1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các giá trị văn hóa đặc trưng của văn hóa Việt Nam

19 1,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 54,19 KB

Nội dung

Dưới thời nhà Lý, có rất nhiều những di sản văn hóa ra đời. Là ‘nguồn tài nguyên vô giá’ cho lĩnh vực kinh doanh du lịch của Việt Nam. Song, các doanh nghiệp, các tổ chức trong ngành đã biết tận dụng triệt để tiềm năng của ‘nguồn tài nguyên’ này? Cùng với xu hướng toàn cầu hóa thế thế giới, nhu cầu đi lại, khám phá và du lịch của con người cũng ngày càng tăng cao. Việc thu hút khách du lịch trong thời gian ngắn hòng đạt được sự tăng trưởng đáng nể là điều không khó. Tuy nhiên, phát triển Du lịch bền vững mới là điều đáng lưu tâm...

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, thời đại Lý được xem như là mốc son chói lọi, đánh dấu bước ngoặt căn bản trong tư duy, nhận thức của người Việt về lòng yêu nước và tinh thần độc lập, tự cường Triều Lý (1009 – 1225) là triều đại lớn trong lịch sử dân tộc ta Thời Lý được xem là một giai đoạn lịch sử oanh liệt nhất thời trung đại, giai đoạn mà dân tộc ta đã vươn lên mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, viết nên những trang sử chói lọi trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước Không chỉ có vậy, văn hóa thời kì nhà Lý cũng có những bước phát triển vượt bậc, có thể nói văn hóa thời Lý là giai đoạn phát triển thịnh đạt của văn hóa Đại Việt Văn hóa nhà Lý đã chủ động khôi phục lại những yếu tố văn hóa Việt cổ đồng thời cải biến tích hợp những yếu tố văn hóa ngoại sinh, tạo nên một phong cách riêng cho mình Vì thế,

nó mang tính dân tộc sâu sắc Nghiên cứu về các giá trị văn hóa đặc trưng thời kì nhà

Lý sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về văn hóa, cũng như lịch sử dân tộc, có thể liên hệ với thực tiễn Đồng thời biết cách khai thác có hiệu quả hơn các giá trị văn hóa đặc trưng của nhà Lý trong kinh doanh du lịch hiện nay, từ đó có thể thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch ở nước ta

Trang 2

CHƯƠNG 1: CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KÌ NHÀ LÝ

1.1 Khái quát tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thời kì nhà Lý

a Tình hình chính trị, xã hội

Nhà Lý hoặc Lý triều là một triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam Triều đại này bắt đầu khi Thái Tổ Thần Vũ hoàng đế Lý Công Uẩn lên ngôi vào tháng

10 âm lịch năm 1009, sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê Triều đại này trải qua 9 vị hoàng đế và chấm dứt khi Nữ hoàng đế Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi, bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216 năm Hơn 1 năm sau khi lên ngôi vua, tháng 7 âm lịch năm 1010, Lý Thái Tổ tiến hành dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại

La (Hà Nội) Ông đã ban hành Chiếu dời đô vào mùa xuân năm 1010 Quyết định dời đô ra Thăng Long của Lý Thái Tổ được xem là sự kiện trọng đại, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của vương triều Lý Trong vòng 8 thế kỷ tiếp theo, hầu hết các triều đại phong kiến kế tục nhà Lý như nhà Trần, nhà Mạc, nhà Hậu

Lê đều tiếp tục dùng Thăng Long làm kinh đô và có thời gian tồn tại tương đối lâu dài

Trong thời đại này, lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn 200 năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm.Vào năm 1054, hoàng đế Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu từ Đại

Cồ Việt thành Đại Việt mở ra kỷ nguyên Đại Việt rực rỡ trong lịch sử Việt Nam Nước Đại Việt dưới thời Lý bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay Phía Bắc biên giới gần với biên giới Việt Trung sau này, phái Tây giáp với bộ lạc Ailao, phía Nam là vương quốc Chăm pa So với những thời đại trước bộ máy quản lý nhà nước của nhà Lý đã có những bước tiến bộ và hoàn chỉnh hơn các triều đại trước đó

