1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Đánh giá nhận thức của nông hộ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất chè trên địa bàn xã Điềm Mặc huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

75 241 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 465,84 KB
File đính kèm Khóa luận Full.rar (715 KB)

Nội dung

Đánh giá nhận thức của nông hộ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất chè trên địa bàn xã Điềm Mặc huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá nhận thức của nông hộ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất chè trên địa bàn xã Điềm Mặc huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá nhận thức của nông hộ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất chè trên địa bàn xã Điềm Mặc huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá nhận thức của nông hộ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất chè trên địa bàn xã Điềm Mặc huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá nhận thức của nông hộ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất chè trên địa bàn xã Điềm Mặc huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá nhận thức của nông hộ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất chè trên địa bàn xã Điềm Mặc huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá nhận thức của nông hộ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất chè trên địa bàn xã Điềm Mặc huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

XÃ ĐIỀM MẶC –HUYỆN ĐỊNH HÓA-TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : Phát triển nông thôn

THÁI NGUYÊN - 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

XÃ ĐIỀM MẶC –HUYỆN ĐỊNH HÓA-TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : Phát triển nông thôn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu với mỗi sinh viên, nhằm giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học vào thực tiễn, so sánh kiểm nghiệm lý thuyết với thực tiễn và học hỏi thêm những kiến thức kinh nghiệm được rút ra qua thực tiễn để nâng cao được chuyên môn từ đó giúp sinh viên ra trường trở thành một cử nhân nắm chắc được về lý thuyết về thực hành và biết vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết vào thực tế

Xuất phát từ cơ sở trên được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn – Trường Đại Học Nông lâm Thái Nguyên, em tiến

hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá nhận thức của nông hộ về ảnh

hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất chè trên địa bàn xã Điềm Mặc - huyện Định Hóa-tỉnh Thái Nguyên”

Đến nay bài khóa luận đã hoàn thành, em xin được bài tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn – Trường Đại

Học Nông Lâm Thái Nguyên và đặc biệt cô giáo ThS.Bùi Thị Minh Hà đã trực tiếp

hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình thực hiện đề tài Em cũng xin được gửi lời cám ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên UBND xã Điềm Mặc cùng bà con nhân dân trên địa bàn xã đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua

Do trình độ kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn vì vậy bài khóa luận không tránh khỏi những sai sót, nên rất mong được sự chỉ bảo của thầy cô, sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Thái nguyên, ngày tháng 6 năm 2016

Sinh viên

Hà Thị Yến

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Diễn giải BVTV Bảo vệ thực vật BĐKH Biến đổi khí hậu

BQ Bình quân CSHT Cơ sở hạ tầng

DT Diện tích UBND Uỷ ban nhân dân NSX Nhà sản xuất

PT SX Phát triển sản xuất

SX Sản xuất

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Mức tăng nhiệt độ theo xu thế trong 50 năm qua 8

ở các vùng khí hậu và trung bình cho cả nước 8

Bảng 1.2 So sánh nhiệt độ trung bình năm của các thập kỷ 9

1991-2000 và 1931-1940 9

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Điềm Mặc qua hai năm 2013-2015 25

Bảng 4.2: Cơ cấu giống chè của xã Điềm Mặc qua ba năm 2013-2015 34

Bảng 4.3: Năng suất, sản lượng chè kinh doanh 35

của xã Điềm Mặc qua ba năm 2013-2015 35

Bảng 4.4: Nguồn nhân lực của nhóm hộ điều tra năm 2016 39

Bảng 4.5: Tài nguyên đất sản xuất của nhóm hộ điều tra năm 2016 40

Bảng 4.6: Diện tích đất, cơ cấu giống và năng suất chè trung bình 41

của nhóm hộ điều tra năm 2016 41

Bảng 4.7: Phương tiện sản xuất chè của nhóm hộ điều tra năm 2016 43

Bảng 4.8: Nhận thức và mức độ quan tâm đến BĐKH 46

của nhóm hộ điều tra năm 2016 46

Bảng 4.9: Nguồn tiếp cận TT về BĐKH của nhóm hộ điều tra năm 2016 48

Bảng 4.10: Nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân BĐKH của nhóm hộ điều tra 49

