Kết quả phân loại nợ xấu tại SHB

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 56 - 65)

Việc phân loại nợ xấu tại SHB tuân thủ theo qui định của pháp luật mà cụ thể là điều 6 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Tuy nhiên, SHB qui định

chi tiết các đặc điểm để phân loại nợ như sau: Trích điều 3 – QD 56/HDQT SHB

1. Theo phương pháp định lượng

Phương pháp định lượng là phương pháp phân loại nợ căn cứ chủ yếu vào thời gian quá hạn của khoản nợ. Theo phương pháp này, SHB phân loại nợ theo 5 nhóm như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và SHB đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và SHB đánh giá là có khả năng thu hồi đầy

đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 4 Điều 5.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì SHB phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 5.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Các khoản nợ được gia hạn nợ lần đầu;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 5.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 5.

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 5.

2. Theo phương pháp định tính

Phương pháp định tính là phương pháp phân loại nợ không nhất thiết căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản nợ mà căn cứ vào mức độ rủi ro của khoản nợ và Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Khi SHB có đủ khả năng và điều kiện thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính thì xây dựng chính sách phân loại nợ căn cứ trên Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, trình Ngân hàng Nhà nước chính sách dự

phòng rủi ro và thực hiện sau khi Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Nếu được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, hàng năm SHB phải đánh giá lại Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật. Việc thay đổi, điều chỉnh chính sách dự phòng rủi ro của SHB phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

Theo phương pháp này, SHB phân loại nợ theo 5 nhóm như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được SHB đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được SHB đánh giá là có khả

năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được SHB đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được SHB đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được SHB đánh giá là khả năng tổn thất cao.

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được SHB đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Như vậy, hiện tại do việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại SHB đang triển khai thì SHB đang phân loại nợ theo phương pháp định lượng.

Về qui định thời gian phân loại nợ và trách nhiệm phân loại nợ đối với nhân viên của SHB:

Điều 8. Thời gian phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng rủi ro và gửi báo cáo

1. Thời gian phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng rủi ro

a) Ít nhất mỗi quý 1 lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, SHB thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước.

Riêng đối với quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12, SHB thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày 30 tháng 11. Đối với dư nợ của tháng 12, việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro được thực hiện vào quý I năm sau.

b) Đối với khoản nợ xấu (NPL), SHB thực hiện phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng.

c) Dự phòng chung và dự phòng cụ thể được hạch toán vào tài khoản “Dự phòng rủi ro” và chi phí hoạt động của SHB.

2. Thời gian báo cáo

Trước ngày 15 tháng đầu của mỗi quý, SHB báo cáo việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng của quý trước đó theo Mẫu biểu 01 và Mẫu biểu 02 cho:

- Ngân hàng Nhà nước. - Bộ Tài chính.

- Cục thuế nơi SHB có trụ sở chính. Điều 14. Bước 1 - Phân loại nợ: 1. Các đơn vị kinh doanh:

- Đối với khoản nợ xấu: Cán bộ tín dụng tại các đơn vị tiến hành tổng hợp phân loại nợ xấu và đánh giá chất lượng tín dụng các khách hàng của mình định kỳ 01 tháng một lần và gửi cho Trưởng đơn vị (Mẫu biểu 03). Trưởng đơn vị tập hợp thành báo cáo của đơn vị mình gửi về Phòng Quản lý tín dụng Hội sở trước ngày 05 hàng tháng.

- Cán bộ tín dụng tiến hành phân loại tất cả khoản nợ các khách hàng của mình mỗi quý 01 lần trên cơ sở số liệu đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của Quý trước và gửi cho Trưởng đơn vị. Trưởng đơn vị kiểm tra, tính toán các khoản dự phòng phải trích và tập hợp thành báo cáo của đơn vị mình gửi về Phòng Quản lý tín dụng Hội sở trước ngày 05 của tháng đầu mỗi quý (Mẫu biểu 04).

Riêng đối với Quý IV, cán bộ tín dụng tiến hành phân loại nợ các khách hàng đến thời điểm cuối ngày 30/11 và gửi Trưởng đơn vị. Trưởng đơn vị kiểm tra, tính toán các khoản dự phòng phải trích và tập hợp thành báo cáo của đơn vị mình gửi về Phòng Quản lý tín dụng Hội sở trước ngày 05/12 để tổng hợp. Đối với dư nợ của tháng 12, việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng được thực hiện vào quý I năm sau.

