Theo Albert Mahbrabian “7% ý nghĩa thông điệp truyền qua nội dung lời nói, 38% ý nghĩa thông điệp thể hiện qua cách nói và 55% thể hiện qua biểu cảm gương mặt khi nói” [23] Trong giao t
Trang 1Bố cục của luận văn thể hiện qua trang mục lục
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Khang
SƠN LA, NĂM 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Đặc điểm ngôn ngữ miêu tả cử chỉ trong truyện ngắn Kim Lân” do thầy GS-TS Nguyễn Văn Khang hướng dẫn là
công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả
Dương Thị Đạt
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Quý thầy, cô, bạn, bè
Trước tiên với lòng kính trọng, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cám ơn
chân thành đến Thầy giáo GS TS Nguyễn Văn Khang người đã định hướng cho
chủ đề nghiên cứu và tận tình giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành Luận văn
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu; các Thầy giáo, Cô giáo; cán bộ và chuyên viên Phòng Sau Đại học - Trường ĐH Tây Bắc đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi
về các điều kiện trong quá trình thực hiện luận văn
Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo Sơn la, tập thể cán bộ giáo viên Trường THPT Chiềng Sinh - TP Sơn La - tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện, giúp đỡ để tôi được tham gia học tập, nghiên cứu
Để có được kiến thức như ngày hôm nay, cho phép em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý thầy, cô, các nhà khoa học trong thời gian qua đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của bạn bè, đồng nghiệp
đã cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Sơn La, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn
Dương Thị Đạt
Trang 4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngôn ngữ theo quan điểm phân tầng xã hội 3
2.1.1 Các công trình nước ngoài nghiên cứu về sự phân tầng xã hội trong ngôn ngữ .4
2.1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề phân tầng xã hội trong ngôn ngữ ở Việt Nam 5
2.2 Lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ nói chung 7
2.2.1.Lịch sử vấn đề về ngôn ngữ cử chỉ nói chung 7
2.2.2 Các công trình, các bài nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 8
2.2.3 Các công trình, các bài nghiên cứu của các tác giả trong nước 10
2.3 Khái quát về tác giả tác phẩm: Kim Lân và truyện ngắn của tác giả 12
2.3.1 Đôi nét về tác giả 12
2.3.2 Lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ trong truyện ngắn Kim Lân 14
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 16
3.1 Mục đích nghiên cứu: 16
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: 16
4 Phương pháp nghiên cứu 16
5 Phạm vi tư liệu khảo sát 17
6 Cấu trúc luận văn 17
Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 18
1.1 Một số vấn đề về ngôn ngữ cử chỉ 18
1.1.1 Khái niệm ngôn ngữ cử chỉ 18
1.1.2 Cơ chế hoạt động và tính chất của ngôn ngữ cử chỉ 21
1.1.2.1.Cơ chế hoạt động của các yếu tố phi ngôn ngữ 21
1.1.2.2 Tính chất của ngôn ngữ cử chỉ 23
1.1.3 Phân loại ngôn ngữ cử chỉ 25
1.1.3.1 Phân loại theo ý nghĩa biểu hiện của ngôn ngữ cử chỉ 26
1.1.3.2 Phân loại theo các bộ phận thực hiện cử chỉ điệu bộ 29
Trang 51.1.3.3 Phân loại ngôn ngữ cử chỉ theo mối tương quan của nó với ngôn ngữ bằng lời
(hay phân loại ngôn ngữ cử chỉ theo chức năng) 32
1.1.4 Chức năng của ngôn ngữ cử chỉ 32
1.1.4.1 Ngôn ngữ cử chỉ có chức năng thay lời: 32
1.1.4.2 Ngôn ngữ cử chỉ có chức năng kèm lời 33
1.2 Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ 35
1.2.1 Khái niệm ngôn ngữ miêu tả cử chỉ 35
1.2.2 Giá trị của ngôn ngữ miêu tả cử chỉ trong tác phẩm văn học 35
1.2.2.1 Giá trị của ngôn ngữ miêu tả cử chỉ trong việc thể hiện nội dung tác phẩm và cá tính nhân vật……….………….35
1.2.2.2.Giá trị của ngôn ngữ miêu tả cử chỉ trong việc thể hiện tài năng của tác giả 38
1.3 Sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ 40
1.3.1 Sự phân tầng xã hội trong xã hội học 40
1.3.1.1 Khái niệm phân tầng xã hội 40
1.3.1.2 Đặc trưng của phần tầng xã hội 41
1.3.1.3 Nguyên nhân của hiện tượng phân tầng xã hội 41
1.3.1.4 Tính cơ động xã hội 42
1.3.2 Sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ 44
1.3.2.1 Sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ nói chung 44
1.3.2.2 Sự phân tầng xã hội trong ngôn ngữ cử chỉ 46
1.4 Mấy vấn đề về giới và giới tính trong ngôn ngữ 47
1.4.1 Những khái niệm cơ bản về giới 47
1.4.1.1 Giới và giới tính 47
1.4.1.2 Phương pháp tiếp cận giới 47
1.4.2 Ảnh hưởng của giới tính trong ngôn ngữ nói chung 48
1.4.2.1 Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong sử dụng ngôn ngữ của mỗi giới………48
1.4.2.2 Biểu hiện của sự khác nhau về ngôn ngữ giữa nam và nữ 49
1.4.3 Ảnh hưởng của giới tính trong sử dụng ngôn ngữ cử chỉ nói riêng 50
1.5 Quan niệm về cuộc đời, con người và văn chương của Kim Lân 50
1.5.1 Quan niệm về cuộc đời, con người và văn chương 50
Trang 61.5.2 Ngôn ngữ nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân 53
1.5.3 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Kim Lân 55
Tiểu kết chương 1 ……….………… 55
Chương 2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ MIÊU TẢ CỬ CHỈ TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN THEO PHÂN TẦNG XÃ HỘI 58
2.1 Đặt vấn đề 58
2.2 Khảo sát cụ thể 62
2.2.1 Phân loại ngôn ngữ miêu tả cử chỉ trong truyện ngắn Kim Lân theo giai cấp và tầng lớp xã hội 62
2.2.1.1 Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của giai cấp vua quan, địa chủ phong kiến 64
2.2.1.2 Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của tầng lớp tiểu tư sản 68
2.2.1.3 Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của giai cấp nông dân 76
2.2.2 Phân loại ngôn ngữ miêu tả cử chỉ trong truyện ngắn Kim Lân theo nghề nghiệp 87
2.2.2.1 Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của vua chúa, quan chức 90
2.2.2.2 Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của chức sắc, chức dịch, viên chức 91
2.2.2.3 Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của người kinh doanh, buôn bán 92
2.2.2.4 Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của nhà văn, nhà báo, diễn viên, cán bộ 95
2.2.2.5 Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của những người thượng võ (đấu vật) 99
2.2.2.6 Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của những người làm ruộng, làm thợ 103
2.2.2.7 Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của người làm thuê, đi ở 104
2.2.2.8 Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của những đối tượng không rõ nghề nghiệp hoặc không có nghề nghiệp 106
2.3 Ý nghĩa của việc phân loại ngôn ngữ miêu tả cử chỉ trong truyện ngắn Kim Lân theo phân tầng xã hội 107
2.3.1 Thể hiện đặc điểm từng loại nhân vật 107
2.3.2 Thể hiện nghệ thuật độc đáo trong truyện ngắn Kim Lân 108
2.3.3 Thể hiện đôi nét bộ mặt xã hội thuộc địa Việt Nam những năm 1930 - 1945 và xã hội Việt Nam trong những năm 1945-1975 110
Tiểu kết chương 2 111
Trang 7Chương 3 NGÔN NGỮ MIÊU TẢ CỬ CHỈ TRONG TRUYỆN NGẮN KIM
LÂN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 112
3.1 Đặt vấn đề 112
3.2 Khảo sát cụ thể 113
3.2.1 Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của nữ giới 113
3.2.1.1 Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của nữ giới trong ứng xử ở gia đình 113
3.2.1.2 Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của nữ giới trong ứng xử ngoài xã hội 119
3.2.2 Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của nam giới 120
3.2.2.1 Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của nam giới trong ứng xử gia đình 120
3.2.2.2 Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của nam giới trong ứng xử ngoài xã hội 123
3.2.3 Nhận xét 128
3.2.3.1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ trong truyện ngắn Kim Lân nhìn từ góc độ giới 128
3.2.3.2 So sánh phong cách ứng xử bằng ngôn ngữ cử chỉ ở hai giới trong truyện ngắn Kim Lân 129
Tiểu kết chương 3 130
KẾT LUẬN 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO 133
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt “Ngôn ngữ chỉ có thể phát sinh và phát triển gắn liền với xã hội, trong xã hội loài người Ngoài xã hội, ngôn ngữ không thể tồn tại được” [6, 14] Sở dĩ như thế bởi ngôn ngữ
sinh ra và phát triển để phục vụ nhu cầu giao tiếp ngày càng phong phú của con người Do mối quan hệ phức tạp này mà bộ môn Ngôn ngữ học xã hội ra đời, thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học và đã
có những đóng góp phong phú, thiết thực vào việc nghiên cứu ngôn ngữ học nói chung Ngôn ngữ học xã hội là một bộ môn giáp ranh, các vấn đề nghiên cứu của nó là sự giao thoa của nhiều ngành khoa học khác nhau như Xã hội học, Lịch sử, Triết học, Văn hóa,…Chính sự liên ngành phong phú này đã mở
ra nhiều hướng nghiên cứu thú vị cho những vấn đề ngôn ngữ tưởng chừng như
đã cũ
Ngôn ngữ học xã hội ra đời giải quyết một số vấn đề ngôn ngữ liên quan tới xã hội như: hiện tượng song ngữ, đa ngữ, hiện tượng ngôn ngữ lai tạp, song thể ngữ, đa thể ngữ…Một trong số những vấn đề thú vị của Ngôn ngữ học xã hội đó chính là hiện tượng phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ “Phân tầng xã hội” vốn là một trong 10 vấn đề cơ bản của Xã hội học,
