1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích rủi ro trong quá trình quản lý đơn hàng của bộ phận thương mại tại công ty scavi huế

79 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Nguyễn Văn PhátLỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan báo cáo khóa luận“ Phân tích rủi ro trong quá trình quản lý đơn hàng của bộ phận Thương mại tại công ty Scavi Huế” là bài nghiên cứu của riên

Trang 1

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN

LÝ ĐƠN HÀNG CỦA BỘ PHẬN THƯƠNG MẠI

TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ

Sinh viên thực hiện:

LÊ THỊ THU HIỀN Lớp K46B QTKD – Tổng hợp Niên khóa: 2015 - 2016

Giáo viên hướng dẫn:

PGS.TS Nguyễn Văn Phát

Huế, tháng 5/ 2016

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

Lời Cảm Ơn

Những lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Kinh tế Đại học Huế trong suốt khóa học đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận này.

Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân

PGS.TS Nguyễn Văn Phát đã tận tình hướng dẫn, chỉ

bảo và giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.

Để hoàn thiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc công ty Scavi Huế, các anh chị bộ phận Thương mại đã tạo điều kiện, quan tâm và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực tập Do thời gian nghiên cứu, kiến thức và kinh nghiệm thực tế có hạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài này cũng không thể tránh khỏi những sai sót Kính mong quý công ty, quý thầy cô giáo và tất cả các bạn đóng góp những ý kiến bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2016

Sinh viên

Lê Thị Thu Hiền

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan báo cáo khóa luận“ Phân tích rủi ro trong quá trình quản lý đơn hàng của bộ phận Thương mại tại công ty Scavi Huế” là bài nghiên cứu của

riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệunào và chưa công bố nội dung này ở bất kỳ đâu Các số liệu trong khóa luận được sửdụng trung thực, nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính thừa kế, pháttriển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các website

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Sinh viên

Lê Thị Thu Hiền

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.1 Mục tiêu chung 3

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

4.1 Phương pháp thu thập thông tin 4

4.1.1 Nghiên cứu tài liệu thứ cấp 4

4.1.2 Nghiên cứu tài liệu sơ cấp 4

4.2 Phương pháp xử lí và phân tích số liệu 4

5 Bố cục 4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

Chương 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG NGÀNH MAY TRONG DOANH NGHIỆP 5

1.1 Rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu 5

1.1.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu 5

1.1.2 Phân loại rủi ro 7

1.1.3 Nguyên nhân của các rủi ro 8

1.1.3.1 Những rủi ro do yếu tố khách quan 8

1.1.3.2 Những rủi ro do yếu tố chủ quan 9

1.2 Tổng quan về công tác quản lý đơn hàng ngành may 10

1.2.1 Khái quát chung về quản lý đơn hàng 10

1.2.2 Chức năng của bộ phận quản lý đơn hàng 11

1.2.3 Các hình thức quản lý đơn hàng 11 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

1.2.3.1 Hình thức quản lý trực tuyến 11

1.2.3.2 Hình thức quản lý theo chức năng 11

1.2.3.3 Hình thức quản lý theo sản phẩm 12

1.2.3.4 Hình thức quản lý theo địa lý 12

1.2.4 Đặc điểm của công tác quản lý đơn hàng ngành may 12

1.2.5 Tầm quan trọng của công tác quản lý đơn hàng 13

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG CỦA BỘ PHẬN THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ 14

2.1 Tổng quan về Công ty Scavi Việt Nam và Công ty Scavi Huế 14

2.1.1 Tổng quan về Công ty Scavi Việt Nam 14

2.1.2 Tổng quan về công ty Scavi Huế 16

2.1.2.1 Vài nét về công ty Scavi Huế 16

2.1.2.2 Phương thức sản xuất 17

2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức 18

2.1.2.4 Tình hình lao động 21

2.1.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Scavi Huế trong giai đoạn 2013-2015 23

2.1.2.6 Các khách hàng chính của Scavi Huế 27

2.2 Quy trình quản lý đơn hàng của Bộ phận Thương mại tại công ty Scavi Huế 27

2.3 Những rủi ro trong quá trình quản lý đơn hàng của bộ phận Thương mại tại công ty Scavi Huế 31

2.3.1 Rủi ro về vấn đề nguyên phụ liệu 31

2.3.2 Rủi ro trong quá trình sản xuất 33

2.3.3 Rủi ro trong quá trình xuất hàng 35

2.3.4 Rủi ro trong thanh toán 36

2.4 Thực trạng quản trị rủi ro trong quá trình quản lý đơn hàng của bộ phận Thương mại tại công ty Scavi Huế 37

2.5 Một số rủi ro thực tế trong quá trình quản lý đơn hàng của bộ phận Thương mại tại công ty Scavi Huế 44 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ

ĐƠN HÀNG CỦA BỘ PHẬN THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ 48

3.1 Căn cứ định hướng phát triển của công ty Scavi Huế 48

3.2 Đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro trong quá trình quản lý đơn hàng của bộ phận Thương mại tại công ty Scavi Huế 49

3.2.1 Đối với rủi ro về vấn đề nguyên phụ liệu 50

3.2.2 Đối với rủi ro trong quá trình sản xuất 52

3.2.3 Đối với rủi ro trong quá trình xuất hàng 53

3.2.4 Đối với rủi ro trong thanh toán 54

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55

1 Kết luận 55

2 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 56

3 Kiến nghị 56

3.1 Kiến nghị đối với công ty Scavi Huế 56

3.2 Kiến nghị với Nhà nước 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

PHỤ LỤC 59

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮC, KÍ HIỆU

BBGĐBTPKHKHSXNPLPLĐGPLMPXCPXMQCBBQLĐHTM

: Biên bản giám định: Bán thành phẩm: Khách hàng: Kế hoạch sản xuất: Nguyên phụ liệu: Phụ liệu đóng gói: Phụ liệu may: Phân xưởng cắt: Phân xưởng may: Quy cách bao bì: Quản lý đơn hàng: Thương mạiTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 1 Tình hình lao động tại công ty Scavi Huế giai đoạn 2013 - 2015 22

Bảng 2: Kết quá hoạt động SXKD của Công ty Scavi Huế giai đoạn 2013 – 2015 25

Bảng 3 So sánh kết quả hoạt động SXKD qua các năm của công ty Scavi Huế 26

Bảng 6: Thống kê thăm dò mức độ quan ngại rủi ro 40

Bảng 7 Kết quả điều tro loại rủi ro nhân viên quan ngại nhất 41

Bảng 8 Thống kê thăm dò ý kiến về tác dụng của quản lý rủi ro trong QLĐH 42

Bảng 9 Thống kê thăm dò thực trạng áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro 43

Bảng 10: Tổng hợp số lượng lỗi bán thành phẩm gửi lại chủ hàng Nanjing 45

Biểu đồ 1 Loại rủi ro mà nhân viên Bộ phận Thương mại thường gặp 40

Biểu đồ 2: Mức quan ngại về các loại rủi ro 42 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Sơ đồ tổ chức Tập đoàn Scavi 15

Hình 2 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Scavi Huế 18

Hình 3 Quy trình QLĐH của bộ phận Thương mại tại công ty Scavi Huế 27

Hình 4: Sản phẩm đóng gói của hàng HBI 47 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam chính thức gia nhập WTO cách đây hơn 7 năm (ngày 7 tháng 11 năm2006), trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới Và hơnthế nữa, Việt Nam đã chính thức ký kết tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái BìnhDương (Trans – Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – viết tắc TPP)vào ngày 4 tháng 2 năm 2016 tại Auckland, New Zealand sau 7 năm đàm phán vớimục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Lợi ích

to lớn nhất mà Việt Nam sẽ có được khi là thành viên của TPP đó là tìm được một đốitrọng đủ nặng để có thể tái cân bằng được quan hệ thương mại với các thị trườngtruyền thống trọng điểm hiện nay, giảm bớt ảnh hưởng lệ thuộc vào một thị trườngnhất định, đặc biệt là Trung Quốc (không phải là thành viên của TPP) Hiệp định TPP

sẽ là một bước ngoặt quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, khi mà mục tiêu chínhcủa TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữacác nước thành viên Khi thuế nhập khẩu trở về 0% sẽ nâng cao đáng kể lợi thế cạnhtranh cho các ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, trong đó có dệt may Và