 Đứng đầu triều đình là hoàng đế, dưới hoàng đế có ba chức quan đứng đầu các quan lại trong triều, đó là Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo, dưới đó là chức thái úy, tiếp đó là chức Tư không, Thiếu phó, Thiếu bảo,Nội điện đô trị sự, Ngoại điện đô trị sự

 Bộ máy quan lại ở trung ương thời lý cấu trúc theo 3 cấp : trung ương, hành chính trung gian, cấp hành chính cơ sở

 Nhà Lý từ năm 1011 đổi 10 đạo thời lê thành 24 lộ , đặt thêm một số đạo và trại, châu và một số châu, trại đổi thành phủ

Về tổ chức quân đội và quốc phòng nhà Lý rất chú trọng xây dựng lực lượng quốc phòng vững mạnh.Chỉ huy quân đội thời Lý có Đô thống ,Nguyên soái, Tổng quản, Thượng tướng, Đại tướng, Đô tướng Tất cả nam đến tuổi 18 đều phải đăng lính Quân đội nhà Lý được xây dựng có hệ thống đã trở nên hùng mạnh, ngoài chính sách Ngụ binh ư nông, các Hoàng đế nhà Lý chủ trương đẩy

Trang 3

mạnh các lực lượng thủy binh, kỵ binh, bộ binh, tượng binh cùng số lượng lớn vũ khí giáo, mác, cung, nỏ, khiên và sự hỗ trợ công cụ công thành như máy bắn đá, những kỹ thuật tiên tiến nhất học hỏi từ quân sự Nhà Tống Việc trang

bị đầu tư và quy mô khiến quốc lực dồi dào, có đủ khả năng thảo phạt các bộ tộc man di ở biên giới, cũng như quốc gia kình địch phía Nam là Chiêm Thành hay cướp phá thường xuyên, bảo vệ thành công lãnh thổ và thậm chí mở rộng hơn vào năm 1069, khi Hoàng đế Lý Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành và thu về đáng kể diện tích lãnh thổ Quân đội nhà Lý còn vẻ vang hơn khi đánh bại quân đội của Vương quốc Đại Lý, Đế quốc Khmer và đặc biệt là

sự kiện danh tướng Lý Thường Kiệt dẫn quân đội đánh phá vào lãnh thổ nhà Nhà Tống vào năm 1075, dẫn đến Trận Như Nguyệt xảy ra trên đất Đại Việt và quân đội hùng mạnh của nhà Tống hoàn toàn thất bại Năm 1042, Lý thái tông ban hành bộ luật " Hình thư " Bộ luật thành văn đầu tiên của nước quân chủ Việt Nam Bộ hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó Bộ luật Hình thư ra đời, Nhà nước Trung ương tập quyền đã tương đối ổn định và được xây dựng hoàn chỉnh Bộ luật này về cơ bản bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến nhưng cũng có tác dụng ngăn chặn sự lộng hành của quan lại các cấp

b Tình hình kinh tế

Nông nghiệp

Về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp, ruộng đất trong cả nước đều thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà vua Hằng năm, nông dân phải nộp cho nhà nước một số tô thuế là 100 thăng một mẫu, ngoài ra còn phải nộp một ít tiền tùy theo số diện tích ruộng cày Nhà Lý rất chú trọng thúc đẩy nông nghiệp phát triển bằng nhiều chính sách và biện pháp khuyến nông như:

 Xuống chiếu cho những người phiêu tán về quê làm ăn

 Chiêu tập đi khai hoang lập điền trang , thực hiện chính sách " Ngụ Binh Ư Nông " trong quân đội Bộ phận quân thưởng trực chia thành năm phiên, luân phiên nhau cày cấy nhằm đảm bảo sản xuất nông nghiệp , vừa đảm bảo số quân cần thiết

 Những năm mất mùa đói kém, nhà nước giảm thuế, xá thuế, phát chẩn cho dân nghèo Nhà nước cũng thực hiện những biện pháp tích cực để bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp như: Phạt nặng những kẻ ăn trộm trâu, bò, mổ thịt trộm 1 con trâu bị phạt 80 trượng đầy làm lính chăn ngựa, vợ cũng bị phạt 80 trượng đầy làm người chăn nuôi tằm và phải đền trâu

