1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích chuỗi cung sản phẩm chè trên địa bàn xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

106 101 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Đề tài tiến hành xem xét các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của chuỗi cung sản phẩm chè; đánh giá thực trạng hệ thống sản xuất nông nghiệp của nông hộ điều tra trên địa bàn xã Thanh Thủy từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nông hộ cải thiện được vị thế của mình trong chuỗi và hạn chế được khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2

3.2 Phương pháp thống kê kinh tế 3

3.3 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo 3

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

Phần II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

Chương I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1.1.1 Các vấn đề liên quan đến chuỗi cung 5

1.1.1.1 Khái niệm về chuỗi cung 5

1.1.1.2 Mục tiêu của chuỗi cung 6

1.1.1.3 Thành phần của chuỗi cung 7

1.1.1.4 Chức năng của chuỗi cung 9

1.1.1.5 Định hướng và kiểm soát chuỗi 9

1.1.1.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 10

1.1.2 Vai trò của ngành trồng chè 11

1.1.2.1 Tác dụng của cây chè 11

1.1.2.2 Vai trò 12

1.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật 12

1.1.3.1 Điều kiện tự nhiên 12

1.1.3.2 Nhóm yếu tố kỹ thuật 13

1.1.3.3 Nhóm nhân tố kinh tế xã hội 13

1.1.3.4 Vai trò của công tác tiêu thụ 14

1.2 CƠ SỞ THỰC TIẾN 14

1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới 14

1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè tại Việt Nam 16 Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

1.2.2.1 Tình hình sản xuất 16

1.2.2.2 Tình hình tiêu thụ 17

1.2.3 Tình hình sản xuất chè của tỉnh Nghệ An qua 3 năm 2008 - 2010 19

1.2.4 Tình hình sản xuất chè của huyện Thanh Chương qua 3 năm 2008-2010 20

Chương II PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM CHÈ Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH CHƯƠNG TỈNH NGHỆ AN 22

2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 22

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 22

2.1.1.1 Vị trí địa lý của xã Thanh Thủy .22

2.1.1.2 Địa hình đất đai thổ nhưỡng 22

2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết 22

2.1.1.4 Nguồn nước, thủy văn 24

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 24

2.1.2.1 Kinh tế 24

2.1.2.2 Văn hóa xã hội 25

2.1.2.3 Tình hình sản xuất của xã Thanh Thủy trong năm 2010 26

2.1.2.4 Tình hình sử dụng đất của xã 29

2.1.2.5 Tình hình nhân khẩu và lao động của xã qua 3 năm 2008 - 2010 31

2.1.2.6 Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật của xã 32

2.1.2.7 Hoạt động sản xuất chè trên địa bàn xã Thanh Thủy 33

2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH THỦY 34

2.2.1 Giới thiệu 34

2.2.2 Một vài nét khái quát về nông hộ 35

2.2.2.1 Tình hình sử dụng đất của các hộ sản xuất chè điều tra năm 2010 35

2.2.2.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ sản xuất chè năm 2010 37

2.2.2.3 Tư liệu sản xuất và vốn của các hộ điều tra trong năm 2010 39

2.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUỖI CUNG SẢN PHẨM CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH THỦY 41

2.3.1 Nhóm nhân tố tự nhiên 41

2.3.2 Nhóm nhân tố kỹ thuật 42

2.3.3 Nhóm nhân tố kinh tế và tổ chức xã hội 42

2.3.3.1 Thị trường và giá cả 42

2.3.3.2 Vốn và cơ sở hạ tầng 43 Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

2.3.3.3 Các chính sách kinh tế 44

2.3.4 Những nhân tố khác 44

2.3.4.1 Kỹ thuật chăm sóc 44

2.3.4.2 Kỹ thuật khai thác 44

2.3.4.3 Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của chè 45

2.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ THAM GIA TRONG CHUỖI CUNG SẢN PHẨM CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH THỦY 45

2.4.1 Hộ sản xuất chè trên địa bàn xã Thanh Thủy 45

2.4.1.1 Phân tích chi phí đầu tư thâm canh một ha chè của các hộ ở thời kỳ KTCB 45

2.4.1.2 Diện tích năng suất, sản lượng, giá bán và doanh thu của các hộ trong năm 2010 47

2.4.1.3 Hiệu quả sản xuất chè của các nông hộ 49

2.4.1.4 Xác định thu nhập của nông hộ 49

2.4.2 Người thu gom, chế biến chè trong chuỗi cung sản phẩm trên địa bàn xã Thanh Thủy 52

2.4.2.1 Xí nghiệp chế biến dịch vụ chè Ngọc Lâm 52

2.4.2.2 Hộ thu gom và chế biến nhỏ trên địa bàn xã Thanh Thủy 55

2.5 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG SẢN PHẨM CHÈ 58

2.5.1 Mô tả chuỗi cung 58

2.5.1.1 Chuỗi cung các yếu tố đầu vào 58

2.5.1.2 Chuỗi cung sản phẩm 60

2.5.1.3 Khẩu độ và các mắt xích của chuỗi cung chè 61

2.5.2 Phân tích hoạt động của chuỗi cung chè 62

2.5.2.1 Các mỗi quan hệ trong chuỗi cung 62

2.5.2.2 Môi trường kinh doanh 64

2.5.2.3 Tính định hướng thị trường 65

2.5.2.4 Độ dài chuỗi cung sản phẩm chè trên địa bàn xã 65

2.5.2.5 Chuỗi có tập trung vào người tiêu dùng không 65

2.5.2.6 Tính ổn định và hợp tác của chuỗi 66

2.5.2.7 Thông tin trong chuỗi cung 67

2.5.3 Các lựa chọn của người nông dân 69

2.5.4 Mô tả môi trường cạnh tranh mà chuỗi phải đối mặt .69

2.5.5 Những trở ngại cho hoạt động của chuỗi cung và hướng cải tiến 70 Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG

SẢN PHẨM CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH THỦY 73

3.1 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN 73

3.2 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG 73

3.2.1 Giải pháp về nguồn lực 73

3.2.2 Giải pháp khắc phục trở ngại về cơ sở hạ tầng 74

3.2.3 Giải pháp về quản lý các kênh thông tin 75

3.2.4 Giải pháp về thị trường 75

3.3 GIẢI PHÁP GIÚP NÔNG HỘ TRỰC TIẾP ĐƯA SẢN PHẨM RA THỊ TRƯỜNG 76

3.3.1 Giải pháp ngắn hạn 76

3.3.2 Giải pháp dài hạn 77

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

3.1 KẾT LUẬN 78

3.1.1 Về sản xuất kinh doanh của nông hộ 78

3.1.2 Về chuỗi cung sản phẩm chè 78

3.1.3 Các khóa tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng KDNN 79

3.2 KIẾN NGHỊ 79

3.2.1 Đối với nông hộ 79

3.2.2 Đối với địa phương 80

3.2.3 Đối với xí nghiệp DVCB chè Ngọc Lâm 81

3.2.4 Đối với UBNN xã 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1 Một chuỗi cung và một chuỗi cạnh tranh tiêu biểu 5

Sơ đồ 2 Sơ đồ chuỗi cung sản phẩm chè trên địa bàn xã Thanh Thủy 61

Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Diện tích năng suất và sản lượng chè của cả nước qua 3 năm 17

Bảng 1.2 Tình hình XK chè của Việt Nam sang thị trường chính năm 2010 18

Bảng 1.3 Diện tích năng suất và sản lượng chè của tỉnh qua 3 năm 2008 - 2010 19

Bảng 1.4 Tình hình sản xuất chè của huyện Thanh Chương qua 3 năm 2008 -2010 21

Bảng 2.1 Tình hình sản xuất của xã Thanh Thuỷ qua 3 năm 2008 - 2010 (Sản lượng trong lĩnh vực trồng trọt) 26

Bảng 2.2 Tình hình phát triển chăn nuôi của địa phương qua 3 năm 2008 - 2010 27

Bảng 2.3 Tình hình sử dụng đất của xã Thanh Thủy qua 3 năm 2008 - 2010 29

Bảng 2.4 Tình hình nhân khẩu và lao động của xã qua 3 năm 2008 - 2010 31

Bảng 2.5 Hoạt động sản xuất chè của toàn xã qua 3 năm 2008 - 2010 33

Bảng 2.6 Tình hình đất đai của các hộ điều tra năm 2010 (tính bình quân/hộ) 36

Bảng 2.7 Quy mô nhân khẩu và lao động của hộ sản xuất chè năm 2010 37

Bảng 2.8 Tư liệu sản xuất và vốn của các hộ điều tra trong năm 2010 (tính bình quân/hộ) 39

Bảng 2.9 Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản 1 ha chè 46

Bảng 2.10 Chi phí sản xuất chè thời kỳ kinh doanh qua 3 năm 2008 - 2010 47

Bảng 2.11 Năng suất sản lượng và doanh thu của các hộ điều tra qua 3 năm 2008 - 2010 (tính bình quân/ha) 48

Bảng 2.12 Hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân trên 1 ha 49

Bảng 2.13 Tổng hợp các nguồn thu bình quân của nông hộ năm 2010 50

Bảng 2.14 Tổng hợp kết quả và hiệu quả sản xuất chè trên 1 ha 51

Bảng 2.15 Doanh thu tiêu thụ theo chủng loại trong 3 năm 2008 - 2010 53

Bảng 2.16 Chi phí chế biến một tấn chè khô của xí nghiệp năm 2010 54

Bảng 2.17 Đặc điểm của các hộ thu gom và chế biến tư nhân 56

Bảng 2.18 Chi phí hoạt động thu mua chè của các hộ thu gom năm 2010 57

Bảng 2.19 Chi phí chế biến một tấn chè khô của hộ tư nhân chế biến năm 2010 57

Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chè là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, chè mang lạihiệu quả kinh tế cao Sản phẩm chè của nước ta đã được xuất khẩu ra thị trường quốc

tế và ngày càng khẳng định vị thế của mình

Phát triển chè ở xã Thanh Thủy huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An đã góp phầntăng thu nhập, giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người dân, xóa đói giảmnghèo, thiết lập công bằng xã hội, thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu thay thếnhập khẩu có hiệu quả của Đảng, Nhà nước Phân tích chuỗi cung sản phẩm chè là mộttrong những việc cấp bách có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xãhội toàn dân, xuất phát từ yêu cầu phát triển khách quan kết hợp với nghiên cứu thực

tiễn tôi chọn đề tài “ Phân tích chuỗi cung sản phẩm chè trên địa bàn xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”

