1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chuỗi cung ứng Thanh trà trên địa bàn phường Thủy Biều, thành phố Huế

78 500 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 738,72 KB

Nội dung

- Tìm hiểu, mô tả chuỗi cung sản phẩm Thanh Trà, phân tích hoạt động và mốiquan hệ của các tác nhân trong chuỗi cung ứng Thanh trà tại địa bàn nghiên cứu.. DỮ LIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU - S

Trang 1

tâm giúp đỡ tận tình về nhiều mặt Với tình cảm chân thành cho phép tôi được nói lời cảm ơn sâu sắc đến:

Lãnh đạo trường Đại học kinh tế Huế, Khoa Kinh tế

và Phát triển cùng quý thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt 4 năm học vừa qua Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Phan Văn Hòa - Giáo viên hướng dẫn, đã dành nhiều thời gian tâm huyết truyền đạt, chỉ dạy tận tình cho tôi những kiến thức bổ ích cũng như những thiếu sót trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm cám ơn lãnh đạo, cán bộ của HTX Nông Nghiệp Thủy Biều, nơi tạo điều kiện để tôi thực tập tốt, nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ hướng dẫn tôi trong thời gian thực tập.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

thực tế nên nội dung đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy

cô để đề tài được hoàn thiệnhơn.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm 2013

Sinh viên

La Thị Nhật Anh

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

Phần II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

Chương I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Cơ sơ lý luận 4

1.1.1 Các vấn đề liên quan đến chuỗi cung 4

1.1.1.1 Khái niệm về chuỗi cung 4

1.1.1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng và các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng 7

1.1.1.3 Mục tiêu của chuỗi cung 10

1.1.1.4 Định hướng và kiểm soát chuỗi 10

1.1.1.5 Chuỗi giá trị và quá trình tạo giá trị trong chuỗi 11

1.1.1.6 Mối quan hệ giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị 12

1.1.1.7 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá 13

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

1.1.2.1 Đặc điểm sinh học của cây Thanh trà 14

1.1.2.2 Vai trò và giá trị cây Thanh trà đối với đời sống con người 16

1.1.2.3 Kĩ thuật canh tác 17

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ Thanh trà 18

1.1.3.1 Các nhân tố tự nhiên 18

1.1.3.2 Các nhân tố xã hội: 19

1.1.3.3 Nhóm các nhân tố kỹ thuật: 20

1.2 Cơ sở Thực tiễn 21

1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở Việt Nam 21

1.2.2 Tình hình sản xuất Thanh Trà ở Tỉnh Thừa Thiên Huế .22

1.2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ Thanh trà 22

1.2.2.2 Hoạt động xây dựng Thương hiệu Thanh trà Huế 25

Chương II PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG THANH TRÀ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY BIỀU, THÀNH PHỐ HUẾ 26

2.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu 26

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 26

2.1.1.1 Vị trí địa lý của phường Thủy Biều 26

2.1.1.2 Địa hình đất đai 26

2.1.1.3 Khí hậu, thủy văn 27

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 28

2.1.2.1 Kinh tế 28

2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất của phường 29

2.1.2.3 Tình hình nhân khẩu và lao động 29

2.1.2.4 Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật 30

2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên xã hội 31

2.1.4 Hoạt động trồng Thanh trà trên địa bàn phường .32

2.2 Phân tích tình hình sản xuất của các nông hộ trồng thanh trà trên địa bàn phường Thủy Biều 35

2.2.1 Tình hình cơ bản của các nông hộ 35

2.2.1.1 Tình hình sử dụng đất của các hộ sản xuất 35

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

2.2.1.3 Tư liệu sản xuất và vốn của các hộ điều tra trong năm 36

2.2.2 Phân tích chi phí đầu tư thâm canh một ha Thanh trà của các hộ ở thời kỳ KTCB 37

2.2.3 Xác định kết quả và hiệu quả sản xuất của các nông hộ trong năm 2012 39

2.2.4 Đánh giá thực tế sản xuất Thanh trà của các hộ điều tra 40

2.3 Mô tả chuỗi cung sản phẩm thanh trà trên địa bàn phường 42

2.3.1 Chuỗi cung các yếu tố đầu vào 42

2.3.2 Chuỗi cung sản phẩm 42

2.4 Phân tích hoạt động của chuỗi cung sản phẩm Thanh trà 46

2.4.1 Quá trình tạo giá trị trong chuỗi 46

2.4.2 Các mối quan hệ trong chuỗi cung 46

2.4.3 Phương thức thanh toán 47

2.4.4 Thông tin trong chuỗi cung 47

2.4.5 Những nhân tố bất lợi ảnh hưởng đến chuỗi cung Thanh trà trên địa bàn phường 47

2.4.5.1 Quy mô trồng thanh trà nhỏ lẻ, phân tán .47

2.4.5.2 Vấn đề về chất lượng quả Thanh Trà 48

2.4.5.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế 48

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG 49

3.1 Những định hướng phát triển thanh trà thuần chủng ở xã Thủy Biều 49

3.1.1 Những căn cứ để đề ra định hướng phát triển Thanh trà ở xã Thủy Biều 49

3.1.2 Định hướng phát triển cây Thanh trà 50

3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng 51

3.2.1 Giải pháp về nguồn lực 51

3.2.2 Giải pháp khắc phục trở ngại về cơ sở hạ tầng 51

3.2.3 Giải pháp về thông tin thị trường 51

3.2.4 Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm 52

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

3.1 KẾT LUẬN 54

3.2 KIẾN NGHỊ 55

3.2.1 Đối với nhà nước 55

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

3.2.3 Đối với nông hộ 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 7

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

BVTV Bảo vệ thực vậtĐVT Đơn vị tính

GO Giá trị sản xuất HTX NN Hợp tác xã nông nghiệp

IC Chi phí trung gian

TSCĐ Tài sản cố định UBNN Uỷ ban nhân dân

VA Gía trị gia tăng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

Sơ đồ Tên Sơ Đồ Trang

1.1 Chuỗi cung ứng điển hình 6 1.2 Chuỗi cung ứng giản đơn 7 1.3 Chuỗi giá trị 12 1.4 Chuỗi cung sản phẩm Thanh trà và tỷ lệ khối lượng tiêu thụ qua

các kênh 45

Đồ thị

1.1 Cơ cấu đất đai của Phường Thủy Biều năm 2012 29

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

Bảng Tên bảng Trang

2.1 Tình hình dân số và lao động của Phường Thủy Biều năm 2012 30

2.2 Diện tích và số hộ trồng Thanh trà phân theo khu vực ở Thủy Biều năm 2012 33

2.3 Diện tích kinh doanh, năng suất, sản lượng, giá bán Thanh Trà của Phường Thủy Biều giai đoạn 2010 - 2012 34

2.5 Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2012 35

2.6 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra trong năm 2012 36

2.7 Tình hình tư liệu sản xuất của các hộ điều tra 37

2.8 Quy mô, cơ cấu chi phí đầu tư trồng Thanh trà thời kỳ kiến thiết cơ bản của các hộ điều tra 38

2.9 Kết quả, hiệu quả sản xuất Thanh trà của các hộ điều năm 2012 39

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề tài “ Phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm Thanh trà trên địa bàn Phường ThủyBiều, Thành Phố Huế” được thực hiện với mục đích:

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chuỗi cung ứng sảnphẩm nông nghiệp nói chung và Thanh Trà nói riêng

- Đánh giá chung về thực trạng sản xuất thanh trà trên địa bàn phường Thủy Biều

- Tìm hiểu, mô tả chuỗi cung sản phẩm Thanh Trà, phân tích hoạt động và mốiquan hệ của các tác nhân trong chuỗi cung ứng Thanh trà tại địa bàn nghiên cứu

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện chuỗi cung ứng

DỮ LIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU

- Số liệu thứ cấp: Được thu thập qua các nguồn tài liệu: Niên giám thống kê, cácbáo cáo về tình hình kinh tế xã hội, báo cáo về tình hình sản xuất nông nghiệp, báo cáo

về hoạt động trồng Thanh trà của phường Thủy Biều, số liệu từ sách, báo, mạnginternet…

- Số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp 60 hộ trồng thanh trà trên 4 khu vực chínhtrồng thành trà của phường là: Lương Quán, Trung Thượng, Đông Phước 1, Đôngphước 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp điều tra phỏng vấn

Trang 10

Đề tài đã trình bày thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Thanh trà trên địabàn phường Thủy Biều trong năm 2012 gồm cấu trúc của chuỗi, những nhân tố thamgia chuỗi, và hoạt động tạo giá trị trong chuỗi.

