Ngày nay, các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển hoặc là bị phá sản đều phụ thuộc nhiều vào người lãnh đạo của họ, người lãnh đạo có sáng suốt, có công bằng, minh bạch thì mới có thể dẫn dắt nhân viên đi tới thành công, đạt dược mục tiêu đã đặt ra, ngược lại người lãnh đạo quá độc đoán, thiếu công bằng, dân chủ sẽ làm cho nhân viên của họ có thể chống đối, kháng cự mà không hoàn thành trách nhiệm được giao. Vì vậy, để thành công , nhà quản trị hôm nay và tương lai cần có năng lực quản trị cần thiết, trong đó phải kể đến năng lực lãnh đạo, năng lục lãnh đạo là một trong những yếu tố quan trong quyết định đến sự thành công của nhà quản trị.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU:
Ngày nay, các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển hoặc là bị phá sản đều phụ thuộc nhiều vào người lãnh đạo của họ, người lãnh đạo có sáng suốt, có công bằng, minh bạch thì mới có thể dẫn dắt nhân viên đi tới thành công, đạt dược mục tiêu đã đặt ra, ngược lại người lãnh đạo quá độc đoán, thiếu công bằng, dân chủ sẽ làm cho nhân viên của họ có thể chống đối, kháng cự mà không hoàn thành trách nhiệm được giao Vì vậy, để thành công , nhà quản trị hôm nay và tương lai cần có năng lực quản trị cần thiết, trong đó phải
kể đến năng lực lãnh đạo, năng lục lãnh đạo là một trong những yếu tố quan trong quyết định đến sự thành công của nhà quản trị
Chương 1: Tổng quan lý thuyết về các phong cách lãnh đạo.
1.1 Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo
1.1.1 Khái niệm
Phong cách lãnh đạo là hệ thống các phương pháp được người lãnh đạo sử dụng các tác động đến những người dưới quyền Các phương pháp tác động này một mặt bị chi phối bởi các điều kiện khách quan của môi trường bên ngoài,mặt khác nó bị phụ thuộc bởi các đặc điểm tâm lý cá nhân của người lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo được coi như một nhân tố quan trọng, nó không chỉ thể hiện tính khoa học và tổ chức, mà còn thể hiện tài năng, chí hướng và nghệ thuật chỉ huy của người lãnh đạo
Trong quá trình lãnh đạo, kết quả công việc phần lớn phụ thuộc vào phương pháp và cách thức làm việc của người lãn đạo nghệ thuật của người lãnh đạo được thể hiện ở chỗ
họ biết lựa chọn cho mình phương pháp và cách thức làm việc tối ưu Phong cách lãnh đạo chuyên nghiệp, khoa học sẽ giúp người lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu
và nhiệm vụ đặt ra, ngược lại nó sẽ cản trở quá trình đạt đến mục tiêu va làm giảm hiệu quả làm việc, thực hiện nhiệm vụ của người lãnh đạo
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng
Trong thực tế, người ta thường nói nhiều đến cá tính hơn là phong cách người lãnh đạo như vậy, người ta đã bỏ qua yếu tố môi trường, phong cách thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa cá tính và môi trường cá tính là cái khó thay đổi, nhất là khi con người đã ở độ tuổi
Trang 2trưởng thành, còn môi trường thì luôn thay đổi vì vậy, người lãnh đạo cần phải nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng để chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với cá tính và môi trường hoạt động cụ thể của mình
- Cá tính nói riêng, tâm lý cá nhân nói chung có ảnh hưởng mạnh và bền vững nhất đến phong cách lãnh đạo điều này thể hiện qua việc mỗi nhà lãnh đạo thường thích một phong cách lãnh đạo nào đó và trong điều kiện bình thường họ cảm thấy phong cách này
