1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hành vi lựa chọn trường đại học của sinh viên đang theo học chương trình liên kết đào tạo của đại học kinh tế huế với đối tác nước ngoài

203 756 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 203
Dung lượng 2,4 MB

Nội dung

100Bảng 38: Kiểm định sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố danh tiếng củachương trình đến quyết định chọn trường đại học giữa hai nhóm sinh viên Chương trìnhRennes và CTTT..

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỐI TÁC NƯỚC NGOÀI

Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:

Tên: Bùi Ngân Hà ThS Phan Thị Thanh Thủy Lớp: K46A-QTKDTH

Niên khóa: 2012 - 2016

Huế, tháng 5 năm 2016

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỐI TÁC NƯỚC NGOÀI

Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:

Tên: Bùi Ngân Hà ThS Phan Thị Thanh Thủy Lớp: K46A-QTKDTH

Niên khóa: 2012 - 2016

Huế, tháng 5 năm 2016

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỐI TÁC NƯỚC NGOÀI

Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:

Tên: Bùi Ngân Hà ThS Phan Thị Thanh Thủy Lớp: K46A-QTKDTH

Niên khóa: 2012 - 2016

Huế, tháng 5 năm 2016

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu này.Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sựgiúp đỡ của cô Phan Thị Thanh Thủy là người đã luôn theo sát và tận tình hướng dẫncho tôi từ khi tiến hành lựa chọn đề tài, làm bảng hỏi và cho đến khi kết thúc nghiêncứu

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô trong phòng Đào tạo đại học củatrường, đặc biệt là thầy Phan Thanh Hoànđã tận tình giúp đỡ trong quá trình tôi thựctập tại trường

Qua đây tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với quýThầy, cô của trường Đại Học Kinh Tế Huế, đặc biệt là quý Thầy, cô khoa Quản trịkinh doanh của trường đã tạo điều kiện cho tôi để tôi có thể hoàn thành tốt bài báo cáothực tập này Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nềntảng cho quá trình nghiên cứu mà còn là hành trang quý báu để chúng tôi bước vào đờimột cách vững chắc và tự tin

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè đãgiúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện

Mặc dù đã cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh.Song thời gian có hạn,trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài nghiên cứu khôngthể tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp củaquý Thầy, Cô để để ngày càng nâng cao hơn kiến thức của mình và sẽ hoàn thành tốthơn bài luận văn tốt nghiệp sắp tới

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô trong phòng Đào tạo đại học củatrường, đặc biệt là thầy Phan Thanh Hoànđã tận tình giúp đỡ trong quá trình tôi thựctập tại trường

Qua đây tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với quýThầy, cô của trường Đại Học Kinh Tế Huế, đặc biệt là quý Thầy, cô khoa Quản trịkinh doanh của trường đã tạo điều kiện cho tôi để tôi có thể hoàn thành tốt bài báo cáothực tập này Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nềntảng cho quá trình nghiên cứu mà còn là hành trang quý báu để chúng tôi bước vào đờimột cách vững chắc và tự tin

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè đãgiúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện

Mặc dù đã cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh.Song thời gian có hạn,trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài nghiên cứu khôngthể tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp củaquý Thầy, Cô để để ngày càng nâng cao hơn kiến thức của mình và sẽ hoàn thành tốthơn bài luận văn tốt nghiệp sắp tới

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô trong phòng Đào tạo đại học củatrường, đặc biệt là thầy Phan Thanh Hoànđã tận tình giúp đỡ trong quá trình tôi thựctập tại trường

Qua đây tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với quýThầy, cô của trường Đại Học Kinh Tế Huế, đặc biệt là quý Thầy, cô khoa Quản trịkinh doanh của trường đã tạo điều kiện cho tôi để tôi có thể hoàn thành tốt bài báo cáothực tập này Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nềntảng cho quá trình nghiên cứu mà còn là hành trang quý báu để chúng tôi bước vào đờimột cách vững chắc và tự tin

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè đãgiúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện

Mặc dù đã cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh.Song thời gian có hạn,trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài nghiên cứu khôngthể tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp củaquý Thầy, Cô để để ngày càng nâng cao hơn kiến thức của mình và sẽ hoàn thành tốthơn bài luận văn tốt nghiệp sắp tới

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường đại học của học sinh 24

Hình 2: Mô hình lý thuyết về lựa chọn trường đại học của học sinh 27

Hình 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu HS THPT đối với chương trình LKĐT ngành QTKD của trường DDHKT Huế với ĐH Tallaght của Ireland 30

Hình 4: Mô hình đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa trường Đại học của sinh viên đang theo học CTTT và CTLK đào tạo củatrường ĐHKT Huế 31

Hình 5:Sơ đồ tổ chức trường Đại học Kinh tế Huế 50

Biểu đồ 1: Cơ cấu ngành đào tạo của 281 chương trình liên kết đào tạo được Bộ Giáo dục Đào tạo công nhận đến ngày 31/12/2015 38

Biểu đồ 2: Xuất sứ quốc gia của 281 chương trình liên kết được Bộ GD&ĐT phê duyệt đến tháng 31/12/2015 39

Biểu đồ 3: Cơ cấu văn bằng của 281 chương trình đào tạo liên kết đã được Bộ GD & ĐT phê duyệt đến 31/12/2015 40

Biểu đồ 4: Tình trạng hoạt động của 281 chương trình liên kết đào tạo được Bộ Giáo Dục công nhận đến ngày 31/12/2015 40

Biểu đồ 5:Xuất xứ quốc gia của 121 chương trình liên kết đào tạo thuộc khối ngành kinh tế còn hoạt động theo công nhận của Cục đào tạo với nước ngoài tính đến 31/12/2015 41

Biểu đồ 6: Cơ cấu Rennes và CTTT trong mẫu nghiên cứu 64

Biểu đồ 7: Đặc điểm giới tính của Rennes 65

Biểu đồ 8: Đặc điểm giới tính của CTTT 65

Biểu đồ 9: Đặc điểm giới tính của mẫu nghiên cứu 65

Biểu đồ 10:Tỷ lệ nghề nghiệp của Cha 69

Biểu đồ 11:Tỷ lệ nghề nghiệp của Mẹ 70

Biểu đồ 12: Tình hình sở hữu một số tài sản theo tỷ lệ % 74

Biểu đồ 13: Thời gian bắt đầu tìm hiểu ngành học/ trường đại học 77

Biểu đồ 14: Cơ cấu ngành học cạnh tranh của Rennes và CTTT 80

Biểu đồ 15: Mức độ ảnh hưởng của nhóm tham khảo đến quyết định học Rennes và CTTT của sinh viên 86

Biểu đồ 16: Nguồn thông tin quảng bá đã sử dụng để tìm hiểu Rennes và CTTT của ĐHKT Huế 87

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

SVTH: Bùi Ngân Hà

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1:Mô hình ba giai đoạn lựa chọn đại học do Hossler và Gallaghher đề xuất từ năm 1987

17

Bảng 2: Chương trình đào tạo đại học liên kết với nước ngoài của Đại học Huế 43

Bảng 3: Chương trình đào tạo đại học liên kết với nước ngoài của Đại học Đà nẵng 44

Bảng 4: Thống kê sinh viên nhập học vào chương trình Rennes qua các khóa 56

Bảng 5:Thống kê sinh viên đang theo học chương trình Rennes 56

Bảng 6: Thống kê tình hình công việc khi ra trường của cựu sinh viên chương trình Rennes 57 Bảng 7: Thống kê danh sách tốt nghiệp của các khóa trước 57

Bảng 8: Thống kê sinh viên vào nhập học chương trình tiên tiến ĐHKT qua các khóa 60

Bảng 9:Kết quả học tập của SVcác khóa K45- K48 60

Bảng 10: Đặc điểm về giới tính 65

Bảng 11:Đặc điểm về quê quán 66

Bảng 12:Điểm thi đầu vào 67

Bảng 13:Đặc điểm về trình độ ngoại ngữ của sinh viên trước nhập học 68

Bảng 14:Đặc điểm nghề nghiệp của Cha 69

Bảng 15:Đặc điểm về nghề nghiệp của Mẹ 70

Bảng 16:Thông tin về yếu tố có người thân học/làm việc ở nước ngoài 71

Bảng 17:Thông tin về thu nhập hàng tháng của gia đình 72

Bảng 18: Thống kê số lượng tài sản của gia đình 73

Bảng 19: Thời điểm bắt đầu tìm hiểu ngành học/ trường đại học 76

Bảng 20: Vị trí ưu tiên khi quyết định học Rennes và CTTT của ĐHKT Huế 77

Bảng 21: Thông tin về ngành học cạnh tranh 79

Bảng 22: Thông tin về trường học cạnh tranh 81

Bảng 23: Thời điểm quyết định theo học Rennes và CTTT của ĐHKT Huế 82

Bảng 24: Người ra quyết định chọn học Rennes và CTTT ở ĐHKT Huế 83

Bảng 25: Người chi trả học phí cho sinh viên theo học Rennes và CTTT ở ĐHKT Huế 84

Bảng 26: Mức độ ảnh hưởng của nhóm tham khảo đến quyết định theo học Rennes và CTTT 85

Bảng 27: Mức độ hữu ích của nguồn thông tin quảng bá Rennes và CTTT của ĐHKT Huế 88

Bảng 28: Mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố đặc điểm sinh viên đến quyết định theo học Rennes và CTTT của sinh viên 89

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

Bảng 29: Mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố danh tiếng chương trình đến quyết định theohọc Rennes và CTTT của sinh viên 90Bảng 30: Mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố lợi ích về học tập đến quyết định theo họcRennes và CTTT của sinh viên 92Bảng 31: Mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố lợi ích về cơ hội nghề nghiệp đến quyết địnhtheo học Rennes và CTTT của sinh viên 93Bảng 32: Mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố chi phí học tập đến quyết định theo học

Rennes và CTTT của sinh viên 94Bảng 33: Mức độ ảnh hưởng trung bình của các đối tượng thuộc nhóm tham khảo đến quyếtđịnh chọn trường đại học của hai nhóm sinh viên Rennes và CTTT 97Bảng 34: Kiểm định sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của nhóm tham khảo đến quyết địnhchọn trường đại học giữa hai nhóm sinh viên Rennes và CTTT 98Bảng 35: Mức độ ảnh hưởng trung bình của nhóm nhân tố đặc điểm sinh viên đến quyết địnhchọn trường đại học của hai nhóm sinh viên chương trình Rennes và CTTT 99Bảng 36: Kiểm định sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân người học đếnquyết định chọn trường đại học giữa hai nhóm sinh viên Rennes và CTTT 99Bảng 37: Mức độ ảnh hưởng trung bình của nhóm nhân tố danh tiếng của chương trình đếnquyết định chọn trường đại học của hai nhóm sinh viên Chương trình Rennes và CTTT 100Bảng 38: Kiểm định sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố danh tiếng củachương trình đến quyết định chọn trường đại học giữa hai nhóm sinh viên Chương trìnhRennes và CTTT 101Bảng 39: Mức độ ảnh hưởng trung bình của nhóm nhân tố lợi ích về học tập đến quyết địnhchọn trường đại học của hai nhóm sinh viên Chương trình Rennes và CTTT 102Bảng 40: Kiểm định sự khác biệt mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố lợi ích về học tập đếnquyết định chọn trường đại học của hai nhóm sinh viên Chương trình Rennes và CTTT 103Bảng 41: Mức độ ảnh hưởng trung bình của nhóm nhân tố lợi ích nghề nghiệp đến quyết địnhchọn trường đại học của hai nhóm sinh viên chương trình Rennes và CTTT 104Bảng 42: Kiểm định sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của nhân tố lợi ích về nghề nghiệpđến quyết định chọn trường đại học của hai nhóm sinh viên chương trình Rennes và CTTT 105Bảng 43: Mức độ ảnh hưởng trung bình của nhóm nhân tố chi phí học tập đến quyết địnhchọn trường đại học của hai nhóm sinh viên chương trình Rennes và CTTT 106

