1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Học thuyết hình thái kinh tế xã hội và sự vận dụng học thuyết này trong công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam

48 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 90,39 KB

Nội dung

Trái ngược với các nhà triết học duy tâm, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác Lê Nin khi xem xét đời sống xã hội đã không tiếp cận vấn đề từ phương diện phi kinh tế như đạo đức, chính trị, tôn giáo. Bằng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các ông tiếp cận đời sống xã hội loài người từ những cơ sở hiện thực, những thực tế hiển nhiên đang diễn ra một cách khách quan không phụ thuộc vào sự suy diễn tự biện của con người ta. Cụ thể các ông xem xét tới tính thống nhất giữa các cặp phạm trù khác nhau

Trang 1

MỤC LỤC

I CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KHÁC NHAU VỀ XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN

CỦA LỊCH SỬ NHÂN LOẠI 2

1 Phương pháp tiếp cận trước Mác 2

1.1 Phương pháp tiếp cận của triết học duy tâm tôn giáo 2

1.2 Phương pháp tiếp cận của lý thuyết về sự tiến triển của các nền văn minh 3

2 Phương pháp tiếp cận của triết học Mác - Lênin 3

3 Tính cách mạng, khoa học về phương pháp tiếp cận của triết học Mác - Lênin 5

II HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI 7

1 Khái niệm xã hội và khái quát quá trình phát triển của xã hội 7

2 Kết cấu học thuyết 8

2.1 Sản xuất vật chất 8

2.2 Đặc trưng về xã hội:Kiến trúc thượng tầng 13

2.3 Quan hệ biện chứng giữa kinh tế- xã hội 14

3 Tính lịch sử tự nhiên của hình thái kinh tế - xã hội 17

4 Ý nghĩa của học thuyết: 18

III Ý NGHĨA CỦA HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 20

1 Đối với việc lựa chọn con đường phát triển của xã hội Việt Nam 20

2 Quá trình vận dụng học thuyết này trong xây dựng CNXH ở Việt Nam: 22

2.1 Giai đoạn từ 1975 đến 1986 22

2.2 Giai đoạn từ năm 1986 đến nay 28

3 Đối với việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở VN 32

Trang 2

I CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KHÁC NHAU VỀ XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ NHÂN LOẠI

1 Phương pháp tiếp cận trước Mác

1.1 Phương pháp tiếp cận của triết học duy tâm tôn giáo

Các nhà triết học duy tâm, tôn giáo thường tuyệt đối hóa yếu tố tinh thần nên khi

đề cập tới xã hội, họ tiếp cận vấn đề từ các khía cạnh khác nhau

a Khía cạnh đạo đức: Khổng tử và Nho giáo cho rằng vạn vật trong thế giới cũng

như đời sống xã hội của con người đều bắt nguồn từ thiên mệnh, do thiên mệnhchi phối “ Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên” (Tính chuyện trong bụng ngườicòn chuyện thành công hay không là do ông trời quyết định.) Để có một xã hội

lý tưởng thì phải xây dựng được người quân tử - mẫu người lý tưởng hiểu trời,

sợ trời và làm theo ý trời, thông qua sự nghiệp giáo dục đạo đức

b Khía cạnh tinh thần: Ph.Heghen coi xã hội là kết quả của sự sáng tạo ý niệm

tuyệt đối, sự phát triển của xã hội bị chi phối bởi ý niệm tuyệt đối, là biểu hiệncủa sự phát triển ý niệm tuyệt đối

Ý niệm tuyệt đối là điểm khởi đầu của tồn tại, tự tha hóa thành thế giới tự nhiên

và trở về với bản thân nó trong tồn tại tinh thần “Tinh thần, tư tưởng ý niệm làcái có trước, còn thế giới hiện thực chỉ là một bản sao chép của ý niệm Thể hiện

sự thần bí và có trước tự nhiên và con người “Ý niệm tuyệt đối” phát triển theo 3cấp (tam đoạn thức):

+ Cấp logic: chưa có thế giới “ý niệm tuyệt đối chỉ hoạt động tư duy với tínhchất một hệ thống logic gồm khái niệm và phạm trù,

+ Cấp triết học tự nhiên:” ý niệm tuyệt đối chuyển hóa thành tự nhiên

+ Cấp triết học tinh thần “ ý niệm tuyệt đối phủ định tự nhiên, trở về bản tiếp tục biến hóa nhưng chỉ trong tư duy con người Cấp này bao gồm cả ý thức

thân-cá nhân và ý thức xã hội, nó đạt đến nhận thức cao nhất qua tôn giáo, nghệ thuật,triết học => ý niệm tuyệt đối phát triển lên thì sinh ra tự nhiên, xã hội, conngười

Trang 3

c Khía cạnh tôn giáo:

Theo L.Phoiobac, bản chất con người chỉ bộc lộ ở bản tính tự nhiên-sinh học,hơn nữa đó là một bản tính bất biến, trừu tượng Mặt khác, khi nhấn mạnh tớibản tính tình yêu thương con người như là bản chất bẩm sinh và sự phê phán tôngiáo đương thời, Phoiobac cho rằng lịch sử loài người là lịch sử tôn giáo Với sựbất lực trong việc giải quyết những vấn đề bất công trong xã hội, ông cho rằng

đã đến lúc xây dựng tôn giáo mới giải quyết được sự đối lập giai cấp và sự bấtcông, bất bình đẳng trong xã hội=> ảo tưởng, phiến diện

Nhận xét: Sự giải thích này chỉ mang tính thần bí, trừu tượng, không nhận thứcđược vai trò của kinh tế, sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xãhội Quá trình phát triển của xã hội đối với các nhà triết học duy tâm không phải

là quá trình khách quan, tự thân, bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quannằm trong xã hội mà đó chỉ là quá trình vận động bị quy chụp từ yếu tố nào đó

1.2 Phương pháp tiếp cận của lý thuyết về sự tiến triển của các nền văn minh.

Cách tiếp cận này phân chia lịch sử phát triển nhân loại thành văn minh nôngnghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp Thuyết này cho rằng trong

sự phát triển nhân loại , các quốc gia dân tộc khác nhau tùy thuộc vào việc nó nằm nềnvăn minh nào ?

