1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lỗi phát âm tiếng anh của sinh viên việt nam trường hợp sinh viên đại học đồng nai (TT)

27 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 337,43 KB

Nội dung

Đã có không ít công trình nghiên cứu đối chiếu hệ thống ngữ âm tiếng Anh và Việt, nhưng, cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu lỗi phát âm các yếu tố chiết đoạn tiế

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THANH HOÀ

LỖI PHÁT ÂM TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Kim Bảng

Phản biện 1: GS.TS Đỗ Việt Hùng

Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Văn Điệp

Phản biện 3: GS.TS Nguyễn Quang

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ họp tại Học viện Khoa học Xã hội

vào lúc … giờ, ngày … tháng … năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Học viện Khoa học Xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế hội nhập quốc tế, việc học tập và sử dụng các ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ ngày càng phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới Ở Việt Nam, việc học tập và sử dụng tiếng Anh - ngôn ngữ quốc tế, ngày càng phát triển và phổ biến

Đã có không ít công trình nghiên cứu đối chiếu hệ thống ngữ

âm tiếng Anh và Việt, nhưng, cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu lỗi phát âm các yếu tố chiết đoạn tiếng Anh của sinh viên do ảnh hưởng của tiếng Việt được nói ở Đồng Nai1

Chúng tôi cho rằng lỗi phát âm các yếu tố chiết đoạn cần được nghiên cứu một cách toàn diện trên cơ sở phân tích sự khác biệt về loại hình ngôn ngữ, sự tiến triển trong việc khắc phục lỗi qua một quá trình học và đặc điểm tiếng mẹ đẻ mà người học sử dụng Vì những lí

do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên Việt Nam: Trường hợp sinh viên Đại học Đồng Nai”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích

Luận án có hai mục đích nghiên cứu sau:

1/ Luận án xác định các kiểu loại lỗi phát âm chiết đoạn tiếng Anh tiêu biểu của các sinh viên (SV) trong một không gian cụ thể, đó

là trường Đại học Đồng Nai (ĐHĐN) từ góc độ đối chiếu và sự tiến triển trong việc khắc phục lỗi phát âm này theo thời gian học

2/ Luận án đề xuất những phương pháp sửa lỗi để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh cho người Việt

1 Trong luận án này, tiếng Việt được nói ở Đồng Nai được quy ước là tiếng Việt

Trang 4

2.2 Nhiệm vụ

Từ mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi xác định những nhiệm

vụ nghiên cứu sau:

1/ Tổng quan được tình hình nghiên cứu về lỗi và lỗi phát âm trên thế giới và ở Việt Nam để thấy được vị trí và vai trò của nghiên cứu lỗi phát âm trong ứng dụng dạy học ngoại ngữ Từ đó, tìm hiểu những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài như: khái niệm lỗi và phân tích lỗi, ngôn ngữ học đối chiếu, cấu trúc âm tiết v.v

2/ Khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu về lỗi phát âm của SV ĐHĐN

3/ Đối chiếu và miêu tả các kiểu lỗi phát âm chiết đoạn tiếng Anh tiêu biểu

4/ Chỉ rõ các nguyên nhân chi phối các kiểu lỗi: sự khác biệt

về mặt loại hình; thời gian học và đặc điểm phát âm địa phương 5/ Đề xuất các giải pháp khắc phục lỗi phát âm tiếng Anh cho

SV

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các kiểu lỗi phát âm phụ

âm và nguyên âm tiếng Anh của 14 SV ĐHĐN Các lỗi của họ được quan sát từ năm thứ nhất đến năm thứ tư Bằng cách nghiên cứu như vậy, chúng tôi có thể đưa ra kết luận về mức độ khắc phục lỗi theo thời gian học, để từ đó đưa ra những giải pháp sửa lỗi phù hợp

3.1 Phạm vi nghiên cứu

Luận án nghiên cứu lỗi phát âm ở những đơn vị chiết đoạn tiếng Anh của sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh tại Đại học Đồng Nai được theo dõi liên tục từ năm thứ nhất đến năm thứ tư

Trang 5

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận

án

Để giải quyết những nhiệm vụ nêu trên, trong quá trình triển khai đề tài luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau đây: 1/ Phương pháp miêu tả ngữ âm học - âm vị học

2/ Phương pháp ngữ âm học khí cụ

3/ Phương pháp đối chiếu

4/ Thủ pháp (thống kê, phân loại)

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Tìm ra các loại lỗi đọc (nói) sai các nguyên âm và phụ âm tiếng Anh (phụ âm đầu, phụ âm cuối âm tiết), tìm nguyên nhân và bước đầu đề xuất giải pháp khắc phục lỗi Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể tham khảo để tìm ra các lỗi phát âm và cách khắc phục cho việc dạy ngoại ngữ khác ở Việt Nam như tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung v.v

