1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học các môn tự nhiên và xã hội, khoa học ở tiểu học

28 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

- Nhóm HV nghiên cứu phụ lục 2 về một tiến trình dạy học minh họa các bước của phương pháp BTNB, sử dụng SGK để theo dõi và phân tích cơ sở khoa học củacác bước trong tiến trình minh họa

Trang 1

TẬP HUẤN

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, KHOA HỌC Ở TIỂU HỌC

Huế, tháng 10-2015 Tài liệu lưu hành nội bộ

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1 NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” 3

1.1 Mục tiêu: 3

1.2 Phương pháp tiếp cận 3

1.3 Học liệu 3

1.4 Tiến trình hoạt động 3

PHẦN 2 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC 4

2.1 Mục tiêu 4

2.2 Phương pháp tiếp cận 4

2.3 Học liệu 4

2.4 Tiến trình hoạt động 4

PHẦN 3 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC Ở TIỂU HỌC 5

3.1 Mục tiêu 5

3.2 Phương pháp tiếp cận 5

3.3 Học liệu 5

3.4 Tiến trình hoạt động 5

PHẦN 4 TỔNG KẾT 6

PHỤ LỤC 1 GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP "BÀN TAY NẶN BỘT" (PP-BTNB) 7

1.1 Phương pháp Bàn tay nặn bột (PP-BTNB) là gì ? 7

1.2 Thế nào là giảng dạy khoa học dựa trên cơ sở tìm tòi-nghiên cứu 7

1.3 Tiến trình sư phạm của PP-BTNB 10

PHỤ LỤC 2 VÍ DỤ MINH HỌA TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO PP-BTNB TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC 13

Bài 1: Cơ quan vận động (TN-XH lớp 2) 13

1.1 Xác định vị trí của bài học trong chương trình 13

1.2 Địa chỉ áp dụng phương pháp BTNB trong bài học 13

1.3 Tiến trình tham khảo 13

Bài 2: Bộ xương (TN và XH lớp 2) 16

2.1 Xác định vị trí của bài học trong chương trình 16

2.2 Địa chỉ áp dụng phương pháp BTNB trong bài học: Cả bài 16

2.3 Tiến trình tham khảo 16

PHỤ LỤC 3 CÁC BÀI TRONG MÔN TN-XH, KHOA HỌC CÓ THỂ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” 20

3.1 LỚP 1 20

3.2 LỚP 2 20

3.3 LỚP 3 21

3.4 LỚP 4 22

3.5 LỚP 5 23

PHỤ LỤC 4 VÍ DỤ MINH HỌA TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO PP-BTNB TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC Ở TIỂU HỌC 24

BÀI 53: CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT (Khoa học lớp 5) 24

4.1 Xác định vị trí của bài học trong chương trình 24

4.2 Địa chỉ áp dụng phương pháp BTNB trong bài học 24

4.3 Tiến trình tham khảo 24

Trang 3

PHẦN 1 NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP

“BÀN TAY NẶN BỘT”

1.1 Mục tiêu:

- Học viên hiểu được cơ sở khoa học của phương pháp Bàn tay nặn bột (BTNB),các nguyên tắc của Phương pháp

- Phân tích được tiến trình dạy học của phương pháp BTNB

- So sánh, tổng hợp để rút ra được những điểm giống nhau và khác biệt giữaphương pháp BTNB và một số phương pháp dạy học tích cực khác

1.2 Phương pháp tiếp cận

- Học viên tự nghiên cứu tài liệu có hướng dẫn

- Báo cáo

1.3 Học liệu

1.3.1 Vụ giáo dục tiểu học, Hội gặp gỡ Việt Nam (2011), Phương pháp bàn tay

nặn bột ứng dụng vào môn khoa học ở trường tiểu học Việt Nam, Hà Nội

(Phụ lục 1)

1.4 Tiến trình hoạt động

Hoạt động 1: Học viên nghiên cứu tài liệu Phụ lục 1 tìm hiểu về những lý luận cơ

bản về phương pháp BTNB để biết được các thông tin:

 Phương pháp BTNB là gì ?