để tự tin bước vào những sân chơi mang tầm cỡ quốc tế đó, Bộ tài chính đã thông quaquyết định “Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đếnnăm 2020 tầm nhìn đến 2030” Có thể khẳng định ngành công nghiệp dệt may làngành mũi nhọn trong nền kinh tế Việt Nam Sau 5 năm chịu tác động nghiêm trọngcủa khủng hoảng kinh tế thế giới và nhiều biến động, bất ổn, nền kinh tế của nhiềunước đã bước đầu phục hồi và có những bước phát triển nhất định Cùng với kinh tế cảnước, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã vượt qua khó khăn, duy trì đà tăng trưởngvững chắc và ổn định trong giai đoạn từ 2011 đến 2015 Năm 2013, tổng kim ngạchxuấtkhẩu đã vượt qua ngưỡng 20 tỷ USD, tăng trưởng gần gấp đôi so với năm 2010(11.2 tỷ USD) Năm 2014 xuất khẩu toàn ngành đạt 24,7 tỷ USD, tăng 17% so vớicùng kỳ 2013 Trong 9 tháng đầu năm 2015 kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 17.08 tỷUSD, tăng 10.6% so với cùng kỳ năm 2014 Xuất khẩu vải đạt 746 triệu USD, tăngTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

28.7% so với cùng kỳ năm 2014, xuất khẩu xơ sợi các loại đạt 1.907 tỷ USD tăng1.3% so với cùng kỳ năm 2014 Xuất khẩu vải không dệt đạt 340 triệu USD; nguyênphụ liệu đạt 683 triệu USD Tổng xuất khẩu 9 tháng 2015 đạt 20 tỷ USD, tăng 10% sovới cùng kỳ năm 2014 Như vậy, so với Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ IV đề ra, Ngànhdệt may vượt mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển dệt may trong giai đoạn 2010-

2015 là 14-16 tỷ USD vào năm 2015, tốc độ tăng bình quân 5 năm 14,74%/năm, đưadệt may trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai và đóng góp đáng kể vàokim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, duy trì được vị trí top 5 nước xuất khẩu dệtmay hàng đầu thế giới

Không thể phủ nhận tầm quan trọng và tiềm năng phát triển vượt bật của ngànhcông nghiệp dệt may đối với cả nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.Nhiều năm liền ngành dệt may của tỉnh luôn dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trên địabàn Năm 2014, dệt may vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩucủa tỉnh (xuất khẩu 77,5%) Đây là tiền đề để Thừa Thiên Huế phấn đấu trở thànhtrung tâm dệt may của miền Trung và cả nước Hiện toàn tỉnh có gần 40 doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực sản xuất và gia công hàng dệt may, trong đó có khoảng 5doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài quy mô lớn Và Công ty Scavi Huế trựcthuộc tập đoàn Scavi – công ty may mặc hàng đầu ở Việt Nam là một trong số đó Nhàmáy vừa sản xuất dưới nhãn hiệu của công ty vừa thực hiện gia công dưới nhãn hiệucủa công ty khác, nhưng nhìn chung nhà máy sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng củađối tác nước ngoài Chính vì vậy, yếu tố chất lượng và thời gian là yếu tố cần thiết đốivới nhà máy, phải đạt được hiệu quả sản xuất để tăng lợi nhuận cho công ty đồng thờinâng tầm giá trị của công ty trên thương trường Tuy nhiên, rủi ro thì luôn đồng hànhvới hoạt động kinh doanh, đặc biệt đối với bộ phận Thương mại của nhà máy đóng vaitrò quan trọng và chịu trách nhiệm xuyên suốt trong quá trình thực hiện đơn hàng Rủi

ro thì luôn tiềm ẩn và có thể phát sinh bất cứ lúc nào và hậu quả của nó thì vô cùngnghiêm trọng, khi mà quy mô của công ty tương đối lớn chỉ với một vấn đề nhỏ cũng

có thể ảnh hưởng đến hiệu quả, năng suất, gây thiệt hại cho công ty Do đó đối với mộtnhân viên Thương mại để có thể đảm bảo hai yếu tố chất lượng và thời gian cần quảntrị tốt các vấn đề, rủi ro có thể gặp phải trong xuyên suốt quá trình thực hiện đơn hàngTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

để có những biện pháp giải quyết nhanh chóng và hiệu quả Chính vì sự thiết yếu vàquan trọng của công tác quản trị rủi ro trong sự tồn tại và phát triển của công ty, tôi

quyết định chọn đề tài: “PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ

ĐƠN HÀNG CỦA BỘ PHẬN THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ” làm

đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình Qua bài khóa luận này nhằm tìm hiểu quytrình quản lý đơn hàng ngành may của bộ phận Thương mại và những rủi ro có thểphát sinh để từ đó đề xuất những phương án giải quyết xử lí thích hợp và hiệu quả.Đồng thời, đưa ra những kiến nghị để hạn chế những rủi ro trong quá trình thực hiệnđơn hàng của bộ phận Thương mai tại công ty Scavi Huế

2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung

 Trên cơ sở phân tích những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện đơnhàng của bộ phận Thương mại tại công ty Scavi Huế, từ đó đề xuất những giải phápnhằm hạn chế các rủi ro gặp phải, nâng cao công tác quản trị rủi ro tại nhà máy

 Xác định các phương án để giải quyết các rủi ro phát sinh

 Đề xuất các giải pháp để hạn chế rủi ro trong quá trình quản lý đơn hàngđối với bộ phận Thương mại của nhà máy

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Thực trạng rủi ro trong quá trình quản lý đơn hàng của bộ phận Thương mạitại công ty Scavi Huế

- Khách thể nghiên cứu: cán bộ nhân viên bộ phận Thương Mại

Trang 13

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

- Phạm vi thời gian: thực hiện đề tài nghiên cứu từ 02/2016 đến 05/2016 Thuthập các thông tin và dữ liệu qua các năm 2013-2015

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại công ty Scavi Huế

4 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập thông tin

4.1.1 Nghiên cứu tài liệu thứ cấp

- Thu thập tài liệu từ các phòng ban của nhà máy Scavi Phong Điền – Scavi Huế

- Tìm hiểu các tài liệu trên báo và trên Internet

- Tham khảo các khóa luận của anh chị các khóa trước có liên quan, các đề tàinghiên cứu của các thầy cô

4.1.2 Nghiên cứu tài liệu sơ cấp

- Dùng phương pháp quan sát và phỏng vấn trực tiếp để tiến hành thu thậpthông tin từ các công nhân và nhân viên tại nhà máy Scavi Phong Điền – Scavi Huế

4.2 Phương pháp xử lí và phân tích số liệu

Phương pháp phân tích thống kê, so sánh và tổng hợp: từ kết quả điều tra phỏngvấn trực tiếp cùng với quá trình quan sát thực tế tại nhà máy

5 Bố cục

Bố cục đề tài có 3 phần:

Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về rủi ro và quản lý đơn hàng ngành may trongdoanh nghiệp

Chương 2: Phân tích rủi ro trong quá trình quản lý đơn hàng của bộ phậnThương mại tại công ty Scavi Huế

Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện đơn hàng của bộphận Thương mại tại công ty Scavi Huế

Phần III: Kết luận - Kiến nghị

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀRỦI RO VÀ QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG

NGÀNH MAY TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu 1.1.1.Khái niệm rủi ro và rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu

Có thể nói, rủi ro là một vấn đề tồn tại khắp mọi lĩnh vực của cuộc sống Dotính chất phổ biến rộng rãi của rủi ro nên phạm trù này đã được nhiều người tập trungnghiên cứu Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro Nhiều nhàkinh tế và kinh doanh bảo hiểm trên thế giới và của Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ramột số định nghĩa, khái niệm về rủi ro:

Frank Knight, một học giả Mỹ trong lĩnh vực bảo hiểm và quản trị rủi ro định

nghĩa: “Rủi ro là những bất trắc có thể đo lường được” (Risk and Management, FrankKnight, Prentice Hall, 1998, tr.23) Theo ông, các loại bất trắc không thể đo lườngđược coi là bất trắc, có thể đo lường được gọi là rủi ro Nghĩa là tiếp cận của ông liênquan đến khả năng đo lường được hoặc không được của bất trắc