Thủ công nghiệp

Trong cung đình, những người thợ thủ công lao động cho triều đình gọi là thợ bách tác Sản phẩm họ làm ra để phục vụ hoàng cung Theo Đại Việt Sử

ký Toàn thư, tháng 2 năm 1040, "vua Lý Thái Tông đã dạy cung nữ dệt

Trang 4

được gấm vóc Tháng ấy xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra để may áo ban cho các quan,từ ngũ phẩm trở lên thì áo bào bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên thì áo bào bằng vóc, để tỏ là vua không dùng gấm vóc của nhà Tống nữa"

Trong dân gian, nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển Ngoài ra, nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy, nghề in bảng gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải, khai thác vàng lộ thiên đều được mở rộng Có những công trình do bàn tay người thợ thủ công Đại Việt tạo dựng nên rất nổi tiếng như chuông Quy Điền, tháp Bảo Thiên (Hà Nội),…

Thương nghiệp

Cảng Vân Đồn có vị trí rất quan trọng cho hoạt động ngoại thương, nằm trên trục hàng hải từ Trung Quốc xuống các nước Đông Nam Á Ngoài ra, nơi này còn thuận lợi cho việc đỗ tàu thuyền Ngoài Vân Đồn, vùng biển Diễn châu cũng là nơi có hoạt động ngoại thương phát triển

Tại vùng biên giới, những người dân tộc thiểu số cũng qua lại buôn bán với

nhau Theo sách “Lĩnh ngoại đại đáp” của Nam Tống, người Việt thời Lý

thường sang Trung Quốc buôn bán qua hai ngả là trại Vĩnh Bình trên bộ, nằm ở biên giới với Ung Châu, và đường biển là cảng châu Khâm và Liêm Nhà Lý cũng thường cử sứ giả sang buôn bán, gọi là "đại cương" Nhà Lý

cử sứ giả sang Trung Quốc ba lần để thống nhất cân đo, tạo điều kiện cho buôn bán

Hàng hóa xuất khẩu của Đại Việt chủ yếu là thổ sản; hàng nhập khẩu bao gồm giấy, bút, tơ, vải, gấm Các thương nhân Đại Việt thường mua trầm hương của Chiêm Thành để bán lại cho thương nhân người Tống

Tiền tệ

Thương mại phát triển bước đầu, nhu cầu trao đổi hàng hóa trong nước ngày càng tăng Nhà Lý đúc tiền bằng hợp kim đồng – giống như tiền lưu hành ở vùng Đông Nam Trung Quốc khi đó Tuy nhiên, tiền do triều đình đúc ra không đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông hàng hóa nên nhiều đồng tiền nhà Tống và thậm chí thời Đường vẫn được lưu hành trong nước

Các nhà khảo cổ hiện nay phát hiện được 6 loại đồng tiền được xem là tiền

do các vua nhà Lý phát hành: Thuận Thiên đại bảo, Minh Đạo thông bảo, Càn Phù nguyên bảo, Thiên Phù nguyên bảo, Thiên Cảm thông bảo, Thiên

Tư thông bảo

1.2 Các giá trị văn hóa đặc trưng

Tôn giáo, tín ngưỡng

Thời nhà Lý đã chủ trương một chính sách khoan dung hòa hợp và chung sống hòa bình giữa các tín ngưỡng tôn giáo như tín ngưỡng dân gian, Phật, Đạo, Nho Đó chính là hiện tượng tam giáo đồng nguyên, tam giáo tịnh tồn

ở thời kỳ này Trên nền tảng đó, nhìn chung các tín ngưỡng dân gian, đạo giáo, nho giáo và đặc biệt là phật giáo đã được tôn sùng

