1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch chung Thành phố Cần Thơ

129 2,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 3,3 MB

Nội dung

Hình 6: GTSX, sử dụng lao động của các cơ sở công nghiệp tại Cần Thơ 2003 .c Hiện trạng phát triển ngành xây dựng Thành phố Cần Thơ hiện có các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xâydựng n

Trang 2

QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

(ĐẾN NĂM 2025)

CHỦ NHIỆM ĐỒ ÁN

TS-KTS. Nguyễn Thiềm

CHỦ TRÌ CÁC BỘ MÔN

KINH TẾ - KIẾN TRÚC : KTS Phạm Văn Cư

KTS Trần Ngọc Thanh

Thạc sỹ KT Nguyễn Thị Nam Phương

CBKT ĐẤT XÂY DỰNG : KS Trần Ngọc Bình

KS Nguyễn Đình Tuấn

CẤP NƯỚC : KS Trương Quang Ninh

THOÁT NƯỚC BẨN : KS Trương Quang Ninh

CẤP ĐIỆN : KS Phan Quốc Khánh

QUẢN LÝ KỸ THUẬT

KINH TẾ - KIẾN TRÚC : TS.KTS. Lê văn Nin

CBKT ĐẤT XÂY DỰNG : KS. Phạm Hiếu Thảo

CẤP NƯỚC : KS. Trần Anh Tuấn

THOÁT NƯỚC BẨN : KS Đặng Thanh Mai

CẤP ĐIỆN : KS. Nghiêm Bội Đức

TP Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 09 năm 2006

Phân Viện Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Miền Nam

Giám đốc

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU _4

1 Lý do quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ. 4

2 Các căn cứ quy hoạch chung thành phố Cần Thơ 5

CHƯƠNG 1 _6 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG TỔNG HỢP THÀNH PHỐ _6

1 Điều kiện tự nhiên 6

2 Một số nét về Lịch sử hình thành phát triển đô thị: 8

3 Hiện trạng kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ 9

4 Hiện trạng xây dựng T.P Cần Thơ 25

5 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật: _37

6 KẾT LUẬN _49

CHƯƠNG II _51 QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2025 TẦM NHÌN TỚI NĂM 2035. 51

1 Động lực phát triển kinh tế- xã hội của thành phố _51

2 Xác định tính chất, động lực phát triển và dự báo quy mô dân số của T.P Cần

3 Cơ cấu phát triển không gian xây dựng thành phố tới năm 2025. 61

4 Các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ _71

5 Định hướng quy hoạch các khu chức năng của thành phố _72

6 Định hướng quy hoạch xây dựng các huyện ngoại thành. _92

7 Định hướng quy hoạch giao thông dài hạn. 95

8 Quy hoạch chuẩn bị kỸ thuật đất xây dựng 99

9 Quy hoạch cấp nước dài hạn ĐẾN NĂM 2025 102

10 Quy hoạch thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường dài hạn đến năm 2025 _104

11 Quy hoạch cấp điện _106

Chương III _111 QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU 111

1 Xác định quy mô phát triển đợt đầu. 111

2 Định hướng quy hoạch cải tạo và phát triển các khu đô thị tới năm 2015. 113

3 Định hướng Quy hoạch chung xây dựng các khu vực ngoại thành. 117

4 Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đợt đầu. _118

5 Các chương trình trọng điểm và các dự án đầu tư ưu tiên. _124

Chương IV 126 QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN _126

1 Công tác quản lý quy hoạch _126

2 Các giải pháp thực hiện quy hoạch. _126

Chương V: 128

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 128

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ

1.1 Các cơ sở pháp lý.

– Nghị quyết 22 kỳ họp thứ 4 Quốc Hội khoá 11 phiên họp 12/2003 đãquyết định thành lập T.P Cần Thơ trực thuộc Trung Ương và từ 1/1/2004,theo Quyết định … của Chính Phủ, thành phố Cần Thơ – 1 đơn vị hành chínhmới đã được ra đời với 4 quận và 4 huyện ngoại thị

– Nghị quyết số 21/NQ- BCT ngày 20/01/2003 của Bộ Chính trị là yêucầu và nhiệm vụ mới của thành phố Cần Thơ trong tiến trình công nghiệphoá, hiện đại hoá của cả nước nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nóiriêng

– Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17/02/2005 của Bộ Chính Trị về xâydựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hó, hiện

đại hoá đất nước nhấn mạnh “xây dựng T.P Cần Thơ thành thành phố loại I

trực thuộc Trung Ương”

- Điều 19 của Luật xây dựng Việt Nam đã được Quốc Hội thông quabằng Quyết định số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lựctừ 1/7/2004 đã quyết định chức năng nhiệm vụ của UBND cấp tỉnh về lậpnhiệm vụ và thực hiện quy hoạch chung xây dựng

- Quyết định số… Của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng về việc giao đơn vị tưvấn thực hiện quy hoạch chung xây dựng T.P Cần Thơ

1.2 Cơ sở thực tiễn.

- Được Chính Phủ quyết định là thành phố trung tâm của vùng ĐồngBằng Sông Cửu Long, nhu cầu xây dựng các loại công trình đô thị với cáctính chất khác nhau sẽ rất lớn Quy hoạch T.P Cần Thơ trực thuộc tỉnh CầnThơ trước đây không thể đáp ứng được về mặt không gian và quy mô xâydựng

- Với ranh giới các quận, huyện mới, nhiều khu vực của thành phố cầnđược quy hoạch làm cơ sở cho các dự án đầu tư xây dựng các khu chức năngcủa thành phố và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của thànhphố

- Làm cơ sở để thực hiện các quy hoạch chi tiết xây dựng thành phố,lập các dự án đầu tư trong các lĩnh vực xây dựng về hạ tầng, công nghiệp,dân cư.v.v…

Trang 5

2 Caực caờn cửự quy hoaùch chung thaứnh phoỏ Caàn Thụ

– ẹoà aựn quy hoaùch chung Thaứnh phoỏ Caàn Thụ laọp naờm 1995 - 2002 – Caực hoà sụ veà dửù aựn, ủoà aựn mụựi naốm trong phaùm vi thaứnh phoỏ ủaừ ủửụùccaực caỏp coự thaồm quyeàn pheõ duyeọt

– Caực vaờn baỷn phaựp lyự vaứ soỏ lieọu, taứi lieọu cuỷa ủũa phửụng cung caỏp lieõnquan ủeỏn sửù thay ủoồi ủoà aựn quy hoaùch chung naờm 1993, 1991 nhửQuy hoaùch toồng theồ KT-XH thaứnh phoỏ Caàn Thụ, quy hoaùch sửỷ duùngủaỏt ủai, thoỏng keõ - dửù baựo phaựt trieồn kinh teỏ- xaừ hoọi.v.v…

– Caực chuỷ trửụng, chớnh saựch cuỷa ẹaỷng, Nhaứ nửụực veà chieỏn lửụùc phaựttrieồn kinh teỏ - xaừ hoọi

– Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 củaChính phủ về quy hoạch xây dựng;

– Caờn cửự vaứo Thoõng tử soỏ 15/2005/TT- BXD Ngaứy 19 thaựng 8 naờm

2005 hửụựng daón laọp, thaồm ủũnh pheõ duyeọt Quy hoaùch Xaõy Dửùng.– Quy chuaồn xaõy dửùng Vieọt Nam (Ban haứnh theo Quyeỏt ủũnh soỏ682/BXD-CSXD ngaứy 14/12/1996 cuỷa Boọ trửụỷng Boọ Xaõy dửùng)

– Baỷn ủoà ủũa hỡnh, tyỷ leọ 1/10.000, baỷn ủoà ủũa chớnh 1/10.000 vaứ caựcloaùi baỷn ủoà khaực

Trang 6

CHƯƠNG 1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG TỔNG HỢP THÀNH PHỐ

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Vị trí địa lý:

T.P Cần Thơ nằm trên bờ Tây sông Hậu- trung tâm địa lý của vùngĐồng Bằng Sông Cửu Long Ranh giới cụ thể của thành phố như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh An Giang

- Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang

- Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp qua sông Hậu Giang

- Phía Tây giáp Tỉnh Kiên Giang

Diện tích tự nhiên của thành phố khoảng 1390 km2, trong đó 4 quận nộithành gồm Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng và Ô Môn khoảng 287km2, 4huyện ngoại thành gồm Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh và Thốt Nốtkhoảng 1103km2

Địa hình – địa mạo :

Thành phố Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông MêKông bồi lắng hàng thiên niên kỷ nay và hiện vẫn còn tiếp tục được bồilắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dòng sông Hậu Cao độtrung bình khoảng 1,00 – 2,00m dốc từ đất giồng ven sông Hậu, sông CầnThơ thấp dần về phía nội đồng

Do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khádày Bên cạnh đó, thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu nhưCồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập

Khí hậu :

Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa với các đặc trưngsau đây:

1.1.1 Nhiệt độ không khí:

- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,8 o C

- Nhiệt độ trung bình các tháng cao nhất trong những năm gần đây:35,50C (tháng 4/2001)

- Nhiệt độ trung bình các tháng thấp nhất trong những năm gần đây:18,90C (tháng 1/2003)

Trang 7

- Lượng mưa trung bình năm: 1600mm (năm 2000 khoảng 1.911,năm 2004 khoảng 1.416mm).

- Lượng mưa trung bình tháng cao nhất: 60,3mm (tháng 10/2000)

- Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất: 0mm (tháng 1,2,3 năm2002; các tháng 2,3 năm 2004.v.v…)

- Độ ẩm trung bình cả năm 82% - 87% (thay đổi theo các năm)

- Độ ẩm trung bình tháng cao nhất 91%

- Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất 76%

Gió có 2 hướng chính:

- Hướng Đông Bắc tháng 12 4 (mùa khô )

- Hướng Tây Nam từ tháng 5 - 10 (mùa mưa)

- Tốc độ gió bình quân 1,8 m/s

- Ít bão nhưng thường có giông, lốc vào mùa mưa

- Số giờ nắng trung bình cả năm : 2.249,2h (N 2004)

- Số giờ nắng trung bình tháng cao nhất 237,3h (tháng 3/2004)

- Số giờ nắng trung bình tháng thấp nhất:138h (tháng 8/2004)

Điều kiện thủy văn :

- Chiều dài T.P Cần Thơ tiếp giáp Sông Hậu khoảng 60 km với mộtsố cù lao lớn như cù lao Tân Lập, cù lao Cồn Aáu, Cồn Sơn và mộtsố cồn nhỏ khác Sông Hậu đoạn qua Cần Thơ có chiều rộngkhoảng 1,6km

- Sông Cần Thơ là 1 trong các sông lớn bắt nguồn từ khu vực nộiđồng Tây sông Hậu Sông hiện đi qua các quận Ô môn, huyệnPhong Điền, quận Cái Răng, Ninh Kiều.v.v…Chiều rộng của sôngtừ 280-350m

- Có 158 sông, rạch lớn nhỏ đi qua thành phố nối thành mạng đườngthủy là phụ lưu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ Cácsông rạch lớn khác là rạch Bình Thuỷ, Trà Nóc, Ô Môn, Thốt Nốt,Kênh Tham Rôn và nhiều kênh lớn khác tại các huyện ngoạithành là Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền

- Mùa lũ sông Cửu Long thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 11hàng năm, lưu lượng nước sông Hậu lên đến 35.000-40.000

m3/giây, mùa khô khoảng 1970m3/giây (tháng 4)

- Cao độ lũ 5% đạt 2,15 m ; 1% - 2,21 m

- Hệ thống sông rạch bị ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều

Trang 8

MỘT SỐ NÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ:

- Con người đãø có mặt ở ĐBSCL cách nay khoảng 3000 - 2500 nămgắn liền với thời kỳ biển lùi Tuy nhiên, hiện vẫn chưa tìm thấynhững dấu tích của tầng văn hóa cư trú cổ xưa, thay vào đó là các tàntích, bồi tích, các di vật của sự vận động nước biển

- Sang đầu công nguyên, văn hóa Óc Eo phát triển rộng khắp vùngNam Bộ nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng từ thế kỷ thứ 1 tới thếkỷ thứ 6 và thời kỳ hậu Óc Eo từ thế kỷ thứ 7 tới thế kỷ thứ 10 Nềnvăn minh này gắn với vương quốc Phù Nam do nhóm cư dân Mã Lai-

đa đảo tạo nên đã để lại những di chứng khá rực rỡ tại một số khuvực khác nhau trong đó có Cần Thơ Di chứng tiêu biểu nhất là đôthị cổ Óc Eo

- Sau khi Phù Nam sụp đổ, “những người nông dân nghèo Khme từ

Campuchia kéo về những vùng hoang vu của ĐBSCL và họ chiếm các giồng cát lớn để tổ chức thành những vùng môi sinh xã hội ở vùng đồng bằng này” Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau tới thế

kỷ 17 vùng đất này vẫn là vùng “vùng đất điểu thú quần hoang tuyệt

vô nhân tích” mà những di dân người Việt đầu tiên đã tìm thấy ở đây.

- Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu thiết lập nền hành chính đầu tiên

của người Việt “ lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh

Trấn Biên, lấy xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn Lúc này, khu vực Hà Tiên do Mạc Cửu quản lý.

- Năm 1739, Mạc Thiên Tứ (con Mạc Cửu) lập ra 4 đạo Long Xuyên,Kiên Giang, Trấn Giang, Trấn Di phía Tây Nam sông Hậu (tức vùngBán đảo Cà Mau và Tứ giác Long Xuyên ngày nay)

- Năm 1808, nhà Nguyễn chia vùng ĐBSCL ra làm 3 trấn là VĩnhThanh, Định Tường và Hà Tiên gồm 2 phủ và 8 huyện Cần Thơthuộc trấn Hà Tiên Cần Thơ thuộc huyện Vĩnh Định, Phủ Định Viễn,Trấn Vĩnh Thanh

- Năm 1836 Chúa Nguyễn chia vùng ĐBSCL thành 4 tỉnh gồm ĐịnhTường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên Cần Thơ thuộc huyệnPhong Phú, phủ Tuy Biên tỉnh An Giang

- Năm 1864 Pháp đánh chiếm 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ Đồng Nai –Gia Định – Định Tường đến năm 1867 Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miềntây Nam Kỳ (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên), Nam Bộ trở thànhthuộc địa của Pháp

- Năm 1872 huyện Phong Phú nhập với Bến Tràng , phủ Lạc Hoá, tỉnhVĩnh Long

- 23/2/1876 Vùng Phong Phú tách ra để lập tỉnh Cần Thơ gồm 5 quận 8tổng và đặt lỵ sở (toà bố) tại Cần Thơ

Trang 9

- Năm 1921 sau nửa thế kỷ thực dân Pháp xâm chiếm, đô thị Cần Thơcó trên 15 nghìn dân

- Năm 1958 Đô thị Cần Thơ có đến 50 nghìn dân là tỉnh lỵ tỉnh CầnThơ sau đổi là Tỉnh Phong Dinh

- Năm 1972-1975 tỉnh lỵ Cần Thơ có 2 quận, 8 phường, dân số lênđến 300 ngàn dân; diện tích 14.129 ha Sau 30/4/1975 dân cư đô thịgiảm còn 250.000 dân

- Từ ngày 14 tháng 11/1992 đô thị thành phố Cần Thơ là thành phốloại 2 Thành phố Cần Thơ gồm 15 phường 7 xã, hơn 350 ngàn dân,nội thành 262.500 người, ngoại thành 87.500 người, đất xây dựng nộithị 4344 ha, ranh giới hành chính toàn thành phố 14.153,11 ha

- Từ ngày 1/1/2004 thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương đượcchính thức thành lập theo Nghị quyết 22 kỳ họp thưÙ 4 Quốc Hội khoá

11 phiên họp 12/2003 và Quyết định … của Thủ tướng Chính phủ.Thành phố Cần Thơ có 4 quận và 4 huyện ngoại thành

HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

1.2 Hiện trạng kinh tế:

1.2.1 Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Thành phố Cần thơ nằm trong khu vực trung tâm của vùng ĐBSCL, mộtvùng châu thổ trù phú nhất cả nước về lúa, cây ăn trái và thuỷ sản Sảnlượng lúa của vùng chiếm tới 51% sản lượng lúa cả nước

Trong giai đoạn 2001-2003, thành phố Cần Thơ đạt được tốc độ tăngtrưởng kinh tế khá cao khoảng 12,29% Tốc độ tăng trưởng này đã giúp CầnThơ nâng giá trị GDP từ 4.543.436 triệu đồng vào năm 2000 lên 6.433.523triệu đồng vào năm 2003 (giá cố định 1994), tức tăng gấp gần 1,5 lần (xemhình 1)

So với các tỉnh ĐBSCL, tố độ tăng trưởng của Cần Thơ cao nhất Tuynhiên, so với một số tỉnh, thành khác như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng.v.v… thì tốc độ tăng trưởng của Cần Thơvẫn còn kém hơn

Trang 10

Hình 1: GDP thành phố Cần Thơ (2000-2003) giá cố định 1994

1.149.369 1.319.313 2.074.754

1.238.502 1.568.470 2.283.509

1.389.334 1.770.764 2.497.413

1.450.988 2.130.728 2.851.807

Nơng, lâm ngư nghiệp Cơng nghiệp, xây dựng Dịch vụ

Kinh tế của thành phố Cần Thơ đang chuyển dịch nhanh theo hướngcông nghiệp và dịch vụ GDP ngành công nghiệp đã tăng từ 31,3% năm

2000 lên 35,53% năm 2003 trong khi đó GDP ngành nông nghiệp tăng khácao nhưng tỷ trọng của ngành này trong cơ cấu kinh tế của thành phố đanggiảm dần từ 22,41% năm 2000 xuống còn 21,82% năm 2003

Hình 2: Chuyện dịch kinh tế các ngành của T.P Cần Thơ

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cần Thơ (2000-2003)

Nơng, lâm, ngư nghiệp Cơng nghiệp, xây dựng Dịch vụ

So sánh với các tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thìtỷ trọng nông nghiệp của thành phố Cần Thơ vẫn chiếm ở mức cao Ví dụnăm 2003, tỷ trọng nông nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm1,56%, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu – 2,9%, tỉnh Bình Dương khoảng 12% và tỉnhĐồng Nai khoảng 17% Một trong các nguyên nhân quan trọng trong việc tỷtrọng cao của ngành nông nghiệp tại Cần Thơ là đất đai nông nghiệp vànông dân còn chiếm tỷ trọng rất lớn so với cơ cấu đất đai và lao động củathành phố Đây cũng là 1 thách thức cho việc duy trì tốc độ phát triển nhanhcủa thành phố Cần Thơ (vì tăng trưởng cao trong ngành nông nghiệp cũngchỉ ở mức 4-5%/năm sẽ làm giảm mức độ tăng trưởng chung của thành phố)

Trang 11

Số liệu từ hình 3 cho thấy, động lực cho sự tăng trưởng tại Cần Thơ chủyếu là dựa vào nguồn nội lực- các thành phần kinh tế trong nước Tuy nhiêntốc độ tăng trưởng trong nội bộ ngành diễn ra không đồng đều: khu vực kinhtế quốc doanh nhìn chung tăng trưởng chậm và còn bộc lộ nhiều hạn chếnhư giá thành cao, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh kém

Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng trưởng nhanh và đóng góptới gần 58% GDP cho toàn thành phố, và tỷ lệ đóng góp này không ngừngtăng lên trong thời gian qua

Hình 3: Sự chuyển dịch đóng góp GDP của các thành phần kinh tế (2000-2003)

Kinh tế quốc doanh Kinh tế ngồi quốc doanh Kinh tế cĩ vốn đầu tư nước ngồi

1.3 Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế.

1.3.1 Hiện trạng phát triển và phân bố ngành công nghiệp:

(a) Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tại thành phố Cần Thơ đã gia tăng

lên gấp gần 1,6 lần, từ 4.623.153 triệu đồng vào năm 2000 lên đến7.065.429triệu đồng năm 2003 Trong cơ cấu ngành công nghiệp thì ngành côngnghiệp chế biến chiếm vai trò chủ đạo (chiếm tới 97,30% GTSX côngnghiệp) và có tốc độ tăng trưởng nhanh Chỉ trong vòng 3 năm từ 2002-

2003, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến đã tăng gấp gần 2 lần từ

3.684.474 triệu đồng lên đến 6.874.721 triệu đồng Trong khi đó, công nghiệpsản xuất và phân phối điện nước chỉ chiếm 2,52%, còn công nghiệp khaithác chiếm tỷ trọng không đáng kể (0,18%) và có xu hướng giảm trong giaiđoạn 2000-2003 (hình 5)

Trang 12

Hình 4 : GTSX công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ (2000-2003)

Một thành tựu đáng lưu ý là công nghiệp chế biến của Cần Thơ đã xuấtkhẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu kể cả châu Mỹ, trong đó tỷ trọng lớnlà thuỷ sản và gạo xuất khẩu

(b) Phân bố công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Các cơ sở công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ phân bố khôngđồng đều Xét về phương diện quy mô theo tiêu chí lao động, thì các doanhnghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gồm 35 doanhnghiệp) thường là các doanh nghiệp có quy mô lớn và có giá trị sản xuấtchiếm tới gần 62% GTSX toàn ngành công nghiệp Các doanh nghiệp nhànước có quy mô lớn nhất, bình quân từ 500-600 lao động/doanh nghiệp.Hiện trên địa bàn thành phố có 25 doanh nghiệp nhà nước tập trung tạiQ.Ninh Kiều (13 doanh nghiệp), Q.Bình Thuỷ (11 doanh nghiệp) và Q ÔMôn (1 doanh nghiệp)

Cần Thơ có 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (theo số liệuthống kê 2003) với số lao động bình quân từ 200-300 lao động/doanhnghiệp, tập trung nhiều nhất tại Q Bình Thuỷ (8 doanh nghiệp), Q Ô Môn(1 doanh nghiệp) và Q Ninh Kiều (1 doanh nghiệp)

Do các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô lớn tập trung chủ yếu tạiQ.Ninh Kiều, Q.Bình Thuỷ, nên giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bànthành phố Cần Thơ cũng tập trung chủ yếu tại hai quận này (chiếm 77,36%GTSX công nghiệp của toàn thành phố) Số liệu tại hình 5 cho thấy rõ sựphân bố về giá trị sản xuất, số cơ sở công nghiệp trên địa bàn thành phốCần Thơ

Trang 13

Q.Cái răng Q Ơ Mơn H Phong

Điền

H Cờ Đỏ H Thốt Nốt H Vĩnh

Thạnh

Tổng GTSX GTSX Nhà nước GTSX Ngồi nhà nước GTSX cĩ vốn FDI Cơ sở

Hình 5 Sự phân bố các cơ sở và GTSX công nghiệp trên địa bàn Cần Thơ (2003).

