1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng học thuyết Maslow trong tạo động lực lao động cho người lao động tại công ty truyền tải điện 1

16 3,3K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 97,25 KB

Nội dung

Học thuyết Maslow là một học thuyết khá cơ bản trong số các học thuyết về tạo động lực và nó gắn với các nhu cầu của con người.. Do đó em chọn đề tài “Vận dụng học thuyết Maslow trong tạ

Trang 1

Lời mở đầu

Nguồn nhân lực là nguồn vốn hàng đầu của mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp, là công

cụ chủ yếu để doanh nghiệp giành được ưu thế cạnh tranh Người lao động vừa là tài nguyên của tổ chức, vừa là một yếu tố rất lớn cấu thành nên chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì thế, vai trò của quản lý nguồn nhân lực ngày càng được đề cao trong tổ chức Vấn đề mà các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm là làm sao với chi phí mà mình bỏ ra có thể mang lại hiệu quả trong công việc lớn nhất Vì vậy, các nhà lãnh đạo phải biết nghệ thuật sử dụng con người, biết cách làm thế nào

để có thể quản lý, điều hành người lao động một cách có hiệu quả, làm cho họ tận tâm, nhiệt tình, hăng hái với công việc Học thuyết Maslow là một học thuyết khá

cơ bản trong số các học thuyết về tạo động lực và nó gắn với các nhu cầu của con người Do đó em chọn đề tài “Vận dụng học thuyết Maslow trong tạo động lực lao động cho người lao động tại công ty truyền tải điện 1” để nghiên cứu sự vận dụng học thuyết này vào công tác tạo động lực tại công ty và đề suất một số giải pháp tạo động lực cho người lao động

Bài tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về tạo động lực lao động

Chương 2: Đánh giá thực trạng khả năng vận dụng học thuyết Maslow tại công ty truyền tải điện 1

Chương 3: Một số giải pháp nhằm tạo động lực lao động cho người lao động tại

công ty truyền tải điện 1

Do kiến thức còn hạn chế nên khó tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy để bài viết được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn hơn

Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Quang Anh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ

Trang 2

Chương 1: Tổng quan về tạo động lực lao động

1.1. Một số khái niệm liên quan

1.1.1 Động cơ

Động cơ là mục đích chủ quan của hoạt động của con người, là động lực thúc đẩy con người hành động nhằm đáp ứng các nhu cầu đặt ra

1.1.2 Động lực lao động

Động lực lao động là sự nỗ lực tự nguyện làm việc của người lao động nhằm tăng cường hiệu suất làm việc để đạt mục tiêu của mình thông qua việc đạt được mục tiêu của tổ chức

1.1.3 Tạo động lực lao động

Tạo động lực lao động là các hoạt động, chính sách, sự ứng xử của tổ chức đối với người lao động nhằm tạo ra động lực làm việc cho người lao động

1.2. Học thuyết Maslow về tạo động lực lao động

Abraham Maslow là một nhà tâm lý học người Mỹ, ông là người đáng chú ý nhất với sự đề xuất về Tháp Nhu Cầu Ông cũng được xem là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong Tâm lý học Ông là con cả trong gia đình có 7 anh chị em Bố mẹ ông là những người không có điều kiện được ăn học nhưng họ đã khuyên Maslow nên theo học ngành Luật

Vào năm 1943, Abraham Maslow đã đưa ra đưa ra quan điểm về nhu cầu của con người và nhu cầu này được sắp xếp theo các thứ bậc khác nhau Học thuyết của ông được dựa trên những con người khoẻ mạnh, sáng tạo, những người sử dụng tất cả tài năng, tiềm năng và năng lực trong công việc Vào thời điểm đó, phương pháp này khác biệt với các công trình nghiên cứu tâm lý con người khác được dựa trên

