chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.3. Điều kiện lao động tại công ty Cổ phần may Chiến Thắng
2.3.3. Hệ thống an toàn vệ sinh lao động trong Công ty
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Với quan điểm con người là vốn quí nhất, Đảng và Nhà nước ta đã đề cao yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, bảo đảm vệ sinh sức khỏe của người lao động, gắn liền với sản xuất theo phương châm: “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”. Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động là nội dung quan trọng của pháp luật lao động.
An toàn lao động là ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gây thương tích cho cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động.
Vệ sinh lao động là ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại tiếp xúc trong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây ra bệnh nghề nghiệp.
An toàn lao động không tốt thì gây ra tai nạn lao động, vệ sinh không tốt thì gây ra bệnh nghề nghiệp.
ATLĐ, VSLĐ là trách nhiệm của Nhà nước, của các tổ chức, của người sử dụng lao động, và của người lao động. Trong lao động sản xuất, vấn đề ATLĐ, VSLĐ rất quan trọng, nó trực tiếp bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. Người công nhân làm việc trong môi trường có nồng độ bụi, tiếng ồn ... cần phải được trang bị BHLĐ. BHLĐ tốt là góp phần vào việc củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. BHLĐ mang ý nghĩa quan trọng, trong sản xuất người lao động được bảo vệ tốt, không bị tai nạn, không bị ốm đau, bệnh tật họ sẽ an tâm phấn khởi sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hoàn thành kế hoạch sản xuất. Do vậy, thu nhập cá nhân và phúc lợi tập thể sẽ được tăng lên, điều kiện đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện. Ngược lại, tai nạn lao động, ốm đau, bệnh tật xảy ra nhiều ảnh hưởng tới lực lượng sản xuất. Đồng thời chi phí khắc phục hậu quả do tai nạn, ốm đau cũng rất lớn. Cho nên việc quan tâm thực hiện tốt ATLĐ-VSLĐ và cải thiện ĐKLĐ cho người lao dộng là đảm bảo điều kiện sản xuất an toàn và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
KHO LUẬN TỐT NGHIỆP 33 ĐỖ THỊ LÀN
Ngoài ra cải thiện ĐKLĐ cho người lao động còn góp phần vào bảo đảm vệ sinh môi trường.
Mặc dù các điều kiện lao động, các thiết bị an toàn... đã không ngừng được cải thiện và ngày càng tiến bộ song chưa đáp ứng đầy đủ cho việc bảo vệ con người. Bởi vì các tai nạn rủi ro là do nhiều nguyên nhân phức tạp gây ra, chúng có mối liên hệ giữa kỹ thuật, sinh học, tâm lý, sự mệt mỏi... vì vậy đòi hỏi phải có những biện pháp phòng hộ cho người lao động.
Vào phân xưởng sản xuất, tác giả quan sát thấy ở các tổ sản xuất đều có một bảng nội quy quy định việc sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động:
• Công nhân may, cắt phải đeo khẩu trang.
• Công nhân cắt vải phải đeo găng tay sắt.
• Công nhân vận hành máy thêu phải đeo bảo hộ chống ồn.
Vậy thực tế việc cấp phát và sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động như thế nào? Qua khảo sát và trưng cầu ý kiến tác giả thu được kết quả như sau:
Bảng 2.3: Sự đánh giá của công nhân về thiết bị bảo hộ lao động Mức độ
Trang bị
Đủ Không đủ Không được cấp
Không cần cấp
1.Găng tay 50 0 0 50
2.Mũ 75 0 0 25
2.Khẩu trang 100 0 0 0
3.Quần áo 100 0 0 0
4.Khác 0 0 0 0
(Nguồn: theo kết quả điều tra bằng bảng hỏi)
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
• 100% công nhân được cấp phát khẩu trang, quần áo. Ngoài ra công nhân ở tổ cắt còn được cấp găng tay sắt, tổ thêu thì đựơc cấp thêm bảo hộ chống tiếng ồn.
• Một số trang bị như: găng tay và mũ cũng được cấp đầy đủ nhưng 50% trả lời không cần cấp găng tay và 25% không cần mũ, thường là những công việc không cần sử dụng các thiết bị này.
• Khi ra vào phân xưởng mọi người đều được cấp một đôi dép để đi trong nhà xưởng nhằm đảm bảo phân xưởng luôn sạch sẽ.
Nhưng đó là việc cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động, còn việc người lao động có sử dụng các thiết bị này không? 100% người trả lời đều sử dụng quần áo, khẩu trang trong khi làm, nhưng riêng găng tay thì chỉ công nhân ở tổ cắt là sử dụng, còn bảo hộ chống ồn thì chỉ được sử dụng ở tổ thêu. Khi hỏi lý do không sử dụng găng tay khi làm việc thì hầu hết đều đưa ra lý do như: Công việc của mình không cần đến găng tay, không thoải mái, ảnh hưởng tới hiệu quả công việc. Mặt khác cũng phải kể đến lý do là do những qui định bắt buộc của Công ty với từng tổ sản xuất nên người công nhân phải sử dụng những thiết bị lao động nhất định theo quy định.
Đặc thù của Công ty may Chiến Thắng là lao động nữ chiếm tới 80%
do đó Công ty đã rất chú ý tới vấn đề sản xuất và trang thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với lao động nữ .
Trong công ty “chỗ thay quần áo, buồng tắm và khu vực vệ sinh luôn sạch sẽ và đảm bảo đủ nước dùng cho công nhân, công tác vệ sinh phí cũng được quan tâm. Ngay tại Công ty có tổ chức nhà trẻ, mẫu giáo, hỗ trợ bữa ăn trưa cho trẻ.
Các qui định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi đều đựơc Công ty chấp hành nghiêm chỉnh.
KHO LUẬN TỐT NGHIỆP 35 ĐỖ THỊ LÀN
Qua tìm hiểu ở Công ty, tác giả nhận thấy rằng: Công ty may Chiến Thắng đã thực hiện khá tốt các qui định, nội qui, biện pháp ATLĐ-VSLĐ phù hợp với từng loại máy móc, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn qui định làm việc của Nhà nước. Mặt khác, Công ty còn tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, qui định biện pháp an toàn, VSLĐ đối với người lao động. Việc kiểm tra công tác BHLĐ đã thực sự được quan tâm phối hợp của các cấp chính quyền, Công đoàn, Đoàn thanh niên phổ biến tới từng xí nghiệp, phòng ban trong công ty. Chính vì vậy mà tại Công ty rất ít khi xảy ra tai nạn lao động. Theo báo cáo của Công ty năm 2005 chỉ có một vụ tai nạn nhẹ.
Tóm lại, các yếu tố kể trên đã tác động rất lớn đến việc bảo vệ người lao động. Đây là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng thực hiện tạo điều kiện cho người công nhân nâng cao hơn nữa vị trí của mình cũng như việc bảo vệ sức khoẻ người lao động. Vì vậy, việc cải thiện ĐKLĐ là một trong những vấn đề cần thiết và cấp bách để đảm bảo sức khoẻ, nâng cao hiệu quả sản xuất.