Các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chiếm 99,3% vềsố lượng (gồm 4.957 cơ sở) nhưng giá trị sản xuất công nghiệp chỉ chiếmgần 38% Các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ này thường rơi vào loạihình cơ sở sản xuất tập thể, tư nhân, cá thể và hỗn hợp, trong đó nhiều nhấtlà loại hình sản xuất cá thể có quy mô từ 3-5 lao động gồm 4.731 cơ sở,chiếm tới 95% về số lượng Số liệu từ hình 5 cũng cho thấy, các cơ sở sảnxuất công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ này phân bố nhiều nhất tại H ThốtNốt (1.374 cơ sở) và huyện Ô Môn ( 939 cơ sở)

Chính các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ này lạichính là những cơ sở sản xuất thâm dụng lao động rất phù hợp với thựctrạng kinh tế tại khu vực ĐBSCL hiện nay Thực vậy, trong khi các cơ sởsản xuất công nghiệp có quy mô lớn chiếm tới gần 62% giá trị sản xuấtcông nghiệp nhưng chỉ tạo ra công ăn việc làm cho 37% lao động thì các cơsở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ này đã tạo công ăn việc làm cho gần63% lao động công nghiệp Mặt khác, do có quy mô nhỏ, và lại thườngmang tính gia đình, nên các cơ sở công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nàyrất linh hoạt đối với những thay đổi về môi trường kinh doanh Họ sẵn sàngchuyển sang hình thức kinh doanh mới khi môi trường kinh doanh cũ trở nênbất lợi (hình 6)

Trang 14

Hình 6: GTSX, sử dụng lao động của các cơ sở công nghiệp tại Cần Thơ (2003 ).

(c) Hiện trạng phát triển ngành xây dựng

Thành phố Cần Thơ hiện có các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xâydựng như sau:

- Tư vấn xây dựng có 33 đơn vị, trong đó 5 doanh nghiệp Nhà nước, 17công ty TNHH, 11 doanh nghiệp tư nhân

- Đơn vị xây lắp có 48 đơn vị trong đó 8 doanh nghiệp Nhà nước, 10 công

ty TNHH, 29 doanh nghiệp tư nhân

- Tổng số lao động trong ngành xây dựng tăng từ 15,6 ngàn năm 2000 lêntrên 20 ngàn trong năm 2005

1.3.2 Hiện trạng phát triển và phân bố ngành dịch vụ:

(a) Hiện trạng phát triển ngành dịch vụ

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành dịch vụ trong giaiđoạn 2000-2003 đạt 11,12%/năm đã nâng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ

từ 2.074.754 triệu đồng vào năm 2000 lên 2.851.807 triệu đồng vào năm

2003 (giá cố định 1994)

Chính vị trí địa lý đã mang lại cho thành phố Cần Thơ một tiềm nănglớn để phát triển ngành dịch vụ Với hệ thống giao thơng đường bộ vàđường thuỷ rất thuận tiện nên Cần thơ đã trở thành đầu mối giao thươngtrong nước và khu vực cho tồn vùng ĐBSCL Đối với hoạt động nộithương, Cần thơ là cầu nối giữa thị trường vùng thành phố Hồ Chí Minh vàtồn vùng ĐBSCL Chính điều này đã tạo tiền đề cho sự phát triển cácngành dịch vụ mang tính chất vùng, đặc biệt là ngành thương mại, vận tải,kho bãi, bưu điện, khách sạn nhà hàng Tỷ trọng của những dịch vụ nàychiếm tới 56,7% giá trị sản xuất ngành dịch vụ (hình 7)

Hình 7 : Cơ cấu ngành dịch vụ tại Cần Thơ

Trang 15

Giáo dục, đào tạo 7,06%

KDbất động sản 7,76%

TN, sửa chửa xe,

đồ dùng

đồn thể 5,63%

Dịch vụ khác 11,84%

Vận tải kho bãi-

bưu điện 17,14%

Tài chính, tín dụng 10,98%

Khách sạn, nhà hàng 10,60%

(b) Hiện trạng phân bố ngành dịch vụ

Sự phân bố các cở dịch vụ như thương mại, du lịch, khách sạn nhà hàngtrên địa bàn thành phố Cần thơ khơng đồng đều, tập trung nhiều nhất ở quậnNinh Kiều (8.374 cơ sở), quận Bình Thuỷ (4.625 cơ sở) và một phần ở quậnThốt Nốt (3.362 cơ sở) Địa phương cĩ số các cơ sở dịch vụ này thấp nhấtlà ở huyện Phong Điền (822 cơ sở) và kế đến là Q Cái Răng

Như vậy, về mặt không gian, ngành dịch vụ phát triển nhất tại cáckhu trung tâm thành phố như Ninh Kiều, Bình Thuỷ , hoặc tại trung tâmcác quận huyện có đông dân cư tập trung như Ô Môn, Thốt Nốt.v.v…

Hình 8 :Phân bố các cơ sở thương mại, du lịch, khách sạn, nhà hàng tạiCần thơ

3.362

1.695

1.000

Q.Bình Thuỷ

Q.Cái răng

Q Ơ Mơn

H Phong Điền

H Cờ Đỏ H Thốt

Nốt

H Vĩnh Thạnh

Du lịch là một ngành mới phát triển của thành phố Cần Thơ Thànhphố hiện có 87 khách sạn với 2.172 phòng và 3.056 giường Năm 2005thành phố dự kiến đón nửa triệu khách du lịch trong đó khoảng 90 ngànkhách du lịch quốc tế Tổng thu nhập du lịch tăng từ 163 tỷ đồng năm

1995 lên 499 tỷ đồng năm 2000 và dự kiến khoảng 1.290 tỷ đồng năm2005

Trang 16

Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong những năm qua ngành dịch

vụ tại thành phố Cần Thơ cũng cịn bộc lộ nhiều hạn chế Với vai trò là mộttrung tâm thương mại, tài chính, y tế giáo dục và kỹ thuật cho toàn khuvực ĐBSCL, song cho đến nay một số ngành dịch vụ mang tính chấtvùng tại thành phố Cần Thơ cũng chưa thực sự phát triển để đáp ứngnhu cầu cho toàn vùng Chẳng hạn, ngành tài chính - tín dụng, một ngànhđược xem là huyết mạch của nền kinh tế, giúp điều hoà các nguồn vốn từnơi thừa sang nơi thiếu nhằm thúc đẩy sự phát triển cho nền kinh tế toànvùng ĐBSCL, nhưng hiện nay tỷ trọng của ngành này chỉ chiếm chưađầy 11% trong cơ cấu GDP ngành dịch vụ

Thành phố Cần Thơ còn được xem là một trung tâm nghiên cứu vàtriển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, phục vụ cho toàn bộ vùngĐBSCL Trường ĐH Cần Thơ và hệ thống các trung tâm nghiên cứu là lựclượng nghiên cứu triển khai khoa học mạnh nhất trên địa bàn khu vựcĐBSCL Hệ thống cơ quan nghiên cứu triển khai khoa học kỹ thuật tiêubiểu trên địa bàn tỉnh Cần Thơ: Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL, Trung tâmnghiên cứu và phát triển cơng nghệ sinh học; Trung tâm năng lượng mới;Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác; Trung tâm điện tử tinhọc; Trung tâm nghiên cứu và phát triển Artemia – tơm; Trung tâm thơngtin và cơng nghệ Các trung tâm này giữ vai trò nghiên cứu và triển khaicho tồn bộ khu vực ĐBSCL Tuy nhiên, tỷ trọng của hoạt động hoa họcvà công nghệ tại thành phố Cần thơ hiện nay chỉ chiếm một tỷ trọng rấtnhỏ, 0,29% GDP ngành dịch vụ, và chưa đáp ứng được nhu cầu của khuvực Nhìn chung, những nghiên cứu triển khai phục vụ cho cơng nghiệp chếbiến nơng sản, thuỷ sản, cơng nghệ sau thu hoạch của Cần Thơ nhìn chungvẫn phụ thuộc nhiều vào thành phố Hồ Chí Minh và miền đơng Nam Bộ

1.3.3 Hiện trạng phát triển ngành nông, lâm, thuỷ sản:

(a) Cơ cấu nội bộ ngành:

Ngành nông lâm thuỷ sản cũng là một ngành kinh tế mạnh và giải quyếtđược nhiều việc làm nhất của T.P Cần Thơ Giá trị ngành nơng, lâm thuỷ sảnđóng góp gầnn 23% GDP của thành phố và thu hút khoảng 50% lao độngcủa thành phố

Trong giai đoạn 2000-2003, đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cơcấu nội bộ ngành nông, lâm thuỷ sản (khu vực I) Tỷ trọng giá trị GDP củanông nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm, song vẫn chiếm ưu thếtuyệt đối Tỷ trọng lâm nghiệp trong cơ cấu khu vực I có xu hướng giảm nhẹqua các năm, và GDP ngành lâm nghiệp chiếm một phần rất nhỏ trong khuvực I (xem hình 9)

Hình 9: sự chuyển dịch cơ cấu trong khu vực I tại Cần Thơ

Trang 17

Nơng nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản

Ngành thuỷ sản có tỷ trọng tăng nhanh qua các năm Giai đoạn

2000-2003 thì tốc độ tăng trưởng ngành thuỷ sản đạt 35,31%/năm Tuy ngànhthuỷ sản đạt tốc độ tăng trưởng rất cao nhưng do chiếm một tỷ trọng còn nhỏtrong GDP của khu vực I nên không thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng chotoàn khu vực lên được

Ngành nông nghiệp có tỷ trọng cao nhất trong khu vực I của T.P CầnThơ Trong ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm tỷ trọng 82,1%, chăn nuôichiếm 12,72% và dịch vụ nông nghiệp chiếm 5,11% (hình 10)

Hình 10 : Cơ cấu nơng nghiệp tại Cần Thơ

Trồng trọt 82.17%

Chăn nuơi

12.72%

Dịch vụ nơng nghịêp 5.11%

+ Về trồng trọt:

Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, cây lương thực chiếm ưu thế tuyệt đối66,13%, trong đó vai trò chủ đạo là cây lúa (chiếm 65,85% GTSX ngànhnông nghiệp) Tương tự như các địa phương khác trong khu vực ĐBSCL, vớitổng diện tích trồng lúa và màu là 226.965 ha, Cần Thơ không những đảmbảo cung cấp lương thực cho địa phương mà còn dư ra một lượng lúa gạo lớnphục vụ nhu cầu xuất khẩu Gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩuchủ lực của Cần Thơ và các địa phương trong vùng ĐBSCL Trong năm

Trang 18

2003, ước tính thành phố Cần Thơ xuất khẩu khoảng 400.000 tấn gạo, manglại giá trị kim ngạch xuất khẩu cho thành phố khoảng 70 triệu USD, chiếm20,47% kim ngạch xuất khẩu của thành phố và là mặt hàng xuất khẩu lớnthứ hai của thành phố

Diện tích trồng lúa và màu lương thực phân bố nhiều nhất tại H Cờ Đỏ(36,82% diện tích và 36,21% sản lượng lương thực toàn thành phố), kế đếnlà huyện Vĩnh Thạnh (chiếm gần 33% về diện tích và 36% về sản lượnglương thực của toàn thành phố)

Khu vực có diện tích lúa và màu thấp nhất là Q Ninh Kiều, kế đến làquận Bình Thuỷ và Cái Răng, mỗi khu vực chiếm chưa đầy 3% về diện tíchvà sản lượng lúa và màu lương thực quy thóc Sự phân bố về diện tích, sảnlượng lúa và màu lương thực quy thóc tại các quận, huyện trên địa bànthành phố Cần Thơ

