1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng tnhh mtv shinhan việt nam chi nhánh tp hồ chí minh

60 508 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

1.2 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CHỦ YẾU VÀ CÁCH HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ PHÁT SINH 1.2.1 Phương thức chuyển tiền 1.2.1.1 Khái niệm Phương thức chuyển tiền là phương thức theo sự ủy t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp

MSSV: 1254042045 Ngành: Kế toán GVHD: Ths Phạm Thị Phương Thảo

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin chân thành cám ơn cô giáo Ths Phạm Thị Phương Thảo và tập thể

nhân viên phòng Xuất Nhập khẩu của ngân hàng Shinhan Việt Nam chi nhánh

thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành báo cáo

này

Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc Diệp

Trang 4

MỤC LỤC

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH CHƯƠNG 1:

TOÁN QUỐC TẾ 3

1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế 3

1.1.1 Cơ sở hình thành hoạt động thanh toán quốc tế 3

1.1.2 Khái niệm về thanh toán quốc tế 3

1.1.3 Khái niệm về hệ thống Swift 3

1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu và cách hạch toán nghiệp vụ phát sinh 4

1.2.1 Phương thức chuyển tiền 4

1.2.2 Phương thức nhờ thu 7

1.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ 11

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TNHH MTV SHINHAN CHƯƠNG 2: VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 17

2.1 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển 17

2.1.1 Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam 17

2.1.2 Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (ngân hàng SHBVN) 18

2.2 Giới thiệu cơ cấu tổ chức công tác kế toán và chính sách kế toán tại ngân hàng SHBVN 20

2.2.1 Tổ chức công tác kế toán 20

2.2.2 Các chính sách kế toán 23

Trang 5

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN CHƯƠNG 3:

QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV SHINHAN CHI NHÁNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 26

3.1 Giới thiệu Nostro, Vostro 26

3.2 Kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế 26

3.2.1 Trường hợp ngân hàng SHBVN là đại diện của nhà nhập khẩu 27

3.2.2 Trường hợp ngân hàng SHBVN là đại diện của nhà xuất khẩu 40

NHẬN XÉT 52

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 54

Trang 6

GIỚI THIỆU

a Lý do chọn lĩnh vực và chủ đề viết báo cáo

Trong xu hướng hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam luôn thể hiện sự chủ động, linh hoạt trong hoạt động giao lưu thương mại với nước ngoài Các giai đoạn phát triển thể hiện qua các mốc thời điểm, năm 1995 Việt Nam gia nhập ASEAN, năm 1996 gia nhập AFTA, năm 1998 trở thành thành viên của APEC, và ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), là thành viên thứ 150 Trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế cũng như ngoại thương phát triển nhanh chóng Tuy nhiên, gắn liền với sự phát triển là nhiều khó khăn và thách thức mà Việt Nam cần vượt qua Một điều phải thừa nhận là các tổ chức tín dụng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những dịch vụ thanh toán quốc tế đa dạng, góp phần vào việc phát triển các hoạt động giao dịch giữa các công ty xuất nhập khẩu trong

và ngoài nước Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc làm cầu nối giữa các bên nhằm thanh toán hợp đồng ngoại thương đã ký kết, cung cấp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp được lựa chọn phương thức thích hợp nhằm bảo vệ lợi ích của mình Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế, vận dụng lý luận đã được học tập tại trường, kết hợp với thực tế thu nhận được từ quá trình thực tập tại ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ

Chí Minh, tôi đã chọn đề tài ''Thực trạng về Kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại

ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh '' để

nghiên cứu và viết báo cáo thực tập của mình

b Mục tiêu

Mục tiêu của báo cáo này tôi muốn tìm hiểu về kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế giữa lý thuyết và thực tế thực hiện tại ngân hàng có điểm khác biệt ra sao trong quy trình lưu chuyển chứng từ cũng như công đoạn hạch toán

 Kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng

 Phương pháp hạch toán kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế

 Thực trạng của kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Trang 7

c Phương pháp áp dụng trong báo cáo và giới hạn phạm vi của báo cáo

Trong bài báo cáo này tôi sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu dữ liệu và so sánh lý thuyết và thực tế trong việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại ngân hàng

Giới hạn phạm vi của báo cáo là những vấn đề liên quan đến kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng

d Kết cấu của luận văn

Chương 1: Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế

Chương 2: Tổng quan về ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam – chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3: Thực trạng kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam – chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Chương 4: Nhận xét

Trang 8

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHƯƠNG 1:

NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ

1.1 TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ

1.1.1 Cơ sở hình thành hoạt động thanh toán quốc tế

Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, các quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… giữa các nước ngày càng phát triển Kết quả của việc thực hiện các mối quan hệ trên hình thành các khoản thu-chi tiền tệ quốc tế giữa các nước với nhau tạo nên địa vị tài chính mỗi nước bội thu hay bội chi Tuy nhiên do khác nhau về ngôn ngữ, luật pháp, tập quán… do cách xa về khoảng cách địa lý nên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp với nhau mà nhất thiết phải thông qua các tổ chức trung gian là các ngân hàng thương mại cùng với mạng lưới hoạt động có mặt khắp nơi trên thế giới

1.1.2 Khái niệm về thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế (International settlement) là quá trình thực hiện các khoản thu chi ngoại tệ thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan

hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau

Nghiệp vụ này đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo sự kết nối hài hòa giữa ngân hàng trong nước và hệ thống ngân hàng trên thế giới

1.1.3 Khái niệm về hệ thống Swift

Trong giao dịch thương mại dù lựa chọn phương thức thanh toán nhờ thu hay tín dụng chứng từ…thì khi thanh toán đều thực hiện thông qua mạng lưới Swift của hệ thống ngân hàng toàn cầu Swift được thành lập vào ngày 3/5/1973 với ý định thành lập trung tâm thông tin thế giới gồm 259 ngân hàng thuộc 15 nước tham gia Chính thức hoạt động vào ngày 3/5/1977 được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần với mục đích chính là phát triển hoạt động ngân hàng trên thế giới Hội đồng quản trị gồm có: Châu Mỹ hai thành viên Châu Âu hai thành viên; Châu Á, Châu Phi và Châu Úc một thành viên

Trang 9

Về cơ cấu kỹ thuật mạng Swift gồm có:

 Những trạm chỉnh lưu được trang bị bằng máy điện toán với phần mềm thích hợp nhằm để kiểm tra mạng lưới và chỉnh lưu Có bốn trạm chỉnh lưu đặt tại các nước: Bỉ (1), Hà Lan (2), Mỹ (1)

 Trạm tập trung tin địa phương được trang bị máy móc điện toán với chức năng tập trung lưu lượng thông tin giữa ngân hàng hội viên với trạm chỉnh lưu Thông thường mỗi nước có một trạm, những nước có lượng thông tin lớn thì có nhiều trạm như Mỹ, Anh… Các trạm này liên lạc với trạm chỉnh lưu bằng mạch viễn thông quốc tế hoặc vệ tinh

 Trạm cơ sở của Ngân hàng thành viên trang bị hệ thống máy tính với chức năng chuyển điện đi, nhận điện chuyển đến đồng thời kiểm tra các bức điện và liên

hệ với trạm tập trung tin địa phương thông qua các thiết bị liên lạc hiện đại Thông thường các bức điện tiếp nhận từ nước ngoài chuyển đến cổng Swift chính của hội sở chính ngân hàng, sau đó sẽ được chuyển đến các chi nhánh và ngược lại

Hệ thống Swift hoạt động liên tục 24/24, các ngày trong tuần với công suất 99,7% mỗi bức điện chuyển đi chỉ mất vài giây với chi phí thấp

Việt Nam tham gia hệ thống Swift từ tháng 3/2005 cho đến nay, đa số các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế đều tham gia hệ thống này

1.2 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CHỦ YẾU VÀ CÁCH HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ PHÁT SINH 1.2.1 Phương thức chuyển tiền

1.2.1.1 Khái niệm

Phương thức chuyển tiền là phương thức theo sự ủy thác của khách hàng, yêu cầu ngân hàng phục vụ chuyển một số tiền nhất định từ quốc gia này sang quốc gia khác cho người thụ hưởng trong một thời gian nhất định

Chuyển tiền thực hiện qua các hình thức:

 Chuyển tiền bằng thư

Trang 10

 Chuyển tiền bằng điện

 Chuyển tiền bằng séc ngân hàng, hối phiếu ngân hàng

1.2.1.2 Quy trình hạch toán

Sơ đồ 1-1: Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền

(1) Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu theo hợp đồng ngoại thương đã ký kết

và gửi trực tiếp chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu nhận hàng

(2) Sau khi nhận được bộ chứng từ, nhà nhập khẩu nhận hàng, kiểm tra hàng Nếu đồng ý thanh toán thì lập đơn xin chuyển tiền gửi đến ngân hàng và kèm theo các chứng từ liên quan yêu cầu ngân hàng chuyển tiền trả cho nhà xuất khẩu ở nước ngoài (3) Sau khi kiểm tra hồ sơ chuyển tiền, nếu hợp lệ thì ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu tiến hành ghi Nợ tài khoản của nhà nhập khẩu trả cho nhà xuất khẩu