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lí luận

Về mặt lí luận, luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lí thuyết liên quan đến ngữ âm học và âm vị học, đặc biệt là vấn đề tương đồng và khác biệt trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt và tiếng Anh

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần thiết thực vào việc giải quyết lỗi phát âm của người Việt học tiếng Anh, một ngôn ngữ khác hẳn về loại hình so với tiếng Việt Kết quả nghiên cứu lỗi của người học trong bốn năm liên tục

đã chỉ ra các kiểu lỗi và nguyên nhân lỗi phát âm chiết đoạn tiếng Anh về phụ âm ở vị trí đầu âm tiết, cuối âm tiết cũng như các kiểu lỗi

Trang 6

phát âm nguyên âm tiếng Anh của người Việt Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất các phương pháp khắc phục những kiểu lỗi trên cho người Việt, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam

7 Cơ cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được triển khai thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết Chương 2: Lỗi phát âm phụ âm tiếng Anh của sinh viên Đại học Đồng Nai

Chương 3: Lỗi phát âm nguyên âm tiếng Anh của sinh viên Đại học Đồng Nai

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ

Trang 7

khác: cách hướng dẫn phát âm của giáo viên, trình độ về ngữ âm học

- âm vị học, tuổi, thái độ, nỗ lực của người học v.v

1.1.2.2 Hướng nghiên cứu lỗi trong sự tiếp xúc, giao thoa ngôn ngữ giữa tiếng Việt với một ngoại ngữ

Tiêu biểu cho hướng này có các tác giả: Phạm Đăng Bình [4], Trần Thị Thanh Diệu [9], Vũ Bá Hùng [21], Nguyễn Huy Kỷ [22], Nguyễn Thiện Nam [27], Nguyễn Văn Phúc [30], Lê Thanh Tú [71], Nguyễn Thị Kim Ba [80], Nguyễn Vũ Phương [82], Nguyễn Tấn Lộc [81], Phạm Thị Tú Hằng [83], Trần Thị Thu Giang [87], Vũ Đoàn Thị Phương Thảo [89] v.v Có thể nói, những công trình này đã bước đầu xác lập được một hệ thống cơ sở lí thuyết về lỗi thông qua sự tiếp xúc và giao thoa ngôn ngữ

1.2.3 Tình hình dạy - học phát âm tiếng Anh ở Đại học Đồng Nai

Nhìn chung, môi trường dạy học phát âm tiếng Anh ở ĐHĐN cần được cải thiện Thứ nhất, đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành ngữ âm học và âm vị học và chưa từng được đào tạo ở những nước nói tiếng Anh bản xứ Thứ hai, thời lượng dạy phát âm tiếng Anh còn hạn chế Thứ ba, SV không có đủ

Trang 8

cơ hội luyện tập nói tiếng Anh với người bản xứ để họ có cơ hội phát hiện và khắc phục lỗi phát âm tiếng Anh của mình

1.2 Cơ sở lí thuyết

Trong quá trình triển khai luận án, chúng tôi dựa vào những cơ

sở lí thuyết sau:

1.2.1 Ngôn ngữ học đối chiếu

Luận án trình bày các khái niệm về ngôn ngữ học đối chiếu (ngôn ngữ nguồn, ngôn ngữ đích, giao thoa ngôn ngữ); mục đích, nhiệm vụ và đối tượng của ngôn ngữ học đối chiếu; các nguyên tắc đối chiếu; tầm quan trọng của ngôn ngữ học đối chiếu đối với việc dạy học ngoại ngữ

2.2.2 Lỗi và phân tích lỗi

Luận án trước hết trình bày các khái niệm liên quan đến lỗi và lỗi phát âm tiếng Anh Từ đó, luận án đưa ra khái niệm về lỗi phát

âm nhằm phục vụ cho phần lí thuyết chính liên quan đến đề tài nghiên cứu

1.3 Khái quát về âm tiết tiếng Việt và tiếng Anh

Luận án trình bày các khái niệm về âm tiết, âm tiết tiếng Việt,

âm tiết tiếng Anh nhằm làm rõ những nét tương đồng và khác biệt trong cấu trúc âm tiết của hai ngôn ngữ Việt - Anh

1.4 Tiểu kết chương 1

Nội dung chương 1 của luận án đã tóm lược được những khuynh hướng và tình hình nghiên cứu lỗi phát âm ở Việt Nam và thế giới, qua đó xác định nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của đề tài

Cũng trong chương này, luận án đã xác định những cơ sở lí thuyết để quá trình nghiên cứu của đề tài được tiến hành; trong đó, những giới thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu, lí thuyết lỗi và phân

Trang 9

tích lỗi, và sự khác biệt về loại hình giữa hai ngôn ngữ Việt-Anh đã được luận án trình bày một cách tổng quan nhất