đó là sự xắp xếp mỗi một thành viên trong xã hội vào các “nhóm xã hội” (hay còn gọi là “giai tầng xã hội”, “phân tầng xã hội”) khác nhau trên cơ sở
hàng loạt các tiêu chí như giai cấp, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, “Các đặc điểm về giai tầng xã hội có tác động trực tiếp và tạo nên các đặc điểm
về ngôn ngữ trong sử dụng” [18, 115-116] Nghiên cứu sự đồng nhất và
khác biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ của các thành viên trong cùng một nhóm xã hội, giữa các nhóm xã hội, trong cùng một thời kì, hay qua các giai đoạn lịch sử khác nhau sẽ là một hướng đi tiềm năng hứa hẹn nhiều kết quả
Trang 91.2 Loài người khi mới sinh ra chưa phải đã có ngôn ngữ nói hay viết, nhưng nhu cầu giao tiếp với đồng loại thì đã có Vậy, trước khi ngôn ngữ nói
và viết ra đời, con người giao tiếp với nhau bằng phương thức nào? Có thể nói, phương thức giao tiếp sơ khai, cổ xưa nhất của con người chính là ngôn ngữ cử chỉ, hay còn gọi là ngôn ngữ điệu bộ, ngôn ngữ cơ thể (body language) Sau này, khi ngôn ngữ âm thanh đã hình thành thì ngôn ngữ cử chỉ vẫn tồn tại và đi liền với ngôn ngữ âm thanh Con người không thể giao tiếp
mà không cử động, không ra hiệu, không thay đổi nét mặt Xét ở một khía cạnh nào đó, ngôn ngữ cử chỉ chính là sự bổ sung, và đôi khi là sự bù đắp cho
những thiếu hụt của ngôn ngữ lời nói Theo Albert Mahbrabian “7% ý nghĩa thông điệp truyền qua nội dung lời nói, 38% ý nghĩa thông điệp thể hiện qua cách nói và 55% thể hiện qua biểu cảm gương mặt khi nói” [23] Trong giao
tiếp trực tiếp, đối mặt giữa người với người, các đối tượng giao tiếp có thể trực tiếp lắng nghe ngôn ngữ lời nói và quan sát ngôn ngữ cử chỉ của đối phương để nắm được rõ nhất nội dung giao tiếp Nhưng không ít trường hợp, chúng ta phải tiếp xúc với các cuộc thoại được ghi lại bằng chữ viết Trường hợp này đặc biệt phổ biến khi ta tiếp cận với các tác phẩm văn chương, nhất là văn xuôi Do đó, khi ghi lại các cuộc thoại giữa các nhân vật, nhà văn không chỉ ghi lại những gì nhân vật nói với nhau mà còn miêu
tả lại cử chỉ của các nhân vật trong lúc giao tiếp Bỏ qua hệ thống ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của các nhân vật văn học trong giao tiếp, ta sẽ không thể hiểu hết được ý nghĩa lời nói của nhân vật, đồng nghĩa với không thể hiểu hết tác phẩm Vậy, nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ trong các tác phẩm văn chương cũng là một hướng đi giàu ý nghĩa và khá thú vị Đặc biệt, sẽ càng hấp dẫn hơn nếu kết hợp tìm hiểu ngôn ngữ cử chỉ trong tác phẩm văn chương với bộ môn Ngôn ngữ học xã hội, mà cụ thể là theo định hướng phân tầng xã hội Tức là nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ của nhân vật văn học chia theo các nhóm xã hội khác nhau để thấy được nét chung và nét riêng giữa chúng
Trang 101.3.Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi sẽ chỉ dừng lại tìm hiểu ngôn ngữ cử chỉ dưới góc nhìn Ngôn ngữ học xã hội trong sáng tác của tác giả Kim Lân - Cây bút nổi tiếng viết về nông dân và nông thôn Việt Nam Kim Lân đến với văn chương bằng sự say mê, ham thích như lời ông tâm sự: “Viết văn, trước tiên tôi viết cho mình, cho những mơ ước, gửi gắm của chính mình Sau nữa, đó là những lời bộc bạch, tâm sự với bạn đọc những điều đang nhức nhối, đang thôi thúc” Có thể khẳng định: Kim Lân đặc biệt thành công trong việc xây dựng thế giới nội tâm nhân vật “Các nhân vật người nghèo, chủ yếu là nông dân trong các truyện ngắn của ông đều được mô tả hết sức chân thật, từ cách nghĩ, cách cư xử đến lời ăn tiếng nói, dù đó là các nhân vật phụ hay là các nhân vật chính” (Nguyễn An - Đặc san văn học tuổi trẻ, tập 12,1996) Mỗi loại nhân vật của Kim Lân lại có một kiểu ngôn ngữ đối thoại riêng, không hề trộn lẫn Và dĩ nhiên, đi liền với ngôn ngữ lời thoại độc đáo là một hệ thống ngôn ngữ cử chỉ vô cùng sống động Do đó, luận văn lựa chọn
đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ miêu tả cử chỉ trong truyện ngắn của Kim Lân”
Với luận văn này, chúng tôi mong muốn có thể hiểu rõ hơn một số vấn đề của ngôn ngữ cử chỉ, đặc biệt là ngôn ngữ cử chỉ dưới góc nhìn của Ngôn ngữ học
xã hội Mặt khác, thấy được cái hay, cái độc đáo trong bút pháp bậc thầy về truyện ngắn của một nhà văn tài năng như Kim Lân
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngôn ngữ theo quan điểm phân tầng xã hội
Lí thuyết phân tầng xã hội là một trong mười vấn đề lí thuyết cơ bản nhất của xã hội học Ngôn ngữ học xã hội lại là một bộ môn có sự giao thoa rộng rãi giữa nhiều ngành khoa học, đặc biệt là Ngôn ngữ học và Xã hội học Do đó, lí thuyết phân tầng xã hội cũng là vấn đề lí thuyết có sự chi phối không nhỏ tới Ngôn ngữ học xã hội Nghiên cứu ngôn ngữ học theo định hướng phân tầng xã hội có thể hiểu một cách đơn giản là: nghiên cứu
Trang 11tuổi tác, nghệ nghiệp, giới tính, ), có thể nghiên cứu theo nội bộ mỗi nhóm, hay so sánh, liên hệ giữa các nhóm với nhau tùy theo quy mô và mục đích nghiên cứu
2.1.1 Các công trình nước ngoài nghiên cứu về sự phân tầng xã hội trong ngôn ngữ
Vấn đề phân tầng xã hội trong ngôn ngữ được các nhà xã hội học tiếp cận từ khá sớm, các công trình nghiên cứu đầu tiên là của Fischer (1958), Kucera (1961) và thực sự được đi sâu tìm hiểu vào những năm 60 của thế kỉ
XX bởi các nhà ngôn ngữ học xã hội hàng đầu như Labov, Wolfram, Anshen,…
Trong tác phẩm mang tên “Nghiên cứu ngôn ngữ trong bối cảnh xã hội” (1972), dẫn theo cuốn “Ngôn ngữ văn hóa và xã hội, một cách tiếp cận liên ngành”, Labov đã đưa ra một số kết luận về sự phân tầng xã hội trong cách phát âm của âm vị /th/ trong các từ “thing, three,…” của người dân thành phố
New York thuộc bốn giai tầng Kinh tế - Xã hội khác nhau: giai tầng thấp, giai tầng công nhân, giai tầng trung lưu thấp và giai tầng trung lưu cao Labov cũng nghiên cứu cách đọc câu và đọc bảng từ theo học vấn và giới tính ở Hillsboro, Bắc California Qua việc đưa ra các kết quả nghiên cứu này, Labov rút ra một số nhận xét thú vị liên quan tới sự chuyển đổi phong cách sử dụng ngôn ngữ giữa các nhóm xã hội mà ông đã tìm hiểu và rút ra các công thức liên quan tới liên quan tới việc sử dụng ngôn ngữ trong các nhóm xã hội Để
từ đó, ông rút ra quan điểm chung, điểm mang tính quy luật trong cùng một nhóm người, một cộng đồng người cũng như sự khác nhau giữa các nhóm, các cộng đồng riêng biệt
Phân nhóm xã hội theo giới cũng là một cách thức quen thuộc khi nghiên cứu các vấn đề xã hội nói chung và ngôn ngữ nói riêng Tác phẩm nghiên cứu chính thức đầu tiên về sử dụng ngôn ngữ giữa nam và nữ có lẽ là nghiên cứu
của Sapir với tựa đề “Male and female forms of speech in Yana” (Phong cách
nói của nam và nữ trong tiếng Yana) nghiên cứu sự khác nhau khi dùng một
Trang 12số biến thể âm vị luân phiên trong tiếng Yana giữa nam giới và nữ giới [Dẫn theo 7]
Trong bài viết “Giới tính, uy tín chìm, và sự biến đổi ngôn ngữ trong phương ngữ đô thị vùng Norwich”, tác giả Per Trudgill cũng khẳng định nữ
giới dùng các dạng thức ngôn ngữ có liên quan đến chuẩn nhiều hơn nam giới Tác giả này cũng bước đầu lí giải nguyên nhân của hiện tượng này là do
vị trí xã hội của phụ nữ thấp hơn và ít được đảm bảo hơn so với nam giới Dó
đó, có thể vì thế mà phụ nữ thấy cần phải ghi nhận vị trí xã hội của mình bằng các phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện biểu trưng khác ở mức độ cao hơn nam giới
Nhà ngôn ngữ học người Mỹ R Lakoff (1975) cũng khảo sát cách sử dụng tiếng Anh của nữ giới trung lưu ở Mỹ trong môi trường sống và làm việc của họ về âm/ từ vựng/ cú pháp/ phong cách và rút ra kết luận rằng phụ
nữ thường thích lối nói nhẹ nhàng, rào đón bằng từ vựng hoặc cú pháp,
2.1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề phân tầng xã hội trong ngôn ngữ ở Việt Nam
Nói tới các công trình nghiên cứu vấn đề phân tầng xã hội trong ngôn
ngữ ở Việt Nam phải kể đến cuốn “Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt” do Lương Văn Hy chủ biên Tác phẩm là sự tập hợp mười bài
nghiên cứu về hiện tượng phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ của các đối tượng xã hội khác nhau phân chia theo giới, theo các thế hệ trong gia đình, theo vùng địa lý,… Tiêu biểu là các bài viết của các tác giả như Phạm
Thị Yến Tuyết và Lương Văn Hy với “Vài nét về ngôn ngữ giao tiếp trong các cuộc nói chuyện giữa 3 thế hệ Ông bà - Cha mẹ - Con cháu tại một số gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh”, Nguyễn Thị Thanh Bình với “Xưng và gọi: Bằng chứng về giới trong ngôn từ của trẻ em trước tuổi đến trường ở Hà Nội
và Hoài Thị”, …
Nghiên cứu ngôn ngữ nhìn từ góc độ giới cũng là vấn đề được nhiều nhà
Trang 13Bài viết “Sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ gia đình người Việt” của tác giả Nguyên Văn Khang trích trong cuốn “Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt” (1996) có thể nói là một trong những bài
viết đầu tiên trực tiếp bàn tới vấn đề ngôn ngữ và giới Bài viết này khảo sát yếu tố giới trong ngôn ngữ giao tiếp thuộc môi trường gia đình - nơi mà mỗi