(4) Ngân hàng xuất khẩu nhận được lệnh chuyển tiền

(5) Ngân hàng xuất khẩu ghi Có vào tài khoản của nhà xuất khẩu

1.2.1.3 Sơ đồ hạch toán

TH1: Ngân hàng Việt Nam là ngân hàng nhập khẩu

A Chuyển tiền theo yêu cầu của đơn vị nhập khẩu

(1) Ngân hàng chuyển tiền từ tài khoản nhà nhập khẩu trả tiền cho nhà xuất khẩu

(1)

Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu

Ngân hàng nhập khẩu Ngân hàng xuất khẩu

(1)

(4) (2)

Trang 11

B Doanh nghiệp có nhu cầu mua ngoại tệ để thực hiện giao dịch

(3) Ngân hàng chuyển tiền từ tài khoản nhà nhập khẩu trả tiền cho nhà xuất khẩu

TH2: Ngân hàng Việt Nam là ngân hàng xuất khẩu

Chuyển tiền đến (khi nhận được báo Có của ngân hàng nước ngoài)

Trang 12

1.2.2 Phương thức nhờ thu

1.2.2.1 Khái niệm

Là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hay cung cấp dịch vụ,

ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền nhà nhập khẩu trên cơ sở hối phiếi và các chứng từ hàng hóa liên quan (nếu có)

Nhờ thu là một sự thỏa thuận giữa người mua và người bán mà sau khi giao hàng lên tàu, hối phiếu được người bán ký phát cho người mua Còn chứng từ hàng hóa thì được gửi đến người mua hoặc đến ngân hàng phục vụ bên bán với chỉ thị rõ ràng về việc nhờ thu và được chuyển đến ngân hàng ở nước ngoài để có thể nhận được sự thanh toán từ người mua

Trên cơ sở thư yêu cầu thanh toán do người bán lập ủy thác nhờ ngân hàng thu hộ tiền Ngân hàng thực hiện đúng theo như chỉ thị nhận được, hối phiếu và bộ chứng từ được gửi ra ngân hàng nước ngoài để chuyển giao cho người mua theo những điều khoản và điều kiện được ghi rõ trong chỉ thị nhờ thu (do ngân hàng bên bán lập gửi ngân hàng nước người mua) nhằm đạt được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu từ phía người mua

Phương thức nhờ thu được thực hiện dưới hai hình thức:

 Nhờ thu trơn (clean collection): là sự thỏa thuận mà theo đó bên bán giao hàng

và gửi chứng từ giao hàng trực tiếp cho bên mua để nhận hàng Sau đó bên bán lập hối phiếu (trả ngay hay trả chậm) gửi ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền bên mua dựa trên hối phiếu

 Nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection): là sự thỏa thuận mà theo đó bên bán giao hàng cho bên mua Sau đó bên bán lập hối phiếu (trả ngay hay trả chậm) và chứng từ giao hàng gửi ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền bên mua Với điều kiện ngân hàng thay mặt bên bán khống chế bộ chứng từ chỉ khi nào bên mua đồng ý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ để làm cơ sở nhận hàng Căn cứ vào thời hạn trả tiền, nhờ thu kèm chứng từ có hai loại:

Trang 13

o Nhờ thu trả tiền ngay (Documents against payment – DP): được sử dụng trong trường hợp mua bán trả tiền ngay, khi người mua trả tiền ngân hàng giao bộ chứng từ thanh toán cho người mua để nhận hàng

o Nhờ thu trả chậm (Documents against acceptance – DA): được sử dụng trong trường hợp mua bán có kỳ hạn hay mua bán chịu, chỉ khi nào người mua chấp nhận trả tiền trên hối phiếu (hối phiếu có kỳ hạn) thì ngân hàng giao bộ chứng từ để nhận hàng Đến hạn thanh toán, người mua có trách nhiệm thanh toàn đúng hạn

1.2.2.2 Quy trình hạch toán

1 Quy trình nhờ thu trơn:

Sơ đồ 1-2: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu trơn

(1) Nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng hay cung cấp dịch vụ cho nhà nhập khẩu đồng thời gửi trực tiếp chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu nhận hàng

(2) Nhà xuất khẩu lập hối phiếu, thư yêu cầu thanh toán và các chứng từ có liên quan gửi ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền hàng

(3) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chuyển hối phiếu và lập chỉ thị nhờ thu gửi cho ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu nhờ thu tiền hộ