 Thế nào là giảng dạy khoa học dựa trên sự tìm tòi nghiên cứu ?

 Các nguyên tắc của phương pháp BTNB

 Tiến trình của phương pháp BTNB

Hoạt động 2: Báo cáo viên hệ thống hóa cơ sở lý luận của phương pháp BTNB,

đối chiếu với một số phương pháp dạy học tích cực khác

Trang 4

PHẦN 2

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT”

TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC

2.1 Mục tiêu

- Hiểu tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB thông qua phân tích một bài

học cụ thể thuộc môn Tự nhiên và xã hội (TN-XH) ở tiểu học

- Vận dụng được tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB để thiết kế 01 kếhoạch dạy học thuộc chương trình TN-XH ở tiểu học

2.3.2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học

Tự nhiên và xã hội, khoa học ở trường tiểu học, NXB Lao động, Hà Nội

- BCV đề nghị chia nhóm học viên (HV), thành lập trưởng nhóm, thư ký

- Nhóm HV nghiên cứu phụ lục 2 về một tiến trình dạy học minh họa các bước

của phương pháp BTNB, sử dụng SGK để theo dõi và phân tích cơ sở khoa học củacác bước trong tiến trình minh họa

- BCV cùng HV thảo luận và liệt kê các vấn đề cần quan tâm khi áp dụng phươngpháp BTNB vào thiết kế tiến trình dạy học ở Việt Nam

- BCV cung cấp thêm các ví dụ minh họa và sản phẩm của tiến trình dạy học theophương pháp

Hoạt động 2:

- HV nhớ lại các bước của tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB (P.lục 3)

- Nhóm Học viên thực hành thiết kế tiến trình dạy học theo phương pháp BTNBcho một bài học ở chương trình TN-XH ở tiểu học

- Nhóm học viên trình bày ý tưởng

- Báo cáo viên cùng học viên trao đổi, kết luận

Trang 5

PHẦN 3

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT”

TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC Ở TIỂU HỌC

3.1 Mục tiêu

- Hiểu tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB thông qua phân tích một bài

học cụ thể thuộc môn Khoa học ở tiểu học

- Vận dụng được tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB để thiết kế 01 kếhoạch dạy học thuộc chương trình Khoa học ở tiểu học

3.3.1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học Tự

nhiên và xã hội, khoa học ở trường tiểu học, NXB Lao động, Hà Nội.(Phụ lục 3)

3.3.2 Phụ lục 4

3.4 Tiến trình hoạt động

Hoạt động 1:

- BCV tóm tắt về chương trình dạy học môn Khoa học ở tiểu học, giới thiệu các

mô đun kiến thức có thể áp dụng phương pháp BTNB trong chương trình Khoa học ởtiểu học

- BCV đề nghị chia nhóm học viên, thành lập trưởng nhóm, thư ký

- Nhóm HV nghiên cứu phụ lục 4 về một tiến trình dạy học minh họa các bước

của phương pháp BTNB, sử dụng SGK để theo dõi và phân tích cơ sở khoa học củacác bước trong tiến trình minh họa

- BCV cùng HV thảo luận và liệt kê các vấn đề cần quan tâm khi áp dụng phươngpháp BTNB vào thiết kế tiến trình dạy học ở Việt Nam

- BCV cung cấp thêm các ví dụ minh họa và sản phẩm của tiến trình dạy học theophương pháp

Hoạt động 2:

- HV nhớ lại các bước của tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB (P.lục 3)

- Nhóm HV thực hành thiết kế tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB chomột bài học ở chương trình Khoa học ở tiểu học

- Nhóm học viên trình bày ý tưởng

- Báo cáo viên cùng học viên trao đổi, kết luận

Trang 6

PHẦN 4

TỔNG KẾT

Trang 7

PHỤ LỤC 1 GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP "BÀN TAY NẶN BỘT" (PP-

BTNB)

1.1 Phương pháp Bàn tay nặn bột (PP-BTNB) là gì ?

- Là phương pháp giảng dạy khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi-nghiên cứu,

áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên

- Là phương pháp hình thành kiến thức cho học sinh thông qua các thí nghiệm.Dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề đặt ratrong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điềutra …