tự nhiên, thoải mái, hiệu quả hơn so với các phong cách khác Thực tế cho thấy, những nhà lãnh đạo có năng lực vượt trội, có ý chí cao, nóng tính… thường có phong cách lãnh đạo độc đoán Ngược lại, nhà lãnh đạo linh hoạt, đứng đầu một tập thể lãnh đạo bao gồm những người năng động, có trình độ và đoàn kết, thường điều công việc theo cách dân chủ
- Môi trường bao gồm nhiều yếu tố chi phối phong cách lãnh đạo, nhưng trước hết phải
kể đến khung cảnh hiện tại, tập hợp các thói quen và truyền thống tạo nên đặc trưng riêng của doanh nghiệp, đặc điểm tâm lý của các cá nhân và tập thể lao động, những tình huống khẩn cấp, những thay đổi có tác động tích cực và tiêu cực, chi phối sự tồn tại và phát triển của tổ chức trước hết,đặc điểm cụ thể của từng cá nhân dưới quyền đòi hỏi của người lãnh đạo phải có phong cách lãnh đạo thích hợp với từng người và phù hợp với từng tình huống cụ thể Chẳng hạn, với cấp dưới là người cao tuổi, có kiến thức và kinh nghiệm công tác thì lãnh đạo theo phong cách tự do dân chủ là thích hợp ; với những người có thái độ chống đối, hoặc thiếu trách nhiệm, thụ động cần phải lãnh đạo theo phong cách độc đoán
- Đặc điểm và mức độ phát triển của tập thể lao động cũng chi phối phong cách lãnh đạo
ví dụ, với tập thể ở giai đoạn đầu của sự phát triển, tồn tại mâu thuẫn sâu sắc giữa các nhóm và các thành viên phần lớn là phụ nữ…thì phong cách lãnh đạo độc đoán thường thích hợp và hiệu quả hơn Hoặc, trong những tình huống cấp bách đòi hỏi phải đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác để giải quyết cũng rất cần phong cách lãnh đạo độc đoán của một nhà lãnh đạo có bản lĩnh,cứng rắn và quyết đoán
- Khi nghiên cứu về người lãnh đạo, ngoài những nét đặc trưng, riêng biệt của từng cá nhân, còn có thể rút ra những nét điển hình trong phong cách lãnh đạo,phản ánh những
Trang 3yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến hoạt động của họ ở mỗi người lãnh đạo, chúng ta có thể tìm thấy những nét chung của kiểu người lãnh đạo nào đó và những nét riêng biệt của từng người
1.2 Phân loại các phong cách lãnh đạo
1.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán
- Khái niệm
Phong cách lãnh đạo độc đoán là phong cách mà theo đó nhà quản trị triệt để sử dụng quyền lực có trong tay khi đưa ra mệnh lện chỉ thị và đòi hỏi cấp dưới phải tuân thủ
- Đặc điểm
+ Khi giao việc cho cấp dưới chủ yếu bằng mện lệnh, sử dụng quyền uy để ép buộc hoặc
đe dọa cấp dưới khi giao công việc
+ Thái độ ứng xử lạnh nhạt, quan cách, khen chê thiếu khách quan
+ Có thói quen can thiệp vào công việc của mọi người
+ Không chú ý nghe ý kiến phê bình, góp ý của mọi người, hay để ý trù úm những người phê bình, góp ý, đem long thù oán , tìm cách trả thù
+Là con người tự cao, tự đại, luôn cho mình là cao thượng phải được tôn trọng
- Ưu điểm
Ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán là nó cho phép giải quyết nhanh nhanh chóng các nhiệm vụ, người lãnh đạo thường quyết đoán hơn trong các quyết định
- Nhược điểm
+ Người lãnh đạo theo phong cách này thường gây ra tình trạng bất ổn định trong đơn vị công tác, tạo cơ sở để phát sinh ra bè phái giữa những người lịnh bợ và người trung thực, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của tập thể
+ Người lãnh đạo theo phong cách này cũng không tận dụng được sự sáng tạo của nhân viên cấp dưới, làm cho nhân viên cấp dưới có tâm lý lo sợ, có thể dẫn tới sự chống đối của nhân viên cấp dưới
- Giải pháp
+ người lãnh đạo phải chú ý nắng nghe ý kiến của tập thể, tiếp thu những ý kiến đúng đắn của nhân viên
Trang 4+ tạo môi trường làm việc thân thiện để nhân viên phát huy sức sáng tạo của mình + tin tưởng khi giao nhiệm vụ cho nhân viên cấp dưới, tránh tình trạng can thiệp quá sâu vào trong công việc của nhân viên
