MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TỐT PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC LỚP 7 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh và nhịp điệu. Âm nhạc là một trong những hình thái của ý thức xã hội, phụ thuộc vào quy luật chung của tự nhiên. Đồng thời âm nhạc còn có những quy luật riêng bắt nguồn từ tính chất đặc thù của loại hình nghệ thuật này. Cũng như những loại hình nghệ thuật khác : Hội họa thì sử dụng đường nét, hình khối, màu sắc. Văn thơ thì sử dụng bằng sức mạnh của ngôn từ, còn Âm nhạc sử dụng bằng âm thanh. “Về tác dụng của âm nhạc, người ta chú ý đến tính hấp dẫn, tính tập hợp, tính cổ vũ động viên, tính liên tưởng, sự hòa nhập cộng đồng và phát huy óc tưởng tượng, sáng tạo” ( Trích – sách giáo khoa âm nhạc 6 trang 5). Âm nhạc là món ăn tinh thần, nó có tầm quan trọng trong đời sống của con người từ xưa đến nay. Âm nhạc tạo cho không khí vui vẻ, giải trí tinh thần sau những giờ học căng thẳng, sau những giờ lao động mệt nhọc. Vì vậy theo chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo thì bộ môn âm nhạc đã được đưa vào giảng dạy trong các cấp như : Mầm non, Tiểu học và bậc THCS. Âm nhạc trong nhà trường không phải nhằm đào tạo các em thành ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên, với tư cách là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, song mục đích của việc dạy và học môn âm nhạc trong nhà trường phổ thông là giáo dục văn hoá âm nhạc cho học sinh nhằm trang bị cho các em những kiến thức sơ giản, các kĩ năng nhằm tạo điều kiện cho khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc. Thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc để bồi dưỡng khả năng nhận thức, phát triển tư duy, óc sáng tạo góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh, bồi dưỡng những năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn nghệ của nhà trường thêm vui tươi lành mạnh. Âm nhạc còn là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người. Âm nhạc giống như là ngôn ngữ, là một thuộc tính biểu đạt cơ bản của con người, nhấn mạnh yếu tố hồn nhiên – vui chơi và phổ cập rộng rãi, chú trọng yếu tố nhịp tiết, vận hành trong cơ thể con người cũng như trong vạn vật. Âm nhạc thông qua những âm thanh đặc trưng dựa trên hai yếu tố cơ bản là “giai điệu” và “nhịp điệu”, những âm thanh đã được tổ chức một cách chặt chẽ tạo thành hệ thống có tính logic để nói lên tất cả những gì mà trong cuộc sống con người đã trải qua.
Trang 1MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TỐT PHÂN MÔN
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC LỚP 7
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
- Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh và nhịp điệu
- Âm nhạc là một trong những hình thái của ý thức xã hội, phụ thuộc vào quy luật chung của tự nhiên Đồng thời âm nhạc còn có những quy luật riêng bắt nguồn từ tính chất đặc thù của loại hình nghệ thuật này Cũng như những loại hình nghệ thuật khác : Hội họa thì sử dụng đường nét, hình khối, màu sắc Văn thơ thì sử dụng bằng sức mạnh của ngôn từ, còn Âm nhạc sử dụng bằng âm thanh
- “Về tác dụng của âm nhạc, người ta chú ý đến tính hấp dẫn, tính tập hợp, tính cổ
vũ động viên, tính liên tưởng, sự hòa nhập cộng đồng và phát huy óc tưởng tượng, sáng tạo” ( Trích – sách giáo khoa âm nhạc 6 trang 5)
- Âm nhạc là món ăn tinh thần, nó có tầm quan trọng trong đời sống của con người
từ xưa đến nay Âm nhạc tạo cho không khí vui vẻ, giải trí tinh thần sau những giờ học căng thẳng, sau những giờ lao động mệt nhọc Vì vậy theo chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo thì bộ môn âm nhạc đã được đưa vào giảng dạy trong các cấp như : Mầm non, Tiểu học và bậc THCS
