chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.3. Điều kiện lao động tại công ty Cổ phần may Chiến Thắng
2.3.1. Môi trường lao động
Việc đảm bảo điều kiện lao động đối với một số cơ sở sản xuất không phải là một vấn đề đơn giản mà chịu sự tác động từ nhiều phía, không thể bó gọn trong phạm vi sản xuất. Cũng như việc đảm bảo điều kiện lao động là phải thường xuyên khảo sát các yếu tố độc hại trong môi trường sản xuất nhằm đánh giá thực tế mức độ độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ NLĐ, đồng thời tiếp nhận các khuyến nghị và giải pháp tương ứng cải thiện ĐKLĐ cho công nhân. Hiện nay khi nói về hiệu quả kinh tế- xã hội của công tác ATVS lao động ta mới tính được phần “hiện”như: tiết kiệm được lao động, nguyên vật liệu, chi phí do ĐKLĐ xấu gây ra,…Còn chưa tính được phần “ẩn”như: đảm bảo sức khoẻ người lao động, tạo điều kiện cho NLĐ phát triển toàn diện, tăng tuổi nghề, tình yêu đối với công việc.
Như vậy, không thể nghiên cứu về môi trường lao động chung chung mà phải xem xét nó trong mối quan hệ với hàng loạt các yếu tố khác. Môi trường lao động bao gồm cả những yếu tố: vật lý- tự nhiên và các điều kiện xã hội. Nếu một nhà quản lý biết quan tâm xây dựng một môi trường trong sạch thì doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ năng suất lao động cao. Ngược lại, nếu không chú ý tới môi trường sẽ dẫn tới sự suy giảm môi trường, từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ NLĐ và cuối cùng là năng suất lao động bị giảm sút.
Yếu tố đầu tiên, tác giả đề cập đến là môi trường tự nhiên. Vậy môi trường tự nhiên trong lao động được hiểu như là cấu trúc không gian nơi làm việc, bao gồm các yếu tố của môi trường tự nhiên như: nhiệt độ, độ ẩm, buị, rung động, hơi khí độc, tiếng ồn, ánh sáng,…
Riêng đối với công nhân ngành may mặc, do đặc thù công việc nên nữ chiếm số đông và thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với môi trường lao
KHO LUẬN TỐT NGHIỆP 25 ĐỖ THỊ LÀN
động có nhưng yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng sức khoẻ cho họ. Cùng với việc đảm bảo ĐKLĐ cho công nhân thì việc thường xuyên khảo sát các yếu tố độc hại ảnh hưởng đển sức khoẻ NLĐ cũng rất quan trọng.Ta có thể xét cụ thể theo các thông số được khảo sát ở Công ty với câu hỏi: “Anh (chị ) có nhận xét gì về môi trường lao động tại nơi làm việc của mình?”
Bảng 2.1. Sự đánh giá của công nhân về môi trường lao động.
Mức độ Các yếu tố
Dễ chịu Bình thường Khó chịu
1.Tiếng ồn 0 24.5 75.5
2.Bụi 2 26 72
3.Ánh sáng 98 2 0
4.Nhiệt độ 11 79 10
5.Độ ẩm 48 34 18
6.Nhà xưởng 15 80 5
(Nguồn: Theo kết quả điều tra từ bảng hỏi)
Biểu đồ đánh giá điều kiện lao động
0 2
98
11
48
24,5 26 15
2
79
34 75,5 72 80
0
10 18
5
0 20 40 60 80 100 120
1.Tiếng ồn 2.Bụi 3.ánh sáng 4.Nhiệt độ 5.Độ ẩm 6.Nhà x−ởng
Bệnh Tuổi
Dễ chịu Bình th−ờng Khó chịu
các yếu tố mức độ
Biểu đồ đánh giá môi trường lao động
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
2.3.1.1. Tiếng ồn trong sản xuất.
Qua phiếu trưng cầu ý kiến, kết quả là:Không có ý kiến nào cho rằng dễ chịu với tiếng ồn, 24.5% cho là bình thường, 75.5% công nhân cho rằng khó chịu với tiếng ồn. Như vậy là đại đa số công nhân khó chịu với tiếng ồn vì tiếng ồn trong sản xuất và trong sinh hoạt gây tác hại đến cơ thể con người và dẫn tới làm giảm năng suất lao động. Do ảnh hưởng của tiếng ồn sau một thời gian dài, độ nhạy của thính giác của con người sẽ giảm dần, có thể dẫn tới bị điếc hẳn. Tiếng ồn không những tác động lên cơ quan thính giác mà còn tác động lên hệ thống thần kinh cũng như các chức năng khác của cơ thể. Tiếng ồn gây ra mệt mỏi toàn thân: nhức đầu, choáng váng, ăn mất ngon, rối loạn thần kinh. Ngoài ra, nó còn gây ảnh hưởng xấu tới tim mạch, gây rối loạn nhịm tim, hệ thống thần kinh bị căng thẳng liên tục có thể gây ra bệnh cao huyết áp, giảm khả năng thính giác.