1.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ
- Khái niệm
Người lãnh đạo theo phong cách dân chủ là người biết phân chia quyền lực cho cấp dưới, thu hút mọi người trong tập thể tham gia vào công việc chung, trên cơ sở tôn trọng những
ý kiến đóng góp và kết quả hoạt động của họ
- Đặc điểm
+ Cho phép nhân viên tham gia đóng góp ý kiến và triển khai công việc theo theo năng lực của mỗi người
+ Luôn tham khảo ý kiến của nhân viên đối với các công việc có liên quan đến chuyên môn của nhân viên
+ Xây dựng cơ chế để nhân viên có quyền hạn nhất định, có thể chủ động trong việc quyết định các công việc do mình phụ trách
+ Người có phong cách lãnh đạo dân chủ thường là người hiền hòa, ít cáu giận, luôn tìm hiểu nguyên nhân sâu xa rồi giải quyết một cách thấu đáo
+ Một môi trường làm việc thoải mái, năng động, chủ động thường là nơi có những người lãnh đạo dân chủ
- Ưu điểm
+ Nhân viên làm việc hiệu quả hơn: do nhân viên được chủ động trong việc quyết định các công việc do mình phụ trách nên công việc được xử lý một cách nhanh chóng hơn, chính xác và hiệu quả hơn
+ Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ: mọi người tập trung vào việc xử lý công việc, phối hợp thực hiện công việc thay vì ganh ghét, đố kỵ nhau + Hiệu quả công việc liên tục được nâng cao do người lãnh đạo dân chủ có được những quyết định đúng đắn, bám sát với thực tế
+ Môi trường làm việc thoải mái, thân thiện và có triển vọng nên nhân viên gắn bó làm việc lâu dài, toàn tâm, toàn ý lo cho công việc của công ty
Trang 5+ Công ty có nhiều ưu thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh bởi phát huy được sức mạnh tập thể
- Nhược điểm
+ Nhà quản trị có thể trở thành ba phải, dễ theo chân cấp dưới, làm mất đi tính dân chủ, quyết đoán cần có của người lãnh đạo, dẫn đến tình trạng quá phụ thuộc vào ý kiến của tập thể, khó lựa chọn quyết định cho mình
+ Phong cách lãnh đạo dân chủ mất nhiều thời gian để đưa ra một quyết định, và đôi khi không thể thống nhất ý kiến của nhân viên dễ đánh mất hoặc bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh
+ Nếu không có tài năng thực sự sẽ không dám chịu trách nhiệm
+ Xảy ra tình trạng “dân chủ giả tạo”
- Giải pháp
+ Nhà quản trị phải nhạy bén, quyết toán, biết phân tích, lắng nghe những ý kiến có ích cho tập thể, từ đó có thể dẫn dắt tập thể để đạt dược mục tiêu của tổ chức
+ Mặc dù nhân viên được tham gia đóng góp ý kiến của mình nhưng nhà lãnh đạo vẫn phải là người đưa ra quyết định đúng đắn cuối cùng, mà không nên phụ thuộc quá nhiều vào nhân viên đồng thời cần phải có biện pháp yêu cầu nhân viên phải chịu trách nhiệm
về những việc làm của mình
+ Nhà quản trị phải có kiến thức chuyên môn, chính kiến riêng của bản thân, đồng thời cũng phải có phương pháp đổi mới trong quản lý
1.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do
- Khái niệm
Nhà lãnh đạo theo phong cách tự do chỉ là người cung cấp thông tin, rất ít tham gia vào các hoạt động tập thể Sự có mặt của người lãnh đạo chủ yếu là đểtruyền đạt các thông tin và dữ kiện Quyền hành của người lãnh đạo rất ít đượcsử dụng Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viênđược quyền tham gia ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệmđối với những quyết định được đưa ra
- Đặc điểm
Trang 6+ Phong cách lãnh đạo này thường áp dụng với hàng ngũ cố vấn, các chuyên gia cao cấp hoặc khi người lãnh đạođã giao quyền điều chỉnh công việc nào đó cho cấp dưới
+ Công việc đòi hỏi tính Sáng tạo ở mức độ cao