cá nhân tham gia giao tiếp được bộc lộ bản chất nhiều nhất Bài viết cho ta thấy một hiện tượng khá thú vị về sự khác nhau trong ngôn từ của trẻ em trai
và trẻ em gái, ở độ tuổi dưới 4 tuổi, các bé nói ngôn ngữ của mẹ - ngôn ngữ
nữ giới, và chỉ từ sau 4 tuổi, các bé mới có sự phân biệt giới tính trong ngôn ngữ
Trần Xuân Điệp trong công trình “Sự kì thị giới tính trong ngôn ngữ qua ngữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt” (2003) đã so sánh, đối chiếu những biểu
hiện kì thị giới tính trong tiếng Anh và tiếng Việt
Trong cuốn “Ngôn ngữ học xã hội, những vấn đề cơ bản” (1999), tác giả
Nguyễn Văn Khang cũng đề cập tới mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính như một trong những vấn đề lớn của bộ môn Ngôn ngữ học xã hội, trong công trình này, tác giả đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong sử dụng ngôn ngữ giữa nam và nữ cũng như các dạng biểu hiện của sự khác biệt đó Năm 2011, tác giả Nguyễn Văn Khang cũng có một bài viết với tựa đề
“Sự kì thị và sự chống kì thị đối với nữ giới trong sử dụng ngôn ngữ” Bài
viết đề cập tới vấn đề ngôn ngữ và giới tính nói chung, những biểu hiện của
sự kì thị đối với nữ giới trong ngôn ngữ và sau đó đề ra kế hoạch hóa ngôn ngữ chống thiên kiến đối với nữ giới và góp phần tạo sự bình đẳng giới
Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ theo hướng phân tầng xã hội
và đặc biệt là dưới góc độ giới cũng là vấn đề đã được không ít các nhà khoa học đề cập tới Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá “động” bởi sự phân tầng xã hội phụ thuộc rất lớn vào yếu tố văn hóa xã hội, mà xã hội và văn hóa cũng là những yếu tố có sự chuyển mình không ngừng theo thời gian Do đó, nghiên cứu ngôn ngữ theo theo định hướng phân tầng xã hội và giới là một con đường luôn mới mẻ Đặc biệt, riêng với loại hình ngôn ngữ cử chỉ, hầu như
Trang 14chưa có công trình nghiên cứu nào trong nước nghiên cứu về nó theo định hướng phân tầng xã hội và dưới góc độ giới Đây vẫn là một hướng đi còn bỏ ngỏ hứa hẹn nhiều thú vị và bất ngờ giàu ý nghĩa đối với lí luận ngôn ngữ nói chung và ứng dụng ngôn ngữ nói riêng
2.2 Lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ nói chung
2.2.1 Lịch sử vấn đề về ngôn ngữ cử chỉ nói chung
Trong suốt những năm đầu tiên của đời sống, đa số trẻ em chưa nói được những từ có nghĩa, người ta gọi đây là giai đoạn giao tiếp không dùng lời nói (nonverbal communication) Khoảng 18-20 tháng tuổi trẻ mới bắt đầu biết ghép 2 từ riêng biệt thành một câu có cấu trúc ngữ pháp đơn giản nhất: câu 2
từ Sau sinh nhật lần thứ 2, trẻ mới có thể nói được những câu ngắn một cách khá hoàn chỉnh Vậy, làm thế nào để cha mẹ và những người lớn khác có thể giao tiếp cùng bé khi bé chưa biết nói? Theo tác giả Phạm Thị Cơi trong công
trình nghiên cứu mang tên: “Quá trình hình thành ngôn ngữ nói ở trẻ điếc Việt Nam” thì “không riêng gì trẻ điếc câm, bất cứ đứa trẻ nào trước khi học được ngôn ngữ nói cũng đều sử dụng ngôn ngữ điệu bộ Nhiều công trình nghiên cứu gần đây đã khẳng định giả thuyết của nhà tâm lí học L.S Vugotski cho rằng trước khi sử dụng ngôn ngữ nói, đứa trẻ đã biết sử dụng một số cử chỉ đơn giản cho phép nó định hướng trong không gian và thời gian” [31/39]
Quay về với thời kì xa xưa của lịch sử loài người, có một sự thật là, ngôn ngữ nói cũng không phải tự nhiên con người sinh ra đã có, là khả năng trời phú
Nó mới chỉ phát triển cách đây khoảng 500 nghìn đến 2 triệu năm Vậy, trước khi có ngôn ngữ nói, con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện gì? Các nghiên cứu của các nhà nhân chủng học và xã hội học cho rằng, giống như đứa trẻ, con người giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ cử chỉ Ngôn ngữ cử chỉ chính là ngôn ngữ cổ xưa nhất của xã hội loài người Nói là ngôn ngữ cổ xưa nhất nhưng nó lại không phải ngôn ngữ “cũ kĩ” nhất, cho tới ngày nay, ngôn ngữ cử chỉ vẫn đồng hành với ngôn ngữ lời nói trong giao tiếp của chúng ta
Trang 15hằng ngày Dù muốn hay không, mỗi lời nói của chúng ta ít nhiều đều kèm theo ngôn ngữ cử chỉ
Có vai trò quan trọng là thế, nhưng ngôn ngữ cử chỉ lại chỉ mới chính thức được tập trung quan tâm nghiên cứu trong khoảng 50 năm trở lại đây, từ những năm 50 của thế kỉ 20
Có thể điểm qua một số công trình, các bài nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về đối tượng nghiên cứu này như sau
2.2.2 Các công trình, các bài nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Thực ra, ngôn ngữ cử chỉ đã được đề cập tới từ rất sớm, tuy không phải
là trọng tâm, trong cuốn “Những biểu cảm ở con người và động vật” (1872) của Charles Darwin - ông tổ của thuyết tiến hóa Trong tác phẩm của mình, Darwin đã trích dẫn lời của các nhà tâm lí học thời đại Hy Lạp cổ đại về ngôn
ngữ biểu cảm ở con người như sau: “Ngôn ngữ cảm xúc đẹp đẽ và xấu xa đều
để lại dấu ấn trên gương mặt chúng ta với những biểu cảm của riêng nó”
Khoảng những năm 50, thế kỉ XX, nhà nhân loại học người Mỹ Ray Birdwhistell - một trong những nhà nghiên cứu ngôn ngữ cơ thể tiên phong, tập trung nghiên cứu phương thức truyền đạt thông điệp của các bộ phận khác nhau của cơ thể hay toàn bộ cơ thể và đặt tên cho môn học này của mình là
“Kinesics” - khoa học về ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể [15/41]
Năm 1970, mô hình nghiên cứu ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể đã được Paul Ekman và Wallace Friesen (ĐH California) mở rộng, phân chia sự nghiên cứu ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể thành 5 nhóm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu
Năm 1999, nhà xuất bản trẻ cho xuất bản cuốn “Cử chỉ, những điều nên làm và nên tránh trong ngôn ngữ cử chỉ khắp thế giới” của Roger E Axtell
Cuốn sách tập hợp những ngôn ngữ cử chỉ nổi bật trên bề mặt của một nên văn hóa để giúp người đọc am hiểu hơn về văn hóa các nước khi mà khoảng cách giữa các quốc gia ngày càng gần do tốc độ phát triển của khoa học
và kĩ thuật
Trang 16Năm 2001, cuốn “Ngôn ngữ của cử chỉ - Ý nghĩa của cử chỉ trong giao tiếp” của tác giả Allan Pease được phát hành tại Việt Nam Cuốn sách này
nghiên cứu một số biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ cử chỉ ở dạng riêng lẻ như:
cử chỉ của bàn tay, dấu hiệu của ánh mắt, cử chỉ của khuôn mặt,… với mục đích giúp người đọc nhận ra các tín hiệu ngôn ngữ không lời riêng biệt của mình và của đối phương để có thể đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất Đối tượng chính mà Allan Pease muốn hướng đến trong công trình của mình là các nhân viên thương mại, các nhà kinh doanh và lãnh đạo sản xuất, cuốn sách như một giáo trình để họ nghiên cứu, học hỏi và áp dụng vào lĩnh vực hoạt động kinh tế Cũng trong năm 2001, một cuốn sách khác về ngôn ngữ cơ thể được giới
thiệu tại Việt Nam là cuốn “Ngôn ngữ cử chỉ” của Gregory Hartley và
Maryann Karinch Cuốn sách hướng dẫn người đọc cách hiểu ngôn ngữ cử chỉ
và sử dụng nó để tác động lên cảm xúc của mình và những người khác
Cuốn “Ngôn ngữ của cơ thể” viết bởi Julius Fast được nhà xuất bản trẻ
phát hành năm 2001 Cuốn sách thú vị này khiến người đọc phải ngỡ ngàng nhận ra mình đã sử dụng ngôn ngữ cử chỉ vô thức thế nào trong giao tiếp khi chúng ta cố giữ cho mình một không gian riêng khi đi thang máy, xâm lấn không gian của người khác khi muốn thể hiện quyền lực, hay khi chúng ta nháy mắt, gật đầu,…Tác phẩm kết hợp các vấn đề sinh học, tâm lí với những câu chuyện thực tế sinh động để người đọc dễ nắm bắt
Một cuốn sách nữa về ngôn ngữ cử chỉ của Allan Pease viết cùng
Barbara được giới thiệu tại Việt Nam là cuốn “Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể” Cuốn sách như một sự phát triển lên của cuốn “Ngôn ngữ của cử chỉ - Ý nghĩa của ngôn ngữ cử chỉ trong giao tiếp” Cuốn sách mới này gồm
19 chương với nhiều nội dung đa dạng kết hợp hình ảnh minh họa, trình bày rất chi tiết Nó bao gồm các nội dung như: quyền lực nằm trong tay bạn, điều
kì diệu của nụ cười và tiếng cười, dấu hiệu của cánh tay, 13 điệu bộ phổ biến
mà bạn nhìn thấy mỗi ngày,…
Trang 17“Ngôn ngữ cơ thể - 7 bài học để làm chủ ngôn ngữ cơ thể” của James
Borg được nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM xuất bản tại Việt Nam Đúng như tựa đề cuốn sách, ngoài những thông tin về lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ, ý nghĩa của một số cử chỉ thông dụng, tác giả James Borg đã tổng kết 7 bài học giúp người đọc có thể sử dụng ngôn ngữ cử chỉ một cách hiệu quả nhất trong giao tiếp
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ hiện đại đều tập trung nghiên cứu theo hướng ứng dụng thực tế Tức là ngoài việc cung cấp những hiểu biết chung nhất và đơn giản nhất về ngôn ngữ cử chỉ, những cuốn sách này tập trung hướng dẫn người đọc cách sử dụng ngôn ngữ cử chỉ và đọc ngôn ngữ cử chỉ để đạt hiệu quả giao tiếp một cách tốt nhất
2.2.3 Các công trình, các bài nghiên cứu của các tác giả trong nước
Cuốn sách “Giao tế nhân sự, giao tiếp phi ngôn ngữ” của tác giả