Allan Willett, một học giả người Mỹ khác cho rằng: “Rủi ro là sự bất trắc cụ

thể liên quan đến một biến cố không mong đợi” Như vậy cách tiếp cận của ông liênquan đến thái độ con người Những biến cố ngoài sự mong đợi chính là rủi ro, cònnhững biến cố mong đợi không phải là rủi ro Điều này đã giải thích cho rủi ro đốixứng, hoặc rủi ro suy đoán liên quan tới một sự thành bại của một sự kiện diễn ra.Thành công của con người này chính là thất bại (rủi ro) cuả người khác

Inrving Pferfer (Mỹ) lại cho rằng: “Rủi ro là sự tổng hợp của những sự ngẫu

nhiên có thể đo lường bằng xác suất” Theo ông, rủi ro gắn với sự hiện diện ngẫunhiên của vạn vật, hiện tượng mà có thể đo lường bằng xác suất Tức là, rủi ro là sựngẫu nhiên không phụ thuộc vào ý chí của con người Tuy nhiên, điều đó không hoàntoàn đúng bởi nhiều loại rủi ro chính là hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp do con ngườigây ra

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

Theo cuốn Từ điển Kinh tế học hiện đại: “Rủi ro là hoàn cảnh trong đó một

sự kiện xảy ra với một xác suất nhất định hoặc trong trường hợp quy mô của sự kiện

đó có một phân phối xác suất”

Theo Nguyễn Anh Tuấn (2006) trong cuốn “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoài thương” nhà xuất bản Lao động – Xã hội, cho rằng: “Rủi ro là những

sự kiện bất lợi, bất ngờ gây ra tổn thất cho con người” Theo cách tiếp cận này thì rủi

ro liên quan đến thái độ của con người Những biến cố ngoài mong đợi thì được xem

là rủi ro, còn những biến cố mong đợi thì không phải là rủi ro Rủi ro phải là những bấttrắc hậu quả cho con người, còn những bất trắc không gây tổn thất thì không phải làrủi ro

Những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩarủi ro khác nhau Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhưng tập trung lại

có thể chia thành hai trường phái lớn:

Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự

tổn thất mất mát, nguy hiểm Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờxảy đến Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợinhuận dự kiến Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quátrình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triểncủa một doanh nghiệp Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mấtmát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều khôngchắc chắn có thể xảy ra cho con người

Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa

mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mấtmát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội Nếu tíchcực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chếnhững rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai

Trong hoạt động của doanh nghiệp, rủi ro là khả năng xảy ra những sự kiệnkhông mong đợi tác động ngược với thu nhập và vốn đầu tư Thông thường người tacho rằng rủi ro là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài chính Các trường hợp rủi

ro được khái quát hóa bằng sự hiện diện của những tình huống không chắc chắn, màTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

nguyên nhân chủ yếu có thể là do lạm phát, do biến động lãi suất, tỷ giá, giá cả hànghóa, hoặc do đánh giá sai các khả năng tình huống xảy ra hoặc do quyết định đầu tưkhông thích hợp, hoặc cũng có thể do các yếu tố chính trị, xã hội và môi trường kinhdoanh thay đổi…

Như vậy, “Rủi ro là những điều không chắc chắn của những kết quả trong

tương lai hay là những khả năng của kết quả bất lợi”.

Rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu: theo “Quản trị rủi ro và khủng hoảng”của PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân: “Rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu là những

sự kiện bất trắc có thể đo lường được, nó có thể tạo ra những tổn thất mất mát, thiệt hạihoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời, tạo ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại hoặclàm mất đi những cơ hội sinh lời, những cũng có thể đưa đên những lợi ích, cơ hộithuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu” Theo định nghĩa này rủi ro trong kinhdoanh xuất nhập khẩu vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thểmang đến những tổn thất, mất mát, nguy hiểm… cho con người, nhưng cũng có thểmang đến những cơ hội Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, nhận dạng, đo lường rủi ro,người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tiêu cực, tận dụngmặt tích cực của nó

1.1.2 Phân loại rủi ro

 Dựa vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro:

- Rủi ro cơ bản: là những rủi ro phát sinh từ những nguyên nhân ngoài tầm kiểm

soát của con người

- Rủi ro riêng biệt: là những rủi ro phát sinh từ các biến cố chủ quan và kháchquan liên quan đến hành vi của con người

 Dựa vào các yếu tố tác động của môi trường vĩ mô:

- Rủi ro kinh tế: Do các yếu tố kinh tế gây ra

- Rủi ro chính trị: Do các yếu tố thuộc về thể chế chính trị gây ra

- Rủi ro pháp lý: Do sự thay đổi pháp luật, các quy tắc, tập quán

- Rủi ro cạnh tranh: Do sự thay đổi thị hiếu, sự xuất hiện sản phẩm mới

- Rủi ro thông tin: Do thiếu các thông tin về thị trường, về đối tác TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

 Dựa vào phạm vi được bảo hiểm:

- Rủi ro được bảo hiểm: là những rủi ro sẽ không được các công ty bảo hiểm bồithường khi có tốn thất xảy ra, được chia thành rủi ro loại trừ và rủi ro không thỏa thuận

- Rủi ro không được bảo hiểm: là những rủi ro được ghi trong các hợp đồng bảohiểm, được chia thành rủi ro thông thường và rủi ro đặc biệt

 Căn cứ vào thời điểm phát sinh trong quá trình tác nghiệp chia rủi ro thành:

- Rủi ro trong lựa chọn đối tác đàm phán và ký kết hợp đồng: là những rủi ro xảy ratrong giai đoạn lựa chọn đối tác, đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại quốc tế

- Rủi ro trong chuẩn bị hàng xuất khẩu: là những rủi ro xảy ra trong giai đoạnchuẩn bị hàng hóa xuất khẩu, gồm các thu gom, sản xuất, gia công, tái chế

- Rủi ro trong giao nhận hàng hóa: là những rủi ro xảy ra trong quá trình giao nhận

- Rủi ro trong vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa: Rủi ro trong thanh toántiền hàng là những rủi ro xảy ra trong quá trình quá trình thực hiện các nghiệp vụthanh toán tiền hàng, tiền tạm ứng

- Rủi ro trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại: là những rủi ro xảy ra trong quátrình thực hiện khiếu nại và giải quyết các khiếu nại trong thương mại quốc tế và cácrủi ro khác

1.1.3 Nguyên nhân của các rủi ro 1.1.3.1 Những rủi ro do yếu tố khách quan + Rủi ro do thiên tai: là những rủi ro do lũ lụt hạn hán, động đất, dịch bệnh…

tác động bất lợi đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hậu quả rủi ro dothiên tai mang lại thường rất nghiêm trọng ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động xuấtkhẩu của doanh nghiệp Thiệt hại do thiên tai gây ra là rất nghiêm trọng có nhiềudoanh nghiệp phá sản vì rủi ro này

+ Rủi ro chính trị - pháp lý: đây là rủi ro mà các nhà kinh doanh nhất là doanh

nghiệp kinh doanh quốc tế lo ngại nhất bởi vì trước khi xây dựng chiến lược kinhdoanh quốc tế hay quyết định một hợp đồng nào doanh nghiệp cần dựa vào tình hìnhkinh tế - xã hội dựa trên các quyết định thuế và luật thuế… Một biến động mạnh vềchính trị - pháp lý xảy ra có thể làm đảo lộn mọi dự đoán của doanh nghiệp và làmdoanh nghiệp thất bại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

+ Rủi ro do lạm phát: lạm phát là sự tăng giá bình quân của hàng hóa Các

doanh nghiệp luôn gặp các rủi ro do biến động kinh tế Rủi ro lạm phát là một điểnhình trong các rủi ro biến động kinh tế Khi lạm phát xảy ra ở mức độ cao thì hợp đồnggia công sẽ không còn ý nghĩa Thời gian đến khi nhận được tiền hàng thanh toán từ phíanước ngoài khoảng 30-45 ngày Do đó xác suất xảy ra lạm phát là rất lớn