Thực chất đây là sự phân chia xã hội dựa vào trình độ chinh phục tự nhiên, từphương diện kinh tế- kỹ thuật, dựa vào trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ Sựphát triển của một xã hội không chỉ phụ thuộc vào phương diện kinh tế- xã hội, thậmchí còn chịu sự chi phối bởi các phương diện phi kinh tế khác như văn hóa, xã hội,thậm chí chính trị Do đó, với tính phiến diện của học thuyết, cách tiếp cận xã hội từphương diện kỹ thuật, phương diện nền văn minh không thể thay thế được học thuyếthình thái kinh tế xã hội, vì nó không vạch ra mối quan hệ giữa các mặt trong đời sống

xã hội và các quy luật vận động, phát triển của xã hội từ thấp đến cao

2 Phương pháp tiếp cận của triết học Mác - Lênin

Trái ngược với các nhà triết học duy tâm, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác LêNin khi xem xét đời sống xã hội đã không tiếp cận vấn đề từ phương diện phi kinh tế

Trang 4

như đạo đức, chính trị, tôn giáo Bằng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử, các ông tiếp cận đời sống xã hội loài người từ những cơ sở hiện thực, những thực tếhiển nhiên đang diễn ra một cách khách quan không phụ thuộc vào sự suy diễn tư biệncủa con người ta Cụ thể các ông xem xét tới tín thống nhất giữa các cặp phạm trù khácnhau

Một là: Xã hội và cá nhân trong xã hội cùng với những nhu cầu và hoạt

động cơ bản của họ:Xã hội là một tổ chức sống được tạo nên từ sự tồn tại và sự liên

kết giữa các cá nhân nhất định Nói tới xã hội là nói tới xã hội của con người, xã hộiđược tạo thành từ con người thực tế Chính sự thừa nhận những con người hiện thựccủa Mác đòi hỏi phải xem xét trước hết đến những nhu cầu, lợi ích cơ bản của sự tồn tạingười và cùng với điều đó là sự xem xét những hoạt động cơ bản nhằm đáp ứng nhucầu và lợi ích đó Sự suy luận logic đó cho phép Các Mác đi tới quan điểm của mình vềsản xuất vật chất và vai trò của sản xuất vật chất đối với mọi lĩnh vực khác của xã hộinói chung “ Con người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”,nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo vàmột vài thức khác nữa Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra nhửng tưliệu để thỏa mãn nhu cầu đó, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất”

Như vậy, việc thừa nhận sự tồn tại hiện thực của con người gắn liền với sự tồn tại, pháttriển của xã hội và gắn liền trước hết đến sản xuất vật chất đòi hỏi khi nghiên cứu đờisống xã hội trước hết phải nghiên cứu đời sống vật chất, đánh giá vai trò của lĩnh vựcnày đối với các lĩnh vực khác và toàn thể xã hội

Hai là: Sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội trong hoạt động sản xuất vật

chất của con người:Trong quá trình hiện thực hoạt động sản xuất vật chất để thỏa mãn

nhu cầu tồn tại của mình, con người buộc phải quan hệ với nhau và quan hệ với tựnhiên Con người cần quan hệ với nhau trước hết trong hoạt động sản xuất vật chất là vìmột cá nhân không thể thực hiện được hành vi sản xuất, không thể sử dụng hiệu quả tưliệu sản xuất, kinh nghiệm sản xuất… Mặt khác, con người cũng phải thực hiện quan hệvới tự nhiên trước hết là trong hoạt động sản xuất vật chất Bởi lẽ con người cần có

Trang 5

nguyên vật liệu, cần nhiên liệu để lao động và cần điều kiện tự nhiên thuận lợi để thựchiện quá trình lao động.

Như vậy, chính sự tồn tại của con người với với các hoạt động của mình mà trước hết làhoạt động sản xuất vật chất đã tạo nên mối quan hệ thống nhất chặt chẽ giữa tự nhiên và

xã hội

Ba là: sự thống nhất giữa hoạt động sản xuất vật chất với các hoạt động sản

xuất khác của con người trong hệ thống nhu cầu, lợi ích của họ Để tồn tại và phát

triển, con người không chỉ hoạt động sản xuất vật chất mà còn tiến hành các hoạt độngkhác như hoạt động chính trị, tinh thần Các hoạt động này luôn thống nhất trong một

hệ thống nhu cầu lợi ích đa đạng của con người: nhu cầu vật chất, chính trị, văn hóa,tinh thần…vì thế việc nghiên cứu xã hội cần xem xét cả mối quan hệ giữa các hoạtđộng của con người, tương ứng là sự nghiên cứu mối quan hệ giữa các lĩnh vực của đờisống xã hội trên cơ sở vai trò nền tảng của lĩnh vực kinh tế

Bốn là: Sự thống nhất giữa cái khách quan và cái chủ quan trong hoạt động

sản xuất vật chất và trong mọi hoạt động của con người:

Các chủ quan: Mọi hành vi của con người đều xuất phát từ những lợi ích, nhucầu cụ thể

Cái khách quan: Xã hội gồm nhiều cá nhân chủ quan mâu thuẫn, đối lập sẽ dậnđến việc phá vợ tính thống nhất, tính bền vững của xã hội

Sở dĩ như vậy vì hoạt động sản xuất vật chất nói riêng và mọi hoạt động nóichung của mỗi cá nhân, nhóm người không chỉ xuất phát từ nhu cầu lợi ích chủ quancủa mình mà họ buộc phải tính tới những yếu tố khác nhu những yêu cầu kháchquan bắt buộc để hành vi của họ đạt kết quả mong muốn Do đó trong mỗi hoạtđộng của cá nhân đều chứa đựng tính khách quan và chủ quan

3 Tính cách mạng, khoa học về phương pháp tiếp cận của triết học Mác - Lênin

Xuất phát từ con người hiện thực, từ xã hội hiện thực ( con người sản xuất, xãhội sản xuất vật chất) Bàn về xã hội, Mác bắt đầu bằng việc bàn về hoạt động cơ bản ,đầu tiên, của sự tồn tại con người, đó là hoạt động sàn xuất vật chất Sau khi bàn về sảnxuất vật chất, CMac bàn về quan hệ giữa sản xuất vật chất với các hoạt động khác, về

Trang 6

quan hệ giữa kinh tế với các lĩnh vực khác Sauk hi nghiên cứu mối quan hệ giữa lĩnhvực trong xã hội cũng như đánh giá vị trí, vai trò của từng lĩnh vực, Mác đi tìm câu trảlời cho câu hỏi liên quan tới sự phát triền xã hội: Nhân tố nào, quy luật nào chi phối sựphát triển của xã hội Từ đó, ông sắp xếp tất cả những phát hiện của mình vào thànhmột hệ thống lý thuyết: hình thái kinh tế xã hội.