Nguyễn Văn Lê xuất bản năm 1996 là sự tập hợp 14 bài thi xuất sắc của các sinh viên chuyên ngành báo chí về giao tiếp phi ngôn ngữ Mục đích của cuốn sách là góp phần thông qua những kiến thức lí thuyết chung nhất
và thông qua những ví dụ minh họa sinh động giúp người đọc, đặc biệt là những người đang học và làm việc trong hai lĩnh vực quản trị kinh doanh
và báo chí có thể áp dụng ngôn ngữ cử chỉ vào cuộc sống nói chung và công việc nói riêng
Tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Đại cương ngôn ngữ - Tập II” cũng
có đề cập tới ngôn ngữ cử chỉ với một cái tên khác: yếu tố phi lời - một yếu tố của vận động hội thoại Ngoài việc đề cập tới một cách khái quát về “yếu tố phi lời”, Đỗ Hữu Châu còn chỉ ra vai trò của nó trong vận động hội thoại như
sau: “Những tín hiệu phi lời tuy là thứ yếu nhưng rất quan trọng, thiếu chúng, cuộc trò chuyện sẽ tẻ nhạt, thậm chí chấm dứt” [5, 222] Cũng trong sách
này, tác giả đã bước đầu nhắc tới, tuy còn sơ lược, mối quan hệ của ngôn ngữ
cử chỉ với vấn đề phân tầng xã hội “Những yếu tố tĩnh như diện mạo, trang
Trang 18phục,v.v…cung cấp những thông tin về giới tính, tuổi tác, dân tộc, thành phần
xã hội và trong chừng mực nhất định tính cách của người đối thoại” [5, 221]
Cuốn sách gần đây nhất của các tác giả Việt Nam về ngôn ngữ cử chỉ là
cuốn “Những điều cần biết về ngôn ngữ cử chỉ” của hai tác giả Vương Mộc
và Minh Đức Cuốn sách giới thiệu đến người đọc những nghiên cứu mới nhất về ngôn ngữ cử chỉ và cách thức thực tế để giúp ta kiểm soát cử chỉ của bản thân cũng như đọc cử chỉ của người khác
Vấn đề ngôn ngữ cử chỉ cũng xuất hiện trên các tạp chí về ngôn ngữ học
ở Việt Nam từ rất sớm
Trong số 3 của tạp chí Ngôn ngữ phát hành năm 1990, tác giả Thục
Khánh có bài viết “Bước đầu tìm hiểu giá trị thông báo của cử chỉ, điệu bộ ở người Việt Nam trong giao tiếp” Bài viết đề cập tới hai cách tiếp cận và
nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ, từ hành vi đến tín hiệu hoặc ngược lại, từ tín hiệu đến hành vi Tác giả này cũng nêu lên vị trí quan trọng của ngôn ngữ cử chỉ trong hoạt động giao tiếp và đề cập tới việc nên xây dựng “bộ nghi thức diễn đạt tín hiệu phi lời của các nhóm xã hội” và “bộ nghi thức giao tiếp của mỗi cộng đồng” từ đó so sánh giữa các cộng đồng với nhau và rút ra những bài học giao tiếp hiệu quả
Tạp chí Ngôn ngữ số 4 năm 1996 có bài “Thử tìm hiểu ngôn ngữ của cử chỉ, điệu bộ” của tác giả Phi Tuyết Hinh Trong bài báo, tác giả đã đề cập khá
rõ một số vấn đề như: khái niệm, chức năng, tính chất và ý nghĩa của ngôn ngữ cử chỉ Bài báo đã cho người đọc cái nhìn khá bao quát về loại tín hiệu ngôn ngữ đặc biệt này
Năm 2009, tác giả Tạ Văn Thông có bài viết “Con mắt liếc lại trong cử
chỉ người Việt” đăng trong tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số thứ 5 Bài viết này ngoài việc khẳng định vai trò của ngôn ngữ cử chỉ nói chung thì tập trung đi sâu nghiên cứu một loại cử chỉ độc đáo của con người - cử chỉ của đôi mắt, với những trạng thái khác nhau và những giá trị ý nghĩa phong phú
Trang 19Ngôn ngữ cử chỉ cũng là một đề tài thú vị trong các công trình nghiên cứu sau Đại học
Tác giả Lê Thị Thủy với luận án Thạc sĩ ngôn ngữ học có đề tài “Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ” (2009) đã góp phần làm sáng tỏ những
quan điểm lí luận về ngôn ngữ cử chỉ thông qua việc xác định khái niệm, tầm quan trọng và phân loại ngôn ngữ cử chỉ, khảo sát những cử chỉ phổ biến trong giao tiếp hằng ngày của người Việt đặc biệt tập trung khai thác về ngôn ngữ cử chỉ của bàn tay
Tác giả Lê Thi Mai Ngân với luận án Thạc sĩ ngôn ngữ học có đề tài
“Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam hiện đại” (2009) cũng chỉ ra những đặc tính, ý
nghĩa của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được miêu tả trong các tác phẩm văn học hiện đại, qua đó phát hiện dụng ý nghệ thuật của nhà văn khi gán cho các nhân vật các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ ở các hoàn cảnh cụ thể Tức là, việc phân tích các phương tiện phi ngôn ngữ là một trong các nẻo đường để tìm giá trị nghệ thuật cũng như nội dung của tác phẩm
2.3 Khái quát về tác giả tác phẩm: Kim Lân và truyện ngắn của tác giả
2.3.1 Đôi nét về tác giả
Kim Lân (1920 - 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Do hoàn cảnh gia đình khó khăn ông chỉ được học hết bậc tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong vừa viết văn Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội Văn hoá cứu quốc, sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng Kim Lân nổi tiếng là một cây bút viết truyện ngắn sắc bén và độc đáo Với ngôn ngữ biến hoá, mộc mạc mà sinh động ông đã vẽ ra chân dụng các nhân vật thật hấp dẫn: chất phác, mộc mạc thậm chí là “hồn nhiên” nhưng lại rất “thơ”, để lại ấn tương độc đáo trong lòng người đọc Khẳng định về tài năng viết truyện ngắn của Kim Lân, Hà Minh Đức viết trong Nhà văn nói về tác phẩm : “Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn
Trang 20học Việt Nam hiện đại Kim Lân đã tạo được cách viết độc đáo Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều nhưng những sáng tác của ông đã gây ấn
tượng với bạn đọc” Ông thường viết về nông thôn và người nông dân Ông
có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê - những thú chơi và sinh hoạt văn hoá cổ truyền của người nông dân vùng đồng bằng Bắc
Bộ, được gọi là những “thú đồng quê”, “phong lưu đồng ruộng” như: chơi núi non bộ, thả chim, đánh vật, chọi gà Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời; thật thà, chất phác mà vẫn thông minh, hóm hỉnh, tài hoa Năm 2001ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
Trong “Văn xuôi Kim Lân”, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân khẳng định:
“Một trong những đặc sắc của văn xuôi Kim Lân là ngôn ngữ Nói chung đây
là ngôn ngữ của văn xuôi phong tục, nó nằm trong cả hướng đi chung của văn xuôi nghệ thuật Tiếng Việt với những cách xử lí khác nhau của nhiều nhà văn khác nhau và có nhiều thành công đáng kể” [41,tr647] Hoài Việt trong đôi điều về Kim Lân nhận xét: “Kim Lân không ưa đánh bóng, mạ kền con chữ, hàng chữ Ông có cái nhìn, cái óc nghĩ, cái lối diễn đạt của người xứ quê Nó bình dị chất phác, pha chút hóm hỉnh nữa Nhưng bình dị, chất phác
mà không nôm na đâu Nó rất “văn”, chững chạc, trong sáng, tươi tắn nữa” [72] Hay nói như Nguyên An: “Ông là nhà văn kĩ lưỡng, tinh tế trong việc lựa chọn chi tiết, kỳ khu và tài hoa trong việc lựa chọn ngôn từ, hình ảnh”
[2] Trên báo Văn nghệ số 34(1991), Trần Ninh Hồ có một nhận xét thật xúc
động: “Tuy tầm vóc, vị trí mỗi nhà văn một khác nhưng Kim Lân cũng là một nhà văn thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của người đời khó
mà diễn đạt thành lời ” Đặc biệt, từ năm 1996 khi “Tuyển tập Kim Lân” do
Trang 21càng đa dạng về hình thức và nội dung Tuy nhiên lĩnh vực về ngôn ngữ đặc biệt là ngôn ngữ miêu tả cử chỉ trong các tác phẩm của ông vẫn đang còn là mảnh đất màu mỡ bỏ ngỏ
2.3.2 Lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ trong truyện ngắn Kim Lân
Đến nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu và Kim Lân và tác phẩm của ông Có thể kể tên một số công trình nghiên cứu về tác phẩm của Kim Lân như:
+) Những giá trị tiêu biểu về tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn Kim Lân, ĐHSPHN, 1997 của Nguyễn Văn Bao
+) Khuynh hướng phong tục trong sáng tác trước 1945 của Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân, ĐHSPHN, 1999 của Trần Văn Hồng
+) Những đặc sắc truyện ngắn Kim Lân, ĐHSPHN, 2002 của Nguyễn
Tiến Đức
+) Nông thôn và hình ảnh người nông dân trong sáng tác của Kim Lân,
ĐHSPHN, 2003 của Mã Thu Hà
+) Phong cách nghệ thuật Kim Lân, ĐHSPHN, 2004 của Nguyễn Thị Thu
Nhưng lại chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về “Đặc điểm ngôn ngữ miêu tả cử chỉ trong truyện ngắn Kim Lân Chính vì vậy, mà trong phạm vi luận văn này, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ miêu tả cử chỉ trong truyện ngắn của ông
Như đã nói ở phần lí do lựa chọn đề tài, thế giới truyện ngắn Kim Lân là một thế giới đa màu sắc với sự góp mặt của nhiều nhân vật Nhân vật trong truyện ngắn của ông không chỉ phong phú về số lượng, mà mỗi nhân vật lại
có những nét cá tính riêng Một trong số những điều làm nên dấu ấn cá nhân cho nhân vật truyện ngắn Kim Lân chính là lời thoại và ngôn ngữ cử chỉ đi kèm lời thoại mà nhân vật sử dụng Có lẽ, chính bởi sự độc đáo trên mà ngôn ngữ cử chỉ của nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân đâu đó cũng đã được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu Ví như trong bài nghiên cứu của
Nguyễn Ân - Ông đánh giá “Kim Lân là nhà văn kĩ lưỡng, tinh tế trong việc
Trang 22lựa chọn chi tiết, kỳ khu, tài hoa trong việc lựa chọn ngôn từ, hình ảnh” Đi
sâu vào nghiên cứu toàn diện hơn, Nguyễn Ân chỉ ra những thành công cơ
bản của truyện ngắn Kim Lân dựa vào phương diện: miêu tả nhân vật “Các nhân vật người nghèo, chủ yếu là nông dân trong các truyện gắn của ông đều được mô tả hết sức chân thật, từ cách nghĩ, cách cư xử đến lời ăn tiếng nói,
dù đó là các nhân vật phụ hay đó là các nhân vật chính.”