+ Rủi ro hối đoái: là sự không chắc chắn về một khoản thu nhập hay chi trả do

biến động tỷ giá gây ra, có thể làm tổn thất đến giá trị hợp đồng dự kiến

+ Rủi ro do sự thay đổi chính sách ngoại thương: chính sách ngoại thương là

một hệ thống nguyên tắc biện pháp kinh tế hành chính luật pháp nhằm điều tiết cáchoạt động mua bán quốc tế của một nhà nước trong một giai đoạn nhất định Hầu hếtcác chính sách ngoại thương của các nước thay đổi theo từng giai đoạn tùy thuộc theomục đích, định hướng của nhà nước trong từng thời kỳ khác nhau Sự thay đổi thườngxuyên của các định chế này là đe dọa lớn vì doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởngcủa chính sách trong nước mà còn bị ảnh hưởng nặng của chính sách ngoại thương củanước bạn Trong số đó có thể là rủi ro do quy định hạn ngạch, thủ tục hải quan, thuếquan, quy định hành chính khác

1.1.3.2 Những rủi ro do yếu tố chủ quan + Rủi ro do thiếu vốn: để nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp

không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ Song do thiếu vốn doanhnghiệp không đủ khả năng đổi mới công nghệ mở rộng quy mô sản xuất tối ưu Từ đókhông đủ sức mạnh cạnh tranh với đối thủ và mất thị phần Ngoài ra rủi ro do thiếuvốn còn làm quá trình thực hiện hợp đồng gia công không được đảm bảo dẫn tới giaohàng chậm

+ Rủi ro do thiếu thông tin: việc thiếu thông tin sẽ dẫn tới những hậu quả khó

lường cho doanh nghiệp Đôi khi doanh nghiệp còn phải tiến hành hoạt động gia côngcủa mình với những công ty ma đến khi không được thanh toán tiền hàng mới biếtmình bị lừa Hơn nữa việc không nắm bắt được biến động giá cả thị trường thế giới,nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng với giá gia công thấp Chính vì thế sự bùng nổthông tin như hiện nay để nhận biết và tránh sai lệch thông tin là cách quan trọng nhấtgiúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro có thể gặp phải

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

+ Rủi ro do năng lực quản lý kém: đây là rủi ro xem như không có phương

thức hữu hiệu nào trị được Một doanh nghiệp có năng lực quản lý kém sẽ liên tục gặpphải những rủi ro khác nhau sẽ dẫn tới việc chậm trễ trong quyết định giao hàng hoặc kýkết hợp đồng và quan hệ với khách hàng làm họ thất vọng

+ Rủi ro do thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ: sự thiếu hiểu biết về luật

pháp và tập quán kinh doanh quốc tế mà biểu hiện là sự hố giá nhầm chất lượng, thiếu sốlượng vi phạm giao kết trong hợp đồng… Một khi trình độ nghiệp vụ của nhân viên cònyếu kém thì họ dễ dàng bị lừa và hậu quả là rủi ro phát sinh thường xuyên và liên tục

1.2 Tổng quan về công tác quản lý đơn hàng ngành may 1.2.1 Khái quát chung về quản lý đơn hàng

Quản lý đơn hàng ngành may

Đơn hàng ngành may là những hợp đồng sản xuất sản phẩm may cụ thể: áokhoác, quần, váy, đầm, áo kiểu, trang phục thể thao, quàn áo bảo hộ lao động, trangphục lót, balo, túi xách,…

QLĐH ngành may là chuỗi công tác thực hiện thông qua quá trình làm viêc vớikhác hàng bắt đầu từ giai đoạn thương mại, phát triển mẫu sản phẩm, tìm kiếm nguồncung cấp nguyên phụ liệu, triển khai và kiểm soát toàn bộ đơn hàng cho đến khi hoànthành sản phẩm theo đúng yêu cầu về chất lượng, số lượng và đúng thời gian giaohàng đã kí kết trên hợp đồng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

1.2.2 Chức năng của bộ phận quản lý đơn hàng

Là những người chịu trách nhiệm chính, là cầu nối giữa khách hàng-công ty, bộphận-bộ phận để có thể tiếp nhận, xử lý, chuyển giao và truyền đạt thông tin từ phíakhách hàng, nhà cung cấp và các bộ phận có liên quan một cách nhanh chóng, chínhxác, đảm bảo sản xuất luôn được tiến hành một cách liên tục, tránh sự trì hoãn

Duy trì hoạt động động sản xuất kinh doanh và tối ưu hóa lợi nhuận thu được.Tạo thuận lợi cho các bộ phận khác sắp xếp, bố trí công việc, triển khai và hoànthành đơn hàng ở mức độ tốt nhất

Tạo dựng mối quan hệ và làm hài lòng các yêu cầu của khách hàng

Xây dựng hình ảnh, uy tín cho công ty

1.2.3 Các hình thức quản lý đơn hàng 1.2.3.1 Hình thức quản lý trực tuyến

Là hình thức quản lý chia theo từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ chịu trách nhiệmquản lý một số đơn hàng của những khách hàng nhất định Đứng đầu nhóm là nhómtrưởng, nhóm trưởng sẽ thực hiện theo dõi, giám sát công tác quản lý đơn hàng của cácthành viên trong nhóm, giải quyết các vấn đề phát sinh xảy ra trong quá trình sản xuất

mà các thành viên trong nhóm không thể tự giải quyết được

1.2.3.2.Hình thức quản lý theo chức năng

Là hình thức phân chia nhân sự theo từng nhóm công tác chuyên môn khácnhau Các bộ phận chức năng được phân chia theo tính chất của tổ chức Các nhânviên được phân chia nhiệm vụ trong các bộ phận chức năng theo lĩnh vực chuyên sâu

- Bộ phận kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất cho các đơn hàng, cập nhật báo cáonăng suất, báo cáo tiến độ Theo dõi định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, cân đốinguyên phụ liệu, chuẩn bị bảng màu, tài liệu kỹ thuật cho sản xuất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

1.2.3.3 Hình thức quản lý theo sản phẩm

Là hình thức tổ chức theo nhóm chuyên trách từ khâu phát triển, thu mua, kếhoạch sản xuất của một vài chủng loại sản phẩm có kiểu dáng, kết cấu sản phẩm, quytrình công nghệ gần giống nhau Theo hình thức này, bộ phận quản lý đơn hàng sẽ chiatheo nhóm sản phẩm, mỗi nhóm sẽ quản lý theo loại nhóm sản phẩm

1.2.3.4 Hình thức quản lý theo địa lý

Là hình thức quản lý đơn hàng mà bộ phận phụ trách sản phẩm có trách nhiệmhoạt động trên nhiều thị trường khác nhau về sản phẩm đó Bộ phận quản lý đơn hàng

sẽ phân chia khách hàng theo từng khu vực địa lý để quản lý Mỗi khách hàng ở cáckhu vực địa lý khác nhau sẽ có những yêu cầu về sản phẩm khác nhau.Vì vậy quản lýđơn hàng theo khu vực sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt những yêu cầu của kháchhàng về sản phẩm cần sản xuất

1.2.4 Đặc điểm của công tác quản lý đơn hàng ngành may Tính thích nghi và thay đổi:chịu ảnh hưởng trực tiếp từ xu hướng thời trang

của từng mùa, từng đối tượng khách hàng, đối tượng người tiêu dùng, từng khu vựcđịa lý mà tính chất đơn hàng sẽ liên tục thay đổi về thành phần vải, màu sắc, kiểudáng, phụ liệu trang trí theo kèm, quy cách may, quy cách đóng gói,… Cho nên, đòihỏi người nhân viên quản lý đơn hàng phải có khả năng nắm bắt, thích nghi và thayđổi liên tục để đáp ứng yêu cầu công việc

Tính vận động cao:Khác với đặc trưng chung của nhân viên văn phòng thuộc

các phòng ban chức năng là ngồi nhiều, tiếp xúc cả ngày với máy tính, thì người nhânviên quản lý đơn hàng cũng phải thường xuyên di chuyển để có sự tiếp cận, giám sátthực tiễn, nhằm dễ dàng hướng dẫn cách thực hiện, nắm bắt tìm hiểu rõ nguyên nhâncủa mọi phát sinh liên quan đến nguyên phụ liệu và sản xuất Kịp thời giải quyết vàbáo cáo lên cấp trên và các bộ phận có liên quan để tìm hướng giải quyết Với những

sự cố ngoài tầm kiểm soát và không thể giải quyết nội bộ được thì bắt buộc phải báocáo lại khách hàng để được sự đồng ý chính thức, không gây ảnh hưởng đến kế hoạchxuất hàng về sau

