SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁPHÒNG GD & ĐT HUYỆN QUAN SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC Ở TRƯỜNG THCS Người thực hiện: Đỗ Xuân Ngọc
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN QUAN SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT PHÂN MÔN
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC Ở TRƯỜNG THCS
Người thực hiện: Đỗ Xuân Ngọc Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác:Trường PTDTBT THCS Sơn Hà SKKN thuộc môn: Âm nhạc
QUAN SƠN NĂM 2018
Trang 2MỤC LỤC
1 MỞ ĐẦU1.1 Lí do chọn đề tài
1
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2221.5 Những điểm mới của SKKN
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của SKKN
3332.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
+ Về phía học sinh
2.3 Những giải pháp để giải quyết vấn đề
- Phương pháp “Tích hợp kiến thức liên môn” trong dạy học Âm
nhạc thường thức
5555
- Phương pháp tổ chức các trò chơi trong dạy học ÂNTT 10
- Phương pháp học sinh thực hành nghe hoặc trình bày bài hát khi
dạy ÂNTT về nhạc sĩ và bài hát
- Phương pháp Kể chuyện
12
12
- Phương pháp kết hợp các phương pháp trong bài dạy ÂNTT 14
- Phương pháp giúp học sinh phát biểu cảm nghĩ sau khi học
xong phần AANTT; Phương pháp kiểm tra, đánh giá
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá
15
152.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
15
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị
161617
Trang 31 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật mà ở đó những ấn tượng của cuộcsống, tâm tư, tình cảm của con người được thể hiện bằng âm thanh Các phương
tiện để diễn tả của âm nhạc bao gồm các yếu tố âm nhạc Như vậy, mỗi loại hình
nghệ thuật đều dựa vào trước hết là những vật liệu riêng của nó, những phươngtiện vật chất đặc thù để xây dựng nên hình tượng trong tác phẩm Văn học dựavào ngôn ngữ, điêu khắc đất, đá, thạch cao, hội họa màu sắc; múa, điệu bộ củacon người và Âm nhạc là nghệ thuật âm thanh – nó thuộc loại văn hóa phi vậtthể, có tác động mạnh mẽ đến tình cảm, cảm xúc của con người Dạy âm nhạctrong trường phổ thông không nhằm đào tạo nghề mà thông qua phương tiện âmnhạc để tác động vào thế giới tinh thần của học sinh, có tác dụng làm cân bằng,hài hòa các hoạt động giáo dục trong nhà trường
Âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời và tiếng hát là một “nhạccụ” bẩm sinh ở mỗi người mà ai cũng có thể bộc lộ được Âm nhạc giúp conngười nâng cao thẩm mỹ, thêm tươi trẻ và yêu cuộc sống, yêu lao động hơn Cóthể nói âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngàycủa mỗi chúng ta, nó ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tác động của giaiđiệu và lời ca
Trong nhà trường THCS, giáo dục âm nhạc đã được đưa vào là môn họcchính khóa Bằng ngôn ngữ và đặc thù riêng, âm nhạc không chỉ mang lại nhữngxúc động, niềm vui sướng trong cuộc sống tinh thần mà còn giúp các em họcsinh mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh Thông qua âm nhạc giúp các
em có thêm nghị lực vươn tới những ước mơ cao đẹp, biết ghét bỏ và loại trừnhững thói hư tật xấu, biết yêu cuộc sống và yêu lao động, yêu trường lớp, yêuthầy cô, có tình thân ái với bạn bè
Muốn cho học sinh, nhất là học sinh THCS có những tính tích cực, tựgiác, chủ động, tư duy sáng tạo có năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say