Bảng 1 : Diện tích và sản lượng lương thực quy thóc tại thành phố Cần Thơ

(Gồm diện tích, sản lượng lúa và màu lương thực quy thóc)

ST

T Quận,Huyện Diện tích (ha) Sản lượng (Tấn)

Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng

Nguồn: UBND tỉnh Cần Thơ 12/2003, số liệu kinh tế – xã hội thành phốCần Thơ và tỉnh Hậu Giang

Cây ăn quả là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế đứng thứ hai saucây lúa cho các tỉnh tại khu vực ĐBSCL Tại thành phố Cần Thơ, cây ănquả chiếm gần 9% giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố Với tổngdiện tích 16.190 ha, sự phân bố về diện tích trồng cây ăn quả cũng biếnthiên theo các khu vực được thể hiện qua hình 11

Trang 19

Hình 11: Sự phân bố diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn Cần thơ (2003)

Q.Bình Thuỷ

Q.Cái răng Q Ơ Mơn H Phong

+ Về chăn nuôi:

Giá trị sản xuất chăn nuôi tại thành phố Cần Thơ chiếm gần 13% giá trịsản xuất nông nghiệp Trong đó, chăn nuôi gia súc như trâu bò, heo chiếm62% giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (221 726 triệu đồng) Số lượng trâu, bòđược nuôi nhiều nhất tại huyện Cờ Đỏ (1.446 con), chiếm hơn 39% số lượngtrâu bò toàn thành; kế đến là Q Bình Thuỷ (677 con) và huyện Thốt Nốt(408 con)

Cũng như các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL, chăn nuôi gia cầm chủ yếucủa thành phố Cần Thơ là vịt, chiếm gần 57% số lượng gia cầm, tập trungnhiều nhất tại 3 huyện có diện tích trồng lúa và màu nhiều nhất là huyện CờĐỏ, H Thốt Nốt và H Vĩnh Thạnh, chiếm 63% sản lượng gia cầm toànhuyện Nguồn thức ăn của vịt chủ yếu là lúa rụng sau mùa gặt và nguồnthuỷ sản phong phú (tôm, cua, cá) và các phế phẩm từ công nghiệp chế biếnlương thực Các sản phẩm từ vịt (trứng, thịt, lông) không những phục vụ chonhu cầu trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu, đặc biệt là lông vịt vàtrứng vịt muối Hàng năm Cần Thơ xuất khẩu trên 1.000 tấn lông vịt ra thịtrường thế giới, và thu về một lượng ngoại tệ đáng kể cho địa phương Năm

Trang 20

2003, thành phố Cần Thơ đã xuất khẩu được 27 triệu quả trứng muối vàmang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu cho thành phố gần 2,4 triệu USD.

(c) Về lâm nghiệp:

Nếu như giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2000 là 11.683 triệu đồng, thìđến năm 2003 giá trị sản xuất lâm nghiệp chỉ còn 11.567 triệu đồng (giá cốđịnh 1994) Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2000-2003 củangành nông nghiệp là (-0,33%) Tốc độ tăng trưởng âm trong ngành lâmnghiệp là do việc chặt phá rừng để nuôi trồng thuỷ sản Hoạt động lâmnghiệp tập trung nhiều nhất ở huyện Cờ Đỏ, H.Thốt Nốt và H.Vĩnh Thạnh.Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp tại 03 huyện này chiếm tới gần 66% giá trịsản xuất lâm nghiệp của toàn thành phố Sự phân bổ về sản xuất lâmnghiệp được thể hiện qua hình 12

Hình 12 : GTSX lâm nghiệp phân theo địa phương.

Q.Bình Thuỷ

Q.Cái răng

Q Ơ Mơn

H Phong Điền

H Cờ Đỏ

H Thốt Nốt

H Vĩnh Thạnh

Nguồn: UBND tỉnh Cần Thơ 12/2003, số liệu kinh tế – xã hội thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang

(d) Về thuỷ sản:

Hoạt động thuỷ sản trong giai đoạn 2000-2003 tại thành phố Cần Thơ cónhững chuyển biến rất tích cực Chỉ trong vòng 3 năm mà GDP ngành thuỷsản tại thành phố Cần Thơ đã tăng lên gấp gần 2,5 lần, từ 115.794 triệuđồng vào năm 2000 tăng lên 286.889 triệu đồng vào năm 2003 (giá cố định1994) Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành thuỷ sản tronggiai đoạn 2000-2003 đạt đến 35,31% Mặc dù chiếm tỷ trọng rất thấp trong

cơ cấu khu vực I (16,80%), song với tốc độ tăng trưởng cao như vậy, ngànhthuỷ sản đã đủ sức lôi kéo toàn bộ khu vực I đạt tốc độ tăng trưởng cao Sựphân bố về ngành thuỷ sản tại thành phố được thể hiện tại hình 13:

Trang 21

Hình 13: GTSX thuỷ sản phân theo địa phương

3.843 4.511 16.649

54.506 25.348

161.061 222.508

76.877

50.000 100.000 150.000 200.000 250.000

-Q Ninh Kiều

Q.Bình Thuỷ

Q.Cái răng

Q Ơ Mơn

H.

Phong Điền

H Cờ Đỏ

H Thốt Nốt

H Vĩnh Thạnh

Như số liệu hình 13 cho thấy, hoạt động thuỷ sản phân bố chủ yếu tại H.Cờ đỏ và H Thốt Nốt, và một phần tại H Vĩnh Thạnh Trong cơ cấu ngànhthuỷ sản thì chủ yếu là thuỷ sản nuôi trồng, chiếm 77,41% (437.607 triệuđồng), trong đó chủ yếu là nuôi cá Thuỷ sản đánh bắt chiếm tỷ trọng rấtnhỏ (16,77%) Giá trị sản xuất của thuỷ sản phân theo địa bàn được thể hiệncụ thể qua hình 13

Hiện nay, thuỷ sản (tôm, cá) là một trong những mặt hàng xuất khẩuchủ lực của Cần Thơ Năm 2003 trị giá xuất khẩu thuỷ sản của thành phốCần Thơ đạt 220 triệu USD, chiếm tỷ trọng 64,33% tổng kim ngạch xuấtkhẩu và trở thành là mặt hàng mang lại giá trị xuất khẩu cao nhất cho CầnThơ

Hình 14: GTSX ngành thuỷ sản năm 2003.

STT Phân loại GTSX năm 2003 Tỷ trọng

1 Nuôi trồng thuỷ sản 437.607 77,41%

Trang 22

1.4 Hiện trạng xã hội:

1.4.1 Hiện trạng dân số :

Dân số TP Cần Thơ năm 2004 khoảng 1.127.765 người, trong đó các

quận nội thành có 501.040 người, các huyện ngoại thành có 626.725 người.Trong các quận nội thành, tập trung nhất là quận Ninh Kiều có khỏang 208ngàn sau đó là quận Ô Môn 128 ngàn; thấp nhất là quận Cái Răng khoảng77,2 ngàn dân Trong các huyện ngoại thành, dân số đông nhất là huyệnThốt Nốt khoảng 192 ngàn dân, sau đó là huyện Cờ Đỏ khoảng 175,7 ngàndân (xem bảng 2)

Bảng 2: Diện tích, dân số và mật độ dân số T.P Cần Thơ (2004.)

Mật độ dân số trung bình của thành phố Cần Thơ khoảng 811người/km2, cao gấp đôi mật độ dân số trung bình của Đồng Bằng Sông CửuLong Mật độ dân số trung bình của các quận khoảng 1.746 người/km2hoặc 17 người/ha Dân số tập trung nhất tại quận Ninh Kiều với 7173 người/km2 hoặc 71 người/ha Các quận có mật độ dân số thấp là Ô Môn 1.016người/km2, Cái Răng 1.227 người/km2 , Bình Thuỷ 1271 người/km2

Mật độ dân số của các huyện ngoại thành khoảng 568 người/km2; trongđó mật độ dân số cao nhất là huyện Thốt Nốt, khoảng 1.125 người/km2.Huyện Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ nằm trong vùng ngập lũ có mật độ dân sốkhá thấp, khoảng 381 người/km2 và 436 người/km2

1.4.2 Tốc độ gia tăng và cơ cấu dân số dân số.

Trang 23

Dân số Cần Thơ tăng chậm từ 1.026.078 người năm 1995 lên 1.079.459

người năm 2000 và 1.127.765 người năm 2004 Như vậy trong vòng 10

năm, dân số T.P Cần Thơ chỉ tăng khoảng 101.687 người

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tại TP Cần Thơ giảm từ 1,61% năm 1995 còn1,15% năm 2000 và 1,11% năm 2004

Số lượng di dân cơ học từ các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL vào T.P CầnThơ chưa lớn, mới đạt khoảng 0,3- 0,5%/năm Điều này chứng tỏ tiềm lực

“tạo thị” của thành phố chưa lớn

Dân số thành phố có cơ cấu trẻ (từ 15-29 tuổi) tăng từ 30,6% năm 1995lên khoảng 32% vào năm 2004 Tuy nhiên hiện tượng dân số gìa bắt đầuhình thành tại Cần Thơ do trẻ em dưới 14 tuổi giảm nhanh từ 36% năm 1995còn khoảng 24% năm 2004; đồng thời tỷ lệ của lứa tuổi già (Nam trên 60 vànử trên 55) đã tăng từ 8% năm 1995 lên 9% năm 2004 Tuổi thọ trung bìnhcủa dân Cần Thơ tăng từ 62 tuổi năm 1999 lên 60-70 tuổi năm 2004

1.4.3 Dân số đô thị – nông thôn.

Dân số đô thị của thành phố Cần Thơ theo thống kê khoảng 565.686người, gồm dân số của 4 quận và các thị trấn các huyện ngoại thành Tuynhiên, hệ thống thống kê của Việt Nam xác định một cách đơn giản là “đãsống trong ranh giới các quận thì là dân đô thị” vì vậy mới có tỷ lệ đô thịhoá cao như vậy

Bảng 3 cho thấy rằng vào năm 2002, khi chưa hình thành các quận mới,tỷ lệ đô thị hoá của thành phố Cần Thơ khoảng 32,59%, nhưng sau khi cácquận mới hình thành, dân số đô thị đã được thống kê vọt lên 49,86%

Bảng 3: Cơ cấu dân số đô thị- nông thôn của T.P Cần Thơ qua các năm:

TT Loại dân số N 1995 N 2000 N 2002 N2004 Ghi chú

1 Dân số đô thị 27,6% 32,59% 32,57% 49,86%

2 Dân số nông thôn 72,4% 67,41% 67,43% 50,014%

Trong thực tế tại các quận nội thành, số lượng dân cư nông thôn còn khálớn- khoảng 150- 200 ngàn người, chiếm 30-40% dân số của khu vực nội thị

Ví dụ, quận Cái Răng, trước là huyện Châu Thành của tỉnh Cần Thơ dân sốđô thị chỉ tập trung tại thị trấn Cái Răng khoảng 20.000 dân Sau khi trởthành quận, cũng dân số đó được cắt 1 phần cho tỉnh Hậu Giang, phần cònlại khoảng 77.292 người trở thành dân đô thị Như vậy tại thời điểm chưathành lập quận mới, có trên 50.000 người thuộc về nông thôn Huyện ÔMôn cũng tương tự Với 128.075 người trong quận, nhưng trong năm 2003,dân số đô thị chỉ tính dân số của thị trấn Ô Môn khoảng 45.000- 50.000 dâncòn bộ phận kia khoảng 80.000- 85.000 người còn là dân nông thôn trướcquyết định thành lập quận