Luận văn đã nêu rõ kết quả và hiệu quả của các hộ điều tra trên địa bàn PhườngThủy Biều trong năm 2012

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp để nâng cao khả năngtiêu thụ sản phẩm Thanh Trà trong thời gian tới

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

tế hiện đang có xu hướng xuất khẩu như bưởi Năm Roi, Thanh long,…

Được thiên nhiên ưu đãi, Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có thếmạnh trong việc trồng và phát triển cây ăn quả Trong đó, nổi bật hơn cả là cây Thanhtrà, đây là một loại cây được trồng từ lâu đời, tồn tại và phát triển cho đến nay và đãtrở thành một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Cố Đô Diện tích trồng Thanh trà ở đâytập trung chủ yếu trên đất phù sa dọc theo các con sông như: sông Hương, sông Ô Lâu,sông Truồi… Thanh trà không những là biểu trưng của nền ẩm thực cố đô mà cònđóng góp một phần kinh tế quan trọng cho nhiều hộ nông dân

Nhắc đến Thanh trà ở Huế, không thể nào không nhắc đến Thanh trà Thủy Biều,

là một phường nằm về phía Tây Nam của thành phố, được bao bọc và bồi đắp phù sahằng năm bởi dòng sông Hương Ở đây, hoạt động trồng Thanh trà cũng được hìnhthành và phát triển qua nhiều thế hệ, Thanh trà Thủy Biều đã trở thành một biểu tượngcho thương hiệu Thanh trà ở Huế Chính quyền địa phương nhận thấy đặc sản Thanhtrà là loại cây kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương CâyThanh trà đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, sử dụng hợp lý vàhiệu quả vùng đất phù sa, đem lại thu nhập cao cho người dân, đồng thời tạo đà chophát triển xã hội Trong những năm trở lại đây, chính quyền thành phố nói chung vàđịa phương nói riêng đã có nhiều hoạt động nhằm phát triển thương hiệu Thanh trà vàtăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nhằm nâng cao giá trị thu được từ hoạt độngtrồng Thanh trà Tuy nhiên, hoạt động trồng Thanh trà vẫn chưa phát triển so với thuậnlợi vốn có của địa phương, quy mô còn nhỏ lẻ, chưa thực sự đầu tư hợp lý về kĩ thuậtcũng như nhân lực sản phẩm Trong thời gian qua có thể do nhiều nguyên nhân khác

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

nhau mà thương hiệu Thanh trà Thủy Biều tuy đã được xây dựng từ lâu nhưng thươnghiệu của nó vẫn chưa phát huy hết tiềm năng vốn có Quá trình tiêu thụ sản phẩm vẫncòn gặp nhiều khó khăn, phần lớn Thanh trà vẫn chỉ tiêu thụ bó hẹp trong phạm vithành phố, giá thành sản phẩm chưa cao Các hoạt động maketing cho sản phẩm vẫncòn ít.

Xuất phát từ thực tế đó, qua quá trình thực tập tại địa phương, em quyết định

chọn đề tài: “phân tích chuỗi cung ứng Thanh trà trên địa bàn phường Thủy Biều,

thành phố Huế” làm đề tài khóa luận của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung:

Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích chuỗi cung ứng Thanh Trà tại khu vực nghiên cứu,

từ đó đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện và thúc đẩy quá trình tiêu thụ hiệuquả hơn

2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chuỗi cung ứng sảnphẩm nông nghiệp nói chung và Thanh Trà nói riêng

- Đánh giá chung về thực trạng sản xuất thanh trà trên địa bàn phường Thủy Biều

- Tìm hiểu, mô tả chuỗi cung sản phẩm Thanh Trà, phân tích hoạt động và mốiquan hệ của các tác nhân trong chuỗi cung ứng Thanh trà tại địa bàn nghiên cứu

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện chuỗi cungtrong thời gian tới

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu.

* Số liệu thứ cấp: Được thu thập qua các nguồn tài liệu: Niên giám thống kê, cácbáo cáo về tình hình kinh tế xã hội, báo cáo về tình hình sản xuất nông nghiệp, báo cáo

về hoạt động trồng Thanh trà của phường Thủy Biều, số liệu từ sách, báo, mạnginternet…

* Số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp 100 hộ trồng thanh trà trên 4 khu vực chínhtrồng Thanh trà của phường là: Lương Quán, Trung Thượng, Đông Phước 1, ĐôngPhước 2

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

- Phương pháp thống kê kinh tế: Kết hợp với các phương pháp khác, phương

pháp thống kê được sử dụng để phục vụ cho việc thu thập, tổng hợp và phân tích cácthông tin, số liệu có liên quan đến vấn đề một cách có hệ thống

- Các phương pháp so sánh: Dùng phương pháp này để so sánh kết quả các trị

số của các chỉ tiêu như: diện tích, sản lượng, giá trị sản lượng…của các đối tượngnghiên cứu

- Phương pháp sơ đồ: Sử dụng sơ đồ trong đề tài để mô tả các kênh tiêu thụ từ

nông hộ đến người tiêu dùng cuối cùng

- Phương pháp phân tích: Chuỗi cung để phân tích chuỗi quá trình tiêu thụ

Thanh trà người cung ứng các yếu tố đầu vào đến người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng.Trong đó đi sâu phân tích 5 vấn đề: quá trình tạo giá trị, chênh lệch giá, dòng thôngtin, thanh toán và quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu chuỗi cung ứng Thanh trà, các tác nhân trong chuỗi: đốitượng cung ứng đầu vào, hộ trồng Thanh Trà, Hợp tác xã, người thu gom, người bánbuôn, người bán lẻ, người vận chuyển tại địa bàn nghiên cứu

Trang 14

Phần II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sơ lý luận

1.1.1 Các vấn đề liên quan đến chuỗi cung

1.1.1.1 Khái niệm về chuỗi cung

Ngày nay, để cạnh tranh thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào, cácdoanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phải tham gia vàocông việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của nó Bởi lẽ, khi doanhnghiệp muốn đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng họ buộc phải quan tâmsâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu; cách thức thiết kế, đóng gói sảnphẩm và dịch vụ của nhà cung cấp; cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoànthành và những mong đợi thực sự của người tiêu dùng hoặc khách hàng cuối cùng vìthực tế là có nhiều doanh nghiệp có thể không biết sản phẩm của họ được sử dụng nhưthế nào trong việc tạo ra sản phẩm cuối cùng cho khách hàng Cạnh tranh có tính toàncầu ngày càng khốc liệt, chu kỳ sống của sản phẩm mới ngày càng ngắn hơn, mức độ

kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao hơn đã thúc ép các doanh nghiệp phải đầu tư

và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của nó Thêm vào đó, những tiến bộ liên tục vàđổi mới trong công nghệ truyền thông và vận tải (ví dụ: truyền thông di động, Internet

và phân phối hàng qua đêm), đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi cungứng và những kỹ thuật để quản lý nó Vậy chuỗi cung ứng là gì?

Theo giáo trình quản trị chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả cácdoanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầukhách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cungcấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng

Theo TS Hau Lee và đồng tác giả Corey Billington, chuỗi cung ứng là mạnglưới các phương tiện phục vụ thu mua nguyên vật liệu thô, chuyển hóa chúng thànhnhững sản phẩm trung gian, tới sản phẩm cuối cùng là giao sản phẩm đó tới kháchhàng thông qua hệ thống phân phối

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằmthực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bánthành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng (Ran and TerryP.Harrison, 1995).

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

Nhà Cung cấp NVL

Nhà SX linh kiện trung gian

Nhà SX linh kiện trung gian

Nhà kho và phân phối trung gian

Nhà SX sản phẩm

Khách hàng

Chi phí sản xuất

Chi phí NVL

Chi phí tồn kho

Khách hàng

Khách hàng Chi phí vận

chuyển

Dòng sản phẩm và dịch vụ

Thu hồi và tái chế

Sơ đồ 1.1 Chuỗi cung ứng điển hình

(Nguồn: Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công

ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó Ví dụ, một khách hàng đi vào hệthống siêu thị Coop Mart để mua bột giặt Chuỗi cung ứng bắt đầu với khách hàng vànhu cầu về bột giặt Giai đoạn kế tiếp của chuỗi cung ứng này là siêu thị Coop Mart,nơi mà khách hàng ghé đến Để phục vụ nhu cầu của khách hàng, Coop Mart đã lưutrữ tồn kho các sản phẩm hoặc được cung cấp từ một nhà phân phối Nhà phân phốinhận hàng từ các công ty sản xuất, chẳng hạn như P&G Nhà máy sản xuất của P&Gnhận nguyên vật liệu từ rất nhiều nhà cung cấp khác nhau mà chính những nhà cungcấp này lại nhận hàng từ các nhà cung cấp khác nữa Ví dụ, nguyên liệu đóng gói bao

bì đến từ công ty bao bì Thanh Tâm trong khi chính công ty này nhận nguyên vật liệu