- Âm nhạc trong nhà trường không phải nhằm đào tạo các em thành ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên, với tư cách là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, song mục đích của việc dạy và học môn âm nhạc trong nhà trường phổ thông
là giáo dục văn hoá âm nhạc cho học sinh nhằm trang bị cho các em những kiến thức sơ giản, các kĩ năng nhằm tạo điều kiện cho khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ thuật
và nhu cầu âm nhạc
- Thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc để bồi dưỡng khả năng nhận thức, phát triển tư duy, óc sáng tạo góp phần cùng các môn học khác phát
Trang 2triển năng lực trí tuệ cho học sinh, bồi dưỡng những năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn nghệ của nhà trường thêm vui tươi lành mạnh
- Âm nhạc còn là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm
vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người Âm nhạc giống như là ngôn ngữ, là một thuộc tính biểu đạt cơ bản của con người, nhấn mạnh yếu tố hồn nhiên – vui chơi và phổ cập rộng rãi, chú trọng yếu tố nhịp tiết, vận hành trong cơ thể con người cũng như trong vạn vật
- Âm nhạc thông qua những âm thanh đặc trưng dựa trên hai yếu tố cơ bản là “giai điệu” và “nhịp điệu”, những âm thanh đã được tổ chức một cách chặt chẽ tạo thành
hệ thống có tính logic để nói lên tất cả những gì mà trong cuộc sống con người đã trải qua
- Mặt khác qua đó phát triển bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho tương lai đất nước Môn học nào cũng có thể tạo sự hứng thú và đam mê ở học sinh Âm nhạc bản thân nó cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều người, tạo cho các em hứng thú trong học tập, môn Âm nhạc không chỉ nâng cao hiệu quả giảng dạy mà còn làm cho các em vui tươi, phấn khởi, thoải mái về tinh thần
- Quả thật là đúng như vậy, nếu các em đã có hứng thú trong học tập thì chất lượng giáo dục sẽ cao hơn, nuôi dưỡng ở các em lòng ham muốn chính đáng trong việc không ngừng vươn tới những đỉnh cao của việc nắm vững kiến thức, luôn tìm tòi học tập cái mới, tích cực sáng tạo cái đã học và hoạt động thực tiễn
- Bộ môn Âm nhạc trong trường THCS gồm 3 phân môn : Học hát, Tập đọc nhạc – Nhạc lí và Âm nhạc thường thức Trong đó phân môn Âm nhạc thường thức (phân môn 3) cung cấp cho học sinh một số kiến thức đáng kể về mặt âm nhạc, kiến thức về các nhạc sĩ trong và ngoài nước, các tác phẩm và những đóng góp của
họ cho nền âm nhạc của đất nước mình, cho thế giới Các em cũng được biết nhiều thể loại và phong cách âm nhạc khác nhau qua từng thời kì, từng giai đoạn lịch sử
- Thế nhưng phân môn “Âm nhạc thường thức” lại là một phân môn “khó dạy”, để tạo được hứng thú trong giờ học hát, học tập đọc nhạc thì kết quả sẽ khả quan nhiều hơn, còn với phân môn Âm nhạc thường thức thì đòi hỏi bản thân người làm
Trang 3công tác giảng dạy cần phải đưa ra những phương pháp, trò chơi, cách thức lồng ghép vào tiết dạy để làm sao tạo sự hứng thú và tạo sự yêu thích bộ môn trong lòng các em
- Phải làm thế nào để nâng cao được chất lượng giảng dạy, làm sao cho tiết học thật sinh động, cuốn hút học sinh và phù hợp với việc đổi mới phương pháp giảng dạy “Thầy chỉ đạo, trò chủ động”, nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng tích cực : “Kiến thức phải được chiếm lĩnh bởi người học”
- Trải qua gần 9 năm giảng dạy, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm mà bản thân tôi
đã đúc kết được trong quá trình dạy học đó là “ Một số phương pháp dạy tốt phân môn Âm nhạc thường thức lớp 7” Những phương pháp, trò chơi, cách thức lồng ghép này có thể vừa dẫn dắt các em vào bài mới hoặc cũng có thể là phần củng cố kiến thức tạo cho học sinh thêm phần hứng thú, khắc sâu bài học lâu hơn,
và đặc biệt các em yêu thích bộ môn hơn
II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI :
1 Cơ sở lí luận :
- “Các em sẽ hiểu biết một số danh nhân âm nhạc thế giới, một số nhạc sĩ Việt Nam có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc cách mạng” (Theo sách giáo khoa âm nhạc 6 trang 5)