Trang 5

Các tín ngưỡng dân gian cổ truyền như tín ngưỡng thần linh, vật linh, tục thờ Mẫu, tục sùng bái anh hùng, pha trộn với đạo giáo đã được tự do phát triển và khuyến khích Theo dã sử, đời Lý Thần Tông, có Trần Lộc dựa trên các tín ngưỡng dân gian đã lập nên đạo Nội Tràng Hình tượng Phật Mẫu Man nương( có nguồn gốc từ chùa Dâu) đã được sùng bái, thờ cúng ở rất nhiều nơi Nhà Lý đã dựng đền "Đồ đại thành hoàng", đền "Đồng cổ" (trống đồng), đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ Phùng Hưng, đền thờ Phạm Cự Lạng ở kinh thành Thăng Long; nâng lễ thờ thần Phù đổng thiên vương lên tầm quốc gia

Thời nhà Lý (thế kỉ XI – thế kỉ XIII) là giai đoạn thịnh đạt của Phật giáo ở Việt Nam, đạo Phật hầu như chiếm địa vị độc tôn trong tín ngưỡng của quần chúng nhân dân cũng như tầng lớp phong kiến thống trị Những tư tưởng và đạo lí nhà Phật: từ bi bác ái, khoan dung quảng đại… dễ dàng chinh phục được tấm lòng những người dân Đại Việt và đồng thời cũng là phương châm trị nước, trị dân của các vua nhà Lý Do đó hoạt động kiến trúc xây dựng chùa tháp Phật giáo thời này thật là “vô tiền khoáng hậu”: triều đình, nhà vua và tầng lớp quý tộc nhiệt tình, sốt sắng đứng ra đầu tư xây dựng, trong quần chúng nhân dân cũng đông đảo nhiều người hướng ứng góp công, góp của khuyến khích dựng chùa Sử sách còn ghi: năm 1031, triều đình bo tiền ra xây dựng 950 chùa, quán Riêng thái hậu Linh Nhân trước sau đã dựng đến 100 ngôi chùa Năm 1129, triều đình mở hội khánh thành

4000 ngôi bảo tháp (tháp bằng đất nung)… một số nhà vua triều Lý như Lý Thái Tông (1028-1054), Lý Thánh Tông (1054-1072), Lý Cao Tông (1176-1210) và Lý Huệ Tông (1211-1224) đã từng đi tu, theo đạo Phật Vua Lý Thánh Tông còn sáng lập ra một phái Thiền tông mới ở Việt Nam gọi là

“phái Thảo đường” Trong nhân dân, số sư sãi và tín đồ đạo Phật chiếm một

ti lệ khá đông, theo nhà sử học Lê Văn Hưu (thời Trần) thì vào đời Lý: “… nhân dân quá nửa làm sư sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa.”

Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ đầu thời Bắc thuộc dưới một phương thức giao lưu văn hóa cưỡng chế, vì vậy trong hơn 10 thế kỉ, nó vẫn chỉ là một lớp váng mỏng đọng lại trong tầng lớp ưu tú Thời Lý, nho giáo được nhà nước chấp nhận, nhưng vẫn giữ một trí khá khiêm tốn Năm 1070,Văn Miếu được xây dựng, thờ Chu Công, Khổng Tử và các vị tiên hiề, làm nơi dạy học Hoàng Thái tử Năm 1075, nhà Lý tổ chức khoa thi Thái học sinh đầu tiên, người đỗ đầu là Lê Văn Thịnh;năm 1076, mở trường Quốc Tử Giám Đến năm 1086, Triều đình lập Hàn lâm viện, nho sĩ Mạc Hiển Tích được tuyển bổ làm Hàn lâm học sĩ

Ngoài phật giáo, nho giáo thì Đạo giáo cũng được lan truyền, tuy có vai trò

ít hơn nhưng vẫn có ảnh hưởng nhất định Thời Lý các đạo sỹ luôn giữ vai trò quan trọng tron gđời sống tâm linh Họ thường được mời vào cung làm