để sản xuất bao bì từ các nhà cung cấp khác

Chuỗi cung ứng luôn hàm chứa tính năng động và nó liên quan đến dòng thông tinnhất định về sản phẩm và tài chính giữa các giai đoạn khác nhau Trong ví dụ ở trên, CoopMart cung cấp sản phẩm, cũng như giá cả và sự sẵn sàng về thông tin cho khách hàng.Khách hàng sẽ trả tiền cho Coop Mart Coop Mart sẽ truyền tải dữ liệu bán hàng cũng nhưđơn đặt hàng đến nhà kho hoặc nhà phân phối, và họ sẽ chuyển hàng đến cửa hàng Đổilại Coop Mart sẽ chuyển tiền cho nhà phân phối sau khi nhận được hàng Nhà phân phốicũng cung cấp thông tin về giá cả và gửi lịch trình giao hàng cho Coop Mart

Từ ví dụ trên ta có thể thấy được chuỗi cung ứng là một hệ thống gồm nhiềuthành phần có mối liên kết chặt chẽ giữa các thành viên có liên quan, trực tiếp hay giántiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Từ đó nhằm nâng cao khả năng cạnh tranhcho sản phẩm và phân phối chúng một cách nhanh và hiệu quả nhất đến khách hàng

1.1.1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng và các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng

Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cungcấp và khách hàng của công ty đó Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản đểtạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản

Sơ đồ 1.2 Chuỗi cung ứng giản đơn

(Nguồn: Micheal Hugos, 2003)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối tượng tham gia truyền thống:

Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng

ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng

Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở vị tríkết thúc của chuỗi cung ứng

Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty kháctrong chuỗi cung ứng Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếpthị và công nghệ thông tin

Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện nhữngchức năng khác nhau Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ,nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức Những công ty thứ cấpnày sẽ có nhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết

- Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm Nhà sản xuất bao gồm nhữngcông ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm Các nhà sản xuấtnguyên vật liệu như khai thác khoáng sản, khoan tìm dầu khí, cưa gỗ… và cũng baogồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ hải sản Các nhà sản xuấtthành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ cáccông ty khác

- Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất

và phân phối sản phẩm đến khách hàng Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ.Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn sovới khách hàng mua lẻ Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn trữhàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng

Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua

từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng Ngoài khuyến mãi sản phẩm và bánhàng, có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho,vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng

Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất vàkhách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó Loại nhà phân phối này thực hiệnchức năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu củakhách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất.

- Nhà bán lẻ: Tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn.Nhà bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chitiết Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán

lẻ thường quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sựtiện dụng của sản phẩm

- Khách hàng hay người tiêu dung: Là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sửdụng sản phẩm Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sảnphẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau muasản phẩm về tiêu dùng

- Nhà cung cấp dịch vụ: Là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất,nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn

và kỹnăng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng Chính vì thế, họ

có thể thực hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chínhcác nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này

Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp dịch

vụ vận tải và dịch vụ nhà kho Đây là các công ty xe tải và công ty kho hàng và thườngđược biết đến là nhà cung cấp hậu cần

Nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp các dịch vụ như cho vay, phân tích tíndụng và thu các khoản nợ đáo hạn Đó chính là ngân hàng, công ty định giá tín dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

1.1.1.3 Mục tiêu của chuỗi cung

Trước hết, chuỗi cung ứng cân nhắc đến tất cả các thành phần, đối tượng củachuỗi cung, những tác động của nó đến chi phí và vai trò trong việc sản xuất sản phẩmphù hợp với nhu cầu khách hàng, từ nhà cung ứng tới các cơ sở sản xuất thông qua cáctrung tâm phân phối tới các nhà bán lẻ, các cửa hàng Thực ra trong phân tích chuỗicung ứng sự cần thiết là phải xét đến người cung cấp của các nhà cung ứng, kháchhàng của khách hàng, bởi vì họ tác động tới kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng.Thứ hai, mục tiêu của chuỗi cung ứng là kết quả và hiệu quả trên toàn chuỗi cungứng Tổng chi phí từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn khotrong sản xuất, thành phẩm, cần phải tối thiểu hóa chi phí tới mức thấp nhất Nói cáchkhác, mục tiêu của chuỗi cung ứng là tối thiểu hóa giá trị tạo ra cho hệ thống, giá trịtạo ra của chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối vớikhách hàng và nỗ lực của chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng

Cuối cùng, quản trị chuỗi cung ứng tập trung vào việc tích hợp một cách hiệu quảnhà cung cấp, nhà sản xuất, các nhà kho và các cửa hàng, nó bao gồm những hoạtđộng của công ty ở các cấp độ, từ cấp độ chiến lược tới tác nghiệp

1.1.1.4 Định hướng và kiểm soát chuỗi

Các chuỗi được điều hành bởi một hay hai người đứng đầu chuỗi (được gọi làhoa tiêu hay trường chuỗi), người này xác định nhu cầu của thị trường và điều phối cácnguồn của chuỗi để đáp ứng nhu cầu đó Những người lãnh đạo chuỗi đặt ra nhữngtiêu chuẩn kiểm soát các quy trình và dòng thông tin trong chuỗi Họ được hưởng lợi

từ các chức năng đó

Các chuỗi hay các bộ phận trong chuỗi có thể là hợp tác hay cơ hội trong hoạtđộng, với định hướng được quy định bởi các sức mạnh kinh tế cơ bản điều khiểnngành hoạt động

Các chuỗi hợp tác có khuynh hướng ổn định, có những người tiêu dùng trungthành và cam kết dài hạn giữa các thành viên trong chuỗi cùng làm việc để đáp ứngnhu cầu của người tiêu dùng này Những chuỗi như vậy thực sự tuân theo thị trường và

có định hướng chuỗi cung trong đó các thành viên trong chuỗi xem các tổ chức trênhay dưới họ như những người đồng minh và xem những chuỗi cung khác cùng nhưnhau như những đối thủ cạnh tranh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

Các thành viên trong chuỗi cơ hội thì ngược lại có khuynh hướng xem các thànhviên của chuỗi trên hay dưới mình là những đối thủ cạnh tranh vì thế không đảm bảođược mức độ liên kết cao trong chuỗi Những chuỗi như vậy thì phản ứng rất mạnh vớithị trường và nếu thị trường mà chúng hoạt động không ổn định thì bản thân các chuỗi sẽkhông ổn định Các thành viên trong chuỗi sẽ hợp nhất lại tạo thành một khối tận dụngcác cơ hội xuất hiện trên thị trường và nếu cơ hội này mất đi thì họ lại phân tán ra.

1.1.1.5 Chuỗi giá trị và quá trình tạo giá trị trong chuỗi

Chuỗi giá trị, cũng được biết đến như là chuỗi giá trị phân tích, là một khái niệm

từ quản lý kinh doanh đầu tiên đã được mô tả và phổ cập bởi Michael Porter vào năm

1985 trong cuốn sách best-seller của ông có tựa đề: Competitive Advantage: Creatingand Sustaining Superior Performance (Tạm dịch: Lợi thế Cạnh tranh: Tạo và duy trì cóhiệu suất ở mức cao) Theo ông, chuỗi giá trị là tập hợp các hoạt động để đưa sảnphẩm từ một khái niệm cho đến khi đưa vào sử dụng và cả dịch vụ sau bán hàng Nhưvậy, chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động như thiết kế mẫu mã, sản xuất, marketing,phân phối và dịch vụ sau khi bán cho người tiêu dùng cuối cùng Những hoạt động này

có thể được thực hiện trong phạm vi một doanh nghiệp hoặc được chia sẻ giữa cácdoanh nghiệp khác nhau

Theo mô hình của Micheal Porter: Về cơ bản, trong một chuỗi giá trị có chín loạihoạt động tạo ra giá trị trong toàn chuỗi

 Nhóm hoạt động chính thì bao gồm dãy năm loại hoạt động

- Hậu cần đến: Gồm việc nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào vào sản phẩm nhưquản trị nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sảnphẩm cho nhà cung cấp

- Sản xuất: Chuyển đổi đầu vào thành sản phẩm hoàn thành Ví dụ như: gia công

cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn và quản lý cơ sở vật chất

- Hậu cần ra ngoài: Là những hoạt động kết hợp với việc thu thập, lưu trữ vàphân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua

- Marketing và bán hàng: Là những hoạt động liên quan đến quảng cáo, khuyếnmãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh vàđịnh giá

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

- Dịch vụ khách hàng: Các hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ nhằmgia tăng giá trị của sản phẩm.