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

SVTH: Bùi Ngân Hà

Bảng 44: Kiểm định sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí học tập đến quyếtđịnh chọn trường đại học của hai nhóm sinh viên chương trình Rennes và CTTT 106Bảng 45: Mức độ ảnh hưởng trung bình của nhóm nhân tố tác động thuộc công tác quảng bácủa Nhà trường đến quyết định chọn trường đại học của hai nhóm sinh viên chương trìnhRennes và CTTT 107Bảng 46: Kiểm định sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của nhân tố tác động thuộc công tácquảng bá của Nhà trường đến quyết định chọn trường đại học của hai nhóm sinh viên chươngtrình Rennes và CTTT 108

Bảng 47: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's, gía trị Eigenvalues, phương sai trích lần 1112 Bảng 48: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's, gía trị Eigenvalues, phương sai trích lần 2112 Bảng 49: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's, gía trị Eigenvalues, phương sai trích lần cuối

cùng 113

Bảng 50: Kết quả phân tích nhân tố cuối cùng 113

Bảng 51: Thống kê mô tả sau khi phân tích nhân tố 118

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu riêng 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

4.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu 3

4.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 4

4.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 4

4.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 4

5 Kết cấu đề tài 6

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

1.1 Cơ sở lý luận về chương trình liên kết đào tạo với đối tác nước ngoài và hành vi lựa chọn trường đại học của người học 7

1.1.1.Những vấn đề cơ bản liên quan đến liên kết đào tạo với đối tác nước ngoài và chương trình tiên tiến 7

1.1.1.1 Khái niệm liên kết đào tạo với đối tác nước ngoài và chương trình tiên tiến 7

1.1.1.2 Đặc điểm của liên kết đào tạo với đối tác nước ngoài và chương trình tiên tiến .8

1.1.1.3 Mục đích của liên kết đào tạo với nước ngoài và chương trình tiên tiến 11

1.1.1.4 Quản lý Nhà nước đối với chương trình liên kết đào tạo với đối tác nước ngoài .11

1.1.2 Lý thuyết về hành vi lựa chọn trường đại học của người học 12

1.1.2.1 Khách hàng của dịch vụ giáo dục đại học 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

SVTH: Bùi Ngân Hà

1.1.2.2 Quan điểm sinh viên là người tiêu dùng: ưu điểm và những vấn đề cần lưu ý

trong quản lý giáo dục bậc cao 13

1.1.2.3 Tiến trình ra quyết định chọn trường đại học của người học 15

1.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học 22

1.1.2.4.1 Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chọn lựa trường đại học của học sinh 22

1.1.2.4.2 Mô hình lý thuyết đề xuất 31

1.2 Cơ sở thực tiễn về liên kết đào tạo với đối tác nước ngoài trong giáo dục bậc cao .35

1.2.1 Vài nét về nhu cầu giáo dục bậc cao của người học ở Việt Nam 35

1.2.2 Tình hình liên kết đào tạo với nước ngoài ở Việt Nam hiện nay 36

1.2.3 Các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài ở Miền Trung 42

1.2.4 Giới thiệu về chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài ở ĐHKT Huế 45

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HÀNH VI LỰA CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN ĐANG THEO HỌC RENNES VÀ CTTT CỦA ĐHKT HUẾ 46

2.1 Tổng quan về trường Đại học Kinh tế Huế 46

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của trường Đại học Kinh tế Huế 46

2.1.2 Sứ mệnh – Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi 48

2.1.3 Phương hướng chung 49

2.1.4 Cơ cấu tổ chức 50

2.1.5 Đội ngũ cán bộ 51

2.2 Tình hình thực hiện các chương trình liên kết đào tạo với các đối tác nước ngoài của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế 52

2.2.1 Sơ lược các hoạt động hợp tác quốc tế của Đại học Kinh tế, Đại học Huế trong thời gian qua 52

2.2.2 Tình hình thực hiện các chương trình LKĐT với đối tác nước ngoài của Đại học kinh tế, Đại học Huế 53

2.2.2.1 Chương trình liên kết của trường ĐHKT, Đại học Huế với Đại học Rennes 1 – Pháp 53

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

2.2.2.2 Chương trình liên kết của trường ĐHKT Huế với Đại học Sydney – Australia

57

2.2.2.3 Kế hoạch về chương trình LKĐT của khoa quản trị kinh doanh với trường Đại học Tallaght của Ireland 61

2.3 Kết quả khảo sát về hành vi lựa chọn trường đại học của sinh viên đang theo học Rennes và CTTT ở ĐHKT – Đại học Huế 64

2.3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 64

2.3.2 Đặc điểm cá nhân và gia đình của sinh viên theo học Rennes và CTTT theo kết quả điều tra 64

2.3.2.1 Đặc điểm cá nhân sinh viên 64

2.3.2.2 Đặc điểm gia đình 69

2.3.3 Một số đặc điểm của hành vi chọn lựa trường đại học của sinh viên đang theo học CTTT và CTLK của ĐHKT Đại học Huế 75

2.3.4 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chọn Rennes và CTTT của sinh viên 85

2.3.5 Kiểm định sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định chọn trường đại học giữa sinh viên Rennes và CTTT 95

2.3.6 Phân tích nhân tố khám phá EFA 109

2.3.6.1 Giới thiệu sơ lược về phương pháp phân tích nhân tố 109

2.3.6.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 111

2.3.6.3 Thống kê mô tả sau khi phân tích nhân tố 118

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ VỀ CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN 121

3.1 Một số đề xuất chung đối với Đại học Kinh tế Huế 121

3.1.2 Về định hướng phát triển chương trình liên kết đào tạo và chương trình tiên tiến 121

3.1.2 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên 122

3.1.3 Tích cực xây dựng hình ảnh, thương hiệu ĐHKT Huế 122

3.1.4 Chú trọng hoạt động tuyển sinh 123

3.1.5 Thiết lập mối quan hệ với các đối tượng liên quan 123

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

SVTH: Bùi Ngân Hà

3.2 Đề xuất đối với các chương trình Rennes và Tiên Tiến 124

3.2.1 Về xác định đối tượng học sinh mục tiêu của chương trình và phân nhóm học sinh 124

3.2.2 Về hoạt động quảng bá, tuyển sinh của chương trình Rennes và chương trình Tiên Tiến 125

3.2.3 Về hoạt động đào tạo 128

3.3 Đề xuất với các chương trình liên kết đào tạo triển khai trong thời gian tới 130

3.3.1 Về đối tượng học sinh mục tiêu mà chương trình liên kết đào tạo hướng đến 130 3.3.2 Về đối tác liên kết đào tạo và đối tác tài trợ 130

3.3.3 Về yếu tố thu hút người học của chương trình 131

3.3.4 Về công tác truyền thông quảng bá 131

PHẦN III KẾT LUẬN 133

1 Kết luận 133

2 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 134

2.1 Hạn chế của đề tài 134

2.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 135

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 136

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Sau khi nước ta gia nhập WTO ngày 1/1/2007.Quá trình mở cửa hội nhập, đặc biệt

là việc mở cửa thị trường dịch vụ theo cam kết với WTO đã góp phần phát triển cơ sở

hạ tầng kỹ thuật, nâng cao trình độ công nghệ cho các nhà sản xuất, dẫn tới việc tăngtrưởng thu hút đầu tư nước ngoài Thị trường dịch vụ đầy tiềm năng của Việt Nam hứahẹn cho các nhà đầu tư nước ngoài những cơ hội kinh doanh hấp dẫn, đặc biệt trong đó

có thể kể đến thị trường dịch vụ giáo dục Do đó,việc liên kết đào tạo với nước ngoài

là một xu thế tất yếu nhằm mở rộng và phát triển thị trường dịch vụ cũng như nâng caochất lượng giáo dục và nguồn lao động trong nước, phục vụ cho giai đoạn hội nhậphiện nay tại Việt Nam

Bên cạnh đó, Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8(khóa XI) ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đápứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh thế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nhìn nhận thách thức lớn nhất màchúng ta phải đối mặt trong những năm tới là phải nhanh chóng nâng cao chất lượngđào tạo ngang bằng với các trường đầu ngành trong nước và khu vực để tồn tại và pháttriển trong bối cảnh hội nhập và xu thế cạnh tranh sẽ diễn ra ngày càng quyết liệt Vìvậy cần triển khai thực hiện tốt các dự án hợp tác đào tạo, nghiên cứu với nước ngoài.Tích cực tìm kiếm các dự án mới, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế Khuyến khích vàtăng cường hình thức liên kết đào tạo đồng cấp bằng với các trường tiên tiến trên thếgiới Tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo đại học, trên cơ sở từng bước nâng cao chấtlượng đào tạo, vừa đáp ứng nhu cầu xã hội vừa đảm bảo cho sự phát triển ổn định củatrường Đó là nhiệm vụ cấp thiết của các trường đại học nói chung và trường Đại họckinh tế Huế nói riêng

Từ khi xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1998, liên kết đào tạo với đối tác nước ngoài

đã trở nên phổ biến với hơn 400 chương trình học trên toàn quốc.Hiện tại, trường Đạihọc Kinh Tế Huế đang liên kết với Đại Học Rennes của Pháp để thực hiện chươngtrình đào tạo đồng cấp bằng ngành Tài chính - Ngân hàng và với Đại Học Sydney của

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

Úc để thực hiện chương trình đào tạo cấp bằng song ngành Kinh tế nông nghiệp – Tàichính (CTTT) Để tiếp tục thu hút học sinh phổ thông trung học các khóa sau đăng kýtheo học chương trình, đảm bảo quy mô đào tạo ngày càng được mở rộng Ban quản lýđiều hành chương trình cần có hiểu biếtvề đặc điểm của nhóm sinh viên đang theo họcchương trình Rennes và chương trình tiên tiến cũng như những yếu tố ảnh hưởng đếnquết định lựa chọn trường đại học của các nhóm sinh viên này, từ đó có các giải pháphoàn thiện chương trình đào tạo và công tác tuyển sinh hợp lý áp dụng cho các khóatiếp theo Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu hành vi lựa chọntrường đại học của sinh viên đang theo học chương trình liên kết đào tạo của Đại học Kinh tế Huế với đối tác nước ngoài" làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu và phân tích hành vi chọn trường đại học của sinhviên đang theo học chương trình tiên tiến vàchương trình liên kết đào tạo với đối tácnước ngoài của trường ĐHKT, Đại học Huế Từ kết quảthu được, nghiên cứu đề xuấtmột số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các chương trình đào tạo và đặc biệt làcông tác tuyển sinh của các chương trình liên kết với đối tác nước ngoài trong nhữngnăm tới