Đứng trước một sự vật hiện tượng, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giảthuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng

và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợpkiến thức

Mục tiêu của PP-BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say

mê khoa học của học sinh Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, PP-BTNBcòn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viếtcho học sinh

Phương pháp này do giáo sư người Pháp George Charpak (Nobel Vật lý năm1992) khởi xướng tại Pháp năm 1995 Tháng 9/1996, phương pháp này được Bộ Giáodục quốc gia Pháp đưa vào dạy thử nghiệm tại 5 tỉnh với 350 lớp học tham gia Nhiềutrường đại học, viện nghiên cứu tham gia giúp đỡ các giáo viên thực hiện tiết dạy

Ngoài việc triển khai PP-BTNB trong các trường tiểu học, trong giảng dạy cácmôn Vật lý, Hóa học và Sinh học ở trường THCS, Bộ Giáo dục quốc gia Pháp cònkhuyến khích giáo viên ở các trường mầm non áp dụng phương pháp này trong các tiếtdạy của mình về khoa học Việc phát triển và ứng dụng PP-BTNB xuyên suốt qua cácbậc học từ Mầm non, tiểu học đến THCS giúp học sinh làm quen với phương pháp họctập khoa học, chịu khó suy nghĩ tìm tòi, mang lại một không khí mới cho việc giảngdạy và học tập khoa học tại các trường học ở Pháp

1.2 Thế nào là giảng dạy khoa học dựa trên cơ sở tìm tòi-nghiên cứu

Giảng dạy theo PP-BTNB hoàn toàn khác nhau giữa các lớp, phụ thuộc vào trình

độ của học sinh Giảng dạy theo phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải năng động,không theo một khuôn mẫu nhất định Giáo viên được quyền đề xuất một tiến trìnhgiảng dạy của mình phù hợp với tưng đối tượng học sinh, từng lớp học

Tuy nhiên, để giảng dạy theo PP-BTNB cũng cần phải đảm bảo các nguyên tắc

cơ bản sau:

Trang 8

1.2.1 Tự làm thí nghiệm là cốt lõi của việc tiếp thu kiến thức khoa học

Học sinh cần thiết phải tự thực hiện và điều khiển các thí nghiệm của mình phùhợp với hiện tượng, kiến thức mà học sinh quan tâm nghiên cứu Đây là yếu tố quantrọng của việc tiếp thu kiến thức, là cơ sở cho việc phát hiện, hiểu các khái niệm vàthông qua các thí nghiệm, học sinh có thể tự hình thành kiến thức liên quan đến thếgiới xung quanh mình

Trước khi được học kiến thức, học sinh đến lớp với những suy nghĩ ban đầu củamình về các kiến thức, sự vật, hiện tượng theo cách suy nghĩ và quan niệm riêng củacác em thông qua vốn sống và vốn kiến thức thu nhận được ngoài trường học Cácquan niệm này có thể đúng hoặc sai

Các thí nghiệm trong PP-BTNB là những thí nghiệm đơn giản, với các vật liệu

dễ kiếm, gần gũi với học sinh Học sinh không cần thiết phải đi ra khỏi lớp để thựchiên các thí nghiệm, không nhất thiết cần phải có phòng thực hành bộ môn riêng biệtcho các thí nghiệm Để thiết kế và chuẩn bị cho những thí nghiệm như vậy đòi hỏi giáoviên cần phải tìm tòi, sáng tạo, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp khác

1.2.2 HS cần phải hiểu rõ câu hỏi đặt ra hay vấn đề trọng tâm của bài học

Để học sinh có thể tiếp cận thực sự với tìm tòi-nghiên cứu và cố gắng để hiểukiến thức, học sinh cần thiết phải hiểu rõ câu hỏi hoặc vấn đề đặt ra cần giải quyết

trong bài học Để đạt được yêu cầu này, bắt buộc học sinh phải tham gia vào bước

hình thành các câu hỏi Có nghĩa là học sinh cần phải có thời gian để khám phá chủ

đề của bài học, thảo luận các vấn đề và các câu hỏi đặt ra để từ đó có thể suy nghĩ vềnhững gì cần được nghiên cứu, phương án thực hiện như thế nào

