ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH --- ---KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG GIA CÔNG CỦA BỘ PHẬN THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY SCAVI
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-
-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG
GIA CÔNG CỦA BỘ PHẬN THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DECATHLON - PHÁP
Sinh viín thực hiện:
Nguyễn Thị Thu Thảo
Lớp: K46A QTKD Thương Mại
Trang 2Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nổ lực của bản thân, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy giáo, Cô giáo trong trường Đại Học Kinh Tế Huế đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường Đặc biệt tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến TS Phan Thanh Hoàn, người đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình làm khóa luận này
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo, các anh, chị ở công ty Scavi Huế đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình tôi thực tập tại công ty, đã tạo điều kiện để tôi thực hiện điều tra, thu thập số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài tốt nghiệp này Đặc biệt đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp thực tế, giúp tôi tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báulàm hành trang giúp tôi tự tin hơn về bản thân sau khi ra trường
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên cạnh động viên, chia sẻ và giúp đỡ tận tình, đóng góp ý kiến trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Tuy nhiên, do chưa có đủ kinh nghiệm thực tiễn cũng như kiến thức chuyên môn, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những sai sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và bạn bè để nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH viii
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3
4.1.1 Nguồn dữ liệu thứ cấp 3
4.1.2 Nguồn dữ liệu sơ cấp 3
4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 4
4.2.1 Dữ liệu thứ cấp 4
4.2.2 Dữ liệu sơ cấp 4
5 Cấu trúc đề tài nghiên cứu 4
PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1 Hoạt động gia công quốc tế và vai trò của hoạt động gia công quốc tế 6
1.1.2 Các hình thức gia công quốc tế 7
1.1.3 Khái niệm và chức năng của đơn đặt hàng 10
1.1.4 Quản lý đơn hàng 11
1.1.5 Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận quản lý đơn hàng 12
1.1.6 Các hình thức quản lý đơn hàng 13
Đại học Kinh tế Huế
Trang 41.1.7 Đặc điểm quản lý đơn hàng ngành may 14
1.1.8 Quy trình thực hiện đơn hàng ngành may 14
1.2 Cơ sở thực tiễn 17
1.2.1 Tổng quan về sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam 17
1.2.2 Tổng quan về sự phát triển của ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây 18
1.2.3 Đặc trưng ngành may mặc 20
1.2.4 Vai trò ngành dệt may 21
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG GIA CÔNG CỦA CỦA CÔNG TY SCAVI HUẾ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DECATHLON – PHÁP 24
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Scavi Việt Nam và công ty Scavi Huế 24
2.1.1 Tổng quan về công ty cổ phần Scavi Việt Nam 24
2.1.2 Tổng quan về công ty Scavi Huế 26
2.1.2.1 Vài nét về nhà máy Scavi Huế 26
2.1.2.2 Phương thức sản xuất 27
2.1.2.3 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 28
2.1.2.4 Tình hình lao động ở công ty 32
2.1.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy Scavi Huế trong giai đoạn 2013-2015 35
2.1.2.6 Các khách hàng chính của Công ty Scavi Huế 37
2.1.3 Tổng quan về khách hàng Decathlon- Pháp 38
2.2 Đánh giá quy trình quản lý đơn hàng gia công của công ty Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon – Pháp 40
2.2.1 Tình hình đơn hàng của công ty Scavi Huế 40
2.2.1.1 Khái quát tình hình đơn hàng của công ty Scavi Huế 40
2.2.1.2 Tình hình đơn hàng của công ty Scavi Huế đối với khách hàng Deacthlon 40
2.2.1.3 Tình hình thực hiện đơn hàng của Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon 44
2.2.2 Đánh giá quy trình quản lý đơn hàng gia công của bộ phận Thương Mại đối với khách hàng Decathlon – Pháp 45
2.2.2.1 Quy trình phát triển đơn hàng của bộ phận phát triển đơn hàng (MDS) 45
Đại học Kinh tế Huế
Trang 52.2.2.2 Quy trình quản lý đơn hàng của bộ phận quản lý đơn hàng (MS) 47
2.2.3 Mối liên hệ giữa bộ phận Thương Mại với các bộ phận khác trong quy trình quản lý đơn hàng 54
2.2.4 Đánh giá những khó khăn, trở ngại trong quy trình quản lý đơn hàng thông qua điều tra các nhân viên tại bộ phận Thương mại 56
2.2.4.1 Cơ cấu tổng thể điều tra 56
2.2.4.2 Đánh giá của nhân viên bộ phận Thương Mại về những khó khăn, trở ngại trong quá trình quản lý đơn hàng gia công 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG CỦA BỘ PHẬN THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DECATHLON– PHÁP 65
3.1 Cơ sở đề ra giải pháp 65
3.1.1 Định hướng phát triển của công ty 65
3.1.2 Ma trận SWOT về công ty Scavi Huế 67
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý đơn hàng của bộ phận Thương Mại tại công ty Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon – Pháp 71
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
1 Kết luận 76
2 Kiến nghị 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Đại học Kinh tế Huế
Trang 6DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
1 NĐ-CP Nghị Định- Chính Phủ
2 NPL Nguyên phụ liệu
4 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
5 SXKD Sản xuất kinh doanh
6 MS Bộ phận quản lý đơn hàng(Manufacturing Stage)
7 MDS Bộ phận phát triển đơn hàng(Market Development Stage)
8 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
9 PO Đơn hàng (Purchase Order)
10 PR Đơn đề nghị mua hàng (Purchase Requisition)
11 SS Mùa Xuân- Hạ (Spring- Summer)
12 AW Mùa Thu- Đông (Autumn- Winter)
13 ETD Ngày tàu chạy tại cảng đi (Estimated Time Departure)
14 ETA Ngày tàu cập bến tại cảng đến (Estimated Time Arrival)
15 SPL Người trực tiếp gửi đơn hàng cho nhà máy, chịu trách nhiệm đặt
vải chính và cung ứng thành phẩm cho kho của Decathlon
(Supplier Production Leader)
16 Leadtime Khoảng thời gian từ ngày Input đến ngày Output
17 Input Ngày nguyên phụ liệu đã được đồng bộ cả về số lượng và chất
lượng, vải đã sẵn sàng đưa vào phân xưởng cắt để cắt
18 Output Ngày hàng hóa đã đồng bộ, sẵn sàng để xuất khỏi nhà máy
19 Breakdown
size
Bảng chi tiết size thể hiện số lượng nguyên phụ liệu cần mua cho từng size cụ thể của một mã hàng nào đó
20 Forecast Kế hoạch sản xuất dự kiến, số lượng đơn hàng dự kiến xuất trong
những tuần tiếp theo
Đại học Kinh tế Huế
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty Scavi Huế từ năm 2013 đến năm 2015 33
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Scavi Huế trong giai đoạn 2013- 2015 36
Bảng 2.3: Danh mục các khách hàng và sản phẩm của công ty Scavi Huế 38
Bảng 2.4: Số lượng đơn hàng của công ty Scavi Huếnhận được 2014- 2015 41
Bảng 2.5: Số lượng đơn hàng của Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon năm 2014- 2015 43
Bảng 2.6: Tình hình thực hiện đơn hàng của Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon 44
Bảng 2.7: Đặc điểm tổng thể điều tra 56
Bảng 2.8: Đánh giá của nhân viên đối với bước nhận đơn hàng và xử lý đơn hàng 58
Bảng 2.9: Đánh giá của nhân viên đối với bước xác định input – output nhà máy 59
Bảng 2.10: Đánh giá của nhân viên đối với bước nhập đơn hàng lên hệ thống 60