CHƯƠNG 2 LỖI PHÁT ÂM PHỤ ÂM TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN

ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

2.1 Phụ âm tiếng Anh và tiếng Việt

Trong chương này, luận án khẳng định lại ba tiêu chí để xác định một phụ âm có đặc trưng khu biệt với một phụ âm khác: phương thức cấu âm, vị trí cấu âm và đặc điểm thanh tính

Luận án lấy Bảng Ngữ âm Quốc tế (Phiên bản 2015) làm cơ sở

để miêu tả, đối chiếu hai hệ thống phụ âm tiếng Anh và tiếng Việt Lỗi phát âm phụ âm tiếng Anh của SV được trình bày lần lượt theo trình tự lỗi từ tỉ lệ cao xuống thấp Mỗi phụ âm hoặc tổ hợp phụ

âm đều được miêu tả cấu âm chuẩn, các dạng biến thể phát âm, giải thích lí do sinh viên phát âm lệch chuẩn và mức độ tiến triển trong việc khắc phục lỗi qua thời gian bốn năm học liên tục

2.1.2 Phụ âm tiếng Anh

2.1.2.1 Phụ âm đơn tiếng Anh

Khi sắp xếp các phụ âm vào Bảng Ngữ âm Quốc tế, chúng tôi dựa vào ba quan điểm của Ladefoged và Johnson [68] về hai phụ âm tắc xát ([t] và [d]), bán nguyên âm [w] và phụ âm tắc thanh hầu [] Trừ phụ âm [], tất cả 24 phụ âm tiếng Anh được nêu trong

Bảng 2.1 có thể đảm nhận vị trí đầu âm tiết Trừ những phụ âm [w],

[r], [], [j] và [h], 20 phụ âm còn lại đều có thể đóng vai trò kết thúc

âm tiết

Trang 10

2.1.2.2 Tổ hợp phụ âm tiếng Anh

Đứng đầu âm tiết, tiếng Anh có 40 tổ hợp hai phụ âm: [pl-], [pr-], [pj-], [bl-], [br-], [bj-], [tr-], [tw-], [tj-], [dr-], [dw-], [dj-], [kl-], [kr-], [kw-], [kj-], [gl-], [gr-], [mj-], [nj-], [mw-], [fl-], [fr-], [fj-], [r-], [w-], [j-], [sp-], [st-], [sk-], [sf-], [sm-], [sn-], [sl-], [sw-], [sj-], [zl-], [r-], [hj-], [vj-] và 9 tổ hợp ba phụ âm: [spl-], [skl-], [spr-], [str-], [skr-], [skw-], [spj-], [stj-] và [skj-]

Đứng cuối âm tiết, tiếng Anh có 54 tổ hợp hai phụ âm: [-mp], [-mf], [-mt], [-md], [-mz], [-n], [-nt], [-nd], [-ns], [-nz], [-nt], [-nd], [-], [-t], [-d], [-z], [-k], [-f], [-ft], [-fs], [-vd], [-vz], [-s], [-d], [-z], [-sp], [-st], [-sk], [-zd],[-t], [-d], [-p], [-pt], [-ps], [-bd], [-bz], [-t], [-ts], [-dz], [-k], [-kt], [-ks], [-gd], [-gz], [-lp], [-lf], [-l], [-lt], [-ld], [-ls], [-lz] và [-lk]; 41 tổ hợp

ba phụ âm: lmd], lms], lpt], lps], lbd], lbz], lft], lvd], ls], [-lnd], [-lnz], [-ldz], [-ltt], [-ldd], [-lt], [-lks], [-lkt], [-mps], [-mpt], [-mft], [-mfs], [-mts], [-mst], [-nts], [-ndz], [-ntt], [-ndd], [-ts], [-st], [-ps], [-pts], [-pst], [-ts], [-dst], [-ds], [-ks], [-kts], [-kst], [-fs], [-fts], và [-sts] và 7 tổ hợp bốn phụ âm: [-lfs], [-ltst], [-lkts], [-kss], [-ksts], [-mpts] và [-ntst]

[-2.1.3 Phụ âm tiếng Việt

Khi sắp xếp hệ thống phụ âm tiếng Việt ở Bảng 2.3, chúng tôi

có ba lưu ý:

Thứ nhất, chúng tôi không xếp phụ âm tắc bật hơi, lợi [t] vào bảng trên vì chúng tôi miêu tả hệ thống phụ âm tiếng Việt theo Bảng Ngữ âm Quốc tế, vốn không thể hiện phụ âm bật hơi Chúng tôi chỉ đề cập đến phụ âm này ở những trường hợp cần thiết

Thứ hai, chúng tôi có cùng quan điểm với Kirby [65, tr.382] khi cho rằng phụ âm tắc hai môi hữu thanh và phụ âm tắc lợi hữu