- Phân tích hoạt động, những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng, tham gia đến chuỗicung sản phẩm chè trên địa bàn xã và từ đó tìm ra những thuận lợi và những hạn chếcủa chuỗi cung

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chuỗi cung chè trên địa bàn

xã Thanh Thủy trong những năm tới

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập sốliệu, phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp chuyên gia gia chuyên khảo

4 Kết quả đạt được của đề tài

Đề tài phân tích hiệu quả kinh tế trồng, chế biến và chuỗi cung sản phẩm chè trênđịa bàn xã Thanh Thủy huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An Qua đó cho thấy, chè ở xãThanh Thủy có nhiều tiềm năng và lợi thế cạnh tranh trong suốt chuỗi cung, đem lại hiệuquả kinh tế-xã hội Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng caokhả năng cung ứng sản phẩm cho thị trường trên địa bàn xã

Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản là một chủ trươngkinh tế lớn của Đảng và Nhà Nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoáđất nước Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, chè mang lạihiệu quả kinh tế cao không chỉ trong sản xuất chế biến để xuất khẩu, đáp ứng nhu cầutrong nước mà còn góp phần tích cực ổn định đời sống kinh tế xã hội, xoá đói giảmnghèo, đưa văn minh công nghiệp tới vùng sâu vùng xa Mặt khác cây chè phát triểncòn tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động rất lớn ở các vùng nông thôn, đemlại thu nhập cho họ, giúp nông thôn rút ngắn khoảng cách về kinh tế với thành thị, thiếtlập công bằng xã hội

Trong những năm gần đây, Chè là cây công nghiệp dài ngày có vai trò quantrọng trong nền kinh tế xã hội nước ta Uống chè từ lâu đã trở thành nhu cầu thiết yếutrong cuộc sống hàng ngày, một tập quán mang nét văn hoá của người Việt Nam Câychè đang trở thành một cây trồng thế mạnh và thu hút được nhiều người trồng bởi giátrị kinh tế to lớn Chè Xanh chè Đen là những sản phẩm tiêu dùng thường xuyên, từnông thôn đến thành thị, đây là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày gắn với đời sống tinhthần của người dân Việt Nam Không chỉ vậy chè Việt Nam còn xuất khẩu sang thịtrường nước ngoài như Trung Quốc, Châu Âu, Nhật Bản các nước có truyền thống vềtrà đạo từ ngàn năm Ngoài ra chè là cây lâu năm có thể điều tiết được mức thu nhậpcho cả thời kỳ kinh tế, ít chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, lao động ít mang tínhthời vụ hơn, sản phẩm có khả năng bảo quản và tồn trữ được lâu

Vì vậy, nghiên cứu những vấn đề về sản xuất, chế biến và thị trường có ý nghĩaquan trọng trong việc tồn tại, phát triển của nghành chè Những khó khăn, thách thức

về thị trường, sản phẩm không chỉ diễn ra ở thị trường nước ngoài mà còn ngay tại thịtrường nội địa Tuy nhiên sản phẩm chè từ người sản xuất đến người tiêu dùng còn trảiqua nhiều khâu trung gian rất phức tạp Người sản xuất chè còn chịu nhiều rủi ro vềchi phí trong chuỗi cung và lợi nhuận chưa hấp dẫn vì vậy việc mở rộng sản xuất cũngnhư nâng cao chất lượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm chè chế biến chưa đạt chất

Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

lượng chưa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế Do vậy để sản phẩm đến tay người tiêudùng nhanh cần có chuỗi cung ứng hoàn thiện, các kênh phân phối thuộc chuỗi cungứng cây chè cần được đầu tư hiệu quả hơn.

Thanh Thủy là một xã thuộc huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An Đây được xem

là nơi có đất đai màu mỡ, thích hợp cho trồng cây công nghiệp Trong những năm gầnđây cây chè đang được phát triển mạnh và đã mang lại nguồn thu nhập khá tốt cho hộnông dân Vì vậy, nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm chè là một trong những việc cấpbách và có ý nghĩa rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế chính trị xã hộicủa toàn dân và xuất phát từ yêu cầu phát triển khách quan trên kết hợp với nghiên cứuthực tiễn trong quá trình thực tập tại xí nghiệp CBDV chè Ngọc Lâm nên tôi quyếtđịnh chon đề tài “Phân tích chuỗi cung sản phẩm chè trên địa bàn xã Thanh Thủy,

huy ện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở nghiên cứu này tôi phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của nông

hộ điển hình trồng chè trong vùng nhằm:

Tiến hành xem xét các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của chuỗi cung sảnphẩm chè

Đánh giá thực trạng hệ thống sản xuất nông nghiệp của nông hộ điều tra trên địa bàn

xã Thanh Thủy từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nông hộ cải thiện được vị thế củamình trong chuỗi và hạn chế được khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm

Phân tích hoạt động, những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng, tham gia đến chuỗi cungsản phẩm chè trên địa bàn xã và từ đó tìm ra những thuận lợi và những hạn chế củachuỗi cung

Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chuỗi cung chè trên địa bàn xãThanh Thủy trong những năm tới

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp thu thập số liệu

 Lựa chọn địa điểm điều tra: Tiến hành điểu tra các hộ nông dân nhận khoántrên địa bàn xã Thanh Thủy, các hộ thu gom, hộ chế biến tư nhân

Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

 Số liệu sơ cấp: Thông qua các mẫu điều tra phỏng vấn trực tiếp Khảo sáttình hình thực tế các đối tượng: Hộ trồng chè, hộ thu gom chè, các sơ sởchế biến.

- Thu thập thông tin từ các hộ trồng chè

Chọn mẫu: Để thể hiện và phân tích một cách rõ ràng tôi tiến hành điều tra 60 hộnhận khoán tất cả các hộ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản không lặp lại.Các hộ trồng chè được điều tra ở 3 thôn đại diện của xã Thanh Thủy nơi có diệntích trồng chè lớn nhất nhất xã Mỗi thôn chọn ra 20 hộ điều tra

Nội dung phỏng vấn bao gồm: Các thông tin về hộ, các thông tin về chi phí sảnxuất, lợi nhuận, những thuận lợi khó khăn, hạn chế đối với hộ trồng chè Những thôngtin là cơ sở để tính toán các chỉ số để có thể lượng hóa khả năng cung ứng chè của các

hộ trồng chè

- Thu thập thông tin từ các hộ thu gom, cơ sở chế biến

Hiện nay thống kê về giá mua, chi phí chế biến, đầu tư ban đầu chi phí vậnchuyển và giá bán của các hộ thu gom, cơ sở chế biến còn rất hạn chế nên việc điều tracác hộ là rất cần thiết Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập nhữngthông tin để đánh giá hiệu quả của các cơ sở khảo sát việc thu gom, chế biến cho phépcập nhật những vấn đề liên quan đến tình hình thực tế của địa phương Do phạm virộng, tôi chỉ điều tra 3 hộ thu gom, 3 hộ chế biến tư nhân đại diện 3 xóm nói trên

 Số liệu thứ cấp: Được lấy từ phòng tài vụ, phòng kế hoạch của nông trườngNgọc Lâm, phòng nông nghệp huyện, xã, sách báo, internet…

3.2 Phương pháp thống kê kinh tế

+ Thống kê mô tả: Dùng phương pháp này để mô tả tình hình sản xuất chè, diệntích của các hộ, sản lượng chè của các hộ điều tra, số lứa hái…

+ Phương pháp so sánh: Để so sánh kết quả chuỗi cung ứng qua 3 năm 2008,

2009, 2010

+ Phương pháp phân tích các kênh tiêu thụ: lựa chọn kênh tiêu thụ nào mang lại lợinhuận cao nhất nhanh nhất trong chuỗi cung sản phẩm chè trên địa bàn xã Thanh Thủy

3.3 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

Dùng để điều tra, phỏng vấn trực tiếp thu thập thông tin, số liệu của các hộ sảnĐại học Kinh tế Huế

Trang 12

xuất chè, các hộ thu gom, các hộ CBTN, nghiên cứu thị trường bán buôn và bán lẻnông sản chủ yếu, đồng thời tham gia các tài liệu liên quan đến định mức kinh tế kỹthuật của một số cây trồng và vật nuôi liên quan, tham khảo ý kiến của các chuyên gia,các nhà chuyên môn…

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những vấn đề lý luận và thực tiễn vềchuỗi cung sản phẩm chè trên địa bàn xã Thanh Thủy huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ

An, với các chủ thể là các hộ gia đình trồng chè ở xã Thanh Thủy huyện ThanhChương tỉnh Nghệ An, có vườn chè đang trong quá trình thu hoạch Tình hình tiêu thụchè của XNCB chè Ngọc Lâm và các vấn đề liên quan đến chuỗi cung sản phẩm chè

4.2 Phạm vi nghiên cứu

 Không gian.

- Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ gia đình trồng chè tại xã Thanh Thủy huyệnThanh Chương tỉnh Nghệ An, nông trường chè Ngọc Lâm, các đại lý các hộ thu gom,chế biến nhỏ trên địa bàn xã

Trang 13

Phần II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Các vấn đề liên quan đến chuỗi cung

1.1.1.1 Khái ni ệm về chuỗi cung

Chuỗi cung tồn tại nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về một sản phẩm nào

đó Những nhu cầu này có thể bao gồm những thuộc tính khác nhau của sản phẩm nhưdạng sản phẩm, chất lượng và số lượng, tính liên tục và thời gian cung cấp như giá cả vàcác điều kiện chi trả Khẩu độ của một chuỗi cung đáp ứng được nhu cầu của người tiêudùng bao gồm việc cung cấp đầu vào ( bao gồm cả việc cung cấp các dịch vụ nghiên cứu

và khuyến nông) thông qua sản xuất, chế biến (nhiều khâu), phân phối maketing và bán lẻ.Trong sơ đồ 1, một chuỗi cung tiêu biểu dưới dạng biểu đồ có khẩu độ từ nhàcung cấp đến khách hàng cuối cùng được thể hiện ở phía bên trái trong khi một chuỗicung cạnh tranh vì khách hàng cuối cùng được thể hiện ở phía bên phải Dấu chấm hỏi(?) dưới khách hàng cuối cùng cho biết khách hàng cụ thể này sẵn sang mua từ cả 2chuỗi và chọn ra một chuỗi nào đó để mua một sản phẩm

Sơ đồ 1 Một chuỗi cung và một chuỗi cạnh tranh tiêu biểu

NGƯỜI TIÊU DÙNG

(?)

NHÀ CHẾ BIẾN

CHUỖI CUNG CẠNH TRANH

Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

Trong khi đó những dấu chấm (…) từ các nhà sản xuất đến chuỗi cung cạnhtranh cho thấy nhà sản xuất cụ thể này không chắc chắn sẽ cung cấp cho chuỗi nào hayđang chủ động lợi dụng vị thế cạnh tranh của mình bằng cách cung cấp cho bất cứchuỗi nào mang lại cho mình nhiều lợi nhuận nhất.

Từ chuỗi cung này, người nông dân cần nhận thức vai trò của mình trong chuỗi

Vì thế họ có những khách hàng cụ thể và nhu cầu cụ thể Họ cũng có thể nhận ra nhiềucon đường đến với thị trường cho sản phẩm của mình Những con đường nhà sản xuất

có thể mang sản phẩm của mình đến với thị trường thường được xác định thông quacác câu hỏi sau:

- Sản phẩm của mình sẽ bán cho ai?

- Có thể cải thiện sản phẩm bằng cách chế biến hay cũng cố nó thông qua lauchùi, phân cấp hay đóng gói không?

- Làm thế nào để mang sản phẩm đến với thị trường trong điều kiện tốt?

Đối với bất kỳ sản phẩm nào khi sản xuất, hãy nghĩ ra cách để đáp ứng tốt hơnnhu cầu của thị trường Vấn đề ở đây là làm thế nào để chọn ra con đường đến với thịtrường tốt nhất cho nhà sản xuất.[1]

1.1.1.2 M ục tiêu của chuỗi cung

Mục tiêu phân tích chuỗi cung là phân tích thực trạng SXKD của nông hộ trồng chètrên địa bàn xã Thanh Thủy Bên cạnh đó tìm kiếm những vấn đề khó khăn mà chuỗi đanggặp phải và đưa ra các gợi ý cải thiện nếu có thể nhằm mục tiêu cải thiện chuỗi trong đóđặc biệt chú ý tới lợi ích của người trồng chè

Trong đó chủ yếu nhằm phân tích tình hình sản xuất tiêu thụ sản phẩm và hiệuquả tài chính của hoạt động sản xuất chè bên cạnh đó đưa ra gợi ý cải thiện chi phí sảnxuất của nông hộ đồng thời phân tích thu nhập và chi tiêu của hộ trong đó đặc biệt chú

ý tới lợi ích của người trồng chè

Trước hết chuỗi cung luôn cân nhắc đến tất cả các thành phần, đối tượng của chuỗicung những tác động của nó đến chi phí và vai trò trong việc sản xuất sản phẩm phù hợpvới nhu cầu của khách hàng từ nhà cung ứng các cơ sở sản xuất thông qua các nhà khotrung tâm phân phối tới các nhà bán lẻ và các của hàng Trong phân tích chuỗi cung ứng

Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

sự cần thiết là phải xét đến người cung cấp của các nhà cung ứng, khách hàng của kháchhàng bởi vì, họ tác động tới hiệu quả và kết quả của toàn chuỗi cung ứng.

Mục tiêu của chuỗi cung là kết quả và hiệu quả trên toàn chuỗi cung ứng Tổngchi phí từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sảnxuất và thành phẩm cần phải tối thiểu hóa chi phí tới mức thấp nhất Nói cách khác,mục tiêu của toàn chuỗi cung là tối thiểu hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống, giá trị tạo

ra của chuỗi cung, sự khác biệt giữa giá trị sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và

nỗ lực của chuỗi cung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đối với đa số chuỗicung thương mại giá trị liên quan đến mất thiết đến lợi ích của chuỗi cung Sự khácbiệt giữa doanh thu mà khách hàng phải trả cho công ty đối với việc sử dụng và tổngchi phí của cả chuỗi cung

1.1.1.3 Thành ph ần của chuỗi cung

Trong một chuỗi cung điển hình, nguyên liệu được mua từ nhiều nhà cung cấp,nhà buôn Các bộ phận của sản phẩm được sản xuất ở một hoặc nhiều nhà máy, sau đóđược vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian, cuối cùng đến các nhàbán lẻ và khách hàng Vì vậy để giảm thiểu chi phí và cải tiến cung cấp phục vụ cácchiến lược cung ứng hiệu quả, phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhautrong chuỗi cung

Chuỗi cung không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp mà còn các công tyvận tải, nhà kho, nhà vận tải và khách hàng của nó Một chuỗi cung còn gọi là mạnglưới hậu cần bắt đầu với các doanh nghiệp khai thác nguyên vật liệu từ đất như quặngsắt, dầu mỏ, lương thực, các sản phẩm của ngành trồng trọt… từ đó bán cho các doanhnghiệp sản xuất chế biến Các doanh nghiệp này đóng vai trò như người đặt hàng saukhi nhận các yêu cầu về chi tiết kỷ thuật từ các nhà sản xuất, các nhà sản xuất sẽ biếncác nguyên vật liệu này thành những nguyên vật liệu dùng được cho khách hàng tiếptheo trong toàn chuỗi cung Từ đó các nhà sản xuất đáp ứng kịp thời cho các đơn đặthàng của khách hàng Tiếp đến các khách hàng này họ bán chúng cho các nhà bán sỷhoặc các nhà phân phối sau đó bán lại cho người bán lẻ bán sản phẩm cuối cùng tới tayngười tiêu dùng

Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

Theo sơ đồ 1 thì chúng ta nhận thấy rằng chỉ có một người tạo ra lợi nhuận chotoàn chuỗi đó là khách hàng cuối cùng Khi các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi raquyết định kinh doanh mà không quan tâm tới các thành viên khách hàng trong chuỗiđiều này dẫn đến giá bán cuối cùng cho khách hàng là rất cao mức phục vụ chuỗi cungứng là rất thấp và điều này làm cho nhu cầu của khách hàng cuối cùng là giảm dần.Chuỗi cung sẽ không thành công và không đạt hiệu quả marketing cao nhất.

Sau đây tôi phân tích một số mắt xích tham gia vào quá trình xử lý một sản phẩm

kể từ khi sản phẩm đó rời nông trại đến khi tới tay người tiêu dùng Họ là những ngườinối kết người sản xuất với người tiêu dùng Họ bao gồm:

Người thu gom: Người thu gom là những thương nhân nhỏ và rất cơ động Họ

thường sử dụng các phương tiện vận chuyển thô sơ như xe máy, xe vận tải đến cácthôn, bản mua hàng trực tiếp của các hộ nông dân sau đó bán lại cho người bán buônhoặc thuê xe tải lớn vận chuyển đến bán trực tiếp cho công ty chế biến và xuất khẩu.Người thu gom kinh doanh nhiều loại sản phẩm một lúc và luôn hướng tới cơ hộimang lại lợi ích tốt nhất cho họ Nguồn vốn của những người thu gom thường rất hạnchế, khối lượng hàng bán trong cùng một thời điểm không nhiều

Xí nghiệp chế biến chè Ngọc Lâm: Sau khi các nhà thu gom chè đưa chè nguyên liệu

nhập cho cơ sở chế biến Ngọc Lâm Sau khi chế biến xong sản phẩm thì nhà máy chèNgọc Lâm sẽ nhập hầu hết sản phẩm về cho công ty đầu tư và phát triển chè Nghệ An,

xí nghiệp chế biến và xuất khẩu tham gia và quá trình chuyển hóa sản phẩm chè và xuấtkhẩu sang thị trường nước ngoài Những xí nghiệp này thường có kho lớn chứa nguyênliệu thô nhằm đảo bảo hoạt động chế biến diễn ra liên tục và tận dụng tối đa công suấttrang thiết bị trong những kỳ trái vụ

Cơ sở chế biến tư nhân: Các hộ nông dân trồng chè chủ yếu là những người có

cuộc sống còn khá vất vả Sau việc thu hoạch chè mong đợi của người dân là nhậnđược tiền ngay bởi người nông dân nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào cây chè mà việcchi tiêu thì hằng trăm khoản nhất là chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày, mà điều đó chỉ

có các xưởng tư nhân mới đáp ứng được Song hiện nay giá cả của các xưởng CBTNmua với mức giá cao hơn đồng thời thanh toán tiền ngay nhanh gọn nên đó là vấn đềthu hút được các nông hộ trồng chè nhập chè cho xưởng của họ Và như thế các xưởng

Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

tư nhân này sẽ có lợi thế hơn trong việc thu mua chè nguyên liệu và làm ăn ngày mộtkhá hơn.