Với nhận xét trên, tác giả Nguyễn Ân đã chỉ ra được các nhân vật của Kim Lân được miêu tả hết sức chân thực từ nhiều phương diện, góc độ như: Cách nghĩ, cách cư xử và đặc biệt là trong lời ăn tiếng nói có sự kết hợp của ngôn ngữ cử chỉ Chính những yếu tố này đã góp phần không nhỏ vào việc
tạo ra thành công cho truyện ngắn của Kim Lân “Trong Nghề văn cũng lắm công phu” (tái bản năm 2003), Nguyễn Khải, một nhà văn nổi tiếng của văn
học Việt Nam hiện đại tâm sự: “Về văn xuôi là nghề của tôi, trước sau tôi thần phục có ba người là ông Nguyễn Tuân, Nam Cao và Kim Lân Sau này viết lách được cái gì thường cũng lấy văn của ba ông làm chuẩn” Theo cách
nói của Nguyễn Khải, nhà văn Kim Lân được xếp vào hàng những nhà văn xuất sắc của thế kỷ XX Chẳng thế mà Nguyễn Khải khi đọc “Làng” và “Vợ
Nhặt” của Kim Lân đã ngạc nhiên mà thốt lên rằng: “Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết nên những trang sách bất hủ”
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi tìm hiểu ngôn ngữ cử chỉ của các nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân theo quan điểm phân tầng xã hội của Ngôn ngữ học xã hội Với hướng nghiên cứu đó, chúng tôi mong rằng có thể rút ra được những kết luận thú vị về sự giống và khác nhau trong việc sử dụng ngôn ngữ cử chỉ của các nhân vật thuộc cùng nhóm xã hội hoặc thuộc các nhóm xã hội riêng biệt Cũng qua đó, chúng tôi mong rằng có thể thu thập được các kết luận về một số vấn đề văn hóa, xã hội liên quan tới tầng lớp, các nhóm xã hội Việt Nam trong thời kì những năm 1930-1945, 1945- 1975 thời
kì lịch sử đầy biến động mà Kim Lân đã phản ánh trong tác phẩm của mình
Trang 23Hướng nghiên cứu của chúng tôi đi theo cách nhìn của bộ môn Ngôn ngữ học xã hội với mong muốn vừa có thể làm rõ thêm một số vấn đề liên quan tới hiện tượng phân tầng xã hội trong ngôn ngữ, vừa là tìm ra một góc nhìn mới lạ về ngôn ngữ cử chỉ
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ miêu tả cử chỉ trong truyện ngắn Kim Lân theo phân tầng xã hội và đặc biệt tập trung nghiên cứu sâu dưới góc độ giới nhằm thấy được đặc điểm ngôn ngữ cử chỉ của các nhân vật thuộc giới, nhóm xã hội khác nhau Qua đó, thấy được không chỉ giá trị giao tiếp mà còn là giá trị xã hội, giá trị văn học của các yếu tố ngôn ngữ phi lời trong truyện ngắn Kim Lân
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn giải quyết các nhiệm vụ:
- Thống kê phân loại ngôn ngữ cử chỉ trong truyện ngăn Kim Lân theo giới nam và nữ
- Phân tích số liệu để rút ra đặc điểm sử dụng các phương tiện ngôn ngữ
cử chỉ của các giới đó
- So sánh đặc điểm sử dụng ngôn ngữ cử chỉ giữa hai giới nam và nữ
- Rút ra kết luận về giá trị của ngôn ngữ cử chỉ trong việc thể hiện nội dung tác phẩm, bút pháp truyện ngắn bậc thầy của Kim Lân và đôi nét về giá trị văn hóa của các phương tiện ngôn ngữ đó trong việc phản ánh bộ mặt xã hội Việt Nam những năm 1930-1945, 1945-1975
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháo khảo sát - thống kê - nghiên cứu: phương pháp này áp dụng để thu thập tư liệu, thống kê và phân loại ngôn ngữ cử chỉ trong truyện ngắn Kim Lân theo giới
Phương pháp phân tích - tổng hợp: đùng để phân tích nguồn tư liệu đã thống kê, sau đó khái quát các kết quả đã nghiên cứu để tìm ra đặc điểm và
Trang 24giá trị của ngôn ngữ cử chỉ trong việc thể hiện nội dung tác phẩm cũng như nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân
Phương pháp đối chiếu, so sánh: dùng để so sánh sự khác biệt về cách sử dụng ngôn ngữ cử chỉ của mỗi nhân vật thuộc cùng một nhóm xã hội và các nhóm xã hội khác nhau Từ đó, rút ra đặc trưng ngôn ngữ cử chỉ của các nhóm nhân vật đó
5 Phạm vi tƣ liệu khảo sát
18 truyện ngắn của Kim Lân trong cuốn “Kim Lân tuyển tập”, nxb văn
học, 2012
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Khái quát đặc điểm ngôn ngữ miêu tả cử chỉ trong truyện
ngắn Kim Lân theo phân tầng xã hội
Chương 3: Đặc điểm ngôn ngữ miêu tả cử chỉ trong truyện ngắn Kim
Lân nhìn từ góc độ giới
Trang 25Chương 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1 Một số vấn đề về ngôn ngữ cử chỉ
1.1.1 Khái niệm ngôn ngữ cử chỉ
Mar (đầu thế kỉ XX) khẳng định “ ngôn ngữ cử chỉ tồn tại cách đây 1 triệu đến 1 triệu rưỡi năm; còn ngôn ngữ âm thanh chỉ có cách đây 5 vạn đến
50 vạn năm” Theo Mar, “ ngôn ngữ cử chỉ có thể biểu thị tư tưởng, khái niệm hình tượng hóa, có thể dùng làm công cụ giao tiếp giữa các thành viên trong cùng một bộ lạc và với các bộ lạc khác, có thể là công cụ phát triển khái niệm của mình” [10,28] Ra đời từ rất sớm và có vai trò đặc biệt quan trọng như thế,
nhưng ngôn ngữ cử chỉ lại mới được chính thức quan tâm nghiên cứu từ những năm 50 của thế kỉ XX nhờ công của nhà nhân loại học người Mỹ Ray Birdwhistell Cho đến nay, cũng đã có nhiều nhà khoa học có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ cử chỉ Nhưng, có một điều đáng chú ý là, tên gọi loại ngôn ngữ này vẫn chưa hoàn toàn được thống nhất giữa các nhà khoa học Ngôn ngữ cử chỉ còn có thể được gọi bằng những cái tên khác như:
ngôn ngữ của cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ của cơ thể, ngôn ngữ phi lời, yếu tố phi ngôn ngữ,…Có những cách gọi tên khác nhau như vậy một
phần bắt nguồn từ sự khác biệt khi dịch các thuật ngữ khoa học nước ngoài ra tiếng Việt, nhưng một lí do quan trọng nữa chính là ở quan niệm còn có sự khác biệt giữa các nhà nghiên cứu về phương tiện giao tiếp đặc biệt này
Các nghiên cứu của Julius Fast, Allan Pease, James Borg, Roger E.Axtell,
Gregory Harthy và Maryann Karinch đề cập tới hai cái tên rất phổ biến “Ngôn ngữ cơ thể” và “Ngôn ngữ cử chỉ” Tuy cách gọi khác nhau, nhưng quan niệm của các nhà nghiên cứu này lại khá đồng nhất, “ngôn ngữ cơ thể” và “ngôn ngữ cử chỉ” chỉ là hai tên gọi cho cùng một đối tượng Hầu hết các tác giả trên đều cho rằng, ngôn ngữ cơ thể hay ngôn ngữ cử chỉ là cách con người truyền
tải thông tin qua việc sử dụng các bộ phận trên cơ thể, như cách cử động chân
Trang 26tay, dáng người, khuôn mặt, kết hợp với các yếu tố về phục trang, lựa chọn khoảng cách và không gian khi giao tiếp Đây là một cách hiểu khá rộng về ngôn ngữ cử chỉ Nó là sự loại trừ tất cả các yếu tố liên quan tới “lời nói” trong giao tiếp
Ở Việt Nam, do hệ quả của việc “thông ngôn”, dịch cụm từ “nonverbal communication” ra Tiếng Việt, nên xuất hiện thêm một số thuật ngữ mới như
“ngôn ngữ phi lời”, “yếu tố phi ngôn ngữ” Không chỉ khác biệt về thuật ngữ, quan niệm về vấn đề ngôn ngữ cử chỉ của một số tác nhà nghiên cứu trong nước cũng có những khác biệt đáng kể so với quan niệm của các nhà nghiên cứu nước ngoài
Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu gọi các yếu tố tham gia vào giao tiếp nhưng không phải những yếu tố ngôn ngữ (ngôn ngữ ở đây được hiểu hẹp bao gồm các đơn vị từ vựng và các đơn vị ngữ pháp) là yếu tố kèm lời và yếu tố phi lời Yếu tố kèm lời thực chất là các yếu tố mà chúng ta quen gọi với cái tên
“siêu đoạn tính” gồm có ngữ điệu, trọng âm, cường độ, độ dài, đỉnh giọng Các yếu tố này có vai trò thể hiện nghĩa ngữ dụng của phát ngôn bằng lời
Yếu tố phi lời, theo giáo sư Đỗ Hữu Châu là “cử chỉ, khoảng không gian, tiếp xúc cơ thể, tư thế cơ thể và định hướng cơ thể, vẻ mặt, ánh mắt Cũng được tính là ngôn ngữ phi lời các tín hiệu âm thanh như tiếng gõ, tiếng kéo bàn, tiếng xô ghế, tiếng huýt sáo, tiếng còi v.v…Có thể kể cả vào đây trang phục, bài trí của thoại trường tức những tín hiệu âm thanh không nằm trong hệ thống ngữ âm, âm vị học của một ngôn ngữ”