- Các đơn vị báo cáo tình hình thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã xử lý rủi ro mỗi quý một lần gửi phòng Quản lý tín dụng trước ngày 05 của tháng đầu mỗi quý (Mẫu biểu 05).

2. Phòng Quản lý tín dụng Hội sở:

- Trên cơ sở các số liệu do các đơn vị kinh doanh cung cấp, tiến hành tổng hợp phân loại nợ xấu và đánh giá chất lượng tín dụng của toàn hệ thống SHB định kỳ 01 tháng/lần vào trước ngày 10 của tháng kế tiếp (Mẫu biểu 03)

và gửi về Ban điều hành và Hội đồng xử lý rủi ro để quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng.

- Kiểm tra, đánh giá phân loại nợ và trích lập dự phòng trong toàn hệ thống và gửi Phòng Kế toán tài chính Hội sở trước ngày 10 của tháng đầu mỗi quý (Riêng quý IV trước ngày 10/12) dựa trên các cơ sở sau:

+ Bảng phân loại nợ do các đơn vị trực thuộc SHB cung cấp (Mẫu biểu 04). + Số liệu về việc thực hiện trả nợ gốc và lãi của các khoản nợ, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và SHB.

+ Kết hợp với các thông tin về khách hàng, thị trường, chính sách của nhà nước do các đơn vị kinh doanh cung cấp hoặc tự phòng Quản lý tín dụng có được (trên cơ sở có đối chiếu, kiểm tra thông tin với các đơn vị kinh doanh có liên quan).

- Bên cạnh đó thì việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại SHB đã bước đầu thành công.Sau khi trình NHNN và được phê duyệt, hệ thống này đã đi vào hoạt động thí điểm vào năm 2009. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được SHB xây dựng dựa trên 2 mảng tiêu chí đó là dựa vào các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính

Bảng 1: Tình hình phân loại nợ năm 2007 của toàn hệ thống SHB

Đơn vị: Đồng

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2007 và triển khai hoạt động kinh doanh năm 2008)

Với tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2007 là hơn 700% so với năm 2006, tuy nhiên SHB đã có một chính sách tín dụng tốt khi đã khống chế được Đơn vị Tổng dư nợ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Tỷ lệ nợ xấu SHB 4.183,502 4.157 5,053 15,322 1,914 3,811 0,504% Tỷ lệ 100% 95,32% 0,12% 0,36% 0,048% 0,096%

tỷ lệ nợ xấu khá tốt là 0,504%. Với tỷ lệ nợ nhóm 5, nhóm nợ có khả năng mất vốn thì xuất phát từ việc ngân hàng cho nông dân nghèo miền trung vay, hiện nay do tình hình thiên tai nên khả năng thu hồi là rất thấp, tuy nhiên tỷ lệ số nợ này là rất nhỏ.

Bảng2:Phân loại nợ theo chi nhánh của SHB năm 2008

TT ĐƠN VỊ TỔNG DƯ NỢ NHÓM 1 NHÓM 2 NHÓM 3 NHÓM 4 NHÓM 5 TỶ LỆ NỢ XẤU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Hội sở HN 2.548,575 2.457,662 80,712 6,000 4,210 0 0,40% 100.00% 96.43% 3.17% 0.24% 0.17% 0.00% 2 CN Cần Thơ 772,168 716,575 35,936 1,483 14,535 3,639 2,55% 100.00% 92.80% 4.65% 0.19% 1.88% 0.47% 3 CN Hà Nội 994,638 936,498 0 23,091 27,042 8,007 5,85% 100.00% 94.15% 0.00% 2.32% 2.72% 0.81% 4 CN TPHCM 716,713 704,454 7,627 3,632 1,000 0 0,65% 100.00% 98.29% 1.06% 0.51% 0.14% 0.00% 5 CN Đà Nẵng 330,095 265,364 39,408 15,490 9,833 7,67% 100.00% 80.39% 11.94% 4.69% 2.98% 0.00% 6 CN Quảng Ninh 817,592 815,452 2,140 0 0 0 0,00% 100.00% 100.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 7 CN Bình Dương 34,871 34,871 0 0 0 0 0,00% 100.00% 100.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 8 CN Đồng Nai 31,364 31,364 0,00% 100.00% 100.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 9 CN Hải Phòng 6,493 6,493 0,00% 100.00% 100.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 10 CN Nghệ An 0,190 0,190 0,00% 100.00% 100.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% CỘNG 6.252,699 5.968,923 165,823 49,696 56,611 11,646 1,89% TỶ LỆ 100% 95,46% 2,65% 0,79% 0,91% 0,19%

