1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Ngãi

4 643 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Và nhiều di tích lịch sử cách mạng đã được người dân trong và ngoài nước biết đến như vụ thảm sát Sơn Mỹ, Bình Hòa; khởi nghĩa Ba Tơ; chiến thắng Vạn Tường… Nơi đây còn là vùng đất địa l

Trang 1

Thuyền lễ và tế phẩm trong

Lễ Khao lề thế lính Hoàng

Sa

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và danh thắng tỉnh Quảng Ngãi.

Đăng ngày: 18/08/2015; 292lần đọc

Quảng Ngãi được biết đến là vùng đất có nhiều di sản văn hóa và danh thắng nổi tiếng như Núi Ấn Sông Trà, Cổ Lũy Cô Thôn, An Hải Sa Bàn, Thạch Ky Điếu Tẩu, Long Đầu Hý Thủy,… thắng cảnh biển Mỹ Khê, Đức Minh, Sa Huỳnh, khu du lịch sinh thái núi Cà Đam, Thác Trắng, suối Chí, Thạch Nham, đảo Lý Sơn, khu nghỉ dưỡng Vạn Tường Quảng Ngãi còn có di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, địa điểm khai quật tàu cổ đắm Bình Châu Nền văn hóa Chămpa với nhiều đền, tháp, thành quách, làng mạc cư trú như thành Châu Sa, tháp Khánh Vân… ​

Tiếp đến là văn hóa Việt gắn với hàng trăm công trình tín ngưỡng đình, chùa, đền, miếu, lăng thờ thần Nam Hải, lăng thờ nữ thần, cùng với hàng trăm lễ hội được diễn ra như lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, lễ hội Điện Trường Bà, lễ tế đình, lễ vía thần Nam Hải, hát bả trạo, hát sắc bùa, hát bài chòi Và nhiều di tích lịch sử cách mạng đã được người dân trong và ngoài nước biết đến như vụ thảm sát Sơn Mỹ, Bình Hòa; khởi nghĩa Ba Tơ; chiến thắng Vạn Tường… Nơi đây còn là vùng đất địa linh nhân kiệt, sinh ra nhiều người nổi tiếng như Trương Đăng Quế, Trương Định, Phạm Văn Đồng…

Ở các huyện miền núi Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Trà Bồng, Sơn Tây, Tây Trà có các dân tộc H’rê, Cor, Cadong sinh sống vẫn còn giữ được các lễ tết như Lễ hiến sinh trâu, Tết Ngã rạ, Lễ mừng lúa mới, múa chiêng, múa cà đáu, hát ka lêu, ka choi, ra nghế, xà ru, a giới… rất đặc trưng của vùng Trường Sơn - Tây Nguyên

Thời gian qua, tỉnh ta đã đầu tư nghiên cứu, kiểm kê di sản văn hóa vật thể, mang lại những kết quả khả quan Tính đến năm 2014, trên toàn tỉnh Quảng Ngãi đã công nhận xếp hạng 29 di tích cấp Quốc gia, 59 di tích cấp tỉnh, 121 di tích có quyết định công nhận bảo vệ, 7 di tích có quyết định đăng ký xếp hạng và một di sản văn hóa cấp Quốc gia (Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa) Hiện nay, Quảng Ngãi vẫn tiếp tục điều tra, nghiên cứu, lập danh mục kiểm kê di tích trên toàn tỉnh làm cơ sở chuẩn bị lập hồ sơ xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hóa và thực hiện lập đề án bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích Về di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm các loại hình lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, tập quán xã hội gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và nghệ thuật trình diễn dân gian như âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian, các sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh cộng đồng khác được quan tâm nghiên cứu, đề xuất lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể như lễ hội Điện Trường Bà, hát sắc bùa, hát bài chòi là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Trang 2

Múa Sắc Bùa ở xã Phổ An, huyện Đức Phổ

Quảng Ngãi là nơi còn lưu giữ nhiều tài liệu Hán Nôm liên quan đến chủ quyền biển đảo Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như tài liệu Hán Nôm lưu giữ ở tộc họ Võ Văn, Phạm Quang, Phạm Văn, Đặng, Nguyễn ở huyện đảo Lý Sơn; họ Nguyễn, Trần ở các huyện Tư Nghĩa và Mộ Đức Nhiều tư liệu Hán Nôm khác đã được tìm thấy như sắc phong, gia phả, văn từ, văn chỉ, trường biên, phổ ý… góp phần chứng minh lịch sử văn hóa về các bậc công thần có công khai khẩn, bảo vệ, lập làng trên vùng đất Quảng Ngãi cũng đang được lập phương án sưu tầm, nghiên cứu bảo vệ và phát huy giá trị

Tính đến nay, tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu, khai quật khảo cổ học như: Khai quật khảo cổ học văn hóa Sa Huỳnh tại các địa điểm xóm Ốc, suối Chình ở huyện Lý Sơn; Gò Quê ở Bình Sơn; Gò Ma Vương