Xếp vào nhóm các tín hiệu phi lời, theo Đỗ Hữu Châu là:
+ Các yếu tố cơ thể, vận động được tiếp nhận bằng thị giác
+ Những yếu tố tĩnh như diện mạo, trang phục…cung cấp những thông tin
về giới tính, tuổi tác, dân tộc, thành phần xã hội và trong chừng mực nhất định
cả tính cách của người đối thoại
+ Các tín hiệu về không gian tương tác như tư thế của những người hội thoại,
Trang 27Khi nêu quan điểm của mình về các yếu tố phi lời, Đỗ Hữu Châu cũng đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của chúng cùng những yếu tố kèm lời trong hội thoại, ông khẳng định rằng, trong hội thoại, chúng là những yếu tố không thể bị loại bỏ khi giao tiếp bằng lời
Tác giả Trần Thị Nga trong công trình “Nghiên cứu đặc điểm văn hóa ngôn ngữ cử chỉ của người Việt” (2005) đã có một cách định nghĩa khá khái
quát về ngôn ngữ cử chỉ như sau:
“Thuộc về ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ của con người là tất cả những điệu bộ,
cử chỉ mà con người đã sử dụng một cách cố ý hay không cố ý trong khi giao tiếp với người khác Do tính độc lập và tính hiệu quả mạnh của phương tiện này nên khác với các phương tiện đi kèm khác trong giao tiếp, trong nhiều điều kiện cụ thể của giao tiếp, cử chỉ điệu bộ có thể dùng độc lập không có ngôn ngữ bằng lời đi kèm nhưng vẫn có nội dung tương tự như khi hiển ngôn hóa bằng lời Chúng là những phù hiệu trong hoạt động giao tiếp và luôn gắn liền với ngôn ngữ bằng lời” [Dẫn theo 35, 19]
Định nghĩa trên của tác giả Trần Thị Nga thiên về hướng làm rõ cách thức
sử dụng ngôn ngữ cử chỉ trong mối quan hệ với ngôn ngữ bằng lời
Nguyễn Quang, một trong số những tác giả nghiên cứu khá sâu về ngôn ngữ cử chỉ, có cách hiểu tương đối khác biệt về ngôn ngữ cử chỉ so với cách hiểu của các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng như cách hiểu về “yếu tố phi lời”
của Đỗ Hữu Châu ở trên Ông quan niệm “Cử chỉ là các chuyển động của tay, chân, thân thể được ta sử dụng độc lập hoặc đi kèm ngôn từ khi giao tiếp với người khác nhằm nhấn mạnh hay thay thế ngôn từ, kìm nén hay biểu lộ thái độ tình cảm và nhằm diễn tả suy tư của ta” [Dẫn theo 36, 26]
Kết hợp với quan niệm của Nguyễn Quang về giao tiếp phi ngôn từ ta sẽ
hiểu rõ hơn cách nhìn của tác giả này về ngôn ngữ cử chỉ Theo ông “Giao tiếp phi ngôn từ là toàn bộ các bộ phận kiến tạo nên giao tiếp không thuộc mã hóa ngôn từ, có nghĩa là không được mã hóa bằng từ ngữ, nhưng có thể thuộc về cả hai kênh ngôn thanh và phi ngôn thanh Nó bao gồm các yếu tố cận ngôn như
Trang 28tốc độ, cường độ, ngữ lưu,…và các yếu tố ngoại ngôn thuộc ngôn ngữ thân thể như cử chỉ, dáng điệu, hiện diện , thuộc ngôn ngữ vật thể như áo quần, trang sức,…và thuộc ngôn ngữ môi trường như khoảng cách đối thoại, địa điểm giao tiếp”
Như vậy, căn cứ vào hai định nghĩa trên của Nguyễn Quang ta có thể thấy, cách hiểu của tác giả về ngôn ngữ cử chỉ hẹp hơn rất nhiều so với cách hiểu của các tác giả nước ngoài đã kể tên ở trên cũng như cách hiểu của giáo sư
Đỗ Hữu Châu Theo Nguyễn Quang, ngôn ngữ cử chỉ chỉ là một phần nhỏ, một biểu hiện của ngôn ngữ phi lời
Xét theo mục đích của luận văn là: nghiên cứu đặc điểm của ngôn ngữ cử chỉ đã được mô tả hóa bằng ngôn từ nghệ thuật trong các tác phẩm văn chương,
cụ thể là truyện ngắn của Kim Lân Chúng tôi lựa chọn cách hiểu ngôn ngữ cử
chỉ theo nghĩa hẹp của tác giả Nguyễn Quang Tức là “Ngôn ngữ cử chỉ là một
hệ thống các kí hiệu được thực hiện trên cơ sở cử động của chân, tay, thân thể được ta sử dụng độc lập hoặc đi kèm ngôn từ khi giao tiếp với người khác nhằm nhấn mạnh hay thay thế ngôn từ, kìm nén hay biểu lộ thái độ tình cảm và nhằm diễn tả suy tư của ta.”
1.1.2 Cơ chế hoạt động và tính chất của ngôn ngữ cử chỉ
1.1.2.1.Cơ chế hoạt động của các yếu tố phi ngôn ngữ
Darwin trong các công trình nghiên cứu của mình đã đề xuất ba nguyên lí để nhằm giải thích cho sự biểu hiện cảm xúc ở con người Những nguyên lí này thực
sự rất hữu dụng trong việc tìm hiểu sâu về ngôn ngữ phi lời
Nguyên lí thứ nhất: Những thói quen liên tưởng đã có từ lâu của con người Cụ thể, một số hành động ban đầu được thực hiện một cách có chủ ý, nhưng lâu dần, nó trở thành phản xạ do sự tác động giữa hai yếu tố thói quen
và sự liên tưởng Chúng ta nhảy lên khi chúng ta giật mình, chúng ta lùi lại khi bắt gặp những đe dọa bất ngờ Và khi chúng ta nhảy lên như thế, chắc chắn mắt chúng ta sẽ nhắm lại, không chí ít cũng chớp mắt, đó giống như một cơ chế bảo
Trang 29phù hợp với từng hoàn cảnh, nhiệm vụ riêng Vì vậy, bất cứ một cảm xúc nào đều dẫn tới sự biểu lộ ra ngoài của các cơ quan vận động tương ứng Trải qua thời gian, những vận động này cũng được mở rộng ra trong những tình huống giống hoặc tương tự như thế
Nguyên lí thứ hai: Nguyên lí về “sự tương phản” Nguyên lí này nghiên cứu những cử chỉ vô thức gây ra bởi những trạng thái tinh thần mâu thuẫn
Darwin dẫn ra cử chỉ nhún vai như một dấu hiệu của sự tương phản đó, nó có
thể là mong muốn vô thức được tấn công hay giải quyết hoàn cảnh bằng vũ lực, nhưng nó lại được thay thế bởi một ý thức về sự vô hiệu của bạo lực khi dùng
để giải quyết một vấn đề Những cử chỉ đôi khi vượt lên trên cả sự tác động của
lí trí, nó xuất hiện một cách tự nhiên, vô thức, phán ánh những suy nghĩ và cảm xúc trái ngược với lời nói của con người
Ví dụ: Một vị khách trước khi rời khỏi buổi tiệc có gửi lại vài lời với bà
chủ tiệc rằng: “Tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời” nhưng cái đầu của anh ta lại lắc lư qua lại; hay một sinh viên nói với giáo sư của cậu ta: “Em thật
sự rất thích khóa học này” trong khi đầu và mắt cậu ta không ngừng chuyển động, đó là dấu hiệu cho thấy vị khách và cậu sinh viên đang có những suy nghĩ trái ngược với lời nói của họ
Nguyên lí thứ ba: là về những cử chỉ gây ra bởi hệ thần kinh, cái mà có liên quan tới trung tâm điều khiển cảm xúc.Ví dụ, “run rẩy” là sự phản ứng lại của những kích thích trực tiếp, là hoạt động của mạng lưới thần kinh “Run rẩy” bắt nguồn từ những tác nhân gây kích thích như: sợ hãi, tức giận hay thỏa mãn Chúng ta hay nói về cái run rẩy vì sung sướng hay run rẩy vì lo lắng, sợ hãi, bị đe dọa,…Darwin cho rằng, sự kích thích mạnh mẽ tới hệ thần kinh sẽ làm gián đoạn dòng chảy đều đều của tác động thần kinh tới các cơ gây ra hiện tượng run rẩy Sự cáu bẳn hay rõ rệt hơn là cơn tức giận sẽ kéo theo những dấu hiệu phi lời xuất hiện như: lỗ mũi giãn ra, răng siết chặt, tay nắm lại, thở khó nhọc
Trang 30Có lẽ, đóng góp vĩ đại nhất của Darwin chính là sự thừa nhận các loại trạng thái tinh thần khác nhau của con người, đem đến cho con người vị trí độc tôn với những tiềm năng lớn lao trong môi trường tự nhiên
1.1.2.2 Tính chất của ngôn ngữ cử chỉ
a Tính đồng nghĩa và tính đa nghĩa của ngôn ngữ cử chỉ
Theo Nguyễn Đức Dân “Cử chỉ là kí hiệu Và những tín hiệu này tạo thành một thứ ngôn ngữ đặc biệt: ngôn ngữ cử chỉ” [Dẫn theo 36, 26] Đã nói tới tín
hiệu là nói tới tính hai mặt gồm cái được biểu đạt và cái biểu đạt Một cái biểu đạt
có thể truyền tải nhiều cái được biểu đạt khác nhau Và ngược lại, một cái được biểu đạt có thể được thể hiện bằng nhiều cái biểu đạt Đó là cơ sở tạo nên tính đa nghĩa và đồng nghĩa của ngôn ngữ bằng lời Cũng tương tự như ngôn ngữ lời nói, ngôn ngữ cử chỉ cũng có tính đồng nghĩa và tính đa nghĩa
- Tính đa nghĩa của ngôn ngữ cử chỉ: một cử chỉ có thể biểu đạt nhiều ý nghĩa khác nhau
Ví dụ: Người kể chuyện (hỏi Trinh):
- Anh đã biết trước những việc ấy?