Bảng 2.11: Đánh giá của nhân viên đối với bước điều chuyển nguyên phụ liệu về kho Huế 61
Bảng 2.12: Đánh giá của nhân viên đối với bước yêu cầu giám định NPL 62
Bảng 2.13: Đánh giá của nhân viên đối với bước xử lý các sự cố cho NPL sản xuất 63
Bảng 2.14: Đánh giá của nhân viên đối với bước kiểm soát quá trình xuất hàng 64
Bảng 2.15: Phân tích ma trận SWOT về công ty Scavi Huế 67
Đại học Kinh tế Huế
Trang 8DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
* SƠ ĐỒ
Sơ đồ1.1 Quy trình triển khai đơn hàng tại doanh nghiệp 15
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Scavi Huế 29
Sơ đồ 2.2: Quy trình phát triển đơn hàng của bộ phận MDS 45
Sơ đồ 2.3: Quy trình quản lý đơn hàng của bộ phận Thương Mại tại công ty Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon - Pháp 47
Sơ đồ 2.3: Mối liên hệ giữa bộ phận Thương Mại với các bộ phận khác trong quy trình quản
Trang 9PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Đặt vấn đề
Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập và phát triển, với việc tham gia các “sân chơi” lớn như Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) ngày 11/1/2007 , Hiệp định Thương Mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) ngày 2/12/2015 vàHiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngày 5/10/2015… đã tạo ra không ít những thay đổi trong cơ cấu nền kinh tế nước nhà những năm vừa qua Cùng với sự vận động của nền kinh tế, vị thế của ngành dệt may cũng dần được khẳng định, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, mang lại những đột phá lớn về giá trịcho nền kinh tế nước ta, đồng thời góp phần đảm bảo cán cân thương mại của Việt Nam Theo số liệu của Tổng cục hải quan,tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước trong 2015 đạt 162,11 tỷ USD, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước trong năm 2015 chiếm 22,81 tỷ USD Hàng năm, ngành dệt may đóng góp một tỷ trọng lớn vào GDP cả nước, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động Vì thế dệt may được coi là một trong những ngành công nghiệp ưu tiên hàng đầu của Việt Nam
Scavi nói chung và công ty Scavi Huế nói riêng là một trong nhữ ề chất lượng sản phẩm, năng lực sản xuất đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu trong lĩnh vực hàng may mặc Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, Scavi Huế luôn nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của mình trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam Công ty đã không ngừng đưa ra những chiến lược phát triển, nâng cao vị thế cạnh tranh thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đổi mới công nghệ sản xuất, chú trọng việc trau dồi kĩ năng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên tại công ty
Decathlon là khách hàng đến từ Pháp và cũng là khách hàngchiến lược, chủ lực của công ty Vì vậy, tất cả các hoạt động liên quan đến khách hàng này rất được công
ty chú trọng Một trong những hoạt động tiêu biểu, quan trọng và xuyên suốt trong
Đại học Kinh tế Huế
Trang 10chuỗi hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty, quyết định trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của toàn bộ dây chuyền sản xuất là việc quản lý và xử lý đơn hàng Để đảm bảo toàn bộ hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty được xuyên suốt thì cần
có sự phối hợp chặt chẽ theo một quy trình giữa các bộ phận khác nhau trong công ty Trong đó, bộ phận Thương Mại được xem là mấu chốt và xuyên suốt trong việc quản
lý và xử lý đơn hàng nên trách nhiệm của bộ phận này cũng luôn được đề cao hàng đầu Tuy nhiên, qua tìm hiểu tôi nhận thấy quy trình quản lý vận hành đơn hàng tại công ty hiện nay vẫn còn gặp nhiểu khó khăn và thiếu sót Nhận thức được vấn đề nêu
trên, tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Hoàn thiện quy trình quản lý đơn hàng gia
công của bộ phận Thương Mại tại công ty Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon- Pháp”để nghiên cứu trong quá trình thực tập tại công ty
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu quy trình quản lý đơn hàng của công ty Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon - Pháp, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy trình đó
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình quản lý đơn hàng gia công của bộ phận Thương Mại tại công ty Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon - Pháp
Đại học Kinh tế Huế
Trang 11- Khách thể nghiên cứu: Nhân viên quản lý đơn hàng nhóm Decathlon (MS Decathlon) thuộc bộ phận Thương Mại, công ty Scavi Huế
+ Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ 17/2/2016 – 30/4/2016
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1 Nguồn dữ liệu thứ cấp
- Thu thập thông tin về công ty và tình hình hoạt động của công ty từ 2013-2015,
dữ liệutừ phòng Thương Mại, phòng Tài chính- Kế toán, phòng Nhân sự và các phòng ban liên quan khác của công ty
- Thu thập các thông tin liên quan từ các tài liệu có ở thư viện trường Đại Học Kinh Tế Huế
- Thông tin từ các sách báo, tạp chí, giáo trình, website và các tài liệu có liên quan khác
4.1.2 Nguồn dữ liệu sơ cấp
Bên cạnh việc thu thập dữ liệu thứ cấp, nhằm thu thập những ý kiến đánh giá một cách khách quan và thực tiễn về hoạt động quản lý đơn hàng của công ty, nghiên cứu
đã tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp có
sử dụng bảng hỏi, đối tượng điều tra là tất cả nhân viên nhóm MS Decathlon tại bộ phận Thương Mại, công ty Scavi Huế
Đại học Kinh tế Huế
Trang 124.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Nghiên cứu định tính: nghiên cứu áp dụng kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia, cụ thể
là phỏng vấn trưởng bộ phận Thương Mại và các nhân viên nhóm Thương Mại MS Decathlon để xác định các tiêu chí cần đánh giá, những khó khăn, trở ngại liên quan đến đơn hàng và quá trình quản lý đơn hàng, ảnh hưởng đến quy trình vận hành đơn hàng hiện tại của công ty Kết quả nghiên cứu định tính là cơ sở cho việc thiết kế bảng hỏi đưa vào nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu định lượng: được tiến hành thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp
bằng bảng hỏi để thu thập thông tin đánh giá chi tiết về những trở ngại gặp phải trong quá trình quản lý đơn hàng từ nhân viên bộ phận Thương Mại, những người trực tiếp quản lý các đơn hàng gia công, cụ thể là 15 người trong nhóm MS Decathlon, công ty Scavi Huế
Dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được mã hóa và xử lý thông qua phần mềm SPSS 20, chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả
5 Cấu trúc đề tài nghiên cứu
Phần I : Đặt vấn đề
Phần II : Nội dung và kết quả nghiên cứu
- Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Đánh giá quy trình quản lý đơn hàng gia công của bộ phận Thương Mại tại công ty Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon- Pháp
Đại học Kinh tế Huế
Trang 13- Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý đơn hàng gia công của bộ phận Thương Mại tại công ty Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon-Pháp
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Đại học Kinh tế Huế
Trang 14PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Hoạt động gia công quốc tế và vai trò của hoạt động gia công quốc tế
1.1.1.1 Khái niệm về hoạt động gia công quốc tế
Gia công quốc tế là gì?