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằmhoàn thiện chương trình đào tạo vàcông tác tuyển sinh đối vớicác chương trình liên kết đào tạo với đối tác nước ngoài củaĐại học Kinh tế - Đại học Huế trong tương lai

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hành vi chọn lựa trường đại học của người học.Hành vi chọn trường đại học trong đề tài này bao hàm cả chọn trường đại học vàchương trình đào tạo đại học mà sinh viên sẽ theo học

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu hành vi chọn trường đại học của nhóm sinh viên hiện đangtheo học chương trình Rennes và CTTT của trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế.Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 15/2/2016 - 25/4/1016

4 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu

Nghiên cứu tài liệu,thu thập dữ liệu thứcấp Lấy ý kiếnchuyên gia

Xây dựng bảnghỏi nháp

Lấy ý kiến chuyêngia lần hai

Điều chỉnh bảng

hỏi

Xây dựng bảnghỏi chính thứcKhảo sát điều tra

Xử lý dữ liệu, mãhóa và làm sạch dữliệu với phần mềmSPSS 16.0

Phỏng vấn sâu rồihoàn thành nghiên

cứu

Phân tích dữ liệu+ Thống kê mô tả+ Kiểm địnhIndependentsamples t - test+ Phân tích nhân tốkhám phá EFA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

4.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

4.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau:

- Từ trang Web của trường Đại học Kinh tế Huế

- Các tài liệu của chương trình liên kết đào tạo nước ngoài của trường ĐHKTHuế với Đại học Rennes của Pháp và Đại học Sydney của Australia

- Các khóa luận, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đãthực hiện trước đó

Thông qua phân tích tổng hợp lý thuyết, phân loại hệ thống hoá và khái quát hoá lýthuyết từ đó rút ra các kết luận khoa học là cơ sở lý luận cho đề tài

4.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

a Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tínhnhằm mô tả quá trình ra quyết định lựa chọn chương trìnhtừ đóđiều chỉnh để đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa trường ĐH của sinhviên CTTT và CTLK của ĐHKT Huế Đồng thời, bổ sung một số thông tin cần thiết chophần lý thuyết về địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu Phương pháp này đượcthực hiện theo phương pháp phỏng vấn nhóm mục tiêu theo một nội dung được chuẩn bịtrước dựa trên cơ sở lý thuyết đã thu thập được từ dữ liệu thứ cấp

b Nghiên cứu định lượng

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra bằng bảng hỏi cácsinh viên đangtheo học chương trình liên kết đào tạo với đối tác nước ngoài của trường ĐHKT Huế,

cụ thể là 3 lớp (khóa) đang theo học chương trình Rennes và 5 lớp (khóa) đang theohọc chương trình tiên tiến

 Xác định kích thước mẫu và chọn mẫu

Theo số liệu lưu trữ của quản lý chương trình, hiện nay có 382 sinh viên đang theohọc Rennes và CTTT, trong đó có 251 sinh viên đang học CTTT (chiếm 65,7%) và

131 sinh viên đang học chương trình Rennes (chiếm 34,3%)

Dự định ban đầu của tác giả là quyết định điều tra tổng thể, thời điểm điều tra làvào ngày xét điểm rèn luyện của toàn trường (ngày 6/3/2016)

Tuy nhiên, việc điều tra gặp một số trở ngại, nên số phiếu điều tra thu về đợt đầu là

180 phiếu Lý do là lớp K46 Rennens đã đi thực tập, số lượng sinh viên đi xét điểm rèn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

luyện không đủ, một số sinh viên lại không đồng ý tham gia khảo sát, Vì vậy, tác giảphải tiếp tục điều tra bổ sung đợt hai cho sinh viên của Rennes tại lớp học và đã đượcthêm 26 phiếu Cuối cùng số phiếu thu được và hợp lệ là 206 phiếu Như vậy tỷ lệđiều tra chiếm 53,9% tổng thể, có đầy đủ đại diện từ các khóa (trừ K46 Rennes), trong

đó có 62 sinh viên theo học chương trình Rennes chiếm 30,1% và 144 sinh viên theohọc CTTT chiếm 69,9%

Mặc dù mẫu điều tra chỉ đạt 206 phiếu nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu của phân tíchnhân tố.Đồng thời vẫn đảm bảo tỷ lệ % số lượng sinh viên Rennes và CTTT so vớitổng thể

Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi xử lý dữ liệu tác giả tiến hành phân tích dữ liệu dựa trên phần mềm SPSS16.0, các phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng như sau:

- Phân tích thống kê mô tả: để xác định quy mô và đặc điểm nghiên cứu như: giớitính, quê quán, thứ tự ưu tiên chọn CTLK của ĐHKT,

- Thống kê mô tả giá trị trung bình, khoảng ước lượng giá trị trung bình của tổngthể về mức ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn chương trình tiên tiến vàchương trình Rennes của sinh viên

- Kiểm định Independent samples t - test: được sử dụng để so sánh hai trung bìnhcủa hai tổng thể dựa trên hai mẫu độc lập

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

- Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được sử dụng

để tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhântố) ít hơn để chúng có ý nghĩa nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các thông tin của biến banđầu (Theo Hair & ctg,1998)

Ngoài ra, việc xử lý số liệu cần dùng thêm phần mềm Excel, để thống kê các đặcđiểm của đối tượng nghiên cứu như: điểm thi ĐH, ngành - trường khác ngoài CTLKcủa ĐHKT Huế mà sinh viên nộp đơn, nghề nghiệp của Cha mẹ,

5 Kết cấu đề tài

Phần I: Đặt vấn đềPhần II: Nội dung và kết quả nghiên cứuChương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Phân tích hành vi lựa chọn trường đại học của sinh viên đang họcchương trình Rennes và CTTT của ĐHKT Huế

Chương 3: Một số đề xuất đối với Đại học Kinh tế Huế về chương trình liên kếtđào tạo và chương trình tiên tiến

Phần III: Kết luận

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Cơ sở lý luận về chương trình liên kết đào tạo với đối tác nước ngoài và hành vi lựa chọn trường đại học của người học

1.1.1.Những vấn đề cơ bản liên quan đến liên kết đào tạovới đối tác nước ngoài và chương trình tiên tiến

1.1.1.1 Khái niệm liên kết đào tạo với đối tác nước ngoài và chương trình tiên tiến

a Khái niệm về liên kết đào tạo với đối tác nước ngoài

Liên kết đào tạo với nước ngoài là một hình thức tiên tiến đang được đang nhiềutrường áp dụng để nâng cao chất lượng giáo dục.Đây là hình thức hợp tác giữa cơ sởgiáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài nhằm thực hiện chương trình đào tạo

để cấp văn bằng hoặc cấp chứng chỉ mà không thành lập pháp nhân

Hình thức liên kết giáo dục này không chỉ dành cho hệ giáo dục đại học mà còndành cho hệ giáo dục sau đại học Các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoàinày được triển khai dưới nhiều phương thức:

- Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài do cơ sở giáo dục nước ngoài cấpvăn bằng, chứng chỉ;

- Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài do cơ sở giáo dục Việt Nam cấpvăn bằng, chứng chỉ;

- Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài do cở sở giáo dục nước ngoài cấp

và cơ sở giáo dục Việt Nam cấp văn bằng, chứng chỉ (người học có 2 văn bằng,chứng chỉ của cả hai cơ sở đào tạo);

- Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài do cở sở giáo dục nước ngoài cấp

và cơ sở giáo dục Việt Nam cùng cấp 1 văn bằng, chứng chỉ (người học có 1văn bằng, chứng chỉ do cả hai cơ sở đào tạo cùng kí)

Đào tạo theo chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai trường đối táccùng xây dựng, hoặc theo hình thức chuyển nhượng "franchising", trong đó cơ sở giáodục nước ngoài chuyển giao chương trình đào tạo cho cơ sở giáo dục Việt Nam và

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

giám sát điều kiện đảm bảo chất lượng.(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Quyết định

của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo - Đại học Huế, 2014)

b.Khái niệm về chương trình tiên tiến

Chương trình tiên tiến là một chương trình giáo dục và đào tạo của Chính phủnướcCộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn 2008-2015.Chương trìnhtiên tiến được áp dụng thực hiện là chươngtrình do các trường đại học thiết kế, xâydựng phù hợp dựa trên cơ sở chươngtrình đào tạo đang được áp dụng ở trường đại họctiên tiến trên thế giới (gọi tắtlà chương trình gốc), kể cả nội dung, phương pháp giảngdạy, quy trình tổchức và quản lý đào tạo và được giảng dạy bằng tiếng Anh; có cácmôn họcKhoa học Mác – Lênin theo quy định bắt buộc đối với sinh viên Việt Nam

(Đề án đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học của Việt Nam giai

đoạn 2008 – 2015).

1.1.1.2 Đặc điểm của liên kết đào tạo với đối tác nước ngoài và chương trình tiên tiến

a Đặc điểm của liên kết đào tạo với đối tác nước ngoài

Liên kết đào tạo đại học với nước ngoài trong thời gian gần đây (đặc biệt là từ đầunăm 2007) đã phát triển mạnh mẽ Mặc dù rất phong phú và đa dạng về số lượng, chấtlượng, hình thức… song chương trình LKĐT đều mang những đặc trưng cơ bản

Các yếu tố dịch chuyển.

Có sự dịch chuyển xuyên biên giới của nhà cung ứng giáo dục và chương trình giáodục đại học nước ngoài Các chương trình LKĐT đa số sử dụng giáo trình, cách thứcđánh giá, thi cử, tiêu chuẩn đầu ra của các trường đại học nước ngoài Việc kiểm tra,thi cử, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đạihọc, công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam nếucấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam hoặc theo quy định của pháp luật nước ngoài nếucấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài Đơn vị đào tạo có thể ban hành một số quy định

cụ thể đối với hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài nhưng không được trái vớiquy định của Bộ Giáo Dục và các quy định hiện hành Bên cạnh đó các giảng viêncung ứng dịch vụ giáo dục nước ngoài kết hợp với giảng viên trong nước để tiến hànhgiảng dạy

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

Các yếu tố không dịch chuyển.

Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ phục vụ chương trình do trường đại học, đơn vị trongnước chịu trách nhiệm Các chương trình LKĐT đều tận dụng cơ sở vật chất và nhân

sự hiện có của trường đại học trong nước, từ đó giảm được chi phí đầu tư xây dựngtrường lớp, trang thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất, thiết bị sử dụng trong liên kết đào tạo phải phù hợp với yêu cầu củangành, nghề đào tạo, không làm ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo chung của đơn vị.Các đơn vị thực hiện liên kết đào tạo phải cung cấp đầy đủ giáo trình , tài liệu họctập phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên, học viên cao học vànghiên cứu sinh

Học viên có thể tham gia các chương trình liên kết đào tạo có chất lượng quốc tế màkhông cần phải đi ra nước ngoài, thậm chí có thể chỉ ngồi ở nhà và tham gia học trựctuyến mà vẫn nhận được chất lượng đào tạo cao

Tính kinh tế vượt qua tính xã hội.