Trinh gật
Cái “gật đầu” của nhân vật Trinh để khẳng định, thừa nhận điều mà người
kể chuyện vừa hỏi anh ta ở trên là đúng sự thật
Ví dụ: “Ấy thế rồi thầy quản, miệng thì ha hả, đầu thì gật gật, tay thì lôi
kéo, bắt con mẹ vào trong túp lều hàng nước, có lẽ để khám cho kĩ hơn”
Cử chỉ “đầu thì gật gật” thể hiện sự thích thú đồi bại của lão thầy Quản khi có thể lợi dụng chức quyền để lạm dụng con mẹ bán rượu lậu
- Tính đồng nghĩa: nhiều cử chỉ có thể dùng để thể hiện chung một ý nghĩa
Ví dụ: Trên đường đưa Thị về nhà, gặp đám trẻ con hay nô đùa trong
xóm, sợ chúng hay đùa như trước, anh cu Tràng “vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng” (Vợ nhặt)
Cái vẻ “nghiêm nét mặt” và “lắc đầu” ở trên của anh cu Tràng là để thể
Trang 31Ví dụ: Ông nghiêm nghị đảo mắt quanh nhà một lượt, sẽ cau mặt lại và gắt:
- Nhà cửa bừa bộn thế này thì thôi! Rỗi rãi tay cũng phải cất nhắc đôi chút chứ
( Nhân vật ông Cả trong tác phẩm “Đứa con người vợ lẽ”)
Điệu bộ “cau mặt” và hành động “gắt” của nhân vật ông Cả cũng là một cách bộc lộ sự không bằng lòng hay nói khác đi là sự không vừa ý với Tư
Trong cuốn “Ngôn ngữ của cơ thể”, tác giả Julius Fast có đặt ra một vấn
đề như sau: “Có hay không những cử chỉ và cách diễn đạt mà không ảnh hưởng tới phong tục và đúng cho mọi người ở mọi miền văn hóa? Có chăng những hành vi của con người chứa đựng cùng một ý nghĩa cho tất cả người khác bất chấp chủng tộc, màu da, cội rễ, văn hóa?” Nếu câu trả lời là “có” tức
là chúng ta công nhận tính quốc tế của ngôn ngữ cử chỉ
Nhà sinh vật học Darwin tin rằng cách diễn tả cảm xúc trên khuôn mặt thì tương tự như nhau nơi con người, không quan tâm tới nền văn hóa Nhưng nói tới các cung bậc cảm xúc của con người là nói tới sự vô hạn, và lí thuyết của Darwin thực chất chỉ đúng với những cung bậc cảm xúc cơ bản nhất Theo một cách nào
đó, bộ não của con người được lập trình để con người nhếch mép lên khi họ cười sung sướng, rơi nước mắt khi buồn hay đau, nhíu mày khi không hài lòng
“Chúng ta thừa hưởng những bản năng của cơ thể Chúng ta sinh ra với những yếu tố của thông tin không lời Chúng ta có thể căm ghét, sợ hãi, vui mừng, buồn
Trang 32bã và nhiều cảm xúc khác và diễn tả cho người khác bằng cử chỉ mà không cần phải học cách thể hiện ra như thế nào” [16, 22]
Vậy, có những biểu hiện chung của ngôn ngữ cử chỉ mà bất cứ ai trên thế giới này nhìn vào và đều có thể hiểu ý nghĩa của nó, dù họ không cùng màu da, quốc tịch, nền văn hóa và tiếng nói Đó chính là minh chứng hùng hồn nhất thể hiện tính quốc tế của ngôn ngữ cử chỉ
- Tính dân tộc
Ví dụ: kí hiệu ngón tay cái hướng lên ở châu Âu được hiểu với một nghĩa
tích cực là lời khen ngợi “Tuyệt vời!” hay “Khá lắm!” nhưng, ở một số nước Trung Đông, châu Mỹ La Tinh hay Châu Phi thì giơ ngón tay cái lên đồng nghĩa với đang lăng mạ người khác
Như vậy, ngôn ngữ cử chỉ cũng có sự khác nhau về ý nghĩa, về cách thức
sử dụng ở mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa khác nhau Nó là ước định văn hóa riêng, mang bản sắc phong tục tập quán của từng dân tộc, từng vùng miền Tìm hiểu ngôn ngữ cử chỉ, cũng là tìm hiểu đặc trưng văn hóa nơi mà nó xuất thân
Qua đây ta nhận thấy một điểm khác biệt rất thú vị giữa ngôn ngữ cử chỉ và ngôn ngữ lời nói Con người biết sử dụng ngôn ngữ lời nói là do học tập, tiếp xúc và bắt chước “xã hội” khi còn nhỏ, nhưng ngôn ngữ cử chỉ thì một phần do di truyền, một phần do học hỏi, bắt chước Con người vẫn luôn tìm cách xây dựng nên một thứ ngôn ngữ “trái đất” hay chọn ra một thứ tiếng được ưa chuộng nhất làm ngôn ngữ chung cho toàn nhân loại Nhưng thật bất ngờ, vẫn tồn tại bao lâu nay một loại ngôn ngữ chung cho con người, từ khi con người khai thiên lập địa, đó chính là ngôn ngữ cử chỉ
1.1.3 Phân loại ngôn ngữ cử chỉ
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thống kê được rằng cơ thể con người
có thể tạo ra hơn 700.000 chuyển động khác nhau để diễn tả những sắc thái tinh
tế của trạng thái tình cảm, cảm xúc, cũng như những suy tư của con người
Trang 33khăn, chưa nói tới việc phân loại chúng ra thành các nhóm theo các tiêu chí khác nhau Một cách khái quát, ta có thể tạm thời phân chia ngôn ngữ cử chỉ thành các nhóm dựa trên các tiêu chí sau:
+ Phân loại theo ý nghĩa biểu hiện của ngôn ngữ cử chỉ
+ Phân loại theo các bộ phận thực hiện ngôn ngữ cử chỉ
+ Phân loại theo mối tương quan của ngôn ngữ cử chỉ với ngôn ngữ bằng lời trong giao tiếp
1.1.3.1 Phân loại theo ý nghĩa biểu hiện của ngôn ngữ cử chỉ
Khoảng những năm 50 của thế kỉ XX, nhà nhân loại học người Mỹ Ray Birdwhistell tập trung nghiên cứu phương thức truyền đạt thông điệp của các
bộ phận khác nhau của cơ thể hay toàn bộ cơ thể và đặt tên cho môn học này là
“Kinesic” - Khoa học về ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể
Năm 1970, mô hình nghiên cứu ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể đã được Paul Ekman và Wallace Friesen (ĐH California) mở rộng Hai nhà khoa học này phân chia sự nghiên cứu ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể thành 5 nhóm lớn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta ghi nhớ rõ ràng:
a Ngôn ngữ cơ thể minh họa (Illustrators):
Loại ngôn ngữ cơ thể này thường đi kèm lời nói, có chức năng làm công
cụ hỗ trợ trực quan giúp diễn tả hoặc làm tăng sức thuyết phục cho thông điệp Trong phần lớn trường hợp, ngôn ngữ cử chỉ này là vô thức
Ví dụ1: Ông Cả giật mình tỉnh mộng:
- À, nhỉ!
Rồi cứ cầm cả gà trên tay đi vào buồng, nâng đầu vợ gọi:
- Này! Này! Đưa mượn tạm năm đồng
Trang 34Ví dụ 2: Cụ Nhiêu giật mình, vội vã xúc cơm thí cháu Kề tí hất ra, trỏ về
phía mâm rượu của bố:
- Cháu ăn thịt kia, cơ mà
- Ấy chớ! Bố mày đánh chết
(Cơm con)
Đây là cái “giật mình” kéo ông cụ ra khỏi dòng suy nghĩ miên man về
cuộc đời của chính ông, đưa ông trở lại với thực tại cay đắng (sống nhờ vào con và mang tiếng ăn bám chúng trong khi mọi gia tài của cải của con trai và con dâu ông bây giờ là của ông để lại), ông liền “vội vã” xúc cơm thí cháu Dù
là cái giậy mình vô thức hay do tác động của yếu tố bên ngoài thì cái giật mình của ông cụ cũng thật xót xa
b Ngôn ngữ cơ thể biểu tượng (Emblems):
Loại ngôn ngữ cơ thể này thường thay thế cho lời nói Nếu điệu bộ này xuất hiện trong bối cảnh hay văn hóa tương đồng thì người nhận sẽ dễ dàng hiểu nhưng sẽ thất bại nếu thể hiện ở nơi nó mang ý nghĩa khác biệt
Ví dụ: Cử chỉ giờ ngón tay cái ở các nước Châu Âu có ý nghĩa hoàn toàn
khác khi được sử dụng ở các nước Trung Đông như đã dẫn ở trên
c Ngôn ngữ cơ thể phô bày cảm xúc (Affect displays):
Đây là những động tác thể hiện cảm xúc tích cực hay tiêu cực và thường vô thức
Ví dụ1: Ông trật khăn quẳng lên bàn, rồi nằm thẳng cẳng trên tràng kỉ
Đầu ngửa lên xà nhà, thở dài sườn sượt, ra dáng mệt nhọc lắm Ông nói một mình:
- Mẹ kiếp, tổ tôm còm mà cũng thua ngót hai chục bạc, đen rấp, đen rủi Ông gáp thốc ngáp tháomột hồi, rồi ngủ lúc nào không biết
(Đứa con người vợ lẽ)
Cử chỉ, hành động trên của Ông Cả thể hiện sự buồn chán, não nuột, bực bội, khó chịu trong người Ông khi ông đi chơi tổ tôm về và bị thua - mất tiền
Ví dụ 2: “Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.”
Trang 35Cử chỉ “ton ton” thể hiện niềm hạnh phúc, vui sướng, mừng rỡn của nhân vật Thị khi chạy lại đẩy xe bò cho Tràng và được nghe Tràng nói:
“Muốn ăn cơm trắng với giò này!
Lại đây đẩy xe bò với anh, nì!”
d Ngôn ngữ cơ thể chuyển đổi (Adaptors):
Đây là những dấu hiệu bộc lộ tâm trạng bao gồm: những thay đổi đột ngột về dáng điệu và động tác (ngôn ngữ cơ thể chuyển đổi thay thế); hành
vi xoa mặt hoặc sờ mặt (ngôn ngữ cơ thể chuyển đổi tác động tới bản thân); những hành vi như gặm bút, tháo mắt kính, mân mê đồ trang sức….(ngôn ngữ cơ thể chuyển đổi tác động tới đồ vật)
Ví dụ: “Thế là Thị ngồi sà xuống, ăn thật Thị cắn đầu ăn một chặp bốn
bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì Ăn xong Thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:
- Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.”