Trong các hoạt động trên thì hậu cần đến và hậu cần ra ngoài là các thành tố quantrọng và then chốt của chuỗi giá trị, là yếu tố chính tạo ra “giá trị” cho khách hàng củadoanh nghiệp và mang lại lợi ích tài chính cho công ty

 Nhóm bổ trợ chứa các hoạt động tạo ra giá trị bao gồm

- Thu mua: Đó là việc thu mua nguyên vật liệu đầu vào được sử dụng trong chuỗigiá trị của Công ty

- Phát triển công nghệ: Đó là các bí quyết, các quy trình thủ tục hoặc công nghệđược sử dụng trong tiến trình hoặc thiết kế sản phẩm

-Quản trị nguồn nhân lực: Tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao chotoàn thể nhân viên

- Cơ sở hạ tầng Công ty

Sơ đồ 2.3 Chuỗi giá trị

(Nguồn: Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng) 1.1.1.6 Mối quan hệ giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị

Mọi người sử dụng những tên gọi khác nhau cho các chuỗi hoạt động và tổ chức.Khi con người nhấn mạnh đến hoạt động sản xuất, họ xem chúng như là các quy trình sảnxuất, khi họ nhấn mạnh đến khía cạnh marketing họ gọi chúng là kênh phân phối; khi họnhìn ở góc độ tạo ra giá trị, họ gọi chúng là chuỗi giá trị; khi họ nhìn nhận về cách thứcthỏa mãn nhu cầu của khách hàng, họ gọi là chuỗi nhu cầu nhưng khi tập trung vào sựdịch chuyển nguyên vật liệu thì ta gọi là chuỗi cung cấp hay chuỗi cung ứng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

Nhưng một câu hỏi thường đặt ra nhưng chưa có câu trả lời rõ ràng – liên quanđến việc phân biệt và làm rõ sự khác nhau giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung cấp Do đó,

ta cần phân biệt chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng như sau:

Ở cấp độ tổ chức, chuỗi giá trị rộng hơn chuỗi cung ứng vì nó bao gồm tất cả cáchoạt động dưới hình thức của các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ Mặt khác,chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động thu mua nguyên vật liệu, vận chuyển, chuyểnhóa các đầu vào sản phẩm, phân phối các sản phẩm tới khách hàng đều tồn tại trongchuỗi giá trị Hay chuỗi cung ứng chính là đại diện cho các hoạt động chính của chuỗigiá trị nên chuỗi cung ứng như là tập con của chuỗi giá trị

1.1.1.7 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá

 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả

- Tổng giá trị sản xuất (GO):

Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị sản xuất vật chất và dịch vụ do các cơ sởsản xuất thuộc tất cả các ngành kinh tế quốc dân đạt được trong một thời kỳ nhất địnhthường là một năm

GO = ∑Qi *Pi

Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm i sản xuất ra (kg)

Pi là giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm (ngàn đồng/kg)

- Chi phí trung gian (IC):

Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất bao gồmtoàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất (không kể khấu hao TSCĐ) và chi phí dịch

vụ (sản phẩm vật chất và phi vật chất) được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm vật chất

và dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định thường là một năm

- Giá trị gia tăng (VA):

Giá trị gia tăng là phần chênh lệch giữa GO và IC, là phần giá trị tăng thêm hay

là phần còn lại của giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian (không kể khấu haoTSCĐ và chi phí lao động gia đình)

VA = GO – IC

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

- Giá trị sản xuất tính cho 1 đồng chi phí (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết 1 đồngchi phí trung gian tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất

- Gía trị gia tăng tính cho 1 đồng chi phí (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ đầu tưmột đồng chi phí trung gian thì mang lại bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm

- VA/GO: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng giá trị sản xuất thu được thì có baonhiêu đồng giá trị gia tăng

1.1.2 Giới thiệu chung về cây Thanh trà

1.1.2.1 Đặc điểm sinh học của cây Thanh trà

- Rễ: Cây Thanh trà trồng bằng hạt có một rễ cái và nhiều rễ nhánh, rễ có thể mọcsâu 4m trong điều kiện đất tơi xốp và sự thoát hơi nước tốt Nếu trồng Thanh trà bằngcách chiết hoặc dâm cành thì chỉ có rễ chùm, không có rễ cọc, sự phát triển của rễthường xen kẽ với sự phát triển của thân cành trên mặt đất, có nghĩa là khi rễ hoạtđộng mạnh thì thân cành hoạt động yếu

- Thân cành: Cây Thanh trà thuộc loại thân gỗ cao to trong một năm có thể cho3-4 đợt cành

+ Cành cho trái: Cành mang trái thường ra trong mùa xuân, cành dài và mau tròn,cành cho trái thường mọc từ cành mẹ

+ Cành mẹ: Là cành tạo ra những cành cho trái thường phát triển trong mùa hè vàmùa thu

+ Cành dinh dưỡng chỉ chung tất cả các cành trong giai đoạn chưa cho tráithường mọc ở các mùa trong năm

+ Cành vượt: Là cành dinh dưỡng mọc thẳng lên trong tán cây từ những cànhchính trong thân cây này, nên cắt bỏ những cành này vì lâu cho quả

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

- Đường kính tán cây: Nhóm 4 - 5 tuổi đường kính tán cây trung bình 2.29cm.Nhóm tuổi từ 6 - 10cm có đường kính tán là 4.35cm Với nhóm tuổi từ 11 - 15cmđường kính là 5.65cm và nhóm tuổi từ 16 - 20, trên 20 đường kính tán lần lượt là6.25cm và 6.73 cm.

- Hoa: Màu trắng, có mùi thơm hấp dẫn, là loại hoa lưỡng tính, hoa mọc đồngthời với cành vào mùa xuân hoặc những cành mẹ vào năm trước Hoa mọc thành từngchùm hoặc mọc đơn có 5 cánh Hoa nở vào tháng 1 và tháng 2 Trong năm có một sốhoa trái vụ, có đậu quả nhưng tỷ lệ rất thấp

- Quả Thanh trà: Quả có dạng hình quả lê, trọng lượng từ 500 - 1000 g, kíchthước từ 12 - 17cm, vỏ nhẵn, khi chín có màu vàng sáng, số quả trung bình trên cây là80-200 quả, có cây đạt từ 400- 500 quả, mỗi quả có 13 - 14 múi, tép mọng nước nhưngkhô nên bóc không dính tay, quả chín có vị ngọt và chua nhẹ

Tỷ lệ thành phần ăn được từ 50 - 60% Quả chín thu hoạch vào tháng 8 đến cuốitháng 9, thu hoạch trái vụ so với bưởi khác ở miền bắc và miền nam, đây là một lợi thếcạnh tranh của cây bưởi Thanh trà

- Hạt: Đơn phôi có màu trắng, kích thước hạt 1,5 x 0,8 cm Số hạt trên quảthường là 20 –100 hạt Công tác tuyển chọn, quả ít hạt là tiêu chuẩn để chọn dòng

Có thể khẳng định rằng Thanh trà là một loại đặc sản đặc hữu của Thừa ThiênHuế, có khả năng thích nghi tốt, phát triển lâu bền và mang lại hiệu quả kinh tế cao

Do đó, việc đầu tư phát triển kinh tế là rất cần thiết

b, Yêu cầu ngoại cảnh

- Nhiệt độ: Cây Thanh trà có thể trồng và phát triển trong nhiệt độ từ 13-30 nhiệt

độ thích hợp nhất là từ 23-29

- Ánh sáng: Thanh trà là cây ưa sáng

- Lượng mưa: Cây Thanh trà cần lượng mưa hàng năm là 3000mm/năm, nếu trongđiều kiện ngập úng kéo dài (5-7 ngày) thì rể cây sẽ bị thối, vàng lá và cây sẽ chết

- Đất đai: Đất đai phù hợp cho cây Thanh trà sinh trưởng phát triển tốt là đất phù

sa được bồi tụ, thành phần cơ giới thịt nhẹ, thoát hơi nước tốt thoáng khí, tầng đất canhtác trên 1m, độ PH thích hợp nhất là 6 - 6,5

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

1.1.2.2 Vai trò và giá trị cây Thanh trà đối với đời sống con người

* Giá trị dinh dưỡng: Cây Thanh trà là loại cây đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao.

