức bảo quản vật tư tại bãi
Xây dựng và sử dụng định mức vật tư có cơ sở khoa học chính xác
ứng dụng công nghệ xây dựng tiến bộ …
3 Trình bày nội dung của dự toán chi phí xây dựng (giá trị dự toán khối lượng công tác xây lắp) công trình, hạng mục công trình ?
Khái niệm : Dự toán xây dựng công trình là dự trù chi phí cần thiết để để hoàn thành khối lượng xây dựng công trình, hạng mục công trình thuộc dự án và được xác định ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công
Công thức xác định dự toán XDCT :
GXDCT = Gxd + Gtb + Gqlda + Gtv + Gk + Gdp
Nội dung dự toán xây dựng công trình :
Căn cứ xác định dự toán xây dựng công trình :
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công
Trang 7 Định mức xây dựng công trình do nhà nước ban hành
Đơn giá xây dựng công trình
Thuế suất GTGT
Các văn bản liên quan : hướng dẫn lập dự toán, thông báo thay đổi giá vật liệu, nhân công, máy
…Văn bản liên quan đến các khoản phụ cấp cho nhân công
Xác định chi phí xây dựng
Tính toán khối lượng theo hò sơ thiết kế phù hợp vs định mức, đơn giá xây dựng công trình dùng
để tính toán
Lập bảng tính toán chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công theo đơn giá xây dựng công trình đã lập hoặc theo đơn giá quy định của nhà nước
Xác định các chi phí còn lại và tổng hợp dự toán
Xác định chi phí thiết bị, quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác và chi phí dự phòng
4 Trình bày khái niệm, cơ cấu của dự toán xây dựng công trình ? Dự toán xây dựng công trình có vai trò như thế nào ?
5 Trình bày khái niệm các loại giá thành xây lắp có liên quan đến hoạt động hoạch toán sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng ? so sánh giữa chúng về mặt định lượng và phân tích ý nghĩa của việc
so sánh đó ?
Giá thành xây dựng ghi trong hợp đồng : ZHĐ
là bộ phận chủ yếu của giá trị hợp đồng để đảm bảo hoàn thành khối lượng xây dựng của hợp đồng với chất lượng, thời gian và các yêu cầu khác có liên quan đã được ký kết trong hợp đồng giữa nhà thầu và chủ đầu tư
ZHĐ = GHĐ – VATHĐ – LNHĐ
Giá hợp đồng được hiểu là mức chi tối đa để thực hiện hợp đồng Nhà thầu muốn đạt lợi nhuận lớn hơn LNHĐ thì phải phấn đấu hạ giá thành thực tế để giảm chi phí xây dựng thực tế nhỏ hơn chi phí ghi trong hợp đồng tính toán chỉ tiêu này để phục vụ cho kế hoạch hạ giá thành của DN
Giá thành xây dựng kế hoạch : ZKH
Là mức chi phí do doanh nghiệp hạch toán và là căn cứ để khống chế các quá trình thi công hay đóng vai trò là chỉ tiêu kế hoạch mà DN phải hướng theo Để chủ động kinh doanh có lãi thì doanh nghiệp phải hạch toán sao cho ZKH ≤ ZHĐ
6