1.1.1.4 Ch ức năng của chuỗi cung

Các chuỗi cung có một số chức năng hỗ trợ quá trình tạo giá Đó là:

- Công tác hậu cần và việc bảo quản sản phẩm

- Quản lý thông tin

- Thống nhất các tiến trình thông qua việc quản lý các mối quan hệ

Trong quá trình tạo giá trị, các chuỗi cung có chức năng hậu cần Trong đó cácsản phẩm được chuyển từ một điểm ở chuỗi này sang điểm kế tiếp có hiệu quả về mặtthời gian và chi phí, trong khi vẫn đảm bảo duy trì được chất lượng sản phẩm trongquá trình đóng gói và vận chuyển

Thông tin trao đổi lên xuống trong chuỗi Nó liên kết các nhà cung cấp và các kháchhàng trung gian với cầu thị trường như dạng sản phẩm, số lượng và chất lượng yêu cầu vàliên kết thị trường với nhà cung cấp (số lượng và chất lượng có sẵn)

Các chuỗi cung cũng có chức năng đều phối các quy trình hoạt động trong chuỗi.Việc này có thể được thực hiện bằng 2 cách Cách thứ nhất là khi người dẫn đầu chuỗithực hiện nhiều quy trình ví dụ như sản xuất, chế biến và phân phối đồng thời cũngduy trì được quyền làm chủ sản phẩm Cách này là hợp nhất theo chiều dọc Theo cáchthứ hai, các tiến trình dọc chuỗi được điều phối thông qua việc quản lý các quan hệcủa nhiều bộ phận khi sản phẩm được chuyển xuống dưới chuỗi Trong hầu hết cáctrường hợp nhưng không phải bao giờ cũng vậy, những quan hệ đó có liên quan đếnnhững thay đổi về quyền sở hữu sản phẩm

1.1.1.5 Định hướng và kiểm soát chuỗi

Các chuỗi được điều hành bởi một hay nhiều nhà lãnh đạo chuỗi (được gọi làtrưởng chuỗi) Người này xác định các nhu cầu của thị trường và điều phối các nguồncủa chuỗi để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu đó Những người lãnh đạo chuỗi đặt ranhững tiêu chuẩn, kiểm soát các quy trình và dòng thông tin trong chuỗi Họ đượchưởng lợi từ việc thực hiện các chức năng đó

Các chuỗi hay các bộ phận của chuỗi có thể là hợp tác hay cơ hội trong hoạtđộng, với định hướng được quy định bởi các sức mạnh kinh tế cơ bản điều khiểnngành sản xuất (hoặc một bộ phận của ngành) mà ở đó các chuỗi hoạt động

Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

Các chuỗi hợp tác có khuynh hướng ổn định, có những người tiêu dùng trungthành và cam kết dài hạn giữa các thành viên trong chuỗi cùng làm việc để đáp ứngnhu cầu của những người tiêu dùng này Những chuỗi như vậy thực sự tuân theo thịtrường và có định hướng chuỗi cung trong đó các thành viên trong chuỗi xem các tổchức trên hay dưới họ như những người đồng minh và xem những chuỗi cung kháccùng như nhau như những đối thủ cạnh tranh.

Các thành viên trong chuỗi cơ hội thì ngược lại, có khuynh hướng xem các thànhviên của chuỗi trên hay dưới mình là những đối thủ cạnh tranh vì thế không đảm bảođược mức độ cam kết cao trong chuỗi Những chuỗi như vậy thì phản ứng rất mạnhvới thị trường và nếu các thị trường mà chúng hoạt động là không ổn định thì bản thâncác chuỗi cũng sẽ không ổn định Các thành viên trong chuỗi sẽ hợp nhất lại tạo thànhmột khối tận dụng các cơ hội xuất hiện trên thị trường và khi các cơ hội này mất đi thì

họ lại phân tán ra

Do sự khác biệt về định hướng của chuỗi, các mối quan hệ trong chuỗi có thể baoquát một miền rộng lớn từ hợp tác đến cơ hội, mối quan hệ có thể “với mới tới” (thịtrường mở) hay có dính líu (hợp đồng) hay rất gần (các khối liên minh chiến lược thậmchí các công ty liên doanh) Kiểu quan hệ trong suốt chuỗi phụ thuộc vào khuynhhướng của chuỗi và của trưởng chuỗi

1.1.1.6 H ệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Ch ỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất chè

- Quy mô sản xuất: Là chỉ tiêu biểu hiện mức độ, diện tích được trồng trong một

thời gian nhất định của một vùng, một địa phương, hay hộ gia đình

- Tổng giá trị sản xuất (GO): Được tính bằng sản lượng các loại sản phẩm (Qi)

nhân với giá đơn vị sản phẩm tương ứng (Pi)

Công thức tính chung: GO = Pi * Qi trong đó:

Qi là khối lượng sản phẩm sản xuất ra (kg)

Pi là giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm i (1000đ/kg)

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Được tính bằng tổng giá trịa sản xuất (GO) trừ đi chi

phí sản xuất của hộ (C)

Công thức tính thu nhập hỗn hợp như sau: MI = GO – C

Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

Trong đó: C là chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hành sảnxuất kinh doanh bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp (TT) cộng với lãi tiền vay ngân hàng (i)

và khấu hao TSCĐ (De)

Công thức tính chi phí sản xuất: C = TT + i + De

+ Chi phí sản xuất trực tiếp (TT): là toàn bộ chi phí bằng tiền mặt của hộ để tiến hành

sản xuất kinh doanh như mua vật tư, thuê lao động, thuê các dịch vụ khác Các khoản chiphí này thường được tính theo giá thị trường

+ Chi phí tự có (TC): là các khoản chi phí mà hộ gia đình không phải dùng tiền mặt để

thanh toán và gia đình có khả năng cung cấp như lao động gia đình, vật tư gia đình tự sảnxuất… thông thường các khoản chi phí này được tính theo “chi phí cơ hội”

- Lợi nhuận kinh tế ròng (NB): Là phần còn lại của tổng giá trị sản xuất(GO) sau khi

trừ đi chi phí sản xuất (C), các khoản vật tư sản xuất và lao động gia đình (TC) Hay lợinhuận kinh tế ròng là phần còn lại của thu nhập hỗn hợp (MI) sau khi trừ đi các khoản vật

tư tự sản xuất và lao động gia đình (TC)

và đau răng, cảm nhiễm ở hệ tiết niệu, trị viêm gan dạng hoàng đảm cấp tính, chứngcao cholesterol trong máu, chứng béo phì, chứng hư suyễn (khó thở do hư, có đặctrưng thở gấp gáp, hễ cử động là khó thở tăng lên) mạch nhỏ, yếu, tiêu chảy, kiết lị,chữa thực tích (ăn không tiêu), Chữa phong nhiệt đau đầu, cảm mạo, Dùng cho người

Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

đang trị bệnh lao uống suốt trong thời gian uống thuốc chống lao cũng có tác dụng hỗtrợ thuốc chữa bệnh.

1.1.2.2 Vai trò

Trồng chè có vai trò quan trọng trong nông nghiệp nói riêng và trong ngành kinh

tế quốc dân nói chung, cùng góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triểnkinh tế với tư cách là cây công nghiệp dài ngày Bên cạnh đó ngành trồng chè còn :+ Cung cấp nước uống cho con người và phòng chống bệnh tật

+ Cung cấp nguyên vật liệu cho các nhà máy chế biến trà và các công ty nướcgiải khát…

+ Giải quyết việc làm cho bà con nông dân vùng cao, mang lại thu nhập cho bàcon chi tiêu trong cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế toàndiện trên các vùng của đất nước

+ Ngoài ra cây chè còn có tác dụng chống xói mòn rửa trôi, điều hóa không khí,giúp cân bằng sinh thái

1.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật

1.1.3.1 Điều kiện tự nhiên

Có hai yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của cây chè đó làkhí hậu và đất đai

- Khí hậu: Nhiệt độ thích hợp để cây chè sinh trưởng sinh và phát triển tốt đó là

22-280C, biên độ chênh lệch nhiệt giữa ngày và đêm cao có lợi cho quá trình tích lũy vậtchất cho sự phát triển của cây chè, búp chè phát triển tốt cho năng suất, chất lượng cao.+ Ánh sáng: Chè là cây ưa ánh sáng tán xạ (giai đoạn cây non), cường độ chiếusáng giảm thì cây cho năng suất cao và ngược lại Cường độ chiếu sáng giảm 50% thìcây cho năng suất cao nhất

+ Lượng mưa và độ ẩm: Lượng mưa thích hợp trong năm khoảng 1500-2000 mm

và độ ẩm 70%-80% cây chè sinh trưởng và phát triển tốt, độ ẩm không khí cao, nhiềumây mù, búp chè non lâu và chất lượng tốt

+ Độ cao: Độ dốc thích hợp cho cây chè là từ 5-200 m, địa hình bằng phẳngthuận tiện cho công tác nâng cao năng suất lao động trong cơ giới Đối với vùng có độ

Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

dốc cao bố trí trồng theo kiểu bậc thang vừa chống xói mòn vừa mang lại hiệu quảkinh tế cao.