Theo Trần Văn Hòe (2009): “Gia công quốc tế là hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công ) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công)”.Gia công quốc tế là một phương thức khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước trên thế giới Trong hoạt động gia công quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt
Đại học Kinh tế Huế
Trang 15quá trình gia công Hàng hoá sản xuất ra không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch giá phụ liệu cung cấp tiền công và chi phí khác đem lại Thực chất gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu lao động nhưng là lao động dưới dạng sử dụng thể hiện trong hàng hoá chứ không phải xuất khẩu nhân công ra nước ngoài
1.1.1.2 Đặc điểm của hoạt động gia công quốc tế
- Trong gia công quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất
- Mối quan hệ giữa bên đặt gia công với bên nhận gia công được xác định trong hợp đồng gia công Trong quan hệ hợp đồng gia công, bên nhận gia công chịu mọi chi phí và rủi ro của quá trình sản xuất gia công
- Trong quan hệ gia công bên nhận gia công sẽ thu được một khoản tiền gọi là phí gia công còn bên đặt gia công sẽ mua lại toàn bộ thành phẩm được sản xuất ra trong quá trình gia công
- Trong hợp đồng gia công người ta quy cụ thể các điều kiện thương mại như về thành phẩm, về nguyên liệu, về giá cả gia công, về nghiệm thu, về thanh toán, về việc giao hàng
- Về thực chất, gia công quốc tế là một hình thức xuất khẩu lao động nhưng là lao động được sử dụng, được thể hiện trong hàng hoá chứ không phải là xuất khẩu lao động trực tiếp
1.1.2 Các hình thức gia công quốc tế
Có nhiều tiêu thức để phân loại gia công quốc tế như phân loại theo quyền sở hữu nguyên vật liệu trong quá trình gia công, phân loại theo giá cả gia công hoặc theo
số bên tham gia quan hệ gia công
* Xét về quyền sở hữu nguyên liệu
- Phương thức nhận nguyên vật liệu giao thành phẩm
Đây là phương thức sơ khai của hoạt động gia công xuất khẩu Trong phương thức này, bên đặt gia công giao cho bên nhận gia công nguyên vật liệu, có khi cả các
Đại học Kinh tế Huế
Trang 16thiết bị máy móc kỹ thuật phục vụ cho quá trình gia công Bên nhận gia công tiến hành sản xuất gia công theo yêu cầu và giao thành phẩm, nhận phí gia công Trong quá trình sản xuất gia công, không có sự chuyển đổi quyền sở hữu về nguyên vật liệu Tức là bên đặt gia công vẫn có quyền sở hữu về nguyên vật liệu của mình
Ở nước ta, hầu hết là đang áp dụng phương thức này Do trình độ kỹ thuật máy móc trang thiết bị của ta còn lạc hậu, chưa đủ điều kiện để cung cấp nguyên vật liệu, thiết kế mẫu mã nên việc phụ thuộc vào nước ngoài là điều không thể tránh khỏi trong những bước đi đầu tiên của gia công xuất khẩu Phương thức này có kiểu dạng một vài điểm trong thực tế Đó là bên đặt gia công có thể chỉ giao một phần nguyên liệu, còn lại họ giao cho phía nhận gia công tự đặt mua tại các nhà cung cấp mà họ đã chỉ định sẵn trong hợp đồng
- Phương thức mua đứt bán đoạn
Đây là hình thức phát triển của phương thức gia công xuất khẩu nhận nguyên liệu
và giao thành phẩm
Ở phương thức này, bên đặt gia công dựa trên hợp đồng mua bán, bán đứt nguyên vật liệu cho bên nhận gia công với điều kiện sau khi sản xuất bên nhận gia công phải bán lại toàn bộ sản phẩm cho bên đặt gia công Như vậy, ở phương thức này
có sự chuyển giao quyền sở hữu về nguyên vật liệu từ phía đặt gia công sang phía nhận gia công Sự chuyển đổi này làm tăng quyền chủ động cho phía nhận gia công trong quá trình sản xuất và định giá sản phẩm gia công Ngoài ra, việc tự cung cấp một phần nguyên liệu phụ của bên nhận gia công đã làm tăng giá trị xuất khẩu trong hàng hoá xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động gia công
- Phương thức kết hợp
Đây là phương thức phát triển cao nhất của hoạt động gia công xuất khẩu được
áp dụng khi trình độ kỹ thuật, thiết kế mẫu mã của ta đã phát triển cao Khi đó bên đặt gia công chỉ giao mẫu mã và các thông số kỹ thuật của sản phẩm Còn bên nhận gia công tự lo nguyên vật liệu, tự tổ chức quá trình sản xuất gia công theo yêu cầu của bên đặt gia công Trong phương thức này, bên nhận gia công hầu như chủ động hoàn toàn
Đại học Kinh tế Huế
Trang 17trong quá trình gia công sản phẩm, phát huy được lợi thế về nhân công cũng như công nghệ sản xuất nguyên phụ liệu trong nước Phương thức này là tiền đề cho công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phát triển
* Xét về mặt giá cả gia công
- Hợp đồng thực thi thực nhanh
Trong phương thức này người ta quy định bên nhận gia công thanh toán với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công Đây là phương thức gia công mà người nhận gia công được quyền chủ động trong việc tìm các nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho mình
- Hợp đồng khoán
Trong phương thức này, người ta xác định một giá định mức cho mỗi sản phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức Dù chi phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu đi nữa, hai bên vẫn thanh toán với nhau theo giá định mức đó Đây
là phương thức gia công mà bên nhận phải tính toán một cách chi tiết các chi phí sản xuất về nguyên phụ liệu nếu không sẽ dẫn đến thua thiệt
* Xét về số bên tham gia quan hệ gia công
- Gia công hai bên
Trong phương thức này, hoạt động gia công chỉ bao gồm bên đạt gia công và bên nhận gia công Mọi công việc liên quan đến hoạt động sản xuất đều do một nhận gia công làm còn bên đặt gia công có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ phí gia công cho bên nhận gia công
- Gia công nhiều bên
Phương thức này còn gọi là gia công chuyển tiếp, trong đó bên nhận gia công là một số doanh nghiệp mà sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tượng gia công của đơn vị sau, còn bên đặt gia công vẫn chỉ là một Phương thức này chỉ thích hợp với trường hợp gia công mà sản phẩm gia công phải sản xuất qua nhiều công đoạn Đây là phương thức gia công tương đối phức tạp mà các bên nhận gia công cần phải có sự
Đại học Kinh tế Huế
Trang 18phối hợp chặt chẽ với nhau thì mới bảo đảm được tiến độ mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng gia công
1.1.3 Khái niệm và chức năng của đơn đặt hàng
1.1.3.1 Khái niệm đơn đặt hàng
Đặt hàng là gì ?
Theo Võ Hữu Tửu (2007): “Đặt hàng là một thuật ngữ kinh doanh, là lời đề nghị
ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua được đưa ra dưới hình thức đặt hàng Trong đặt hàng, người mua nêu cụ thể về hàng hóa định mua và tất cả những nội dung cần thiết cho việc ký kết hợp đồng Thực tế, người ta chỉ đặt hàng với các khách hàng có quan hệ thường xuyên Nội dung của đơn đặt hàng chỉ bao gồm: tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, thời gian giao hàng Về những điều kiện khác, hai bên sẽ
áp dụng điều kiện chung đã thỏa thuận với nhau hoặc theo những điều kiện hợp đồng
đã ký kết trong lần giao dịch trước đó”
Các hình thức đặt hàng
- Đặt hàng trực tiếp: Hình thức đặt hàng lúc này có thể biểu hiện qua hành động, lời nói Đặt hàng có thể có đơn đặt hàng hoặc không, có đặt cọc tiền hoặc không có đặt cọc tiền tùy theo thỏa thuận giữa hai bên
- Đặt hàng gián tiếp, bao gồm các hình thức:
+ Đặt hàng qua thư
+ Đặt hàng qua điện thoại
+ Đặt hàng qua mạng (mail và các hình thức trực tuyến khác)
Đơn đặt hàng (đơn hàng) là gì?
Theo Donald W Dobler và David N Burt (1996): “Đơn đặt hàng là một bằng chứng thương mại và là lời đề nghị chính thức được đặt ra giữa người bán và người mua Trong đó thể hiện những đặc điểm, quy định về loại hàng hóa, số lượng, giá cả của sản phẩm và dịch vụ Nó được dùng để kiểm soát việc mua hàng từ những nhà cung cấp bên ngoài”
Đại học Kinh tế Huế
Trang 191.1.3.2 Chức năng của đơn đặt hàng
