1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm điện thoại di động cho Công ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng đến năm 2020

66 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng của côngtác kinh doanh trong doanh nghiệp nên tôi quyết định thực hiện đề tài: “Hoạch địnhchiến lược kinh doanh sản phẩm điện thoại di động của công t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Cần Thơ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẾN NĂM 2020

Ths Nguyễn Huỳnh Phước Thiện NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT

MSSV: 13D340101207LỚP: QTKD QUỐC TẾ 8

Cần Thơ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy Cô đã hết lòng giảng dạy cho emtrong suốt thời gian học tập tại trường, đặc biệt là thầy Nguyễn Huỳnh Phước Thiện đãtận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đề tài để em có thể hoàn thành tốtniên luận năm 3

Và em cũng xin chân thành cảm ơn các Anh, Chị tại Công ty Cổ Phần Đầu tưCông Nghệ Phương Tùng, chi nhánh Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành niênluận năm 3

Xin kính chúc Quý Thầy Cô luôn khỏe mạnh và đạt được nhiều thành công trongcông tác giảng dạy Kính chúc toàn thể Anh, Chị trong Công ty Cổ Phần Đầu tư CôngNghệ Phương Tùng, chi nhánh Cần Thơ lời chúc thành đạt và gặt hái nhiều thànhcông trong cuộc sống

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN - -

Em xin cam đoan rằng đề tài do chính em thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu

lý thuyết và dưới sự hướng dẫn của ThS Nguyễn Huỳnh Phước Thiện Các số liệu vàkết quả phân tích trong đề tài là trung thực chưa từng sử dụng cho công trình nghiêncứu nào khác

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ánh Tuyết

TÓM TẮT ĐỀ TÀI - -

Để có được hướng đi đúng đắn trong hoạt động kinh doanh hàng công nghệ vàthiết bị di động hiệu quả hơn là vấn đề Công ty Cổ Phần Đầu Tư Công Nghệ Phương

Trang 5

Tùng, chi nhánh Cần Thơ đang khá quan tâm Vì vậy, đề tài này sẽ giúp Phương Tùnghoạch định chiến lược kinh doanh, tìm ra hướng đi tốt nhất trước tình hình cạnh tranhgay gắt và nhiều biến động như hiện nay.Giúp công ty phát triển bền vững trong thờigian tới Thông qua các phương pháp phân tích, thu thập những dữ liệu sơ cấp và thứcấp, đề tài tập trung phân tích 3 vấn đề sau:

- Phân tích môi trường hoạt động bên trong và bên ngoài công ty

- Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trên thị trường

- Đề xuất chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty.Kết quả nghiên cứu cho thấy Phương Tùng mạnh về nội bộ với các chỉ tiêu baogồm: Khả năng tài chính, kênh phân phối, đa dạng sản phẩm, hoạt động chiêu thị, trình

độ nguồn nhân lực, khả năng quản lý, uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm vàkinh nghiệm hoạt động Bên cạnh đó Phương Tùng cũng còn những điểm yếu cầnkhắc phục như: Khả năng cạnh tranh về giá, hệ thống thông tin, chất lượng dịch vụ

Nghiên cứu cũng cho thấy Phương Tùng tận dụng những cơ hội và có phảnứng khá tốt trước những thay đổi của môi trường bên ngoài như: lãi suất ngân hànggiảm, điều kiện chính trị ổn định, nguồn lao động có trình độ ngày càng dồi dào, cơ sở

hạ tầng được đầu tư phát triển, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tiềm năng pháttriển của thị trường, mối quan hệ với nhà cung ứng, và việc yêu cầu về chất lượng sảnphẩm của người tiêu dùng ngày càng tăng Tuy nhiên, Phương Tùng còn phản ứngkhá chậm với các thay đổi như áp lực từ môi trường cạnh tranh tăng cao, mối quan hệvới khách hàng chưa được đảm bảo

Sau khi sử dụng ma trận SWOT để hình thành các chiến lược khả thi và sửdụng Đề tài đã chọn ra được 7 chiến lược chính, bao gồm: Chiến lược phát triển thịtrường, chiến lược thâm nhập thì trường, chiến lược hội nhập phát triển về phía sau,chiến lược phát triển sản phẩm giá rẻ, chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt độngMarketing, chiến lược cải thiện hệ thống thông tin và chiến lược cải tiến chất lượngdịch vụ chăm sóc khách hàng

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ii

TÓM TẮT ĐỀ TÀI iii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1

1.1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 2

1.4.2 Phương pháp phân tích 3

1.5 Đối tượng nghiên cứu 3

1.6 Phạm vi nghiên cứu 3

1.6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu 3

1.6.2 Giới hạn vùng nghiên cứu 3

1.6.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu 3

1.7 Kết quả mong đợi 4

1.8 Đối tượng thụ hưởng 4

1.9 Cấu trúc của đề tài 4

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ PHƯƠNG TÙNG 5

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 5

2.2 Lĩnh vực kinh doanh 7

 Định hướng phát triển 9

 Tầm nhìn 9

2.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban 11

2.3.1 Cơ cấu tổ chức 12

2.3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban 12

2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 13

Trang 7

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU 14

3.1 Cơ sở lý luận 14

3.1.1 Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược 14

3.1.1.1 Khái niệm về chiến lược 14

3.1.1.2 Khái niệm quản trị chiến lược 15

3.1.2 Các giai đoạn quản trị chiến lược 16

3.1.3 Tiến trình hình thành chiến lược 17

3.1.3.1 Phân tích môi trường nội bộ 17

3.1.3.2 Phân tích môi trường bên ngoài 24

3.1.3.3 Xác định sứ mạng và mục tiêu của doanh nghiệp 30

3.1.3.4 Xây dựng chiến lược 31

3.2 Khung nghiên cứu 35

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ PHƯƠNG TÙNG 36

4.1 Phân tích môi trường nội bộ 36

4.1.1 Nguồn nhân lực 36

4.1.2 Hoạt động Marketing 37

4.1.2.1 Sản phẩm 37

4.1.2.2 Giá cả 37

4.1.2.3 Phân phối 39

4.1.2.4 Chiêu thị 40

4.1.3 Tài chính 41

4.1.4 Cơ sở vật chất 41

4.1.5 Quản trị chất lượng 41

4.1.6 Hệ thống thông tin 42

4.1.7 Nghiên cứu và phát triển 42

4.2 Phân tích môi trường bên ngoài 43

4.2.1 Môi trường vĩ mô 43

4.2.1.1 Yếu tố chính phủ và chính trị 43

4.2.1.2 Yếu tố kinh tế 43

4.2.1.3 Yếu tố xã hội 43

Trang 8

4.2.1.4 Yếu tố tự nhiên 44

4.2.1.5 Yếu tố công nghệ và kỹ thuật 44

4.2.2 Môi trường vĩ mô 44

4.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại 44

4.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 45

4.2.2.3 Khách hàng 45

4.2.2.4 Nhà cung cấp 46

4.2.2.5 Sản phẩm thay thế 46

4.3 Xác định điểm mạnh- điểm yếu, cơ hội – nguy cơ 46

4.3 Tóm tắt chương 48

CHƯƠNG 5: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM ĐIỆN THOẠI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ 49