Tính phụ thuộc:Đặc thù của ngành dệt may ở nước ta là chủ yếu thực hiện

theo hình thức gia công cho khách hàng nước ngoài, lệ thuộc vào nguồn cung cấpTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

nguyên phụ liệu và sự chỉ định của khách hàng Do đó, trong quá trình thực hiện đơnhàng, đặc biệt là những khách hàng khó tính, đòi hỏi phải tuân thủ tuyệt đối mọi yêucầu của khách hàng về chủng loại chất liệu nguyên phụ liệu sử dụng, nguồn cung cấp,tiêu chuẩn kỹ thuật, phương thức giao hàng,… Tuy nhiên, nếu mọi sự cải tiến chủ yếu

về mặt kỹ thuật trong khi thực hiện đơn hàng mang lại hiệu quả và năng suất cao hơn

mà không ảnh hưởng đến thiết kế, cấu trúc và chất lượng sản phẩm, không phát sinhchi phí và quan trọng là khách hàng không thể phát hiện, dựa trên bề ngoài sản phẩm,thì có thể áp dụng thẳng cho nhà máy Trường hợp khách hàng có thể phát hiện, nênbáo lại với khách hàng để xin ý kiến Ngoài ra, sự phụ thuộc này còn thể hiện rõ rệthơn từ nguyên nhân chủ quan ở cách quản lý, phẩm chất cá nhân của cấp trên

1.2.5 Tầm quan trọng của công tác quản lý đơn hàng

Bộ phận quản lý đơn hàng là cầu nối quan trọng để hoàn thành mục tiêu sảnxuất kinh doanh đã đề ra.Nhân viên quản lý đơn hàng sẽ trực tiếp xử lý các tình huống,theo dõi, giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện sản xuất đơn hàng, làm việcvới các bộ phận nhằm truyền đạt thông tin về mã hàng cũng như việc sản xuất đơnhàng.Công tác quản lý đơn hàng làm việc với khách hàng và nhà cung cấp tốt sẽ giúpquá trình thực hiện sản xuất được tiến hành tốt, mang lại doanh thu, lợi nhuận cũngnhư uy tín cho công ty.Nhân viên quản lý đơn hàng sẽ quyết định việc có được nhữngđơn hàng cho sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất được thuận lợi thông qua làmviệc, trao đổi với khách hàng cũng như nhà gia công, xưởng may

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝĐƠN HÀNG CỦA BỘ PHẬN THƯƠNG MẠITẠI CÔNG TY

Công ty cổ phần Scavi Việt Nam (gọi tắt Scavi Việt Nam) là công ty 100% vốnđầu tư của nước ngoài, được thành lập năm 1988 ngay sau khi luật đầu tư của ViệtNam được ban hành Scavi Việt Nam là công ty chủ lực ở Châu Á, là công ty nằmtrong Top 10 Quốc tế trong ngành trang phục Lingerie cao cấp Sản phẩm chủ yếu củaScavi Việt Nam là thời trang cao cấp đồ lót của phụ nữ, ngoài ra còn sản xuất áo quầntrẻ em, đồ lót nam và trang phục thể thao Hiện tại Scavi Việt Nam sở hữu 5 nhà máy:

4 nhà máy tại Việt Nam và 1 nhà máy tại Lào (với quy mô khoảng 10.000 công nhânviên) cùng với sự hợp tác sản xuất của khoảng 15 vệ tinh tại Việt Nam, Campuchia,Lào Ngoài ra, tập đoàn còn có một trung tâm ở Trung Quốc được thành lập vào năm

2006, có nhiệm vụ tìm kiếm nguồn NPL để cung cấp cho hệ thống nhà máy Scavi sảnxuất Hệ thống khách hàng là những tập đoàn kĩ nghệ và phân phối hàng đầu, tập trungchủ yếu tại thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản

Với chính sách phát triển mạnh mẽ nhằm đạt đến vị thế hàng đầu thế giới trongngành nghề vào năm 2017 Hiện tại, tập đoàn đang đầu tư tăng cườngkỹ thuật tại nhàmáy Scavi Phong Điền, đồng thời đầu tư mở rộng mặt bằng, công nghệ và nhân lực tạicác nhà máy hiện hữu còn lại của tập đoàn ở Biên Hòa, Bảo Lộc, Đà Nẵng vàVientiane – Lào chủ yếu phục vụ cho thị trường Châu Âu, Canada và Việt Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

Đạt danh hiệu “Doanh nghiệp dệt may tiêu biểu hàng đầu tại Việt Nam” do BộCông thương, Hiệp hội Dệt may Việt Nam và thời báo Kinh tế Sài Gòn bình chọn liêntiếp trong 6 năm từ năm 2003 đến năm 2008

Hình 1 Sơ đồ tổ chức Tập đoàn Scavi

(Nguồn: Trang web scavi.com.vn)

TẬP ĐOÀNCORELEINTERNATIONA

L

CÔNG TY CỔ PHẦN SCAVI

VIỆT NAMTrụ sở chính: KCN II BiênHòa – Đồng Nai – Việt NamThành lập: 1988

SCAVI EUROPETrụ sở chính: Orleans –

PhápThành lập: 1992

SCAVI HUẾChi nhánh ĐàNẵngThành lập: 2012

SCAVI HUẾCông ty conThành lập: 2005

BB BEAUTEThành lập: 2012

SCAVIROCHETEAUThành lập: 2008

SCAVI TRUNGQUỐCThành lập: 2006

C.TY CP SCAVIVIỆT NAMChi nhánh Bảo LộcThành lập: 2004

SCAVI LÀOCông ty conThành lập: 2003TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

2.1.2 Tổng quan về công ty Scavi Huế 2.1.2.1 Vài nét về công ty Scavi Huế

Địa chỉ của công ty:

Khu công nghiệp Phong Điền, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Điện thoại: 0543.751.751Fax: 054.751.761

Thuộc Tập đoàn: Corele International Scavi Group

Email: scavi@scavihue.comWebsite: www.scavi.com.vn

Cơ sở pháp lý của công ty:

Căn cứ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi bổ sungmột số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000, Nghị định 24/2000/NĐ-

CP ngày 31 tháng 07 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật đầu tư nướcngoài tại Việt Nam và Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2003 của Chínhphủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2000/NĐ-CP

Công ty Scavi Huế được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư số 3023000011chứng nhận lần đầu ngày 27 tháng 03 năm 2008 do Ban quản lý các khu công nghiệpTỉnh Thừa Thiên Huế cấp (thay thế Giấy phép đầu tư số 04/GP-KCN-TTH ngày 15tháng 07 năm 2005 do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp):

Loại hình công ty: Công ty Cổ phần

Mã số thuế: 3300382362Vốn điều lệ: 90 tỷ đồng Việt Nam (tương đương 9 triệu USD)

Chức năng, nhiệm vụ của công ty Scavi Huế:

- Thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về mặt tài chính và chiếnlược, chính sách kinh doanh

- Xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh

- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng các chế độ tài chính, bảo tồn và phát triểnvốn kinh doanh, tự trang trải về mặt tài chính bảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệuquả, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, chế độ chính sách cho người lao động, nângcao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

- Đàm phán ký kết hợp đồng và đảm bảo thu nhập cho người lao động

- Quản lý, điều hành Công ty, tự phân phối thu nhập đảm bảo đời sống cho cán

bộ công nhân viên trong Công ty

- Không ngừng nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng caođời sống cho người lao động, thực hiện sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật

Sứ mạng của công ty Scavi Huế là mở rộng quy mô nhà máy – tăng sản lượngsản xuất hàng năm – giảm thời gian ngưng việc – giảm tỷ lệ hư hỏng nguyên phụ liệu– xuất khẩu hàng đạt chất lượng cao - ổn định và nâng cao đời sống của cán bộ côngnhân viên nhà máy với mục đích gia tăng doanh thu để ngày càng phát triển hơn