- Đơn đặt hàng cho phép người bán và người mua xác lập mối quan hệ một cách
rõ ràng và dứt khoát trong quan hệ mua – bán
- Đơn đặt hàng dùng để bảo vệ người bán trong trường hợp người mua không thanh toán tiền hàng
- Đơn đặt hàng giúp cho doanh nghiệp sắp xếp, quản lý tốt các đơn hàng mới cũng như các đơn hàng chờ xử lý
- Đơn đặt hàng là cơ sở để các tổ chức tín dụng và cho vay thương mại cung cấp
hỗ trợ cho doanh nghiệp
1.1.4 Quản lý đơn hàng
1.1.4.1 Khái niệm quản lý đơn hàng
Theo Trần Thanh Hương (2015):“Quản lý đơn hàng là sự quản trị toàn bộ quá trình kinh doanh đơn hàng liên quan đến chủng loại hàng hóa hay loại hình dịch vụ nào đó, từ khi bắt đầu thiết lập đơn hàng đến khâu hoàn tất sao cho đảm bảo yêu cầu
về giá cả, chất lượng, số lượng, thời gian giao hàng mà hai bên đã cam kết”
Nhiệm vụ chung trên được kết hợp thực hiện bởi bộ phận kinh doanh, bộ phận quản lý đơn hàng và bộ phận sản xuất Tuy nhiên theo từng quy mô của từng công ty
mà bộ phận quản lý đơn hàng có thể tách riêng với bộ phận kinh doanh hay kiêm luôn chức năng của bộ phận này để triển khai thực hiện toàn bộ đơn hàng một cách hoàn chỉnh Họ cũng chịu trách nhiệm chính về doanh thu và sự tộn tại của công ty
1.1.4.2 Quản lý đơn hàng ngành may
Đơn hàng ngành may là những hợp đồng sản xuất sản phẩm may cụ thể: suit, áo khoác, quần, váy, trang phục thể thao, trang phục lót…
Quản lý đơn hàng ngành may là chuỗi công tác thực hiện thông qua quá trình làm việc với khách hàng bắt đầu từ giai đoạn thương mại, phát triển mẫu sản phẩm, tìm kiếm nguỗn cung cấp nguyên phụ liệu, triển khai và kiểm soát toàn bộ đơn hàng cho đến khi hoàn thành sản phẩm theo đúng yêu cầu về chất lượng, số lượng và đúng thời gian giao hàng đã kí trên hợp đồng
Đại học Kinh tế Huế
Trang 201.1.5 Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận quản lý đơn hàng
1.1.5.1 Chức năng của bộ phận quản lý đơn hàng
- Là những người chịu trách nhiệm chính, là cầu nối giữa khách hàng - công ty,
bộ phận - bộ phận để có thể tiếp nhận, xử lý, chuyển giao và truyền đạt thông tin từ phía khách hàng, nhà cung cấp và các bộ phận có liên quan một cách nhanh chóng, chính xác, đảm bảo sản xuất luôn được tiến hành một cách liên tục, tránh sự trì hoãn
- Duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và tối ưu hóa lợi nhuận thu được
- Tạo thuận lợi cho các bộ phận khác sắp xếp, bố trí công việc, triển khai và hoàn thành đơn hàng ở mức độ tốt nhất
- Tạo dựng mối quan hệ và làm hài lòng các yêu cầu của khách hàng
- Xây dựng hình ảnh, uy tín cho công ty
1.1.5.2 Nhiệm vụ của bộ phận quản lý đơn hàng
- Làm hài lòng mọi tiêu chí đánh giá nhà máy từ phía khách hàng
- Thực hiện phát triển sản phẩm và chào giá
- Liên lạc chặt chẽ với khách hàng để đáp ứng mọi yêu cầu và đạt được thỏa thuận cho mọi vấn đề
- Thực hiện ký kết hợp đồng kinh doanh
- Tính toán và lập các báo cáo về chi phí, doanh thu, bồi thường sai phạm về chất lượng và thông tin đầy đủ với bộ phận tài chính
- Liên tục cập nhật mọi thông tin về đơn hàng cho các bộ phận có liên quan
- Đảm bảo nguồn đơn hàng, nguồn cung cấp nguyên phụ liệu đầy đủ cho quá trình sản xuất được liên tục
- Lập kế hoạch cho việc triển khai thực hiện đơn hàng đúng với tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chí đã cam kết
- Giám sát, giải quyết, báo cáo mọi vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện đơn hàng
- Kiểm soát tiến độ sản xuất, dự phòng các giải pháp cần thiết
- Triển khai kế hoạch giao hàng đúng hạn
- Giải quyết các khiếu nại nếu có sau khi giao hàng
Đại học Kinh tế Huế
Trang 211.1.6 Các hình thức quản lý đơn hàng
1.1.6.1 Hình thức quản lý trực tuyến
Là hình thức quản lý chia theo từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ chịu trách nhiệm quản lý một số đơn hàng của những khách hàng nhất định Đứng đầu nhóm là nhóm trưởng sẽ thực hiện theo dõi, giám sát công tác quản lý đơn hàng của các thành viên trong nhóm, giải quyết các vấn đề phát sinh xảy ra trong quá trình sản xuất mà các thành viên trong nhóm không thể tự giải quyết được
1.1.6.2 Hình thức quản lý theo chức năng
Là hình thức phân chia nhân sự theo từng nhóm công tác chuyên môn khác nhau Các
bộ phận chức năng được phân chia theo tính chất của tổ chức Các nhân viên được phân chia nhiệm vụ trong các bộ phận chức năng theo lĩnh vực chuyên sâu mà họ am hiểu
- Bộ phận phát triển mẫu: Phát triển các loại sản phẩm may cho đến khi được khách hàng chấp nhận
- Bộ phận thu mua: Tìm kiếm nhà cung cấp nguyên phụ liệu, đặt mua nguyên phụ liệu cho đơn hàng, theo dõi tiến độ giao hàng, đảm bảo kế hoạch vào chuyền cho nhà máy
- Bộ phận kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất cho các đơn hàng, cập nhật báo cáo năng suất, báo cáo tiến độ Theo dõi định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, cân đối nguyên phụ liệu, chuẩn bị bảng màu, tài liệu kĩ thuật cho sản xuất
1.1.6.3 Hình thức quản lý theo sản phẩm
Là hình thức tổ chức theo nhóm chuyên trách từ khâu phát triển, thu mua, kế hoạch sản xuất của một vài chủng loại sản phẩm có kiểu dáng, kết cấu, quy trình công nghệ gần giống nhau Theo hình thức này, bộ phận quản lý đơn hàng sẽ chia theo nhóm sản phẩm, mỗi nhóm sẽ quản lý theo các nhóm sản phẩm khác nhau
1.1.6.4 Hình thức quản lý theo địa lý
Là hình thức quản lý đơn hàng mà bộ phận phụ trách sản phẩm có trách nhiệm hoạt động trên nhiều thị trường khác nhau về sản phẩm đó Bộ phận quản lý đơn hàng
sẽ phân chia khách hàng theo từng khu vực địa lý để quản lý Mỗi khách hàng ở các
Đại học Kinh tế Huế
Trang 22khu vực địa lý khác nhau sẽ có những yêu cầu về sản phẩm khác nhau Vì vậy, quản lý đơn hàng theo khu vực sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt những nhu cầu về khách hàng về sản phẩm cần sản xuất
1.1.7 Đặc điểm quản lý đơn hàng ngành may
- Tính thích nghi và thay đổi: chịu ảnh hưởng trực tiếp từ xu hướng thời trang của từng mùa, từng đối tượng khách hàng, đối tượng người tiêu dùng, từng khu vực địa lý
mà tính chất đơn hàng sẽ liên tục thay đổi về thành phần vải, màu sắc, kiểu dáng, phụ liệu trang trí theo kèm, quy cách may, quy cách đóng gói v.v Cho nên đòi hỏi người nhân viên quản lý đơn hàng phải có khả năng nắm bắt, thích nghi và thay đổi liên tục
để đáp ứng yêu cầu công việc
- Tính vận động cao: khác với đặc trưng của nhân viên văn phòng nói chung, người nhân viên quản lý đơn hàng cần thường xuyên di chuyển để có sự tiếp cận, giám sát thực tiễn nhằm nắm bắt tình hình, hiểu rõ nguyên nhân của mọi phát sinh liên quan đến nguyên phụ liệu và sản xuất để có hướng giải quyết kịp thời Với những sự cố ngoài tầm kiểm soát và không thể giải quyết nội bộ thì bắt buộc phải báo cáo lại với khách hàng
để được sự đồng ý chính thức, không gây ảnh hưởng đến việc xuất hàng về sau
- Tính phụ thuộc: đăc thù của ngành dệt may nước ta là hoạt động theo hình thức gia công cho khách hàng nước ngoài, lệ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, vào sự chỉ định của khách hàng Do đó, trong quá trình thực hiện đơn hàng, đặc biệt là những khách hàng khó tính, đòi hỏi phải tuân thủ tuyệt đối mọi yêu cầu của khách hàng về chủng loại, chất liệu, nguyên liệu sử dụng, nguồn cung cấp, tiêu chuẩn kỹ thuật, phương thức giao hàng v.v
1.1.8 Quy trình thực hiện đơn hàng ngành may
Quá trình quản lý đơn hàng bao gồm rất nhiều công việc khác nhau Mỗi doanh nghiệp lại có một quy trình phù hợp với thực tế riêng Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể, các doanh nghiệp cũng có chung quy trình sau:
Đại học Kinh tế Huế
Trang 23Nguồn: Trần Thanh Hương (2010)
Sơ đồ1.1 Quy trình triển khai đơn hàng tại doanh nghiệp
Đại học Kinh tế Huế
Trang 24Bước 1: Phát triển mẫu