Bảng 4.11: Các biểu hiện của BĐKH tại địa phương 51

Bảng 4.12: Những yếu tố trong BĐKH ảnh hưởng tới sx chè 53

Bảng 4.13: Ảnh hưởng của BĐKH đến sx chè 54

của nhóm hộ điều tra năm 2016 54

Bảng 4.14:Biện pháp nhằm khắc phục ảnh hưởng của BĐKH tới sản xuất chè 56

của Nhóm hộ điều tra năm 2016 56

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu tổng quát 2

1.3 Mục tiêu cụ thể 2

1.4 Ý nghĩa của đề tài 3

1.4.1 Ý nghĩa khoa học 3

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

1.4.3 Ý nghĩa đối với sinh viên 3

PHẦN2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở thực tiễn 4

2.1.1 Biến đổi khí hậu 4

2.1.2 Nhận thức 10

2.1.3 Sản xuất chè 12

2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 17

PHẦN III 20

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 20

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 20

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 20

3.2 Phương pháp nghiên cứu 20

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 20

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 20

3.2.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 21

3.3 Nội dung nghiên cứu 21

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22

4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 22

4.1.1.Điều kiện tự nhiên 22

Trang 7

4.1.2 Về kinh tế 26

4.1.3 Về văn hóa- xã hội – cơ sở hạ tầng 29

4.1.4 Đánh giá những thuận lợi khó khăn về điều kiện tự nhiên-kt xã hội 32

4.2 Thực trạng sản xuất chè trên địa bàn xã Điềm Mặc 33

4.2.1 Tình hình sản suất chè 33

4.2.2 Tình hình chế biến và tiêu thụ chè 38

4.3 Thực trang sản xuất chè của hộ điều tra 39

4.3.1 Nguồn nhân lực của nhóm hộ điều tra 39

4.3.2.Tài nguyên đất của nhóm hộ điều tra 40

4.3.3.Phương tiện sản xuất của nhóm hộ điều tra 42

4.4 Nhận thức của người dân về BĐKH và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sx chè 44

4.4.1 Nhận thức của người dân về BĐKH 44

4.4.2 Nguồn tiếp cận thông tin từ BĐKH 47

4.4.3 Nhận biết của người dân về biểu hiện của BĐKH tại địa phương (TTCĐ, TTBT) 49

4.4.5 Các biện pháp nhằm khắc phục ảnh hưởng của BĐKH tới sản xuất chè 56

Phần V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

5.1 Kết luận 58

5.2 Kiến nghị 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 8

PHẦN1

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường biến đổi khí hậu( BĐKH) là một trong những thách thức lớn của nhân loại, có tác động mạnh mẽ đến sản xuất, đời sống, môi trường, năng lượng, sức khỏe trên phạm vi toàn thế giới…vấn đề BĐKH đã đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu

Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH cụ thể với sự gia tăng số lượng, cường độ các đợt bão, lũ, hạn hán, mất mùa, tình trạng xâm thực do nước biển dâng, mất cân bằng sinh thái, dịch bệnh….Theo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, năm 2015 thiên tai tuy xảy ra ít về số lượng nhưng cường độ tác động một số đợt lại ở mức cao kỉ lục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân, ước tính tổng thiệt hại khoảng

8114 tỷ đồng.Theo thống kê, thiên tai đã làm 154 người chết, trong đó có 94 người chết do lũ, lũ quét và sạt lở đất; 60 người chết do lốc, sét, không có người chết do bão; 127 người bị thương; 1242 nhà bị đổ, sập, trôi; 35233 nhà bị ngập, hư hỏng; hơn 445000 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; hàng triệu m3 đất đá giao thông, thuỷ lợi bị sạt lở, bồi lấp[16]

Nhằm nâng cao biện pháp phòng chống thiên tai năm 2016, ban chỉ đạo trung ương phòng chông thiên tai thực thi các nhiệm vụ, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, kết hợp các biện pháp phòng ngừa thiên tai… Đồng thời, đẩy mạnh công tác dự báo để tiếp tục chủ động ứng phó, chuyển từ bị động sang chủ động, nhằm giảm thiệt hại về thiên tai cho cộng đồng

Xã Điêm Mặc thuộc khu vực trung du miền núi phía bắc, nằm trong huyện Định Hóa với diện tích khoảng 1653,84 ha,được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, địa hình, Điềm Mặc có điều kiện thuận lợi cho phát triển cây chè trong đó diện tích trồng chè khoảng 253 ha, cây chè là cây sinh kế chính, cây thoát nghèo của

bà con nơi đây

Trang 9

Trên địa bàn cả nước nói chung và địa bàn xã Điềm Mặc nói riêng đang chịu ảnh hưởng của BĐKH, nó đang tác động vào nhiều mặt đời sống sản xuất của bà con, trong những năm qua trên địa bàn xã Điềm Mặc BĐKH đang biểu hiện rõ rệt hơn, số lượng và cường độ các trận bão gia tăng, tình trạng mất mùa xảy ra nhiều hơn, đón nhiều các đợt nắng gắt, oi bức, nhiệt độ tăng cao vào mùa hè, các hiện tượng cực đoan của thời tiết diễn biến bất thường, đặc biệt là sự ra tăng vềsố lượng

và cường độ các đợt rét

Cùng với các tác động của thiên tai, ngoài các đặc điểm khó khăn về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thì Xã Điềm Mặc còn là nơi sinh sống của dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Sán Trí và hộ nghèo chiếm tỉ lệ cao, hiểu biết hay nhận thức của người dân về BĐKH, các hiện tượng TTCĐ còn hạn chế vì vậy cần đưa ra các giải pháp ứng phó với các hiện tượng bất thường của thời tiết và giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết hay nhận thức của người dân về BĐKH

Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh

giánhận thức của nông hộ về ảnh hưởng của BĐKH tới sản xuất chè trên địa bàn xã Điềm Mặc - huyện Định Hóa- tỉnh Thái Nguyên”

1.2 Mục tiêu tổng quát

Đánh giá được đầy đủ chính xác tình hình sản xuất chè trên địa bàn xã Điềm Mặc và nhận thức của người dân trong xã về BĐKH, mức độ ảnh hưởng của BĐKHđến sản xuất chè, đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức về BĐKH cho người dân góp phần sản xuất chè trong điều kiện BĐKH

1.3 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được thực trạng sản xuất chè trên địa bàn xã Điềm Mặc

- Đánh giá được nhận thức của người dân trồng chè về BĐKH và ảnh hưởng tới sản xuất chè

- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH tới sản xuất chè tại xã Điềm Mặc

Trang 10

1.4.Ý nghĩa của đề tài

1.4.1 Ý nghĩa khoa học

- Xác định cơ sở khoa học, làm sáng tỏ lý luận về pt sx chè tại địa phương

- Xác định cơ sở khoa học tác động của BĐKH đến phát triển sx chè

- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học

1.4.3 Ý nghĩa đối với sinh viên

- Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tế, giúp sinh viên củng cố thêm những kiến thức, kỹ năng đã học Đồng thời có

cơ hội vận dụng chúng vào thực tế

Trang 11

Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

Ngày đăng: 02/02/2018, 14:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w