(Nguồn: Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008 và triển khai nhiệm vụ năm 2009)

Năm 2008 chứng kiến sự khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và của cả nước ta. Tuy không giữ được đà tăng trưởng tín dụng lên tới 700% như

năm trước nhưng tăng trưởng tín dụng của SHB vẫn ở mức cao của khối ngân hàng thương mại là gần 50%.

Tuy nhiên, tốc độ tăng của nợ xấu bắt đầu đáng chú ý hơn. Nợ xấu chủ yếu phát sinh ở chi nhánh Hà nội và chi nhánh Đà nẵng.

Về chi nhánh Hà nội, tuy dư nợ tín dụng gần như dậm chân tại chỗ ( Dư nợ năm 2007 là 961, 368 tỷ; năm 2008 là 994,638 tỷ ) nhưng nợ xấu tăng nhanh và đạt mức 5,85%, một tỷ lệ rất cao. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thị trường chứng khoán mất điểm mạnh và thị trường bất động sản đóng băng, điều này dẫn đến một lượng lớn các món vay năm ở 2 lĩnh vực này rơi vào các nhóm nợ 3, 4 và 5.

Nhận xét:

a/ Những mặt đạt được

- Việc phân loại nợ của SHB tại thời điểm hiện tại tuy đang còn theo phương pháp định lượng, tuy nhiên, theo tôi tại thời điểm này nó phù hợp với điều kiện của ngân hàng. Với nguồn nhân lực còn hạn chế thì việc xếp hạng theo phương pháp định lượng sẽ mang tính chính xác hơn.

- Các qui định về thời gian phân loại nợ, báo cáo nợ xấu và trách nhiệm của nhân viên phân loại là khá chặt chẽ và kịp thời.

- Đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và đang đưa vào thí điểm vào đầu năm 2009

b/ Những mặt hạn chế

- Việc phân loại nợ tại SHB ở thời điểm hiện tại đang thực hiện theo Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN; tức là phân loại nợ theo phương pháp định lượng. Tuy nó đang phù hợp với nguồn nhân lực hiện tại của SHB nhưng về mặt lâu dài thì việc áp dụng việc phân loại nợ theo điều 7 hay xa hơn là theo IAS 39 là việc phải làm để đáp ứng theo yêu cầu của pháp luật cũng như hội nhập quốc tế. Việc áp dụng phương pháp định lượng chỉ phản ánh được số

lượng nợ xấu đã và đang xẩy ra, nó không cho ngân hàng một cái nhìn tới thời điểm tương lai, hay là nợ xấu sẽ xẩy ra.

Đây là sự ưu việt của phương pháp phân loại nợ theo phương pháp định tính với phương pháp định lượng.

Bên cạnh đó, nếu phân loại theo phương pháp định tính, đòi hỏi ngân hàng phải có Hệ thông xếp hạng tín dụng nội bộ về khách hàng và hệ thống này sẽ là công cụ hữu hiệu giúp cho các TCTD trong việc quản lý rủi ro tín dụng và phân loại nợ để đánh giá chính xác hơn chất lượng, khả năng tổn thất trong hoạt động tín dụng và là cơ sở quan trọng cho việc đưa ra các chính sách về tín dụng, khách hàng, lãi suất, bảo đảm tiền vay…đồng thời đây là bước đi đầu tiên để tiến tới trích lập dự phòng theo IAS 39 và thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo Balse II

- Theo như những thống kê mà tôi có được,việc phân loại nợ xấu tại SHB chưa được phân loại và phân chia theo các tiêu chí khác nhau; cụ thể là phân chia theo vùng miền, theo ngành nghề, theo thời hạn món vay,…Việc này sẽ hạn chế công tác phân tích và dự báo của ngân hàng nhằm phát triển khách hàng, phát triển sản phẩm và hạn chế cho vay,…

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w