CÔNG NGHỆ PHƯƠNG TÙNG ĐẾN NĂM 2020 49

5.1 Xác định sứ mạng và mục tiêu 49

5.1.1 Xác định sứ mạng 49

5.1.2 Xác định mục tiêu 49

5.1.2.1 Căn cứ xác định mục tiêu 49

5.1.2.2 Mục tiêu 49

5.2 Hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm điện thoại di động của công ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng đến năm 2020 51

5.2.1 Hình thành chiến lược thông qua ma trận SWOT 51

5.2.2 Phân tích các chiến lược đã đề xuất 51

5.2.2.1 Nhóm chiến lược SO 51

5.2.2.2 Nhóm chiến lược ST 52

5.2.2.3 Nhóm chiến lược WO 52

5.2.2.4 Nhóm chiến lược WT 53

5.3 Giải pháp thực hiện các chiến lược 53

5.4 Tóm tắt chương 56

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57

6.1 Kết luận 57

6.2 Kiến nghị 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2013 đến 2015 13 Bảng 3.1 Mô hình ma trận SWOT 33 Bảng 4.1 Nguồn nhân lực công ty Phương Tùng 36

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Logo công ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng 6

Hình 2.2 Sản phẩm điện thoại di động 7

Hình 2.3 Sản phẩm Laptop 8

Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức nhân sự 11

Hình 3.1 Sơ đồ tổng quát môi trường vi mô 25

Hình 3.2: Sơ đồ các lực lượng chủ yếu của môi trường vĩ mô 28

Hình 3.3 Khung nghiên cứu 35

Hình 4.1: Kênh phân phối 39

Hình 4.2 : Biểu đồ thể hiện yêu cầu sản phẩm của khách hàng 46

Trang 12

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTThành Phố

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài

Với sự ra đời của nền kinh tế thị trường, kinh tế nước ta đang phát triển nhanhchóng Trong nền kinh tế thị trường theo xu thế hội nhập hiện nay, việc kinh doanh sảnphẩm dịch vụ như thế nào không còn hoàn toàn do doanh nghiệp quyết định mà chịu

sự chi phối không nhỏ từ phía thị trường Đời sống người dân càng được nâng cao,đòi hỏi phải đáp ứng đủ nhu cầu vật chất thế nên những sản phẩm hiện đại chiếmnhiều ưu thế Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh luôn đặt trong những điều kiện mới,

cơ hội mới cũng gặp không ít khó khăn, thách thức so với trước đây ngay cả thị trườngtrong nước và quốc tế Làm thế nào để doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh, có sứccạnh tranh cao và giành thắng lợi trong nền kinh tế thị trường đầy biến động và cạnhtranh ấy Đó là mối quan tâm lớn của hầu hết các doanh nghiệp trong nước về quản lýkinh tế nhằm tìm kiếm và phát huy tối đa lợi thế so sánh trong môi trường cạnh tranhhết sức gay gắt nhưng không ít cơ hội và thử thách Trên cơ sở đó, chiến lược kinhdoanh của công ty đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giới thiệu sản phẩm củanhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cũng như tìm kiếm thị trường thực sự cho sảnphẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng của côngtác kinh doanh trong doanh nghiệp nên tôi quyết định thực hiện đề tài: “Hoạch địnhchiến lược kinh doanh sản phẩm điện thoại di động của công ty cổ phần đầu tư côngnghệ Phương Tùng đến năm 2020” Hiện nay, thị trường điện thoại di động có nhiềudoanh nghiệp tham gia vào phân phối khác nhau Đây là một thị trường lớn và cạnhtranh gay gắt

Những thay đổi nhanh chóng của thị trường với sự ra đời của các sản phẩm thôngminh Điển hình có thể thấy sự ra đời của các dòng điện thoại thông minh và máy tínhbảng đã mang lại xu hướng tiêu dùng mới Các lý do trên đòi hỏi mỗi doanh nghiệpphải xây dựng được cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp và thíchứng kịp thời với những xu hướng mới của thị trường để tồn tại, cạnh tranh và pháttriển Là một công ty có thâm niên trên 10 năm trên lĩnh vực hàng công nghệ nhưngCông ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng vẫn không thể tránh khỏi những khókhăn trong quá trình hoạt động

Do vậy, tôi chọn đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm điện thoại diđộng cho Công ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng đến năm 2020” để làmniên luận năm 3 Với đề tài này, tôi mong muốn đưa ra những giải pháp có căn cứkhoa học và thực tiễn góp phần giúp cho công ty tận dụng triệt để các cơ hội kinhdoanh, đưa ra các đề xuất chiến lược tối ưu, phát huy điểm mạnh và hạn chế các nguy

cơ khắc phục các điểm yếu để nâng cao hiệu quả, đánh giá tình hình hiện tại và giúpPhương Tùng vượt qua thách thức để tiếp tục phát triển trong môi trường cạnh tranh

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 15

- Mục tiêu 2: Hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm điện thoại di độngcho công ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng đến năm 2020

- Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh cho Công

ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

 Công ty có những cơ hội và thách thức nào khi kinh doanh sản phẩm điện thoại diđộng trong tình hình khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay?

 Công ty có những điểm mạnh và điểm yếu nào để tận dụng cơ hội và vượt qua tháchthức về sản phẩm điện thoại di động ?

 Chiến lược kinh doanh sản phẩm điện thoại di động nào phù hợp với công ty cổ phầnđầu tư công nghệ Phương Tùng?

 Giải pháp nào phù hợp với chiến lược kinh doanh sản phẩm điện thoại di động và địnhhướng phát triển sản phẩm điện thoại di động của công ty cổ phần đầu tư công nghệPhương Tùng?