- Đất đai thổ nhượng: Cây chè thích hợp với loại đất đỏ ba gian, đất chua nhiều

mùn, thoát nước tốt, độ PH từ 4,5 - 6 có tầng đất dày khoảng 1 m

1.1.3.2 Nhóm y ếu tố kỹ thuật

Giống: Giống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây chè và hiệuquả kinh tế Ở nước ta hiện nay đã lai tạo được nhiều giống cho năng suất cao, một sốgiống phổ biến là: 777, TH3, LDP1, LDP2, TB1, TB14, PH1

Kỹ thuật trồng và chăm sóc: Do điều kiện khí hậu của nước ta giao động manhnhất là các vùng núi cho nên phải trồng đúng thời vụ, đúng kỹ thuật để đảm bảo tỷ lệsống của cây và năng suất cao

Kỹ thuật trồng đòi hỏi đào rãnh hoặc hố sâu 25 - 30 cm, độ ẩm của đất 80 - 85%lấp đất ngang vết cắt hom, nén chặt gốc Trồng cây bóng mát để tránh ánh sáng trựctiếp cho cây chè, định kỳ đào xới giữ độ ẩm và tiến hành cho cây phát triển tốt

Phòng trừ sâu bệnh: Để đảm bảo cho cây chè sinh trưởng và phát triển tốt chonăng suất cao mang lại hiệu quả kinh tế thì biện pháp phòng trừ sâu bệnh không kémphần quan trọng Chè lấy búp, để đảm bảo chất lượng búp chè chúng ta cần chú ý côngtác dự báo để có công tác để có biện pháp xử lý

1.1.3.3 Nhóm nhân t ố kinh tế xã hội

Thị trường và giá cả: Khi nhu cầu thị trường tăng đẩy giá sản phẩm chè tăng lên,người sản xuất thu được lợi nhuận cao mạnh dạn tăng cường đầu tư SXKD và ngượclại Bên canh thị trường, giá cả của chính ngành chè thì thị trường và giá cả của cáchàng hóa liên quan cũng ảnh hưởng không nhỏ

Giá vật tư phân bón tăng mạnh hơn giá sản phẩm chè dẫn đến việc đầu tư giảmsút, sản lượng và chất lượng chè giảm sút không mang lại hiệu quả kinh tế cao Mặtkhác cây chè là cây công nghiệp dài ngày trồng một lần thu hoạch nhiều lần, thời giansống khoảng 30 - 40 năm Vì vậy không thể một sớm một chiều có thể chuyển đổisang cây trồng khác được Do đó người sản xuất, nhà máy, xí nghiệp cần có một tầmnhìn chiến lược

Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

Kỹ thuật hái chè: Là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp vàlâu dài tới hiệu quả sản xuất chè Hái chè hợp lý là biện pháp để tăng sản lượng chètrong suốt chu kỳ kinh tế của vườn chè.

1.1.3.4 Vai trò c ủa công tác tiêu thụ

Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình SXKD góp phần quantrọng nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp, là yếu tố sống còn củadoanh nghiệp Nó là khâu lưu thông hàng hóa giữa người sản xuất và người tiêu dùng

Ở các doanh nghiệp việc tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng và quyết định

sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêuthụ tức là nó được người tiêu dùng chấp nhận để thỏa mãn nhu cầu nào đó Uy tín củadoanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng của nhu cầu tiêu dùng và sự hoànthiện của hoạt động dịch vụ đều thể hiện ở mức tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm sản xuất

ra được tiêu thụ là sản xuất đang diễn ra một cách bình thường, trôi chảy, giữ được sự

ổn định thị trưởng tránh được sự mất cân đối Thông qua tiêu thụ sản phẩm có thể dựđoán nhu cầu tiêu dùng của xã hội và từng khu vực, từ đó giúp doanh nghiệp xác địnhphương hướng bước đi của kế hoạch sản xuất

1.2 CƠ SỞ THỰC TIẾN

1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới

Năm 2008, tổng kim ngạch của 10 nước nhập khẩu chè lớn nhất thế giới đạt 2,18

tỉ USD, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu chè toàn thế giới So với cùng kỳnăm 2007, kim ngạch nhập khẩu chè các nước này tăng trung bình 16,89% Năm nước

có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2008 là Nga (510,6 triệu USD),Anh (364 triệu đô la), Mỹ (318,5 triệu USD), Nhật Bản (182,1 triệu USD) và Đức(181,4 triệu USD)

Trong khi đó, tổng kim ngạch của 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới đạtgần 3,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2007 Danh sách các nước trongbảng xếp hạng tốp 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2008 không có nhiềuthay đổi so với năm 2007 với ba nước dẫn đầu là Sri Lanka (đạt 1,2 USD), TrungQuốc (682,3 triệu USD) và Ấn Độ (501,3 triệu USD)

Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

Theo Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO), năm 2009 nguồn cung chè thếgiới có thể giảm nhẹ so với năm 2008 do ảnh hưởng của thời tiết xấu đã làm giảm sảnlượng chè ở một số quốc gia sản xuất chè Như tại Kenya, nước xuất khẩu chè đen lớnnhất thế giới, những tháng đầu năm 2009 đang phải đối mặt với thời tiết khô hạn kéodài, làm sản lượng chè giảm mạnh Sản lượng chè thu hoạch của Kenya trong bốntháng đầu năm nay đã giảm 50% so với cùng kỳ năm 2008 Tình trạng tương tự cũngxảy ra Sri Lanka, khiến sản lượng chè của nước này năm 2009 giảm so với năm 2008.

Về thị trường tiêu thụ, theo dự báo của FAO, trong giai đoạn 2009 - 2010, nhậpkhẩu chè đen thế giới ước tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăng trung bình khoảng0,6%/năm Các nước nhập khẩu chính như Anh, Nga, Pakistan, Mỹ, Nhật Bản sẽchiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè toàn thế giới vào năm 2010 Cụ thể,Pakistan tăng 2,9%/năm, từ 109.400 tấn lên 150.000 tấn; Nhật Bản cũng tăng từ18.000 lên 22.000 tấn, tăng 1,8%/năm

Tại thị trường Mỹ, mặc dù kinh tế đang trong thời kỳ suy giảm nhưng nhu cầu tiêu thụchè không những không giảm mà còn tăng mạnh Người tiêu dùng Mỹ đã hạn chế muanhững đồ uống đắt tiền như cà phê, nước trái cây, nước ngọt mà thay vào đó là tiêu dùngcác sản phẩm rẻ hơn như chè, đặc biệt là những loại chè có chất lượng trung bình

Tại thị trường châu Âu, các nước Đức, Anh, Nga đều có xu hướng tăng nhu cầutiêu dùng chè Ngay từ những tháng đầu năm 2009, tại các thị trường này, người dân

đã có xu hướng chuyển từ các đồ uống khác sang tiêu dùng các sản phẩm từ chè nhưcác loại chè truyền thống, chè uống liền, chè chế biến đặc biệt Như tại Nga, (mộttrong những nước tiêu thụ chè lớn trên thế giới), với mức tiêu thụ trung bình khoảnghơn 1 kg chè/người/năm

Trong giai đoạn 2009 - 2010, nhập khẩu chè đen của Nga sẽ tăng từ 223.600 tấn lên315.200 tấn, mức tăng trung bình hàng năm là 3% Tuy nhiên, mức tiêu thụ chè đen (loạichè chiếm gần 80% mức tiêu thụ hàng năm) sẽ trong xu hướng suy giảm Tỷ lệ chè xanh,chè hoa quả, chè làm từ các loại cây thảo mộc sẽ có xu hướng gia tăng

Các thị trường khác như Ai Cập, Iran, Iraq nhu cầu tiêu dùng chè cũng tăng.[2]

Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

Như vậy, có thể thấy nhu cầu tiêu dùng chè tại các nước phát triển đang chuyểndần từ các sản phẩm chè thông thường sang các sản phẩm chè uống liền và chè chếbiến đặc biệt trong khi tại các nước Tây Á và châu Á vẫn thích dùng các sản phẩm chètruyền thống.

1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè tại Việt Nam

Trong bối cảnh hiện nay, hầu hết các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam đềutác động tiêu cực do rớt giá và giảm sức mua nhưng với những đặc thù riêng cuối năm

2009 và những tháng năm 2010, ngành chè là một trong số ít ngành hàng vẫn giữ vữngđược “phong độ” với nhiều thị trường tiêu thụ sản lượng và giá trị xuất khẩu đều tăng

so với cùng kỳ năm ngoái

Theo BNN&PTNT năm 2010 diện tích trồng chè của Việt Nam đạt 132 ngàn havới năng suất là 80,5 tạ búp tươi/ha Do diễn biến thời tiết thuận lợi năng suất và sảnlượng chè 2010 sẽ cao hơn so với năm 2009 Bên cạnh đó các hộ sản xuất và kinhdoanh chè Việt Nam cũng đã dần chú trọng tới khâu sản xuất và chế biến chè đảm bảochất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao năng suất và chất lượng chè ViệtNam nên bức tranh tổng thể của ngành chè trong năm 2010 tương đối tốt

1.2.2.1 Tình hình s ản xuất

Trong những năm gần đây cây Chè ở nước ta có chiều hướng phát triển mạnh,diện tích trồng chè và giá trị xuất khẩu ngày càng tăng rõ rệt Có nhiều cơ sở cho thấythị trường chè trong nước cũng như trên thế giới sẽ ổn định và phát triển trong nhiềunăm tới, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động

Việt Nam là một quốc gia với 75% diện tích đất đai là đồi núi, cây chè từ lâu đãgắn kết với cuộc sống của người nông dân vùng cao Chè là loại cây có vai trò quantrọng trong công việc XĐGN cho bà con vùng sâu vùng xa, nó đem lại nguồn thu nhậpkhá ổn định cho bà con Bên cạnh đó nhờ sự quan tâm của Đảng và nhà nước nên diệntích trồng chè đang ngày càng được mở rộng thể hiện qua từng năm cụ thể: Diện tíchtrồng chè tăng lên cụ thể năm 2009 tăng so với năm 2008 là 2.600 ha tương ứng với2,07% trong đó diện tích trồng cũ cho sản phẩm tăng 2.900 ha tương ứng với 2,69%

Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

Năm 2010 diện tích trồng chè tăng 4.070 ha tương ứng với 3.04 % so với năm 2009trong đó diện tích trồng cho sản phẩm tăng 9.600 ha tương ứng 8.6%.