Dịch vụ giáo dục thường mang tính xã hội cao hơn các ngành dịch vụ khác Lí docủa đặc điểm đó là do ngành giáo dục có sử dụng sứ mệnh cung cấp cho mọi ngườinhững kiến thức nền tảng về cuộc sống, văn hóa xã hội, khoa học tự nhiên, đạo đức…

đó là những kiến thức cơ bản, tối thiểu mà một người cần phải biết trước khi trưởngthành Chính vì lí do đó mà Chính phủ các nước đều yêu cầu phổ cập giáo dục tiểu họccho tất cả công dân của nước mình Thậm chí một vài nước (trong đó có Việt Nam) đãban hành chính sách phổ cập giáo dục trung học cơ sở Nhưng tính chất của ngànhdịch vụ này là càng ở những bậc học cao thì tính xã hội càng giảm và được thay thếbằng tính kinh tế Bởi lẽ nhu cầu học tập, làm việc của con người là vô hạn và hết sức

đa dạng Nhà nước không thể phổ cập tất cả các ngành học về tất cả các chuyên môn,chính vì lẽ đó những bậc học về sau như giáo dục đại học, sau đại học đã phát triểntheo hướng kinh tế hóa cao Tính kinh tế cũng đem lại hiệu quả và chất lượng rất tốtcho các chương trình học này, bởi lẽ người ta trả tiền là để mua dịch vụ tốt, xứng đángvới chi phí đã trả Thực tế thì ở cấp học đại học thì tính kinh tế mạnh hơn tính xã hội,tuy nhiên sự thay thế đó được thể hiện rõ nhất qua chương trình LKĐT với nướcngoài Học viên khi tham gia chương trình liên kết thường sẽ phải trả một khoản tiền

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

học lớn hơn nhiều so với học phí của các chương trình đại học bình thường Khoảnhọc phí đó được trả cho giảng viên giảng dạy (thường được mời từ những trường liênkết), giáo trình (dựa theo tiêu chuẩn, chương trình học của trường đại học nước ngoàiliên kết cùng), các trang thiết bị hiện đại, các dịch vụ đi kèm phục vụ quá trình giảngdạy và học tập

Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ.

Có yêu cầu về trình độ ngoại ngữ là vì phần lớn các khóa học đều sẽ có giai đoạnchuyển tiếp sang trường nước ngoài học cho nên sinh viên theo học các khóa liên kếtnày phải có một trình độ ngoại ngữ nhất định Ngay trong quá trình học tập trongnước, một số môn học sử dụng giáo trình nước ngoài và có giảng viên nước ngoài đến

từ trường liên kết sang giảng dạy

Đối với liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ thì đối tượng tuyển sinh ítnhất phải có trình độ B2 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu về năng lực ngoạingữ hoặc tương đương;

Đối với liên kết đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng thì đối tượng tuyển sinh ít nhấtphải có trình độ B1 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu về năng lực ngoại ngữhoặc tương đương

Những sinh viên còn yếu ngoại ngữ thì phải tự nâng cao trình độ của mình trongsuốt quá trình học ở trong nước để thi qua kì thi ngoại ngữ và kì thi sát hạch chuyênmôn trước khi chuyển tiếp Những chương trình như vậy là một động lực lớn cho cácsinh viên nắm rõ hơn nữa tầm quan trọng của ngoại ngữ để mình vươn ra thế giới

( Nguyễn Thành Long, 2010; Quyết định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo - Đại học Huế

2014 )

b Đặc điểm của chương trình tiên tiến

Theo thông tin công bố trên trang web của CTTT, Đại học Kinh Tế, đặc điểm củachương trình tiên tiến hầu hết giống với chương trình liên kết đào tạo với đối tác nướcngoài, tuy nhiên có một số điểm khác như sau:

- Chương trình Tiên tiến – Đại học Kinh tế Huế nằm trong đề án được Chính phủphê duyệt trong việc lựa chọn đối tác, cách thức đào tạo, cấp bằng và hỗ trợ kinh phíthực hiện cũng như được kiểm duyệt định kỳ bởi Bộ GD&ĐT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

- Là những chương trình hoàn toàn của Việt Nam có sử dụng chương trình, giáotrình, công nghệ đào tạo tiên tiến của nước ngoài, do các trường ĐH Việt Nam thựchiện đào tạo và cấp bằng

1.1.1.3 Mục đích của liên kết đào tạo với nước ngoài và chương trình tiên tiến

Về mục đích của các chương trình đào tạo này, Quyết định của Bộ Giáo Dục vàĐào Tạo- Đại học Huế ( 2014) xác định rõ:

Mục đích của liên kết đào tạo với nước ngoài và chương trình tiên tiến nhằm tạo cơhội cho một bộ phận sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh được học tập theocác chương trình, giáo trình và phương pháp tiên tiến đang được dử dụng tại cáctrường đại học có uy tín trên thế giới; tạo động lực và điều kiện cho các đơn vị trựcthuộc đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình và phương pháp dạ học, kiểm tra,đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực và trình độ giảng viên, chất lượngđào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, từng bước hội nhập quốc tế về giáo dụcđại học, góp phần đẩy mạnh hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài có uytín

Xét về lợi ích quốc gia, các chương trình tiên tiến và liên kết đào tạo với nướcngoài đã góp phần cung ứng cho xã hội nguồn nhân lực có chất lượng cao, qua đó gópphần đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

1.1.1.4 Quản lý Nhà nước đối với chương trình liên kết đào tạo với đối tác nước ngoài

Theo Cục Đào tạo với nước ngoài (2015), các chương trình liên kết đào tạo vớinước ngoài có cấp văn bằng phải được:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt

- Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại họcHuế, Đại học Đà Nẵng và Đại học Thái Nguyên phê duyệt đối với cơ sở giáo dụcthành viên trực thuộc các Đại học

- Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã được Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo thí điểm trao quyền tự chủ trong liên kết đào tạo với nước ngoài phêduyệt các chương trình liên kết đào tạo tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

Theo Moita & cộng sự (2015), trong lĩnh vực giáo dục, sinh viên không chỉ làngười tiêu dùng mà còn là yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất Kết quả chất lượngcủa đầu ra giáo dục chính là một hàm số của chất lượng của chính sinh viên đượctuyển vào Sinh viên được xem là đối tượng khách hàng trực tiếp nhất vì họ có đầy đủquyền chọn trường, chọn ngành, thậm chí là chọn giảng viên, đồng thời cũng là ngườitrực tiếp tiêu thụ các dịch vụ của nhà trường

Phụ huynh của sinh viên cũng được xem là khách hàng.Phụ huynh là những người

có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi quyết định của học sinh, tiếng nói của họ có ảnhhưởng mạnh mẽ đến quyết định lựa chọn con đường học tập của con mình.Họ cũng làngườiphải trực tiếp chi trả vì mong muốn con em của mình có đủ kiến thức và kĩ năng

về nghề nghiệp nhất định được cung cấp bởi nhà trường

Tổ chức tuyển dụng sinh viên sau khi ra trường cũng được xem là khách hàng vì họ

là người trực tiếp sử dụng kết quả đào tạo của nhà trường Ngoài ra, chính quyền và

xã hội sẽ đóng vai tròlàngười thiết lập, vận hành chính sách, hỗ trợ tài chính để đảmbảo sự đóng góp hữu hiệu của kết quả đào tạo vào sự phát triển kinh tế - xã hội

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

1.1.2.2 Quan điểm sinh viên là người tiêu dùng: ưu điểm và những vấn đề cần lưu ý trong quản lý giáo dục bậc cao

Theo Williams (2010), việc xem sinh viên là người tiêu dùng không chỉ xuất phát

từ việc sinh viên phải chi trả học phí để được nhận dịch vụ mà còn từ nhiều nhiều tácđộng khác bao gồm chính sách của chính phủ, sự thị trường hóa giáo dục ở mọi cấp

độ Ý tưởng xem sinh viên như là người tiêu dùng có thể xuất phát từ thập niên 1990khi Deming đưa ra lý thuyết về quản trị chất lượng trong đó chất lượng được địnhnghĩa là sự đáp ứng những đòi hỏi của khách hàng Ý tưởng sinh viên là người tiêudùng càng được bàn luận nhiều hơn kể từ khi tự do thương mại được mở rộng bởiWTO, GATs…làm cho giáo dục bậc cao trở thành một dịch vụ mua bán dựa trên luậtcung cầu, sinh viên trở thành những người tiêu dùng quan trọng và các trường đại học

và đội ngũ giảng viên là những nhà cung cấp Tuy nhiên, theo Fexlix Marginge (2011),quan điểm xem sinh viên là người tiêu dùng có cả mặt tích cực và hạn chế Về mặt tíchcực, quan điểm này nhấn mạnh việc lấy sinh viên làm trung tâm trong việc xác địnhbản chất và chất lượng của trải nghiệm giáo dục.Về mặt hạn chế, quan điểm xem sinhviên như người tiêu dùng dẫn đến nhiều vấn đề cần xem xét Thứ nhất, trong bối cảnhgiáo dục bậc cao, giáo dục không đơn giản là sự cung cấp, giáo dục về cơ bản lànhững hoạt động cùng nhau giữa giáo viên và người học nơi mà kiến thức đạt được làkết quả của nỗ lực chung của cả giáo viên và người học Việc cho rằng khách hàngluôn luôn đúng cũng không phù hợp trong giáo dục bậc cao.Thứ hai, việc đặt sinh viênvào vị trí trung tâm của việc ra quyết định trong giáo dục bậc cao cũng gây ra tranhluận mạnh mẽ Một số khía cạnh của chất lượng giáo dục có thể được đánh giá dựatrên trải nghiệm của sinh viên như sự sẵn có của tài nguyên ở thư viện, chất lượng củadịch vụ ở căn-tin, thời gian thích hợp để bắt đầu của lớp học…tuy nhiên sinh viên sẽbiết rất ít về kỹ thuật giảng dạy, các tài nguyên cần có để đánh giá khóa học, cáchđánh giá và chấm điểm bài tập Xây dựng hướng dẫn thực hành của khóa học dựa trênquan điểm của sinh viên về những mặt nêu trên dường như không thể tạo ra chất lượng

mà sinh viên mong đợi từ khóa học.Ý kiến tranh luận khác cũng chỉ ra rằng giáo dụctốt không đem lại sự công nhận ngay lập tức.Nhiều học sinh cho rằng thứ mà họ ghét