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thu thập được từ Công ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng là dữliệu thứ cấp gồm bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ 2013 - 2015, bảng cân đối kếtoán từ 2013 – 2015, nguồn nhân lực, tình hình tiêu thụ sản phẩm, giá trị hàng hóa, thunhập bình quân của nhân viên để phân tích môi trường nội bộ

Thu thập tài liệu trên Internet, báo chí các thông tin có liên quan đến đề tài đểphân tích môi trường bên ngoài

1.4.2 Phương pháp phân tích

Mục tiêu 1: Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh tác động đến hoạch địnhkinh doanh sản phẩm điện thoại di động của công ty Cổ phần đầu tư công nghệPhương Tùng đến năm 2020

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích so sánh

Mục tiêu 2: Hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm điện thoại di động chocông ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng đến năm 2020

Trang 16

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội vàthách thức trên thị trường sử dụng ma trận SWOT

Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh cho Công ty

cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng

Đề tài sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp tổng hợp, phương phápsuy luận logic, phương pháp phân tích, so sánh, thống kê … để phân tích và xác định,xem xét quá trình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư công nghệPhương Tùng

1.5 Đối tượng nghiên cứu

Công ty Phương Tùng kinh doanh đa dạng về màu sắc, mẫu mã của những mặt hàng về điện thoại, máy tính và các linh kiện điện tử khác Sản phẩm điện thoại

di động là mặt hàng chủ lực kinh doanh của công ty, là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người Thế giới ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu sử dụng thiết bị điện tử nhỏ gọn thông minh là điều rất cần thiết, vì thế sản phẩm điện thoại

di động mang đến nhiều lợi nhuận cho công ty nên tôi chọn sản phẩm điện thoại di động để làm đối tượng nghiên cứu.

1.6 Phạm vi nghiên cứu

1.6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Đề tài này nghiên cứu phân tích những yếu tố bên ngoài và bên trong công ty cổphần đầu tư công nghệ Phương Tùng ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh sản phẩmđiện thoại di động của công ty, từ đó hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm điệnthoại di động của công ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng đến năm 2020 và

đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho từng chiến lược

1.6.2 Giới hạn vùng nghiên cứu

- Vùng nghiên cứu của đề tài là tại địa bàn thành phố Cần Thơ

1.6.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu

- Thời gian của dữ liệu thứ cấp từ năm 2013 đến năm 2015

- Thời gian thực hiện đề tài là 2 tháng ( từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2016)

1.7 Kết quả mong đợi

Trang 17

Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp cho công ty, hoạtđộng kinh doanh của công ty hiệu quả hơn Kết quả giúp có được bức tranh toàn cảnh

về thị trường kinh doanh sản phẩm điện thoại di động, sẽ có được các cách thức hoạtđộng kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu, thái độ của khách hàng

1.8 Đối tượng thụ hưởng

Đề tài được xem như tư liệu để doanh nghiệp có thể tham khảo ý kiến trong việchoạch định chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian sắp tới, giúp doanhnghiệp thấy rõ hơn tình hình cạnh tranh hiện tại và tương lai cũng như lựa chọn đượccác chiến lược phù hợp

1.9 Cấu trúc của đề tài

 Chương 1 Tổng quan về đề tài

 Chương 2 Giới thiệu về công ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng

 Chương 3 Cơ sở lý luận và khung nghiên cứu

 Chương 4 Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động kinhdoanh sản phẩm điện thoại di động của công ty cổ phần đầu tư công nghệ PhươngTùng

 Chương 5 Hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm điện thoại di động của công ty

cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng đến năm 2020

 Chương 6 Kết luận và kiến nghị

Trang 18

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ PHƯƠNG TÙNG

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Trong những năm gần đây kinh tế Việt Nam có những bước dài chuyển biến tíchcực sang nền kinh tế thị trường không ngừng phát triển, mở rộng hội nhập với nềnkinh tế khu vực và thế giới Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh luôn đặt trong nhữngđiều kiện mới, cơ hội mới cũng không ít khó khăn, thách thức so với trước đây ngay cảthị trường trong nước và quốc tế Làm thế nào để doanh nghiệp không ngừng lớnmạnh, có sức mạnh cạnh tranh và giành thắng lợi trong nền kinh tế thị trường đầy biếnđộng và cạnh tranh ấy Đó là mối quan tâm thường xuyên của hầu hết các doanhnghiệp trong nước về quản lý kinh tế nhằm tìm kiếm và phát huy tối đa lợi thế so sánhtrong môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt nhưng không ít cơ hội và thử thách Trong giai đoạn đó Thành phố Cần Thơ đang từng bước phát triển, đã tạo ra vô

số cơ hội đầu tư phát triển trong nhiều lĩnh vực trong đó công nghệ thông tin là vấn đềcần thiết được đặt ra Trên cơ sở thấy được những thuận lợi của hình thức tổ chứccông ty cổ phần và nắm bắt được chiều hướng phát triển của nền kinh tế thế giới nóichung và Việt Nam nói riêng là cần đáp ứng, thõa mãn nhu cầu thông tin liên lạc củacon người ngày càng tiến bộ Nắm bắt được nhu cầu đó mà công ty cổ phần điện thoạiPhương Tùng được thành lập, công ty kinh doanh chủ yếu điện thoại di dộng, thiết bịđiện tử, viễn thông

 Tên gọi: Công ty cổ phần đầu tư Công nghệ Phương Tùng

 Tên giao dịch: Phuong Tung technology Investment Joint - Stock Company

 Tên viết tắt: PhươngTùng Mobile

 Trụ sở chính: 12 Lương Định Của, P Cái Khế, TP Cần Thơ

 Website: http://www.phuongtung.vn

 Người đại diện theo pháp luật: Ông Lê Công Tùng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GiámĐốc Công ty

Trang 19

 Logo:

Hình 2.1: Logo công ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng

(Nguồn: Công ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng)

 Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng

- Hiện nay, công ty Phương Tùng chuyên kinh doanh bán lẻ các mặt hàng điệnthoại di động, laptop và một số thiết bị kỹ thuật số trên địa bàn thành phố CầnThơ Qua hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành, Phương Tùng là một trongnhững cái tên nổi bật nhất hiện nay

- Năm 2002: là cửa hàng nhỏ, nằm trên đường Nguyễn Trãi chuyên kinh doanhcác mặt hàng điện thoại di động và linh kiện bao gồm máy mới chính hãng (được cungcấp bởi các nhà phân phối được ủy quyền chính thức) và máy xách tay từ nước ngoàivề

- Năm 2004 : Đăng ký kinh doanh với tên là công ty cổ phần điện thoại PhươngTùng chuyên kinh doanh các mặt hàng điện thoại di động chính hãng

- Năm 2008 : Đăng ký lại với tên mới là công ty cổ phần đầu tư công nghệPhương Tùng với các mặt hàng chủ lực là điện thoại di động chính hãng, laptop vàmột số thiết bị kỹ thuật số khác

- Cho đến nay, công ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng hiện đang là mộttrong những công ty phát triển mạnh và có tiềm năng trong ngành kinh doanh điệnthoại di động và laptop ở thị trường thành phố Cần Thơ Với thị phần chiếm gần 50(nguồn: số liệu từ các nhà phân phối) ở thị trường Cần Thơ trong ngành đang kinhdoanh và đang vươn mình phát triển ngày càng lớn mạnh với tham vọng đa dạng hóasản phẩm đang kinh doanh và mở rộng ra thị trường sang các tỉnh lân cận

- Với bề dày kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh,cùng với đội ngũ nhân viên nhiệt tình và có trình độ chuyên môn sâu luôn sẵn sàngphục vụ, hướng dẫn tư vấn khách hàng với điều kiện tốt nhất Chính vì thế, PhươngTùng đã luôn nhận được đánh giá khá cao từ phía khách hàng về mức độ nhận biết,chất lượng sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là công tác tư vấn hài lòng cho khách hàng

Trang 20

- Bên cạnh đó, Phương Tùng không ngừng đa dạng các sản phẩm và dịch vụcộng thêm nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu của khách hàng và chất lượng phục vụngày càng tốt hơn.