+ Nhân viên ít thích lãnh đạo, nhân viên cao cấp, giàu kinh nghiệm, và trình độ, có động lực, sự quyết đoán và tự tin, sáng tạo mạnh
+ Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng vuichơi
+ Người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên
- Ưu điểm
+ Mỗi thành viên trong nhóm đều có khuynh hướng trở thành chủ thể cung cấp những tư tưởng, ý kiến để giải quyết những vấn đề cốt lõi do thực tiễn đặt ra
+ Các thành viên có quyền tham gia vào quyết định các việc lớn của tổ chức nên khai thác được tính sáng tạo của các thành viên, và vì vậy có nhiều phương án để lựa chọn khi giải quyết 1 vấn đề
+ Phong cách này tạo cho nhân viên sự thoải mái trong công việc, không bị gò bó dẫn đến hiệu quả công việc có thể sẽ cao hơn
+ Phong cách này phù hợp với các nhà quản trị không có khả năng quyết đoán cao và chính xác, mọi việc được đưa ra bàn bạc và giảm được các sai lầm do quyếtđịnh của nhà quản trị
- Nhược điểm
+ Đôi khi tạo ra dân chủ quá chớn, mỗi người 1 ý kiến, dẫn đến không thống nhất được,
và có thể dẫn đến mục tiêu chung không hoàn thành
+ Dễ tạo ra tâm lý buồn chán cho người lãnh đạo, dẫn tới tình cảm cô đơn , tùy tiện, lơ là công việc cho dù bản thân rất phù hợp với công việc đó
+ Nếu quá thả lỏng, một thực tế là nhân viên sẽ có cảm giác mất mát và dễ nhàm chán
- Giải pháp
+ Thấu hiểu nhân viên:
Giả sử đội ngũ nhân viên đã qua đào tạo và đã có kinh nghiệm làm việc, họ biết những gì họ phải làm, và họ đã làm việc với nhau nhiều lần trong quá khứ nhàlãnh đạo vẫn cần phải chỉ đạo, nhưng họ không muốn hoặc không cần giám sát liên tục
Trang 7lúc này chúng ta cần phải biết cân nhắc hoàn cảnh cụ thể và năng lực đối tượng nhân viên đó để áp dụng mức độ quản lý
Khi nhân viên thiếu kinh nghiệm, họ không chắc chắn về phương hướng thực hiện công việc, hoặc những gì công ty yêu cầu ở họ.Trong tình trạng này, nhân viên rất cần hướng dẫn của nhà lãnh đạo và người lãnh đạo không được buông bỏ quá tự
do, mất kiểm soát mà cần quản lý và thường xuyên theo dõi, đốc thúc nhân viên làm việc hiệu quả
+ Nghiên cứu rõ hoàn cảnh, tình huống:
Người lãnh đạo cần tùy vào từng tình huống để lựa chọn hình thức lãnh đạo như:
Khi nhân viên cần môi trường làm việc sáng tạođể ra được ý tưởng, kế hoạch cho công ty lúc đó phong cách lãnh đạo nênđược thể hiện để giúp nhân viên thoải mái làm việc đạt hiệu quả tốt nhất
Khi chúng ta đang bắt tay làm một dựán cần sự chính xác tuyệt đối khi đó sự quản
lý, kiểm soát công việc cũng như nhân viên của lãnh đạo là vô cùng cần thiếtđể hoàn thành công việc chất lượng nhất
+ Một nhà quản lý sáng suốt là người không nên áp dụng bất kỳ phong cách lãnh đạo nào nói chung và phong cách lãnh đạo tự do một cách cực đoan, chúng chỉ chắc chắn hữu ích khi phù hợp với tùy tình huống, tùy nhân viên
+ Hãy quan sát kỹ nhân viên, và nghiên cứu cẩn thận về tình huống đang giải quyết Sau
đó chọn các phương pháp có khả năng đem lại hiệu quả tốt nhất
Chương 2: Ứng dụng trong quản trị kinh doanh
2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán
2.1.1 Sự xuất hiện của phong cách lãnh đạo độc đoán
Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo – quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí
và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể
Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viên chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào cả
Trang 82.1.2 Phân tích phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs trong công ty Apple
- Đôi nét về công ty Apple và Steve Jobs