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

nhất trong đời là học hành và giáo viên, nhưng khi đối với người trưởng thành, chúng

ta đều biết rằng khách hàng hoàn toàn không đúng về vấn đề này

Theo quan điểm của McMillan và Cheney (trích dẫn bởi Felix Maringe, 2011), việcxem sinh viên là người tiêu dùng trong lĩnh vực đào tạo bậc cao có 4 vấn đề chính sau:(1) đẩy sinh viên ra khỏi tiến trình giáo dục, vì khi xem sinh viên là người tiêu dùng,vai trò của sinh viên như là người cùng tạo ra kiến thức và sự hiểu biết bị tối thiểu hóatrong khi vai trò người tiêu dùng thụ động được trao cho một vị trí áp đảo hơn Thực tế

là sinh viên trong đào tạo bậc cao không phải là những người tiếp nhận thông tin vàkiến thức bị động mà phải là những người chủ động trong việc sáng tạo và đồng sangtạo những hiểu biết và ý tưởng được chia sẻ (2) Tập trung vào sự hài lòng của kháchhàng trong giáo dục bậc cao là không phù hợp Sự hài long của khách hàng là quantrọng nhưng nó không nên là mục tiêu toàn bộ của tiến trình giáo dục.Tiến trình giáodục với nhiều hoạt động như đọc, viết, làm bài tập là những trải nghiệm khó đòi hỏitính kỹ luật, nổ lực và hy sinh của sinh viên, nó không phải là những trải nghiệm dễchịu.Hơn nữa, thành quả của tiến trình giáo dục cần thời gian để được thừa nhận Nếuchúng ta phán xét chất lượng của việc giảng dạy dựa trên những gì sinh viên nói vềphương pháp giảng dạy của khóa học chúng ta sẽ thu được góc nhìn rất phiến diệnthậm chí tệ hơn là không chính xác Do đó, trong khi hướng đến mục tiêu hài lòngkhách hàng, chúng ta nên tiếp tục bảo đảm về tính hữu ích của chúng trong bối cảnhđào tạo bậc cao và không nên xem sự hài lòng của sinh viên là mục tiêu duy nhất củatiến trình giáo dục (3) Việc thu thập và xử lý thông tin về sự hài lòng khách hàngtrong lĩnh vực giáo dục thông qua việc tự điền các bảng hỏi điều tra với thang đo likert

có vẻ dân chủ và ý kiến của mọi sinh viên đều được đưa vào để tính giá trị trung bình,tuy nhiên cách làm này thật ra lại không khuyến khích sinh viên đánh giá mang tínhphản hồi trải nghiệm của họ, thay vào đó là cổ xúy cho hiện tượng “push buttondemocracy” thiếu đi phân tích sâu sắc Theo kinh nghiệm của tác giả, việc yêu cầusinh viên thảo luận kết quả của một kỹ thuật giảng dạy và đi đến các gợi ý để cải tiếnqua thảo luận nhóm, sẽ có khuynh hướng đưa ra được những gợi ý có suy nghĩ thấuđáo hơn kết quả thu được từ bảng hỏi điều tra

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

Tóm lại, dưới áp lực thị trường hóa giáo dục bậc cao việc xem sinh viên như ngườitiêu dùng sẽ phần nào giúp các cơ sở giáo dục cạnh tranh trong tuyển sinh, tuy nhiênviệc hoạch định các chiến lược bao gồm cả chiến lược marketing của các trường đạihọc cần lưu ý những điểm hạn chế của việc xem sinh viên với vai trò người tiêu dùng

1.1.2.3 Tiến trình ra quyết định chọn trường đại học của người học

a Một số công trình nghiên cứu về tiến trình ra quyết định chọn trường đại học của người học

Tiến trình ra quyết đinh lựa chọn trường đại học của học sinh được nhiều nhànghiên cứu lý thuyết quan tâm.Kotler & Fox từ năm 1976 đã đưa ra mô hình bảy bước

để giải thích về quyết định chọn trường đại học của học sinh.Theo mô hình này, để ramột quyết định phức tạp như chọn trường ĐH - CĐ, học sinh phải trải qua một tiếntrình bắt đầu từ lúc có ý muốn học ĐH –CĐ (sau khi tốt nghiệp THPT), tìm hiểu thôngtin về các trường, đánh giá, nộp đơn xin nhập học, sau khi có sự chấp nhận của cáctrường họ sẽ so sánh các lựa chọn và cuối cùng là đăng kí học tại một trường phù hợpnhất Hanson & Litten (1982) kiểm tra lại mô hình của Kotler và chia quá trình raquyết định chọn trường của học sinh thành năm bước: nguyện vọng vào ĐH - CĐ, bắtđầu tiến trình tìm kiếm, thu thập thông tin, nộp hồ sơ và thi tuyển sinh.Jacson (1982)cũng tạo ra một mô hình gồm ba bước Ông đã kết hợp sự ảnh hưởng của kinh tế xãhội vào mô hình và hình thành nên một mô hình gồm:giai đoạn tham khảo, giai đoạnloại trừ và giai đoạn đánh giá Trong đó, giai đoạn đầu tiên chịu sự ảnh hưởng của giađình, bạn bè, nguyện vọng cá nhân và thành tích học tập Ở giai đoạn này, học sinhthiết lập cho mình một danh sách các trường tiềm năng dựa trên sự tham khảo ý kiếncủa các cá nhân có ảnh hưởng và từ đặc điểm cá nhân của mình Giai đoạn thứ hai, họcsinh tiến hành loại trừ các trường ĐH - CĐ ra khỏi danh sách các trường tiềm năng của

họ, dựa trên các yếu tố như chi phí học tập, đặc điểm trường ĐH, Giai đoạn thứ ba,học sinh tiến hành đánh giá các lựa chọn và đưa ra quyết định cuối cùng.Họ xếp hạngcác trường dựa trên một số tiêu chí cá nhân và đưa ra quyết định phù hợp nhất

Theo Perna (2006) mô hình giải thích việc lựa chọn giáo dục bậc cao của ngườihọc được nhiều nhà nghiên cứu biết đến và kế thừa là mô hình ba giai đoạn do Hossler

và Gallaghher đề xuất từ năm 1987 Mô hình này đề xuất tiến trình lựa chọn giáo dục

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

bậc cao của người học có thể được chia thành ba giai đoạn gồm giai đoạn định hìnhban đầu (predisposition), tìm kiếm và lựa chọn Trong giai đoạn định hình ban đầu,học sinh định hình việc hướng đến hoặc quan tâm đến việc học đại học khi họ pháttriển khát vọng về việc làm và giáo dục Sang giai đoạn thứ hai, sinh viên tìm kiếmthông tin về các trường đại học.Các nghiên cứu về giai đoạn này thường hiểu kháiniệm tìm kiếm ở đây là các nguồn thông tin liên quan đến trường đại học mà sinh viên

và phụ huynh sử dụng, và hoặc số lượng trường đại học sinh viên xem xét hoặc nộpđơn vào Theo R.Chapman (1984, p1) giai đoạn tìm kiếm được mô tả như sau: “tìmkiếm các thuộc tính giá trị, những thuộc tính tạo nên đặc điểm riêng của các trường đạihọc và việc tìm kiếm có thể kéo theo việc học hỏi và nhận ra những thuộc tính đúngcần xem xét Trong suốt giai đoạn tìm kiếm, học sinh hình thành nên một tập chọn lựa.Tập chọn lựa là một nhóm các trường đại học mà sinh viên sẽ thực sự nộp đơn Tronggiai đoạn thứ ba, sinh viên quyết định ghi danh vào một trường cao đẳng hoặc đại học

cụ thể Sự hiểu biết về thời gian diễn ra của 3 giai đoạn này như thế nào thì chưa thểxác định đối với những trường hợp đặc biệt, nhưng đối với trường hợp thông thường,việc định hình ban đầu diễn ra vào khoảng giữa lớp 7 cho đến lớp 10, tìm kiếm diễn rasuốt năm lớp 10 cho đến 12, và lựa chọn suốt thời gian từ lớp 11 đến 12

b Mô hình ba giai đoạn lựa chọn đại học của Hossler và Gallaghher

Do tính phổ biến của mô hình của Hossler và Gallaghher, nội dung của mô hìnhnày sẽ được trình bày kỹ trong nghiên cứu này Theo mô hình ba giai đoạn của Hossler

và Gallaghher, học sinh sẽ dần hiểu biết nhiều hơn về các lựa chọn đào tạo khi họ tìmkiếm những kinh nghiệm giáo dục sau bậc trung học Ở mỗi giai đoạn của tiến trìnhlựa chọn, các nhân tố thuộc cá nhân và nhân tố thuộc tổ chức sẽ tương tác lẫn nhau dẫnđến kết quả đầu ra Những kết quả đầu ra này lại tác động đến tiến trình lựa chọn củahọc sinh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

Bảng 1:Mô hình ba giai đoạn lựa chọn đại học do Hossler và Gallaghher đề xuất

từ năm 1987

Các giai đoạn trong tiến trình lựa chọn

Các nhân tố tác động Kết quả về phía sinh viên

Nhân tố thuộc về

cá nhân

Nhân tố thuộc

về tổ chứcGiai đoạn định

hướng (Giaiđoạn 1)

Đặc điểm của sinhviên

Ảnh hưởng bởingười khácHoạt động đào tạo

Đặc điểm củatrường phổthông

Tìm kiếm Học đại học

Chọn lựa khác

Giai đoạn tìmkiếm (Giai đoạn2)

Giá trị tiên quyếtcủa trường đại họcđối với sinh viênHoạt động tìmkiếm của sinh viên

Hoạt động tìmkiếm sinh viêncủa các trườngĐại học và Caođẳng

Nhóm các chọn lựaNhững chọn lựa khác

Giai đoạn chọnlựa (Giai đoạn3)

Nhóm các lựachọn

Các hoạt độngthu hút của nhàtrường đại học

và cao đẳng

Chọn lựa

(Nguồn:Hossler D và Gallaghher K., 1987)

Mô hình ba giai đoạn ở bảng 1, không chỉ tập trung vào các đặc điểm của học sinh

mà đây là một mô hình tương tác có tinh đến bản chất của lựa chọn giáo dục bậc cao

và một số nhân tố thuộc tổ chức ở bậc trước đại học và đại học.Mô hình cũng tiết lộnhững tác động tiềm năng cho các tổ chức giáo dục Trong giai đoạn một, chất lượngđào tạo của trường trung học, thái độ tích cực đối với giáo dục, và thông tin sớm về hỗtrợ tài chính, chi phí có thể là những nhân tố quan trọng kích thích tạo ra nhu cầu cơbản cho việc học ở đại học, cao đẳng Trong giai đoạn này, các trường đại học và caođẳng có rất ít tác động trực tiếp đến sự lựa chọn trường đại học của học sinh.Trong giaiđoạn thứ hai, chủ động tìm kiếm sinh viên, các tổ chức giáo dục có thể tạo ra sự tácđộng tương đối đến tiến trình chọn lựa của học sinh.Trong giai đoạn ba, hầu hết cáctrường đại học và cao đẳng chỉ có thể tác động rất ít đến tiến trình ra quyết định củahọc sinh

Giai đoạn định hình:

Một số đặc điểm nền tảng của học sinh có mối quan hệ tương quan dương với việchọc đại học và có tác động tích lũy lên sự lựa chọn đại học của sinh viên.Một trongnhững đặc điểm quan trọng là tầng lớp kinh tế xã hội (socioeconomic status) Nghiên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

cứu của Peters cho thấy học sinh ở tẩng lớp cao vào đại học nhiều gấp 4 lần so vớitầng lớp thấp Cùng với tầng lớp xã hội, năng lực cũng tương quan dương với việctheo học đại học Nghiên cứu của Manski Wise lại chỉ ra rằng thành tích của sinh viên

có tác động cao hơn đến kế hoạch học tập sau trung học của học sinh

Mặc dù đặc điểm nền tảng của sinh viên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạnđịnh hướng, thái độ của cha mẹ và bạn bè đồng môn (bị ảnh hưởng bởi người khác)cũng tác động đến quyết định dự tuyển Các nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tuyến tínhdương giữa sự khích lệ của cha mẹ mà sinh viên nhận được đến việc học đại học và kếhoạch sau khi tốt nghiệp trung học Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hìnhthành ý định hướng đến giáo dục bậc cao và sự lựa chọn trường đại học thực sự.Gần50% trường hợp cha mẹ là người khởi đầu cho ý tưởng đi học đại học Bạn bè đồnghọc cũng có tác động đến kế hoạch dự tuyển Học sinh có bạn bè có kế hoạch vào đạihọc có khuynh hướng lên kế hoạch vào đại học Một khảo sát ở NewYork tìm thấy31% hoặc hơn học sinh đi học đại học nói rằng hầu hết bạn của họ đang học đại học vàcao đẳng Có thể nói rằng, bạn bè đồng học, ít nhất là có tác động cũng cố lẫn nhautrong tiến trình lựa chọn

Bên cạnh đặc điểm cá nhân, các đặc điểm của tổ chức tương tác với đặc điểm cánhân để tác động đến sự lựa chọn học đại học của học sinh Mặc dù, mối quan hệtương quan giữa việc học đại học và những nhân tố thuộc về tổ chức trong giai đoạnđịnh hình không mạnh bằng các nhân tố thuộc về đặc điểm nền tảng, thái độ và ảnhhưởng của người khác, nhân tố tổ chức vẫn quan trọng tuy nhiên không nên đánh giáthái quá tầm quan trọng của chúng Một trong những tác động tương tác giữa cá nhân

và trường trung học là các trải nghiệm trước khi vào đại học.Các nghiên cứu chỉ rarằng các học sinh tham gia quản lý lớp, câu lạc bộ, có khuynh hướng vào các trườngđại học có tỷ lệ chọn lựa cao.Những học sinh tham gia các hoạt động của trường trunghọc dường như thành công hơn ở bậc đại học.Trường học tổ chức nhiều cơ hội cho họcsinh tham dự vào các hoặc động ngoại khóa hoặc kết hợp trong chương trình sẽ cungcấp môi trường khuyến khích sinh học sinh học đại học

Trường trung học và cao đẳng có nhiều đặc điểm tổ chức tác động trong giai đoạnđịnh hình.Mặc dù mối quan hệ tương đối yếu, vẫn có tương quan dương giữa học đại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

học và việc tốt nghiệp từ một trường trung học mà chương trình học có nhiều môn họcliên quan đến toán, khoa học và những khóa học tiền đại học Học sinh tốt nghiệp từtrường trung học danh tiếng có khuynh hướng theo đuổi giáo dục bậc cao nhiều hơn.Việc sinh sống gần trường đại học có tác động đến tỷ lệ vào đại học, cho dù khôngnhất thiết là vào đại học ngay cạnh.Học sinh sống ở thành thị và ngoại ô có khuynhhướng vào đại học nhiều hơn là học sinh ở vùng nông thôn

Mặc dù có nhiều mối quan hệ tương quan với sự lựa chọn học đại học của học sinh

có thể nhận diện trong giai đoạn này nhưng sự kiện nào tạo nên giai đoạn định hình thìvẫn chưa được am hiểu tốt Tại thời điểm này chỉ có thể nói một cách đơn giản là ởmột thời điểm nào đó trong những năm trước khi vào tuổi học đại học, học sinh quyếtđịnh xem xét có nên vào đại học hay không Khoảng 70% là khi ở năm một hoặc nămhai trung học Có 3 nhóm học sinh trong giai đoạn định hình: nhóm không bao giờnghĩ đến việc không vào đại học, nhóm có thể nộp đơn vào đại học tại địa phươngnhưng có thể không học, nhóm không nghĩ đến việc vào đại học Nhóm một và nhómhai sẽ bắt đầu việc khám phá các lựa chọn đào tạo sau trung học

Giai đoạn tìm kiếm

Trong suốt giai đoạn tìm kiếm, sinh viên tiềm năng sẽ bắt đầu tìm kiếm nhiềuthông tin hơn về các trường đại học và cao đẳng.Chính trong giai đoạn thứ hai nàynhiều sự tương tác giữa sinh viên tiềm năng và các tổ chức giáo dục bắt đầu xuấthiện.Mô hình của D Chapman gợi ý rằng chiến lược truyền thông mà các trường đạihọc sử dụng để tìm kiếm sinh viên tiềm năng có tác động trong giai đoạn này Do đó,đồng thời sinh viên tìm kiếm tổ chức đào tạo, tổ chức đào tạo tìm kiếm sinh viên Hoạtđộng tìm kiếm, tuy nhiên, chính bản thân nó không bảo đảm cho sự chọn lựa hợp lý vànghiên cứu kỹ lưỡng

Mong đợi của sinh viên về trường đại học thường là không thực tế và các thông tinchính xác bị lờ đi.Một vài nghiên cứu gợi ý rằng có mô hình trong cách học sinh hìnhthành nên tập trường đại học chọn lựa.Cách tiếp cận lý thuyết thích hợp để nghiên cứu

về việc lựa chọn đại học một cách hợp lý, được sử dụng bởi học sinh trung học có thểđơn giản là chưa được tìm ra

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

Một tập trường đại học lựa chọn là một nhóm các tổ chức đào tạo mà học sinhquyết định nộp đơn và tìm kiếm thông tin nhiều hơn để ra quyết định cuối cùng Giaiđoạn tìm kiếm không phải là một giai đoạn cố định được thực hiện theo một kiểu cáchbởi tất cả học sinh Trong suốt thời gian tìm kiếm, học sinh tạo nên một tập lựa chọn.Những học sinh có năng lực có khuynh hướng thực hiện việc tìm kiếm bài bản hơn.Điểm thi tốt nghiệp trung học và mức thu nhập càng thấp, học sinh các thu hẹp phạm

vi địa lý và chất lượng của tổ chức đào tạo đưa vào xem xét Theo mô hình củaChapman, điều này có nghĩa là nếu không có trường nào đáp ứng mong đợi và nằmtrong phạm vi tìm kiếm ở địa phương, một vài học sinh có thể sẽ chọn không học đạihọc

Sinh viên da đen đến từ những gia đình thu nhập thấp và học sinh có bố mẹ có trình

độ giáo dục thấp thực hiện việc tìm kiếm thông tin lâu hơn và kém hiệu quả Họ cũng

có khuynh hướng dựa vào lời khuyên của các chuyên gia tư vấn tại trường trung họcnhiều hơn

Trong khi sự thật là học sinh dường như không sử dụng thông tin một cách hợp lýhoàn toàn, thiếu thông tin chính xác về hỗ trợ tài chính và chi phí học thực sự cũng cóthể góp phần tạo nên vấn đề này trong suốt giai đoạn tìm kiếm thông tin Học sinhhiếm khi biết giá thuần thực sự của các tổ chức đào tạo trong tập lựa chọn dựa trêndanh sách giá cơ bản thay vì giá thuần.Nếu như cá nhân một tổ chức hy vọng mở rộng

số thí sinh, thì nên bỏ công truyền thồng chi phí thuần cho việc học tập trên nhiều phânkhúc thị trường khác nhau

Vấn đề đặt ra ở giai đoạn này là những học sinh giỏi không nhất thiết giới hạn sốlượng và loại tổ chức giáo dục trong giai đoạn tìm kiếm.Họ có thể nhầm lẫn bỏ quamột cơ sở đào tạo tiềm năng sẽ là lựa chọn tốt vì thiếu hiểu biết về các tổ chức đào tạocũng như là thiêu thông tin chính xác về các tổ chức này.Điều này có thể sẽ dẫn đến sựkhông hài lòng và không duy trì việc học sau khi đã nhập học

Giai đoạn lựa chọn

Tiếp theo của giai đoạn tìm kiếm, sinh viên sẽ chuyển sang giai đoạn ba, lựa chọn.Trong giai đoạn này, tập lựa chọn sẽ được đánh giá Điều này cho phép học sinh thuhẹp tập lựa chọn để chọn ra một tổ chức giáo dục sẽ theo học Một tập lựa chọn có thể

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

chỉ là một cơ sở đào tạo hoặc một vài cơ sở Một vấn đề trong nghiên cứu giai đoạnnày là sự thiếu dữ liệu chính xác về số liệu đơn mà sinh viên nộp vào Vấn đề này làkết quả của nhiều tổ chức đào tạo được nộp đơn và nguồn thông tin nộp đơn Thiếu dữliệu thích hợp về việc nộp đơn của học sinh tạo ra khó khăn khi nghiên cứu về kiểunộp đơn của vài nhóm học sinh Cơ sở dữ liệu cho thấy cố lượng đơn nộp trên một họcsinh đang tăng lên

Bản chất tương tác của giai đoạn này có thể nhìn thấy được khi tác động của hỗtrợ

và chiến lược truyền thồng được kiểm tra suốt giai đoạn lựa chọn Khi học sinh lựachọn một cơ sở đào tạo để theo học, sự yêu thích của học sinh, các đặc tính của trườngđại học và cao đẳng, và các tiến trình thu hút sẽ xác định kết quả đầu ra Nghiên cứucủa Jackson và Chapman cho thấy nhận thức của học sinh về chất lượng quan trọngtrong thiết lập việc lựa chọn tổ chức đào tạo ưu tiên thứ nhất và thứ hai Nghiên cứunày cũng tìm thấy rằng hỗ trợ tài chính có tác động nhưng phải cần hỗ trợ tài chính rấtlớn mới có thể làm cho học sinh thay đổi lựa chọn thứ hai thành lựa chọn thứ nhất.Nghiên cứu của Freeman tìm thấy rằng hỗ trợ tài chính dường như thực sự ảnh hưởngcùng chiều với sự lựa chọn, ngoại trừ nhóm học sinh đến từ gia đình thu nhập cao, nhósinh viên không có nhu cầu Có lẻ kết luận quan trọng nhất cho phần này là các trườngđại học và cao đẳng có tác động rất hạn chế Vì một tập chọn lựa điển hình của hơn50% sinh viên trong khảo sát của Freeman là 1 đến 2 học viện, các lựa chọn đào tạotiềm năng nhất đã bị loại bỏ Vì vậy, hầu hết các cơ sở đào tạo đã bị loại bỏ trước khi

họ có thể lôi kéo sinh viên tiềm năng Đối với những tổ chức đào tạo đã nằm trong tậplựa chọn cuối cùng của sinh viên, jackson và Chapman gợi ý rằng chất lượng ấn tượng

có thể xác định quyết định theo học thực sự đối với hầu hết sinh viên Một khi đãđược hình thành, sự phân biệt về chất lượng có thể rất khó thay thế