(4) Nhà nhập khẩu sau khi nhận hàng, kiểm tra hàng Nếu hàng hóa phù hợp với bộ chứng từ và hợp đồng ngoại thương đã ký kết thì đồng ý thanh toán (đối với hối phiếu trả ngay), hoặc ký chấp nhận thanh toán hối phiếu (đối với hối phiếu có kỳ hạn), hoặc

từ chối và gởi trả lại hối phiếu nếu như không phù hợp

Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu

Ngân hàng nhập khẩu Ngân hàng xuất khẩu

(5) (4)

(7)

(2)

(3)

(8) (1)

(6)

Trang 14

(5, 6) Nếu nhà nhập khẩu đồng ý thanh toán thì ngân hàng thu hộ phục vụ nhà nhập khẩu chuyển trả tiền cho nhà xuất khẩu (ghi Nợ trên tài khoản nhà nhập khẩu) hoặc thông báo hối phiếu đã được chấp nhận thanh toán (qua Swift) Nếu nhà nhập khẩu từ chối thanh toán thì ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu sẽ chuyển trả hối phiếu

(7, 8) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu ghi Có trên tài khoản nhà xuất khẩu và gởi giấy báo Có hoặc thông báo hối phiếu đã được chấp nhận hoặc hoàn trả hối phiếu bị từ chối thanh toán cho nhà xuất khẩu

2 Quy trình nhờ thu kèm chứng từ:

Sơ đồ 1-3: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ

(1) Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương đã ký kết, nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng hay cung cấp dịch vụ cho nhà nhập khẩu theo hợp đồng ngoại thương, trong trường hợp có quy định thanh toán bằng phương thức nhờ thu kèm chứng từ (DP hoặc DA) (2) Nhà xuất khẩu lập hối phiếu, thư yêu cầu thanh toán và các chứng từ có liên quan gửi ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền hàng

(3) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chuyển hối phiếu và lập chỉ thị nhờ thu gửi cho ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu

(4) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu xuất trình hối phiếu, đòi tiền nhà nhập khẩu (5, 6) Nhà nhập khẩu tiến hành kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa so với hợp đồng đã ký, nếu việc đòi nợ hợp lý thì đồng ý thanh toán (đối với hối phiếu trả ngay), hoặc ký chấp nhận thanh toán hối phiếu (đối với hối phiếu có kỳ hạn) Ngân hàng giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để nhận hàng hoặc từ chối gởi trả lại hối phiếu và bộ chứng từ nếu như không phù hợp

Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu

Ngân hàng nhập khẩu Ngân hàng xuất khẩu

(5) (4)

(7)

(2)

(3)

(8) (1)

(6)

Trang 15

(7) Nếu nhà nhập khẩu đồng ý thanh toán thì ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu chuyển trả tiền cho nhà xuất khẩu hoặc thông báo hối phiếu đã được chấp nhận thanh toán (qua Swift) Nếu nhà nhập khẩu từ chối thanh toán thì ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu sẽ chuyển trả hối phiếu và bộ chứng từ

(8) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu ghi Có trên tài khoản nhà xuất khẩu và gởi giấy báo Có hoặc thông báo hối phiếu đã được chấp nhận hoặc hoàn trả hối phiếu bị từ chối thanh toán và bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu

1.2.2.3 Sơ đồ hạch toán

TH1: Ngân hàng Việt Nam là ngân hàng xuất khẩu

(1) Khi nhận bộ chứng từ của đơn vị xuất khẩu, ngân hàng thu phí một phần hoặc toàn bộ:

TK 4531

- Đồng thời ghi nhập TK 9123

- Gửi chứng từ hàng hóa đi ngân hàng nước ngoài

(2) Khi được báo Có của ngân hàng nước ngoài

- Đồng thời ghi xuất TK 9123

(1)

(2)

Trang 16

TH2: Ngân hàng Việt Nam là ngân hàng nhập khẩu

- Khi nhận chứng từ ngân hàng nước ngoài gửi đến:

- Trong thời gian chờ thanh toán ghi nhập TK 9124

- Gửi chứng từ (hối phiếu) hoặc hỏi đơn vị nhập khẩu chấp nhận thanh toán hay không

(1) Khi được sự chấp nhận của đơn vị thanh toán, hạch toán

- Đồng thời ghi xuất TK 9124

- Gửi thông báo cho ngân hàng nước ngoài

1.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ

1.2.3.1 Khái niệm thư tín dụng

Định nghĩa về thư tín dụng là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng người nhập khẩu) theo yêu cầu của một khách hàng (người nhập khẩu) lập ra nhằm cam kết trả cho người thứ ba hoặc bất cứ người nào theo yêu cầu của người thứ ba một số tiền nhất định, trong một kỳ hạn nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản ghi trong thư tín dụng