Steve Jobs là một nhà lãnh đạo khác thường Phong cách quản lý của ông không xuất phát từ bất kỳ sách vở đại học nào hay ông cũng không được biết đến bởi phương pháp xây dựng nghệ thuật lãnh đạo hay tìm kiếm sự đồng thuận cụ thể nào
Steve Jobs là một người có khả năng giữ nhân tài xuất sắc nhưng được biết đến là người thường đưa ra những chỉ trích nặng nề.Nhưng chính những điều lạ lùng này kết hợp cùng tài năng của ông thể hiện rõ tầm nhìn của Steve Jobs với nhân viên, nhà đầu tư cũng như khách hàng của Apple Để hiểu rõ hơn phong cách làm quản lý của Steve Jobs cần lật lại hành trình biến Apple thành ông vua làng công nghệ thế giới của ông
Từng là một sinh viên nhưng rồi bỏ học đại học để làm việc tại Atari và du lịch tới Ấn Độ trước khi nhìn thấy cơ hội kinh doanh với thị trường máy tính Năm 1976 Steve Jobs lập
ra Apple cùng bạn thân thời trung học là Steve Wozniak
Họ bắt đầu công ty có vốn đầu tư 1.300 USD và đưa Apple vào trong danh sách Fortune
500 của năm 1983 Năm đó tuyển dụng cựu giám đốc điều hành Pepsi John Sculley đảm nhiệm vị trí điều hành và bị tước bỏ tất cả các quyền lực vào năm 1985 bằng việc sa thải Theo tác giả Steven Levy, điều này là do máy tính Macintosh không bán chạy như mong đợi cũng như phong cách quản lý khó chịu của Jobs
- Phân tích phong cách lãnh đạo của Steve Jobs
Trong 12 năm ở Apple với cương vị giám đốc điều hành, với sự lãnh đạo tài tình của Steve Jobs , Apple đã tạo ra những sản phẩm vô cùng tuyệt vời như Ipod, Iphone, Imac, Macbook Air,…nhưng phong cách lãnh đạo chuyên quyền của ông cũng gây ra những hệ quả tiêu cực đó là ông thường áp đặt suy nghĩ của mình lên cho người khác, không ít lần khiến mọi người sững sờ bởi những suy nghĩ đó Sự ra đời của chiếc máy iMac năm 1997 chính là minh chứng cho sự độc đoán của ông Với ý tưởng kỳ lạ về thiết kế như quả cầu trong phim khoa học viễn tưởng, Jobs đã nhận được 38 lý do từ chối từ bộ phận kỹ sư,
họ cho rằng ý tưởng này là không thể thực hiện được Nhưng Jobs gạt phắt đi và khẳng định " Tôi là tổng giám đốc và tôi nghĩ chúng ta làm được" Tuy nhiên, không phải lúc nào Jobs cũng đúng Việc ra những quyết định mang tính độc đoán mà không bàn bạc kỹ
Trang 9lưỡng và tham khảo ý kiến của mọi người đã đưa Jobs đối mặt với những sai lầm chết người Một ví dụ điển hình là vào trước 1985, trong khi các hãng máy tính sản xuất phần cứng khác ứng dụng phần mềm điều hành của Microsoft, thì Jobs lại khăng khăng tự nghiên cứu và sản xuất phần mềm điều hành riêng cho máy của mình Tuy nhiên, khi sản xuất ra thì phần mềm đã lỗi thời so với các đối thủ cạnh tranh khác Trước khi Jobs tiếp quản, khu công sở có một bầu không khí thoải mái Các nhân vên thích đi loanh quanh hút thuốc và tán gẫu trong sân khu liên hiệp R&D Vài nhân viên có vẻ tiêu phí hầu hết thời gian để ném thức ăn cho chó của họ Jobs bắt buộc phải có những nguyên tắc mới Ông ra lệnh là không cho hút thuốc tại bất cứ nơi nào trong tổ chức Rồi ông cấm chó vào công sở, lấy cớ vì chó bẩn thỉu và vài người dị ứng với nó Các nhân viên đã rất bất bình
và cho rằng Jobs không hiểu họ Mọi người đang nhận thức rằng Jobs có thể khẳng định
uy quyền của mình ở bất cứ mặt nào trong công ty Mọi việc trong Apple đã, đang và sẽ
