Tình hình sức khoẻ của công nhân

Một phần của tài liệu Vai trò của công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân (Trang 35 - 39)

chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

2.3. Điều kiện lao động tại công ty Cổ phần may Chiến Thắng

2.3.4. Tình hình sức khoẻ của công nhân

Ta có thể đưa ra một định nghĩa về sức khoẻ như sau: “Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái, đầu đủ về vật chất, tâm hồn và xã hội chứ không chỉ bó hẹp vào, nghĩa là không có bệnh hoặc không thương tật. Đây là một quyền cơ bản của con người, khả năng vươn lên đến một sức khoẻ cao nhất có thể đạt được là mục tiêu xã hội quan trọng, liên quan đến toàn thế giới, và đòi hỏi sự tham gia của nhiều tổ chức xã hội khác nhau chứ không đơn thuần là lĩnh vực của ngành y tế”.(9)

Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1989 - Điều 9,10,14 đã đề cập về vấn đề vệ sinh trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hoá chất, vệ sinh các chất thải công nghiệp và trong sinh hoạt, vệ sinh lao động. Các yếu

THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN

tố này có thể gây mất an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường cần xử lý nhằm bảo vệ sức khoẻ NLĐ và mọi người xung quanh.

Qua kết quả khám sức khoẻ định kỳ của công nhân Công ty cho thấy:

KHO LUẬN TỐT NGHIỆP 37 ĐỖ TH LÀN

Bng 2.4: Kết qu khám định k ca công nhân

Phân loi sc kho Loi I Loi II Loi III Loi IV Loi V

Nam ( người) 8 78 58 16 0

Nữ ( người) 18 416 379 76 3

Tổng số (người) 26 494 437 92 3

Tỷ lệ% (So với TS khám) 2.5 47.0 41.5 8.7 0.3 (Ngun: Báo cáo kết qu khám định k ca công nhân)

Biểu đồ phân loại sức khoẻ

2,5

41,5 47

8,7 0,3

Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V

Ghi chú: Loại I: Rất khoẻ, Loại II: Khoẻ, Loại III: Trung bình, LoạiIV: yếu, Loại V: Rất yếu.

Theo kết quả trên ta thấy tình hình sức khoẻ công nhân Công ty tốt và đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh: loại khoẻ chiếm tỷ lệ lớn 47% và loại trung bình 41.5% điều đó chứng tỏ lực lượng lao động ở đây rát tốt là một trong những thuận lợi để nâng cao hiệu quả sản xuất. Đó cũng là cơ sở để sắp xếp NLĐ vào công việc một cách hợp lý, nhằm phát huy hết khả năng của từng công nhân. Bên cạch đó, công nhân có sức khoẻ loại IV vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (8.7%) gấp hơn 3 lần so với loại I (2.5%). Vậy điều kiện do đâu ? Do hàng loạt các yếu tố của ĐKLĐ như: Môi trường lao động không thuận lợi, môi trường xã hội, chính sách xã hội về lao động,…

Điều kiện lao động ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ công nhân, theo kết quả khảo sát tại Công ty ta thấy có một số chứng bệnh thường gặp là:

THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN

Bng 2.5: Tương quan gia tui và nguy cơ mc bnh ngh nghip (Tỷ lệ: %)

TT Tuổi

Bệnh

18-25 26-35 36-49

1 Tai-mũi- họng 5 10 13

2 Đau đầu 4 15 20

3 Phổi 6 20 22

4 Đau lưng 2 10 16

5 Hô hấp 8 11 15

6 Khác 15 20 9

7 Không có bệnh 60 14 5

( Ngun: Báo cáo kết qu khám định k)

Biểu đồ tương quan tuổi và bệnh

5 4 6

2

8

15

60

10

15

20

10 11

20 13 14

20 22

16 15

9 5

0 10 20 30 40 50 60 70

TMH ĐĐ Phổi Đ.l−ng H.hấp Khác K0bệnh

Bệnh Tuổi

18-25 tuổi 26-35 tuổi 36-49 tuổi

Số liệu ở bảng trên cho thấy: Những người mắc bệnh kể trên thường xuất hiện ở những công nhân có độ tuổi từ 36-49 tuổi mắc các bệnh chủ yếu như: tai-mũi- họng, đường hô hấp. Tuổi này thường có nguy cơ mắc

KHO LUẬN TỐT NGHIỆP 39 ĐỖ TH LÀN

bệnh cao hơn độ tuổi 18-25 và 26-35 tuổi. Công nhân ngành may thường mắc một số bệnh: đau lưng do ngồi nhiều, mỏi mắt, đau đầu.Vì cường độ công việc cao, ngồi nhiều và phải làm việc với máy móc nên NLĐ hay bị mệt mỏi, căng thẳng, đau đầu, ù tai,…Còn những công nhân ở tuổi 18-25 do còn trẻ, làm việc chưa lâu nên chưa chịu ảnh hưởng nhiều của ĐKLĐ cho nên tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp thấp.

Điều đó chứng tỏ rằng công nhân công nhân làm việc trong Công ty lâu năm, tiếp xúc với môi trường nhiều hơn, khả năng mắc bệnh cao hơn so với tuổi 18-35. Nhưng trên thực tế, NLĐ ở độ tuổi này đại đa số tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất, trình độ tay nghề cao nhưng do ảnh hưởng của ĐKLĐ hoặc do sức khoẻ nên họ sớm phải ra khỏi dây chuyền sản xuất. Có thể nói đó là một trong những trở ngại lớn đối với NLĐ và người sử dụng lao động. Vì vậy, việc khám sức khoẻ khi tuyển dụng và định kỳ cho NLĐ, đặc biệt là công nhân có thâm niên nghề nghiệp cao là điều rất quan trọng và cần thiết. Xét cho cùng thì khám sức khoẻ để có sự đánh giá khách quan sự phù hợp sức khoẻ NLĐ trong công việc, trong đó có sự đánh giá ảnh hưỏng của ĐKLĐ tới sức khoẻ công nhân và phát hiện những hiện tượng không bình thường của mỗi cá nhân và tập thể lao động trong mối quan hệ giữa sức khoẻ và thực trạng sản xuất của họ.

Từ sự phân tích trên ta có thể đi đến nhận xét: những người có thâm niên nghề nghiệp cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.

Một phần của tài liệu Vai trò của công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)