Làm việc với khách hàng về các thông tin tài liệu kỹ thuật, tính giá thành sản phẩm và báo giá cho khách hàng Sau đó tiến hành phát triển mẫu sản phẩmvà gửi cho khách hàng duyệt
Bước 2: Nhận đơn hàng
Nếu khách hàng đồng ý dựa trên mẫu mà công ty đã phát triển thì sẽ tiến hành gửi đơn hàng để sản xuất Còn nếu không, thì công ty sẽ phải tiếp tục làm lại mẫu cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng hoặc là công ty sẽ không nhận được đơn hàng sản xuất trong mùa đó
Bước 3: Lên kế hoạch tiền sản xuất
Sau khi nhận được đơn hàng từ khách hàng Công ty sẽ tiến hành lên kế hoạch tiền sản xuất về thời gian cắt vải, in,… đồng thời cung caaos cho khách hàng sản phẩm mẫu trong quá trình phát triển tiền sản xuất
Bước 4: Tìm kiếm và đặt mua nguyên phụ liệu
Việc tìm kiếm và đặt mua nguyên phụ liệu phải dựa trên cơ sở nhu cầu của các đơn hàng và ngày vào sản xuất để điều chỉnh cho phù hợp
Bước 5: Lên kế hoạch sản xuất đơn hàng
Xác định ngày vào chuyền, ngày dứt chuyền và số lượng công nhân đáp ứng các nhu cầu sản xuất của các đơn hàng đó Đặc biệt phải đảm bảo cung cấp các loại mẫu sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng để khách hàng duyệt trước khi tiến hành đưa vào sản xuất đại trà
Bước 6: Tiến hành sản xuất
Việc sản xuất phải đảm bảo đúng theo tiến độ kế hoạch đã đề ra trước đó, tiến hành kiểm tra hàng hóa ngay trong quá trình sản xuất và trước khi xuất hàng để đáp ứng đúng ngày xuất hàng và đảm bảo đủ số lượng thành phẩm mà khách hàng đã yêu cầu
Bước 7: Xuất hàng và theo dõi việc thanh toán
Đại học Kinh tế Huế
Trang 251.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tổng quan về sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam
Với lợi thế về tình hình chính trị ổn định, nguồn lao động dồi dào, tài nguyên phong phú.v.v và kỳ vọng từ các Hiệp định thương mại tự do, ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước thời cơ thay đổi toàn diện cả chiều sâu và chiều rộng, có nhiều
cơ hội dể tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Cùng với điện thoại và linh kiện, dệt may
là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm qua Sau hơn 20 năm liên tục phát triển với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 15%/năm, đến nay đã ngành dệt may đã vươn lên trở thành ngành kinh tế hàng đầu cả nước, với kim ngạch xuất khẩu đóng góp
từ 10%-15% GDP hàng năm, và đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới với thị phần 4%-5%
Hiện cả nước có khoảng hơn 6000 doanh nghiệp dệt may trong đó có 4.500 xưởng may, 50 xưởng dệt kim và 100 xưởng kéo sợi; thu hút hơn 2,5 triệu lao động; chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam Theo số liệu của VITAS, mỗi tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may có thể tạo ra việc làm cho 150-200 nghìn lao động
Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng thị trường nội địa theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Bộ Công Thương sẽ đạt khoảng 10% - 12%/năm
Theo nguồn số liệu của VITAS và Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ngành dệt may Việt Nam liên tục tăng qua các năm Cụ thể năm 2015, sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 22,81 tỉ USD; tăng 9,1%, chiếm 14,07% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam và 11,35% GDP cả nước Nhìn chung, từ năm 2005 đến 2015, trải qua hơn 10 năm hoạt động kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng đáng kể và có những bước tiến vượt bậc
Đại học Kinh tế Huế
Trang 26Biểu đồ 1.1: Giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam (Tỷ USD) và tỷ lệ % tăng trưởng
Nguồn: Tổng cục Hải quan và VITAS
1.2.2 Tổng quan về sự phát triển của ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây
Hơn ba năm trở lại đây, trước diễn biến bất lợi của tình hình kinh tế thế giới, trong nước và của tỉnh nói riêng, hoạt động của ngành dệt may ở Thừa Thiên Huế liên tục phát triển, trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm lực và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của địa phương Từ một vài cơ sở quốc doanh ban đầu, đến nay trên địa bàn đã hình thành ngành công nghiệp dệt may khá qui mô Hiện toàn tỉnh
có gần 40 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và gia công hàng dệt may, trong đó có khoảng 5 DN có 100% vốn đầu tư nước ngoài quy mô lớn
Trong giai đoạn 2011-2015 ngành Dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục phát huy và duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh (sản lượng đến năm 2015: sợi ước đạt 60.000 tấn, tăng 17%/năm; quần áo lót ước đạt 250 triệu cái, tăng 11,7%/năm) nhờ sự hoạt động ổn định và tăng trưởng mạnh của các công ty lớn như Công ty cổ phẩn dệt may Huế, Công ty cổ phần sợi Phú Bài, Công ty HBI, Scavi Huế và nhờ năng lực tăng thêm của ngành dệt may do các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng đưa vào hoạt động trong giai đoạn như: dự án nhà máy của Công ty Tokyo style, Công ty cổ phần Sợi Phú Mai, nhà máy may mở rộng của Công ty Dệt may Huế; nhà máy sản xuất Sợi Phú An, Sợi Phú Anh, nhà máy sản xuất phụ liệu ngành dệt may của Công ty Quốc Thắng, nhà
15
20
25
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam (Tỷ USD)
Giá trị xuất khẩu % tăng trưởng
Đại học Kinh tế Huế
Trang 27máy may Vinatex Hương Trà tại cụm công nghiệp Tứ Hạ, nhà máy sản xuất Sợi Phú Hưng tại khu công nghiệp Phú Bài, nhà máy may của Công ty Cổ phần may xuất khẩu Ngọc Châu tại cụm công nghiệp Vinh Hưng
Hiện nay xu thế ngành dệt may dịch chuyển từ các thành phố lớn Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh về tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận nhằm thu hút nguồn lao động rẻ ở nông thôn đã làm cho ngành công nghiệp dệt may phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh Trong những năm đến Thừa Thiên Huế sẽ trở thành trung tâm dệt may của vùng và cả nước
Nguồn: Internet
Biểu đồ 1.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế (2013-2015)
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may Thừa Thiên Huế đã được minh chứng qua sự phát triển và tăng trưởng hằng năm Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của ngành dệt may năm 2014 ước đạt 476,0 triệu USD, tăng 12,49% so với năm 2013, chiếm 76,53% tổng KNXK của tỉnh và đạt 103,48% kế hoạch năm Gần nhất, năm 2015, dệt may Thừa Thiên Huế phấn đấu ở vị trí dẫn đầu, với KNXK đạt 521,0 triệu USD, tăng 9,45% trong tổng số 680,0 triệu USD KNXK hàng hóa của tỉnh, góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 của tỉnh đạt 23.435 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước
Ngoài ra, với mục tiêu đưa ngành công nghiệp dệt may phát triển theo hướng bền vững và xây dựng Huế trở thành trung tâm dệt may của khu vực miền Trung, với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11%/năm, đạt khoảng 870 triệu USD vào năm
2020, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã phê duyệt đề án quy hoạch ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 UBND tỉnh phê duyệt
0200
Trang 28đề án với định hướng phát triển theo ngành, bao gồm công nghiệp may; công nghiệp sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải; công nghiệp hỗ trợ may; công nghiệp thời trang, bao gồm thiết kế và sản xuất Tỉnh tiếp tục đầu tư cho công tác đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
1.2.3 Đặc trưng ngành may mặc
Sản xuất ngành dệt may có vai trò và ảnh hưởng lơn đến sản xuất và buôn bán quốc tế Trong lịch sử mậu dịch thế giới, sản phẩm dệt may là những sản phẩm đầu tiên tham gia vào thị trường, nó có một số đặt trưng sau:
- Dệt may là ngành mà sản phẩm của nó thuộc nhóm sản phẩm tiêu dùng thiết yếu nên khả năng tiêu dùng là rất lớn