đi theo tầm nhìn của nhà giám đốc độc đoán này, từ quy định cấm hút thuốc, cách nấu nướng có lợi cho sức khỏe đến việc biên tập những mẩu quảng cáo trên truyền hình Steve Jobs có thái độ rất khắt khe đối với nhân viên của mình, ông luôn đòi hỏi sự hoàn hảo đến từng chi tiết và không chấp nhận một sai sót nào dù là nhỏ nhất Ông còn nổi tiếng với tính lạm quyền cá nhân, bởi ông có thể sa thải bất cứ một nhân viên nào trong cơn nóng giận Nhiều nhân viên cấp cao của ông tại Apple đã làm việc với Jobs nhiều năm liền, trong số đó một số người đã phải ngậm ngùi ra đi, họ cho rằng, tuy Jobs tàn bạo, nhưng khi ở bên ông, họ chưa bao giờ làm việc tốt hơn thế Ông cũng khét tiếng trong việc la hét các giám đốc và các nhân viên của công ty một cách không thương tiếc Bên cạnh đó, Jobs còn là người nổi tiếng quá khắt khe với công đoàn, ông đã áp dụng nhiều biện pháp để đàm phán với đại diện công đoàn, như: dọa phá sản, thuê ngoài để
có thể đạt được những thỏa thuận có lợi cho Apple Chính vì vậy, không khí làm việc luôn căng thẳng và nghẹt thở dưới áp lực của công việc và đòi hỏi nghiêm khắc từ vị giám đốc Cách thức điều hành của Jobs trong công việc: Là cha đẻ của 103 bản quyền của Apple, mọi thứ từ giao diện của iPod đến hệ thống hỗ trợ cho bộ thang máy được dùng trong các cửa hàng bán lẻ của Apple, ông luôn có sự tham gia và giám sát đến từng chi tiết nhỏ nhất Ông không thể yên tâm mọi thứ sẽ hoàn hảo nếu không có sự giám sát
Trang 10chặt chẽ trong mọi khâu Biện pháp trừng phạt của Apple là hết sức nghiêm khắc: Với bất
kì ai vi phạm nguyên tắc im lặng, dù là vô tình hay chỉ là sự vi phạm "chút xíu" đều phải hận án phạt thường là sa thải ngay lập tức Điển hình là Edward Eigerman - một người đã từng có 4 năm kinh nghiệm làm kĩ sư cho Apple đã bị đuổi khỏi hãng hồi năm 2005 khi đồng nghiệp của anh dính líu vào vụ tiết lộ một vài phác thảo về phần mềm mới cho khách hàng Mặc dù không liên quan nhưng Eigerman bị đuổi vì là bạn của thủ phạm Nhìn chung, tuy đôi lúc phong cách lãnh đạo của Steve có dấy lên không ít dư luận nhưng có thể thấy dưới sự lãnh đạo của Steve, Apple đã lấy lại vị thế thủ lĩnh của mình bằng những đột phá trong công nghệ số Năm 1997, Jobs quay trở lại với "Quả táo" đã tạo nên cơn sốt lớn trên thị trường, nhanh chóng đưa Apple sánh vai với các đối thủ như Dell, Hewlett - Packard Nhờ tài cầm quân của Steve Jobs, Apple phát triển mạnh mẽ, liên tục vươn tới những "lãnh địa" vốn không phải là thế mạnh của họ với những phát minh độc đáo _ Trên thị trường máy tính: Phải kể đến là sự trở lại "đường đua" trên thị trường máy tính của Apple khi Steve Jobs tiếp quản lại vào những năm 1997 - 1998 với các dòng máy tính được thay đổi kiểu dáng và sản xuất với nhiều màu sác khác nhau Hệ diều hành max Of X của apple cũng được hoàn thiện không ngừng với giao diện người dùng còn ấn tượng hơn cả window
- Thành công đạt được trong phong cách lãnh đạo của Steve Jobs
hiện nay, Apple chính là ông trùm dẫn đầu thị trường download nhạc hợp pháp trên internet Sản phẩm của apple là sự đẳng cấp trong thiêt kế và không giống bất kì một sản phẩm nghe nhìn giải trí điện tử nào Những đòi hỏi khắt khe của Jobs trong công việc, cùng với việc không ngần ngại bất kỳ nhân viên nào không đáp ứng đủ yêu cầu đã tạo ra sức ép lên nhân viên để bản thân họ phải thật sự cố gắng, không những hoàn thành công việc được giao mà còn hoàn thành một cách xuất sắc Khi Jobs về tiếp quản Apple, công
ty đang trong tình trang tuột dốc thảm hại, đội ngũ nhân viên kỷ luật thấp, không có nghị lực, thiếu tính sáng tạo, bộ máy hoạt động quan liêu Lúc này, chính cách điều hành độc đoán của Jobs đã đưa nhân viên đi vào khuôn khổ, mội người làm việc trong mội môi trường chuyên nghiệp, tính kỷ luật cao, bộ máy công ty vận hành mội cách hiệu quả nhất Việc tham gia giám sát đến tưng chi tiết nhỏ nhất của Steve Jods đóng góp phần giảm