- Qua hơn 10 năm hoạt động và phát triển, Phương Tùng đã luôn đặt lợi ích kháchhàng làm trọng tâm để phát triển, với quan điểm kinh doanh duy nhất: “Khách hàng làthượng đế”, đến nay Phương Tùng đã từng bước khẳng định mình và dành được niềmtin của khách hàng bằng “uy tín, chất lượng và giá cả” Tất cả các nhân viên trong công

ty Phương Tùngđều thấu hiểu:“Khách hàng là người quyết định tương lai, sự tồn tạiphát triển của Phương Tùng” vì vậy toàn thể nhân viên công ty Phương Tùng đều luôntâm niệm và làm việc theo suy nghĩ: “Phục vụ khách hàng như mình đang phục vụ chochính bản thân mình”

2.2 Lĩnh vực kinh doanh

- Công ty Phương Tùng chuyên kinh doanh lẻ các loại điện thoại di động, laptop

và thiết bị kỹ thuật số của các hãng nổi tiếng trên thế giới thông qua các nhà phân phốichính thức, uy tín tại Việt Nam, nhằm đem đến cho khách hàng những sản phẩm tốtnhất, chế độ bảo hành tin cậy nhất

 Kinh doanh điện thoại di động

Hình 2.2 Sản phẩm điện thoại di động(Nguồn: Công ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng)

Trang 21

- Công ty Phương Tùng kinh doanh hầu hết các sản phẩm điện thoại di động hiện có mặt trên thị trường hiện nay, từ dòng cao cấp đến dòng phổ thông như: HTC, Lenovo, Iphone, Samsung, LG, OPPO, Blackberry …

- Bên cạnh đó các sản phẩm trang trí kèm theo, linh kiện điện thoại di động cũngđược cung cấp một cách nhanh nhất đến tay người tiêu dùng với mức giá hợp lý, dịch

vụ gia tăng, bảo hành đáng tin cậy

- Chính sách mua hàng, bảo hành sản phẩm được quy định rõ ràng Luôn cungcấp cho các khách hàng những sản phẩm tốt với giá cả cạnh tranh nhất đi kèm vớinhững chế độ dịch vụ hoàn hảo nhất

 Kinh doanh laptop

(Nguồn: Công ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng)

- Phương Tùng luôn chú trọng thị hiếu người tiêu dùng và mẫu mã sản phẩm đadạng Để đáp ứng thị trường ngày càng đa dạng và khó tính, Hiện tại, Phương Tùngkinh doanh các dòng sản phẩm chính như: Apple, Sony, Lenovo, Samsung, Toshiba,

HP, Acer, Asus, Dell, Emachine, với các dòng sản phẩm từ phổ thông đến cao cấp

- Công ty cũng được chú trọng các loại hình dịch vụ như bảo hành, cài đặt, phụkiện trang trí, thiết bị ngoại vi, linh kiện thay thế,

- Chính sách mua hàng, bảo hành sản phẩm được quy định rõ ràng Luôn cungcấp cho các khách hàng những sản phẩm tốt với giá cả cạnh tranh nhất đi kèm vớinhững chế độ dịch vụ hoàn hảo nhất

 Kinh doanh thiết bị kỹ thuật số

- Thiết bị kỹ thuật số là nhóm hàng được mở rộng kinh doanh từ năm 2009 đến nay,với các sản phẩm điện tử kỹ thuật số như màn hình, máy quay, máy ảnh, usb mp3,mp4, usb, usb3G, mà trong đó, chủ lực là máy ảnh kỹ thuật số, máy quay, của cáchãng nổi tiếng như: Canon, Olympus, Nikon, SamSung, Sony,…phục vụ đa dạng đốitượng với các dòng máy ảnh thời trang, máy ảnh bán chuyên nghiệp, máy ảnh du lịch-gia đình

- Khi mua sản phẩm kỹ thuật số tại công ty, khách hàng sẽ được bảo hành theonhững quy định, chính sách chung của các hãng Trường hợp lý do nào đó mà hãngtrả hàng lâu (quá 15 ngày) thì công ty Phương Tùng có trách nhiệm cập nhật thông tin,tình trạng, thúc giục, đàm phán với hãng, nhà phân phối cho khách hàng và có thể chokhách hàng mượn sản phẩm thay thế dùng tạm Những cam kết bảo hành có giá trịpháp lý và giá trị thực tế đúng như những gì cam kết

Trang 22

 Định hướng phát triển

 Tầm nhìn

- Phương Tùng đã xác định tầm nhìn là trở thành nhà bán lẻ điện thoại di động vàlaptop hàng đầu địa phương ngay từ khi bắt đầu hoạt động, thấu hiểu khách hàng địaphương, phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ viễn thông- công nghệ, mở rộnghoạt động bán lẻ trên cơ sở phục vụ tối đa lợi ích người tiêu dùng Hướng đến mụctiêu phát triển hệ thống siêu thị Điện thoại – Máy tính với quy mô lớn nhất Việt Nam

- Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo tại Công ty

- Chiến lược khác biệt hóa được thể hiện bằng sự khác biệt vượt trội của PhươngTùng trong việc lựa chọn phát triển sản phẩm mang tính chiến lược then chốt, mangtính cạnh tranh nhằm tạo đòn bẩy mở rộng thị phần trên địa bàn, từng bước bao phủcác vùng lân cận

- Chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo nhân viên chuyên nghiệp, đảmbảo qui trình bán hàng cùa toàn hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả

- Xây dựng “Văn hóa doanh nghiệp” trở thành yếu tố gắn kết toàn hệ thống mộtcách xuyên suốt Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanhnghiệp Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng văn hóadoanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng không ít khó khăn

 Sứ mệnh

Phương Tùng quyết tâm là đơn vị đứng đầu khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Longcung cấp sản phẩm chất lượng và dịch vụ thương mại tốt nhất, mang lại lợi ích caonhất cho khách hàng Đóng góp tích cực cho cộng đồng, góp phần vào sự phát triểnkinh tế xã hội của đất nước

 Giá trị cốt lõi

- Sản phẩm chính hãng – giá trị thật

- Cam kết giá tốt nhất trên thị trường

- Phục vụ khách hàng tận tình – chuyên nghiệp

- Môi trường làm việc thân thiện – đoàn kết

 Triết lý kinh doanh

- Luôn luôn thấu hiểu và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng

- Liên tục đổi mới để phục vụ khách hàng tốt hơn

Trang 23

- Chia sẻ thành công và gìn giữ uy tín với đối tác.