Trang 24

Trong bối cảnh đó, vấn đề đô thị hoá dân cư nông thôn tại chổ bao gồm

việc làm, hạ tầng kỹ thuật đô thị.v.v… là một vấn đề hết sức quan trọng của

T.P Cần Thơ Trong quá trình đô thị hoá cần quan tâm đặc biệt phần dân số

nông thôn này để đảm bảo việc làm, thu nhập và chổ ở ổn định

Bảng 4: Dân số đô thị và nông thôn của T.P Cần Thơ 2004

ST

T HuyệnQuận,

Diệntích(km2)

Dân số (người)

Mật độDS(ng/km2)

Thành

thôn

Tỷ lệ đơthị hố(%)

Lao động trong độ tuổi của T.P Cần Thơ có khoảng 740.000 người

chiếm 66% dân số Lao động trong độ tuổi tăng từ năm 2000 tới 2004

khoảng 18.000- 19.000 người

Đã có sự chuyển dịch lao động trong nội bộ các ngành tại T.P Cần Thơ

Lao động ngành nông nghiệp giảm từ 37,3% năm 2000 xuống còn 32,67%

Trang 25

năm 2004, lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng tăng từ 10,88% năm

2000 lển% năm 2004, lao động trong ngành dịch vụ cũng tăng từ 21,72%năm 2000 lên 23,67% năm 2004

Hình 15: Chuyển dịch lao động trong các khu vực kinh tế tại Cần Thơ(2000-2004)

Trong những năm qua, thành phố Cần Thơ một bộ phận lao động củaT.P Cần Thơ đã được đào tạo về nghề nghiệp Toàn thành phố đã có khoảng51.000 lao động đã được đào tạo, trong đó có 32 tiến sĩ, 33 Phó tiến sĩ, 331thạc sĩ, 11.000 có trình độ đại học, 2.600 có trình độ cao đẳng, trên 8000 laođộng có bằng trung học chuyên nghiệp và trên 10.000 lao động có các bằngcấp chứng chỉ

Tuy nhiên so vớĩ 740.000 lao động, thì số lượng đã qua đào tạo chỉ mớichiếm khoảng 6,7% Đây là thách thức lớn của thành phố Cần Thơ trênđường phát triển mà động lực là công nghiệp hoá- hiện đại hoá

HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG T.P CẦN THƠ

1.5 Hiện trạng sử dụng đất :

Trong tổng số 138.960 ha đất tự nhiên có 116993 ha đất nông nghiệpchiếm 84,17% diện tích tự nhiên, đất chuyên dùng (gồm giao thông, thuỷlợi, đất quân sự, đất xây dựng các cơ quan, công trình công cộng, nhà máy,khu công nghiệp v.v…) có 9403ha chiếm 6,67% , đất ở của dân cư cókhoảng 4667ha chiếm 3,36% diện tích

Các quận nội thành có 28.700 ha chiếm 20,65% diện tích tự nhiên củatoàn thành phố Đất nông nghiệp trong các quận có 19.973 ha chiếm 69,8%

Trang 26

diện tích tự nhiên của các quận Đất chuyên dùng có 3185ha và đất ở có1728ha chiếm các tỷ lệ đất trong quận tương ứng là 11,1% và 6% Như vậynếu chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trong các quận thì diện tích đấtdự trử gấp 4 lần diện tích đã xây dựng hiện nay.

Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất tại các phường xã (ha).

TT

quận, huyện

Tổng số(ha) Đất nôngnghiệp

Đất lâmnghiệp

Đất CD(ha) Đất ơ’(HA) Đấtchưa

SD(HA)

Trang 27

- Đất ở đô thị1 của thành phố khoảng 1952ha chiếm 41,8% đất ở của thànhphố, trong đó đất ở của các quận khoảng 1728ha, đất ở tại các thị trấncủa các huyện khoảng 224ha, trong đó tập trung nhiều nhất tại 2 thị trấnhuyện Cờ Đỏ khoảng 113ha, đất ở của thị trấn Thốt Nốt khoảng 71ha vàthị trấn Vĩnh Thạnh khoảng 39,29ha Bình quân đất ở tại các quậnkhoảng 34,5m2/người, tại các thị trấn của các huyện ngoại thành khoảng36,6ha.

- Quỹ đất ở lớn nhất tập trung tại Ninh Kiều khoảng 528,35ha với diện tíchbình quân đất ở trong quận khoảng 25,4m2/người và Bình Thuỷ khoảng771,92ha với diện tích bình quân khoảng 44,7m2/người (đây là quận códiện tích đất nông nghiệp khá lớn khoảng 9.770ha gần bằng diện tíchnông nghiệp của huyện Phong Điền- 10.566ha)

- Diện tích đất ở của các thị trấn như Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnhkhoảng 223,7ha, bình quân đất ở các thị trấn khoảng 46,9m2/người.Riêng huyện Phong Điền mới thành lập nên chưa hình thành thị trấn

Bảng 6: Diện tích và bình quân đất ở tại các quận, huyện thành phố Cần Thơ.

TT

quận, huyện

Tổng số(HA)

Đất ở đôthị (ha)

Đất ở nôngthôn (ha)

Bình quândiện tích ở(m2/người)

Đất xây dựng ngoài dân dụng (đất chuyên dùng):

1 Hiện chưa có thống kê về đất ở theo dạng đô thị trong các quận, mà thống kê của ngành tài nguyên và môi trường thường đồng nhất đất ở của các khu phố (đô thị- có hạ tầng đô thị ) và các làng trong quận thành đất ở đô thị của quận Tại các quận của Cần Thơ , đất nông nghiệp hiện chiếm tỷ lệ rất lớn do đó vẫn tồn tại khá nhiều các ấp dân cư nông nghiệp trong các quận Do đó

Trang 28

Đất xây dựng ngoài dân dụng của thành phố Cần Thơ có khoảng9.024,6ha, trong đó các quận nội thành có 3184,81ha và khu vực ngoạithành có 6.218,15ha.

a) Đất công nghiệp:

Đất xây dựng các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp và TTCN củathành phố hiện có khoảng 203ha trong đó tập trung nhất là các cơ sở côngnghiệp trong KCN Trà Nóc thuộc Ô Môn có 44,26ha, huyện Thốt Nốt có52,46ha.v.v…

b) Đất công trình dịch vụ

Bao gồm các công trình thương mại, du lịch, dịch vụ.v.v… có diện tíchkhoảng 265ha Các công trình này tập trung phần lớn tại Bình Thuỷ 97,27ha(chủ yếu là các cơ sở du lịch sinh thái) và Ninh Kiều –khoảng 50ha Loạiđất này có diện tích rất ít tại Phong Điền – chỉ khoảng 2 ha

c) Đất các công trình giáo dục, y tế, văn hoá.v.v…

- Đất các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề khoảng 150ha, trong đótrường đại học Cần Thơ khoảng 90ha, đất trường đại học y- dược khoảng40ha

- Đất xây dựng các công trình y tế khoảng 28ha, trong đó đất xây dựng cácbệnh viện lớn khoảng 17ha, còn lại là đất xây dựng các cơ sở y tếchuyên ngành, trạm y tế, xã, phường.v.v….Đất công trình y tế tập trungchủ yếu tại quận Ninh Kiều (13,75ha) và Bình Thuỷ (3,98ha)

- Đất các công trình thể dục, thể thao có khoảng 14ha, tập trung chủ yếutại quận Ninh Kiều

d) Đất các công trình cơ quan, công trình sự nghiệp

Là đất đai xây dựng trụ sở hành chính, đoàn thể của các cấp trong thànhphố Diện tích loại đất này khoảng 79ha, trong đó đất đai xây dựng các côngtrình hành chính cấp thành phố tập trung tại quận Ninh Kiều khoảng 40-45ha

e) Đất giao thông : đất giao thông toàn thành phố có gần 2000ha

f) Đất quốc phòng- an ninh

g) Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Đất này có khoảng 400ha tập trung tại các huyện ngoại thành như VĩnhThạnh 78ha, huyện Thốt Nốt 73,6ha, huyện Cờ Đỏ 61,27ha Tuy nhiên đấtnghĩa địa hiện phân bố rất phân tán trong các ấp dân cư, thậm chí trongkhuôn viên của nhiều nhà ở

h) Đất thuỷ lợi

Chiếm tỷ lệ cao trong quỹ đất chuyên dùng Theo thống kê, đất thuỷ lợicó khoảng 5000ha , trong đó tại các quận nội thành có khoảng 760ha Đấtthuỷ lợi còn lại khoảng trên 4.200 ha tập trung chủ yếu tại các huyện vùngngập lũ như Vĩnh Thạnh, huyện Thốt Nốt, huyện Cờ Đỏ v.v…

Trang 29

Hiện trạng phân bố các khu chức năng đô thị

Trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long :

Thành phố Cần Thơ hiện đang hình thành các cơ sở kinh tế- xã hội banđầu mang tính chất trung tâm của Đồng Bằng Sông Cửu Long

- Trung tâm tài chính : Với việc thành lập một số ngân hàng liên doanh,ngân hàng cổ phần, một số ngân hàng khác tại Cần Thơ đang cho vayvốn thực hiện các dự án tại vùng ĐBSCL, T.P Cần Thơ đang chuyển dịchtheo hướng trở thành 1 trung tâm tài chính của khu vực Bên cạnh đó cácchi nhánh bảo hiểm của Trung Ương và T.P Hồ Chí Minh cũng đang có

mặt và hoạt động cho cả vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Các cơ sở tài

chính, bảo hiệm, kho bạc.v.v… tập trung chủ yếu tại quận Ninh Kiều trêncác trục đường chính như Hoà Bình, 3/2, 30/4.v.v…

- Trung tâm đào tạo: Với 3 trường đại học (khoảng 15.000 sinh viên), 2trường cao đẳng, 4 trường trung học chuyên nghiệp, 4 trường công nhândạy nghề, Cần Thơ đang trở thành trung tâm đào tạo, dạy nghề của ĐồngBằng Sông Cửu Long Các trường tập trung tại Ninh Kiều, trong đótrường đại học Cần Thơ, trường đại học, y được, cao đẳng sư phạm.v.v…

- Trung tâm văn hoá, dịch vụ: Một số công trình văn hoá, giải trí như khuhội chợ triển lãm, công viên nước, đài phát thanh, truyền hình Việt Nam.v.v… đang hoạh động đồng thới thành phố đang triển khai xây dựngtrung tâm văn hoá Tây- Nam bộ tại quận Cái Răng giáp quận Ninh Kiềuđang góp phần hình thành trung tâm văn hoá, dịch vụ của vùng ĐBSCL

- Với sự xuất hiện ngày càng nhiều văn phòng đại điện của các cơ quanNhà nước, đại diện nước ngoài, chi nhánh các tổng công ty, công ty trongvà ngoài nước Cần Thơ đang trở thành 1 trung tâm hành chính, quản lý

lớn của Đồng Bằng Sông Cửu Long

- Trụ sở chỉ huy của Bộ tư lệnh QK9, Bộ tư lệnh Hải quân vùng 5 và Bộ tưlệnh Biên phòng khu vực và trụ sở thường trú của các cơ quan đại diệnkinh tế, văn hóa, xã hội thuộc các Bộ, Ban, Ngành, đơn vị cấp TW vàcác tổ chức quốc tế tại Đồng bằng sông Cửu Long