mê học tập và ý chí vươn lên thì đòi hỏi người giáo viên phải có một phươngpháp dạy học đạt hiệu quả cao trong từng bài và từng tiết dạy đối với các môn học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng
Ở môn âm nhạc THCS, có các phân môn được lồng ghép với nhau để tạocho học sinh những kĩ năng âm nhạc ban đầu Đó là phân môn học hát; phânmôn Tập đọc nhạc; phân môn Âm nhạc thường thức Thông qua các phân mônnày, học sinh được giáo dục về âm nhạc để nâng cao năng lực cảm thụ và thẩm
mĩ âm nhạc ở mức độ cần thiết theo mục tiêu chung của môn học Tính tích cực trong âm nhạc cần được xác định cụ thể thông qua các hoạt động của thầy vàtrò, đó là điều mà người giáo viên âm nhạc cần biết để có thể vận dụng ngay vào
Trang 4các tiết dạy của mình Trong đó âm nhạc thường thức cung cấp cho học sinhnhững kiến thức đáng kể về mặt âm nhạc, được tìm hiểu nhiều nhạc sĩ trong vànước, được thưởng thức các tác phẩm do chính các nhạc sĩ đó sáng tác Ngoài rahọc sinh cũng được cung cấp những kiến thức về thể loại, phong cách âm nhạc,các nhạc cụ của dân tộc và nước ngoài…
Vì vậy qua một thời gian học tập và giảng dạy môn âm nhạc ở trườngPTDTBT THCS Sơn Hà, với sự tích lũy kinh nghiệm qua những bài dạy có lồngghép nội dung phân môn âm nhạc thường thức với những đối tượng học sinh
khác nhau, tôi mạnh dạn đưa ra “Những phương pháp để dạy tốt phân môn
Âm nhạc thường thức ở trường PTDTT THCS Sơn Hà” nhằm góp thêm
những ý kiến, kinh nghiệm của bản thân vào việc đổi mới phương pháp dạy họcmôn Âm nhạc nói chung và phân môn Âm nhạc thường thức nói riêng trongtrường THCS
1.2 Mục đích nghiên cứu
Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, khôngnhững nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hoá mà còn phát huy năng lực cảmthụ âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, lành mạnh tạo điềukiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, góp phần phát triển toàn diện vàhài hòa về tính cách cho các em
Đặc biệt giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông là một trong bốn
mặt giáo dục quan trọng nhất: Đức - Trí- Thể -Mĩ Cái đẹp trong nghệ thuật âm
nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tượng
âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng người, hướng con
người tới Chân- Thiện -Mĩ…
Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi sựhứng thú cao, từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cựcchủ động sáng tạo của học sinh Có như vậy các em mới có điều kiện khắc phụckhó khăn tiếp nhận kiến thức mới
Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi nhạy cảm, hiếuđộng ham thích ca hát, khám phá sự mới lạ Nếu giáo viên gây được hứng thútrong bài dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học mộtcách có hiệu quả, đặc biệt là với phân môn âm nhạc thường thức là một trongnhững kho tàng về Âm nhạc làm cơ sở ban đầu để các em học sinh tập hoàn
thiện bước đầu “Chân- Thiện- Mĩ” của một Con người.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 6,7,8,9 trường THCS Sơn Hà- Quan Sơn- Thanh Hóa
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp ứng dụng CNTT vào dạy học
Trang 5- Phương pháp kiểm nghiệm so sánh
- Qua sách báo, băng hình, dự giờ thăm lớp, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp…
1.5 Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm
Học sinh tiếp thu bài một cách chủ động trong mọi tình huống sư phạm.