Tiếng ồn là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Nó là một dạng ô nhiễm phổ biến trong các nhà máy, khu công nghiệp, nó tác động trực tiếp đến lực lượng công nhân khi làm việc. “Tiếng ồn là âm thanh không có giá trị, không phù hợp với mong muốn của người nghe, có thể trở thành một âm thanh hay nhưng sẽ trở thành những tiếng ồn khi xảy ra không đúng lúc đúng chỗ”. Tiếng ồn trong phân xưởng phụ thuộc chủ yếu vào sự vận hành của máy móc.
Mặc dù Công ty đã có nhiều cố gắng để cải thiện ĐKLĐ như đổi mới máy móc, trang bị bảo hộ lao động: găng tay, mũ, khẩu trang, quần áo,…
để hạn chế tối đa tiếng ồn nhưng kết quả chưa nhiều. Nguyên nhân là do máy móc mặc dù đã được nâng cấp và trạng bị mới nhưng vẫn còn nhiều máy cũ và việc nâng cấp không đồng bộ.
KHO LUẬN TỐT NGHIỆP 27 ĐỖ THỊ LÀN
2.3.1.2. Bụi trong sản xuất.
Bụi là nhân tố nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sản xuất công nghiệp.
Chúng có thể thâm nhập vào cơ thể con người bằng 3 con đường: Hô hấp, da và tiêu hoá. Nó là nguyên nhân gây ra các bệnh viêm phổi, lao phổi, ung thư, ăn mòn da ... bụi còn làm viêm kết mạc mắt.
Theo kết quả bảng 2.1 ta thấy: có tới 72% người được hỏi khó chịu với bụi, một công nhân làm việc ở bộ phận cắt vải cho biết “Công việc này của tôi có lượng bụi vải lớn mà chỗ ngồi lai gần cửa sổ, khi có gió là một lượng bụi lớn bay vào".Trong số 100 người được hỏi thì chỉ có 2 người (2%) trả lời dễ chịu với bụi cũn 26% cho là bỡnh thường. Rừ ràng kết quả trên cho thấy: người công nhân đã có những cảm giác khác nhau trước những yếu tố của môi trường lao động. Nhiều người đã cảm thấy rất khó chịu với các yếu tố như: tiếng ồn, bụi.
Người lao động đã thừa nhận yếu tố tiếng ồn có ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện lao động của công nhân làm việc ở bất kì vị trí nào
Yếu tố thứ 2 có hại cho sức khoẻ công nhân là bụi 72% cho rằng khó chịu bụi vì nó có ảnh hưởng tới sức khoẻ và năng suất lao động. Bụi và tiếng ồn là tác nhân gây cản trở hô hấp, thần kinh và sẽ làm tăng các ảnh hưởng xấu đến công nhân trong Công ty trực tiếp làm việc trong môi trường đó. Trong điều kiện như vậy, người công nhân sẽ nhanh chóng mệt mỏi về mặt thần kinh, tâm lý. Nếu tác động đó kéo dài sẽ gây suy giảm sức khoẻ. Tóm lại, môi trường lao động của Công ty vẫn còn những yếu tố có hại cho sức khoẻ của công nhân như: bụi, tiếng ồn. Đó là những tác nhân dẫn tới những căn bệnh nghề nghiệp như: Viêm đường hô hấp, các bệnh liên quan tới thần kinh ... và làm tăng các ảnh hưởng xấu tới công nhân trực tiếp làm việc trong xưởng. Trong điều kiện như vậy, người công nhân sẽ nhanh chóng mệt mỏi về mặt thần kinh, rối loạn tâm lý.
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
2.3.1.3. Độ ẩm và chiếu sáng.
Việc đánh giá kết quả đo nhiệt độ và hệ thống chiếu sáng tại nơi làm việc của công nhân là quan trọng vì nó ảnh hưỏng đến năng suất lao động và trạng thái chức năng của cơ thể con người.