ở huyện Đức Phổ; Dương Quang ở huyện Mộ Đức; hồ chứa nước Nước Trong ở xã Trà Thọ, xã Trà Xinh, huyện Tây Trà… phát hiện nhiều hiện vật, mộ táng có giá trị độc đáo, chứng minh con người sinh sống ở Quảng Ngãi cách đây hơn ba ngàn năm Các di tích thuộc nền văn hóa Chămpa cũng được khai quật, nghiên cứu như di tích tháp Khánh Vân, di tích thành Châu Sa đã thu được nhiều hiện vật chứng minh nền văn hóa Chămpa đã tồn tại trên vùng đất Quảng Ngãi hàng ngàn năm trước

Từ những kết quả đạt được, tỉnh ta đã tiến hành tu bổ, phục dựng nhiều di sản văn hóa như: Nhà trưng bày về đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, đình An Vĩnh gắn với Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, mộ và đền thờ Võ Văn Khiết, mộ Phạm Hữu Nhật, di tích Chùa Hang, đình An Hải, di tích Âm Linh Tự… ở huyện đảo Lý Sơn; khu bảo tồn văn hóa Sa Huỳnh; khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng; khu chứng tích Sơn Mỹ; bảo tàng chiến thắng Vạn Tường; bảo tàng khởi nghĩa Ba Tơ; mộ và nhà thờ Bùi Tá Hán; đền Quang Chiếu vương Mai Đình Dõng; tượng đài Khởi nghĩa Ba Tơ; di tích quân tình nguyện Việt - Lào; di tích Điện Trường Bà và lễ hội Điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng; di tích chùa Khánh Vân ở huyện Sơn Tịnh; chùa Ông ở Thu Xà; đình An Định ở huyện Nghĩa Hành,…; tổ chức, phục dựng lễ hội cồng chiêng của các dân tộc ở các huyện miền núi Quảng Ngãi

Với những thế mạnh trên, Quảng Ngãi đã xây dựng nhiều tuyến điểm du lịch phục vụ đông đảo du khách trong và ngoài nước Các tour du lịch về các bảo tàng và những địa điểm di tích lịch sử, văn hóa trong tỉnh như: Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi; bảo tàng Chứng tích Sơn Mỹ; bảo tàng Trà Bồng; bảo tàng chiến thắng Vạn Tường; nhà trưng bày về đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải; lễ hội Điện Trường Bà; Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa - Trường Sa; di tích chùa Ông (Thu Xà); mộ và đền thờ Bùi Tá Hán… và nhiều khu du lịch sinh thái trong tỉnh ngày càng được quan tâm

Trang 3

chú trọng Cùng với hệ thống dịch vụ nhà hàng, khách sạn được đầu tư xây dựng ngày một nhiều, đủ đáp ứng nhu cầu của du khách đến Quảng Ngãi, tiêu biểu như huyện đảo Lý Sơn

​ Đình làng An Vĩnh - Nơi tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Tỉnh Quảng Ngãi cũng đang tiếp tục đầu tư, xây dựng nhiều đề án phát triển du lịch, đào tạo đội ngũ cán bộ có trình

độ chuyên môn trong ngành du lịch và tiến hành những hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch như: Xuất bản các ấn phẩm du lịch (đĩa DVD, tập gấp, bản tin, catalog) nhằm tuyên truyền cho du khách trong và ngoài nước Xây dựng chuyên mục du lịch phát sóng trên Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ngãi về các chuyên đề du lịch văn hóa, lễ hội

cổ truyền, du lịch sinh thái, thông tin quảng cáo, dựng hình ảnh quảng cáo tấm lớn để đưa hình ảnh du lịch Quảng Ngãi đến với du khách trong và ngoài nước; xây dựng hệ thống các khu, tuyến, điểm du lịch; nghiên cứu nhu cầu thị trường với những sản phẩm du lịch đặc thù phục vụ du khách Đồng thời, quy hoạch bảo tồn và phát huy tác dụng những giá trị di sản văn hóa, danh thắng trong tỉnh Xây dựng hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể để phát triển ngành kinh tế du lịch với quan điểm: Khai thác các thế mạnh về điều kiện địa chính trị, địa kinh tế, địa nhân văn

và các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các thế mạnh về những giá trị lịch sử, văn hóa và cảnh quan cho phát triển kinh tế - xã hội Tăng cường vai trò của cộng đồng trong hoạt động du lịch và phát triển du lịch địa phương Tập trung vào nhận thức của cộng đồng, để cộng đồng hiểu sâu về giá trị của di sản văn hóa và danh thắng đang tồn tại và khả năng khai thác những giá trị đó Giúp đỡ, tư vấn cộng đồng về những hoạt động du lịch và dịch vụ du lịch để nhân dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần Từ đó tiến tới xã hội hóa trong hoạt động du lịch Xây dựng nhiều đề tài nghiên cứu khoa học để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, danh thắng trong tỉnh Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường nơi có di sản văn hóa và danh thắng một cách toàn diện Xây dựng cổng thông tin điện tử về di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Ngãi để quảng

Trang 4

bá đến người dân trong nước và du khách nước ngoài Đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn của ngành văn hóa về công tác bảo tồn và phát huy tác dụng giá trị di sản văn hóa và danh thắng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh nhà hiện nay

VÕ MINH TUẤN (Theo Bản tin KH&CN, số 03/2015)​

Ngày đăng: 10/11/2016, 09:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w