Quả Thanh trà rất giàu vitamin C (40.25 mg/100g- 52.70 mg/100g), ngoài ra trong quảcòn chứa hàm lượng đường từ 5.0- 5.7%, axit hữu cơ 0.5- 0.6%, nước và các vitamin

A, B, B2, cùng một số ion khoáng như Ca, P, Fe, là những chất rất cần thiết vớisức khoẻ con người

* Giá trị về mặt y học: Ngoài giá trị dinh dưỡng cao cây Thanh trà và các sản

phẩm từ Thanh trà còn có ý nghĩa về mặt y học Đông y cho rằng mỗi bộ phận củaquả Thanh trà đều có tác dụng riêng:

- Vỏ ngoài chứa tinh dầu, vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng hoá đàm, trị

ho, lí khí, giảm đau và có thể chữa được bệnh đau dạ dày và một số bệnh khác Chấtpectin trong vỏ quả còn có tác dụng chống nhiễm xạ Ngoài ra chúng có tác dụng hỗtrợ tiêu hoá và trị cảm cúm, có tác dụng bảo vệ thành mao mạch, giảm tính thấm, giúpcho mao mạch đàn hồi và bền vững hơn Từ đó giúp ngăn ngừa các tai biến do vỡ cácmao mạch, gián tiếp giúp hạ huyết áp Một số người còn dùng vỏ ngoài quả Thanh trà

để xoa lên đầu kích thích lỗ chân lông, phòng trị bệnh hói đầu hay rụng tóc

- Hạt Thanh trà: Hạt có vị đắng, tính ấm, chứa chất béo, có tác dụng trị đau thoảibẹn, sa dì

- Lá Thanh trà: Lá có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tánkhí, thông lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoại huyết, tiêu sưng, tiêu viêm

* Giá trị công nghiệp: Ngoài sử dụng tươi như các bưởi khác, bưởi Thanh trà còn

là nguyên liệu của công nghiệp chế biến nước hoa, dầu gội đầu và các loại mĩ phẩmkhác Công nghiệp chế biến đã góp phần nâng cao giá trị cây Thanh trà

* Giá trị kinh tế- xã hội- môi trường: Cây Thanh trà mang lại giá trị dinh dưỡng

cao Trồng bưởi Thanh trà cho thu hoạch và lợi nhuận thu được cao hơn nhiều so vớimột số loại cây trồng khác Ở nước ta một ha trồng Thanh trà cho thu nhập gấp 8 đến 10lần so với trồng lúa và trồng lạc.Vì thế, có thể nói rằng ở những vùng trồng Thanh tràphát triển thì cuộc sống người dân nơi đó không những ổn định hơn những vùng độccanh cây lương thực, mang lại thu nhập cao mà còn góp phần tạo công ăn việc làm chongười dân nông thôn, mang lại nguồn thu ngân sách ổn định lâu dài cho địa phương

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

Bên cạnh có ý nghĩa kinh tế thiết thực trồng Thanh trà còn có tác dụng bảo vệmôi trường rất lớn, góp phần làm không khí trong lành, giảm tiếng ồn Ngoài ra còngiúp tận dụng được quỹ đất, tăng mật độ cây xanh, tạo môi trường cảnh quan sinh thái,tạo thuận lợi cho du lịch nhà vườn phát triển lâu bền cho người dân địa phương.

1.1.2.3 Kĩ thuật canh tác

- Nhân giống: Có hai phương pháp nhân giống chính là:

+ Nhân giống hữu tính: Bằng hạt (chỉ sử dụng làm gốc ghép hoặc công tác lai tạo).+ Nhân giống vô tính: Đối với thanh trà chiết ghép có hai phương pháp được sửdụng rộng rãi bởi vì có nhiều ưu điểm

- Trồng và chăm sóc:

+ Thời vụ: Tốt nhất là trồng sau Đông chí (22 tháng 12 Âm lịch)

+ Khoảng cách và mật độ: Khoảng 6x7(m) hoặc 7x7(m); mật độ 204-238 cây/ha.+ Chuẩn bị đất trồng:

Đào hố trước khi trồng 4 đến 5 tháng - kích cỡ 60x60x60(cm); bón 50-100kgphân chuồng và 1 - 1,5kg phân lân nung chảy/ hố, trộn đều với đất cho đầy hố

Khi đào hố nên để tầng đất mặt sang một bên, khi lấn hố cho tầng đất mặt xuốngtrước Hố đào càng sớm càng tốt, nên đào trước mùa mưa

Trên chân đất thường xuyên bị ngập úng đắp mô cao từ 30-60cm so với mặt đất,đường kính khoảng 1m để thoát nước tốt, tránh cho cây khỏi bị úng trong mùa mưa.Khi cây càng lớn thì đắp mô càng rộng theo tán cây

+ Cách trồng: Đào hố nhỏ vừa đặt bầu cây, xé bầu đặt cây xuống, cắm cọc, giữchặt cây con, lắp đất chặt bầu, sau khi trồng nên tưới cho ướt đẫm, dùng rơm rạ hoặc

cỏ khô tủ xung quanh gốc

+ Tưới tiêu, làm cỏ: Nên tưới nước đủ cho Thanh trà vào mùa nắng và tiêu nướcvào mùa mưa, làm cỏ xung quanh tán cây kết hợp với bón phân

+ Bón phân: Tuỳ tình trạng sinh trưởng và phát triển của cây, độ phì của đất đểbón phân

+ Phòng trừ sâu bệnh: Trên cây Thanh trà có rất nhiều loại sâu bệnh hại cây gâyảnh hưởng xấu đến năng suất và phẩm chất quả sau này Tuỳ từng loại sâu bệnh mà cócác cách phòng trừ riêng, hạn chế sử dụng các biện pháp hoá học

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

- Thu hoạch:

Sau khi trồng 2 - 4 năm cây bắt đầu cho thu hoạch những quả Thanh trà đầu tiên,khi vỏ ngoài của quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng xanh,vỏ trái láng bóng thìthu hoạch Thời gian hái tốt nhất là từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều, nên hái vào nhữngngày khô ráo, không nên làm xây xát quả, dùng kéo để cắt cuống và tốt nhất là xử lývết cắt bằng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vôi

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ Thanh trà

Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của một quá trình sản xuất, cần phải thấy rõ tácđộng của các yếu tố bên ngoài đến kết quả đạt được Từ đó thấy được những điều kiệnthuận lợi để tiếp tục phát huy, đồng thời phát hiện được những khó khăn, hạn chế để

có kế hoạch điều chỉnh kịp thời và hạn chế tối đa những ảnh hưởng bất lợi đến quátrình sản xuất đó Sự phát triển của quá trình sản xuất Thanh trà thường chịu ảnhhưởng của các nhân tố sau:

1.1.3.1 Các nhân tố tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng củaThanh trà Thời tiết khí hậu thuận lợi sẽ đẩy nhanh quá trình sinh trưởng và phát triểncây Thanh trà, ngược lại nếu thời tiết không thuận lợi thì cây không thể phát triển tốt,

sự ra hoa và kết trái không thuận lợi làm giảm năng suất và sản lượng Thanh trà saunày Thanh trà là cây ưa sáng và thích hợp với nhiệt độ từ 23-29oC Do đó nếu nhiệt độxuống thấp và thiếu ánh sáng thì cây sẽ ra hoa muộn, ít, dễ rụng, khó đậu quả, khi đóhiệu quả thu được không cao Cây Thanh trà là cây lâu năm nên rủi ro rất lớn do bão,lụt có thể gây đổ cây hoặc ngập úng trên diện rộng, dễ gây thối rễ ảnh hưởng đến kết

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

quả của quá trình sản xuất Vì vậy cần có những biện pháp nhằm giảm bớt ảnh hưởngcủa mưa bão như có chế độ thoát nước về mùa mưa hay nâng đất, chống sào cho cây

Về đất đai, Yếu tố đất đai đã làm nên sự khác biệt của bưởi Thanh trà với các loạibưởi khác, làm thành đặc sản bưởi Thanh trà Huế Nếu lấy giống bưởi Thanh trà chínhgốc về trồng ở một địa phương khác thì chất lượng quả không được bằng Thanh tràgốc Bưởi Thanh trà cho chất lượng tốt và năng suất cao nếu được trồng trên loại đấtphù sa phù hợp nhất, việc lựa chọn đất trồng cho phù hợp sẽ quyết định năng suất vàsản lượng Thanh trà Nếu trồng trên đất không phù hợp thì cây Thanh trà sẽ còi cọc,sau này sẽ cho sản lượng và chất lượng quả thấp

1.1.3.2 Các nhân tố xã hội:

- Lao động:

Như ta đã biết, lao động là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất củacây trồng Đặc biệt đối với Thanh trà đòi hỏi có sự chăm sóc cẩn thận và tỉ mỉ, vì vậylực lượng lao động phải được đào tạo những kỹ thuật cơ bản về cách trồng, cách chămsóc và thu hoạch Thanh trà mới có thể tạo ra trái Thanh trà chất lượng cao, đồng đều.Trong sản xuất Thanh trà lực lượng lao động tập trung chủ yếu vào thời gian câysắp ra hoa, kết quả và thu hoạch quả Vì trong thời gian này cây rất cần nước, tỉa cànhcắt bớt hoa, trái và hái trái nên đây là thời gian tốn nhiều công lao động

- Vốn và tư liệu sản xuất:

Đây là hai yếu tố quan trọng hàng đầu trong mọi hoạt động sản xuất Vốn là điềukiện cơ bản đầu tiên cần có để tiến hành hoạt động sản xuất, nếu không có vốn thì quátrình sản xuất sẽ bị ngưng trệ, khó tiến hành được Phát triển cây Thanh trà yêu cầuvốn đầu tư tương đối cao về vật tư nông nghiệp vì thời kỳ kiến thiết cơ bản tương đốidài nên hầu hết các hộ trồng Thanh trà đều không chủ động được vốn và thường phảivay mượn nhiều nơi Các tư liệu sản xuất khác như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thựcvật quyết định đến năng suất và chất lượng quả Thanh trà