2.1.2.2 Phương thức sản xuất

Scavi Việt Nam nóichung và công ty Scavi Huế nói riêng, hoạt động sản xuất

và kinh doanh theo phương thức Sourcing và Outsourcing Tức vừa sản xuất dưới

nhãn hiệu của công ty để phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng, vừa thực hiện giacông dưới nhãn hiệu của công ty khác Điểm làm Scavi khác biệt hoàn toàn so với đa

số các công ty khác ở Việt Nam là công ty thực hiện gia công trọn gói từ thiết kế mẫu

mã, tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu tới sản xuất và giao hàng tới kho của khách hàng.Trong khi đó, đa số các công ty may ở Việt Nam chỉ thực hiện sản xuất, không phảimua và tìm kiếm nguyên phụ liệu, mẫu mã…

Phương thức sản xuất của Scavi Huế là make – to – order, tức là chỉ sản xuất

khi nhận được đơn hàng chính thức từ khách hàng Đối với việc sản xuất sản phẩmmang nhãn hiệu của công ty, bộ phận tiếp thị của Scavi Europe sẽ chuyển đơn hàngnội bộ cho Scavi Việt Nam và Scavi Việt Nam sẽ tiến hành mua nguyên phụ liệu vàsản xuất theo đơn hàng nội bộ đó

Công ty Scavi Huế nhận thông tin, mẫu thiết kế các đơn hàng của khách hàngcũng như đơn hàng nội bộ từ Scavi Việt Nam từ nhà máy Scavi Biên Hòa, các bộ phận

có liên quan theo đó để tiến hành thực hiện hợp đồng và đặc biệt Phòng Kế hoạch theo

đó để lập kế hoạch sản xuất và triển khai cho nhà máy sản xuất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

Khu vực 4

Khu vực 2 Khu vực 1

Giám đốc nhà máy

BP.Hành

chính-Nhân sự

BP Sản Supply Chain

xuất-BP AQL BP Tài chính- Kế

toán

BP Thương Mại

BP Kế hoạch

Giám đốc nhà máy

Logistic

Kế hoạch NPL

BP Kho

Nhà máy 1 Nhà máy 2

BP Giám định

Phân xưởng cắt

Phân xưởng may 1

Phân xưởng may 2

Khu vực 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

Chức năng của các bộ phận trong công ty:

 Giám đốc nhà máy: Trần Văn Mỹ

Giám đốc nhà máy là người điều hành toàn bộ hoạt động của nhà máy:

- Hoạch định chiến lược thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của nhà máy

- Hoạch định chiến lược kinh doanh của nhà máy, phát triển hệ thống kinhdoanh, phân phối Chiến lược, kế hoạch kinh doanh của các phòng ban, phân xưởng đểthực thi kế hoạch kinh doanh của nhà máy

- Chịu trách nhiệm về mọi vấn đề của nhà máy trước hội đồng quản trị

 Bộ phận Hành chính – Nhân sự

- Giúp việc cho Ban Giám đốc nhà máy quản lý tài sản của cơ quan

- Tham mưu cho Ban Giám đốc và trực tiếp tổ chức thực hiện các văn bảnquản lý hành chính trong nhà máy

- Tổ chức và thực hiện các hoạt động quản trị nhân sự theo quy định

- Quản lý hồ sơ, thông tin người lao động theo quy định hiện hành

- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của toàn nhà máy, ngân sáchliên quan đến chi phí lao động

- Xây dựng các quy trình, quy chế trong công tác tuyên dụng, đào tạo, bổnhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá đối với người lao độngcủa nhà máy

 Bộ phận Kế toán

- Xét duyệt các khoản thu – chi của nhà máy dựa trên yêu cầu xác đáng củatừng Bp

- Bảo đảm tài chính cho nhà máy, vốn luân chuyển không bị thiếu

- Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu, đơn vị thành viên trongviệc mua sắm, thanh lý, nhượng bán…tài sản của Công ty

- Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, côngtác quản lý thu chi tài chính, thực hiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác chocán bộ công nhân viên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

 Bộ phận Thương mại

Tất cả các hoạt động liên quan đến đơn hàng, từ giá cả, màu sắc, số lượng,…sự cốtrong sản xuất cần ý kiến của khách hàng thì bộ phận Thương mại sẽ đứng ra làm việc

Bộ phận Thương mại gồm 2 nhóm:

 Nhóm MS – Manufacturing Stage (Quản lý đơn hàng):

- Đảm bảo vốn luân chuyển một cách gián tiếp thông qua việc kiểm soátnguyên phụ liệu nhập kho, đồng bộ cho sản xuất, không để nguyên phụ liệu lưu kholâu gây ứ đọng vốn

- Tiến hành đặt nguyên phụ liệucho từng đơn hàng tương ứng với số lượng vàngày giao hàng

- Cân đối nhu cầu và nguồn lực nguyên phụ liệu, cung cấp tiến độ đơn hàng vớikhách hàng

- Kiểm soát quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm quản lý đơn hàng

 Nhóm MDS – Marke Development Stage (Phát triển thị trường)

Nhóm này làm việc trực tiếp với khách hàng để bán hàng Mẫu mã có thể từ kháchhàng hay từ thiết kế của công ty Mục tiêu lấy được đơn hàng với lợi nhuận cao nhất

Khi nhận được đơn hàng từ Scavi Biên Hòa, nhân viên MDS sẽ tiến hành:

- Tìm nguồn nguyên phụ liệu tương ứng với nguyên phụ liệu mà khách hàngyêu cầu

- Chuyển yêu cầu may mẫu cho bộ phận Kỹ thuật và theo dõi kế hoạch đểđảm bảo mẫu giao cho khách hàng đúng hẹn

- Liên lạc, thương lượng với nhà cung cấp về giá, số lượng, phương thứcthanh toán để đạt mục tiêu của công ty về lợi nhuận và vốn luân chuyển

 Bộ phận sản xuất

Xây dựng kế hoạch sản xuất và trực tiếp sản xuất các hợp đồng, bộ phậnsảnxuất bao gồm: phòng kế hoạch, phòng xuất nhập khẩu, bộ phận Kho, bộ phận Giámđịnh, Phân xưởng cắt,…Bộ phận quản lý, theo dõi, thực hiện từ khi nguyên phụ liệu về nhàmáy đưa vào kiểm định, đến cắt nguyên phụ liệu, may kiểm tra đóng gói Đây là bộ phậnchiếm hầu hết công nhân của công ty và có nhiệm vụ quan trọng với nhà máy

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

 Bộ phận Kiểm tra chất lượng sản phẩm - AQL (Acceptable Quality Level)

Bộ phận AQL sẽ dựa vào kế hoạch của phòng Kế hoạch để kiểm hàng theo tiêuchuẩn của khách hàng đưa ra, để đảm bảo hàng đạt chất lượng trước khi khách hàngkiểm tra hoặc trước khi xuất hàng

 Bộ phận IT (Information Technology – Công nghệ thông tin)

Quản lý toàn bộ hệ thống điện toán của công ty, nhiệm vụ chính:

- Duy trì hệ thống của công ty qua hệ thống mạng nội bộ, đảm bảo mạng hoạtđộng tốt không bị nghẽn mạch hay rớt mạng

- Giải quyết những vấn đề phát sinh hàng ngày về máy tính của nhân viên vànhững trở ngại trong ứng dụng phần mềm

2.1.2.4 Tình hình lao động

Số lượng lao động của nhà máy Scavi Phong Điền giai đoạn từ năm 2013 đếnnăm 2015 có sự thay đổi rõ rệt Năm 2014 tăng 257 người so với năm 2013, trong đó

số lượng đại học và cao đẳng tăng 36 người Đặc biệt đếm năm 2015, tổng số lao động

là 4229 người, tăng đến 979 lao động tức tăng 30,1% so với năm 2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

Bảng 1 Tình hình lao động tại công ty Scavi Huế giai đoạn 2013 - 2015

Trang 32

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

Nhà máy là đơn vị chuyên về sản xuất do vậy trong cả 3 năm, lực lượng laođộng trực tiếp luôn chiếm tỷ lệ cao, năm nào cũng chiếm từ 90% trở lên so với tổnglực lượng lao động của nhà máy Năm 2015 lao động trực tiếp ở công ty chiếm đến90,71% tổng lao động của nhà máy, tăng 888 lao động tức tăng 32,71% so với năm

2014 Trong đó, chủ yếu là công nhân có chất lượng thấp, lao động chưa qua đào tạochiếm đến khoảng 90% toàn lao động trong nhà máy, điều này cũng dễ hiểu vì côngviệc ở nhà máy cần một lượng lớn công nhân làm những công việc không đòi hỏi trình