Hiện nay, thanh toán bằng thư tín dụng được thực hiện theo “Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ xuất bản năm 2006, ấn phẩm số 600 (Uniform customs and practise for documentary credit number 600 – UCP600)” do phòng thương mại quốc tế tại Pháp ban hành

Các nội dung chủ yếu của thư tín dụng:

– Số hiệu L/C

– Địa điểm mở L/C

– Ngày mở L/C

(1)

Trang 17

– Loại L/C

– Tên và địa chỉ các bên liên quan

– Số tiền của L/C

– Thời hạn hiệu lực của L/C

– Những điều kiện quy định về chứng từ hàng hoá khi xuất trình để thanh toán L/C

– Những điều kiện quy định liên quan đến hàng hoá và gửi hàng

– Những quy định đặc biệt khác nếu có

1.2.3.2 Khái niệm tín dụng chứng từ

Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết thanh toán một số tiền nhất định cho bên thứ ba (người hưởng lợi) hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền

đó, với điều kiện người này thực hiện đầy đủ các yêu cầu của thư tín dụng và xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với điều khoản, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng

Trong phương thức này, việc cam kết thanh toán của ngân hàng mở thư tín dụng (L/C) được thể hiện trong các trường hợp sau:

 Ngân hàng mở L/C sẽ thực hiện trả tiền ngay hoặc cam kết thanh toán đáo hạn hoặc chấp chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng lập và thanh toán hối phiếu khi đáo hạn

 Ngân hàng mở L/C sẽ chỉ thị cho một ngân hàng khác trực tiếp trả tiền hoặc cam kết thanh toán đáo hạn hoặc chấp chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng lập và thanh toán hối phiếu khi đáo hạn

 Ngân hàng mở L/C sẽ chỉ thị cho một ngân hàng khác đứng ra chiết khấu bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều khoản và điều kiện của LC

1.2.3.3 Quy trình hạch toán

Quy trình mở L/C:

Trang 18

Sơ đồ 1-4: Quy trình nghiệp vụ mở L/C

(1) Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương trong hợp đồng quy định thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

(2) Nhà nhập khẩu chuẩn bị hồ sơ xin mở thư tín dụng gởi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu mở thư tín dụng cho nhà xuất khẩu thụ hưởng:

- Ngân hàng thẩm định hồ sơ mở L/C (trường hợp khách hàng đề nghị ký quỹ dưới 100%), xác định khả năng tài chính của khách hàng, đánh giá nguồn vốn thanh toán L/C, phương án sản xuất kinh doanh… để đưa ra cơ sở quyết định có đồng ý mở L/C hay không? Quy định mức ký quỹ cụ thể và thông báo cho khách hàng

- Muốn mở L/C, nhà nhập khẩu phải ký quỹ Mục đích ký quỹ L/C nhằm để nhà nhập khẩu thanh toán và nhận hàng Yêu cầu khách hàng phải ký quỹ bằng vốn

Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu

Ngân hàng phát hành Ngân hàng thông báo

(1)

(5) (2)

(3)

(4)

Trang 19

Ngân hàng thông báo chịu trách nhiệm nội dung L/C Trong trường hợp ngân hàng thông báo không kiểm tra được tính chân thật L/C thì phải thông báo cho nhà xuất khẩu là chưa kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C và lưu ý cho nhà xuất khẩu những điều khoản mơ hồ, không rõ ràng cần phải bổ sung điều chỉnh L/C cho phù hợp (5) Nhà xuất khẩu kiểm tra nội dung L/C, nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng, nếu không đồng ý sẽ đề nghị ngân hàng điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung với hợp đồng

Quy trình thanh toán L/C:

Sơ đồ 1-5: Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C

(6) Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu chuẩn bị bộ chứng từ theo yêu cầu L/C, xuất trình vào ngân hàng phục vụ mình xin thanh toán

(7) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu tiến hành kiểm tra chứng từ và chuyển bộ chứng

từ qua ngân hàng mở L/C Sau khi kiểm tra thì tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu, chuyển bộ chứng từ và thư đòi tiền qua ngân hàng mở L/C

(8) Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ Nếu phù hợp với những điều kiện và điều khoản đã ghi trong L/C thì tiến hành thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu nếu là L/C trả ngay hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu nếu L/C trả chậm

(9) Ngân hàng thông báo ghi Có vào tài khoản nhà xuất khẩu

1.2.3.4 Sơ đồ hạch toán

TH1: Ngân hàng Việt Nam là ngân hàng nhập khẩu

(1) Khách hàng ký quỹ cho ngân hàng một phần theo giá trị của L/C

Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu

Trang 20

TK 4282 TK 4221.NK,…

- Lập LC gửi nước ngoài

- Đồng thời ghi nhập TK 925: Cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng

- Ngân hàng nước ngoài gửi bộ chứng từ đến

- Kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ

(2) Ngân hàng thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu

TK 4221 NK,…

- Đồng thời ghi xuất TK 925

TH2: Ngân hàng Việt Nam là ngân hàng xuất khẩu

- Nhận L/C của ngân hàng nhập khẩu gửi

- Chuyển L/C đến nhà nhập khẩu

- Nhận bộ chứng từ từ nhà xuất khẩu

- Chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng nhập khẩu

(1) Khi ngân hàng nước ngoài thanh toán

(1)

(2)

Trang 21

TK 4221.XK, … TK 1331,…

(1)

Trang 22

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHƯƠNG 2:

TNHH MTV SHINHAN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 GIỚI THIỆU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

TRIỂN

2.1.1 Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam

Tại Việt Nam, lịch sử của Ngân hàng Shinhan có thể được tính từ năm 1993 khi ngân hàng mở văn phòng đại diện đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và trở thành một trong những người tiên phong trong việc đẩy mạnh mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam

và Hàn Quốc Ngân hàng Shinhan có trụ sở được đặt tại tòa nhà Empress (số 138 - 142 Hai Bà Trưng, P Đa Kao, Q.1, TP.Hồ Chí Minh) với vốn điều lệ lên đến 4.547,1 tỉ VND

Vào ngày 28 tháng 11 năm 2011, để chứng minh cam kết vững chắc tại thị trường Việt Nam, Ngân hàng Shinhan đã mua 50% cổ phần của ngân hàng Shinhan Vina (ngân hàng liên doanh với 50% cổ phần của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank và 50% cổ phần của ngân hàng Shinhan) và chính thức đổi tên thành Ngân hàng Shinhan Việt Nam

Trang 23

Trong suốt 20 năm nỗ lực không ngừng tại Việt Nam, Ngân hàng Shinhan Việt Nam được tin tưởng và lựa chọn bởi người Việt Nam và người nước ngoài, đặc biệt là cộng đồng người Hàn Quốc tại Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước cũng như nhà đầu

tư nước ngoài

Hiện tại, mạng lưới hoạt động của ngân hàng Shinhan Việt Nam bao gồm 1 hội sở, 9 chi nhánh và phòng giao dịch tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai và Bắc Ninh

Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng Shinhan Việt Nam:

Ngân hàng Shinhan Việt Nam thuộc nhóm ngành Tài chính vả bảo hiểm, ngành Ngân hàng và các hoạt động khác liên quan Ngân hàng kinh doanh chủ yếu trên các lĩnh vực huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

2.1.2 Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam chi nhánh

thành phố Hồ Chí Minh (ngân hàng SHBVN)

Ngân hàng Shinhan Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (từ đây sẽ được viết

tắt là “ngân hàng SHBVN”) Với mã số thuế 0309103635001, thành lập ngày

28/11/2012, có phòng giao dịch được đặt tại tầng 11 Tòa nhà Centec (72 – 74 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TP.HCM)

Ngân hàng SHBVN có tổ chức bộ máy quản lý như sau:

Trang 24

Sơ đồ 2.1-1: Tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh

Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:

 1 Tổng giám đốc chi nhánh: điều hành công việc chung của chi nhánh, điều phối công việc cho cấp phó giám đốc chi nhánh

 3 Phó giám đốc chi nhánh: mỗi một phó giám đốc sẽ điều hành các phòng ban riêng biệt, chịu trách nhiệm về kiểm tra các công tác của tất cả quản lý và nhân viên phòng ban

 Phòng tín dụng:

o Gồm: 1 trưởng phòng tín dụng, 1 giám sát, 4 giao dịch viên

o Chức năng: phụ trách chủ yếu về các hoạt động có liên quan đến tín dụng, đối với cá nhân có các khoản như cho vay mua nhà, cho vay mua

xe, cho vay tiêu dùng; ngoài ra còn có các khoản vay cho các doanh nghiệp

 Phòng xuất nhập khẩu:

o Gồm 1 quản lý, 1 giám sát, 3 giao dịch viên

o Chức năng: thực hiện các giao dịch có liên quan đến thanh toán quốc tế

 Phòng quan hệ khách hàng:

o Gồm: 1 quản lý, 10 nhân viên

Tổng giám đốc chi nhánh

Phòng Tín dụng Phòng Xuất nhập

khẩu

Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Giao dịch Phòng Kế toán Phó giám đốc chi

nhánh

Trang 25

o Chức năng: tìm kiếm khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp có nhu cầu vay