- Thị trường, giá cả:

Thị trường và giá cả là hai yếu tố tác động trực tiếp đến ý thức sản xuất củangười dân Những biến động về giá của Thanh trà trên thị trường sẽ ảnh hưởng đếntâm lí của các hộ sản xuất Nếu giá cao sẽ kích thích việc đầu tư mở rộng sản xuất,ngược lại giá thấp sẽ kìm hãm việc đầu tư cho sản xuất

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

Thanh trà nếu được bảo quản theo cách truyền thống thì sẽ giữ được một tháng,còn bảo quản bằng phương pháp màng chống thấm BQE-1 thì kéo dài thời gian bảoquản tươi mà vẫn đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng của quả Vì vậy người trồng Thanhtrà phải chủ động trong khâu tiêu thụ để giữ được hương vị đặc trưng của Thanh trà.Hiện nay, thị trường tiêu thụ Thanh trà ngày càng được mở rộng không chỉ trong tỉnhnhà mà còn trong nước như Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị và cả thị trường nướckhác như Lào, Thái Lan

- Cơ chế chính sách của nhà nước:

Các chính sách của nhà nước cũng ảnh hưởng lớn đến quyết định sản xuất củangười dân

+ Chính sách đất đai: Gần đây dự án về quy hoạch phát triển cây ăn quả xã ThuỷBiều năm 2006-2010 đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chú trọng phát triểncây Thanh trà để trở thành cây trồng chủ lực trên đất Thuỷ Biều, đồng thời quy hoạchvườn bảo tồn gen cây đặc sản Thanh trà Nhờ vậy người dân ở đây có điều kiện để chútrọng phát triển cây Thanh trà cũng như các loại cây ăn quả có lợi thế so sánh khác

+ Chính sách khuyến nông: Khi tiến hành một hoạt sản xuất mà thiếu vốn, thiếu

kỹ thuật thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất, chất lượng của sản phẩmcây trồng, đồng thời kết quả thu được sẽ không cao Do đó cần có các chương trình hỗtrợ về giống cây trồng, tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân, thực hiện các chươngtrình như giới thiệu các mô hình nông dân sản xuất giỏi, đúng kỹ thuật, chuyển giaokhoa học công nghệ, thông tin về giá cả thị trường Để có chương trình hỗ trợ sản xuấtcần có sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của các ban ngành có liên quan

+ Chính sách tín dụng: Đây là yếu tố hết sức quan trọng đối với việc mở rộngvùng sản xuất Thanh trà Chính sách này phù hợp sẽ có tác dụng hỗ trợ vốn cho ngườisản xuất nhằm đầu tư phát triển Thanh trà ổn định, làm tăng thu nhập cho người dân vàtạo công ăn việc làm cho người lao động

Trang 31

+ Phân bón: Là yếu tố cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và pháttriển tốt Tuy nhiên, lượng phân bón cung cấp phải được phối hợp một cách cân đối,hợp lý giữa các loại phân và đúng thời điểm thì mới cho kết quả tốt Ngược lại, nếubón phân không hợp lý và đúng thời điểm dẩn đến sự sinh trưởng và phát triển mất cânđối cho cây Thanh trà, sâu bệnh có điều kiện phát triển và gây hại.

+ Bảo vệ thực vật: Công tác phòng trừ sâu bệnh là một trong những khâu vôcùng quan trọng trong ngành trồng trọt Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới sẽ tạo điềukiện sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại sâu bệnh phát triển Chính vì vậy mà việc áp dụngcác phương pháp BVTV để phòng chống sâu bệnh là yếu tố cần thiết Tuy nhiên việcbảo vệ cây phải đi đôi với bảo vệ môi trường

+ Thuỷ lợi: Nước là yếu tố vô cùng quan trọng đối với cây Thanh trà Không cónước thì cây Thanh trà không thể phát triển được dẫn đến năng suất và phẩm chất quảThanh trà kém Do đó cần phải cung cấp đủ nước cho cây vào mùa nắng và tiêu nướccho cây vào mùa mưa

Như vậy người nông dân cần chú trọng công tác chọn giống tốt đồng thời cầnbón phân đầy đủ, đúng kỹ thuật và kịp thời phát hiện, xử lí các loại sâu bệnh gây hạicho cây Hiện nay mặc dù phần lớn các hộ nông dân đều đã được đi tập huấn về kỹthuật chăm sóc cây Thanh trà những người nông dân chủ yếu vẫn còn sản xuất tự phát,dựa vào kinh nghiệm bản thân là chính Do đó cần phải nâng cao ý thức người nôngdân thông qua các buổi nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm với những người làm vườngiỏi hoặc các chuyên gia để nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất của cây Thanh trà

mà vẫn giữ được những thuộc tính truyền thống đặc trưng của nó

1.2 Cơ sở Thực tiễn

1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở Việt Nam

Cả nước hiện có khoảng 765.000 ha cây ăn trái, sản lượng hơn 6,5 triệu tấn vớinhững loại trái cây chủ yếu như: dứa, chuối, cam, quýt, bưởi, xoài, thanh long, vải thiều,nhãn, chôm chôm, sầu riêng Kim ngạch xuất khẩu trái cây trong những năm gần đây daođộng ở khoảng 150 - 180 triệu USD/năm Tuy nhiên, các loại cây ăn trái đang trồng hầuhết đều cho năng suất không cao, chất lượng kém (không đẹp, kích cỡ không đều, vị khôngđặc trưng), giá thành cao, nên khả năng cạnh tranh thấp Điều này dẫn tới cây ăn trái nước

ta đang đứng trước thách thức lớn khi hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

Nói đến cây ăn quả, thì bưởi là một loại cây được trồng nhiều ở nước ta ViệtNam có nhiều giống bưởi ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao như bưởi Năm roi,

Da xanh, Phúc Trạch, Thanh Trà, Diễn, Đoan Hùng…Tuy nhiên, chỉ có bưởi Năm Roi

là có sản lượng mang ý nghĩa hàng hoá lớn Tổng diện tích bưởi Năm Roi là 9,2 ngàn

ha, phân bố chính ở tỉnh Vĩnh Long (diện tích 4,5 ngàn ha cho sản lượng 31,3 ngàntấn, chiếm 48,6% về diện tích và 54,3% về sản lượng bưởi Năm Roi cả nước); trong

đó tập trung ở huyện Bình Minh: 3,4 ngàn ha đạt sản lượng gần 30 ngàn tấn Tiếp theo

là tỉnh Hậu Giang với 1,3 ngàn ha

Theo các tác giả Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải, Đỗ Đình Ca (Trần Thế Tục, 1995)nước ta có ba vùng trồng các loại cam, quýt, bưởi chủ yếu là:

+ Vùng đồng bằng Sông Cửu Long: Ở đây có một tập đoàn cam quýt rất phongphú như: cam chanh, cam sành, cam giấy, bưởi, quýt, quất Các giống được ưa chuộng

và trồng hiện nay là cam sành, cam mật, quýt Đường, quýt Tiều, đặc biệt có bưởi Nămroi, bưởi Long Tuyền

+ Vùng Bắc Trung Bộ: Ở đây có loại cam quýt phong phú, đặc biệt vùng có đặcsản bưởi Thanh Trà của Huế và bưởi Phúc Trạch của Hà Tĩnh, với nhu cầu và giá trịkinh tế đem lại cao, diện tích bưởi ngày được mở rộng

+ Vùng trung du và miền núi phía Bắc: Cam quýt ở vùng này được trồng ởnhững vùng đất ven sông, suối như sông Hồng, sông Lô, sông Gấm, sông Thuỷ, sôngChảy… Riêng cây bưởi vùng này có 474 ha chiếm 17,5% diện tích cây có múi vớigiống bưởi Đoan Hùng ngon nổi tiếng (Nguyễn Thanh Phong, 2008)