- Là ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động, phần lớn là lao động phổ thông Bên cạnh đó, đây là ngành có khả năng thu hồi vốn nhanh nên phù hợp với các nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào, trình độ thấp
- Sản xuất theo kiểu dây chuyền nên hoạt động của mỗi cá nhân, mỗi một đơn vị sản xuất đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất chung của toàn nhà máy
- Những sản phẩm của ngành dệt may rất phong phú, đa dạng tùy theo yêu cầu của người tiêu dùng
- Sản phẩm dệt may mang tính thời trang cao, thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng nhu cầu và gây ấn tượng cho người tiêu dùng
- Nhãn mác sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với việc tiêu thụ sản phẩm
- Yếu tố mùa vụ liên quan chặt chẽ đến việc sản xuất và bán hàng
- Nguyên phụ liệu có số lượng rất lớn, đa dạng và ít khi được sử dụng lại nên lượng tồn kho không lớn Mặc khác, số lượng nguyên phụ liệu, thành phẩm trong một doanh nghiệp có thể lên đến hàng trăm ngàn mã, chúng lại có sự tương đồng nhất định Mỗi sản phẩm, mỗi mã hàng lại có quy trình sản xuất riêng và trang thiết bị, máy móc riêng Bên cạnh đó, sản xuất để xuất khẩu đến những quốc gia khác nhau lại có những yêu cầu khác nhau
Đại học Kinh tế Huế
Trang 291.2.4 Vai trò ngành dệt may
* Vai trò của công nghiệp dệt may với tăng trưởng kinh tế
Ngành công nghiệp Dệt May có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có điều kiện mở rộng thương mại quốc tế và mang lại nhiều nguồn thu cho đất nước Trong nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII của Đảng đã chỉ rõ “ Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao phục vụ tốt cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu” Điều đó chỉ ra rằng công nghiệp Dệt May có vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Nó thể hiện ở những điểm sau:
- Cung cấp hàng hoá tiêu dùng
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành là cung cấp các sản phẩm cho thị trường trong nước Trước hêt là đáp ứng được các nhu cầu về các mặt hàng như các loại quần áo, bít tất, vải vóc…từ đơn giản đến phức tạp, từ bình dân đến cao cấp Khi chất lượng cuộc sống được nâng cao thì nhu cầu về may mặc lại càng lớn Các sản phẩm về quần áo thời trang trở thành nhu cầu của hầu hết các tầng lớp dân cư trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ Với một đất nước có tổng số dân khoảng 80 triệu người thì nhu cầu về may mặc lại càng lớn Do vậy, đầu tư phát triển cho ngành Dệt May cần có định hướng vào thị trường trong nước, sản xuất nhiều mặt hàng phong phú về mẫu mã
và kiểu cách để kích thích tiêu dùng trong nước, hướng dẫn khuynh hướng thời trang cho người tiêu dùng Ngành dệt may được tổ chức trên phạm vi toàn quốc, có đủ sức giải quyết mối quan hệ giữa sản xuất và lưu thông trong một tổ chức thống nhất và có
sự điều hành chặt chẽ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bán buôn và bán lẻ làm chủ thị trường trong nước trong mọi tình huống, tránh được hiện tượng bán quota giữa các đơn vị thành viên( nhất là các công ty may) Công nghiệp dệt may còn được coi là định hướng để cung cấp sản phẩm cho khoảng 100 triệu dân vào năm 2010
- Cung cấp các sản phẩm xuất khẩu, mở rộng thương mại quốc tế
Lợi thế so sánh là một trong những yếu tố thúc đẩy quan hệ ngoại thương, buôn bán trao đổi giữa các quốc gia trên toàn thế giới Nó góp phần nâng cao lợi ích của mỗi nước khi tham gia trao đổi Trong điều kiện đặc thù, mỗi quốc gia tự tìm thấy lợi thế
so sánh của mình với những quốc gia khác Đặc trưng của Công nghiệp Dệt May là sử
Đại học Kinh tế Huế
Trang 30dụng rất nhiều nhân công, nên chi phí nhân công chiếm một tỷ lệ cao trong tổng giá thành Việt Nam có chi phí lao động thấp, lao động dồi dào, cần cù khéo léo, đây chính
là một lợi thế của Việt Nam Việc tập trung vào lợi thế này sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh Tuy nhiên việc tận dụng lợi thế này còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam Với đường lối mở cửa và hoà nhập thị trường thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng, cùng với sự chuyển dịch công nghệ đang diễn ra sôi nổi, ngành Dệt May đang có nhiều thuận lợi để phát triển
Với vai trò là ngành cung cấp sản phẩm xuất khẩu và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế ngành đã thu hút vào trong nước một lượng ngoại tệ đáng kể Tuy nhiên, nguyên liệu phụ kiện sản xuất trong nước còn yếu kém lạc hậu chưa có mẫu mã phù hợp thị hiếu, sản phẩm sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, do đó ngành phải nhập khẩu nguyên vật liệu còn thiếu Mặt khác để phát triển ngành Công nghiệp Dệt May, các đơn vị trong ngành hàng năm phải đầu tư thêm vốn để quá trình sản xuất được liên tục Do đó đứng về phương diện sản xuất thì cán cân xuất nhập khẩu và vốn đầu tư cho ngành là một bộ phận góp phần tăng trưởng GDP của toàn ngành Dệt May dẫn đến tăng trưởng GDP toàn ngành Công nghiệp và GDP của cả nước
Như vậy, ngành Dệt May là ngành có năng lực cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế, là ngành xuất khẩu chủ lực của ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm qua
* Vai trò của Công nghiệp Dệt May với việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ở Việt Nam
Ngành Công nghiệp Dệt May là một bộ phận cấu thành công nghiệp Việt Nam trong cơ cấu ngành (Công nghiệp - Xây dựng; Nông nghiệp; Dịch vụ) của cơ cấu nền kinh tế Công nghiệp Dệt May là một bộ phận tích cực góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam
Công nghiệp Dệt May phát triển sẽ làm tăng tỷ trọng phần trăm (%) công nghiệp trong cơ cấu kinh tế Công nghiệp Dệt May là ngành sản xuất ra sản phẩm vật chất phục vụ cho tiêu dùng Giá trị gia tăng của ngành được xác định dựa trên cơ sở hạch toán các khoản chi phí, các yếu tố sản xuất và lợi nhuận của các cơ sở sản xuất và dịch
Đại học Kinh tế Huế
Trang 31vụ trong ngành Do vậy phát triển ngành Dệt May sẽ làm tăng thêm giá trị gia tăng của ngành công nghiệp, tăng tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp
Công nghiệp Dệt May thúc đẩy các ngành ngược chiều phát triển Ngành Công nghiệp Dệt May sử dụng nguyên liệu từ ngành nông nghiệp như đay, bông, tằm Do đó
nó đòi hỏi ngành nông nghiệp cũng phải phát triển theo
Công nghiệp Dệt May thúc đẩy các ngành xuôi chiều phát triển Sản phẩm của ngành sản xuất ra được phân phối trong phạm vi trong và ngoài nước và làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành khác Trước hết sản phẩm của ngành Dệt là đầu vào của ngành May, ngoài ra nó còn cung cấp cho các ngành khác như trang trí nội thất, giày
da, bao bọc bàn ghế Để có khả năng tái sản xuất ngành thì cần phải thông qua các ngành dịch vụ như thông tin quảng cáo, bưu điện, dịch vụ bán hàng, ngành vận tải Công nghiệp Dệt May thúc đẩy các ngành gián tiếp phát triển Trong sản xuất kinh doanh, nếu ngành dệt may có nhu cầu sản xuất lớn thì kéo theo các ngành khác cũng phát triển, ví dụ như: ngành điện đảm bảo cho công suất máy hoạt động liên tục, ngành hoá chất phục vụ cho in vải thành phẩm, ngành chế tạo máy móc Chẳng hạn như ngành cơ khí chế tạo máy, để đáp ứng nhu cầu của ngành Dệt May, Nhà nước có chủ trương đầu tư phát triển cơ khí Dệt May
Tóm lại, Công nghiệp Dệt May tác động tích cực đến cả ba ngành Công nghiệp, Nông nghiệp, Dịch vụ của cơ cấu nền kinh tế cả về mặt chất và mặt lượng
* Vai trò của Công nghiệp Dệt May với giải quyết các vấn đề xã hội
Trong quá trình sản xuất từ các yếu tố đầu vào cho đến khi đưa ra một sản phẩm Dệt May hoàn chỉnh có nhiều công đoạn thủ công đơn giản (đặc biệt là ngành May),
do đó ngành dễ giành giải quyết và thu hút việc làm cho người lao động kể cả lao động xuất phát từ nông thôn, từ đó tăng thu nhập cho người lao động