Thực hiện yêu cầu bài học sáng tạo, khoa học không bị gò bó nhồi nhét
Học sinh tự tin khi trình bày các tác phẩm trước đám đông, phát huy cáckhả năng thiên bẩm mà không cần sự áp đặt của giáo viên
Học sinh thực sự cảm nhận được sự khác biệt giữa việc học phân môn Âmnhạc thường thức với các môn khoa học khác Thêm yêu thích môn học hơn,tích cực hoạt động trong các phong trào văn hóa văn nghệ của trường, các đợthoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong năm
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh; điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiên thức vào thực tiễn;tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Trong những năm qua, từ khi nước ta bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệpgiáo dục đào tạo âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn Cho đếnngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi íchquan trọng của nó trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh trởthành những con người toàn diện Bởi vậy việc dạy bộ môn âm nhạc ở trườnghọc nói chung và ở trường PTDTBT THCS Sơn Hà- huyện Quan Sơn nói riêng,mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệthuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các emyêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng,một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo,giàu tình cảm, nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui tươi
Đây là một môn học còn rất mới mẻ và không giống những môn học khác,
Trang 6môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo phương châm “học để mà
vui - vui để mà học” Vì vậy, tạo cho các em sự say mê hứng thú học tập, khả
năng tư duy tìm tòi là rất cần thiết
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Thuận lợi:
Trường THCS Sơn Hà luôn được sự quan tâm của các cấp chính quyềnđịa phương trong công tác hoạt động giáo dục Đội ngũ giáo viên đồng đều,
được đào tạo chuẩn và trên chuẩn có lòng nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, tận tụy
với công việc, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ
- Khó khăn:
+ Đặc điểm tình hình địa phương
Sơn Hà là xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện Quan Sơn Phía Bắcgiáp xã Sơn Lư và thị trấn Quan Sơn; phía Nam giáp Lào (Với 3,9 km đườngbiên); phía Tây giáp xã Tam Lư và xã Sơn Lư; phía Đông giáp xã TrungThượng và xã Yên Khương của huyện Lang Chánh Diện tích tự nhiên của xãSơn Hà hơn 8.974,24 ha; dân số có hơn 2024 khẩu Toàn xã có 6 thôn bản;thuộc chương trình 135 của chính phủ Địa hình xã Sơn Hà rất phức tạp, núi nonhiểm trở, các thôn bản đóng rải rác xa trung tâm xã đường giao thông tới nhiềuthôn bản đi lại hết sức khó khăn, sông suối chằng chịt, mùa mưa lũ đi lại rất khókhăn và nguy hiểm Các thôn bản lại cách xa nhau và cách xa trung tâm xã, cóbản xa đến 13 km do vậy ảnh hưởng lớn đến việc đi học của con em trong xã
Tình hình chính trị ổn định, đời sống kinh tế, văn hoá của Sơn Hà đã cóbước phát triển Tuy nhiên, trình độ dân trí không đồng đều, trên 95% là dân tộcThái, đời sống kinh tế còn ở mức thấp thuộc diện khó khăn 100% dân số sốngbằng nghề trồng lúa nước, lúa rẫy và các cây ngắn ngày nên tỉ lệ hộ đói nghèocòn ở mức cao
em học tập còn hạn chế
Trang 7+ Về phía giáo viên
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường tương đối đông, songchất lượng không đồng đều Chưa có kinh nghiệm dạy học theo hướng đổi mớitích hợp liên môn trong những tiết dạy ở các môn học dẫn đến giờ học thườngkhô khan, thiếu sinh động, chưa kích thích hứng thú và sự yêu thích của họcsinh, phần nào ảnh hưởng đến thái độ học tập của học sinh nói chung và đối với môn âm nhạc nói riêng
+ Về phía học sinh