Lịch sử xã hội do con người làm ra, con người tạo ra các quan hệ xã hội củamình và đó là xã hội Nhưng sự vận động của xã hội lại tuân theo quy luật khách quan,không phụ thuộc vào ý muốn của con người mà nguồn gốc sâu xa của sự thay thế nhaugiữa các hình thái kinh tế-xã hội nằm ở chỗ:

- Sự phát triển của lực lượng sản xuất, gây nên sự thay đổi của quan hệ sảnxuất

- Và rồi đến lượt mình, sự thay đổi của quan hệ sản xuất (với tư cách là cơ sở

hạ tầng) sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi

Do vậy, từ những yếu tố cấu trúc của mỗi một hình thái kinh tế xã hội thay đổidẫn đến hình thái kinh tế-xã hội này được thay thế bằng hình thái kinh tế-xã hội kháccao hơn, tiến bộ hơn

Trang 7

II HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI

1 Khái niệm xã hội và khái quát quá trình phát triển của xã hội

a Khái niệm xã hội và khái quát quá trình phát triển của xã hội:

Xã hội là biểu hiện tổng thể các mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân, là

sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người

Khái quát quá trình hình thành và phát triển của con người:

- Quá trình hình thành và phát triển của xã hội gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của con người: chính sự hình thành con người gắn liền với sự

hình thành các quan hệ giữa người với người, cùng với quá trình chuyển biến từ độngvật thành con người, chuyển biến từ đời sống bầy đàn hành động theo bản năng thànhđời sống cộng đồng mang tính xã hội, hành động có ý thức tức đó chính là xã hội loàingười Vì vậy Chính những con người hiện thực với cuộc sống hiện thực cụ thể của họmới tạo ra 1 xã hội hiện thực

- Quá trình phát triển của xã hội cũng không tách rời với môi trường tự nhiên: Chính sự phát triển của tự nhiên là cơ sở đề hình thành con người trên trái đất từ

đó hình thành nên xã hội chính vì vậy giữa tự nhiên và xã hội luôn có một mối quan hệhết sức khăng khít:

+ Tự nhiên vừa là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội và cũng vừa là môi trườngtồn tại và phát triển của xã hội

+ Triết học Mác nghiên cứu xã hội là nghiên cứu một xã hội hiện thực với nhữngcon người hiện thực với những nhu cầu lợi ích cơ bản cho sự tồn tại người vànhững hoạt động cơ bản đề đáp ứng nhựng nhu cầu đó chính là sản xuất vật chất.Sản xuất vật chất là quá trình con người tác động vào tự nhiên nhắm tạo ra củacải vật chất đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người vì vậy xã hội luôn gắn

bó với tự nhiên qua quá trình sản xuất vật chất trước hết là quá trình lao động.+ Chính vì vậy để giữ được môi trường tồn tại và phát triển của mình con ngườicần phải nắm chắc các quy luật tự nhiên, hoạt động sản xuất vật chất phải dựa

Trang 8

trên cơ sở tôn trọng các quy luật tự nhiên, điều tiết hợp lý việc bảo quản khaithác sử dụng và tái tạo các nguồn vật chất của tự nhiên

- Với tư cách bộ phận đặc thù của tự nhiên, xã hội vừa phải tuân theo những quy luật của tự nhiên vừa phải tuân theo những quy luật của xã hội:

+ Quy luật xã hội mang tính khách quan: được thể hiện ở chỗ tuy các quy luật xãhội được biểu hiện thông qua các hoạt động của con người tuy nhiên nó khôngphụ thuộc vào ý thức ý chí của bất kỳ 1 cá nhân hay một lực lượng nào

+ Quy luật xã hội cũng mang tính tất yếu và tính phổ biến

+ Quy luật xã hội thường biểu hiện ra như những xu hướng mang tính xu hướng+ Quy luật xã hội tồn tại và tác động trong những điều kiện nhất định: trong xã hội

có sự đối kháng giai cấp nảy sinh ra các cuộc đấu tranh giai cấp, tuy nhiên quyluật đấu tranh giai cấp đó sẽ chấm dứt hoạt động khi xã hội chấm dứt sự phânchia giai cấp

+ Quy luật xã hội chỉ được nhận thức bằng phương pháp khái quát hóa và trừutượng hóa:

2 Kết cấu học thuyết

2.1 Sản xuất vật chất

a Sản xuất vật chất là nền tảng của sự vận động, phát triển xã hội:

Khái niệm và vai trò của sản xuất vật chất:

- Khái niệm: Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao dộng

tác động vào tự nhiên cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cảivật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát riển của con người

+ Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người bao gồm:sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người trong đósản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội

Trang 9

- Vai trò:

+ Sản xuất vật chất quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và xã hộiloài người: trong quá trình tồn tại và phát triển con người không bao giờ thỏamãn với những cái đã có sẵn mà nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú đểthỏa mãn nhu cầu ngày càng cao Con người luôn luôn cải tiến, phát triển cácphương thức sản xuất vật chất nhằm tạo ra các tư liệu sinh hoạt thỏa mãn nhucầu của chính con người

+ Sản xuất vật chất là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mốiquan hệ xã hội của con người: trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất cho

sự tồn tại và phát triển của mình, con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ cácmặt của đời sống xã hội như: nhà nước, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật nhằmthỏa mãn nhiều laoị nhu cầu lợi ích đa dạng của con người

+ Sản xuất vật chất là cơ sở của sự hình thành biến đồi và phát riển của xã hộiloài người: trong qúa trình sản xuất vật chất con người không những làm biếnđổi tự nhiên, biến đổi xã hội mà còn làm biến đồi bản thân mình Như vậy sựvận động, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội suy đến cùng có nguyên nhân

từ tình trạng phát triển của nền sản xuất xã hội

- Phương thức sản xuất là cách thức mà con người dùng để làm ra của cải vật chất

cho mình trong một giai đoạn lịch sử nhất định, theo cách đó con người có những quan

hệ nhất định với tự nhiên và có những quan hệ nhất định với nhau trong sản xuất vậtchất

+ Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một phương thức sản xuất đặc trưng nhất định

và theo đó có một phương thức sinh hoạt xã hội nhất định Các phương thứcsản xuất trong lịch sử được thay thế lẫn nhau một cách tất yếu khách quan bằngcác cuộc cách mạng xã hội Khi phương thức sản xuất mới ra đời, thì toàn bộkết cấu kinh tế, kết cấu giai cấp, xã hội, các quan điểm tư tưởng chính trị, pháp

Trang 10

luật, đạo đức cùng các thiết chế tương ứng của nó như nhà nước, đảng phái, v.vcũng thay đổi.