Trang 3

việc quan sát con người bị chi phối bởi các phiền muộn là chủ yếu Nhân cách của mỗi con người là tổng hợp các hành vi và việc làm của anh ta và chỉ có lao động mới giải thoát con người khỏi cái chết Đây có lẽ chính là bản chất của học thuyết

hệ thống nhu cầu do Maslow đề xướng

Đối với người lao động, động lực lao động chính là nhu cầu của còn người thiếu hụt một cái gì đó khiến con người làm việc để đạt được điều đó Maslow cho rằng con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau mà họ khao khát được thoả mãn Maslow chia các nhu cầu đó thành năm loại và sắp xếp theo thứ tự bậc như sau:

Tháp nhu cầu của Maslow: (xem thêm ở phụ lục 1)

1.3. Nội dung vận dụng học thuyết Maslow trong việc tạo động lực lao động

Theo Maslow: Về nguyên tắc, khi mỗi nhu cầu trong số các nhu cầu đó được thoả

mãn thì nhu cầu tiếp theo sẽ trở nên quan trọng nhất Sự thoả mãn nhu cầu của các

cá nhân bắt đầu từ nhu cầu thấp nhất, các nhu cầu dưới được thoả mãn thì nhu cầu trên mới xuất hiện Sự thoả mãn nhu cầu đi theo thứ tự từ thấp đến cao Mặc dù thực tế thì chẳng nhu cầu nào được thoả mãn hoàn toàn cả nhưng các nhu cầu khi

Trang 4

đã được thoả mãn cơ bản thì những tác động vào nhu cầu đó sẽ không còn tạo được động lực cho họ nữa Vì thế, theo Maslow, nhà quản lý muốn tạo động lực cho nhân viên của họ thì trước hết nhà quản lý phải hiểu được nhân viên đó đang ở đâu trong hệ thống thứ bậc nhu cầu, từ đó có định hướng vào sự thoả mãn nhu cầu đó của họ để chính sách tạo động lực đạt được kết quả cao nhất

Đối với nhu cầu sinh lý: Trả lương tốt và công bằng, cung cấp bữa ăn trưa, ăn

giữa giờ, giữa ca miễn phí; đảm bảo các phúc lợi…… nếu doanh nghiệp không đáp ứng được mức lương, sự công cằng cho NLĐ thì sẽ dẫn đến sự phản đối của công nhân, nhân viên khi đồng lương không đủ nuôi sống họ cũng thể hiện việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản cần phải được thực hiện ưu tiên

Đối với nhu cầu về an toàn: Bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi, bảo đảm công

việc được duy trì ổn định và chăm sóc sức khoẻ tốt cho nhân viên(an toàn tính mạng, thu nhập, công việc ….)

Nhu cầu xã hội: Người lao động cần được tạo điều kiện làm việc theo nhóm,

được tạo cơ hội để mở rộng giao lưu giữa các bộ phận, khuyến khích mọi người cùng tham gia ý kiến phục vụ sự phát triển doanh nghiệp hoặc tổ chức, các hoạt động vui chơi, giải trí nhân các dịp kỷ niệm hoặc các kỳ nghỉ khác

Nhu cầu tôn trọng: Người lao động cần được tôn trọng về nhân cách, phẩm chất,

tôn trọng các giá trị của con người Do đó, cần có cơ chế và chính sách khen ngợi, tôn vinh sự thành công và phổ biến kết quả thành đạt của cá nhân một cách rộng rãi Đồng thời, người lao động cũng cần được cung cấp kịp thời thông tin phản hồi,

đề bạt nhân sự vào những vị trí công việc mới có mức độ và phạm vi ảnh hưởng lớn hơn

Nhu cầu được thể hiện: Nhà quản lý cần cung cấp các cơ hội phát triển những thế

mạnh cá nhân, người lao động cần được đào tạo và phát triển, cần được khuyến khích tham gia vào quá trình cải tiến trong doanh nghiệp hoặc tổ chức và được tạo điều kiện để họ tự phát triển nghề nghiệp