độ, với giá nhân công rẻ Tuy nhiên, vấn đề công nhân chưa qua đào tạo đang là vấnnạn chung của các doanh nghiệp Việt Nam, nó làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượngcông việc

Trong năm 2015, cơ cấu lao động phân theo giới tính thì số lượng công nhân nữ

là 3379 người chiếm 79,9% tổng số lao động của toàn nhà máy, số lượng nam chiếm

850 người tương ứng 20,1% Điều này cũng dễ hiểu, vì công việc tại nhà máy chủ yếu

là may nên phù hợp với nữ hơn là nam, do đó mà số lượng lao động nữ chiếm nhiềuhơn số lượng lao động nam

Trong năm 2013, cơ cấu lao động phân theo chất lượng lao động, số lượng laođộng có trình độ đại học, trên đại học chỉ dưới 100 người, nhưng qua đến năm 2014,

2015 thì số lượng này đã tăng lên hơn 100 người Số lượng này khá hạn chế có thể donhiều lý do, thứ nhất do nhà máy khó tuyển dụng đối với những đối tượng này, thứ haiđối với một công ty cần kinh nghiệm thực tiễn có thể vấn đề bằng cấp là không quantrọng và thứ ba có thể công việc hiện tại ở công ty chưa có nhu cầu đối với lực lượngnhân viên có trình độ trên đại học

2.1.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Scavi Huế trong giai đoạn 2013-2015

Theo như bảng Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Scavi Huế phản ánh,tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm gần đây có nhiều biến động Là một đơn

vị thuần sản xuất nên doanh thu tăng đồng nghĩa với chi phí sản xuất tăng Cụ thể, năm

2014 so với năm 2013, tổng doanh thu tăng 12,03% tương ứng 5.784.725 USD tươngđương trên 106 tỷ VNĐ, cùng với đó chi phí tăng 14,8% tương ứng 6.425.838 USDtương đương trên 110 tỷ VNĐ Dẫn đến lợi nhuận giảm 13,49% tương ứngTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

587.183USD tương đương hơn 4 tỷ VNĐ Nộp thuế cho nhà nước do đó cũng giảm13,97% tương ứng 53.930 USD tương đương trên 1 tỷ VNĐ Lý giải cho nguyên nhâncủa sự sụt giảm này, là do sự ảnh hưởng của nền kinh tế trong những năm trở lại đây,thêm vào đó là việc nhà máy mới xây dựng một chi nhánh khác ở Đà Nẵng vào năm

2012 là Scavi Đà Nẵng, nên còn gặp nhiều khó khăn Cho đến năm 2015, khi nhà máytiếp tục mở rộng quy mô sản xuất xây dựng thêm xưởng thứ 2 tại Huế, kết quả kinhdoanh có sự thay đổi rõ rệt, tuy đã rất cố gắng song hiệu quả hoạt động của công ty lúcnày vẫn còn thấp hơn so với năm 2014 Cụ thể, năm 2015 so với năm 2014, tổngdoanh thu tăng 5,49% tức giảm 6,54% so với năm 2014, theo đó tổng chi phí tăng6,93% tương ứng 3.427.961 USD tương đương trên 60 tỷ VNĐ Chênh lệch giữa mứctăng doanh thu và chi phí là khoảng 10 tỷ VNĐ Năm 2015 so với năm 2014, tổng lợinhuận giảm 11,56% tương ứng 873.842 USD tương đương hơn 17 tỷ VNĐ Trong khi đó,lợi nhuận sau thuế giảm 10,98% tương ứng 413.467 USD tương đương hơn 10 tỷ VNĐ,nộp thuế cho nhà nước giảm 18,2% tương ứng 60.375 USD tương đương hơn 1,2 tỷ VNĐ

Có thể thấy rằng, nhà máy Scavi Phong Điền có quy mô hoạt động lớn và hoạtđộng đang có chiều hướng tích cực Tuy những năm gần đây, Việt Nam ít nhiều vẫncòn chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, nên nhà máy ít nhiều vẫn

bị ảnh hưởng Tuy nhiên, với sự mở rộng quy mô về sản xuất và định hướng đúngchiến lược thì công ty Scavi Huế sẽ có những bước tiến xa trong tương lai

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

Bảng 1: Kết quá hoạt động SXKD của Công ty Scavi Huế giai đoạn 2013 – 2015

ĐVT: USD

14 Tổng lợi nhuận trước thuế ((10)+(13)) 4.739.555 4.098.442 3,624,600

( Nguồn: Phòng Kế toán)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

Bảng 2 So sánh kết quả hoạt động SXKD qua các năm của công ty Scavi Huế

v Lợi nhuận sau thuế 4.353.405 3.766.222 3.352.755 -587.183 -13,49 -413.467 -10.98TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

2.1.2.6 Các khách hàng chính của Scavi Huế

Hiện tại khách hàng Decathlon đang chiếm 70% năng lực của nhà máy.Sản xuất

ở 70 chuyền trên tổng số 97 chuyền của nhà máy Bao gồm các chủng loại: đồ bơi,quần lót nam và nữ, áo lót nữ, đồ thể thao, áo quần trẻ em, Ngoài ra, còn có cáckhách hàng khác: Fruit of the loom (FOL) có Boxer nam vài T-shirt nam Laredosabao gồm: Muoldcup Bra, Wire Bra, Slip, Panty, váy ngủ Dimsa có Slip nam và nữ,boxer nam và nữ Armani gồm có T-shirt nữ; boxer, slip và T-shirt nam Arena cóMonokini và Sport bra Petit bateau chủ yếu là quần áo trẻ em Puma có bra và slip nữ;slip và boxer nam HBI có Bra và boxer Oysho có slip nữ và bra,…

2.2 Quy trình quản lý đơn hàng của Bộ phận Thương mại tại công ty Scavi Huế Hình 2 Quy trình QLĐH của bộ phận Thương mại tại công ty Scavi Huế

Trang 37

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

Bước 1: Nhận đơn hàng từ khách hàng, xử lý đơn hàng

Bộ phận Thương mại sau khi nhận được đơn hàng từ khách hàng sẽ tiến hành

xử lý đơn hàng bằng cách cập nhật các thông tin chi tiết liên quan trên hệ thống Dữliệu này rất quan trọng, xuyên suốt quá trình làm việc và phục vụ cho kế hoạch sảnxuất, xuất hàng, tra xuất dữ liệu và kiểm soát đơn hàng Các thông tin chính cần có:tuần / ngày nhận đơn hàng, loại đơn hàng, các thông tin để xác định đơn hàng như sốlượng, mã hàng, màu sắc, chi tiết kích cỡ,…

Sau đó, tiến hành may mẫu để gửi khách hàng kiểm tra và đánh giá trước khiđưa vào sản xuất hàng loạt Khách hàng nhận mẫu và kiểm tra lạị, sau đó gửi nhận xétlại cho nhà máy

-Mẫu đạt chất lượng theo yêu cầu: khách hàng sẽ duyệt mẫu Các quá trìnhchuẩn bị sản xuất sẽ bắt đầu trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt

-Nếu mẫu không đạt chất lượng, khách hàng chỉ gửi lại đánh giá và nhận xét,không cần gửi trả lại mẫu vì khi may bất kì mẫu nào, nhà máy phải có một mẫu lưu đểkiểm tra, đối chiếu, so sánh với góp ý của khách hàng Nhà máy sẽ cho sửa chữanhững sai sót nếu khách hàng góp ý đúng

Bước 2: Cân đối và đặt mua nguyên phụ liệu

Một nghiệp vụ quan trọng của nhân viên Thương mại khi đã nhận được đơnhàng đó là dựa vào số lượng hợp đồng và tài liệu kĩ thuật đã nhận để tiến hành cân đối

và đặt mua nguyên phụ liệu theo đúng nhu cầu của mỗi đơn hàng Đồng thời theo dõinguyên phụ trong quá trình vận chuyển vầ nhà máy và trong quá trình sản xuất Côngtác theo dõi nguyên phụ liệu trong quá trình sản xuất là thực hiện bài toán về cân đốinguyên phụ liệu giữa nhu cầu cần thiết và số lượng nguyên phụ liệu thực nhận, đồngthời kiểm soát tình trạng nguyên phụ liệu và quá trình sử dụng thực tế sao cho đơnhàng được sản xuất đầy đủ và liên tục