GDP của ngành Dệt May là một bộ phận của tổng sản phẩm trong nước được xã hội tổ chức quản lý, bảo toàn và phân phối cho người lao động Ngành càng phát triển thì GDP của ngành công nghiệp, của cả nước và bình quân đầu người cũng tăng thêm
Từ đó góp phần ổn định và thúc đẩy tiến bộ xã hội, cải thiện quan hệ sản xuất, bảo đảm và tiến tới phân phối công bằng hơn về thu nhập, đồng thời bảo đảm ngày càng nhiều công ăn việc làm cho xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tăng thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn
Đại học Kinh tế Huế
Trang 32CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG GIA CÔNG CỦA CỦA CÔNG TY SCAVI HUẾ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
DECATHLON – PHÁP
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Scavi Việt Nam và công ty Scavi Huế
2.1.1 Tổng quan về công ty cổ phần Scavi Việt Nam
Tập đoàn Công ty cổ phần Scavi được đầu tư bởi công ty mẹ là Tập đoàn Corele International Pháp – tập đoàn đã hình thành hơn 50 năm, chuyên về lĩnh vực may và thiết kế trang phục đồ lót, đồ ngủ thời trang, một trong top hàng đầu tại Châu Âu trong ngành kỹ nghệ trang phục Lingerie và thuộc Top 3 trong ngành tại Pháp Tập đoàn Corele International bao gồm hai công ty lớn đó là Scavi Việt Nam và Scavi Europe Công ty cổ phần Scavi Việt Nam ( gọi tắt là Scavi Việt Nam) là công ty 100% vốn nước ngoài, được thành lập năm 1988, ngay sau khi luật đầu tư của Việt Nam được ban hành Scavi Việt Nam là công ty chủ lực ở Châu Á, là công ty nằm trong Top 10 Quốc tế trong ngành trang phục Lingerie cao cấp Sản phẩm chủ yếu của Scavi Việt Nam là thời trang cao cấp, đồ lót phụ nữ, ngoài ra còn sản xuất quần áo trẻ em, đồ lót nam, trang phục thể thao và quần áo tắm Hiện tại Scavi Việt Nam sỡ hữu 5 nhà máy: 4 nhà máy tại Việt Nam và 1 nhà máy tại Lào (với quy mô 10 000 công nhân viên) cùng với sự hợp tác sản xuất của khoảng 15 vệ tinh tại Việt Nam, Lào, Campuchia Hệ thống khách hàng là những tập đoàn kỹ nghệ và phân phối hàng đầu, tập trung chủ yếu tại thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản
Scavi chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đầu tư công nghệ chuyên biệt, tinh tế để cung ứng đến khách hàng những dòng sản phẩm có giá trị gia tăng cao cấp, đồng thời linh hoạt sáng tạo không ngừng trong dịch vụ kỹ nghệ hóa, với chủ trương xã hội hóa Với hướng đi chuyên biệt này, Scavi tạo được thế lực vững vàng trước sự cạnh tranh của thị trường thế giới, tránh được sự đối đầu trực tiếp về giá cả với các “ông lớn” trong tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt Đồng thời gặt hái được những thành công vang dội, tạo dựng một thương hiệu chuyên nghiệp, có uy tín cao trên trường quốc tế
Đại học Kinh tế Huế
Trang 33Với chính sách phát triển mạnh mẽ nhằm đạt đến vị thế hàng đầu thế giới trong ngành nghề vào năm 2017 Hiện tại, tập đoàn đang đầu tư tăng cường kỹ nghệ tại công
ty Scavi Huế đồng thời đầu tư mở rộng mặt bằng, công nghệ và nhân lực tại các nhà máy hiện hữu còn lại của tập đoàn tại Biên Hòa, Bảo Lộc, Đà Nẵng và Vientiane – Lào chủ yếu phục vụ cho thị trường Châu Âu, Canada và Việt Nam
Đạt danh hiệu “Doanh nghiệp dệt may tiêu biểu hàng đầu tại Việt Nam” do Bộ Công Thương, Hiệp hội dệt may Việt Nam và thời báo kinh tế Sài Gòn bình chọn liên tiếp trong 6 năm từ năm 2003 đến năm 2008
Bên cạnh hệ thống nhà máy chuyên sản xuất hàng Lingerie, Scavi còn đầu tư vào bóng đá và trung tâm thẫm mỹ
Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Scavi Rocheteau ở Thành phố Hồ Chí Minh là mô hình xã hội hóa trên phương diện đào tạo cầu thủ trẻ giữa Liên đoàn bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh với hai đối tác chính là Công ty Scavi Việt Nam và cựu tuyển thủ Pháp Dominique Rocheteau Và bên cạnh đó, dựa vào kiến thức sâu sắc và kinh nghiệm về thị trường Việt Nam trong lĩnh vực sắc đẹp và thời trang Scavi Việt Nam
đã xây dựng trung tâm thẩm mỹ viên BB Beaute tại Hà Nội
Một số lợi thế của Scavi Việt Nam:
- Công nghệ sản xuất hiện đại được chuyển giao từ Pháp
- Đội ngũ thiết kế mẫu chuyên nghiệp của Pháp
- Nguồn vốn dồi dào
- Nguồn nguyên phụ liệu đa dạng với các nhà cung cấp truyền thống, có mối quan hệ thương mại lâu năm ở thị trường Châu Âu, Châu Á
- Hệ thống giao hàng phát triển mạnh, công ty dẫn đầu trong ngành dệt may về giao hàng tới kho của khách hàng
- Uy tín của công ty được nhiều thương hiệu nổi tiếng biết đến và đặt hàng Đại học Kinh tế Huế
Trang 34Hình 2.1: Hình ảnh và logo của công ty cổ phần Scavi Việt Nam
2.1.2 Tổng quan về công ty Scavi Huế
2.1.2.1 Vài nét về nhà máy Scavi Huế
Địa chỉ công ty:
- Khu công nghiệp Phong Điền – Huyện Phong Điền – Tỉnh Thừa Thiên Huế
Cơ sở pháp lý của công ty:
- Căn cứ luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000, Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm
2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2000/NĐ-CP
- Công ty Scavi Huế được thành lập theo giấy chứng nhận đầu tư số
3023000011 chứng nhận lần đầu ngày 27 tháng 03 năm 2008 do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ( thay thế Giấy phép đầu tư số 04/GP-KCN-TTH ngày 25 tháng 07 năm 2005 do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp):
- Loại hình công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
Đại học Kinh tế Huế
Trang 35- Mã số thuế: 3300382362
- Vốn điều lệ: 90 tỷ đồng Việt Nam (tương đương 9 triệu USD)
- Công ty Scavi Huế có hai nhà máy, trong đó nhà máy chính là nhà máy Scavi Phong Điền và nhà máy chi nhánh ở Đà Nẵng
Chức năng, nhiệm vụ của Nhà Máy Scavi Huế:
- Thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về mặt tài chính và chiến lược, chính sách kinh doanh
- Xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Quản lý và sử dựng vốn theo đúng các chế độ tài chính, bảo tồn và phát triển vốn kinh doanh, tự trang trải về mặt tài chính bảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, chế độ chính sách cho người lao động, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty
- Đàm pháp ký kết hợp đồng và đảm bảo thu nhập cho người lao động
- Quản lý điều hành công ty, tự phân phối thu nhập đảm bảo đời sống cho cán
bộ công nhân viên trong công ty
- Không ngừng nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống cho người lao động, thực hiện sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật
Sứ mạng của nhà máy Scavi Huế: mở rộng quy mô nhà máy – tăng sản lượng sản xuất hàng năm – giảm thời gian ngưng việc – giảm tỷ lệ hư hỏng nguyên phụ liệu – xuất khẩu hàng đạt chất lượng cao - ổn định và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên nhà máy với mục đích gia tăng doanh thu để ngày càng phát triển hơn
2.1.2.2 Phương thức sản xuất
Scavi Việt Nam nói chung và nhà máy Scavi Huế nói riêng hoạt động, sản xuất và
kinh doanh theo phương thức Sourcing và Outsourcing Tức công ty vừa sản xuất
dưới nhãn hiệu của công ty để phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng, vừa thực hiện gia công dưới nhãn hiêu của công ty khác Điểm làm Scavi khác biệt hoàn toàn so với
đa số các công ty khác ở Việt Nam đó là công ty thực hiện gia công trọn gói từ khâu thiết kế mẫu mã, tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu tới sản xuất và giao hàng cho khách hàng Trong khi đó, đa số các công ty may ở Việt Nam chỉ thực hiện sản xuất, không phải mua và tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu, mẫu mã,…
Đại học Kinh tế Huế
Trang 36Phương thức sản xuất của Scavi Huế là make-to-order, tức chỉ sản xuất khi nhận