Trang 5

Chương 2: Thực trạng vận dụng học thuyết Maslow trong tạo động lực lao

động cho người lao động tại công ty truyền tải điện 1

2.1 Giới thiệu về công ty truyền tải điện 1

Công ty truyền tải điện 1 là một doanh nghiệp nhà nước, là một đơn vị thành viên

của Tổng công ty điện lực Việt Nam – Bộ Công nghiệp Công ty có trụ sở tại 15 Cửa Bắc – Ba Đình – Hà Nội Sở truyền tải điện miền Bắc được thành lập ngày 1/5/1981 chính là tiền thân của công ty Và đến ngày 25/3/1995 công ty truyền tải điện 1 chính thức được thành lập theo quyết định số 182 ĐVN/HĐQL của hội đồng quản lý Tổng công ty điện lực Việt Nam Từ khi thành lập cho đến nay đã trải qua hơn 20 năm hoạt động, công ty đã dần dần trưởng thành, đạt được nhiều thành tựu

to lớn, đáp ứng được nhiệm vụ ngày càng nặng nề mà cấp trên giao cho

Là một công ty trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam, công ty truyền tải điện 1 có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần đưa dòng điện đi đến khắp mọi miền đất nước

Lĩnh vực hoạt động:

Quản lý vận hành an toàn, ổn định lưới truyền tải điện trên địa bàn 27/28 tỉnh thành miền Bắc từ đèo Ngang trở ra;

Sửa chữa, trung đại tu các công trình lưới điện;

Đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp lưới truyền tải điện;

Tư vấn đầu tư xây dựng, quản lý dự án và tư vấn giám sát thi công các công trình lưới điện;

Thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện;

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện;

Trang 6

Kinh doanh các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin.

Số lượng lao động trong công ty qua các năm biểu hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.1 Số lượng lao động tại công ty truyền tải điện 1 giai đoạn 2013 - 2015

Chỉ tiêu

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%) Tổng số

lao động

Phân theo

giới tính

(Nguồn: Phòng nhân sự)

Theo bảng 2.1 ta thấy lao động nam chiếm tỷ lệ cao so với lao động nữ lao động nam không ngừng tăng từ năm 2013(2420 người chiếm 98%) đến năm 2015 đã lên đến 3037 người (chiếm 98,6%) Lao động nữ trong công ty cũng tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với lao động nam Do đặc thù công việc nên lao động trong công ty chủ yếu là lao động nam Còn lao động nữ chủ yếu làm việc trong các văn phòng trong công ty

Quy trình sản xuất của công ty thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.1: Dây truyền sản xuất – truyền tải – phân phối điện năng

Trang 7

Nguồn: Phòng Kỹ thuật trạm

2.2 Thực trạng vận dụng học thuyết Maslow về tạo động lực tại công ty truyền tải điện 1

Học thuyết Maslow là một học thuyết tương đối dễ áp dụng trong hoạt động quản

trị và tạo động lực lao động Đã có rất nhiều công ty áp dụng học thuyết này để hiểu được nhu cầu của người lao động để từ đó có thể giúp người lao động đáp ứng được nhu cầu của bản thân họ Điều này sẽ giúp người lao động có thêm động lực làm việc góp phần tăng năng suất lao động Công ty truyền tải điện 1 đã vận dụng học thuyết Maslow trong việc tạo động lực cho người lao động trong công ty trong các hoạt động sau:

Trong hoạt động thăng tiến: Công ty đã xây dựng lộ trình phát triển cho nhân

viên, trong đó nêu rõ thời gian và các cơ hội thăng tiến trong công việc Mọi cá nhân đáp ứng đủ các yêu cầu và tiêu chuẩn đặt ra đều có cơ hội phát triển Bản lộ trình thăng tiến này đã được coi như cách làm công bằng khách quan để mọi nhân viên được phấn đấu, thể hiện năng lực phẩm chất của mình để được xem xét, bố trí vào những vị trí cao hơn hoặc phù hợp hơn Đây cũng là việc công ty nhằm tạo dựng cơ sở khoa học, công bằng và hợp lý trong việc đãi ngộ cho người lao động