=Theo dõi NPL

trong sản xuất Cân đối NPL + Kiểm soátNPL

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

Nguyên phụ liệu trước khi đưa vào sản xuất cần phải tiến hành giám định đểkiểm tra số lượng và chất lượng của nguyên phụ liệu nhập kho đạt yêu cầu trước khiđưa vào sản xuất Nhân viên bộ phận Thương mại tiến hành gửi các thông tin: chủhàng, số hóa đơn, tên nguyên phụ liệu, ngày nhập kho dự kiến, mục tiêu hoàn tất giámđịnh đến bộ phận Giám định

Kiểm tra Biên bản giám định về sự thiếu hụt và các vấn đề chất lượng để có giảipháp kịp thời Theo quy trình thì người mua hàng trung gian cũng sẽ kiểm tra biên bảngiám định để làm việc với chủ hàng nhưng bộ phận Thương mại cũng cần phải chủđộng Khi gặp các vấn đề này, cần báo động đến người mua hàng trung gian hoặc trựctiếp đến chủ hàng để giao hàng bù sớm nhất có thể, bắt chủ hàng chịu phí vận chuyểngấp nếu cần gấp cho sản xuất Hoán đổi vào sản xuất các mã hàng khác vào thay thế,thương lượng lại với khách ngày giao hàng nếu trở ngại đó gây ra việc đơn hàngkhông thể kịp để sản xuất Đối với các lỗi nhẹ, có thể thương lượng với khách hàng đểđồng thuận sử dụng loại nguyên phụ liệu đó cho sản xuất

Bước 3: Kiểm soát quá trình sản xuất

Công tác theo dõi tiến độ sản xuất được bắt đầu từ cuộc họp triển khai sản xuấtđơn hàng, bám sát tiến độ thực hiện các công đoạn sản xuất và giải quyết mọi sự cốphát sinh đến khi đơn hàng được sản xuất xong Căn cứ trên tình hình nhập nguyênphụ liệu, tiến hành triển khai may mẫu, duyệt mẫu, sửa mẫu nếu mẫu chưa đạt, quá trìnhchuẩn bị sản xuất về thiết bị, nguyên phụ liệu… bộ phận Thương mại liên hệ với kháchhàng, nhà máy để thống nhất thời gian, kế hoạch, tiến độ sản xuất, ngày giao hàng

Kế hoạch sản xuất của nhà máy thiết lập biểu thời gian cụ thể cho kế hoạchthực hiện tất cả các đơn hàng Sự thống nhất thời gian sản xuất giữa bộ phận kế hoạchsản xuất và Thương mại là nguồn dữ liệu cần thiết giúp bộ phận Thương mại rà soátlại toàn bộ công tác chuẩn bị cho đơn hàng đã sẵn sàng hay chưa, trước khi triển khaiđơn hàng, cũng là cơ sở để theo dõi tiến độ sản xuất cụ thể: sự chuẩn bị về vải – phụliệu cung cấp cho sản xuất, lên kế hoạch giám định nguyên phụ liệu nhằm đảm bảođúng tiêu chuẩn chất lượng, sự chuẩn bị về công tác phát triển mẫu in, sự chuẩn bị của

bộ phận kỹ thuật về rập, sơ đồ, định mức cho sản xuất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Phát

Trong quá trình sản xuất, bộ phận Thương mại phải theo dõi tiến độ, quá trìnhsản xuất (thông qua báo cáo tiến độ sản xuất hàng ngày) và theo dõi chất lượng sảnxuất trong chuyền, giải quyết các sự cố xảy ra để đảm bảo tiến độ sản xuất

Những thông tin trên được bộ phận kế hoạch sản xuất lập và báo cáo hàng ngàycho bộ bộ phận Thương mại để theo dõi tình hình sản xuất và được xem là kim chỉ namcho hoạt động điều hành quản lý sản xuất Trong phạm vi, trách nhiệm của bộ phậnThương mại thì báo cáo tiến độ sản xuất sẽ cung cấp những thông tin hữu ích sau:

- Đơn hàng đang được tiến hành đến giai đoạn nào? Là nhanh hay chậm so với

kế hoạch đã đề ra

- Tiến độ sản xuất đang bị ứ đọng ở khâu nào?

- Đơn hàng có kịp ngày kiểm hàng, ngày xuất hàng hay không?

- Vải – Phụ liệu còn thiếu có cung cấp kịp thời hay không?

Thông qua đó, bộ phận Thương mại sẽ liên hệ, tìm hiểu rõ nguyên nhân ứ đọng,xem xét đề xuất ý kiến và hối thúc, phối hợp cùng giải quyết với các bộ phận có liênquan để kịp ngày xuất

Bước 4: Kiểm soát quá trình xuất hàng:

Sau khi sản xuất hoàn tất, tùy theo tình trạng chất lượng cũng như yêu cầu củakhách hàng mà nhà máy tiến hành kiểm tra chất lượng trước khi xuất hàng Thôngthường, sau khi nhà máy đóng gói thì sẽ cho tiến hành kiểm tra (Kiểm theo phần trăm,nhân viên kiểm tra sẽ chỉ định một số thùng nhất định trong số hàng đã đóng để mởkiểm tra Nếu hàng đạt sẽ cho xuất, nếu hàng không đạt sẽ kiểm tra thêm hoặc yêu cầunhà máy tái chế lô hàng và dời ngày xuất hàng) Ví dụ: khi kiểm tra, phát hiện sai sót

gì đó thì sẽ yêu cầu sửa lại, dời lịch xuất hàng hoặc thương lượng với khách hàng choxuất,… tùy theo tình hình

Trước khi đặt lịch kiểm tra, bộ phận Thương mại cần kiểm tra lại tiến độ sảnxuất thực tế tại nhà máy, rồi mới quyết định ngày chính xác và thường sắp xếp lịchtrước 1-2 tuần Nếu như khi Bộ phận Kiểm tra chất lượng thành phẩm của khách hàngđến kiểm tra mà nhà máy vẫn chưa đóng gói đủ chỉ tiêu, thì quá trình kiểm tra có thể

bị hủy và sau đó nhà máy phải chịu phí cho việc đặt lịch kiểm tra lần sau

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 08/11/2016, 16:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Khóa luận tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác kế hoạch sản xuất tại nhà máy Scavi Phong Điền – công ty Scavi Huế” của sinh viên Phạm Thị Hiền Khóa 44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác kế hoạch sản xuất tại nhà máyScavi Phong Điền – công ty Scavi Huế
6. Đề tài “Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên theo dõi đơn hàng tại công ty cổ phần quốc tế Phong Phú” của sinh viên Trần Đăng Khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên theo dõi đơn hàng tạicông ty cổ phần quốc tế Phong Phú
7. Đồ án chuyên ngành công nghệ may “ Quy trình làm việc của nhân viên quản lý đơn hàng tại công ty TNHH Sơn Hà” của sinh viên Trần Thị Thanh Thúy Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình làm việc của nhân viênquản lý đơn hàng tại công ty TNHH Sơn Hà
9. Đề tài nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong xuất khẩu dệt may ở tổng công ty may Việt Tiến” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong xuấtkhẩu dệt may ở tổng công ty may Việt Tiến
12. Website Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam: https://voer.edu.vn/ Link
13. Website của Công ty Scavi Huế: http://www.scavi.com.vn/ Link
14. Website Hiệp hội Dệt may Việt Nam: http://www.vietnamtextile.org.vn/TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Link
1. TS Ngô Thị Ngọc Huyền – Ths Nguyễn Thị Hồng Thu – TS Lê Tấn Bửu – Ths Bùi Thanh Hùng, Rủi ro trong kinh doanh , NXB Thống kê năm 2007 Khác
2. Giáo trình Quản trị rủi ro – Nguyễn Ánh Dương Khoa Quản trị kinh doanh – Đại học kinh tế Huế Khác
3. PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (2005) Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB Thống kê Khác
4. Giáo trình Quản lý đơn hàng ngành may 2015 Th.s Trần Thanh Hương, trường Đại học sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh Khác
10. Hiệp hội Dệt may Việt Nam, báo cáo tổng kết tỷ trọng Xuất Nhập khẩu qua các năm 2013, 2014, 2015 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w