 Phương châm làm việc

Khi mua hàng của Phương Tùng, quý khách sẽ cảm thấy hoàn toàn yên tâm và hàilòng về mọi mặt vì Phương Tùng luôn cung cấp cho quý khách những điều mà quýkhách mong muốn và quan tâm

- Bán đúng giá cả, đúng chất lượng: Quý khách sẽ được bảo đảm về chất lượng,xuất xứ cũng như về giá của tất cả các mặt hàng điện thoại di động, laptop và máy ảnh

kỹ thuật số

- Khả năng tư vấn tốt cho khách hàng: Với những quý khách hàng tiếp xúc lần đầuvới thiết bị công nghệ, thật là khó khăn để lựa chọn cho mình một model nào cho phùhợp Quý khách sẽ nhận được sự tư vấn tốt nhất, thỏa mãn được nhu cầu mà quýkhách hàng mong đợi

- Thái độ phục vụ: Quý khách hàng sẽ được Phương Tùng phục vụ theo đúngphương châm “Khách hàng là thượng đế”

- Dịch vụ giao hàng: Quý khách chỉ cần điện thoại cho chúng tôi, chúng tôi sẽ giaohàng đến tận nơi cho quý khách trong nội thành miễn phí với thời gian nhanh nhất

- Thời gian làm việc: Phương Tùng làm việc từ 8h - 21h 30 hàng ngày kể cả chủnhật

Trang 24

2.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban

Sơ đồ tổ chức nhân sự

Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức nhân sự(Nguồn: Phòng nhân sự )

CT Hội Đồng Quản Trị

TP KD lẻ điện thoại

TP KD Laptop

NV Nhân Sự

NV Marketing NV kho Trưởng siêu

thị 1

Trưởng siêu thị 2

Trưởng siêu thị 3

Trưởng siêu thị 4

Bộ Phận Laptop

Bộ phận điện thoại

Bộ Phận Laptop

Bộ phận điện thoại

Bộ Phận Laptop

Bộ phận điện thoại

Bộ phận laptop

Bộ phận điện thoại

Trang 25

Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty: Chủ tịch hội đồng quản trịkiêm Giám đốc công ty là người lãnh đạo cao nhất của công ty và chịu trách nhiệmtrước pháp luật về việc quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty, bảo toàn vốn,thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công ty đối với Nhà nước.

Phó giám đốc: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, giúp Giám đốc trong việcquản lý công ty, phụ trách đôn đốc, kiểm tra các phòng ban và theo dõi tình tài chính,hoạt động kinh doanh của công ty

Phòng kinh doanh sỉ: bán sỉ các mặt hàng điện thoại di động cho các đại lí cấp 2trong và ngoài tỉnhPhòng kế toán: thực hiện các báo cáo thuế, tài chính cho các cơquan có thẩm quyền đồng thời cung cấp cho giám đốc, hội đồng quản trị cái nhìn tổngquan về tình hình tài chính của công ty Phòng nghiệp vụ giúp ban Giám đốc công tythống nhất quản lý, kiểm tra, hướng dẫn công tác thực hiện chế độ kế toán, thống kêquản lý tài chính Thống kê thông tin kinh tế các hoạt động liên quan đến quản lý tàichính của công ty, đảm bảo nguồn vốn, kiểm tra đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tổnghợp các nhiệm vụ phát sinh hàng ngày, theo dõi các khoản nợ phải thu, nợ phải trả…Phòng nhân sự: Thu nhận hồ sơ xin việc, phỏng vấn và cung cấp nhân sự chocác phòng ban khi được yêu cầu đồng thời báo cáo số liệu về tình hình nhân sự choban lãnh đạo công ty và làm lương cho nhân viên Phòng Marketing: hoạch định và tổchức thực thi các chiến lược marketing cho công ty (bao gồm bán sỉ và bán lẻ) đồngthời tư vấn, báo cáo cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến quảng cáo và truyềnthông đại chúng, thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển Phòng marketingđưa ra những chiến lược kinh doanh, những phương thức nhằm thu hút những kháchhàng “tiềm năng” và “giữ chân” những khách hàng thân thiết, tiếp nhận những đơn đặthàng sỉ và lẻ, trực tiếp tìm nguồn hàng đáp ứng nhu cầu kịp thời cho khách hàng

Trang 26

Phòng marketing quản lý trực tiếp công tác bán hàng tại các chi nhánh trực thuộc, và

báo cáo trực tiếp cho ban Giám đốc

Bộ phận kho: Nhập, xuất và bảo quản, sắp xếp kho chứa hàng hóa, báo cáo

hàng tồn và đề xuất lên Giám đốc kế hoạch nhập, xuất hàng theo kế hoạch công ty đề

ra

Bộ phận kinh doanh lẻ điện thoại/laptop: chịu trách nhiệm bán lẻ (bao gồm điện

thoại di động và laptop) đồng thời báo cáo lên giám đốc tình hình bán lẻ và đề xuất kế

hoạch bán lẻ trong thời gian sắp tới

Phòng kỹ thuật: Gắn liền với bộ phận bán lẻ, phụ trách chăm sóc khách hàng, và

phục vụ những chương trình “Hậu mãi” nhằm trực tiếp giữ chân khách hàng với những

nhiệm vụ chính: tải nhạc – hình, hướng dẫn sử dụng…phụ trách thu nhận máy bảo

hành, bảo trì máy cho khách hàng…

2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2013 đến 2015

năm 2015 cao hơn so với năm 2014 và năm 2013 nên dẫn tới lợi nhuận sau thuế của

công ty giảm

CHƯƠNG 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược

3.1.1.1 Khái niệm về chiến lược

Khái niệm “chiến lược” đã có từ rất lâu và có rất nhiều định nghĩa khác nhau

Trang 27

Theo Alfred Chandler ( 1962 ), " Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu

cơ bản, dài hạn của DN, đồng thời áp dụng một chuỗi các hoạt động cũng như sựphân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này "

Theo McKinsey ( 1978 ), “Chiến lược là một tập hợp của các chuỗi hoạt độngđược thiết kế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững”

Theo Quinn (1980), “Chiến lược là mô thức hay kế hoạch thích hợp các mục tiêu

cơ bản, nhằm đạt được lợi thế cho tổ chức thông qua cấu hình các nguồn lực của nótrong bối cảnh của môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu của thị trường và thỏamãn kỳ vọng của các bên hữu quan”