- Nhạc sĩ “Zoltan Kodaly” người Hungari đã nói rằng : “Âm nhạc là thức nuôi dưỡng tâm linh cho tất cả mọi người”
- Dạy và học âm nhạc ở trường trung học cơ sở là dạy đại trà cho tất cả các em học sinh, do đó khác với cách dạy ở các trường chuyên nghiệp âm nhạc Nội dung chương trình gồm ba phân môn : Học hát, Nhạc lí - Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức trong đó phân môn “Âm nhạc thường thức” là phân môn “khó”
“Khó” ở đây là làm sao lôi cuốn các em tham gia tích cực, hứng thú, làm sao để thầy trò hoạt động và phối hợp nhịp nhàng, điều đáng chú ý là phải uốn nắn các em đọc bài trước ở nhà, khuyến khích các em nên tìm hiểu thêm những tư liệu mới ngoài sách giáo khoa và cuối cùng là các em hiểu bài, khắc sâu kiến thức
2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài :
- Qua thực tiễn từ khi còn là sinh viên đến lúc đi thực tập, bản thân tôi cũng học hỏi được những kinh nghiệm quý báu của các thầy cô đi trước và trong gần 9 năm công tác liên tục thì tôi cũng ít nhiều đúc kết được những kinh nghiệm riêng cho
Trang 4bản thân để làm sao cho phương pháp giảng dạy của mình gây được sự hứng thú cho các em và để làm sao cho kết quả cuối cùng là giữa thầy và trò đều hợp tác theo chiều hướng tích cực
- Với một tiết học mà có nội dung phân môn “Âm nhạc thường thức”, giáo viên phải biết phân bố thời gian hợp lí để làm sao truyền tải hết kiến thức trọng tâm của bài mà bên cạnh đó vẫn truyền đạt thêm kiến thức ngoài sách giáo khoa, kết hợp lồng ghép trò chơi để gây hứng thú cho các em
- Rõ ràng ngay từ bước chân của giáo viên khi vào lớp với thái độ vui vẻ, thân thiện với học sinh, đánh giá công bằng trong việc kiểm tra, đều là những yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị vào bài học mới
- Về cách thức dạy phân môn Âm nhạc thường thức, khi đã bước sang nội dung này, giáo viên có thể lồng ghép ngay khi mới chuyển sang nội dung học âm nhạc thường thức hoặc lồng ghép vào phần củng cố sau khi đã học xong Giáo viên phải biết linh hoạt lồng ghép ở từng bài, có như vậy các em mới cảm nhận được phân môn “Âm nhạc thường thức” không chỉ đơn điệu là đọc bài ở nhà, sau đó thầy hỏi, trò trả lời rồi ghi ý chính vào vở, mà giáo viên phải cho các em biết thêm nhiều kiến thức mới ngoài sách giáo khoa, khuyến khích các em tìm hiểu thêm những kiến thức mới, giáo viên cho học sinh nghe âm nhạc nhiều hơn để các em cảm nhận bài sâu sắc hơn Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm vào những tiết dạy cụ thể :
2.1 : PHƯƠNG PHÁP “THUYẾT TRÌNH”
Tiết 3 :
- Ôn tập bài hát : Mái trường mến yêu
- Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN số 1
- Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng
Với phương pháp truyền thống, bản thân tôi sẽ tận dụng những ưu điểm của phương pháp này để truyền tải đến các em Đầu tiên, tôi đưa hình ảnh của nhạc sĩ Hoàng Việt cho các em quan sát, nhưng chưa nói tên tác giả
Trang 5- Tôi sẽ bắt đầu câu chuyện để dẫn dắt các em vào nội dung thứ 3 : Hôm nay cô
sẽ giới thiệu cho các em biết đến một người con quê ở tỉnh Tiền giang, ông vừa là nhạc sĩ sáng tác, vừa là một người chiến sĩ trực tiếp cầm súng ra chiến trường, tên
thật của Ông là Lê Chí Trực, sinh ra tại Chợ Lớn (nay thuộc thành phố Hồ Chí
Minh), ông có năng khiếu và đam mê âm nhạc nên sáng tác từ khi còn ít tuổi, năm 1944 đến 1945, ông đã sáng tác các ca khúc như : “Chị cả”, “Biệt đô thành” trong những ngày Nam Bộ kháng chiến
- Năm 1958, ông sang học tập tại Nhạc viện Sofia - Bulgaria và tốt nghiệp hạng ưu với bản giao hưởng “Quê hương”, để lại cho đời nhiều ca khúc nổi tiếng như : “Lá xanh”, “Nhạc rừng”, “Lên ngàn”, “Mùa lúa chín” và đặc biệt là bài hát “Tình ca”
“Tình ca” là những dòng tâm huyết ông gửi lại cho vợ ngày chia tay ở Cà Mau Vậy ông là ai ?