Mối quan hệ giữa lựa chọn, chất lượng và giá trở nên nhạy cảm với số lượng cácbiến và có thể chính bản thân chúng không dễ suy luận.Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hỗtrợ tài chính và chi phí có tác động đến sinh viên trúng tuyển đại học, nhưng tác động

có thể khác biệt rất nhiều giữa các tổ chức đào tạo và sinh viên

Việc sử dụng khen thưởng và chiến lược truyền thông là một phần của hoạt độngthu hút (courtship procedure) của các trường Nghiên cứu của Freeman cho thấy,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

những hoạt động không dựa trên tài chính như thư từ tổng thông, chứng chỉ đặcbiệt, có tác động đến sự lựa chọn Thực sự những hoạt động courtship phi tài chính cóthể quan trọng không kém các phần thưởng hỗ trợ về mặt tài chính

1.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học

1.1.2.4.1 Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chọn lựa trường đại học của học sinh

a Các nghiên cứu trên thế giới

Đã có một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường

ĐH-CĐ được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới.Nghiên cứu đầu tiên về nhân tố tác độngđến việc lựa chọn trường ĐH - CĐ được John Holland thực hiện vào năm 1957 và ông

đã khám phá ra rằng nền tảng của học sinh với sự phát triển cá nhân và văn hóa gia

đình ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Ông cũng cho rằng cha mẹ có ảnh hưởnglớn đến việc chọn trường của học sinh (Derek Takumi Furukawa, 2011).Berdie &

Hood (1966) thực hiện cuộc điều tra trên 3187 sinh viên và đưa ra kết luận rằng cha

mẹ, bạn bè, thầy cô, nhân viên tư vấn ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh

viên Russayani ISMAIL & Ctg (2008) đã thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến

sự lựa chọn điểm đến giáo dục” nghiên cứu trường hợp sinh viên quốc tế tại ĐH UtaraMalaysia Nghiên cứu nêu bật vai trò quan trọng của việc duy trì chất lượng giáo dục

để đảm bảo khả năng cạnh tranh dài hạn và cố gắng xác định các yếu tố có thể ảnhhưởng đến việc ra quyết định của sinh viên quốc tế khi lựa chọn điểm đến giáo dục đạihọc Bằng cách sử dụng một mẫu khảo sát của 300 sinh viên quốc tế tại ĐH Utara

Malaysia, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng dịch vụ tuyệt vời, môi trường xã hội dễ

chịu, cơ sở vật chất, các giảng viên chất lượng cao là các nhân tố then chốt ảnh hưởng

đế quyết định của sinh viên.Nhóm tác giả đã đề xuất mô hình khá hoàn chỉnh, tuynhiên, nghiên cứu này chỉ có thể áp dụng được tại các trường đại học đào tạo sinh viênquốc tế.Joseph Sia Kee Ming – Khoa Marketing và Quản lý Trường Kinh doanhCurtin University, Sarawak Malaysia, vào năm 2010 đã đề xuất mô hình các yếu tốảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của sinh viên tại Malaysia Kết quả nghiêncứu đã chỉ ra rằng quyết định chọn trường ĐH của sinh viên chịu sự ảnh hưởng của:(1)Nhóm yếu tố các đặc điểm cố định của trường ĐH : vị trí; chương trình đào tạo;

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

danh tiếng; cơ sở vật chất; chi phí học tập; hỗ trợ tài chính; cơ hội việc làm; (2) Nhómyếu tố các nỗ lực giao tiếp với sinh viên : quảng cáo; đại diện tuyển sinh, giao lưu vớicác trường phổ thông; thăm viếng khuôn viên trường ĐH

 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học do D.Chapman đề xuất

Trong nhiều nghiên cứu, thì nghiên cứu của D Chapman đề xuất từ năm 1981

có ảnh hưởng lớn đến các nghiên cứu sau này do tính tổng hợp nhiều yếu tố mà môhình lý thuyết nêu ra Theo D Chapman, sự lựa chọn trường đại học bị tác động bởimột nhóm các nhân tố đặc điểm cá nhân trong sự kết hợp với hàng hoạt các ảnh hưởngbên ngoài Những ảnh hưởng bên ngoài này có thể được nhóm thành ba nhóm lớn: (1)

sự ảnh hưởng của những người quan trọng; (2) những đặc điểm cố định của cơ sở đàotạo; và (3) những nổ lực truyền thông của cơ sở đào tạo đến sinh viên tiềm năng.Những đặc điểm cá nhân của sinh viên và các ảnh hưởng bên ngoài sẽ kết hợp và hìnhthành nên mong đợi chung của sinh viên về cuộc sống ở trường đại học

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

Hình 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường đại học của học sinh

(Nguồn: The Journal of Higher Education, Vol 52, No 5 (Sep - Oct., 1981), pp 490-505)

ẢNH HƯỞNG BÊN NGOÀINhững người ảnh hưởng:

Bạn bèCha mẹThầy cô ở cấp hai

Đặc điểm cố định củatrường đại học

Chi phí (hỗ trợ tài chính)

Vị tríCác chương trình học

Nỗ lực truyền thông củatrường đại học

Tài liệu in ấnViếng thămTuyển sinh

Thành tích học tập ởtrung học

Tầng lớpkinh tế

xã hội

Nănglực

ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN

Mức độ cảm hứngđối với đào tạo

MONG ĐỢICHUNG VỀCUỘC SỐNG

Ở ĐẠI HỌC

SỰ CHỌNLỰA SINHVIÊN CỦATRƯỜNGĐẠI HỌC

SỰ LỰACHỌNTRƯỜNGĐẠI HỌCCỦA SINHVIÊN

NHẬPHỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

 Mô hình lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn trường đại học của họcsinh do Perna đề xuất

Theo tổng hợp của Serna (2015),các nhà nghiên cứu và thực hànhcó nhiều cáchtiếp cận để hiểu về tiến trình lựa chọn đào tạo bậc cao của người học Cụ thể có cáccách tiếp cận như sau: (1)Tiếp cận kinh tế: Cách tiếp cận này vận dụng góc độ nguồnlực của con người (human capital), so sánh giữa chi phí trọn đời và lợi ích nhận đượckhi được giáo dục đào tạo, (2)Tiếp cận góc độ xã hội học: cách tiếp cận này đánh giávai trò của xã hội và vốn văn hóa (cultural capital) bao gồm thu nhập của hộ gia đình,trình độ giáo dục của bố mẹ, ước muốn và sự chuẩn bị), (3)Xử lý thông tin: cách tiếpcận này tập trung vào tiến trình thu thập thông tin thực hiện bởi sinh viên khi so sánhcác phương án lựa chọn khác nhau, nhưng không tính đến sự khác biệt trong tiếp cậnthông tin, (4)Tiếp cận kết hợp: Cách tiếp cận này giả định một tiến trình có nhiều bước

để lựa chọn trường học đại học điển hình, bao gồm nhiều dạng predisposition, tìmkiếm, và lựa chọn.Nếu được sử dụng một cách tách biệt, thì cả cách tiếp cận kinh tếlẫn cách tiếp cận xã hội học đều không đủ mạnh để hiểu rõ sự khác biệt giữa các nhómhọc sinh khác nhau trong việc lựa chọn học đại học Cách tiếp cận kinh tế cung cấpnền tảng để hiểu về việc ra quyết định nhưng nó không thể giải thích bản chất củathông tin được cung cấp cho người ra quyết định Trong khi đó, tiếp cận xã hội họclàm rõ cách thức các cá nhân thu thập thông tin nhưng lại không nhận ra được cáchthức các nhân ra quyết định dựa trên thông tin như thế nào Xuất phát từ lý do trên,Perna (2006) đề xuất mô hình lý thuyết về sự lựa chọn học đại học của sinh viên Môhình này dựa trên cách tiếp cận kinh tế và cả cách tiếp cận xã hội học.Mô hình lýthuyết này dựa trên giả định rằng quyết định học đại học phản ánh bối cảnh cá nhân,

và không chỉ một quyết định mà đưa đến việc nhập học một trường đại học nào đó mà

có thể phải trải qua đồng thời nhiều chặn đường (Hình 2)

Trung tâm của mô hình lý thuyết đề xuất là mô hình đầu tư nguồn lực của conngười (tiếp cận kinh tế), trong đó, quyết định lựa chọn trường đại học dựa trên sự sosánh giữa lợi ích mong đợi với chi phí mong đợi.Lợi ích mong đợi bao gồm cả lợi íchtiền bạc và lợi ích không tính bằng tiền trong khi đó chi phí mong đợi bao gồm chi phítham dự và chi phí cơ hội.Lý thuyết và nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi cá nhân nhận thức

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

một số lợi ích tư việc đầu tư vào giáo dục Ngoài việc gia tăng thu nhập, người họcnhận thức thêm những lợi ích dài hạn, bao gồm môi trường làm việc tốt hơn, sức khỏetốt hơn, kéo dài tuổi thọ, việc tuyển dụng chắc chắn hơn (more imformed purchase) và

ít khả năng bị thất nghiệp Những cá nhân học đại học cũng nhận thức những lợi íchngắn hạn trong quá trình học như là trải nghiệm học tập, tham gia các hoạt động ngoạikhóa, tham dự các sự kiện văn hóa xá hội, cũng cố địa vị xã hội Về mặt chi phí đầu tưvào việc học đại học bao gồm chi phí trực tiếp của việc học (ví dụ học phí, tiền phòng,sách vở ), ít có hỗ trợ tài chính, chi phí cơ hội từ những khoản thu nhập bị bỏ qua vàthời gian thư giản vui chơi, và chi phí đi lại từ nhà đến trường và ngược lại Nhận thứcđược sự khác biệt về chi phí và lợi ích mong đợi không thể giải thích sự khác biệt quansát được trong lựa chọn trường đại học, các nhà kinh tế học lưu ý rằng sự khác biệttrong lựa chọn trường đại học còn chịu tác động bởi nhiều áp lực từ nguồn lực conngười và nguồn cung ứng Sự khác biệt về nhu cầu giáo dục bậc cao phản ánh sự khácbiệt qua các nhóm với sự chuẩn bị về mặt học thuật và thành tích khác nhau, trong khi