Bảng 1.1 Diện tích năng suất và sản lượng chè của cả nước qua 3 năm

2010 tăng 177.720 tấn so với năm 2009 ứng với 22,27%

1.2.2.2 Tình hình tiêu th ụ

Hiện nay giá chè xuất khẩu của Việt Nam tương đối thấp so với các nước lâncận Nguyên nhân khiến cho giá chè xuất khẩu của Việt Nam thấp là: Thị trường chèxuất khẩu của Việt Nam chưa thật sự ổn định, do chất lượng chè không cao và đượcbán dưới dạng nguyên liệu là chính Việc xây dựng thương hiệu cho chè cũng chưađược quan tâm

Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

Bảng 1.2 Tình hình XK chè của Việt Nam sang thị trường chính năm 2010

Nước KL (tấn) Giá trị (1000 USD)

Sản phẩm chè Việt Nam còn có mặt tại 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới,trong đó thương hiệu CheViet đã được đăng ký và bảo hộ tại 73 thị trường quốc tế

Xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Đài Loan là lớn nhất đạt 276.6 tấn,với trị giá 1.606.091 USD Tiếp đến là thị trường Trung Quốc, Nga và Pakixtan chiếm

tỷ lệ lớn Xuất khẩu chè sang Trung Quốc đạt 210.3 tấn, với trị giá 423.545 USD Ngađạt 237,6 tấn với tổng giá trị là 459.262 USD, Pakixtan là 210,3 tấn đạt giá trị cao tới3.140.000 USD Bên cạnh đó chè Việt Nam còn được xuất khẩu sang các nước khácthu lại nguồn lợi nhuận rất lớn

Trong thời gian gần đây, do gặp nhiều yếu tố không thuận lợi trên thị trường thếgiới, lượng chè đen xuất khẩu của nước ta liên tục giảm mạnh mặc dù vẫn là chủngloại chè xuất khẩu lớn nhất

Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

1.2.3 Tình hình sản xuất chè của tỉnh Nghệ An qua 3 năm 2008 - 2010

Bảng 1.3 Diện tích năng suất và sản lượng chè của tỉnh qua 3 năm 2008 - 2010

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2010)

Chè là một trong những cây chủ lực của tỉnh, tạo ra công ăn việc làm ổn định chongười nông dân và mang lại cho họ nguồn thu nhập đáng kể Địa phương đã có nhữngchính sách hỗ trợ giúp người nông dân tiếp cận được với nguồn vốn, cũng như câygiống một để đưa cây chè vào sản xuất và giúp người dân vươn lên làm giàu

Nghệ An có diện tích chủ yếu là vùng gò đồi, thích hợp cho việc phát triển câycông nghiệp lâu năm, trong đó có cây chè Qua bảng số liệu ta thấy, diện tích trồng chècủa tỉnh không ngừng tăng lên qua từng năm, năm 2009 so với năm 2008 tăng lên9.220 ha, tương ứng với 4.87%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 1.620 ha, tương ứngvới 8,18% Diện tích tăng lên vì, cây chè ngày nay mang lại thu nhập ổn định chongười dân, khi trồng cây chè tốn ít công chăm sóc, chi phí bỏ ra ít hơn các loại câykhác công nghiệp lâu năm khác Diện tích tăng lên kéo theo diện tích cho thu hoạchsản phẩm cũng tăng lên từng năm, năm 2009 so với năm 2008 tăng lên 510 ha, tươngứng với 2,83%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 1.430 ha, tương ứng với 7,22%

Như đã nói ở trên, địa hình của Nghệ An chủ yếu thuộc vùng đồi núi, gò đồi,với địa hình đó còn rất nhiều diện tích tự nhiên chưa được khai thác Địa phương đã cóchủ trương đưa phần diện tích đó vào khai phá để đưa cây chè vào trồng, mỗi nămdiện tích trồng chè cứ tăng lên theo từng năm Năm 2009 so với 2008 diện tích trồngmới tăng 410 ha, tương ứng với 49,39%; năm 2010 so với 2009 tăng 280 ha, tươngứng với 22,58%

Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

Ngày nay khi KHKT phát triển, nếu không áp dụng những tiến bộ khoa học kịpthời sẽ không mang lại hiệu quả cao trong trồng trọt cũng như chăn nuôi Việc đưaKHKT vào trong việc chăm sóc cây chè đã mang lại những tín hiệu đáng tích cực, câychè không những được tăng về số lượng mà còn cả về chất lượng và ngày càng đượcđầu tư phát triển theo chiều sâu Sản lượng chè của địa phương năm 2009 so với năm

2008 tăng 10.588 tấn, tương ứng với 7,79%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 14.031tấn, tương ứng với 9,61% Sản lượng tăng nhờ diện tích chè đưa vào khai thác tăng lênqua từng năm Cây chè ngày được đầu tư theo chiều sâu nên năng suất chè cũng tăng lêntheo từng năm Năm 2009 so với năm 2008 năng suất tăng 0,36 tấn/ha, tương ứng với4,79%; năm 2010 so với năm 2009 năng suất tăng lên 0,17 tấn/ha, tương ứng với 2,16%

1.2.4 Tình hình sản xuất chè của huyện Thanh Chương qua 3 năm 2008-2010

Thanh Chương là một huyện miền núi phía Tây của tỉnh Nghệ An có diện tíchtrồng chè lớn nhất tỉnh Trong mấy năm gần đây, kinh tế của huyện phát triển tươngđối tốt, công nghiệp xây dựng và dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn dần Tuy nhiênnông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu của toàn huyện.Trong đó cây chè là một trong những cây dài ngày chiếm vị trí quan trọng trong nềnkinh tế của huyện Nhờ sự phát triển của các tiến bộ khoa hoc công nghệ nhờ vậy năngsuất và sản lượng được nâng cao đáng kể

Về diện tích: Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và chính quyền địaphương nên diện tích chè ngày càng được mở rộng thêm Năm 2009 tổng diện tíchtrồng chè của huyện là 750 ha tăng 70 ha so với năm 2008 tương ứng tăng 20,29 %trong tổng diện tích chè còn năm 2010 so với năm 2009 tăng 50 ha ứng với 6,67 %

Diện tích chè cho sản phẩm tăng cụ thể năm 2009 tăng 80 ha tương ứng tăng12,5% Năm 2010 so với năm 2009 tăng 60 ha tương ứng với 8,33% Tổng diện tíchchè có thể tăng như thế là do cây chè là một trong những cây mang lại thu nhập caocho các nông hộ trong SXKD

Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

Bảng 1.4 Tình hình sản xuất chè của huyện Thanh Chương qua 3 năm 2008 - 2010

Sản lượng Tấn 6.400 7.560 8.580 1.160 18,13 1.020 13,49

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Thanh Chương)

Về năng suất: Cùng vớ thời gian những tiến bộ KHKT ngày càng phát triển đãgiúp con người nhiều trong quá trình SXKD Trong SXNN nhờ ứng dụng thành côngKHCN lai tạo giống mới đã làm thay đổi nhận thức của bà con Vừa đầu tư giống mới,vừa đầu tư phân bón cao và hợp lý hơn cộng với kinh nghiệm sản xuất chính vì thế màtrong những năm gần đây năng suất chè tăng lên đáng kể theo từng năm cụ thể: năm

2009 so với năm 2008 tăng 0,5 tấn/ha tương ứng 0,5% năm 2010 tăng so với năm

2009 là 0,5 tấn/ha tương ứng là 4,76%

Về sản lượng: Cùng với diện tích chè tăng lên nên kéo sản lượng tăng lên đồngthời năng suất chè tăng lên qua từng năm nên sản lượng sẽ tăng lên đáng kể cụ thể:Năm 2009 so với năm 2008 tăng 1.160 tấn tương ứng với 18,3% năm 2010 so với năm

2009 tăng 1.020 tấn tương ứng với 13,49%

Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

Chương II PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM CHÈ Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH CHƯƠNG TỈNH NGHỆ AN

2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 V ị trí địa lý của xã Thanh Thủy.

Xã Thanh Thuỷ nằm ở phía Tây huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An cách thịtrấn Dùng khoảng 18 km dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh Đường mòn Hồ ChíMinh chạy qua địa bàn xã với chiều dài 8km Thanh Thủy có biên giới Việt - Làothuận lợi cho việc giao thông vận chuyển và thương mại dịch vụ

Ranh giới hành chính của xã như sau:

Phía Đông giáp xã Thanh An

Phía Nam giáp Thanh Hương

Phía Tây – Bắc giáp biên giới Việt Lào

Với vị trí như trên xã khá thuận lợi trong quá trình giao lưu kinh tế, kỹ thật thôngtin, thị trường, văn hóa Tuy nhiên nền sản xuất chưa đa dạng về ngành nghề nên chưathu hút được nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước

2.1.1.2 Địa hình đất đai thổ nhưỡng

Thanh Thuỷ là một xã vùng cao thuộc huyện Thanh Chương với tổng diện tíchđất tự nhiên là 11.721,25 ha, đất đai chủ yếu là đất đỏ ba gian với diện tích khoảng8.648,56 ha chiếm 73,79% diện tích đất tự nhiên của toàn xã Đất có độ dày tương đốicao khoảng 1-1,5 m, thành phần cơ giới cao và với loại đất này chủ yếu được sử dụng

để trồng chè, cây ăn quả, keo, tràm…

Còn 26,21% diện tích đất còn lại chủ yếu là đất feralit, đất phèn chua, đất cátđược phân bố dọc các con sông, suối, các vùng trũng và tập trung ở phía nam của xã.Những ha đất này có thành phần cơ giới thấp, độ dày khoảng 1m được dùng để trồnglúa, trồng hoa màu…