Vai trò của giáo viên rất quan trọng trong việc định hướng, gợi ý, giúp đỡ các

em tự khám phá, tự đặt ra các câu hỏi để học sinh hiểu rõ câu hỏi và vấn đề cần giảiquyết của bài học, từ đó đề xuất các phương án thí nghiệm hợp lý

Không chỉ trong PP-BTNB mà dù dạy học bằng bất cứ phương pháp nào, việchọc sinh hiểu rõ vấn đề đặt ra, những vấn đề trọng tâm cần giải quyết của bài học làyếu tố quan trọng và quyết định sự thành công của quá trình dạy học

1.2.3 Tìm tòi-nghiên cứu khoa học đòi hỏi học sinh nhiều kỹ năng Một trong các kỹ năng cơ bản đó là thực hiện một quan sát có chủ đích

Tìm tòi-nghiên cứu yêu cầu học sinh nhiều kỹ năng như: kỹ năng đặt câu hỏi, đềxuất các dự kiến (dự đoán, giả thiết), dự kiến thí nghiệm, phân tích dữ liệu, giải thích

và bảo vệ các kết luận của mình thông qua tình bày nói hoặc viết … Một trong các kỹnăng quan trọng đó là học sinh phải biết xác định và quan sát một sự vật, hiện tượngcần nghiên cứu

Như chúng ta đã biết, các sự vật, hiện tượng đều có tính chất và đặc trưng cơbản Để hiểu rõ và phân biệt được các sự vật, hiện tượng với nhau bắt buộc người họcphải rút ra được các đặc trưng đó Nếu quan sát không có chủ đích, quan sát chungchung và thông tin thu nhận tổng quát thì sẽ không thể giúp học sinh sử dụng để tìm ra

Trang 9

câu trả lời cho các câu hỏi cụ thể Vì thế, giáo viên cần giúp học sinh định hướng khiquan sát để sự quan sát của các em có chủ đích, nhằm tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đặt

ra Tất nhiên việc định hướng, gợi ý của giáo viên cần phải đưa ra đúng thời điểm,trước tiên phải yêu cầu học sinh xác định vấn đề cần quan sát và tự định hướng mộtquan sát có chủ đích

1.2.4 Học khoa học không chỉ là hành động với các đồ vật, dụng cụ thí nghiệm mà học sinh còn cần phải biết lập luận, trao đổi với các học sinh khác, biết viết cho mình và cho người khác hiểu.

Để các thí nghiệm được thực hiện đúng và thành công, đưa lại kết luận mới vềkiến, học sinh phải suy nghĩ và hiểu những gì mình đang làm, đang thảo luận với họcsinh khác Các ý tưởng, dự kiến, dự đoán, các khái niệm, kết luận cần được phát biểu

rõ ràng bằng lời hay viết ra giấy để chia sẻ và thảo luận với các học sinh khác

Việc trình bày ý tưởng, dự đoán kết quả, kết luận của học sinh có thể kết hợp cảtrình bày bằng lời và viết, vẽ ra giấy (trong trường hợp cần phải có sơ đồ minh họahoặc kênh hình giúp học sinh biểu đạt tốt hơn) Đôi khi trình bày và biểu đạt ý kiến củamình cho người khác sẽ giúp học sinh nhận ra mình đã thực sự hiểu được vấn đề haychưa Nếu chưa thực sự hiểu vấn đề, học sinh sẽ lúng túng khi trình bày và rất khó đểdiễn đạt trôi chảy, lô-gic vấn đề mình muốn nói Phần lớn học sinh thích trình bày bằnglời khi muốn giải thích một vấn đề hơn là viết ra giấy Việc trình bày bằng lời hay yêucầu viết ra giấy cần phải được sử dụng linh hoạt, phù hợp với từng hoạt động, thời gian(viết sẽ tốn thời gian nhiều hơn trình bày bằng lời) Đây cũng là một yếu tố quan trọng

để giáo viên rèn luyện ngôn ngữ nói và viết cho học sinh trong quá trình dạy học khoahọc