Trang 8

tương xứng với đóng góp của họ cho công ty Đồng thời giúp cho nhân viên có định hướng phấn đấu rõ ràng cho bản thân mình

Bảng 2.2: số lượng nhân viên công ty được thăng tiến giai đoạn 2013 – 2015

Tiêu chí

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số năm công tác

Độ tuổi

(Nguồn: công ty truyền tải điện 1)

Qua bảng 2.2 ta thấy được số lượng người được thăng tiến tại Công ty có xu hướng tăng lên theo các năm trong giai đoạn Năm 2013 có 5 người được thăng tiến trong công việc Năm 2014 tăng lên 6 người (tăng 20% so với năm 2013) và năm

2015 tiếp tục tăng lên 8 người (tăng 33,3% so với năm 2014)

Mặc dù trong những căn cứ để thăng tiến tại công ty không có chú trọng nhiều đến yếu tố tuổi hay thâm niên công tác, tuy nhiên thực tế khi thực hiện thì đây vẫn

là những yếu tố quan trọng Điều này được thể hiện qua tỷ lệ người được thăng tiến trên 3 năm công tác luôn chiếm tỷ lệ chủ yếu (năm 2013 tỷ lệ này là 80%; năm

2014 tăng lên 83,3%, thậm chí năm 2015 tỷ lệ này lên đến 100%)

Công tác thi đua khen thưởng : Khen thưởng là hình thức ghi nhận thành tích nhằm động viên, khuyến khích người lao động tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình Đối với doanh nghiệp nói riêng, khen thưởng chính là một công cụ để nâng cao động lực làm việc; thu hút và giữ chân những nhân viên giỏi Việc bình xét khen thưởng vào thời điểm thích hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho người lao động Để đánh giá công tác thi đua khen thưởng tại công ty, phòng tổ chức lao động đã tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của người lao động, kết quả như sau:

Trang 9

Bảng 2.3 Kết quả công tác thi đua khen thưởng từ 2013 đến 2015

Đơn vị: người

ST

T

Danh hiệu thi đua Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

3 Chiến sĩ thi đua Bộ công

nghiệp

4 Bằng khen tập đoàn điện lực

Vệt Nam

(Nguồn: Phòng TCLĐ cung cấp)

Trong năm, công ty có nhiều đợt phát động thi đua để động viên, khuyến khích các đơn vị hoàn thành một số chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật mà Tổng công ty giao cho như: Thi đua hoàn thành chỉ tiêu tổn thất, thi đua hoàn thành chỉ tiêu giá bán và sản lượng điện thương phẩm, thi đua không để xảy ra tai nạn, thi đua giai đoạn nước rút (trong quý IV hàng năm) Hiện nay hình thức khen thưởng công ty đang áp dụng chủ yếu là thưởng tiền cho các tổ chức và người lao động Thưởng cho các đơn vị,

tổ chức cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - kỹ thuật công ty giao Thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng đối với những người lao động có những phát minh, sáng kiến nhằm cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty Ví dụ như với danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở phải là những người lao động tiến tiến và có sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc sáng kiến hợp lý hóa sản xuất thì mức thưởng chỉ là 500.000 đồng, lao động tiên tiến chỉ thưởng mức 200.000 đ

Ngoài ra công ty còn vận dụng học thuyết Maslow trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và đạt được nhiều kết quả Giai đoạn 2013-2015 công ty đã hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo cung ứng đủ điều khiện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước với đời sống của nhân dân với chất lượng ngày càng cao, hệ thống điện đã có dự phòng Gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, công tác đào tạp phát triển nguồn nhân lực đã đạt được mục tiêu