2.1.1.3 Khí h ậu, thời tiết

Xã Thanh Thủy nói riêng và huện Thanh Chương nói chung mang khí hậu nhiệtđới gió mùa Thời tiết của xã được chia thành hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô

Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

c Độ ẩm không khí

Độ ẩm trung bình năm trên địa bàn xã khá cao trên 70%, độ ẩm thường cao nhấtvào cao nhất vào các tháng mùa xuân và mùa thu nhưng cao nhất vào thời điểm thánggiêng, tháng hai, tháng ba, thấp nhất vào tháng sáu, tháng bảy

d Nắng nóng

Nắng nóng thường kéo dài và nhiệt độ cao nhất vào các tháng mùa hè khoảng

200 giờ/tháng, các tháng mùa đông khoảng 80 - 90 giờ/tháng

e Thiên tai

Thanh Thủy nằm trong khu vực miền Trung chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệtđới ẩm gió mùa Lũ lụt thường xuyên xảy ra, thời gian xảy ra lũ lụt trên địa bàn xã chủyếu từ tháng 9 tới tháng 11 và do địa bàn nằm sâu trong đất liền nên Thanh Thủy ítchịu ảnh hưởng của bão Hạn hán thường xuyên xảy ra tập trung vào tháng năm, thángsáu do địa bàn xã Thanh Thủy cao nên chịu ảnh hưởng rất lớn tới năng suất và sảnlượng của toàn xã

Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

2.1.1.4 Ngu ồn nước, thủy văn

Thanh Thủy có tới sáu hồ nước tự nhiên và có nhiều đập nước đã được kiên cốhóa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đây là nguồn nước lớn đủ đểtưới tiêu quanh năm

Ngoài ra xã còn có các mạch nước ngầm dồi dào đảm bảo tiêu chuẩn nước sạchphục vụ cho sinh hoạt của người dân

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1 Kinh t ế

- Về phát triển kinh tế: Trong những năm gần đây xã Thanh Thủy được đánh giá

là một trong những xã phát triển với tốc độ cao về kinh tế

Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ UBNN xã đã xây dựng tổ chức quán triệtsâu rộng, chỉ đạo tích cực thực hiện các nghị quyết kế hoạch về phát triển kinh tế như

“Phát triển đàn trâu bò hàng hóa”, “Phát triển cây chè công nghiệp” “Phát triển câysắn nguyên liệu”…

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng nhất là giao thông thủylợi tục được đầu tư xây dựng, các tiềm năng về đất đai, lao động được khơi dậy, sảnxuất nông lâm ngư phát triển mạnh

Giá trị sản xuất năm 2010 đạt 54,5 tỷ đồng tăng 18,22% so với năm 2009(46,1 tỷ đồng)

- Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp là 60,1% năm 2010 tăng 9,5%

so với năm 2009 Xã đã tập trung chỉ đạo sản xuất đưa các giống lúa mới vào sản xuất

vụ đông xuân bên cạnh đó xây dựng và chỉ đạo thực hiện các đề án phát triển cây chè.Cây sắn đã được đưa vào sản xuất hàng hóa Bố trí hợp lý trồng trên các trang trại, đưanhanh các giống cao sản cho năng suất cao cho bà con trồng Lâm nghiệp xã đã cóbước phát triển mạnh Diện tích rừng đã giao cho các hộ gia đình sử dụng quản lý Đãtrồng mới 573,9 ha nâng tổng diện tích rừng trồng lên 1.670 ha Xã đã làm tốt công táckhoanh nuôi bảo vệ và phòng chống chữa cháy rừng

Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

Tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp và xây dựng năm 2010 là 16% tăng 4,6% so vớinăm 2009 Sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn có xu hướng tăng một số cơ sởtuy mới hình thành nhưng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn.

Ngành dịch vụ là 35% năm 2010 tăng 4,9% so với năm 2009 Đây là ngành có tỷtrọng tăng nhanh, có nhiều dịch vụ mới phát triển như bưu chính viễn thông, bưu điện,nhà hàng…tạo điều kiện mở rộng giao lưu hàng hóa thúc đẩy sản xuất

2.1.2.2 Văn hóa xã hội

- Giáo dục: Muốn phát triển kinh tế bền vững thì phải đi kèm với một xã hội lànhmạnh văn minh, người với người sống trong tình đoàn kết yêu thương lẫn nhau Phongtrào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được người dân nơi đây coitrọng Hệ thống truyền thanh của xã được xây dựng và chuyển tải, tuyên truyền thôngtin đến tận người dân

Xã Thanh Thủy là một trong những xã có truyền thống văn hóa, hiếu học của huyệnThanh Chương Năm 2011 xã tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo hướng tớinâng cao chất lượng toàn diện đồng bộ ở các cấp học Thực hiện tốt công tác dạy và họcnăm 2010 xã đã gặt hái được rất nhiều thành tích Xã có 100% tốt nghiệp THCS 99% tốtnghiệp THPT và có 35 em đậu vào các trường đại học và cao đẳng

- Y tế, dân số: Xã có một trạm y tế trực 24/24 giờ Với đội ngũ cán bộ y tế từngbước được đào tạo chuẩn hóa với một bác sỹ, ba y sỹ làm tốt công tác khám, điều trị

và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh Tuyên truyền thực hiện KHHGĐ bằng các biệnpháp tránh thai đạt 82% Số người sinh con thứ 3 trở lên từ 22,7% năm 2005 và tớinăm 2010 đã giảm xuống còn 14%

- Lao động, việc làm và XĐGN: Xã đã tiến hành tìm kiếm việc làm, xuất khẩulao động, thực hiện nghiêm túc chính sách đối với thương bệnh binh, những người cócông với đất nước Phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, các hoạtđộng từ thiện luôn được toàn dân hưởng ứng và thực hiện rộng rãi trên địa bàn xã đó làmột việc làm thiết thực và có ý nghĩa

Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

2.1.2.3 Tình hình s ản xuất của xã Thanh Thủy trong năm 2010

Bảng 2.1 Tình hình sản xuất của xã Thanh Thuỷ qua 3 năm 2008 - 2010

(Nguồn: UBND xã Thanh Thuỷ)

Thanh Thuỷ là xã có địa hình chủ yếu là vùng núi, bán sơn địa, với diện tích tựnhiên tương đối lớn với 11.721,25 ha Phù hợp với nhiều loại cây trồng mang lại hiệuquả kinh tế cao và giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu.Trong những năm qua, địa phương đã có những chính sách hổ trợ người dân trongviệc sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật Tổng sản lượng của các loại cây không ngừngtăng lên qua các năm, năm 2009 so với 2008 tăng 156 tấn, tương ứng với 1,62%; năm

2010 so với năm 2009 tăng 134 tấn, tương ứng với 1,36% Trong đó, tốc độ gia tăng vềsản lượng của các loại cây khác nhau Cây trồng chủ lực của người dân trong xã là sắn

và chè, đất đai thổ nhưỡng ở đây phù hợp để trồng chúng Từ bảng số liệu ta thấy, sảnlượng cây sắn chiếm hơn 50% sản lượng cây trồng của địa phương Sản lượng của câysắn năm 2009 so với 2008 tăng 50 tấn, tương ứng với 0,99%; năm 2010 so với năm

Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

2009 tăng 60 tấn, tương ứng với 1,8% Cây săn mang lại công việc cũng như thu nhập

ổn định cho người dân Cùng với cây sắn, cây chè đã mang lại cho người dân sự lựachọn trong việc phát triển kinh tế, mang lại nguồn thu nhập ổn định cũng như công việclàm ăn lâu dài cho người dân Sản lượng cây chè năm 2009 so với 2008 tăng 95 tấn,tương ứng với 3,21%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 30 tấn, tương ứng với 0,98%.Bên cạnh đó, các loại cây lúa, ngô, lạc và khoai lang … đều mang giá trị kinh tế

xã, sản lượng của các loại cây tương đối ít nhưng nó đảm bảo cuộc sống cho người dântrong xã được ổn định

Bảng 2.2 Tình hình phát triển chăn nuôi của địa phương qua 3 năm 2008 - 2010

(Nguồn: UBND xã Thanh Thuỷ)

Trong nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi là 2 ngành chính tạo ra giá trị cho sảnxuất nông nghiệp Cả 2 ngành đều có vai trò quan trọng, cung cấp lương thực thựcphẩm cho nhân dân, và mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân

Với địa hình là vùng bán sơn địa, đồi núi rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôigia súc gia cầm trên địa bàn xã Thanh Thuỷ, có thể chăn nuôi theo hình thức bầy đàn.Qua bảng số liệu ta thấy, các loại gia súc như trâu, bò, dê đều có xu hướng giảmdần về số lượng Hiện nay chăn nuôi thường hay xảy ra dịch bệnh nên mọi ngườithường có tâm lý sợ rủi ro có thể đến với mình nên ngành chăn nuôi đang ở mức cầm

Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

chừng Đối với trâu, năm 2009 so với năm 2008 giảm 2 con, tương ứng với 0,76%,nhưng sang năm 2010 tỷ lê này có xu hướng giảm nhiều hơn, năm 2010 so với 2009giảm 10 con tương ứng với 3,85% Đối với bò, năm 2009 so với 2008 không thay đổi

về số lượng, năm 2010 so với năm 2009 tăng 5 con tương ứng với 3,45%; có sự giatăng này là mọi người chuyển từ nuôi trâu sang nuôi bò, nuôi bò lợi công chăm sóc,nhưng số lượng bò lại nhỏ lẻ không tập trung theo đàn