Trang 6

các lễ tống trừ ma quỷ vào các dịp lễ tết, làm phép cầu đạo, Những đạo sỹ nổi tiếng dưới thời kỳ này như Thông Huyền đạo nhân, Giác Hải thiền sư… Dưới thời Lý đã tổ chức thi Tam giáo để kén chọn người có kiến thức rộng

cả về 3 hệ tư tưởng Phật, Nho, Đạo nhằm giúp vua trị nước

Do vậy, thời Lý phật giáo, nho giáo và đạo giáo đều đồng thời phát triển và

có mặt thâm nhập lẫn nhau trong tinh thần “ Tam giáo đồng nguyên” Sự kết hợp nhuần nhuyễn, dung hợp giữa phật giáo, nho giáo và đạo giáo đã tạo nên một nền văn minh Đại Việt rực rỡ và tinh hoa

Trang phục

 Trang phục triều đình

Năm 1029, vua Lý Thái Tông định quy chế mũ áo của các công hầu và các quan văn võ Nhưng việc quy định này còn chưa chặt chẽ kể cả về hình thức phục và cách thức sử dụng (Theo tư liệu để lại, các quan triều

Lý một thời gian vẫn đeo cái túi có hình cá bằng lụa đỏ và bằng vàng, ít nhiều còn ảnh hưởng lối trang sức của nhà Tống)

Năm 1040, nhà vua chủ trương dùng gấm vóc trong nước để may lễ phục mà không dùng gấm vóc của nhà Tống nữa Số gấm vóc của nhà Tống còn lại trong kho thì phát hết ra may áo cho các quan, từ ngũ phẩm trở lên: áo bào bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên, áo bào bằng vóc Điều này biểu thị chí tự cường, tự lập của dân tộc đã khá cao

Năm 1059, vua Lý Thánh Tông định triều phục cho các quan Vào chầu vua, các quan phải đi tất, đi hia và đội mũ phác đầu (Mũ này có 4 góc,

4 tai, sau làm 2 tai ngang, tức mũ cánh chuồn, có thể là kiểu mũ từ thời Đinh, sau thêm tai), mặc áo bào tía, cầm hốt ngà, thắt đai da Lệ đội mũ phác đầu, đi hia bắt đầu có từ thời này

Qua võ phục thời Lý, ta bắt gặp những dạng hoa văn, những hình xoắn, hình móc thường thấy trong lĩnh vực trang trí, hội họa thời đó Những biểu tượng cho thiên nhiên, cuộc sống được khắc lại trên trang phục của những nhân vật tượng trưng cho sức mạnh là một đặc điểm hài hòa rất

có ý nghĩa Các vũ nữ, tóc thường búi cao lên đỉnh đầu, trên trán có một điểm trang trí, mái tóc điểm những bông hoa, tay đeo vòng, cổ đeo những chuỗi hạt, mặc váy ngắn có nhiều nếp

Trang phục của nhạc công cũng khá độc đáo Mũ chùm kín tóc, phía trên mũ được làm cao lên và trang trí các diềm uốn lượn áo cánh trong: tay dài và chít ở cổ tay Bên ngoài là một chiếc áo, cộc tay Quanh cổ áo

có chiếc vân kiên (như chiếc yếm dài) chùm cả một phần ngực, lưng và vai Quanh bụng đeo những miếng diềm vải rộng có trang trí nhiều đường thêu đẹp Bụng chân quấn xà cạp và chân đi giày vải mũi nhọn.Thời gian này vẫn còn tục xăm mình Từ vua đến quân sĩ ai cũng xăm mình Quân cấm vệ xăm vào ngực và chân những dấu hiệu riêng

và được phép xăm hình rồng lên người

Trang 7

 Trang phục nhân dân

Thời Lý có lệnh cấm người dân mặc áo màu vàng (1182), con gái dân gian không được bắt chước kiểu búi tóc như cung nhân

Những pho tượng tròn hoặc tượng đắp nổi bằng đá của thời Lý còn lại cũng chứng minh quần áo thời đó đã được may theo quy cách, bằng nhiều loại vải tốt và mịn Ở thời Lý, đàn bà thường đeo khuyên bạc, vũ

nữ thường búi tóc cao và buộc diềm hoa trên đầu gợi lại hình ảnh trang điểm ở tượng người phụ nữ trên cán dao găm, trên chuôi kiếm ngắn từ thời Hùng Vương, hoặc các võ tướng còn đính nhiều quả nhạc trên áo giáp biểu hiện ý thức "nhớ nguồn", chứng minh tinh thần tiếp nối và phát huy truyền thống