Hiện trạng xây dựng các khu, cụm công nghiệp

(a) Hiện trạng xây dựng các khu, cụm công nghiệp

+ Các khu công nghiệp tập trung

T.P Cần Thơ đã quy hoạch 2 khu công nghiệp tập trung là KCN Trà Nócvà KCN Hưng Phú với diện tích 916ha Đến cuối năm 2003, các KCN đã thuhút 95 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 295,4 triệu USD trong đó có 20dự án có vốn đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 86,3 triệu USD

Trang 30

Hiện tại, trong KCN đã có 63 dự án đã đầu tư xây dựng và đi vào hoạtđộng với doanh thu khoảng 398,8 triệu USD trong đó khối sản xuất khoảng259,9 triệu USD , dịch vụ- thương mại khoảng 138,92 triệu USD

- KCN Trà Nóc I có diện tích 135ha nằm trên quốc lộ 91 thuộc phường TràNóc quận Bình Thuỷ Tới nay, khu công nghiệp này đã thu hút được 81

dự án đầu tư với tổng số vốn là 155 triệu USD trong đo có 17 dự án đầu tưnước ngoài với vốn đăng ký khoảng 62 truệu USD Hiện nay đã cĩ 65 dự

án đầu tư đã đi vào hoạt động và 16 dự án đang triển khai xây dựng Hiệnkhu công nghiệp đã lấp đầy 100% diện tích đất cho thuê

- KCN Trà Nóc II có diện tích 165 ha là phần mở rộng về phía b của khuTrà Nóc I thuộc phường Phước Thới quận Ô Môn Khu công nghiệp nàyhiện đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được khoảng 30-35% và đã thuhút được 14 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 113 triệu USD Hiện đãcó 2 dự án đang hoạt động Diện tích cho thuê của khu công nghiệpkhoảng 74ha chiếm 655 diện tích có khả năng cho thuê

- KCN Hưng Phú I có diện tích 390 ha tại phường Tân Phú quận Cái Răngven sông Hậu Khu công nghiệp này Chính Phủ cho phép thành lập từnăm 2004 Hiện nay đang thay đổi chủ đầu tư và tiến hành đền bù giảiphóng mặt bằng và xây dựng các công trình hạ tầng Hiện có 06 dự ánđầu tư với tổng số vốn đăng ký 61,1 triệu USD

- KCN Hưng Phú II có diện tích 226 ha nằm cạnh khu công nghiệp HưngPhú I Khu công nghiệp này hiện đang tiến hành các thủ tục đầu tư, đềnbù giải phóng mặt bằng và xây dựng các công trình hạ tầng

+ Các cụm công nghiệp

- Cụm công nghiệp nghiền xi măng tại phường Phước Thới Ô Môn

- Cụm công nghiệp Cái Sơn, Hàng Bàng diện tích 38,2 ha tại phường Anbình, quận Ninh Kiều Hiện cụm công nghiệp này đã có 11 doanh nghiệpđăng ký hoạt động và 8 doanh nghiệp đăng ký đất đai để đầu tư

- Cụm công nghiệp – TTCN Thốt Nốt giai đoạn 1 có 19,5ha có 22 doanhnghiệp đăng ký hiện đã hết đất và đang mở rộng giai đoạn 2 Tổng diệntích cụm công nghiệp được quy hoạch là 99,4ha

- Cụm khí - điện đang triển khai xây dựng tại Ô Môn

+ Các làng thủ công nghiệp truyền thống

1.5.2 Hiện trạng phát triển các cơ sở kho tàng.

Các kho tàng được xây dựng tại Cần Thơ để phục vụ nhu cầu của T.PCần Thơ và một số tỉnh xung quanh Với vận tải chính là đường sông vàđường thuỷ nên các kho thường bố trí ven các sông lớn như sông Hậu, sôngCần Thơ v.v…

Trang 31

- Kho xăng dầu Đồng bằng sông Cửu Long của Tổng công ty dầu khí ViệtNam đặt tại khu vực ven sông Hậu – Nam Cần Thơ Kho này phục vụnhu cầu của các tỉnh Tây sông Tiền mà Cần Thơ là trung tâm.

- Các kho xăng dầu khác đặt tại Trà Nóc

- Gồm các kho hàng hoá, bách hoá, lúa, gạo v.v.v… được xây dựng gầncảng Cần Thơ và tại một số khu vực ven sông Hậu và sông Cần Thơ

1.5.3 Hiện trạng xây dựng trung tâm hành chính thành phố :

(a) Trung tâm hành chính của thành phố

Các cơ quan hành chính thành phố hiện được xây dựng tập trung tạiquận Ninh Kiều gồm:

- Khu vực trụ sở của Tỉnh Uỷ và các Ban Đảng trụ sở tại phường An lạc

- Hội đồng nhân dân và UBND và các sở, ban ngành tập trung tại phườngTân An

- Các sở, ban, ngành thành phố hiện đóng rãi rác trên các trục đường chínhcủa thành phố tại quận Ninh Kiều

(b) Trung tâm hành chính các quận.

- Trung tâm hành chính quận Ninh Kiều đã ổn định tại khu vực hành chínhcủa thành phố Cần Thơ trước đây

- Trung tâm hành chính quận như Ninh Kiều hiện đang triển khai xây dựng

- Trung tâm hành chính các quận Ô Môn, Cái Răng hiện vẫn đang sử dụng

cơ sở củ của các huyện Ô Môn và Châu Thành trước đây

(c) Các trung tâm hành chính các huyện.

- Trung tâm hành chính của huyện Thốt Nốt vẫn giữa khu hành chínhhuyện Thốt Nốt trước đây

- Các huyện mới là Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh đang xây dựng các cơsở mới theo quyết định của UBND thành phố Cần Thơ

1.5.4 Các trung tâm dịch vụ

- Đã hình thành các trung tâm dịch vụ thương mại lớn gồm các siêu thị,chợ và các phố thương mại - dịch vụ tại quận Ninh Kiều như trung tâmthương mại Cái Khế, Cormax; đang xây dựng siêu thị Tân An, siêu thịquân khu IX, Metro Cash Cary (trên đường 91B).v.v…

- Hệ thống chợ đầu mối và phân phối đã hình thành trước đây đang duy trìhoạt động như chợ An Nghiệp, An Bình (Ninh Kiều), chợ Bình Thuỷ, ÔMôn, Cái Răng, Thốt Nốt đang hoạt động các chợ khu vực tại các trungtâm quận, huyện là các thị trấn trước đây như thị trấn Ô Môn, Cái Răng,

Trang 32

Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Phong Điền.v.v… Tại Thốt Nốt, chợ gạo đangtriển khai xây dựng và xúc tiến đầu tư

- Các chợ nổi trên sông như Cái Răng, Phong Điền ngoài việc buôn bánnay đang trở thành các điểm tham quan du lịch cho khách trong nước vàquốc tế

- Mạng lưới chợ liên phường, liên xã và các chợ phường, xã trải rộng trênđịa bàn các quận huyện của thành phố

- Thành phố có 1 bệnh viện đa khoa, 7 bệnh viện chuyên khoa, Trung tâm

y tế dự phòng ( Bệnh viện Đa khoa cũ), 4 trung tâm chuyên ngành, 8phòng khám đa khoa khu vực, 8 trung tâm y tế các quận huyện và 60/67trạm y tế xã phường

- Các bệnh viện, trung tâm y tế mang tính chất vùng trung tâm tại quậnNinh Kiều như bệnh viện vùng, bệnh viện đa khoa thành phố, bệnh việnTriều Châu.v.v…

(c) Trung tâm văn hoá – thể thao

- Trung tâm triển lãm Cần Thơ tại cồn Cái Khế, quận Ninh Kiều

- Trung tâm văn hoá thành phố tại phường An Phú, quận Ninh Kiều

- Các trung tâm văn hoá các quận, huyện đang sử dụng các cơ sở của cácquận, huyện trước đây

- Trung tâm thể thao chính của thành phố gồm: sân vận động, các sân tậpluyện đặt tại cồn Cái Khế quận Ninh Kiều

- Trung tâm văn hoá quân khu 9 trên quốc lộ 91 thuộc quận Ninh Kiều là 1trung tâm lớn được xây dựng hiện đại

- Các trung tâm khác quy mô nhỏ, hoạt động không đáng kể

- Chưa hình thành trung tâm đào tạo của thành phố Các trường hiện xâydựng riêng lẻ

- Trường Đại học Cần Thơ quy mô 20.000 sinh viên nằm trên đường 3/2;trường đại học y dược nằm trên đường 91B, Trường Cao đẳng Sư phạm

1000 - 2000 sinh viên gồm một số cơ sở tại quận Ninh Kiều

- Trung tâm lúa Ô Môn xây dựng tại huyện Cờ Đỏ

(e) Trung tâm dịch vụ du lịch

+ Các di sản văn hoá, lịch sử như tượng đài bác Hồ trên bến Ninh Kiều,nhà bảo tàng thành phố, nhà bảo tàng quân khu 9, đình Bình Thuỷ, chùaKhánh uang, chùa ông, chùa Nam Nhã, Hội linh Cổ Tự, chùa Munir Ansây,Long Quang Cổ Tự, mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.v.v…

+ Cảnh quan tự nhiên: thành phố có nhiều cảnh quan đẹp gắn với thiênnhiên sông, rạch chằng chịt như cồn Cái khế, cồn Khương, Cồn Ấu, Cồn

Trang 33

Sơn, cù lao Tân lộc, vườn cò Bằng Lăng, làng hoa Thới Nhật, bến NinhKiều, chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền.v.v…

+ Các cơ sở khác: Cần Thơ còn một số loại hình dịch vụ du lịch khácnhư chợ đêm Tây Đô, công viên nước, khu vui chơi giải trí QK9.v.v…

+ Các cơ sở đón tiếp du lịch: Trong toàn thành phố có 89 doanh nghiệpthuộc các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh du lịch trong đó có 10doanh nghiệp nhà nước, 2 doanh nghiệp chuyên ngành là Công ty du lịchCần Thơ, Công ty liên doanh Sài Gòn- Cần Thơ và một số doanh nghiệp lớnnhư ty CATACO, Công ty liên doanh khách sạn Victoria Cần Thơ.v.v…Hiện có 87 khách sạn du lịch với 2.172 phòng, 3.065 phòng, trong đó 21khách sạn từ 1-4 sao Phần lớn các khách sạn tập trung tại khu vực trungtâm quận Ninh Kiều – có cảnh quan trông ra sông Hậu và sông Cần Thơ.Lượng khách du lịch tới Cần Thơ năm 2005 dự kiến khoảng nửa triệukhách, trong đó khách quốc tế có khoảng 90 ngàn khách

1.5.5 Hiện trạng xây dựng các khu dân cư :

Hiện tại thành phố Cần Thơ có khoảng 220- 230 ngàn căn nhà ở, trongđó tại các quận có khoảng 100 ngàn và các huyện có trên 120 ngàn Nhà ởđược phân bố theo 2 dạng: nhà ở đô thị và nhà ở nông thôn

(a) Các khu dân cư đô thị hiện hữu.