đó sự khác biệt về nguồn cung ứng nguồn lực sẵn có để trả chi phí cho việc giáo dụcbậc cao phản ánh sự khác biệt của sự sẵn có các nguồn lực như hỗ trợ tài chính, khoảnvay, bố mẹ sẵn sàng đóng góp vào chi phí học đại học Vì vậy, những cá nhân với sựchuẩn bị tốt hơn về học thuật và thành tích (ví dụ như có vốn khởi đầu về nguồn lựccon người tốt hơn) và các cá nhân với các nguồn tài chính tốt hơn được dự đoán sẽtheo học đại học nhiều hơn Theo học đại học cũng được kỳ vọng là cao hơn đối vớinhững cá nhân với sự chuẩn bị về học thuật và thành tích vì họ có khuynh hướng thànhcông trong việc hoàn thành chương trình đào tạo và kiếm được việc làm từ đó tạo rathu nhập cao trong tương lai Một cách ngắn gọn mô hình đầu tư con người cũng chorằng, sự tính toán các lợi ích và chi phí bị tác động bởi sự chuẩn bị về mặt học thuậtcủa mỗi cá nhân trước khi vào đại học và sự sẵn có của nguồn lực tài chính để chi trảchi phí học hành Tuy nhiên khác với mô hình đầu tư nguồn lực, mô hình lý thuyếtđược đề xuất chỉ ra rằng việc tính toán chi phí và lợi ích mong đợi được kết nối vớinhiều lớp hoàn cảnh Mô hình lý thuyết này giả định rằng sự quyết định học đại họccủa mỗi cá nhân được định hình bởi 4 lớp hoàn cảnh: (1) đặc điểm của cá nhân, (2)hoàn cảnh trường học và cộng đồng, (3) hoàn cảnh của giáo dục bậc cao, (4) hoàn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

cảnh của môi trường xã hội rộng, kinh tế và chính sách Bằng cách nhấn mạnh vào cáclớp hoàn cảnh, mô hình lý thuyết thừa nhận sự khác biệt giữa các nhóm học sinh vềnguồn lực cái mà sẽ định hình sự lựa chọn trường đại học

Hình 2: Mô hình lý thuyết về lựa chọn trường đại học của học sinh

Bối cảnh xã hội, kinh tế, chính sách (lớp 4)Đặc điểm nhân khẩu học

Đặc điểm kinh tếĐặc điểm chính sách

Bối cảnh giáo dục bậc cao (lớp 3)Marketing và tuyển sinh

Vị tríĐặc điểm của cơ sở đào tạo

Bối cảnh trường học và cộng đồng (lớp 2)

Sự sẵn có của các nguồn lựcLoại nguồn lực

Đặc điểm cá nhân (lớp 1)Đặc điểm nhân khẩu học

Giới tínhSắc tộc/chủng tộcVốn văn hóa

Kiến thức văn hóaGiá trị của việc học đại họcVốn xã hội

Thông tin về trường đại học

Sự hỗ trợ với tiến trình chọn trường đại học

ChọnlựatrườngĐH

Lợi ích mong đợi

 Tiền bạc

 Không thuộctiền bạcChi phí mong đợi

 Chi phí học đạihọc

 Chi phí cơ hội

Nhu cầu giáo dục bậc cao

 Chuẩn bị về học thuật

 Thành tíchNguồn lực

 Thu nhập hộ gia đình

 Hỗ trợ tài chính

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

(Nguồn: Perna, 2006, Studying college: Access and Choice: A proposedconceptual model, Higher Education: Handbook of theory and research, vol XXI, p117)

Trong đó, đặc điểm cá nhân có liên quan đến chọn lựa đại học phản ánh đặc điểmnhân khẩu học, đặc biệt là giới tính, chúng tộc, sắc tộc, và hoàn cảnh kinh tế xã hội(SES) cũng như vốn văn hóa xã hội Bối cảnh trường học và cộng động phản ánh cáigọi là đặc điểm của tổ chức theo cách gọi của McDonough’s và ghi nhận cách thức màcác nguồn lực và cấu trúc xã hội tạo điều kiện hoặc cản trở việc lựa chọn trường đạihọc Nghiên cứu gợi ý rằng những khía cạnh khác nhau của bối cảnh trường học có thểhạn chế lựa chọn trường đại học đối vơi học sinh thu nhập thấp và cộng đồng thiểusố Một số cấu trúc hạn chế là các trường học quá chú trọng và các tiến trình hànhchính, vai trò kiêm nhiệm vừa là giáo viên vừa là tư vấn giáo dục, hướng dẫn và kiểmsoát thông tin, và sự tương tác chỉ mang tính ngắn hạn Lớp thứ ba, bối cảnh giáo dụcbậc cao, thừa nhận vai trò của các cơ sở giáo dục bậc cao trong việc định hình sự lựachọn của học sinh Cơ sở đào tạo bậc cao có thể ảnh hưởng tiến trình lựa chọn theonhiều cách Trước hết cơ sở đào tạo có thể là nguồn thông tin cho sinh viên và gia đình

về các phương án lựa chọn sau bậc trung học Cơ sở đào tạo bậc cao có thể chuyển tảithông tin một cách thụ động từ địa điểm của trường hoặc khu vực lân cận đến nhà củasinh viên Cơ sở đào tạo bậc cao cũng có thể chuyển tải thông tin chủ động đến sinhviên thông qua các nỗ lực marketing mục tiêu và tuyển sinh.Thứ hai, các thuộc tính vàđặc điểm của cơ sở đào tạo bậc cao cũng ảnh hưởng đến đến sự lựa chọn đại học củasinh viên.Sinh viên thích học ở những trường đại học với đặc điểm đặc thù, đặc biệt lànhững đặc điểm phù hợp với tính cách và nhận diện xã hội và nhu cầu được chấp nhận

và hỗ trợ (Theo Nora 2004 trích dẫn lại bởi Perna 2006).Cơ sở đào tạo bậc cao cũngảnh hưởng đến sự chọn lựa đại học của học sinh qua khả năng lựa chọn ứng viên cóthể nhập học Nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên xem xét các quyết định tuyển sinh của

cơ sở đào tạo trong hành vi lựa chọn trường đại học, cụ thể là sinh viên có khuynhhướng tự chọn các đơn vị đào tạo có mức điểm đầu vào tương tự với mức điểm của họ.Cuối cùng, cơ sở đào tạo bậc cao ảnh hưởng đến sự lựa chọn của học sinh thông qua

số lượng tuyển sinh Nếu nhu cầu vượt quá chỉ tiêu tuyển sinh có thể dẫn đến tăng học

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Thị Thanh Thủy

phí hoặc tăng tính cạnh tranh giữa thí sinh, và điều này dường như có tác động tiêu cựclớn đến sinh viên trong nhóm gia đình thu nhập thấp và một số nhóm cộng đồng dân

cư Lớp hoàn cảnh xa nhất, hoàn cảnh xã hội, kinh tế và chính sách, thừa nhận rằng sựlựa chọn trường đại học cũng bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp thông qua những lớphoàn cảnh khác bởi sự thay đổi các áp lực xã hội (ví dụ như thay đổi về nhân khẩuhọc), điều kiện kinh tế (tỷ lệ thất nghiệp), chính sách công (thiết lập một chương trìnhhọc bổng dựa trên nhu cầu mới)

 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của họcsinh đã thu hút một số nhà nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu đầu tiên được thực hiện bởiTrần Văn Quí và Cao Hào Thi, Trường ĐHBách khoa – Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2009, với tên đề tài:

“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh trung học phổ thông” Kết quả phân tích 227 bảng trả lời của học sinh lớp 12 năm học 2008 – 2009

của 5 trường THPT tại Quảng Ngãi cho thấy 5 yếu tố có ảnh hưởng đến quyết địnhchọn trường đại học của học sinh bao gồm: cơ hội việc làm trong tương lai, đặc điểm

cố định của trường đại học, bản thân cá nhân học sinh, cá nhân có ảnh hưởng đếnquyết định của học sinh, thông tin có sẵn ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đạihọc Tuy nhiên, mô hình này chỉ mới giải thích được 21,5% biến động của biến phụthuộc

Năm 2011, Nguyễn Phương Toàn, đã thực hiện luận văn thạc sĩ“Khảo sát các yếu

tố ảnh hưởng đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” Kết quả nghiên cứu đã đề xuất mô hình hồi quy gồm có 5 nhóm yếu tố

ảnh hưởng đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh TiềnGiang từ mạnh đến yếu như sau: yếu tố về mức độ đa dạng và hấp dẫn ngành đào tạo,yếu tố về đặc điểm của trường đại học; yếu tố về khả năng đáp ứng sự mong đợi saukhi ra trường, yếu tố về những nỗ lực giao tiếp của trường ĐH, yếu tố về danh tiếngcủa trường đại học.Tuy nhiên, mô hình hồi quy này cũng chỉ mới giải thích được27,6% vấn đề nghiên cứu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 08/11/2016, 16:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, (2008) Đề án "Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo theo chương trình tiên tiến tạimột số trường đại học Việt Nam giai đoạn 2008– 2015
3. Nghị Định của Chính Phủ, (2012) “Nghị định quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục”, số 73/2012/NĐ-CP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định quy định về hợp tác, đầu tư củanước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
4. Nguyễn Thành Long (2014), “Nghiên cứu thực trạng liên kết đào tạo đại học và sau đại học với nước ngoài ở Hà Nội”, [Ngày truy cập 2/2/2016].http://luanvan.net.vn/luan-van/khoa-luan-nghien-cuu-thuc-trang-lien-ket-dao-tao-dai-hoc-va-sau-dai-hoc-voi-nuoc-ngoai-o-ha-noi-60539/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng liên kết đào tạo đại học vàsau đại học với nước ngoài ở Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thành Long
Năm: 2014
5. Nguyễn Thanh Phong (2013), “Yếu tố quyết định chọn trường đại học tiền giang của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tiền giang”. [Ngày truy cập 2/2/2016].http://www.slideshare.net/anbcde5/yu-t-quyt-nh-chn-trng-htg-ca-hc-sinh-trung-hc-ph-thng-trn-a-bn-tnh-tin-giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố quyết định chọn trường đại học tiền giangcủa học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tiền giang
Tác giả: Nguyễn Thanh Phong
Năm: 2013
6. Nguyễn Thị Lan Hương (2012), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn ngành quản trị doanh nghiệp của sinh viên trường cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng”, [Ngày truy cập 22/2/2016].http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/3896/2/Tomtat.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động cơchọn ngành quản trị doanh nghiệp của sinh viên trường cao đẳng Kinh tế - Kếhoạch Đà Nẵng
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Hương
Năm: 2012
7. Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh phổ thông trung học”, [Ngày truy cập 25/2/2016].http://www.vnulib.edu.vn:8000/dspace/bitstream/123456789/3519/1/sedev0915-07.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọntrường đại học của học sinh phổ thông trung học
Tác giả: Trần Văn Quí, Cao Hào Thi
Năm: 2009
8. Vũ Ngọc Nam, Nguyễn Quỳnh Như, Bùi Thị Tuyết Nhung, Trần Ngọc Huy, Trương Toàn Phong (2013), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết tại TP HCM”. [Ngày truy cập 26/3/2016].http://text.123doc.org/document/2557260-cac-yeu-to-anh-huong-den-quyet-dinh-lua-chon-chuong-trinh-mba-lien-ket-tai-tp-hcm.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọnchương trình MBA liên kết tại TP HCM
Tác giả: Vũ Ngọc Nam, Nguyễn Quỳnh Như, Bùi Thị Tuyết Nhung, Trần Ngọc Huy, Trương Toàn Phong
Năm: 2013
9. Phạm Thị Hồng Dương (2013), “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường thi đại học – cao đẳng của học sinh THPT tại Huyện Bù Gia Mập – Tỉnh Bình Phước”. [Ngày truy cập 27/3/2016].TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trườngthi đại học – cao đẳng của học sinh THPT tại Huyện Bù Gia Mập – Tỉnh BìnhPhước
Tác giả: Phạm Thị Hồng Dương
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w