+ Phương thức sản xuất là sự thống nhất hữu cơ của hai mặt: Lực lượng sản xuất

+ Mỗi hình thái kinh tế khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau Sự phát triểncủa lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế nhaugiữa các hình thái

hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất đóng vai trò quyết định vì nó quyết địnhbản chất của quan hệ sản xuất

Trang 11

 Quan hệ trong tổ chức quản lý và phân công lao động: nói lên sự trao đổigiữa các tập đoàn xã hội với nhau Nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quátrình sản xuất

 Quan hệ phân phối sản phẩm lao động : Là cách thức phân phối kết quả sảnxuất, kích thích trực tiếp đến lợi ích của con người

Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:

- Lực lượng sản xuất là nội dung vật chất – kỹ thuật còn quan hệ sản xuất là hình

thức kinh tế - xã hội Đây là 2 mặt của phương thức sản xuất, tồn tại và tác động qua lạilẫn nhau

+ Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự tồn tại và thay đổiquan hệ sản xuất: tương ứng với một trình độ và tính chất nhất định của lựclượng sản xuất đòi hỏi phải có quan hệ quan hệ sản xuất phù hợp quan hệ sảnxuất là yếu tố khá ổn định, thay đổi chậm Lực lượng sản xuất là yếu tố động,luôn thay đổi nên sựu phát triển của lực lượng sản xuất đến một lúc nào đó làmcho quan hệ sản xuất không còn phù hợp nữa Khi đó, quan hệ sản xuất kìmhãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Yêu cầu khách quan của lực lượngsản xuất tất yếu dẫn đến việc thay đổi quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sảnxuất mới, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và thúc đẩy lựclượng sản xuất tiếp tục phát triển

+ Quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển củalực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, tác độngđến thái độ của con người, tổ chức và đến phát triển, ứng dụng khoa học –công nghệ…qua đó tác dộng đén lực lượng sản xuất

- Ý nghĩa của phương pháp luận: quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ

phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất Việc nắm vững quy luật nàygiúp ta hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về nguồn gốc sự vận động, phát triển của xã hội,

từ đó giúp con người có thể tác động tích cực vào quá trình phát triển này

Trang 12

+ Quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ

+ Quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai

Ví dụ các nước tư bản chủ nghĩa thì quan hệ sản xuất thống trị là quan hệ sản

xuất tư bản chủ nghĩa gồm có các doanh nghiệp kinh tế tư bản Bên cạnh đó, quan hệsản xuất tàn dư của xã hội cũ như quan hệ sản xuất phong kiến và quan hệ sản xuất nô

lệ vẫn còn tồn tại do quan hệ sản xuất thống trị chưa thể xóa bỏ hoàn toàn Ngoài ra,trong xã hội cũng nảy sinh các quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai như làcác tổ chức kinh tế, doanh nghiệp kinh tế mà do những người lao động hợp tác, đầu tư

Ví dụ trong xã hội có đối kháng giai cấp thì cơ sở hạ tầng cũng có tính chất đối

kháng giai cấp và xung đột giai cấp vì trong cơ sở hạ tầng có các quan hệ sản xuất màcác quan hệ sản xuất này lại quyết định địa vị của các giai tầng và lực lượng tham gia

Trang 13

vào quá trình sản xuất, giai cấp nào làm chủ sỡ hữu tư liệu sản xuất thì giai cấp đó làmchủ mọi mặt đời sống tinh thần xã hội và chia xã hội thành các giai cấp như làm chủ vàlàm thuê, thống trị và bị trị từ đó tạo ra mâu thuẫn giai cấp, xung đột xã hội.

Như vậy, xét trong nội bộ phương thức sản xuất thì quan hệ sản xuất là hình thứcphát triển của lực lượng sản xuất nhưng xét trong tổng thể quan hệ xã hội thì các quan

hệ sản xuất “hợp thành” cơ sở kinh tế của xã hội, là cơ sở hiện thực tạo nên kiến trúcthượng tầng tương ứng

2.2 Đặc trưng về xã hội:Kiến trúc thượng tầng

- Khái niệm:

Là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo,nghệ thuật… cùng với các thiết chế xã hội tương ứng như các đảng phái, nhà nước,đoàn thể, giáo hội … được hình thành và phát triển trên cơ sở hạ tầng nhất định

- Kết cấu:

Kiến trúc thượng tầng có kết cấu rất phức tạp, bao gồm:

+ Các hình thái ý thức xã hội (hình thái ý thức chính trị, pháp quyền, tôn giáo…)+ Các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng (nhà nước, chính đảng, giáo hội…)Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có qui luật hình thành vàphát triển riêng nhưng chúng tồn tại không tách rời nhau mà liên hệ tác động qua lại lẫnnhau và đều hình thành trên cơ sở hạ tầng

Ví dụ Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra đường lối chính trị, làm công tác tư

tưởng, công tác tổ chức, lãnh đạo nhà nước, các đoàn thể và lãnh đạo giáo hội… Nhưvậy, tồn tại mối liên hệ giữa Đảng phái, chính trị, nhà nước, đoàn thể, giáo hội,…

Ví dụ: Nhà nước ban hành pháp luật và bảo đảm hiệu lực của pháp luật Nhà

nước quản lý xã hội bằng luật pháp, sức mạnh của nhà nước thể hiện thông qua sứcmạnh của pháp luật Ngược lại, luật pháp do nhà nước đặt ra, luật pháp không đứng