Độ ẩm và tình trạng chiếu sáng trong sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lao động của công nhân. Qua bảng 2.1.ta thấy có tới 98%
trong mẫu nghiên cứu cho rằng dễ chịu với tình trạng chiếu sáng trong Công ty. Điều đó chứng tỏ hệ thống chiếu sáng trong Công ty được quan tâm và đảm bảo, làm cho công nhân làm việc thoải và dễ chịu khi làm việc.
Về độ ẩm thì trong số 100 mẫu điều tra thì có 48 người (48%) trả lời dễ chịu, 18% khó chịu, 34% trả lời bình thưòng. Kết quả đó cho ta thấy độ ẩm trong Công ty cũng được đảm bảo, tuy nhiên có số ít cho rằng khó chịu vì độ ẩm thay đổi theo thời tiết nên tình trang sức khoẻ công nhân cũng thay đổi gây cảm giác khó chịu đối với họ. Nhìn chung về độ ẩm và ánh sáng được Công ty quan tâm và đảm bảo tốt, thường xuyên nâng cấp và trang bị nhằm hạn chế tối đa môi trưòng ảnh hưởng sức khoẻ công nhân, từ đó mới nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.3.1.4. Nhiệt độ và nhà xưởng
Điều kiện nhà xưởng cũng là vấn đề mà các cấp các ngành đều phải quan tâm hàng đầu. Nếu nhà xưởng đặt ở những nơi quá ẩm thấp hoặc quá cao thì gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ công nhân. Mặt khác, người công nhân thường không thích làm việc ở những nơi điều kiện nhà xưởng tồi tàn, cũ kĩ. Theo số liệu điều tra bảng hỏi ở Công ty may Chiến Thắng có 80% công nhân cho rằng điều kiện nhà xưởng bình thưòng, điều đó cho ta thấy ban lãnh đạo Công ty có sự quan tốt đến nhà xưởng làm cho công nhân yên tâm làm việc.
KHO LUẬN TỐT NGHIỆP 29 ĐỖ THỊ LÀN
Bên cạnh đó thì điều kiện nhiệt độ trong sản xuất cũng được đảm bảo, 79% công nhân trả lời nhiệt độ bình thường,11% dễ chịu,10% khó chịu (bảng 2.1). Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến khả năng lao động của công nhân. Về mùa hè, họ chịu sự tác động của ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao và nhất là những công nhân làm ở khâu cầu là. Về mùa đông, khí hậu quá lạnh nhiệt độ giảm xuống thấp cũng làm ảnh hưởng năng suất lao động.
Hoặc sự chênh lệch về nhiệt độ cũng gây ảnh hưỏng xấu đến cơ thể. Chính vì vậy, Công ty đã có sự quan tâm kịp thời đến điều kiện nhiệt độ cho công nhân, sức khoẻ họ được đảm bảo tức là năng suất lao động sẽ tăng lên, mặt khác tinh thần lao động của công nhân tăng lên.
Tóm lại, môi trưòng lao động của Công ty được đảm bảo, nhìn chung không có phản ánh gì nhiều về các yếu tố này, bên cạnh đó còn có những yếu tố có hại cho sức khoẻ công nhân cần phải khắc phục như:
bụi,tiếng ồn đó là những tác nhân dẫn tới các bệnh: Viêm đường hô hấp, các bệnh liên quan đến thần kinh…và làm ảnh hưởng xấu tới công nhân trực tiếp làm việc trong xưởng.
2.3.1.5. Rung động trong sản xuất
Ngoài những yếu tố trên, thì sự dung động trong sản xuất cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tim mạch của công nhân. Khi cường độ nhỏ và tác động ngắn sự rung động gây ảnh hưởng tốt cho cơ thể, nhưng khi sự rung động có cường độ lớn và kéo dài sẽ dẫn đến những biến chuyển khó chịu trong cơ thể làm thay đổi hoạt động của tim, rối loạn dinh dưỡng.
Người công nhân trong công ty phải thường xuyên sử dụng máy móc dây chuyền là nguyên nhân gây ra rung động. Rung động cơ khí có thể sinh ra từ sự làm việc của máy móc, của cơ cấu phát sinh ra tiếng ồn không trực tiếp bởi bề mặt cơ cấu đó cũng như bởi các bộ phận kết cấu liên quan đến chúng. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh nghề nghiệp cho người lao động, đặc biệt là những người làm việc lâu năm, cường độ lao
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
động liên tục. Quan sát trực tiếp tại nhà xưởng cho ta thấy, máy móc làm việc theo dây chuyền hầu như độ rung động không lớn lắm, mọi thao tác trong công việc cũng rất nhẹ nhàng. Vì thế, người công nhân không có cảm giác khó chịu với độ rung trong sản xuất.