 Phòng giao dịch:

o Gồm 3 khu: chuyển tiền, mở tài khoản, phòng quỹ

o Chức năng: thực hiện các giao dịch có liên quan đến thanh toán, mở tài khoản tiết kiệm, thẻ…

 Phòng kế toán:

o Chức năng: do đặc thù của ngành ngân hàng, giao dịch viên từng phòng ban sẽ kiêm luôn vị trí hạch toán trên hệ thống nên chức năng chủ yếu của kế toán tại ngân hàng SHBVN là thu thập các “phiếu hạch toán” do giao dịch viên in và quản lý đã kí duyệt để kiểm tra và lưu trữ Ngoài ra, một kế toán viên khác giữ nhiệm vụ kiểm kê phòng quỹ cũng như cung ứng tiền cho các trụ ATM, người còn lại phụ trách phê duyệt các giao dịch có liên quan trực tiếp tại phòng giao dịch

2.2 GIỚI THIỆU CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

VÀ CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TẠI NGÂN HÀNG SHBVN 2.2.1 Tổ chức công tác kế toán

Do đặc thù ngành nghề nên công tác kế toán thực hiện tại các ngân hàng khác nói chung và ngân hàng SHBVN nói riêng thì mỗi giao dịch viên tại một bộ phận vừa đóng vai trò thực hiện các thao tác chuyên môn nghề nghiệp vừa tiến hành hạch toán như một nhân viên kế toán, còn việc kiểm tra rà soát thuộc về nhiệm vụ của quản lý riêng của phòng và kế toán chung của chi nhánh Mọi hạch toán đều được thực hiện và lưu trữ trên phần mềm Core Banking của ngân hàng

Trang 26

Sơ đồ 2.2-1: Tổ chức công tác kế toán tại ngân hàng SHBVN

Bộ phận chuyển tiền:

o Gồm: 3 giao dịch viên, 1 giám sát viên

o Chức năng: khi phát sinh nghiệp vụ chuyển tiền, giao dịch viên tiến hành kiểm tra các thông tin do khách hàng điền trên mẫu chứng từ của ngân hàng Trường hợp khách hàng đến chuyển tiền bằng tiền mặt thì giao dịch viên kiểm tra những thông tin liên quan đến người nhận, tên tài khoản và ngân hàng người nhận có đúng chưa, số tiền bằng số và bằng chữ giống nhau có khớp nhau hay không Còn trong trường hợp khách hàng chuyển từ tài khoản ngân hàng của mình thì giao dịch viên ngoài kiểm tra những thông tin của người nhận còn phải kiểm tra cả thông tin của người gửi như tài khoản và chữ ký có khớp với chữ ký mẫu không, số dư trên tài khoản của khách hàng có đủ để thực hiện giao dịch không Sau khi hoàn tất các bước trên, giao dịch viên tiến hành hạch toán nghiệp vụ trên hệ thống và in Phiếu hạch toán, trong đó ghi rõ các thông tin liên quan đến giao dịch Giao dịch viên trình giám sát viên kí vào mục Người kiểm tra và trình kế toán trưởng ký vào mục Chấp nhận thanh toán Sau đó, giao dịch viên giao một bản trong khách hàng và lưu một bản tại ngân hàng Trường hợp

Kế toán trưởng

Giám sát

Kế toán phòng quỹ và bộ phận

khác

Giám sát

Kế toán mở tài khoản

Giám sát

Kế toán chuyển

tiền

Trang 27

số tiền chuyển vượt quá hạn mức xét duyệt của quản lý, lệnh giao dịch sẽ đưa cho bộ phận cấp cao xem xét

Bộ phận mở tài khoản:

o Gồm: 3 giao dịch viên, 1 giám sát viên

o Chức năng: Khi có các giao dịch phát sinh liên quan đến mở tài khoản (tài khoản tiền gửi không kì hạn, tiền gửi thanh toán, các loại thẻ ATM, thẻ ghi nợ…), giao dịch viên tiến hành hướng dẫn khách hàng điền vào mẫu đơn của ngân hàng Trường hợp khách hàng cá nhân thì cần chứng minh nhân dân bản copy để lưu tại ngân hàng Còn đối với khách hàng là doanh nghiệp thì cần các giấy tờ như Giấy phép đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu

và Giấy chứng nhận người ủy quyền của doanh nghiệp kèm chữ ký mẫu (lưu ý với khách hàng là doanh nghiệp thì không được mở tài khoản tiết kiệm) Giám sát viên tiến hành kiểm tra chữ ký của giao dịch viên trên đơn và ký xét duyệt