Trang 14

tách rời với nhà nước Khi nói về luật pháp là nói về luật pháp của thể chế nhà nướcnhất định nào đó Một nền pháp luật thực thi khi được bảo đảm bằng nhà nước

Ngoài ra, mỗi yếu tố khác nhau có quan hệ khác nhau đối với cơ sở hạ tầng baogồm quan hệ trực tiếp như chính trị và pháp luật và quan hệ gián tiếp như triết học, tôngiáo, nghệ thuật

Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp trong đó nhànước có vai trò đặc biệt quan trọng, là một tổ chức đặc biệt, là công cụ của giai cấpthống trị Thông qua nhà nước, giai cấp thống trị đặt ra những qui tắc đạo đức và áp đặtvào xã hội, buộc mọi người trong xã hội thực hiện

2.3 Quan hệ biện chứng giữa kinh tế- xã hội

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện của đời sống xã hộiđại diện cho phương diện kinh tế và phương diện chính trị - xã hội Chính vì vậy,chúng có quan hệ biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau trong đó cơ sở hạ tầng giữ vaitrò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng, còn kiến trúc thượng tầng thì có tính độclập tương đối tác động trở lại cơ sở hạ tầng

a Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng

Cơ sở hạ tầng nào thì sinh ra kiến trúc thượng ấy Do đó, cơ sở hạ tầng và kiếntrúc thượng tầng mang tính lịch sử cụ thể và cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định kiếntrúc thượng tầng về tính chất (đối kháng hay không đối kháng), nội dung (nghèo nànhay đa dạng) và kết cấu (gọn nhẹ hay phức tạp) Cụ thể, trong xã hội có giai cấp, giaicấp nào thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sốngtinh thần xã hội

Ngoài ra, những biến đổi căn bàn trong cơ sở hạ tầng cũng dẫn tới sự biến đổitrong kiến trúc thượng tầng C Mác viết: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiếntrúc trúc thường tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng” Ví dụ khi cách mạng

xã hội đưa đến sự thủ tiêu cơ sở hạ tầng cũ thì sự thống trị cũ cũng bị xóa bỏ và thay thế

Trang 15

bằng sự thống trị của giai cấp mới, từ đó, chính trị, bộ máy nhà nước cũng như ý thức

xã hội cũng biến đổi theo

Bên cạnh việc thể hiện tính quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúcthượng tầng thông qua sự thay đổi hình thức các hình thái kinh tế - xã hội, mà nó cònthể hiện ngay trong bản thân mỗi hình thái đó Những biến đổi của cơ sở hạ tầng vàkiến trúc thượng tầng suy cho cùng là do sự phát triển của lực lượng sản xuất nhưng lựclượng sàn xuất không trực tiếp làm biến đổi kiến trúc thượng tầng mà trước hết sự pháttriển của lực lượng sản xuất làm thay đổi quan hệ sàn xuất tức làm thay đổi cơ sở hạtầng, thông qua đó cũng làm thay đổi kiến trúc thượng tầng

Trong sự thay đổi của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, không phải khi cơ

sở hạ tầng mới xuất hiện thì kiến trúc thượng tầng cũ mất ngay đi mà quá trình này diễn

ra rất phức tạp Trong đó, có những yếu tố thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi

cơ sở hạ tầng như chính trị, pháp luật…; những yếu tố thay đổi chậm như tôn giáo,nghệ thuật… hoặc có những yếu tố vẫn được kế thừa trong xã hội mới Trong xã hội cógiai cấp, sự thay đổi đó phải thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội

b Kiến trúc tượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng:

Là một bộ phận cấu thành hình thái kinh tế xã hội, được sinh ra, phát triển vàquyết định bởi một cơ sở hạ tầng nhất định nhưng toàn bộ kiến trúc thượng tầng cũngnhư các yếu tố cấu thành nên nó đều có tính độc lập tương đối và tác động ngược trở lại

cơ sở hạ tầng Trong xã hội có giai cấp, nhà nước là yếu tố tác động mạnh nhất đối với

cơ sở hạ tầng vì nhà nước là 1 bộ máy tập trung sức mạnh kinh tế và chính trị, có sứcmạnh cưỡng chế, bảo vệ quan hệ sản xuất thống trị sinh ra nó bằng cách sử dụng phápluật và bạo lực như quân đội, cảnh sát, tòa án Các yếu tố khác của kiến trúc thượngtầng như: đạo đức, triết học, tôn giáo, nghệ thuật… cũng tác động lại cơ sở hạ tầngnhưng phải thông qua nhà nước và pháp luật thì mới phát huy được tác dụng

Trong mỗi chế độ xã hội, sự tác động của các bộ phận của kiến trúc thượng tầngkhông phải bao giờ cũng theo một xu hướng Tuy nhiên, chức năng xã hội cơ bản của

Trang 16

kiến trúc thượng tầng là xây dựng, bảo vệ và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đấutranh, xóa bỏ, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hoặc phá hoại chế độ kinh tế đó.Thực chất, trong xã hội có đối kháng giai cấp, kiến trúc thượng tầng đảm bảo sự thốngtrị chính trị và tư tưởng của giai cấp thống trị Nếu giai cấp thống trị không xác lậpđược sự thống trị về chính trị và tư tưởng, cơ sở kinh tế của nó không thể đứng vữngđược.

Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng chủ yếu diễn ra theohai chiều: thuận chiều hoặc ngược chiều Nếu kiến trúc thượng tầng tác động phù hợpvới các qui luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế pháttriển; còn nếu tác động ngược lại, nó sẽ kìm hãm phát triển kinh tế và xã hội Nói cáchkhác, kiến trúc thượng tầng có vai trò to lớn, định hướng những hoạt động thực tiễn cho

sự phát triển kinh tế nhưng lại không làm thay đổi được tiến trình phát triển khách quancủa xã hội Xét đến cùng, nhân tố kinh tế đóng vai trò quyết định đối với kiến trúcthượng tầng Nếu kiến trúc thượng tầng kìm hãm phát triển kinh tế thì cuối cùng nó sẽ

bị thay thế bằng kiến trúc thượng tầng mới để tiếp tục thúc đẩy kinh tế phát triển Đây

là một quá trình đấu tranh phức tạp, khó khan và lâu dài giữa cái mới và cái cũ

c Ý nghĩa phương pháp luận:

Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thực chất biểu hiệnquan hệ giữa 2 lĩnh vực cơ bản trong xã hội là kinh tế (cơ sở hạ tầng) và chính trị - xãhội (kiến trúc thượng tầng) Hơn nữa, đây là một quan hệ biện chứng, vửa thống nhấtchặt chã vừa tác động ảnh hưởng tới nhau, qua đó, ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển xãhội Vì vầy, việc nhận thức và vận dụng mối quan hệ biện chứng này giúp con ngườikhông những có khả năng giải thích được đúng đắn và sâu sắc những biến đổi kinh tế

và chính trị trong đời sống xã hội mà còn có thể tác động tích cực vào sự biến đổi vàphát triển đó

Thực tế cho thấy, muốn giải quyết tốt những vấn đề kinh tế xã hội cần có nhữngbiện pháp từ kiến trúc thượng tầng, đặc biệt là từ nhà nước Ngược lại những vấn đề

Trang 17

nảy sinh trên kiến trúc thượng tầng như chính trị, giáo dục, y tế… đề bắt nguồn từ cơ

sở hạ tầng trong xã hội Việc giải quyết những vấn đề trên luôn có những giải pháp cótính then chốt, quyết định từ cơ sở kinh tế

3 Tính lịch sử tự nhiên của hình thái kinh tế - xã hội

1 Khái niệm:

Hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng đểchỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưngcho xã hội đó, phù hợp với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với kiến trúcthượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy

Kết cấu: Cấu trúc phức tạp gồm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiếntrúc thượng tầng, Mỗi mặt có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất chặtchẽ với nhau

Bản thân lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có quan hệ sự thống nhất chặtchẽ với nhau để tạo nên đặc trưng kinh tế trong 1 hình thái kinh tế xã hội => Đặc trưngkinh tế trong hình thái kinh tế xã hội lại trở thành nền tảng kinh tế cho hình thành, tồntại và biến đổi của đặc trưng xã hội (kiến trúc thượng tầng)

2 Tính lịch sử- tự nhiên của quá trình phát triển hình thái kinh tế-xã hội:

Xã hội loài người đã vận động, phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội

nối tiếp nhau dưới sự tác động của các qui luật khách quan của xã hội Đó là qui luật về

sự phù hợp của quan hệ sản xuẩ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, qui luật

cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các qui luật xã hội khác.Trên cơ sởphát hiện ra các qui luật vận động, phát triển khách quan của xã hội, C.mác kết luận:

“Sự phát triển của những hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”

Nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xã hội là ở sự phát triển của lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất phát triển làm thay đổi quan hệ sản xuất=> quan

hệ sản xuất thay đổi làm kiến trúc thượng tầng thay đổi=>hình thái kt-xh cũ được thay

Trang 18

thế bằng hình thái kinh tế xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn Quá trình đó diễn ra kháchquan chứ không theo ý muốn chủ quan

Sự vận động phát triển của xã hội,tức là hình thái kinh tế xã hội chính là kết quảcủa sự tác động biện chứng giữa nhân tố chủ quan con người và yếu tố khách quan(điều kiện khách quan: tự nhiên, ; qui luật khách quan của xã hội, trong đó qui luậtkhách quan đóng vai trò quyết định còn nhân tố chủ quan con người chỉ mang tính chiphối

“Tính lịch sử - tự nhiên” trong sự phát triển của xã hội được hiểu là quá trình

lịch sử nhưng mang tính tự nhiên (tính khách quan) là sự tiếp tục lịch sử của giới tựnhiên, nghĩa là vận động , phát triển theo các qui luật khách quan và xét đến cùng thìkhông phụ thuộc vào ý muốn con người

Sự tác động của qui luật khách quan làm cho các hình thái kinh tế xã hội pháttriển thay thế nhau từ thấp đến cao, tuy nhiên mỗi dân tộc còn bị chi phối bởi các điềukiện tự nhiên, chính trí, văn hóa…vì vậy cũng có những dân tộc bỏ qua 1 hay một sốhình thái kinh tế-xã hội

Quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra tuần tự

mà còn bao hàm cả sự bỏ qua, phát triển rút ngắn trong điều kiện nhất định, một hoặc vài hình thái kinh tế - xã hội nhất định

4 Ý nghĩa của học thuyết:

Học thuyết kinh tế xã hội là một nội dung khoa học cốt lỗi của chủ nghĩa duy vật

lịch sử, do đó nó là nội dung quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lênin

Học thuyết chỉ ra rằng động lực của lịch sử là hoạt động thực tiễn của con người dưới tác động của qui luật khách quan, trong đó sản xuất vật chất là hình thúc

cơ bản nhất của hoạt động thực tiễn được con người tiến hành để thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản

xuất quyết định các mặt của đời sống xã hội Cho nên không thể xuất phát từ ý thức, tư

Trang 19

tưởng ý chí chủ quan của con người để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội

mà phải xuất phát từ phương thức sản xuất

Học thuyết kinh tế xã hội cũng chỉ ra quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản quyết

định các quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội.

Điều này cho thấy phải đi sâu vào phân tích quan hệ sản xuất thì mới hiểu đúng đắn về

đời sống xã hội, vì vậy học thuyết kinh tế-xã hội của Mác lần đầu cung cấp cho con

người tiêu chuẩn quan trọng để phân kỳ lịch sử, giúp con người đi sâu vào bản chất của quá trình lịch sư.