Cùng với những hoa văn, họa tiết trang trí trên trang phục, những hoa văn, họa tiết thời Lý ở các hiện vật khác không chỉ là yếu tố trang trí nghệ thuật mà còn có nhiều ý nghĩa tượng trưng, như những hình dạng xoắn ốc đôi, chính là ký hiệu mây mưa mà ông cha ta vẫn cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, như hình tượng con rồng thời Lý là

"rồng rắn" một đồ án trang trí đẹp và độc đáo, tượng trưng cho nguồn gốc lịch sử dân tộc, vòng uốn lượn mềm mại của thân rồng tượng trưng cho nguồn nước và mây mưa, là niềm mơ ước của cư dân lúa nước Nghiên cứu trang phục và hoa văn, họa tiết thời Lý như trên, ta thấy một

ý nghĩa đặc biệt là nó đã phản ánh được mối tương quan thống nhất trong đời sống kinh tế, quân sự, văn hóa của xã hội thời đó khá rõ nét

Lễ hội

Những hoạt động văn hoá tinh thần dưới thời thịnh trị nhà Lý không chỉ làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân mà còn góp phần nâng tầm văn hoá Đại Việt trong bối cảnh cụ thể là không gian văn hoá Thăng Long Cùng tìm về với lịch sử để hiểu hơn những giá trị văn hoá tinh thần đó trong các sinh hoạt lễ hội cung đình và trò chơi dân gian triều đình nhà Lý

Sự giao lưu và tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ, Miến Điện, Chămpa… đã chắp cánh cho những giá trị văn hoá truyền thống của người Việt cổ thời Lý Điều đó tạo nên những lễ hội đặc sắc, những trò chơi dân gian thú vị trong đời sống tinh thần của vua quan và dân chúng nhà Lý Những lễ hội tiêu biểu mà chúng ta có thể kể đến đó là: lễ hội mừng sinh nhật nhà vua, lễ hội thề ở đền Đồng Cổ, hội đèn Quảng Chiếu…

Cùng với các lễ hội triều đình và những lễ hội mang tính tôn giáo, các vua nhà Lý còn tổ chức những hoạt động mang tính lễ nghi gắn với tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp lúa nước như lễ cày tịch điền, làm lễ cầu ở đàn Xã Tắc, đàn Nam Giao để cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu Năm

1038 vua Lý Thái Tông đã cho khôi phục lễ cổ; đích thân vua tự mình cày ruộng tịch điền để thiên hạ noi theo với ý nghĩa: trên để cúng tông miếu, dưới

để nuôi muôn dân Trong các lễ cày tịch điền hàng năm vua đều cày ruộng tịch điền Ngoài việc tự mình cày ruộng tịch điền, những năm hạn hán, mất mùa nhà vua còn tự mình cầu đảo ở đàn Xã Tắc để cầu mưa thuận gió hoà cho nhân dân Theo sử sách thì đàn Xã Tắc được xây năm 1048 ở ngoài cửa Trường Quảng (nay là khu vực thuộc Ô Chợ Dừa, đường Kim Liên)

Trang 8

Nhìn chung, thời Lý ngoài các lễ hội cung đình, các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng, nhiều hoạt đồng sinh hoạt văn hoá, vui chơi giải trí cũng được tổ chức rộng rãi ở trong hoàng cung và các khu vực dân chúng cư trú trong kinh thành Thăng Long như: hội La Hán, khánh thành tượng Phật, tổ chức chơi đá cầu, đua thuyền, đấu vật, chọi gà, chọi trâu, bơi trải… Ngày nay nhiều lễ hội

và trò chơi dân gian đó vẫn được truyền lưu và phổ biến trong các lễ hội không chỉ ở Hà Nội mà ở nhiều địa phương trong cả nước Đó chính là những giá trị văn hoá tinh thần quý báu mà thế hệ ngày nay cần phải giữ gìn và phát huy để không bị mai một trong một không gian văn hoá đa dạng, phức hợp như hiện nay