Theo Michael Porter (1996), “Chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa giữa cáchoạt động của một công ty Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa vào việc tiếnhành tốt nhiều việc … và kết hợp chúng với nhau… cốt lõi của chiến lược là “lựa chọncác chưa được làm”

Theo Jonhson và Scholes (1999), “Chiến lược là xác định định hướng và phạm

vi hoạt động của một tôt chức trong dài hạn, ở đó tổ chức phải giành lại lợi thế thôngqua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãntốt nhất nhu cầu thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến

tổ chức”

Theo William J.Glueck (1980), “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thốngnhất, tính toàn diện, và tính phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơbản của công ty sẽ được thực hiện”

Như vậy, chiến lược là một tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng nhưcác kế hoạch chủ yếu để đạt được mục tiêu đó, nó cho thấy rõ công ty đang hoặc sẽthực hiện các hoạt động kinh doanh gì, hoặc sẽ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh gì

Có thể hiểu rằng chiến lược là một kế hoạch toàn diện đưa ra những cách thức

để doanh nghiệp có thể đạt được nhiệm vụ và mục tiêu đề ra, phù hợp với tình hìnhphát triển kinh tế và những thay đổi của thị trường.Chiến lược nhằm tối thiểu hóanhững bất lợi mà doanh nghiệp có thể gặp phải, đồng thời hướng đến mục tiêu tối đahóa lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh

3.1.1.2 Khái niệm quản trị chiến lược

Cho đến nay, có rất nhiều những khái niệm khác nhau về quản trị chiến lược, tuynhiên có thể tập hợp các khái niệm ấy theo ba cách tiếp cận phổ biến sau:

Theo Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (2006) nói rằng ;

Cách tiếp cận về môi trường:

“Quản trị chiến lược là một quá trình quyết định nhằm liên kết khả năng bêntrong của tổ chức với các cơ hội và đe dọa của môi trường bên ngoài”

Đặc điểm của cách tiếp cận này là làm cho công ty định hướng theo môi trường,khai thác cơ hội và né tránh rủi ro”

Cách tiếp cận về mục tiêu và biện pháp:

Trang 28

“Quản trị chiến lược là một bộ những quyết định và những hành động quản trị ấnđịnh thành tích dài hạn của một công ty” Cách tiếp cận này cho phép các nhà quản trịxác định chính xác hơn các mục tiêu của tổ chức, đó là nền tảng của quản trị đồng thờicũng cho phép quản trị sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của tổ chức”.

Cách tiếp cận các hành động:

“Quản trị chiến lược là tiến hành sự xem xét môi trường hiện tại và tương lai, tạo

ra những mục tiêu của tổ chức, ra quyết định, thực thi những quyết định và kiểm soátviệc thực hiện quyết định, nhằm đạt mục tiêu trong môi trường hiện tại và tương lai”

Từ các cách tiếp cận trên ta có thể có khái niệm:

“Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng nhưtương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thựchiện các quyết định để đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng nhưtương lai nhằm tăng thế lực cho doanh nghiệp”

Theo Fred R David, “Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa là một nghệthuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan đến nhiềuchức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra”

Theo John Pearce và Richard B Robinson; “Quản trị chiến lược là một hệ thốngcác quyết định và hành động để hình thành và thực hiện các kế hoạch nhằm đạt đượccác mục tiêu của doanh nghiệp”

Theo Alfred Chandler (1962); “Quản trị chiến lược là tiến trình xác định các mụctiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hànhđộng và phân bổ tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”

Theo Nguyễn Thị Liên Diệp- Phạm Văn Nam (2006); “Quản trị chiến lược là quátrình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêucủa tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định để đạt đượccác mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai nhằm tăng thế lực chodoanh nghiệp”

3.1.2 Các giai đoạn quản trị chiến lược

 Giai đoạn hình thành chiến lược

Theo Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (2006) nói rằng;

Hình thành chiến lược là quá trình thiết lập sứ mạng (Mission) kinh doanh, thực hiệnđiều tra nghiên cứu để xác định các mặt mạnh và mặt yếu bên trong và các cơ hộinguy cơ bên ngoài, đề ra các mục tiêu dài hạn, xây dựng và lựa chọn những chiếnlược thay thế Điểm khác biệt giữa lập kế hoạch chiến lược và quản trị chiến lược làquản trị chiến lược gồm cả việc thực hiên và đánh giá chiến lược

 Giai đoạn thực hiện chiến lược

Theo Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (2006) nói rằng;

Thực hiện chiến lược thường được gọi là giai đoạn hành động của quản trị chiến lược.Thực hiện có nghĩa là huy động các nhà quản trị và nhân viên để thực hiện các chiếnlược đã được lập ra Các hoạt động cơ bản của thực thi chiến lược là thiết lập các

Trang 29

mục tiêu ngắn hạn, đưa ra các chính sách và phân phối các nguồn tài nguyên, thườngđược xem là khó khăn nhất trong quá trình quản trị chiến lược Việc thực thi chiếnlược thành công xoay quanh ở khả năng động viên nhân viên Việc thực thi chiến lượcgồm việc phát triển các nguồn vốn cho chiến lược, các chương trình, môi trường vănhóa và đồng thòi kết hợp với việc động viên nhân viên bằng các hệ thống khen thưởng

và các mục tiêu dài hạn, các mục tiêu hằng năm Các hoạt động thực thi chiến lượcảnh hưởng đến tất cả các nhân viên và quản trị viên trong tổ chức Mọi bộ phận vàphòng ban phải trả lời được các câu hỏi: “Chúng ta phải làm gì để thực hiện phần việccủa mình trong chiến lược của tổ chức?” và “Chúng ta làm thế nào để thực hiện côngviệc tốt nhất?” Thách thức của việc thực thi chiến lược là động viên các nhà quản trị

và nhân viên trong tổ chức làm việc nhiệt tình hướng đến việc đạt được mục tiêu đã đề

ra Việc thực thi chiến lược còn liên quan đến những hoạt động marketing, nghiên cứu

và phát triển các hệ thống thông tin

 Đánh giá kiểm tra chiến lược

Theo Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (2006) nói rằng;

Giai đoạn cuối của quản trị chiến lược là đánh giá kiểm tra chiến lược Tất cả cácchiến lược tùy thuộc vào thay đổi tương lai vì các yếu tố bên trong và bên ngoài thayđổi thường xuyên Các hoạt động chính yếu của giai đoạn này là : xem xét lại các yếu

tố là cơ sở cho các chiến lược hiện tại, đo lường kết quả đạt được và thực hiện cáchoạt động điều chỉnh Giai đoạn đánh giá kiểm tra chiến lược là cần thiết vì kết quả đạtđược hiện tại không hẳn đã bảo đảm cho thành công tương lai Sự thành công luôntạo ra các vấn đề mới khác, các tổ chức có tư tưởng thỏa mãn phải trả giá bằng sựyếu kém