- Đó chính là nhạc sĩ Hoàng Việt Hình ảnh các em đang xem đây chính là nhạc sĩ Hoàng Việt Giáo viên bắt đầu ghi tựa đề nội dung phần 3 lên bảng và hỏi một số câu hỏi mà nội dung đó trong sách giáo khoa đã có, như là :
? Năm sinh và năm mất của nhạc sĩ Hoàng Việt ?
? Tên khai sinh, quê quán của ông ?
? Một số ca khúc nổi tiếng của ông ?
- Học sinh sẽ trả lời các câu hỏi trên và ghi ý chính vào vở :
+ Nhạc sĩ Hoàng Việt (1928-1967)
+ Tên khai sinh là Lê Chí Trực
+ Quê quán : tỉnh Tiền Giang
+ Ca khúc nổi tiếng : Lên ngàn, Lá xanh, Tình ca, Nhạc rừng…
- Giáo viên truyền đạt thêm một số kiến thức ngoài sách giáo khoa để cho học sinh nắm thêm đôi nét về cuộc đời cũng như sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Việt
- Và ngày hôm nay các em sẽ được nghe một bài hát tiêu biểu đó là bài “Nhạc rừng”
- Giáo viên đặt câu hỏi :
Trang 6? Bài hát “Nhạc rừng” sáng tác vào năm nào ? Lúc này nước ta đang chống giặc nào ?
- Bài hát “Nhạc rừng” sáng tác năm 1953 ở Nam Bộ, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
- Học sinh nghe bài hát qua đĩa nhạc, sau đó nêu cảm nhận của mình sau khi nghe xong
- Giáo viên giảng giải thêm : Khi ông sáng tác bài hát “Nhạc rừng” là lúc ông đang công tác tại Đoàn Văn công phân liên khu miền Đông Nam Bộ, chiến đấu ở núi rừng là khổ, là thiếu thốn tiện nghi, là thiếu thốn lương thực, thiếu thuốc
men…, nói chung là thiếu đủ thứ, nhưng trong con mắt, trong tai người chiến sĩ trẻ (25 tuổi) lại tràn đầy ánh nắng buổi sáng trong rừng, với tiếng chim hót líu lo, với tiếng suối róc rách
Tiết 11 :
- Ôn tập bài hát : Chúng em cần hòa bình
- Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN số 4
- Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát “Hành quân xa”
- Học sinh quan sát hình ảnh của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, giáo viên không nói tên tác giả
- Hôm nay Cô giới thiệu cho các em biết đến một người con quê ở Hải Dương, từng sống nhiều năm ở thành phố cảng Hải Phòng, nơi cha ông phục vụ trong đội quân nhạc với vai trò “lính kèn Tây”
- Ông tự học âm nhạc dân tộc và biết chơi một số loại nhạc cụ như : sáo trúc, tiêu, đàn nguyệt, đàn tứ, đàn bầu Sau đó, khi âm nhạc cải cách bước đầu nhen nhóm, ông cũng bắt đầu tiếp xúc với tân nhạc, học đàn guitar, banjo, kèn harmonica và ghi âm Sau ông còn học thêm đàn violong
- Năm 1939, ông sáng tác ca khúc đầu tay ở tuổi 17 - “bản Trưng Vương”
Có nhiều ca khúc nổi tiếng như : Hành quân xa, Trên đồi Him Lam,
Trang 7Chiến thắng Điện Biên, Tình Việt Bắc, Lửa rừng, Tiếng hát đầu quân, Áo mùa đông, Đèo bông lau
- Vậy ông là ai ? Đó chính là nhạc sĩ Đỗ Nhuận
- Gv hỏi :
? Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sinh và mất năm bao nhiêu ?
? Quê quán của Ông ?
? Hãy kể tên một số ca khúc nổi tiếng của Ông ?
? Bài hát “Hành quân xa” sáng tác vào năm nào ? Trong chiến dịch nào ?
- Hs trả lời và ghi ý chính :
+ Nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1922-1991).
+ Sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng : Chiến thắng Điện Biên, Việt Nam quê hương tôi, Hành quân xa…
+ Bài hát “Hành quân xa” sáng tác vào năm 1954, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, thời kì kháng chiến chống Pháp
- Học sinh nghe bài hát “Hành quân xa” qua đĩa nhạc, sau đó nêu cảm nghĩ của mình khi đã được nghe bài hát trên
2.2 : KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH “THỂ HIỆN CA KHÚC”
Tiết 3 :
- Ôn tập bài hát : Mái trường mến yêu
- Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN số 1
- Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng Sau khi giới thiệu về tiểu sử cũng như sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Việt, các em được nghe giai điệu và cảm nhận về bài hát “Nhạc rừng” Giáo viên khuyến khích học sinh tự trình bày bài hát trên, giáo viên mở nhạc nền hoặc đàn giai điệu cho học sinh hát (vì bài hát này khá phổ biến nên có thể sẽ có học sinh đã được nghe hoặc giai điệu cũng dễ hát nên học sinh có thể nhớ ngay sau khi được nghe trên lớp), nếu trình bày tương đối tốt giáo viên sẽ khích lệ, động viên và nhận xét, xếp loại đạt, ghi nhận vào cột điểm miệng Có thể các em thể hiện bài hát mặc
dù hát chưa hay, chưa đạt trình độ chuẩn nhưng điều đó cũng làm cho các em cảm nhận nội dung bài sâu sắc, các em sẽ khắc sâu kiến thức của bài học nhiều hơn, các
em yêu thích các bài hát truyền thống hơn, và điều cuối cùng là các em ngày càng hứng thú, thích học hơn trong phần học âm nhạc thường thức
Nhưng cũng tùy bài mà giáo viên sử dụng cách thức này, vì có nhiều tác
phẩm khó, học sinh không thể trình bày được
Trang 82.3 : “MẮT NHÌN TAI NGHE”
Tiết 6 :
- Nhạc lí : Nhịp lấy đà
- Tập đọc nhạc : TĐN số 3
- Âm nhạc thường thức : Sơ lược về một số nhạc cụ Phương Tây
Mở đầu vào nội dung thứ ba, tôi cho các em quan sát 6 hình ảnh của 6 loại nhạc
cụ khác nhau, giáo viên đặt câu hỏi, trong 6 loại nhạc cụ trên, loại nhạc cụ nào là nhạc cụ dân tộc Việt Nam, loại nào là nhạc cụ nước ngoài ?
ĂC COOC ĐÊ ÔNG PIANO
Trang 9
GHI-TA ĐÀN BẦU
Trang 10
ĐÀN TRANH VIOLONG
Học sinh quan sát và trả lời : nhạc cụ Việt Nam là đàn bầu và đàn tranh, 4 loại nhạc cụ còn lại là nhạc cụ Phương Tây
Sau khi học xong, học sinh được biết về cấu tạo, được nghe đầy đủ âm thanh của 4 loại nhạc cụ Phương Tây là : đàn Piano, đàn Violin, đàn Ghi-ta và đàn Ắc cooc đê ông, giáo viên củng cố bằng cách cho học sinh chơi trò chơi : “Mắt nhìn tai nghe”, các em nhìn hình ảnh của một nhạc cụ, đồng thời được nghe một âm thanh của nhạc cụ khác, sau đó giáo viên sẽ đặt câu hỏi :
? Cho biết tên của loại nhạc cụ trong hình ảnh trên, âm thanh các em được nghe đó
là âm thanh của nhạc cụ nào ?
+ Thứ nhất : Hình ảnh của đàn Piano, âm thanh của đàn Ghi-ta
+ Thứ hai : Hình ảnh của đàn Ắc cooc đê ông, âm thanh của đàn Violong
Các em được củng cố bằng cách là nhìn hình ảnh của đàn Piano, đàn Ắc cooc
đê ông nhưng qua nghe thêm hai âm thanh các em lại nhớ tới hình ảnh của hai loại nhạc cụ nữa là : đàn Violin và đàn Ghi-ta Các em cũng ghi nhớ và phân biệt được
âm thanh của các loại nhạc cụ
2.4 : “NGHE NHẠC VÀ ĐƯA RA SUY LUẬN”
Tiết 21 :
- Ôn tập Tập đọc nhạc số 6
- Âm nhạc thường thức : Một số thể loại bài hát
Ở phần âm nhạc thường thức : “Một số thể loại bài hát”, các em được biết đến những thể loại bài hát như : Hát ru, bài hát lao động, sinh hoạt vui chơi, bài hát trang nghiêm - trữ tình…Mỗi thể loại, nội dung nói về điều gì, nói về công việc cụ thể nào, tính chất bài hát ra sao thì các em đã được giáo viên giới thiệu qua bài học
và cho nghe một số bài hát điển hình để dẫn chứng minh họa Sau đó để các em hiểu hơn và cũng như củng cố bài, các em sẽ được nghe trích đoạn một số bài hát,