+ Dạng nhà mặt phố

- Đã hình thành các khu dân cư tập trung lớn theo dạng đường phố tại quậnNinh Kiều và một phần tại Bình Thuỷ Đây là quỹ nhà có chất lượng tạithành phố

- Tại các thị trấn của trước đây mà hiện nay trở thành trung tâm các quậnmới như Cái Răng, Ô Môn tập trung một khối lượng đáng kể nhà ở theodạng phố

+ Nhà trong các hẻm phố- khu bần cư

Tỷ lệ nhà loại này chiếm khoảng 70- 75% diện tích nhà của thành phố Trong khối nhà này hiện đang có rất nhiều khó khăn về hạ tầng như thoátnước mưa, thoát nước bẩn, cấp điện , cấp nước.v.v…

+ Nhà trên kênh, rạch:

Chiếm tỷ lệ khá lớn từ 10- 15% quỹ nhà của thành phố

+ Nhà chung cư:

Dạng nhà tập thể 1 hoặc 2 tầng của một số cơ quan, đơn vị trước đâynằm rải rác tại một số quận Đang hình thành các dự án xây dựng nhà chung

cư cao tầng tại Ninh Kiều và khu đô thị mới Cái Răng

(b) Các khu đô thị mới

Trong những năm qua, tại thành phố đã xây dựng một số khu đô thị mớitập trung tại quận Ninh Kiều (trên đường 91B), quận Cái Răng (dọc đường

Trang 34

91B nối dài) và một số dự án tại quận Bình Thuỷ) Số lượng nhà ở xây dựngtrong các dự án chưa đáng kể, chủ yếu là nhà liên kế, chia lô Đất đai trongcác dự án đã xây dựng hạ tầng vẫn còn trống khá nhiều

(c) Các khu nhà ở nông thôn :

- Nhà ở nông thôn trong các quận huyện chủ yếu bám vào kênh, rạch vàcác lộ

- Các thị trấn, trung tâm cụm xã, trung tâm xã đã hình thành là các trungtâm dịch vụ và phục vụ công cộng cho người dân nông thôn

- Tại các khu vực ven sông Hậu và quốc lộ 91, dân cư nông thôn sống khátập trung Càng đi sâu vào vùng xa, dân cư sống rải rác và phân tán

- Một bộ phận dân cư gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các công trìnhphúc lợi xã hội như trường học, trạm y tế.v.v…

(d) Hiện trạng xây dựng nhà ở.

Toàn thành phố hiện có khoảng 247 ngàn căn nhà ở trong đó:

- Nhà kiên cố có 19.770 căn chiếm khoảng 8%

- Nhà bán kiên cố có 86,5 ngàn căn chiếm 35%

- Nhà khu gổ lâu bền có 55,6 ngàn căn chiếm 22,5%

- Nhà tạm còn khoảng 85,3 ngàn căn chiếm khoảng 34,5%

1.5.6 Hiện trạng công viên, cây xanh.

- Nói chung, thành phố Cần Thơ chưa có các công viên lớn của thành phố.Công viên chủ yếu của thành phố là công viên tại bến Ninh Kiều diệntích khoảng 2ha và công viên Lưu Hữu Phước khoảng 3ha Các công viênnày tập trung tại khu vực trung tâm quận Ninh Kiều

- Cây xanh đường phố đã được thành phố quan tâm trồng tại các đườngchính thành phố tại quận Ninh Kiều như các trục đường Hoà Bình, 3/2,30/4.v.v…

Hiện trạng xây dựng các khu đô thị

Hiện trạng xây dựng Quận Ninh Kiều.

Quận Ninh Kiều là trung tâm đô thị của thành phố Cần Thơ có lịch sửphát triển đô thị lâu đời nhất của thành phố Hiện tại quận Ninh Kiều làtrung tâm kinh tế- chính trị- văn hoá, xã hội của T.P Cần Thơ Quận có diệntích tự nhiên khoảng 29km2 và dân số khoảng 207 ngàn dân Mật độ dân sốcủa quận cao nhất thành phố khoảng 7.152 người/km2

Quận Ninh Kiều tập trung hầu hết các cơ sở dịch vụ quan trọng củathành phố về tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, gíao dục, y tế, văn hoá, dulịch, giao thông-vận tải v.v…

Trang 35

Quận có 12 phường nhưng phần đô thị hoá tập trung chủ yếu vào 11phường, riêng phường An Bình có diện tích gần bằng diện tích của 11phường còn lại của quận nhưng trình đô thị đô thị hoá còn rất thấp- đa phầncòn là nông thôn (mật độ dân số chỉ có 1.603 người/km2)

Hiện trạng xây dựng quận Bình Thuỷ

Quận Bình Thuỷ là đô thị quan trọng hàng thứ hai hiện nay của T.PCần Thơ, là nơi tập trung các cơ sở hạ tầng quan trọng (khu công nghiệp ,bến cảng, sân bay) và cũng là tập trung an ninh quốc phòng cấp vùng, đượcchia làm 6 phường; diện tích 6.878ha, dân số 87.200 người, mật độ 1.264người/km2

Phần đô thị hoá hiện nay chủ yếu tại khu vực ven sông hậu và quốc lộ

91 thuộc các phường Bình Thuỷ, An Thới và Trà Nóc tuy nhiên các cơ sở hạtầng đô thị vẫn còn yếu kém Do 2 khu công nghiệp Trà Nóc đã đi vào hoạtđộng với nhiều nhà máy thu hút nhiều khác nhau nên quận cũng đang thayđổi nhanh chong về bộ mặt kiến trúc- xây dựng

Các phường khác nằm sâu về phía Tây như phường Long Tuyền, LongHoà, Thới An Đông chiếm diện tích 60- 65% tự nhiên của quận nhưng chủyếu là nông nghiệp và nông thôn Khu vực này hầu như chưa có kết cấu hạtầng đô thị

1.5.7 Hiện trạng xây dựng quận Cái Răng

Quận Cái Răng là đô thị mới thành lập nằm về phía nam sông Cần Thơđược tách ra từ huyện Châu Thành trước đây Quận được chia làm 7 phườngdiện tích 6.253ha, dân số 76.498 người, mật độ 1.223 người/km2 Phần đôthị hoá hiện nay của Quận chủ yếu tại khu vực ven sông Cần Thơ từ HưngPhú đến Lê Bình và thị trấn Cái Răng Khu vực phía Đông đang quy hoạchkhu dân cư đô thị và khu công nghiệp Nam Cần Thơ nhưng chưa định hình

do hệ thống giao thông đang xây dựng Các cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thịcòn yếu kém

Trừ các phường ven sông Cần Thơ (kể cả thị trấn Cái Răng trước đây),các phường khác nằm về Nam như phường Phú Thứ, Tân Phú, ThườngThạnh và phần lớn khu vực phía Nam phường Hưng Thạnh đều là khu vựcnông nghiệp- nông thôn

Quận Cái Răng là địa bàn có các động lực phát triển quan trọng của T.PCần Thơ như đầu mối phía Nam của cầu Cần Thơ, Cảng trung tâm của vùngĐồng Bằng Sông Cửu Long là cảng Cái Cui đang xúc tiến xây dựng; 2 khucông nghiệp Hưng Phú 1 và 2 đang làm các thủ tục đền bù giải phóng mặtbằng và xây dựng cơ sở hạ tầng, Trung tâm văn hoá Tây- Nam bộ cũngđang thực hiện các bước đầu tư v.v… Đường 91B nối dài quan cái Cui tớiCái Côn (Hậu Giang) đang được đầu tư xây dựng v.v…

Trang 36

Do quốc lộ 1A qua cầu Cần Thơ mới đi qua quận nên hiện đã có khánhiều dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, khu dịch vụ được các cấp chínhquyền cấp phép xây dựng và đang triển khai.

1.5.8 Hiện trạng xây dựng quận Ô Môn

Quận Ô Môn được thành lập trên cơ sở tách phần ven sông Hậu củahuyện Ô Môn cũ; được chia làm 5 phường; diện tích 12.223 ha, dân số127.278 người , mật độ 1.014 người /km2 Trung tâm của quận được xácđịnh là khu vực ven quốc lộ 91 thuộc thị trấn Ô Môn trước đây

Phần đô thị hoá hiện nay của quận chủ yếu tại khu vực thị trấn Ô Môncũ (phường Châu Văn Liêm và phường Thới An); Các cơ sở hạ tầng kỹthuật đô thị chủ yếu đáp ứng cho khoảng 45.000-50.000 dân của thị trấn củ.Phần còn lại thuộc các phường Phước Thới, Trường Lạc, Thới An và ThớiLong chiếm khoảng 80- 85% diện tích vẫn còn là khu vực nông nghiệp vànông thôn Quận còn có gần 10.000 ha đất nông nghiệp

Các hoạt động công nghiệp –TTCN trên địa bàn quận khá phát triển dokhu công nghiệp Trà Nóc II tại phường Phước Thới đã đi vào hoạt động.Ngoài ra tại Phước Thới còn có cụm công nghiệp xi măng đang mở rộng quymô sản xuất, cụm khí – điện đang làm các thủ tục xây dựng

1.5.9 Hiện trạng xây dựng thị trấn Thốt Nốt

Thị trấn Thốt Nốt được hình thành khá lâu đời; diện tích 559ha, dân số22.588 người, mật độ 4.038 người /km2 Thị trấn nằm tại đầu mối giao thôngthuỷ bộ là quốc lộ 91 và tuyến giao thông thuỷ nối thông sông Hậu và vùngTây sông Hậu : Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và các huyện khác của Kiên Giang nhưTân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành, An Biên v.v

Khu vực xây dựng thị trấn hiện nay quá chật, chủ yếu là bám theo quốclộ 91 và hai bên rạch Thốt Nốt Mật độ xây dựng khá cao, chủ yếu là nhà ởkết hợp dịch vụ

Nằm về phía Tây của thị trấn và cách trung tâm thị trấn khoảng 6-7kmlà ngã ba Lộ Tẻ, đầu mối giao thông thuỷ, bộ quan trọng của Đồng BằngSông Cửu Long Khu vực này hiện đang triển khai xây dựng cụm côngnghiệp Thốt nốt, chợ gạo Đồng Bằng Sông Cửu Long và các dự án pháttriển về dịch vụ khác

1.5.10 Hiện trạng xây dựng thị trấn Cờ Đỏ

Thị trấn Cờ Đỏ nằm về phía Tây của thành phố và cũng là đầu mối giaothông thuỷ, bộ quan trọng và là đô thị nằm trên ngã 5 giao lưu kinh tế củavùng sâu TP Cần Thơ Thị trấn hiện có dân số 13.367 người, diện tích764ha, mật độ 1.749 người /km2

Thị trấn khá phát triển về dịch vụ, thương mại Các công trình dân dụngchất hẹp, diện tích đất nhà ở thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn rất yếu kém

Trang 37

Do tuyến giao thông đường bộ chưa thông như trục ven rạch Thốt Nốt,đường Bốn Tổng – Một Ngàn nên thị trấn phát triển chậm.

1.5.11 Hiện trạng xây dựng thị trấn Thới Lai

Thị trấn Thới Lai mới được hình thành, là huyện lỵ của huyện Cờ Đỏ.