Quá trình quản trị chiến lược theo Fred R.David gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn hình thành chiến lược

- Giai đoạn thực hiện chiến lược

- Giai đoạn đánh giá kiểm tra chiến lược

Một chiến lược khi được hoạch định có hai nhiệm vụ quan trọng và hai nhiệm vụ

đó quan hệ mật thiết với nhau là nhiệm vụ hình thành và thực hiện chiến lược Hainhiệm vụ này được cụ thể hóa qua ba giai đoạn tạo thành một chu trình khép kín, đólà:

- Giai đoạn xây dựng và phân tích chiến lược: Là quá trình phân tích hiện trạng,

dự báo tương lai, chọn lựa xây dựng những chiến lược phù hợp

- Giai đoạn triển khai chiến lược: Là quá trình triển khai những mục tiêu chiếnlược vào hoạt động của doanh nghiệp Đây là giai đoạn phức tạp và khó khăn, đòi hỏimột nghệ thuật quản trị cao

- Giai đoạn kiểm tra và thích nghi chiến lược: Là quá trình đánh giá và kiểm soátkết quả, tìm các giải pháp để thích nghi chiến lược với hoàn cảnh môi trường

Trang 30

3.1.3 Tiến trình hình thành chiến lược

3.1.3.1 Phân tích môi trường nội bộ

Theo Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (2006) nói rằng;

Phân tích môi trường nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiếnlược và sự sống còn của doanh nghiệp Phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệpbao gồm việc tìm ra những điểm yếu và điểm mạnh bên trong doanh nghiệp ảnhhưởng đến tính cạnh tranh chiến lược của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, đưa ra cácbiện pháp nhằm giảm bớt điểm yếu và phát huy điểm mạnh để đạt được lợi thế tối đa.Môi trường nội bộ gồm các yếu tố chức năng như: Nguồn nhân lực, nghiên cứu vàphát triển, sản xuất và tác nghiệp, tài chính kế toán, hoạt động marketing, hệ thốngthông tin và quản trị chất lượng

Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành côngcủa doanh nghiệp Bởi vì, con người là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến mục tiêu kinhdoanh của doanh nghiệp đã đề ra, cho dù chính sách của doanh nghiệp có đúng đắnthì không có nhân lực nỗ lực làm việc thì mọi chiến lược kinh doanh không hiệu quả.Nhân lực là người thực hiện chiến lược đó đem lại kết quả, cho nên nhà quản trịnguồn nhân lực cần có những chính sách nhằm đem lại sự động viên tích cực thựchiện nhiệm vụ của từng nhân viên

Trong phần này, nội dung cần khai thác để thấy được quy mô và giá trị nguồnnhân lực, qua đó phát triển nguồn nhân lực cần thực hiện nhiều biện pháp khác nhautrong việc nghiên cứu nguồn nhân lực thì đề cập đến: trình độ nhân sự, cơ cấu, khảnăng hoàn thành tốt công việc, khả năng thích nghi, khả năng khai thác và phát huysang kiến nguồn nhân lực, kế quả lao động, chính sách tuyển dụng và giữ nhân viêngiỏi, chính sách đào tạo, chính sách lương thưởng, chính sách phúc lợi

Hoạt động marketing

Chức năng của bộ phận marketing bao gồm:

+ Nghiên cứu môi trường Marketing để nhận diện các cơ hội thị trường, phân khúc thịtrường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường; đồng thời phân tích khách hàng vàcác yếu tố có liên quan để hình thành các chiến lược marketing định hướng khách hàng vàmarketing cạnh tranh

+ Thiết kế tổ chức thực hiện và kiểm tra các chiến lược sản phẩm, giá cả, mạng lưới phân

bố và xúc tiến bán hàng

Hiểu rõ các hoạt động marketing, nhà quản trị sẽ xác định cụ thể các nhiệm vụ của chứcnăng này, những công việc cần thực hiện trong từng thời kỳ và quyết định phân chia chức năngmarketing thành các bộ phận phù hợp với quy mô hoạt động nhằm quản lý các công việc cóhiệu quả

Để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động marketing thì cần phân tích:

- Đánh giá sơ lược về hoạt động của marketing

Trang 31

- Phân tích 4P (Sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị).

Sản phẩm

Sản phẩm là bất cứ những gì mà khi đưa vào thị trường có thể tạo nên sự chú ýmua sắm, tiêu thụ hay sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn nào đó Nó lànền tảng cho hoạt động marketing, là yếu tố quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thịtrường

Giá

Việc định giá giúp xác định chi phí khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩmhay dịch vụ của doanh nghiệp Việc định giá phải dựa trên các yếu tố về cạnh tranh, thịphần, chi phí…để có được mức giá phù hợp nhất, giúp sản phẩm đến tay người tiêudùng nhưng không làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Nếu đặt giá quá cao, kháchhàng có thể chuyển sang đối thủ cạnh tranh nên việc xác lập mức giá cho sản phẩmđòi hỏi rất nhiều đến khả năng nắm bắt thị trường của doanh nghiệp

Phân phối

Có thể hiểu phân phối là hoạt động đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay ngườitiêu dùng Trong Marketing phân phối được hiểu một cách đầy đủ là những quyết địnhđưa hàng hóa vào các kênh phân phối để tiếp cận và khai thác hợp lý nhất nhu cầucủa thị trường Từ đó thực hiện việc đưa hàng hóa từ nơi sản xuất tới người tiêu dùngcuối cùng nhằm đạt được lợi nhuận tối đa

Hoạt động chiêu thị

Chiêu thị gồm những hoạt động truyền thông từ doanh nghiệp đến người tiêudùng, giúp cho đôi bên có thể nhanh chóng gặp nhau Hoạt động chiêu thị luôn giữ mộtvai trò không nhỏ trong hoạt động Marketing của bất kỳ doanh nghiệp nào Nó được

sử dụng bằng các công cụ: Quảng cáo, kích thích tiêu thụ, chào hàng cá nhân, quan

hệ quần chúng tuyên truyền

Nghiên cứu và phát triển

Nghiên cứu và phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và ứngdụng những công nghiệp mới kịp thời để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường như:phát triển sản phẩm mới trước đối thủ cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm, cảitiến quy trình sản xuất để giảm bớt chi phí

Để phân tích và đánh giá hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp, cần xemxét những nội dung sau:

- Nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu và phát triển của công ty là gì? Có phù hợp với môitrường kinh doanh theo khu vực thị trường hay không?

- Những hình thức nghiên cứu và phát triển hiện tại của công ty là gì?

- Mối quan hệ giữa chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm với doanh số bán hàngtrong từng thời kỳ?

- Những sản phẩm dự định sản xuất trong thời gian tới? Sản phẩm đó có đặc điểm gì nổibật so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh?