Nhìn chung cây bưởi rất đa dạng và phong phú, hiện nay nước ta có khoảng 100giống bưởi được trồng rải rác khắp nơi Bưởi không được trồng tập trung mà chỉ đượctrồng trong các vườn gia đình Diện tích trồng bưởi cũng ít hơn các loài cam, quýtkhác Bưởi chưa trở thành hàng hoá thương mại trên thế giới, chủ yếu tiêu thụ nội địa

và chỉ có ở những vùng hạn hẹp nhất định

1.2.2 Tình hình sản xuất Thanh Trà ở Tỉnh Thừa Thiên Huế

1.2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ Thanh trà

Trồng Thanh trà đã xuất hiện từ lâu ở Thừa Thiên Huế, tuy trước đây chưamấy ai quan tâm đến việc sản xuất Thanh Trà, chỉ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

dùng của gia đình, họ hàng xung quanh Những năm gần đây nhận thấy giá trị kinh

tế mà cây bưởi Thanh Trà mang lại nên nghề trồng Thanh Trà đã chú ý được khôiphục và phát triển Đặc biệt khi Thanh Trà ở Huế đã đăng kí bảo hộ quyền sở hữutrí tuệ với Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) về trái Thanh trà với têngọi “Thanh Trà Huế” thì cây bưởi Thanh Trà ngày càng được mở rộng về diện tích

và phạm vi tiêu thụ

Theo thống kê của Trung tâm thực nghiệm và giống cây ăn quả Thừa Thiên-Huế,chỉ tính từ năm 2000 đến nay, diện tích cây Thanh trà được trồng mới trên địa bàn toàntỉnh đã đạt trên 250 ha, nâng tổng diện tích Thanh trà trên toàn tỉnh lên hơn 1200 hatập trung ở thành phố Huế và các huyện Hương Trà, Phong Điền, Phú Vang cụ thể:huyện Hương Trà: 481 ha; Phong Điền: 258 ha; Quảng Điền: 50 ha; Phú Lộc: 60 ha;thị xã Hương Thủy: 105 ha và ở thành phố huế: 157 ha

Kết quả điều tra về thực trạng kỹ thuật canh tác bưởi Thanh Trà tại Thừa ThiênHuế của Viện Nghiên cứu Rau quả cho thấy, có khoảng 90 % số hộ dân sử dụng phânbón cho Thanh trà và loại phân được sử dụng phổ biến nhất là phân bón tổng hợpNPK Các loại phân đơn như urê, supe lân và các loại phân kali rất ít được người dântrồng bưởi Thanh Trà quan tâm sử dụng; một số ít hộ có sử dụng phân chuồng Hầuhết người nông dân trồng bưởi đã nắm được phương pháp bón phân Về tưới nước chobưởi Thanh Trà, có khoảng 50% số hộ nông dân trồng bưởi có áp dụng biện pháp kỹthuật tưới nước ở các mức độ thường xuyên khác nhau; khoảng 10% số hộ cung cấpnước tưới đầy đủ theo quy trình kỹ thuật canh tác được khuyến cáo; một nửa số hộ cònlại không tưới cho cây bưởi Thanh Trà trong suốt chu kỳ canh tác

Về kỹ thuật cắt tỉa, hầu hết các hộ dân trồng bưởi không thực hiện việc cắt tỉahoặc cắt tỉa không đảm bảo quy trình; cây bưởi hoàn toàn được để sinh trưởng pháttriển và ra hoa đậu quả tự nhiên Về sâu bệnh gây hại, có rất nhiều loại sâu bệnh hạigây hại trên cây bưởi Thanh Trà như sâu nhớt, câu cấu, nhện đỏ, sâu vẽ bùa, bệnh loét,bệnh chảy gôm,… Đối tượng bệnh hại nguy hiểm nhất đối với cây bưởi Thanh Tràhiện tại là bệnh chảy gôm Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ các đốitượng sâu bệnh gây hại trên cây bưởi Thanh Trà đang còn rất hạn chế.Thực trạng về

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác trên cây bưởi Thanh Trà tại Thừa ThiênHuế đã dẫn đến sự suy thoái nghiêm trọng của nhiều vườn bưởi Thanh Trà, đặc biệt lànhững vườn cây nhiều tuổi Về biện pháp kỹ thuật thu hái, gần như tất cả các hộ nôngdân đều thu hái bằng tay hoặc bằng những dụng cụ thô sơ như liềm, sào; ảnh hưởngcủa biện pháp kỹ thuật thu hái đến chất lượng, khả năng bảo quản quả sau thu hái chưađược người nông dân quan tâm Hầu như chưa có các tiến bộ kỹ thuật về bảo quản, chếbiến bưởi Thanh Trà được đưa vào áp dụng tại Thừa Thiên Huế; khoảng trên 90% số

hộ nông dân thu hái bưởi Thanh Trà về để tự nhiên hoặc đưa vào bảo quản bằng cácphương pháp thủ công

Về giá trị và hiệu quả kinh tế, thu nhập từ bưởi Thanh Trà đã có đóng góp lớntrong tổng nguồn thu của hộ gia đình trong năm với các vùng trồng bưởi Thanh Tràtập trung như Thủy Biều, Hương Vân … Về phương thức tiêu thụ, hầu hết sản phấmcủa các hộ nông dân được bán tại nhà cho thương lái (83%), số còn lại được ngườinông dân đưa đi bán lẻ tại các chợ của địa phương Tương tự như việc áp dụng cácbiện pháp kỹ thuật canh tác, việc bao gói, vận chuyển sản phẩm của người nông dân,của thương lái từ vườn trồng tới nơi tiêu thụ chủ yếu bằng các phương tiện vận chuyểnnhư xe máy, xe đạp hoặc quang gánh

Bưởi Thanh Trà là cây ăn quả đặc sản của Thừa Thiên Huế, rất phù hợp với điềukiện sinh thái của tỉnh và được tỉnh áp dụng nhiều chính sách ưu tiên cho phát triển.Cùng với các lợi thế về sự phù hợp với điều kiện sinh thái, sự quan tâm của các cấpchính quyền địa phương, người nông dân các vùng trồng bưởi tập trung của ThừaThiên Huế rất cần cù, có nhiều kinh nghiệm sản xuất cây bưởi Thanh trà cùng với thịtrường tiêu thụ đang còn rất rộng mở, cây bưởi Thanh trà đang có nhiều điều kiện đểphát triển tại Thừa Thiên Huế Và để duy trì, phát triển cây bưởi Thanh Trà - một đặcsản của Thừa Thiên Huế một cách ổn định, cần tăng cường đưa các tiến bộ kỹ thuật từkhâu trồng, chăm sóc đến thu hái, bảo quản sản phẩm quả vào áp dụng rộng rãi trongsản xuất; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển sản xuất vàđặc biệt là nâng cao trình độ canh tác cho người nông dân, từng bước áp dụng sản xuấtbưởi Thanh Trà theo hướng GAP

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

1.2.2.2 Hoạt động xây dựng Thương hiệu Thanh trà Huế

Tháng 8/2005 HTX NN Thủy Biều, đơn vị đại diện đứng ra đăng ký nhãn hiệutập thể cho “Thanh trà Huế” hoàn chỉnh hồ sơ và đăng ký nộp đơn đăng ký bảo hộ độcquyền nhãn hiệu “Thanh trà Huế” với cục sở hữu trí tuệ

Đến tháng 8/2007 cục sở hữu trí tuệ có quyết định cấp giấy chứng nhận nhãnhiệu tập thể “Thanh trà Huế” và được xác lập quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu hànghóa và được pháp luật bảo hộ

Trong những năm vừa qua, để đưa thương hiệu Thanh trà huế phát triển trên thịtrường, hằng năm đã có nhiều hoạt động quảng bá thương hiệu như thực hiện các đoạnphóng sự ngắn, đăng ký trên báo để giới thiệu sản phẩm, đưa sản phẩm tham gia cáchội chợ…

Để mở rộng phạm vi hoạt động thương hiệu “Thanh trà Huế”, trong năm 2011HTX NN Thủy Biểu từ dự án quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Thanh trà Huế, đãtriển khai thêm năm vùng dự án mở rộng:

- Xã Phong Thu Huyện Phong Điền

- Xã Hương Vân và Hương Hồ Huyện Hương Trà

- Xã Quảng Phú Huyện Quảng Điền

- Xã Thủy Bằng Huyện Hương Thủy

Qua năm vùng dự án mở rộng tổng số thành viên đăng ký đủ điều kiện sử dụngnhãn hiệu tập thể Thanh trà Huế hiện nay là 136 thành viên Đây là những vùng có quy

mô diện tích lớn và thị trường tiêu thụ sản phẩm, mỗi vùng có một đặc thù riêng Khi

có điều kiện sẽ liên kết và cùng phối hợp làm cầu nối sản lượng lớn cung ứng cho thịtrường trong nước và quốc tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

Chương II PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG THANH TRÀ TRÊN

ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY BIỀU, THÀNH PHỐ HUẾ

2.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý của phường Thủy Biều

Thuỷ Biều là phường vùng ven của Thành phố huế, cách trung tâm Thànhphốkhoảng 4 km về phía Tây Nam, nằm trên lưu vực sông Hương đối diện với chùaThiên Mụ, di tích Văn Thánh, địa hình tương đối bằng phẳng Xã Thủy Biều đượchình thành trước năm 1945 gồm 2 làng cổ là Nguyệt Biều (hình thành vào thế kỷ XVI)

và Lương Quán (hình thành vào thế kỷ XVII) thuộc Tổng Cư Chánh, huyện HươngThủy, phủ Thừa Thiên Đến ngày 25 tháng 3 năm 2010 xã Thủy Biều được Chính phủ

ra Nghị quyết công nhận thành lập phường Thủy Biều, có địa giới hành chính giáp vớicác phường:

- Phía Đông giáp với phường Thuỷ Xuân, phường Phường Đúc, thành phố Huế,tỉnh Thừa Thiên Huế

- Phía Tây giáp phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Phía Nam giáp với xã Thuỷ Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Phía Bắc giáp phường Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1.2 Địa hình đất đai

Nhìn tổng thể phường Thuỷ Biều như một bán đảo nhỏ, đẹp, địa hình thoải dần

từ Đông sang Tây, diện tích đất tự nhiên là 657,3ha, có vùng đồi thấp chiếm khoảng20% diện tích toàn phường và nằm dồn về phía Đông của phường, còn lại chủ yếu làvùng đồng bằng

- Đất phù sa được bồi: Khoảng 325ha

Thành phần cơ giới: Phần lớn là đất thịt nhẹ Riêng phần bãi bồi sát sông Hương

ở Lương Quán khoảng 25ha có thành phần cơ giới cát pha Độ dài tầng đất lớn hơn

100 cm Phân bố dọc theo sông Hương thuộc các thôn: Lương Quán, Trung Thượng,Đông Phước Đây là loại đất màu mỡ, thích hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển,đặc biệt là cây đặc sản Thanh trà

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

- Đất đỏ vàng phát triển trên đá sét: Có khoảng 150ha.