Đối với học sinh trường PTDTBT THCS Sơn Hà, nhìn chung các em đềungoan, lễ phép nhưng tương đối nhút nhát Đa phần học sinh bị chi phối, ảnhhưởng về các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá, phần nào sao nhãng việc họcmôn âm nhạc Một nguyên nhân khách quan khác cũng không kém phần quantrọng liên quan đến hiệu quả và chất lượng bộ môn đó là thời gian dành cho bộmôn âm nhạc quá ít (1tiết/ tuần)
2.3 Những phương pháp để giải quyết vấn đề
Trong quá trình dạy học môn âm nhạc, đặc biệt là với phân môn âm nhạcthường thức khi được lồng ghép trong các tiết học âm nhạc, bản thân đã vậndụng những phương pháp sau:
- Phương pháp “Tích hợp kiến thức liên môn” vào trong bài dạy Đây là
phương pháp quan trọng nhất khi dạy phân môn âm nhạc thức, góp phần đổimới phương pháp dạy học Ở phương pháp này giáo viên giúp học sinh tiếp thunội dung bài học nhanh, dễ nhớ, dễ thuộc Đồng thời rèn cho học sinh kĩ nănglồng ghép kiến thức các môn học để đa dạng kiến thức cho bản thân
Ví dụ: Tích hợp nội dung kiến thức liên môn Lịch sử , Địa lý vào bài 2 tiết
6 môn âm nhạc 8 nhằm giúp học sinh học sinh cảm thụ đầy đủ hơn về bài hát
“Hò kéo pháo” của nhạc sĩ Hoàng Vân đối với chiến thắng Điện Biên Phủ lịch
sử năm 1954
Tích hợp kiến thức môn Âm nhạc: Học sinh nắm được giai điệu bài hát
"Hò kéo Pháo" mang âm hưởng dân ca đồng bằng Bắc bộ Nội dung bài hát "Hòkéo pháo" mô tả lại những hình ảnh các chiến sĩ pháo binh đã đồng sức đồnglòng đưa những cỗ pháo nặng hàng tấn lên trận địa Bài hát "Hò kéo Pháo" đãgóp phần rất lớn trong việc động viên, khích lệ tinh thần các chiến sĩ pháo binhvượt qua mọi gian khổ dành thắng lợi vẻ vang trong chiến dịch Điện Biên Phủ làm "chấn động địa cầu"
Ảnh: (Bác Hồ giao nhiệm vụ cho Ảnh: Bộ đội ta đang kéo pháo lên trận địa Đại tướngVõ Nguyên Giáp)
Trang 8Tích hợp kiến thức môn Địa lý: Sử dụng kiến thức môn Địa lý về vị trí địa
lý căn cứ Điện Biên Phủ giúp học sinh thấy được mặc dù Thực dân Pháp đãchọn vùng địa lý có nhiều núi non hiểm bao quanh, các đường vận chuyển tiếp
tế chủ yếu là đường hàng không, trong khi quân đội ta chủ yếu là bộ binh vàpháo binh Tuy gặp nhiều khó khăn trở ngại như vậy nhưng Bộ chỉ huy quân sự
của ta đã táo bạo đưa ra những phương án bất ngờ: là dùng sức người kéo pháo lên trận địa và Bộ binh thì đào hầm xuyên qua núi Mọi khó khăn gian khổ
cũng không ngăn trở sức mạnh đoàn kết và lòng căm thù của các chiến sĩ quânđội ta trước hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng, nhân dân lầm than, điêu đứng
Những con người bình thường mà đã đưa những cỗ pháo nặng hàng tấnlên sườn dốc cao thăm thẳm với tinh thần quyết chiến quyết thắng, sẵn sàng hisinh để cứu pháo vì độc lập tự do của dân tộc
Một vài lược đồ căn cứ Diện Biên Phủ 1954
Trang 9Bản đồ Việt Nam Các căn cứ quân sự Pháp trên Điện Biên Phủ
Ngoài ra cũng có thể áp dụng phương pháp “Vận dụng kiến thức liênmôn” này để dạy các bài âm nhạc thường thức như: Nhạc sĩ Phong Nhã và bàihát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn Thiếu niên Nhi đồng” ở lớp 6, và các bàikhác ở lớp 6,7,8,9
- Phương pháp vấn đáp: Để giới thiệu về một nhạc sĩ chúng ta có thể dùng phương pháp vấn đáp thông qua trò chơi “Giải đáp thắc mắc” (giáo viên đã
chuẩn bị các câu hỏi) Cho học sinh coi lại những thông tin kiến thức có trongSGK trong vòng 5 phút Sau đó gấp sách lại cùng thảo luận các câu hỏi giáoviên đã chuẩn bị sẵn ở bảng phụ (chỉ là coi lại vì ở tuần học trước GV đã dặnhọc sinh chuẩn bị bài trước ở nhà) Sau hiệu lệnh, các nhóm phất cờ giànhquyền ưu tiên trả lời ( cờ do học sinh làm) Lưu ý nhóm nào phất cờ trước hiệulệnh , mất quyền ưu tiên trả lời ( luyện tập tính tự chủ, kiên nhẫn, năng động, nhạy bén … )
Ví dụ: Giới thiệu nhạc sĩ Lưu Hữu Phước: ÂM NHẠC 6 – TIẾT 10.
GV ghi sẵn các câu hỏi ở bảng phụ (lần lượt từng câu) Mỗi câu một hiệulệnh
? Cho biết năm sinh, nơi sinh, năm mất nơi mất của nhạc sĩ Lưu HữuPhước?
? Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước bắt đầu sáng tác những bản nhạc đầu tiên năm bao nhiêu tuổi?