Trang 10

đề ra, bám sát định hướng xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Số lao động được đào tạo nâng cao trình độ hàng năm của công ty là khá cao, cụ thể:

Bảng 2.4 : Tổng hợp lao động được đào tạo 2013-2015

Lao động được đào tạo

lại

Số lao động được đào

tạo mới

Số lao động được bồi

dưỡng, tập huấn

Tổng kinh phí cho đào

tạo

Nguồn báo cáo thi đua; phòng tổ chức cán bộ - đào tạo; năm 2015

Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy được tỷ lệ lao động được đào tạo mới, đào tạo lại của công ty được nâng lên rõ rệt Sau mỗi khóa đào tạo chất lượng, trình độ người lao động được nâng lên Điều này đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của công ty trong thời gian qua Đây là động lực để người lao động gắn bó với công

ty và sẵn sàng đón nhận những thử thách nghề nghiệp mới

2.3 Đánh giá

2.3.1 Ưu điểm

Việc vận dụng học thuyết Maslow để tạo động lực lao động trong công ty khá

thành công và đạt được nhiều kết quả cao vượt ngoài sự mong đợi

Có thể nói sau một thời gian dài tồn tại và phát triển, công ty đã hình thành nên

những nét văn hóa tốt đẹp, truyền thống của riêng mình Với môi truờng văn hóa thân thiện, tốt đẹp, nó đã có tác động rất lớn đến đời sống tinh thần của toàn bộ công nhân viên trong công ty, tạo ra sự hài hòa trong nội bộ doanh nghiệp Điều đó

có thể khiến người lao động có những hiểu biết về công ty, từ đó làm tăng động lực làm việc

Trang 11

Công ty đã căn cứ vào năng lực của người lao động trong quá trình rèn luyện, làm

việc tại công ty và trên cơ sở yêu cầu của công việc rồi từ đó đã chủ động vạch ra các hướng phát triển nghề nghiệp cho họ Điều đó đã kích thích người lao động hăng hái làm việc, yên tâm công tác vì họ nhận thấy được tương lai, khả năng thăng tiến của mình tại công ty

Các hoạt động thi đua khen thưởng và thăng tiến được công ty trú trọng và đặc biệt quan tâm Điều này đã giúp người lao động an tâm làm việc và tạo cảm giác an toàn cho họ khi làm việc trong công ty làm cho năng suất lao động tăng lên và người lao động sẽ gắn bó lâu dài với công ty

Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi đồng thời xây dựng bầu không khí làm việc cởi

mở, thân thiện, hòa đồng trong tập thể lao động Từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả làm việc, đảm bảo an toàn giúp người lao động, tạo tâm lý thoải mái, yên tâm cho người lao động cống hiến hết mình cho công việc

2.3.2 Nhược điểm

Mức khen thưởng thấp, không có tác dụng kích thích nhiều Nguyên nhân là do quy chế khen thưởng của Công ty đã được xây dựng theo quy chế khen thưởng của Tổng Công ty và nguồn quỹ phúc lợi của Công ty không lớn nên mức khen thưởng

là chưa được cao

Những danh hiệu thi đua, khen thưởng mà người lao động nhận được không mang lại lợi ích thực sự cho người lao động

Hình thức đào tạo tại công ty mới chỉ dừng lại ở hình thức đào tạo trên giấy tờ mà

ít được đi cọ sát thực tế ở trong nước cũng như nước ngoài Công ty cũng triển khai chương trình đào tạo sau đại học tại công ty, tuy nhiên chất lượng đào tạo chưa tốt vẫn mang tính hình thức, nặng về bằng cấp Nhân viên tuy được đào tạo tại cơ bản những nhiều kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm vẫn còn hạn chế dẫn đến năng suất lao động ở một số bộ phận vẫn còn thấp

Ngày đăng: 30/11/2016, 13:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w