+ Đối với giao dịch chuyển tiền: sau khi các công đoạn bên phòng chuyển tiền đã hoàn tất, đối với khách hàng chuyển bằng tiền mặt sẽ được hướng dẫn qua phòng quỹ để tiến hành nộp tiền Tại đây, nhân viên kế toán tại quầy xem xét chữ ký của giao dịch viên, giám sát, kế toán trưởng trên phiếu Hạch toán và nhận tiền của khách hàng, ký vào hóa đơn và giao lại cho khách hàng

Trang 28

+ Đối với giao dịch mở tài khoản: trong trường hợp mở tài khoản cần có tiền ký quỹ hay mở tiết kiệm, kế toán viên tại phòng quỹ cũng tiến hành kiểm tra xem

có đầy đủ chữ ký trên đơn chưa và nhận tiền mặt và in sổ giao cho khách

+ Đối với các phòng ban khác như xuất nhập khẩu, cho vay: mỗi cuối ngày giao dịch viên tiến hành thu thập lại các phiếu Hạch toán cho từng giao dịch phát sinh rồi giao về cho kế toán phòng quỹ để lưu kho

2.2.2 Các chính sách kế toán

Ngân hàng SHBVN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Đồng tiền hạch toán là USD do ngân hàng SHBVN là ngân hàng nước ngoài, phần lớn giao dịch có liên quan đến ngoại tệ (theo khoản 2, khoản 3, điều 4 thông tư 200/2014/TT-BTC được quyền chọn đồng tiền hạch toán là ngoại tệ)

Niên độ kế toán của ngân hàng là từ 1/1 đến 31/12 hằng năm

Phương pháp khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng

Hình thức kế toán áp dụng tại ngân hàng SHBVN là chứng từ ghi sổ: nghĩa là dựa vào từng chứng từ kế toán hoặc bảng kê chứng từ kế toán để hạch toán vào sổ kế toán Từ nội dung của hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ” chung, ngân hàng đã xây dựng cụ thể quy trình kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp phù hợp với quy mô và trình độ công nghệ của mình

Trang 29

Sơ đồ 2.2-2: Lưu chuyển chứng từ tại ngân hàng SHBVN

Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng sử dụng theo thông tư 10/2014TT-NHNN để lập các báo cáo tài chính, báo cáo thuế

Tuy nhiên, do ngân hàng xài hệ thống phần mềm Core banking có xuất xứ từ nước ngoài chưa được Việt hóa nên các tài khoản sẽ được mã hóa theo quy ước riêng của phần mềm Ví dụ như khách hàng A mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn bằng VND tại ngân hàng SHBVN có số tài khoản hạch toán như sau [700-001-123687] với 700 là mã số ngân hàng, 001 là mã số chi nhánh, 123687 là số chạy, tương ứng với tài khoản 4111 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND quy định trong TT10/2014TT-NHNN Về mặt nội dung thì 2 tài khoản trên không có gì khác nha

Chứng từ hạch toán kế toán: bao gồm 3 liên, 1 liên lưu ở bộ phận phát hành, 1 liên gửi

kế toán chung đóng quyển, và liên còn lại giao cho khách hàng Trên mỗi phiếu có ghi

rõ là dành cho khách hàng lưu và cho ngân hàng lưu Phiếu hạch toán giao cho khách

Chứng từ kế toán (thông tin đầu vào)

Hệ thống Core Banking

Thông tin đầu ra Liệt kê

chứng từ

Nhật ký

chứng từ

Thông tin đầu ra

Cân đối tài khoản tháng, năm và báo cáo tài chính

Thông tin khác: báo cáo tỷ giá, báo cáo tín dụng

Trang 30

hàng được đóng mộc tròn của chi nhánh nhằm xác minh với khách hàng đây là chứng

từ do ngân hàng phát hành

Hình 2.2-3 Phiếu hạch toán của ngân hàng SHBVN

Giải thích nội dụng trên phiếu hạch toán:

o Số tham chiếu: mã số của tài liệu có liên quan đến giao dịch

o Mã số khách hàng: mã số lưu các chừng từ có liên quan đến khách hàng trong giao dịch (số tài khoản mở tại ngân hàng, chứng minh nhân dân, hộ khẩu…)

o Màn hình số: màn hình thực hiện giao dịch trên core banking

o Ghi chú (nếu cần thiết)

Quy trình ký duyệt chứng từ:

1 Người lập phiếu là người chịu trách nhiệm soạn thảo nội dung và in phiếu

2 Người giám sát sẽ kiểm tra lại phần soạn thảo có đúng theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh

3 Người quản lý sẽ kiểm tra chữ ký của 2 người trên có đúng chữ ký mẫu không, kiểm tra lại số tiền trên phiếu và ký duyệt

Ngày đăng: 25/11/2016, 09:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w