Diện tích thị trấn có khoảng 947ha, dân số 11.878, mật độ 1.255 người /km2là 1 xã trước đây được nâng cấp toàn bộ thành thị trấn Thị trấn có vị trítrung gian giữa thị trấn Cờ Đỏ và đô thị quận Ô Môn

Các hoạt động kinh tế xã hội tại thị trấn tăng trưởng khá nhanh, hoạtđộng chủ yếu của thị trấn là khu vực III và một số cơ sở công nghiệp –TTCN vệ tinh của trung tâm đô thị quận Ô Môn Các cơ sở hạ tầng kỹ thuậtđô thị đang bước đầu được xây dựng

1.5.12 Hiện trạng xây dựng thị trấn Thạnh An

Thị trấn Thạnh An có diện tích 1.778 ha, dân số 12.823 người, mật độcòn thấp, khoảng 721 người /km2 và là 1 xã được nâng cấp thành thị trấn.Thị trấn nằm cạnh thị trấn Tân Hiệp- huyện lỵ của huyện Tân Hiệp thuộcKiên Giang trên quốc lộ 80 và kênh Cái Sắn Thị trấn chỉ phát triển venquốc lộ 80 , kênh Cái Sắn và 1 phần trên kênh nhỏ nối kênh Cái Sắn vàvùng sâu Tây sông Hậu

Đô thị phát triển dạng tuyến do giới hạn về không gian đô thị trong điềukiện ngập lũ, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị còn yếu kém

HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT:

1.6 Hiện trạng giao thông

Hiện trạng giao thông đường bộ:

(a) Các đường đối ngoại:

Thành phố hiện có 117 km quốc lộ chạy qua (gồm QL 1A , 80, 91 và91B) QL.1A (12 km) và QL.91 ( 50km) đoạn qua trung tâm thành phố CầnThơ đã được nâng cấp, mở rộng với chiều rộng mặt đường và cầu cống từ12m -24m ( Đường cấp 3 đồng bằng )

Tuyến đường QL91 nối dài (Tuyến Nam Sông Hậu khoảng 8km ) hiệnđang được triển khai thi công qua khu công nghiệp Hưng Phú, nối Cần Thơvới các Tỉnh phía Nam như Sóc Trăng, Bạc Liêu

Tuyến QL 61 B dự kiến nối Cần Thơ với Thị xã Vị Thanh – Hậu Giangdọc theo kinh Xà No cũng đang được nghiên cứu lập dự án xây dựng

Trang 38

Tuyến QL 80 qua địa phận TP Cần Thơ ở phía Bắc ( từ ngã 3 Lộ tẻ đi

TP Rạch Giá dài 31km ) cũng đã được nâng cấp , tương lai tuyến này sẽ trởthành trục chính của vùng

Các tuyến tỉnh lộ gồm ĐT 921,922, 923, 924, 926,932,934, 934B cóchiều dài 124,9km Các đường cấp thành phố phần lớn đã được tráng nhựa,chỉ còn khoảng 25% cấp phối và 18% đường đất đỏ

Đường liên xã thuộc các huyện ngoại thành và một phần nội thành có426km chủ yếu là đường cấp phối và đường đất

Một số tuyến đường cấp tỉnh và phần lớn các đường cấp huyện còn rấtnhiều cầu cống chưa thể cho phép xe 4 bánh lưu thông bình thường

(b) Hiện trạng đường nội thị:

Mạng đường giao thông nội thị của thành phố Cần Thơ có mật độ843,7m/km2 và 387,5 m/1000 dân chủ yếu tập trung ở khu vực nội thị củacác đô thị cũ ( TP Cần Thơ, Thị trấn Thốt Nốt, Ô Môn, Cái Răng Ngoài mộtsố trục đường chính ở trung tâm Thành phố Cần Thơ hiện đã được cải tạomở rộng như: Đường Trần Phú , Đường Trần Hưng Đạo, Đường 3-2, ĐườngHòa Bình, Đường 30-4, Đường Mậu Thân… các trục đường hiện hữu trongkhu vực trung tâm các đô thị đều đã xây dựng từ lâu có mặt cắt ngangnhỏ( trung bình rộng khoảng 2 làn xe ) do đó thường ảnh hưởng đến giaothông đặc biệt trong các giờ cao điểm

Tại các khu vực mới xây dựng các tuyến phố được xây dựng theo quyhoạch có mặt cắt ngang đường đảm bảo đủ phục vụ giao thông và bố trí cáccông trình kỹ thuật đô thị

Kết cấu mặt đường của các đường nội thị phần lớn đã được nâng cấp trảibê tông nhựa

Trong phạm vi Thành phố hiện nay các điểm giao của mạng lưới đườngđều là giao nhau cùng mức ( Ngoại trừ nút cầu Quang Trung mới xây dựng).Một số giao lộ của các trục chính được tổ chức đảo phân luồng còn lại chủyếu dùng đèn tín hiệu điều khiển giao thông

(c) Hiện trạng các công trình phục vụ:

- Bến xe khách:

Bến xe khách chính của thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm thành phố( góc ngã giao QL.1A với QL.9 ), có quy mô diện tích khoảng 1.0 ha, khảnăng đủ cho khoảng 80 xe đậu lấy khách bến xe chủ yếu phục vụ vậnchuyển các tuyến liên tỉnh Năng lực thông qua bến trung bình 10 800lượtngười / ngày ( những dịp lễ tết lên tới 13 000 – 14 000 lượt người ngày ) Ngoài ra còn một số bến nhỏ nằm rải rác trong phạm vi nội ô thành phốnhư Bến xe tại ngã tư Trần Phú – Nguyễn Trãi

Trang 39

- Các bến xe tải còn tạm bợ, chưa được quy hoạch.

- Giao thông công cộng trong thành phố có một số tuyến xe buýt chạytrong nội ô thành phố và tới các đô thị lân cận như Ô Môn, Thốt Nốt, CáiTắc…

- Cầu qua sông: Thành phố Cần Thơ là đô thị miền sông nước do đótrên các tuyến đường có rất nhiều cầu Trên các tuyến QL và các trục đườngchính hệ thống cầu có chiều rộng mặt cầu bằng chiều rộng mặt đường, kếtcấu BTCT chịu tải trọng 25 – 30 tấn Các tuyến tỉnh lộ và đường nội bộ hệthống cầu còn yếu gồm cầu BTCT và cầu sắt chịu tải trọng từ 8 – 30 tấn

Đánh giá chung về mạng lưới đường bộ : Mạng lưới đường bộ trên địa bàn

TP Cần Thơ tuy đã trải rộng khắp địa bàn nhưng về mật độ phân bố và chấtlượng đường còn chưa đồng đều, chất lượng sử dụng còn xấu chưa đáp ứngđược nhu cầu phát triển của TP trong điều kiện hiện nay Đường tốt chỉ tậptrung vào các trục chính, các tuyến QL mang tính chất đối ngoại và cáctuyến đường trong các trung tâm đô thị hiện hữu Mặt đường trong các đô thịhiện hữu phần lớn được xây dựng đã lâu, chiều rộng mặt đường nhỏ gâynhiều khó khăn trong giao thông đô thị , chưa theo kịp sự phát triển kinh tế–xã hội hiện nay Mật độ phân bố đường chủ yếu tập trung ở đô thị hiệnhữu và vùng dọc theo sông Hậu còn các vùng sâu trong nội đồng hầu nhưchưa được phát triển

1.6.2 Hiện trạng giao thông thủy:

(a) Giao thông liên vùng:

Thành phố Cần Thơ là nơi hội lưu của nhiều tuyến đường thủy quantrọng:

+ Tuyến đường thủy quốc gia do trung ương quản lý :

- Tuyến Sông Hậu: Sông Hậu là tuyến giao thông thủy quốc tế quan trọngnối với Campuchia và là cửa ngõ mở thông ra biển Đông nối Cần Thơvới các nước khác trên thế giới Đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng lớntrung bình từ 1000 – 2000m, độ sâu trung bình từ 4 -10 m đảm bảo chophép tầu biển có tải trọng 10000 tấn lưu thông Tuy nhiên do cửa Định

An bị bồi lắng nên khả năng thông tàu có tải trọng lớn bị hạn chế , hiệnnay Bộ GTVT đang có dự án mở luồng mới qua Kinh Quan Chánh Bố đểtránh bị bồi lắng

- Tuyến TP.HCM – Cà Mau (Đoạn qua Thành phố Cần Thơ chạy quaKinh Xà No, Sông Cần Thơ và Sông Hậu): Kinh Xà No rộng trung bình

60 – 80m sâu trung bình 5m ,kinh cấp 2 , các phương tiện 100 – 250 tấncó khả năng thông qua Sông Cần Thơ rộng trung bình 150 – 180m sâutrung bình 5-6m ,sông cấp 1 , các phương tiện 250 – 1000 tấn có khảnăng thông qua

Trang 40

- Tuyến TP HCM – Kiên Lương ( Đoạn qua Thành phố Cần Thơ chạy quakinh Cái Sắn ) Kinh Cái Sắn rộng trung bình 60 – 80m sâu trungbình4,5m ,kinh cấp 1 , các phương tiện 100 – 250 tấn có khả năng thôngqua.

- Rạch Ô Môn rộng trung bình 60 – 70m sâu trung bình 5-6m ,kinh cấp 2 ,các phương tiện 100 – 250 tấn có khả năng thông qua

+ Tuyến đường thuỷ do địa phương quản lý :

- Ngoài các trục đường thủy chính trên còn có một số sông rạch có tácdụng giao thông thuỷ như Rạch Bùng Binh, Bến Bạ, Trà nóc , Bình Thuỷ,Thốt Nốt nối Sông Hậu vào sâu trong nội đồng và mạng lưới kênh rạch nhỏchằng chịt nối TP Cần Thơ với các vùng lân cận trong điều kiện giao thôngthuỷ thuận lợi đáp ứng nhu cầu GTVT của nhân dân trong khi đường bộ cònkém phát triển

(b) Hiện trạng các công trình phục vụ giao thông:

- Cảng Hoàng Diệu : Diện tích cảng khoảng 2ha , cảng có cầu tàu dài144m, rộng 19,5m, 3 bến phao Trên bến có kho chứa hàng diện tích3240m2 và 1 bãi chứa hàng mặt BT nhựa diện tích 6 300 m2 Cảng có khảnăng tiếp nhận tàu 5000-10000 tấn cặp bến, năng lực thông qua cảngkhoảng 500 000 tấn/năm

- Cảng lương thực Trà Nóc: Diện tích toàn bộ khoảng 16 ha, cầu tàudài 80m ,rộng 16m có thể cho phép 2 tàu cỡ 500 tấn cùng cặp bến để xếp dỡhàng Khả năng thông qua cảng khoảng 200 000 tấn/năm

- Cảng Cái Cui đang xây dựng để có khả năng tiếp nhận tàu 10000tấn

- Các bến tàu khách tại khu vực bến Ninh Kiều Vùng tàu đậu đượckhoảng 30 chiếc Bến được trang bị 1 phao nổi dài 15m rộng 4.5m Khảnăng thông qua bến khoảng 2300 lượt người / ngày Địa điểm của bến hiệnnay tuy nằm tại trung tâm của Thành phố tiện cho việc đi lại nhưng diện tíchquá chật hẹp khó có điều kiện phát triển mở rộng

- Phà Cần Thơ : Nằm trên trục QL1A nối Vĩnh Long với Thành PhốCần Thơ Hiện bến phà đang sử dụng các loại phà tự hành 100T – 200T.Lưu lượng qua phà khoảng 15000 khách và 2500 xe/ngày đêm

Đánh giá về mạng lưới giao thông thủy : Mạng lưới giao thông thủy là thế

mạnh của ĐBSCL nói chung và TP Cần Thơ nói riêng Nhiều tuyến vận tảiquốc gia đi qua địa bàn TP Cần Thơ Các sông rạch phân bố đều khắp nốiliền các trung tâm kinh tế –xã hội và đi đến khắp nơi trong địa bàn TP Dođó rất thuận lợi cho phát triển vận tải thuỷ Tiềm năng vận tải thủy nội địa,vận tải biển và pha sông-biển của TP Cần Thơ là rất lớn

Tuy nhiên các tuyến vận tải còn dựa nhiều vào sông rạch tự nhiên nêntuyến còn quanh co các tuyến vận tải chưa được quan tâm nạo vét, tĩnh

Ngày đăng: 25/11/2016, 13:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w