Thành phần cơ giới: Đất thịt nhẹ, độ dày tầng đất nhỏ hơn 30cm, phân bố chủyếu ở hai thôn Trường Đá và Long Thọ

- Đất biến đổi do trồng lúa: Diện tích khoảng 97ha, nằm giữa 2 vùng đất trên.Thành phần cơ giới là đất thịt nhẹ Độ dày tầng đất trên 100cm

2.1.1.3 Khí hậu, thủy văn

- Nhiệt độ và giờ nắng: Nhiệt độ trung bình/năm là 24 -25, số ngày nhiệt độ dưới

15 không nhiều Tổng nhiệt độ/ năm là 8700-9000, nhiệt độ thấp nhất: 9, cao nhất là

41 Số giờ nắng >1900 giờ /năm

- Lượng mưa: Lượng mưa hằng năm biến động từ 2.600 – 2.800 mm, số ngàymưa trung bình từ 140 – 150 ngày/ năm Tuy nhiên, do chế độ mưa theo mùa, lượngmưa phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm nên cũng gây ra bất lợi chovây ăn quả trong đó có cây Thanh trà Ở Thủy biều, mùa mưa chia thành 2 thời kì:

+ Mùa ít mưa: Từ tháng 1 đến tháng 8, tỷ trọng chiếm từ 25 – 25% tổng lượngmưa hằng năm Do chịu ảnh hưởng của gió tây nam khô nóng và tình trạng khô hanhdẫn đến tình trạng thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp

+ Mùa mưa nhiều: Tập trung trong 4 tháng từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau,chiếm khoảng 74 -75% so với tổng lượng mưa hằng năm

- Độ ẩm và không khí: Cũng như Thành phố Huế, độ ẩm trên địa bàn PhườngThủy Biều chia làm hai kì: Từ tháng 4 đến tháng 8 và từ tháng 8 kéo dài đến tháng 3năm sau Cụ thể, thời kì độ ẩm không khí thấp kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, tươngứng với thời gian có gió tây nam khô nóng, ẩm độ trung bình từ 63% – 73 %, có khi độ

ẩm xuống dưới 50% Độ ẩm tăng nhanh khi bắt đầu vào mùa mưa và kéo dài cho đếntháng 3 năm sau

- Lũ lụt: Do được bao bọc bởi sông Hương nên phường Thủy biều chịu ảnhhưởng sâu sắc của các trận lũ lụt, các trận lũ thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng

11 trong năm Sau mỗi trận lũ các vườn cây đều được bồi đắp phù sa, tuy nhiên, lũlụt cũng gây nên những thiệt hại không nhỏ đối với hoạt động nông nghiệp trên địabàn phường

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

- Nguồn nước ở xã Thuỷ Biều rất dồi dào từ sông Hương bao quanh và các conhói nhỏ chủ yếu cung cấp cho sản xuất nông nghiệp Nước ngầm sâu hơn 4m là nguồnnước chủ yếu cho sinh hoạt.

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1 Kinh tế

Về sản xuất nông nghiệp, trong năm 2012, tổng diện tích trồng lúa là 147,2 ha, năngsuất bình quân đạt 52,227 tạ/ ha Sản lượng cả năm đạt 768,78 tấn đạt 93,68% Diện tíchtrồng các loại hoa là 11 ha, đem lại giá trị sản lượng 804 triệu đồng Diện tích các cây hoamàu khác là 84 ha, tổng giá trị sản lượng đạt 2,4 tỷ đồng Đối với hoạt động chăn nuôi.Mặc dù không xảy ra dịch bệnh nhưng năm 2012 là năm tương đối khó khăn đối vớingành chăn nuôi trên địa bàn Giá lợn giống và thức ăn gia súc tăng cao nhưng giá bán vậtnuôi thấp nên bà con chưa mạnh dạn đầu tư, phát triển chăn nuôi, tổng đàn lợn toànphường không tăng, so với năm trước là 1200 con Nuôi trồng thủy sản chưa có chuyểnbiến tích cực,nuôi cá nước ngọt chủ yếu theo phương thức quản canh, chưa thực sự đầu tư

và khai thác có hiệu quả, diện tích ao hồ nuôi cá nước ngọt là 4,5 ha

Về thương mại, hoạt động này diễn ra ổn định, qua thống kê toàn phường có 474

hộ đăng ký kinh doanh dịch vụ, các mặt hàng thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệpkinh doanh, buôn bán trên địa bàn ngày càng phong phú đa dạng

Về du lịch dịch vụ, trên địa bàn phường Thuỷ Biều phát triển nhiều khu du lịch,dịch vụ với nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ - du lịch, thu hút một lực lượng lớn laođộng của địa phương, tạo ra xu thế phát triển du lịch - dịch vụ - thương mại, thúc đẩyquá trình đô thị hoá phát triển nhanh Trên địa bàn phường có trên 79% lao động phinông nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh, dịch vụ du lịch, công nghiệp và tiểu thủcông nghiệp chiếm hơn 75% tổng số doanh thu hàng năm

Trong 2012, phát huy thế mạnh của địa phương là địa bàn có nhiều địa điểm ditích lịch sử, danh lam thắng cảnh và vườn cây đặc sản Thanh trà, hàng ngày có hàngtrăm lượt khách Quốc tế đến tham quan nên người dân trên địa bàn đã nhanh chóngchuyển đổi ngành nghề từ làm vườn, buôn bán nhỏ chuyển sang kinh doanh dịch vụ -

du lịch và thâm canh, mở rộng diện tích cây đặc sản thanh trà nên đời sống nhân dânngày càng được cải thiện đáng kể

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất của phường

Toàn xã có 657,3 ha đất, trong đó diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 31,54%.Tương đương 207,27 ha, diện tích đất phi nông nghiệp là 439,9 ha (66,9 %) và với xuhướng đô thị hoá như hiện nay thì đất nông nghiệp có nguy cơ thu hẹp dần, nhất là đấttrồng cây đặc sản như bưởi Thanh Trà là điều có thể xảy ra Diện tích đất chưa sửdụng là 10,11 ha chiếm 1,54 % tổng diện tích đất toàn phường

cơ cấu đất đai

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Đồ Thị 1.1 Cơ cấu đất đai Phường Thủy Biều năm 2010

(Nguồn: UBND Phường Thủy Biều)

2.1.2.3 Tình hình nhân khẩu và lao động

Thủy Biều là một phường ven thành phố Huế với dân số tương đối đông Tínhtrên toàn phường, có 2285 hộ với 10.216 nhân khẩu Tổng số lao động là 5344 người,trong đó, lao động nông nghiệp là 4244 người chiếm 79,4 % và lao động phi nôngnghiệp là 1.100 người chiếm 20,6 % tổng số lao động

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 28/11/2016, 22:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội, khóa luận: “ chuỗi cung hoa lyly ở Đà Lạt” Sách, tạp chí
Tiêu đề: chuỗi cung hoa lyly ở Đà Lạt
6. Trang thông tin điện tử Phường Thủy Biều: http://thuybieu.thuathienhue.gov.vn Link
1. Khoa QTKD, giáo trình quản trị chuỗi cung ứng, trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, năm 2008 Khác
2. GS.TS. Nguyễn Thế Nhã – PGS.TS. Vũ Đình Thắng, giáo trình kinh tế nông nghiệp, trường ĐH Kinh tế quốc dân, NXB thống kê Khác
3. TS. Nguyễn quang phổ, Bài giảng sinh lý thực vật trường ĐH Nông lâm Huế, năm 1995 Khác
4. Th.S Nguyễn Kin Anh, giáo trình quản lý chuỗi cung ứng, Đh mở bán công TP.Hồ Chí Minh, năm 2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w