Học Thuyết giúp nhận thức đúng đắn về đời sống xã hội, cho thấy việc xem xét

lịch sử loài người theo quan điểm “hình thái kinh tế-xã hội” k chỉ giúp nhận ra nhữngnét chung, tương đồng, lặp đi lặp lại giữa các xã hội, từ đó có thể có những quyết sáchđúng dựa trên cơ sở tiếp thu các giá trị chung của nhân loại biểu hiện trong mỗi giaiđoạn, 1 xã hội cụ thể đồng thời học thuyết cũng chỉ ra những khác biệt cơ bản giữanhững xã hội đó để con người không rơi vào sự mơ hồ, dao động trong nhận thức vàhoạt động thực tiễn

Học thuyết ra đời khắc phục những quan điểm trừu tượng về xã hội (như những

quan điểm thần bí theo hướng tiếp cận của chủ nghĩa duy tâm: Khổng tử và Nho giáocho rằng vạn vật trong TG, đời sống xã hội của con người đều bắt đầu và do thiên mệnhchi phối)

Trang 20

III Ý NGHĨA CỦA HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ

NGHIỆP ĐỔI MỚI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

1 Đối với việc lựa chọn con đường phát triển của xã hội Việt Nam

Tính tất yếu phải đi lên CNXH của Việt Nam

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã được Marx vận dụng vào phân tích xã hội

tư bản, vạch ra các quy luật vận động, phát triển của xã hội đó và đã đi đến dự báo về sự

ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, hình thái cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạnđầu là chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội đã hình thành phát triển từ sau CM tháng MườiNga

Vận dụng chủ nghĩa Mác Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta, Đảng ta đãkhẳng định: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau Đó là quy luật pháttriển của cách mạng VN, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối CM của đảng Trong Chínhcương vắn tắt của Đảng đã chỉ rõ: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cáchmạng để đi tới xã hội cộng sản” Như vậy mục tiêu của CMVN là tiến lên CNXH vớiđịnh hướng: sau khi hoàn thành cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân, sẽ tiến thẳng lênCNXH, không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Sự lựa chọn này dựa trên 2 yếutố: lý luận hình thái KT – XH của Mác và thực tiễn CMVN cuối TK 19 – đầu TK 20.Tuy nhiên, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cần chú ý tới những điềukiện cả khách quan lẫn chủ quan, cả thuận lợi cũng như khó khăn thách thức

- Về điều kiện khách quan, quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta có thuận lợi

là nó diễn ta trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, mangtính chất quốc tế hoá lực lượng sản xuất, do đó được thúc đẩy mạnh mẽ Chính vì vậy,không những thực tế này sẽ làm cho khả năng phát triển hướng tới xã hội mới, xã hộicộng sản của nhân loại càng trở nên tất yếu hơn và thuận lợi hơn vì chính sự phát triểnlực lượng sản xuất như vậy tạo ra khả năng ra đời xã hội mới từ xã hội tư bản chủ nghĩa

“dưới một hình thức ít nhiều phát triển” như nhận định của Ph.Ăngghen Thông qua conđường hợp tác “đa phương hoá”, “đa dạng hoá”, các nước chậm phát triển như Việt Nam

Trang 21

có thể thực hiện con đường phát triển rút ngắn để đuổi kịp các nước công nghiệp tiên tiến

về lực lượng sản xuất, chí ít cũng ở một số mặt cụ thể nhất định.Tuy nhiên hoàn cảnhmới cũng chứa đựng vô vàn khó khăn và thách thức, nguy cơ nếu không tỉnh táo, khônngoan thì không những không làm cho đất nước đuổi kịp mà còn tụt hậu xa hơn so vớicác nước tiên tiến, thậm chí bị các nước này chi phối, thao túng bằng vô số những loạiquyền lực

- Về điều kiện chủ quan, theo tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Lê-nin, quá trình rút ngắn đi lên chủ nghĩa xã hội ở các nước lạc hậu, với xuất phát điểmthấp ngoài việc đáp ứng yêu cầu khách quan về trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất, cần phải có một nhân tố chủ thể cách mạng với trình độ và bản lĩnh cách mạngtương xứng Với tư cách là nhân tố cốt lõi của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước

Mác-ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền với nhiều kinh nghiệm và bản lĩnhchính trị, lãnh đạo hơn 80 năm cách mạng Việt Nam vượt qua muôn trùng khó khăn, thửthách, giành thắng lợi hết sức to lớn Mặc dù trong quá trình lãnh đạo, Đảng không tránhkhỏi có những sai lầm song với sự kiên định lý tưởng hết lòng vì sự nghiệp cách mạng, vìlợi ích, hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc; với sự nghiêm khắc , thẳng thắn nhìn thẳngvào những sai lầm, khuyết điểm của mình, kiên quyết sửa chữa khuyết điểm, sai lầmĐảng thật sự trở thành nhân tố chính trị không thể thiếu quyết định đến sự thắng lợi củacách mạng Việt Nam Tuy nhiên, để có thể đóng vai trò quyết định tới tiến trình pháttriển của một dân tộc, nhân tố chủ quan cần phải được “khách quan hoá”, cụ thể:

Thứ nhất, Đảng và Nhà nước phải nhận thức và vận dụng đúng quy luật khách

quan của xã hội mà trước hết là quy luật kinh tế

Thứ hai, Đảng và Nhà nước phải xây dựng hệ thống chính sách luật pháp đúng

đắn, phù hợp tạo điều kiện phát huy hết mọi tiềm năng, sự sáng tạo của mọi tầng lớpnhân dân trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Thứ ba, Đảng và Nhà nước phải tạo ra và sử dụng được tối đa, có hiệu quả sức

mạnh tổng hợp trong nước và quốc tế để thúc đẩy sự phát triển đất nước

Trang 22

Thứ tư, Đảng và Nhà nước không chỉ cần ó trí tuệ mà còn cần phải có đạo đức,

phải xứng đáng “la dạo đức, là văn minh” ngang tầm là đại biểu cho trí tuệ và lương tâmcủa thời đại để lãnh đạo đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội

2 Quá trình vận dụng học thuyết này trong xây dựng CNXH ở Việt Nam:

Từ 2 yếu tố trên có thể thấy rằng việc Đảng ta luôn luôn kiên định con đường tiếnlên chủ nghĩa xã hội là là phù hợp với xu hướng của thời đại và điều kiện cụ thể ở nướcta

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất Ngày 16 tháng 5 năm

1975, Bí thư thứ Nhất Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn đã trực tiếp vào miền Namnắm tình hình, gồm cả tình hình kinh tế Ông thừa nhận những yếu tố tích cực của kinh tế

tư nhân và của thị trường tự do ở miền Nam Tại cuộc họp trù bị của Hội nghị lần thứ 24Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III, ông đã phát biểu:

“Ở miền Bắc trước đây phải hợp tác hóa ngay lập tức Nhưng miền Nam bây giờ không thể làm như vậy Phải có tư sản, phải cho nó phát triển phần nào đã Bộ Chính trị sau khi nghiên cứu thấy rằng cần phải để mấy thành phần kinh tế là quy luật cần thiết trong giai đoạn bước đầu này Xưa nay ở miền Bắc chúng ta có một số sai lầm, là vì chúng ta đã đi sai quy luật Nếu chúng ta đi sai quy luật mà đưa vào miền Nam thì càng sai lắm.”