được đơn hàng chính thức từ khách hàng Tuy nhiên đối với một số khách hàng như Decathlon thì công ty sẽ tiến hành mua nguyên phụ liệu trước dựa trên cơ sở Forecast khách hàng gửi trước đó để đảm bảo khi nhận được đơn hàng là có thể tiến hành sản xuất ngay Đảm bảo đáp ứng kịp thời và tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng về sản phẩm Đối với việc sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu của công ty, bộ phận tiếp thị của Scavi Europe sẽ chuyển đơn hàng nội bộ cho Scavi Việt Nam và Scavi Việt Nam sẽ tiến hành mua nguyên phụ liệu, sản xuất theo đơn hàng nội bộ đó
Nhà máy Scavi Huế nhận thông tin, mẫu thiết kế từ các đơn hàng của khách hàng cũng như đơn hàng nội bộ từ Scavi Việt Nam, từ nhà máy Scavi Biên Hòa (Trung ương), các bộ phận liên quan theo đó để tiến hành thực hiện hợp đồng và đặc biệt phòng kế hoạch theo đó để lập kế hoạch sản xuất và triển khai cho nhà máy sản xuất
2.1.2.3 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Các hình thức cơ cấu tổ chức của công ty
- Cơ cấu tổ chức theo chức năng: Thể hiện vai trò của từng vị trí được bố trí theo chức năng nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ chung Quản lý của từng bộ phận chức năng: sản xuất, tài chính, bán hàng,… sẽ có nhiệm vụ báo cáo lại với giám đốc, người chịu trách nhiệm phối hợp các hoạt động trong công ty và cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
- Cơ cấu tổ chức phòng ban: nhóm các khách hàng có mối liên hệ với nhau thành phòng ban Các phòng ban được phân chia được tập trung vào sẽ tập trung vào các nhóm khách hàng khác nhau Đồng thời các công việc chung của các phòng ban như phân bổ tài chính, các vấn đề liên quan đến luật pháp, các công việc hành chính…
sẽ được tổ chức ở cấp công ty
- Cơ cấu tổ chức giữa chức năng và cơ cấu phòng ban: cho phép tập trung vào sản phẩm và khách hàng đồng thời cho phép có sự chuyên sâu vào chức năng Cơ cấu
có sự hợp tác, trao đổi thông tin với nhau
Đại học Kinh tế Huế
Trang 37(Nguồn: Phòng Hành chính- Nhân sự- Công ty Scavi Huế)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Scavi Huế
Khu vực 3
BP Cơ điện
BP Kĩ thuật
Khu vực 4
Khu vực 2 Khu vực 1
ươngIT1
IT3 IT2
Giám đốc nhà máy
BP.Hành
chính- Nhân sự
BP Sản xuất- Supply Chain
BP AQL BP Tài chính-
Kế toán
BP Thương Mại
BP Kế hoạch
Giám đốc nhà máy
Logistic
Kế hoạch NPL
BP Kho
Nhà máy 1 Nhà máy 2
BP Giám định
Phân xưởng cắt
Phân xưởng may 1
Phân xưởng may 2
Khu vực 5
Đại học Kinh tế Huế
Trang 38 Chức năng của các bộ phận trong công ty
- Giám đốc nhà máy:là người điều hành toàn bộ hoạt động của nhà máy
Hoạch định chiến lược thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của nhà máy Hoạch định chiến lược kinh doanh của nhà máy, phát triển hệ thống kinh doanh, phân phối Chiến lược, kế hoạch kinh doanh của các phòng ban, phân xưởng để thực thi kế hoạch kinh doanh của nhà máy
Chịu trách nhiệm về mọi vấn đề của nhà máy trước hội đồng quản trị
- Bộ phận Hành chính – Nhân sự
Giúp việc cho Ban Giám Đốc nhà máy quản lý tài sản của cơ quan
Tham mưu cho Ban Giám đốc và trực tiếp tổ chức thực hiện các văn bản quản
lý hành chính trong nhà máy
Tổ chức và thực hiện các hoạt động quản trị nhân sự theo quy định
Quản lý hồ sơ, thông tin người lao động theo quy định hiện hành
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của toàn nhà máy, ngân sách liên quan đến chi phí lao động
Xây dựng các quy trình, quy chế trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá đối với người lao động
- Bộ phận Kế toán
Xét duyệt các khoản thu – chi của nhà máy dựa trên yêu cầu xác đáng của từng
bộ phận
Bảo đảm tài chính cho nhà máy, vốn luân chuyển không bị thiếu
Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu, đơn vị thành viên trong việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán… tài sản của công ty
Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác quản lý thu chi tài chính, thực hiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho cán
bộ công nhân viên
Trang 39Bộ phận Thương Mại gồm hai nhóm:
Nhóm MDS – Market Development Stage: chịu trách nhiệm xuyên suốt từ lúc bắt đầu làm việc với khách hàng về chi tiết sản phẩm cho đến lúc đúc kết thị trường, chuẩn bị cơ sở dữ liệu cho quá trình vào sản xuất đại trà
Phát triển đơn hàng, phân tích mẫu, tài liệu kỹ thuật từ khách hàng để có cơ sở ước lượng giá thành
Phát triển và hoàn thiện mẫu sản phẩm trước khi đưa vào giai đoạn sản xuất Đảm bảo mục tiêu thắng thị trường và mục tiêu doanh số cho từng mùa đúng thời điểm
Cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường và sản phẩm đến các bộ phận liên quan
Nhóm MS – Manufacturing Stage: chịu trách nhiệm xuyên suốt từ lúc nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng đến khi hàng xuất khỏi nhà máy
Là cầu nối giữa khách hàng và nhà máy
Nhận đơn hàng trực tiếp từ khách hàng và đồng thuận ngày xuất hàng mà khách hàng yêu cầu (ETD khách hàng) và ngày xuất hàng mà công ty đáp ứng (ETD nhà máy) sao cho đảm bảo phù hợp với input nguyên phụ liệu và khoảng thời gian sản xuất (Leadtime sản xuất)
Xử lý đơn hàng và tính toán nhu cầu mua nguyên phụ liệu sản xuất
Mua hàng và theo dõi hàng về để đảm bảo tiến độ sản xuất của nhà máy sao cho đáp ứng được ETD khách hàng yêu cầu
Giải quyết các trở ngại liên quan đến nguyên phụ liệu trong quá trình sản xuất, đảm bảo xuất hàng đúng số lượng và chất lượng đã cam kết
Kiểm soát kế hoạch xuất hàng và báo động cho các bộ phận liên quan biết nếu gặp trở ngại để tìm cách giải quyết, khắc phục kịp thời
- Bộ phận sản xuất – supply chain
Xây dựng kế hoạch sản xuất và trực tiếp sản xuất các hợp đồng, đơn hàng do bộ phận MS cung cấp kể từ khi nhận được nguyên phụ liệu Bộ phận sản xuất bao gồm: phòng kế hoạch , bộ phận kho, bộ phận giám định, phân xưởng cắt,… Bộ phận sản
Đại học Kinh tế Huế
Trang 40xuất quản lý, theo dõi, thực hiện từ khi nguyên phụ liệu về nhà máy đưa vào kiểm định, đến cắt nguyên phụ liệu, may và kiểm tra đóng gói Đây là bộ phận chiếm hầu hết công nhân của công ty và có nhiệm vụ quan trọng nhất đối với nhà máy
- Bộ phận kiểm tra chất lượng thành phẩm- AQL
AQL là 3 chữ viết tắt Acceptable Quality Limit- Giới hạn chất lượng chấp nhận
Bộ phận AQL sẽ dựa vào kết quả của phòng kế hoạch để kiểm hàng theo tiêu chuẩn của khách hàng đưa ra, để đảm bảo hàng đạt chất lượng trước khi khách hàng kiểm tra hoặc trước khi xuất hàng
- Bộ phậnphụ trách công nghệ thông tin: quản lý toàn bộ hệ thống điện toán của
công ty, nhiệm vụ chính:
Duy trì hệ thống của công ty qua hệ thống mạng nội bộ, đảm bảo mạng hoạt động tốt, không bị nghẽn mạng hay rớt mạng
Giải quyết những vấn đề phát sinh hàng ngày về máy tính của nhân viên và những trở ngại trong ứng dụng phần mềm
2.1.2.4 Tình hình lao động ở công ty
Đối với bất cứ một tổ chức hay doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều luôn chú trọng đến yếu tố nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình Nguồn nhân lực được đánh giá là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và hoạt động của công ty Ở công ty Scavi Huế cũng không ngoại lệ, nguồn nhân lực luôn
là một trong các yếu tố luôn được công ty chú trọng và quan tâm nhất
Bảng số liệu 2.1 cho thấy lực lượng lao động tại công ty Scavi Huế từ năm 2013 đến năm 2015 không có sự thay đổi nhiều về mặt tính chất Tuy nhiên số lượng lại tăng đáng kể qua các năm Cụ thể, số lượng lao động năm 2014 tăng 257 người so với năm 2013 Đặc biệt đến năm 2015 tổng số lao động là 4229 người, tăng đến 979 người tức tăng đến 30,1% so với năm 2014, và tăng 41,3% so với năm 2013 Sở dĩ có sự gia tăng đột biến như vậy là vì công ty đã xây dựng thành công nhà máy thứ hai và đi vào hoạt động chính thức vào năm 2015 Dự kiến đến cuối năm 2016, nhà máy thứ ba của công ty Scavi Huế tại Phong Điền sẽ chính thức đi vào hoạt động và hứa hẹn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho mọi người dân trong tương lai
Đại học Kinh tế Huế