? Kể tên một số tác phẩm mang tính lịch sử của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước?
? Kể tên một số tác phẩm thiếu nhi của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước?
? Ông được nhà nước truy tặng gì?
Trang 10Nhóm nào có số lượng câu trả lời đúng nhiều nhất là nhóm thắng GV chođiểm cộng nhóm để tạo hứng thú trong thi đua.
Theo tôi, ở phân môn này, chúng ta đừng quá đặt nặng kiến thức bắt hs phảithuộc Ở phân môn này, ví dụ khi giới thiệu về 1 nhạc sĩ, các em chỉ cần nhớ:Năm sinh, nơi sinh, năm mất nơi mất? ( nếu đã mất); Các tác phẩm của nhạc sĩ
ấy (1 số tác phẩm tiêu biểu, không phải nhớ hết các tác phẩm); Được nhà nướcphong tặng (truy tặng) giải thưởng gì?
- Phương pháp học bài cảm nhận bằng thính giác
Theo tôi một trong những thao tác quan trọng, khi dạy phân môn ÂNTT, làphải cho hs được NGHE
Ví dụ: Giới thiệu về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, SGK lớp 9 – Tiết 10, GV có
thể đàn trích đoạn các bài nổi tiếng của ông như: Dư âm; Tấm áo mẹ vá nămxưa Hoặc 1 số tác phẩm khác tùy lựa chọn của GV như: Tấm áo chiến sĩ mẹ
vá năm xưa, Vượt trùng dương v v…
- Phương pháp thuyết trình
Phương pháp này có thể thực hiện ở khối lớp 7,8,9, tốt nhất là khối 8,9 theomức độ từng khối lớp GV cho hs chuẩn bị thuyết trình theo nhóm, các em sẽtìm hiểu về nhạc sĩ, về thân thế, về tác phẩm của nhạc sĩ đó từ sách giáo khoa, từnhững tư liệu khác ở thư viện, trên mạng v v
GV không đưa ra câu hỏi, chỉ đưa ra những yêu cầu khi thuyết trình :
+ Thời gian: từ 1,2 phút đến 3 phút (tối đa là 3 phút)
+ Nội dung xoáy vào trọng tâm bài (ví dụ giới thiệu về nhạc sĩ, nên tập
trung vào cuộc đời, sự nghiệp, tác phẩm, hoặc hay hơn nữa là nói về phong cách
sáng tác, thể lọai sáng tác … Giới thiệu về tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ, cần đi
sâu vào điều kiện, hoàn cảnh sáng tác, lý do, mục đích sáng tác tác phẩm đó….)
- Phương pháp ứng dụng CNTT vào dạy học ÂNTT
Yêu cầu của phương pháp này đòi hỏi:
GV phải có khả năng sử dụng máy tính, và một số chương trình cần thiếttrên máy Nhà trường phải có đầy đủ trang thiết bị, phòng chức năng và tốt hơnnữa là có phòng bộ môn
Đây là dạng Giáo án điện tử, phương pháp này có nhiều thuận lợi:
+ Hs có thể mắt thấy, tai nghe, khi GV giới thiệu bài
+ Hiệu ứng trên máy giúp hs hứng thú, tập trung hơn
+ Hs có thể xem phim, thay bằng những hình ảnh tĩnh
+ Có thể chơi các trò chơi ở những phương pháp trên, mà GV không cầnphải làm bảng phụ câu hỏi và đáp án v v
Ví dụ 1: Sơ lược về nhạc hát – nhạc đàn ( tiết 26 lớp 6 )
Trang 11GV cho xem trích đọan phim và hiệu ứng câu hỏi cùng phần trắc nghiệm,
hs theo hiệu lệnh trả lời GV cho hiệu ứng đáp án
Ví dụ: Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc phổ biến (tiết 15 âm nhạc
6), cho học sinh xem ảnh các nghệ sĩ đang biểu diễn các loại nhạc cụ đồng thời cho HS nghe từng loại nhạc cụ biểu diễn…
Hòa tấu trống Độc tấu đàn nguyệt Hòa tấu nhạc cụ dân tộc Độc tấu sáo