Trang 32

- Những thiết bị sử dụng trong công ty có làm giảm chi phí sản xuất

- Mối quan hệ giữa chi phí đầu tư thiết bị mới với kết quả đạt được trong từng thời kỳ?

- Nguồn nhân lực có thích nghi với công nghệ mới hay không?

- Công ty có thu thập thông tin về công nghệ mới thường xuyên?

- Khả năng phát triển sản phẩm mới của công ty trong thời gian tới?

- Những đặc trưng nổi bật trong nghiên cứu và phát triển?

Tài chính – kế toán

Bộ phận tài chính – kế toán liên quan đến những hoạt động huy động và sử dụng cácnguồn lực vật chất của doanh nghiệp hay tổ chức trong từng thời kỳ, thực hiện hạch toán kinh

tế trong tất cả các khâu công việc trong quá trình hoạt động

Để phân tích và đánh giá hoạt động tài chính-kế toán trong doanh nghiệp, cầnthu thập những thông tin sau:

- Những hoạt động tài chính - kế toán trong doanh nghiệp:

+ Chiến lược và chính sách tài chính hiện tại của công ty có thích nghi với môitrường

+ Việc huy động và sử dụng các nguồn vốn trong các dự án, các chương trìnhhoạt động diễn ra thế nào?

+ Chi phí huy động vốn từ các nguồn nào?

+ Các nguồn vốn phân bố cho các đơn vị kinh doanh, các bộ phận chuyên môn

có hợp lý hay không?

+ Các kế hoạch thu- chi được hình thành thế nào?

+ Tổ chức hạch toán kế toán thực hiện ra sao?

- Những kết quả về hoạt động tài chính - kế toán định kỳ và các xu hướng:

+ Cân đối tổng kết tài sản

+ Cân đối thu-chi tài chính

+ Doanh số và lợi nhuận của các sản phẩm dịch vụ

+ Tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư

+ Vòng quay vốn lưu động

+ Tỷ suất lợi nhuận bình quân

+ Tỷ lệ vốn tích luỹ hàng năm, mức cổ tức hàng năm, mức biến động giá cả chứngkhoán của doanh nghiệp trên thị trường

+ Khả năng bảo tồn vốn đầu tư

+ Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong các quá trình, nghiên cứu và phát triển, sảnxuất, marketing, quản trị chất lượng

Trang 33

+ Các loại thuế và mức thuế phải nộp trong từng thời kỳ

+ Khả năng huy động và phát triển nguồn vốn tiềm tàng trong nội bộ

+ Những xu hướng đổi mới hoạt động tài chính-kế toán trong doanh nghiệp

+ Khả năng tăng nhanh vòng quay vốn lưu động

+ Khả năng rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư các dự án

+ Sự di chuyển các nguồn vốn đầu tư trong nội bộ doanh nghiệp

Sản xuất và tác nghiệp

Sản xuất và tác nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động biến đổi các yếu tố đầuvào thành các yếu tố đầu ra ở từng công đoạn trong các quá trình hoạt động của doanh nghiệphay tổ chức Chức năng này gắn liền với công việc của người thừa hành ở tất cả các bộ phậntrong doanh nghiệp, từ bộ phận sản xuất trực tiếp đến các khâu công việc ở bộ phận hànhchính và các bộ phận chức năng chuyên môn Những hoạt động n này tạo ra các sản phẩm haydịch vụ , mức độ hài lòng của khách hàng, chi phí hoạt động là những yếu tố đánh giá hiệu quảcủa hoạt động sản xuất/tác nghiệp

Những thông tin cần thu thập để phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất và tácnghiệp

- Những thông tin về các quy trình liên quan đến việc thiết kế hệ thống sản xuất/tácnghiệp

+ Các loại quy trình sản xuất và hoạt động trong doanh nghiệp

+ Những công nghệ được lựa chọn để sử dụng trong từng quy trình hoạt động

+ Cách thức bố trí các phương tiện và các điều kiện làm việc trên các quy trình theokhông gian

+ Sắp xếp và định vị các thiết bị, cân đối các dây chuyền hoạt động

+ Chính sách kiểm tra các quy trình và phân tích việc lưu chuyển giữa các khâu công việc+ Chính sách an toàn lao động trên các quy trình

- Những thông tin về công suất, năng suất, chi phí trong các quy trình hoạt động: + Công suất sử dụng máy móc thiết bị

+ Năng suất lao động bình quân

+ Chi phí sử dụng máy móc thiết bị và các phương tiện trong các quá trình

+ Chi phí lao động bình quân/đơn vị sản phẩm hay dịch vụ

- Những thông tin về hàng tồn kho

+ Mức dự trữ nguyên liệu

+ Tỷ lệ hàng hoá tồn kho

+ Mức tồn đọng công việc trên các dây chuyền

Ngày đăng: 23/11/2016, 22:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2 Sản phẩm điện thoại di động - Tiểu luận Hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm điện thoại di động cho Công ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng đến năm 2020
Hình 2.2 Sản phẩm điện thoại di động (Trang 20)
Hình 2.3 Sản phẩm - Tiểu luận Hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm điện thoại di động cho Công ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng đến năm 2020
Hình 2.3 Sản phẩm (Trang 21)
Sơ đồ tổ chức nhân sự - Tiểu luận Hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm điện thoại di động cho Công ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng đến năm 2020
Sơ đồ t ổ chức nhân sự (Trang 24)
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2013 đến 2015 Đơn vị tính: Triệu đồng - Tiểu luận Hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm điện thoại di động cho Công ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng đến năm 2020
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2013 đến 2015 Đơn vị tính: Triệu đồng (Trang 26)
Hình 3.1 Sơ đồ tổng quát môi trường vi mô - Tiểu luận Hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm điện thoại di động cho Công ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng đến năm 2020
Hình 3.1 Sơ đồ tổng quát môi trường vi mô (Trang 36)
Bảng 3.1.3.4: Mô hình ma trận SWOT - Tiểu luận Hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm điện thoại di động cho Công ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng đến năm 2020
Bảng 3.1.3.4 Mô hình ma trận SWOT (Trang 43)
Bảng 4.1: Nguồn nhân lực công ty Phương Tùng (Nguồn: Phòng nhân sự của công ty Phương Tùng) - Tiểu luận Hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm điện thoại di động cho Công ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng đến năm 2020
Bảng 4.1 Nguồn nhân lực công ty Phương Tùng (Nguồn: Phòng nhân sự của công ty Phương Tùng) (Trang 46)
Hình 4.2 : Biểu đồ thể hiện yêu cầu sản phẩm của khách hàng - Tiểu luận Hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm điện thoại di động cho Công ty cổ phần đầu tư công nghệ Phương Tùng đến năm 2020
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện yêu cầu sản phẩm của khách hàng (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w