Tuy nhiên, đa số Ban chấp hành Trung ương Đảng lúc ấy muốn áp dụng mô hìnhkinh tế của miền Bắc cho miền Nam Vì thế, Hội nghị cuối cùng quyết nghị: xóa bỏ tưsản mại bản, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tư sản dân tộc, thí điểm xây dựng hợp tác

xã, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thủ công nghiệp và thương nghiệp nhỏ

Tiếp theo, Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng Lao động Việt Nam được tổchức vào tháng 12 năm 1976 Tại đây, Đại hội quyết nghị đổi tên nước thành Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định

Trang 23

đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước Nội dung chính của đường lối xâydựng chủ nghĩa xã hội là:

Thứ nhất, thực hiện sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa Sản xuất lớn có nghĩa là nền

kinh tế dựa vào những đơn vị có quy mô lớn, huyện trở thành pháo đài kinh tế-xã hội,các tỉnh được sáp nhập lại còn 29 tỉnh Còn sản xuất xã hội chủ nghĩa tức là nền kinh tếdựa vào 2 thành phần kinh tế cơ bản: quốc doanh (trong công vàthương nghiệp) và tậpthể (trong nông nghiệp - với hợp tác xã cấp cao là nòng cốt) Để thực hiện được sản xuấtlớn xã hội chủ nghĩa, cần tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: quan hệ sản xuất, khoahọc kỹ thuật, và văn hóa tư tưởng Cách mạng quan hệ sản xuất có nội dung cơ bản là cảitạo các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể, biến chúng thành các thành phần kinh tế quốcdoanh và tập thể - gọi chung là cải tạo xã hội chủ nghĩa

Thứ hai, làm chủ tập thể Đây là một tư tưởng do Lê Duẩn sáng tạo mà rất ít người

hiểu, kể cả các nhà triết học

Thứ ba, áp dụng chế độ kế hoạch hóa tập trung Đây là mô hình chung ở các nước

xã hội chủ nghĩa Ở Việt Nam nó được thực hiện theo một công thức do Lê Duẩn sáng

tạo, đó là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ Tại Đại hội

IV, đường lối này được thể hiện bằng chủ trương tiến hành kế hoạch phát triển kinh tế 5năm 1976-1980 Theo kế hoạch do Đại hội IV định hướng, sản xuất xã hội sẽ tăng bìnhquân hàng năm 14-15%, thu nhập quốc dân tăng 13-14%, giá trị tổng sản lượng nôngnghiệp tăng 8-10%, năng suất lao động xã hội tăng 7,5-8%, lương thực quy thóc đạt ítnhất 21 triệu tấn vào năm 1980, thịt hơi các loại đạt 1 triệu tấn

Thứ tư, công nghiệp nặng được lựa chọn làm ngành động lực chính của tăng

trưởng và phát triển kinh tế

Thứ năm, Nhà nước độc quyền về kinh tế đối ngoại.

Đẩy mạnh sản xuất tập trung ở Miền Bắc

Theo Kế hoạch 5 năm 1976-1980 thì diện tích đơn vị sản xuất, tức hợp tác xãnông nghiệp ở Miền Bắc tăng gấp hai đến 2,5 lần hầu kích thích sản xuất nhưng năng

Trang 24

suất vẫn trì trệ Tính trên đầu người thì lượng thực phẩm ở Miền Bắc giảm từ 248 kg vàonăm 1976 xuống chỉ còn 215 kg vào năm 1980 Dù không đạt được mục đích chính phủvẫn quyết định áp dụng cùng một chính sách ở Miền Nam vừa mới thống nhất.

Cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam

Hợp tác hóa

Việc hợp tác hóa ở miền Nam được tiến hành khẩn trương trong các năm

từ 1977 đến 1980 Theo kế hoạch thì ruộng đất được tập hợp lại để tổ chức canh tác tậpthể, sản phẩm được phân chia căn cứ theo mức đóng góp Máy móc nông nghiệp củanông dân bị trưng mua để thành lập các tập đoàn phục vụ sản xuất nông nghiệp Các tậpđoàn sản xuất có nghĩa vụ bán sản phẩm của mình cho Nhà nước theo giá kế hoạch thấphơn rất nhiều giá thị trường Bù lại, Nhà nước cung cấp vật tư và hàng hóa tiêu dùng chocác tập đoàn.[8] Tuy nhiên tình hình kinh tế Miền Nam không thích hợp với mô hình hợptác hóa vì chương trình "Người cày có ruộng" vào đầu thập niên 1970 đã phân phốiruộng đất khiến đa số nông dân Miền Nam thuộc hạng trung nông với năng suất khá cao.Hơn nữa chính quyền cũng đã nhận thấy lịch sử hợp tác hóa ở miền Bắc đã gặp nhiềuthất bại nên hợp tác hóa ở miền Nam cũng bị bỏ dở.[7]

Tính đến cuối năm 1979, ở Miền Nam thành lập được 1.286 hợp tác xã và hơn15.000 tổ sản xuất bao gồm khoảng 50% nông dân Vậy mà sang năm 1980 các tổ chứcnày đã tan rã, chỉ có trên giấy tờ mà không hoạt động được như kế hoạch Hậu quả là sảnxuất nông nghiệp khựng lại trong khi dân số tăng, gây ra cảnh thiếu thực phẩm khiến từnăm 1976 đến 1980 mặc dù trong hoàn cảnh hòa bình Việt Nam phải nhập cảng 5,6 triệutấn thực phẩm

Cải tạo công thương nghiệp đánh tư sản người Hoa

Cuối tháng 8 năm 1975, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam đã chỉ đạo tiếnhành các chiến dịch cải tạo Tiếp theo, Thường vụ Trung ương Cục miền Nam thông quamột kế hoạch nhắm vào tư sản mại bản, gọi bằng mật danh là Chiến dịch X2 Đợt 1 củachiến dịch này thực hiện bất ngờ vào nửa đêm ngày 9 tháng 9 năm 1975; đợt 2 được tiến

Ngày đăng: 19/12/2014, 23:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w