Các loại hình nghệ thật

Nghệ thuật Đại Việt Thời Lý phản ánh thành tựu các loại hình nghệ thuật của nước Đại Việt dưới thời nhà Lý, chủ yếu trên lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc và

âm nhạc:

 Kiến trúc: Những công trình thời kỳ này là kinh thành, cung điện, dinh thự các quan lại, lăng mộ vua chúa và đặc biệt là các chùa chiền, đền miếu

 Điêu khắc, đúc tượng: Nghệ thuật điêu khắc thời Lý là một thành tố hiện diện thường trực hiện diện ngay ở những công trình không tên trong sử sách hay bia cổ cũng được trang hoàng uy nghiêm, bài trí lộng lẫy Nghệ thuật đúc chuông-tô tượng rất phổ biến Nước Đại Việt có 4 công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng được gọi là “ An nam tứ đại khí” thì 3 trong số đó được tạo ra trong thời Lý là tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng phật Dị Lặc chùa Quỳnh Lâm

Nghệ thuật điêu khắc thời Lý được đánh giá là đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình dân tộc Việt Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu trong giới sử học, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời

Lý góp phần to lớn để sáng tạo ra giá trị của đỉnh cao văn hóa, văn minh thứ hai của người Việt phục hưng

 Âm nhạc:

Cách nay bảy thập niên nhà khảo cổ học Louis Bezacier đã phát hiện những tảng đá vuông kê chân cột ở chùa Phật Tích, mỗi cạnh dài 0,72 m, chiều cao 0,21 m, trên đó có chạm khắc cả một dàn nhạc vui tươi và sống động, gồm mười nhân vật : tám nhạc công và hai vũ nữ, chia thành hai nhóm nghệ sĩ hát múa và đánh đàn từ hai bên, hướng vào một chiếc lá bồ đề lớn tượng trưng cho Phật giáo Những tảng đá

kê chân cột quí báu này cho ta biết là ở thời Lý đã có đại nhạc của cung đình và tiểu nhạc của quần chúng với những nhạc cụ như trống

to, trống cơm, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn 7 dây, đàn tỳ bà, tiêu, sáo, ngang và phách Ngoài ra nghệ thuật chèo cũng phổ biến, được giới quý tộc ưa thích

Trang 9

CHƯƠNG II: KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA THỜI KÌ NHÀ LÝ TRONG KINH DOANH DU LỊCH

2.1 Khai thác các giá trị văn hóa

Nghệ thuật kiến trúc

Hoàng Thành Thăng Long:

Hoàng Thành Thăng Long là một tài sản vô giá, đặc biệt; nơi đây có cảnh quan đẹp, nhiều trải nghiệm sinh động cho du khách cả trong

và ngoài nước Song hành cùng lịch sử dân tộc trong suốt 10 thế kỷ qua, Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã trải qua khá nhiều thay đổi, nhưng trung tâm của Hoàng thành, đặc biệt là Tử Cấm Thành thì gần như không thay đổi Chỉ có kiến trúc bên trong là đã qua nhiều lần xây dựng, tu sửa Chính đặc điểm này giải thích tại sao trên khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, các lớp di tích kiến trúc và di vật nằm chồng lên nhau qua các thời kỳ lịch sử Các di tích đó có mối quan hệ và sự liên kết lẫn nhau, tạo thành một tổng thể liên hoàn rất phức tạp nhưng phong phú và hấp dẫn, phản ánh rõ mối quan hệ về qui hoạch đô thị và không gian kiến trúc, cũng như sự tiếp nối giữa các triều đại trong lịch sử xây dựng kinh đô Thăng Long Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa

Với vị trí trung tâm của Thủ đô, địa chỉ du lịch này rất thuận tiện cho việc kết nối các điểm di tích nổi tiếng khác như Lăng Chủ Tịch

Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Văn Miếu Quốc Tử Giám, phố cổ Hà nội,…các công ty lữ hành cũng đã xây dựng các chương trình du lịch tham quan hoàng thành phù hợp với yêu cầu của du khách Ngay từ khi mở cửa lần đầu tiên vào năm 2004 , Hoàng Thành Thăng Long đã thu hút được một lượng khách đáng kể Việc quảng bá những giá trị của khu di tích này cũng đã được triển khai hiệu quả khiến cho nhiều du khách trong và ngoài nước đều mong muốn tìm đến để tham quan khi có dịp Tuy nhiên cũng có nhiều du khách đến đây đã bày tỏ sự thất vọng bởi sự thiếu sống động của hoạt động du lịch nơi đây cũng như việc thiếu những tài liệu để có thể hiểu được giá trị của khu di tích Trên thực tế, rất nhiều du khách cho rằng, đến thăm Trung tâm Hoàng thành Thăng Long giống như đi thăm một bảo tàng, mà điều này thì cần có kiến thức sâu rộng, trong khi hầu hết khách du lịch không có

đủ thời gian để tham quan hết, càng không có đủ kiến thức sâu rộng

để “thẩm thấu” hết những giá trị “vĩ mô” này, mà thường chỉ muốn tiếp cận với những hiện vật sống động, bắt mắt Chính vì vậy, như

Trang 10

chia sẻ của một đại diện Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, trong năm 2013, khu di sản đón khoảng 120.000 lượt khách tham quan, trong đó, khách trong nước chiếm 80%, chủ yếu là người cao tuổi, sinh viên Còn khách quốc tế chỉ chiếm 20% và chủ yếu là khách Nhật Bản Những giá trị của Khu trung tâm Hoàng thành hiện nay mới chỉ nằm trên lý thuyết và chưa chuyển tải đến

du khách Những tài liệu, quảng bá hiện nay vẫn khô cứng, mang tính bác học và không ai đọc Chúng ta đang nói những thứ rất to tát

và đôi khi khách không thể nhớ hết được Do đó việc hướng dẫn giá trị di sản chỉ nên tập trung vào từng tình tiết và làm sống động những tình tiết đó

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Nhà Lý đã xây dựng Văn Miếu vào năm 1070, xây thêm Quốc Tử Giám vào năm 1076 Khu di tích này cũng rất được chú trọng bảo tồn và khai thác trong kinh doanh du lịch Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu- Quốc Tử Giám đã tổ chức nhiều hoạt động để khai thác, phát huy giá trị của di tích: đón tiếp, hướng dẫn khách tham quan; tổ chức các hoạt động văn hóa khoa học: nghiên cứu, xuất bản sách, báo, tạp chí; tổ chức triển lãm, các cuộc thi; tổ chức khuyến học, khen thưởng học sinh- sinh viên giỏi, tiên tiến, trao học hàm, học vị; học chữ Hán- Thư pháp, cho chữ, tổ chức Ngày thơ Việt Nam cùng các hoạt động văn hóa ngày Xuân; tư vấn, giúp các dòng họ Tiến sĩ tra cứu tư liệu; giao lưu văn hóa quốc tế…Chính sự độc đáo, với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, mang nhiều ý nghĩa, Văn Miếu- Quốc Tử Giám luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa Hằng năm, di tích đón trên 1,5 triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, học tập, trong đó còn có hàng trăm đoàn cấp cao của Đảng, Nhà nước, các đoàn ngoại giao…

Nét nổi bật của Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong thời gian qua, nhất

là từ sau khi trở thành di tích quốc gia đặc biệt, Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu- Quốc Tử Giám luôn quan tâm, chú trọng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, in tờ rơi, tờ gấp, giới thiệu về giá trị của di tích nói chung và 82 bia Tiến sĩ nói riêng Tổ chức các cuộc Triển lãm, cuộc thi chuyên đề tại di tích và các địa phương lân cận (Bắc Ninh, Hải Dương): Triển lãm“ Một số đồ dùng giảng dạy và học tập xưa và nay”; Triển lãm: “Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các

di tích Nho học Bắc Ninh”; Triển lãm: “Văn Miếu- Quốc Tử Giám Thăng Long và thầy giáo Chu Văn An” tại Chí Linh…

Trung tâm luôn chú trọng công tác bảo tồn, tôn tạo di tích, giáo dục, phát huy truyền thống, nâng cao hiểu biết cho người dân Việt

Ngày đăng: 13/10/2016, 11:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w