1.2.5 Dùng tài liệu khoa học để kết thúc quá trình tìm tòi-nghiên cứu

Mặc dù cho rằng làm thí nghiệm trực tiếp là quan trọng nhưng không thể bỏ quaviệc nghiên cứu tài liệu khoa học Với các thí nghiệm đơn giản, không thể đáp ứng hếtnhu cầu về kiến thức cần tìm hiểu của học sinh và chuyển tải hết nội dung của bài học

Có nhiều nguồn tài liệu tài liệu khoa học như sách giáo khoa, thông tin trênInternet, báo chí chuyên ngành, tranh, ảnh, phim khoa học mà giáo viên chuẩn bị … để

hỗ trợ cho học sinh nghiên cứu tìm ra kiến thức Tuy nhiên, nguồn tài liệu quan trọng,phù hợp và gần gũi nhất đối với học sinh là sách giáo khoa Đối với một số kiến thức

có thể khai thác thông qua tài liệu, giáo viên có thể cho học sinh đọc sách giáo khoa vàtìm thông tin để trả lời câu hỏi liên quan

Việc đọc tài liệu, nhận biết, tìm thấy và lọc được thông tin quan trọng, liên quan

để trả lời cho câu hỏi cũng là phương pháp nghiên cứu trong khoa học (phương phápnghiên cứu tài liệu) Cũng giống như đối với vấn đề quan sát, giáo viên phải giúp họcsinh xác định được tài liệu cần đọc, thông tin cần tìm kiếm để định hướng quá trìnhnghiên cứu tài liệu của mình

Trang 10

1.2.6 Khoa học là một công việc cần sự hợp tác

Tìm tòi-nghiên cứu là một hoạt động cần sự hợp tác và kết quả đạt được phầnlớn đến từ một sự hợp tác trong công việc Trong nghiên cứu khoa học thực sự cũngvậy, ví dụ như một nhà động vật học tự mình quan sát, nghiên cứu về tập tính của mộtloài động vật nào đó Nhưng sau khi có kết quả nghiên cứu, nhà khoa học đó phải công

bố kết quả của mình, thảo luận, so sánh với những nghiên cứu khác trong bài báo khoahọc của mình để chứng tỏ kết quả nghiên cứu của mình là mới và chính xác

Ngay từ việc thảo luận, hoạt động theo nhóm học sinh cũng đã làm các côngviệc tương tự như hoạt động của các nhà khoa học: chia sẻ ý tưởng, tranh luận, suynghĩ về những gì cần làm và phương pháp để giải quyết vấn đề đặt ra

1.3 Tiến trình sư phạm của PP-BTNB

PP-BTNT đề xuất một tiến trình sư phạm ưu tiên xây dựng tri thức (hiểu biết,kiến thức) bằng khai thác, thực nghiệm và thảo luận

Đó là sự thực hành khoa học bằng hành động, hỏi đáp, tìm tòi, thực nghiệm, xâydựng tập thể chứ không phải phát biểu lại các kiến thức có sẵn xuất phát từ sự ghi nhớthuần túy

Học sinh tự mình thực hiện các thí nghiệm, các suy nghĩ và thảo luận để đạtđược các kiến thức cho chính mình

Học sinh học tập nhờ hành động, tiến bộ dần bằng cách tự đặt câu hỏi, bằng hỏiđáp với các bạn (làm việc nhóm 2 hoặc nhóm lớn), bằng cách trình bày quan điểm cánhân của mình, đối lập với quan điểm của bạn và về các kết quả thực nghiệm để kiểmtra sự đúng đắn và tính hiệu lực của nó

Mỗi học sinh bắt buộc có một quyển vở thí nghiệm do chính các em ghi chéptheo cách thức và ngôn ngữ của chính các em Đây là một đặc trưng quan trọng củaPP-BTNB Thông qua vở thí nghiệm, giáo vên có thể tìm hiểu sự tiến bộ trong nhậnthức hay biết mức độ nhận thức của học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy học, hàmlượng kiến thức cho phù hợp Ghi chép trong vở thí nghiệm không những giúp họcsinh làm quen với công tác nghiên cứu khoa học mà còn giúp học sinh rèn luyện ngônngữ

Trang 11

5 bước trong tiến trình sư phạm của PP-BTNB

1.3.1 Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.

Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do giáo viênchủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học Tình huống xuất phát phảingắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với học sinh Tình huống xuất phát nhằm lồng ghép câuhỏi nêu vấn đề Tình huống xuất phát càng rõ ràng thì việc dẫn nhập vào câu hỏi nêuvấn đề càng dễ dàng Tuy nhiên có trường hợp không nhất thiết phải có tình huốngxuất phát mới đề xuất câu hỏi nêu vấn đề (tùy từng kiến thức và từng trường hợp cụthể)

Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học (hay mô-đun kiến thức mà họcsinh sẽ được học) Câu hỏi nêu vấn đề cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với trình độ, gâymâu thuẫnn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của học sinhnhằm chuẩn bị tâm thế cho học sinh trước khi khám phá, lĩnh hội kiến thức Giáo viênphải dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng đối với câu hỏi nêuvấn đề Nếu càng đáp ứng các yêu cầu nêu trên thì ý đồ dạy học của giáo viên càng dễthực hiện thành công

1.3.2 Bước 2: Bộc lộ suy nghĩ, nhận thức ban đầu

Đây là bước quan trọng, đặc trưng của PP-BTNB Bước này khuyến khích họcsinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình trước khi được học kiến thức.Giáo viên có thể yêu cầu học sinh bộc lộ, thể hiện bằng lời nói, viết hoặc vẽ

1.3.3 Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi-nghiên cứu

+ Đề xuất câu hỏi:

Từ những khác biệt và phong phú về nhận thức ban đầu của học sinh, giáo viêngiúp học sinh đề xuất các câu hỏi từ những sự khác biệt đó Chú ý xoáy sâu vào những

sự khác biệt liên quan đến kiến thức trọng tâm của bài học (hay mô-đun kiến thức)

Lưu ý:

- Nên lựa chọn các nhận thức vừa đúng vừa sai với các câu hỏi

- Tuyệt đối không có bình luận hay nhận xét gì về tính đúng sai của các nhậnthức ban đầu

- Chọn vị trí thích hợp, dễ nhìn để thể hiện các nhận thức ban đầu của học sinh.Giữ nguyên để đối chiếu, so sánh sau khi hình thành kiến thức cho học sinh ở bước 5của tiến trình phương pháp

+ Đề xuất phương án tìm tòi-nghiên cứu:

Từ các câu hỏi được đề xuất, giáo viên đề nghị học sinh đề xuất phương án tìmtòi-nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó

1.3.4 Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi-nghiên cứu

Từ các phương án mà học sinh nêu ra, giáo viên khéo léo nhận xét và lựa chọnthí nghiệm để học sinh tiến hành Ưu tiên thực hiện thí nghiệm trực tiếp trên vật thật

Trang 12

Một số trường hợp không thể tiến hành thí nghiệm trên vật thật thì có thể làm mô hình,hoặc cho học sinh quan sát tranh vẽ Đối với phương pháp quan sát, giáo viên cho họcsinh quan sát vật thật trước, sau đó mới cho học sinh quan sát tranh vẽ khoa học hay

mô hình phóng to những đặc điểm không thể quan sát rõ trên vật thật

Khi tiến hành thực hiện thí nghiệm, giáo viên nêu rõ mục đích và yêu cầu thínghiệm hoặc yêu cầu học sinh cho biết mục đích thí nghiệm chuẩn bị tiến hành để làm

gì, trả lời cho câu hỏi gì Lúc này giáo viên mới phát dụng cụ và vật liệu thí nghiệmtương ứng với hoạt động

Tiến hành thí nghiệm tương ứng với mô-đun kiến thức Làm lần lượt các thínghiệm nếu có nhiều thí nghiệm Mỗi thí nghiệm thực hiện xong nên dừng lại để họcsinh rút ra kết luận (tìm thấy câu trả lời cho các vấn đề đặt ra tương ứng)