Về gia cầm, lợn sữa và lợn thịt nhìn chung tốc độ tăng trưởng ở vào khoảng 1-2%/ năm Trong chăn nuôi, trâu bò mang lại giá trị kinh tế cao hơn nuôi gia cầm, nuôi lợn

và rủi ro cũng ít xảy ra đối với trâu bò

Đối với cá, từ năm 2008 đến năm 2010, mỗi năm tăng 0,5 tấn (5,3%) Sản lượng

cá ở xã Thanh Thuỷ chủ yếu là do nuôi trồng là chính, việc phát triển thêm nghề nuôi

cá sẽ mang lại lợi ích rất lớn nếu biết khai thác thế mạnh của xã là về địa hình, nuôi cá

sẽ có tiềm năng để phát triển trong tương lai

Như vậy, có thể nói xã Thanh Thuỷ có thế mạnh về phát triển trồng trọt và chănnuôi Về trồng trọt cây chè và sắn chiếm vị trí quan trọng trong việc tạo ra giá trị kinh

tế cho địa phương Về chăn nuôi, các loại gia súc gia cầm đều có ý nghĩa quan trọngtrong việc phát triển kinh tế của xã Xã Thanh Thuỷ nên tận dụng vị trí, địa hình để cócác phương án sản xuất hợp lý mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần ổn định đời sốngnhân dân và nâng cao thu nhập

Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

(Nguồn: UBND xã Thanh Thủy)

Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được, nó trực tiếptham gia vào quá trình sản xuất với tư cách là đối tượng lao động vừa là tư liệu laođộng Đất đai là sản phẩm của tự nhiên và có trước lao động, đất đai bị giới hạn vềmặt diện tích nhưng khả năng sản xuất thì vô hạn nếu chúng ta biết sử dụng mộtcách hợp lý Đất đai được xem như là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất vớitính chất đặc biệt là có số lượng gần như không đổi kể cả trong dài hạn.

Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã năm là 11.721,25 ha trong đó đất nôngnghiệp chiếm 14.051,31 ha năm 2010 tăng 1 ha so với năm 2009 chiếm 0,01% Diệntích đất sản xuất nông nghiệp năm 2009 là 1.111,56 ha giảm 0,04% so với năm 2008

do một phần diện tích đất nông nghiệp đã chuyển sang đất thổ cư Nhưng năm 2010đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng 0,04% trong đó đất trồng cây hằng năm

có xu hướng giảm cụ thể năm 2010 giảm 8,35 ha so với năm 2009 giảm ứng với2,49% do một số diện tích đồi núi được khai hoang để trồng keo tràm Vì với lợi thếdiện tích đất đai màu mỡ điều kiện tự nhiên rất phù hợp với diện tích trồng cây nămnhư keo tràm nhất là trồng chè nên diện tích trồng cây lâu năm tăng nhanh trong 3năm cụ thể năm 2009 diện tích trồng cây lâu năm là 776,5 ha tăng so với năm 2008(766,01 ha) tăng 10,74 ha ứng với 1,4% Năm 2010 tăng 1,13% so với năm 2009.Tổng diện tích đất lâm nghiệp năm 2010 tăng 1,19 ha tăng 0,1% so với năm

2009 Diện tích tăng tương đối lớn người dân đã biết tận dụng khai thác những vùnghoang để tăng thêm thu nhập cho họ Bên cạnh đó cũng có sự động viên và hỗ trợcủa chính quyền địa phương là động lực lớn giúp bà con phát triển kinh tế

Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2008 là 12,72 ha năm 2009 là 1,96 hatăng tương ứng 1,98% Song năm 2010 diện tích nuôi trồng thủy sản lại giảm 0,58

ha so với năm 2009 giảm ứng với 4,48%

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng Năm 2009 so với năm

2008 tăng 1,55 ha ứng với 0,48% Năm 2010 tăng 1,16 ha so với năm 2009 ứng với0,35% Diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng nhanh nhưng năm 2010tăng chậm hơn năm 2009 cho thấy diện tích phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạtầng phục vụ sản xuất, các khu nhà các trường trạm mọc lên đánh dấu sự thay đổi về

bộ mặt của toàn xã đang từng bước phát triển

Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

Diện tích đất chưa sử dụng giảm cụ thể năm 2009 giảm 2,55 ha so với năm

2008 giảm tương ứng 0,27% Năm 2010 giảm 2,16 ha so với năm 2009 giảm tươngứng 0,23% Ngày nay việc khai thác đất để trồng trọt , trồng cây và chăn nuôi đãđược chú trọng nên diện tích chưa sử dụng nay đã dần được khai thác là một chiềuhướng tích cực đem lại lợi nhuận không nhỏ cho người dân Vì vậy vấn đề bảo vệ

và sử dụng đất hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao là nhiệm vụ quan trọng để đápứng cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội ổn định lâu dài của xã trong tương lai

2.1.2.5 Tình hình nhân kh ẩu và lao động của xã qua 3 năm 2008 - 2010

Bảng 2.4 Tình hình nhân khẩu và lao động của xã qua 3 năm 2008 - 2010

2.Tổng nhân khẩu Khẩu 3900 3939 3970 39 1,00 31 0,79

(Nguồn: UBND xã Thanh Thủy)

Dân số là cơ sở để hình thành lực lượng lao động Sự biến động của dân số làkết quả của quá trình nhân khẩu học và có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đếnquy mô cơ cấu cấu cũng như sự phân bố theo không gian của dân số trong độtuổi lao động Sự biến động của dân số thường thường được nghiên cứu qua sựbiến động tự nhiên

Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

Qua bảng số liệu chúng ta thấy: Tổng số dân trong toàn xã qua 3 năm tăngkhông đáng kể nhờ ý thức trách nhiệm của người dân trong việc thực hiện tốt chínhsách kế hoạch hóa gia đình Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2009 so với năm 2008tăng 1% tương ứng với 39 người Năm 2010 so với năm 2008 tỷ lệ dân số tự nhiêntăng 0,79% ứng với 31 người Con số này cho thấy dân số của xã đã dần đi vào ổnđinh do thực hiện tốt chương trình mỗi gia đình chỉ có hai con.

Năm 2010 tổng dân số của xã là 3.970 người với 870 hộ trong đó hộ sản xuấtnông nghiệp là 690 hộ chiếm 79,31% tổng số hộ trong toàn xã

Nền kinh tế chủ yếu của xã là nông nghiệp truyền thống nên lao động chủ yếutập trung vào SXNN chiếm tỷ lệ lớn cụ thể lao động nông nghiệp năm 2009 là1.704 lao động tăng 47 lao động so với năm 2008 chiếm 2,84% Năm 2010 có 1.736tăng 32 lao động so với năm 2009 tăng ứng với 1,71% Điểm nổi bật của lao độngtrên địa bàn xã là ngoài ngành nghề chính như trồng lúa, trồng hoa màu nhất làtrồng chè người dân ở đây còn biết đan lát, làm hương, làm bánh tráng…Tuy nhiêntrình độ tay nghề của người lao động chưa cao đặc biệt là trình độ của chủ hộ cònhạn chế nên gặp khó khăn trong việc tổ chức sản xuất sao cho hiệu quả Lao độngmang tính thủ công, kỷ thuật còn lạc hậu nên năng suất lao động thấp, tính thời vụcủa tư liệu sản xuất cũng như lao động còn cao khó khắc phục, những lúc nôngnhàn lao động dư thừa còn nhiều Tình hình nhân khẩu và lao động của xã như trênbên cạnh nhưng thuận lợi còn nhiều hạn chế dẫn đến sự phát triển kinh tế của xã

2.1.2.6 Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật của xã

- Giao thông: Xã Thanh Thủy cách thị trấn Dùng khoảng 18 km dọc theođường mòn Hồ Chí Minh Đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn xã vớichiều dài 8 km Với 62,69 km đường giao thông liên thôn và nội đồng Trong đó

có 18,3 km là đường bê tông hóa trục xã liên xã phục vụ nhu cầu đi lại cho dân

cư Đường trục thôn bản ngày càng được mở rộng và nâng cấp phần lớn đã đượccấp phối hóa, khá thuận lợi cho nhu cầu đi lại cho người dân và có 71 cái cầuphục vụ giao thông thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa nhu cầu đi lai củatất cả mọi người

Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 14/01/2020, 05:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. [1] Mai Văn Xuân, Marketing và phân tích chuỗi cung trong nông nghiệp NXB Đại Học Huế, 2010 Khác
2. Báo cáo nghiên cứu trường hợp về kinh doanh nông nghiệp của các nông hộ ở tỉnh Kontum (dự án Agribiz của Lê Sỹ Hùng, Trương Chí Hiếu, Trần Minh Trí) Khác
3. Mai Văn Xuân, bài giảng kinh tế nông hộ và trang trại, Đại học Kinh Tế Huế, năm 2006 Khác
4. TS Đỗ Kim Chung, PGSTS Phạm Vân Đình, Kinh tế nông nghiệp NXB nông nghiệp Hà Nội, 1997 Khác
5. PGSTS Vũ Kim Dung, Kinh tế phát triển NXB nông nghiệp Hà Nội 1996 6. Ths. Nguyễn Văn Cường bài giảng marketing nông nghiệp, Đại học Kinh TếHuế năm 2005 Khác
7. TS. Phùng Thị Hồng Hà, giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp NXB Huế năm 2004 Khác
8. Báo cáo sản xuất của UBND xã Thanh Thủy năm 2010 Khác
9. Báo cáo tình hình đất đai của UBND xã Thanh Thủy- huyện Thanh Chương- tỉnh Nghệ An Khác
10. Báo cáo tình hình sản xuất chè của huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An Khác
11. Báo cáo kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của XNCBDV chè Ngọc Lâm qua 3 năm 2008-2010 Khác
12. Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An.13. Trang web Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w