(Vợ nhặt)
Hành động “ngồi sà xuống”, “cắm đầu ăn” ( ngôn ngữ chuyển đổi tác động tới bản thân) một chặp bốn bát bánh đúc liền của nhân vật Thị thể hiện tâm trạng, niềm hạnh phúc, sự mừng rên khó nói thành lời khi được ăn một bữa
“tử tế” trong những ngày đói dài khi được Tràng “trả công” giúp anh đẩy xe bò
e Ngôn ngữ cơ thể điều chỉnh:
Loại ngôn ngữ cơ thể này bao gồm những động tác liên quan đến chức năng nói hoặc nghe và bộc lộ ý định của chúng ta Gật đầu, giao tiếp bằng mắt
và thay đổi tư thế cơ thể là những động tác thuộc loại này
Ví dụ: Thị liếc mắt cười tít
Hay: À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười:
- Chả hôm ấy thì hôm nay vậy Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã”
(Vợ nhặt)
Cử chỉ “liếc mắt cười tít” là một hành động có chủ ý của nhân vật Thị
người đàn bà đang ngồi “vêu” ra để nhặt hạt rơi hạt vãi mỗi lần xe thóc Liên
Trang 36đoàn lên tỉnh đi qua hay ai có công có việc gì gọi giúp thì làm đồng thời nhằm làm gia tăng mức độ sinh động cho lời nói của Thị “Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ!” cũng như việc bộc lộ tâm trạng vui mừng, khấn khởi đầy hào hứng của thị khi đẩy xe bò giúp Tràng để được “ăn cơm trắng với giò” Hay
việc anh cu Tràng “toét miệng cười” cũng là một hành động có chủ ý Vì khi bị
Thị trách: “Điêu! Người thế mà điêu!”, “Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt!”; Hắn đã không nhớ ra thị là ai, và cũng không nhớ ra cả cái việc đã hứa là “chiêu đãi” thị một bữa “cơm trắng với giò”, giờ gặp lại Thị khác quá: “ Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn
đi, ” cho nên Hắn “toét miệng cười” như một lời chào, một lời xin lỗi, chuộc lỗi
để giấu đi rất nhiều tâm trạng của mình
1.1.3.2 Phân loại theo các bộ phận thực hiện cử chỉ điệu bộ
Với quan niệm rằng: Ngôn ngữ cử chỉ là một hệ thống các kí hiệu được thực hiện trên cơ sở cử động của chân, tay, thân thể; ở đây, luận văn đi theo
hướng phân loại ngôn ngữ cử chỉ theo các vùng cơ thể thực hiện, bởi theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì các bộ phận cơ thể trên cùng một vùng luôn có sự liên kết chặt chẽ với những cử chỉ diễn ra đồng thời, thể hiện cùng một ý nghĩa hay nhiều ý nghĩa đan xen nhau Có thể chia các cử chỉ điệu bộ theo các vùng như:
- Đầu và cổ: gồm những cử chỉ được hình thành do sự vận động của cổ kéo theo đó là sự vận động của đầu Số lượng các cử chỉ thuộc nhóm này không nhiều do giới hạn vận động thiếu linh hoạt của cổ
Ví dụ: - Khỉ gió
Thị phát đánh đét vào lưng hắn, khoặm mặt lại
Hắn thích chí ngửa cổ cười khanh khách
(Vợ nhặt)
Cử chỉ “ngửa cổ” của anh cu Tràng ở trên thể hiện sự hạnh phúc, thích chí, hài lòng cũng như đồng tình với hành động “đánh yêu” của Thị
Trang 37- Tư thế cơ thể: là các cử chỉ được tạo ra do vận động của chân và thân mình trong lúc giao tiếp
Ví dụ: Ông trật khăn quẳng lên bàn, rồi nằm thẳng cẳng trên tràn kỉ Đầu
ngửa lên xà nhà, thở dài sườn sượt, ra dáng mệt mỏi lắm
(Đứa con người vợ lẽ)
Cử chỉ được miêu tả ở trên nhằm thể hiện tâm trạng buồn, chán trường, mệt mỏi rã rời của ông Cả khi bị thua tổ tôm và trở về nhà
Hay một ví dụ khác: Tư gượng gạo đứng lên, lệt xệt bước lên trên nhà
Ông Cả vứt một hào ra bàn, dịu giọng:
- Đi mua một hào phở!
- Vâng
- Đem bát nhà đi
- Vâng
Tư thất thểu lê bước
(Đứa con người vợ lẽ)
Cử chỉ “gượng gạo đứng lên, lệt xệt bước” và “thất thểu lê bước” của Tư
miêu tả tâm trạng gượng gạo, chán nản, buồn tủi cũng như sự mệt mỏi rã rời về thân xác khi cái đói đang “hoành hành” cơ thể anh mấy hôm nay
- Cử chỉ của tay: là những cử chỉ được hình thành do sự vận động của cánh tay, cẳng tay và bàn tay Do đây là một trong những bộ phận linh hoạt và năng hoạt động nhất trên cơ thể nên biểu hiện của các cử chỉ thuộc vùng cơ thể này vô cùng phong phú Các cử chỉ của tay cũng thuộc nhóm các cử chỉ hay đi kèm với các cử chỉ thuộc các vùng cơ thể khác để làm rõ cùng 1 nghĩa hoặc thể hiện các ý nghĩa song hành
Ví dụ1: Tư thất thểu lê bước Tay bưng bát phở mà mỏi rã rời Khói bốc
lên nghi ngút Anh thèm quá!
Cử chỉ bưng bát phở mà “mỏi rã rời” thể hiện sự cố gắng đầy gắng gượng cuả Tư khi đi mua bát phở về cho ông Cả ăn sáng và giúp người đọc thấy rõ
Trang 38hơn tâm thể mệt mỏi, rã rời, không còn sự sống (do bị đói) của Tư đồng thời làm rõ tư thế thất thểu lê bước của Tư trước đó
- Cử chỉ của khuôn mặt (nét mặt): là những cử chỉ được hình thành do sự vận động của các bộ phận như mắt, mũi, miệng, cơ mặt và tai Theo như
Nguyễn Văn Lê “gương mặt loài người là một sáng tạo vĩ đại của Đấng Tạo Hóa Ở con người, với mọi biểu hiện cảm xúc, vui, buồn, giận hờn, căm tức, hả hê…tất cả đều có thể thể hiện trên khuôn mặt” [22, 47] Các cử chỉ được thể
hiện qua bằng nét mặt không chỉ phong phú về mặt số lượng mà còn phức tạp
về ý nghĩa biểu hiện, đôi khi, trên cùng một nét mặt, vào cùng một thời điểm,
có không chỉ một cử chỉ được thực hiện mà nó là sự phối hợp cử chỉ của các bộ phận khác nhau trên khuôn mặt, làm nên những biểu cảm vô cùng khó đoán cho người đối diện Đó là chưa nói tới việc, nét mặt con người thay đổi liên tục theo từng lời nói, mỗi giây lại có thể có những nét biểu cảm khác nhau
Ví dụ: Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng Mặt hắn
chun ngay lại , miếng cám đắng chát và nghẹn ứ trong cổ
(Vợ nhặt )
Cử chỉ “chun mặt ngay lại” của nhân vật anh cu Tràng ở trên chính là để thể hiện sự phản ứng đột ngột, không ưng ý, không vui, buồn, tủi về “bữa cơm thịnh soạn” được gọi là “chè khoán” ngon đáo để của mẹ anh - bà cụ Tứ
Trang 39Hay một ví dụ khác: Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi Cái mặt to lớn bặm lại, khó đăm đăm Miếng cám trong mặt hắn đã bã ra chát xít
1.1.3.3 Phân loại ngôn ngữ cử chỉ theo mối tương quan của nó với ngôn ngữ bằng lời (hay phân loại ngôn ngữ cử chỉ theo chức năng)
Dựa vào sự tác động qua lại giữa ngôn ngữ cử chỉ với ngôn ngữ âm thanh, Phi Tuyết Hinh cho rằng ngôn ngữ cử chỉ có hai chức năng chính đó là:
- Chức năng thay lời
- Chức năng kèm lời
Ta hoàn toàn có thể dựa vào hai chức năng này của ngôn ngữ cử chỉ để phân ngôn ngữ cử chỉ thành hai nhóm khác nhau
a Ngôn ngữ cử chỉ có chức năng thay lời
b Ngôn ngữ cử chỉ có chức năng kèm lời
Cụ thể về chức năng thay lời và chức năng kèm lời của ngôn ngữ cử chỉ sẽ được chúng tôi trình bày ngay trong phần “Chức năng của ngôn ngữ cử chỉ” dưới đây
1.1.4 Chức năng của ngôn ngữ cử chỉ
1.1.4.1 Ngôn ngữ cử chỉ có chức năng thay lời:
Theo Phi Tuyết Hinh, “chức năng thay lời là chức năng giao tiếp một cách độc lập của cử chỉ, điệu bộ được thực hiện trong hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt và trong hoàn cảnh bình thường” [12, 35-44]
Con người hoàn toàn có thể truyền tải thông điệp cho nhau mà không dùng đến từ ngữ, thay vào đó họ dùng ngôn ngữ cử chỉ để giao tiếp Có đôi khi việc dùng ngôn ngữ cử chỉ là bắt buộc trong những hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt như giao tiếp giữa những người khiếm thính, hay giao tiếp giữa những người bất đồng ngôn ngữ
Nhưng không hiếm những khi, con người hoàn toàn có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ âm thanh nhưng họ lại lựa chọn phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ cử chỉ Bởi có những điều không tiện để nói, cũng có những điều chưa chắc cứ nói ra là có thể truyền tải hết được tâm ý cũng như thâm ý
Trang 40muốn gửi gắm Thay vào đó, những cử chỉ câm lặng lại có sức công phá hết sức bất ngờ
Ví dụ: Anh ngồi phệt xuống đất, lưng dựa vào bức tường vàng sạm vì
khói ám Mắt lờ đờ nhìn làn khói xám vơ vẩn bốc lên trời Anh ngao ngán nhìn cái bếp lạnh lẽo của nhà, mấy ông đầu rau đen chũi, ngồi lặng lẽ như than thầm với nhau Nước mắt anh trào ra âm thầm lăn trên gò má
(Đứa con người vợ lẽ)
Nhóm cử chỉ “ngồi phệt xuống đất, lưng dựa vào bức tường; mắt lờ đờ nhìn làn khói xám; nước mắt anh trào ra ” có thể nói là những hành động mệt
mỏi, chán trường, ngao ngán, buồn tủi, của Tư - đứa con người vợ lẽ đang lả đi
vì đói, vì thất nghiệp, vì kiếm tìm việc làm mãi mà không được Chỉ bằng những cử chỉ trên Kim Lân đã gợi lên trong lòng người đọc đầy đủ về hình ảnh, tâm trạng của anh Tư một cách đầy cám cảnh Vừa thương, vừa xót, vừa thông cảm, vừa thấy tội cho Anh! Cử chỉ trên cũng có tác dụng to lớn trong việc thể hiện bản chất, tính cách nhân vật - một đưa con của người vợ lẽ đã hai hôm nay không có một hạt cơm nào vào trong bụng Ruột anh xót như cào Bụng anh hóp lại Mặt anh phờ phạc Anh đói quá, lả cả người đi để rồi nước mắt anh trào ra âm thầm lăn trên gò má
1.1.4.2 Ngôn ngữ cử chỉ có chức năng kèm lời
Cũng theo Phi Tuyết Hinh “chức năng kèm lời là chức năng được thể hiện một cách thường xuyên và thông dụng hơn của ngôn ngữ cử chỉ”
Có thể nói, ngôn ngữ cử chỉ có thể tồn tại độc lập, thay thế hoàn toàn lời nói trong một số trường hợp, nhưng hiếm khi nào con người nói mà không vô tình hay hữu ý kèm theo lời nói một vài biểu hiện của ngôn ngữ cử chỉ Theo
Arbercrombie “chúng ta nói bằng các cơ quan cấu âm, nhưng chúng ta hội thoại bằng cả cơ thể…Những sự kiện kèm ngôn ngữ xuất hiện song song với ngôn ngữ nói và cùng với ngôn ngữ nói hình thành nên một hệ thống giao tiếp trọn vẹn” [5, 223] Như vậy, ngôn ngữ cử chỉ khi đi kèm lời nói có tác dụng bổ