Giáo viên lưu ý học sinh ghi chép vào vở thí nghiệm: vật liệu thí nghiệm, cách

bố trí và thực hiện thí nghiệm (mô tả bằng lời hay vẽ sơ đồ), ghi chú lại kết quả thựchiện thí nghiệm, kết luận sau thí nghiệm

1.3.5 Bước 5: Kết luận kiến thức

Sau khi thực hiện thí nghiệm tìm tòi-nghiên cứu, các câu hỏi dần dần được giảiquyết, kiến thức được hình thành, tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xácmột cách khoa học

Giáo viên có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để học sinh ghi vào vởcoi như là kiến thức của bài học

Trước khi kết luận chung, giáo viên nên yêu cầu một vài học sinh cho kết luậnsau khi thực hiện thí nghiệm Giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng cách chohọc sinh nhìn lại, đối chiếu lại với các ý kiến ban đầu trước khi học kiến thức Nhưvậy, từ những quan niệm ban đầu sai lệch, sau quá trình tìm tòi-nghiên cứu, chính họcsinh tự phát hiện ra mình sai hay đúng mà không do giáo viên nhận xét hay áp đặt.Chính học sinh tự phát hiện những sai lệch trong nhận thức và tự sửa chữa, thay đổimột cách chủ động Những thay đổi này sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn, khắc sâukiến thức

Trang 13

PHỤ LỤC 2

VÍ DỤ MINH HỌA TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO PP-BTNB TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC

Bài 1: Cơ quan vận động (TN-XH lớp 2)

1.1 Xác định vị trí của bài học trong chương trình

- Bài đầu tiên trong chuỗi nội dung tìm hiểu về hệ vận động (đại cương về hệ vậnđộng, hệ xương, hệ cơ, ảnh hưởng của các hoạt động cơ thể đến sự phát triển của hệvận động)

- Kiến thức nền liên quan: nhận diện các thành phần chính của cơ thể, các giác

quan và vai trò của các giác quan (Bài 1: Cơ thể chúng ta; bài 3: Nhận biết các vật xung quanh; TN-XH lớp 1).

1.2 Địa chỉ áp dụng phương pháp BTNB trong bài học

- Cả bài

1.3 Tiến trình tham khảo

1.3.1 Tên tiến trình: Con rối và Em

1.3.2 Mục tiêu sau tiến trình

* Điều chỉnh ngôn ngữ nói và viết khoa học của học sinh trong việc mô tảcác khái niệm cơ bản của hệ vận động (cơ, xương, khớp)

1.3.3 Đồ dùng dạy học

- Con rối

- Giấy bìa cứng, dây, keo dán

- Video hoạt động của cơ:

Trang 14

1.3.4 Thời gian dự kiến: 35 phút 1.3.5 Tiến trình

Bước 1

Tình huống

xuất phát và

câu hỏi

5’ GV mang đến 1 con rối, GV biểu diễn một

số động tác cử động chân và tay con rối cho

Hs quan sát Hỏi Hs nhờ đâu mà con rối cửđộng được?

Em làm các cử động giống con rối đượckhông? Yêu cầu HS thực hiện các cử độngnhư con rối Và cả những cử động mà conrối không thực hiện được (cười, huýt sáoviết, vẽ )

Hỏi HS: nhờ đâu chúng ta cử động được?

- Quan sát cử động của con rối để tìm ra mốiliên hệ tương quan giữa con rối và cơ thểcon người

cơ thể làm nên sự chuyểnđộng vào vở cá nhân *

cơ thể người, xác định lại các thành phần cơbản của cơ quan vận động

Nhóm 2: tự biểu diễn lại động tác chuyển

động của tay và chân Dưới sự hướng dẫncủa giáo viên trao đổi xung quanh những cửđộng của tay và chân

Nhóm 3: dùng giấy carton hoặc chai nhựa

bó thẳng cố định một số vị trí trên cánh tay(cổ tay, khủy tay, cánh tay, cẳng tay), sau đóthực hiện động tác gập và duỗi cánh tay, bàntay

Quan sát và phát hiện đượcnhững thành phần làm nên

sự chuyển động của của cơthể

Làm quen với các thuật

ngữ : cơ, xương, khớp, dây thần kinh

Ngày đăng: 13/11/2016, 20:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w