Trang 11

thanh tiếng Việt được kí hiệu theo thứ tự là [] và [] để chỉ tính hút vào khi phát âm

Thứ ba, kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy tiếng Việt có phụ âm lỏng, môi răng [w] và phụ âm lỏng, ngạc cứng [j]

2.1.3.1 Phụ âm đầu âm tiết tiếng Việt

Tiếng Việt có 24 phụ âm đứng đầu âm tiết là 23 phụ âm trong

Bảng 2.3 và phụ âm tắc bật hơi, lợi [t]

2.1.3.2 Phụ âm cuối âm tiết tiếng Việt

Tiếng Việt có sáu phụ âm ([-p], [-t], [-k], [-m], [-n], [-]) và hai bán nguyên âm ([-u] và [-]) đảm nhận ví trí cuối âm tiết

2.1.4 Sự tương đồng và khác biệt về hệ thống phụ âm tiếng Anh và tiếng Việt

2.1.4.1 Phụ âm đơn

Sự kết hợp của Bảng 2.1 và Bảng 2.3 cho thấy sự tương đồng

và khác biệt giữa hai hệ thống phụ âm Anh - Việt

Bảng 2.4 Phụ âm tiếng Anh và tiếng Việt

Hai

môi

Môi răng

Răng Lợi Sau

lợi

Quặt Ngạc cứng

Mạc Lưỡi con

Thanh quản Hầu

Trang 12

+ Phụ âm tắc bật hơi tiếng Việt: [t]

Chú thích:

(1) Kí hiệu chỉ những phụ âm có chung trong hai ngôn ngữ; (2) Kí hiệu chỉ những phụ âm có chung trong hai ngôn ngữ nhưng có nét khác biệt;

(3) Kí hiệu chỉ những phụ âm trong tiếng Anh mà không có trong tiếng Việt;

(4) Những phụ âm còn lại chỉ có trong tiếng Việt mà không có trong tiếng Anh

Sự tương đồng:

Đứng đầu âm tiết, cả hai ngôn ngữ đều có chung 11 phụ âm sau: [m], [w], [f], [s], [v], [n], [l], [j], [k], [], và [h] Về mặt âm vị học, hai phụ âm [b], [d] tiếng Anh và hai phụ âm [] và [] có cùng phương thức cấu âm, vị trí cấu âm và đặc điểm thanh tính như nhau Về mặt ngữ âm học, hai cặp phụ âm này có nét khu biệt: Phụ

âm [b] và [d] tiếng Anh có tính nổ ra (explosive) trong khi đó phụ âm [] và [] tiếng Việt có tình hút vào (implosive) Tương tự, ba phụ

âm [p], [t] và [k] tiếng Anh có tính bật hơi (aspirated) còn hai phụ âm này trong tiếng Việt không có nét khu biệt đó

Về mặt âm vị học, cả hai ngôn ngữ đều có chung sáu phụ âm sau đảm nhận vị trí cuối âm tiết: [m], [n], [], [p], [t] và [k] Nhưng

về mặt ngữ âm học, khi phát âm, những phụ âm trên có những nét khác nhau trong hai ngôn ngữ: Phụ âm cuối tiếng Anh có giai đoạn thoái, còn phụ âm cuối tiếng Việt không có giai đoạn này

Sự khác biệt:

Đứng đầu âm tiết, tiếng Anh có tám phụ âm mà tiếng Việt không có: [], [], [r], [z], [], [g], [t] và [d] Bảy phụ âm

Trang 13

[], [], [], [], [x], [] và [t] đứng đầu âm tiết tiếng Việt nhưng không có trong tiếng Anh

Đứng cuối âm tiết, tiếng Anh có 12 phụ âm mà tiếng Việt không có: [f], [v], [], [], [s], [z], [l], [], [], [g], [t] và [d]

2.1.4.2 Tổ hợp phụ âm

Như đã trình bày ở mục 2.1.2.2, tiếng Anh có 151 tổ hợp từ hai

đến 4 phụ âm có thể đảm nhận vai trò đầu hoặc cuối âm tiết Tiếng Việt không có tổ hợp phụ âm

2.2 Lỗi phát âm phụ âm đứng đầu âm tiết

2.2.1 Những phụ âm đầu không gây lỗi

Nhờ những nét tương đồng giữa hai hệ thống phụ âm tiếng Anh và tiếng Việt mà SV không mắc lỗi khi phát âm những âm tiết tiếng Anh bắt đầu là một trong 11 phụ âm: [m-], [f-], [v-], [w-], [n-], [s-], [l-], [j-], [-], [-] và [h-]

2.2.2 Những phụ âm đầu gây lỗi

2.2.2.1 Lỗi phụ âm đơn

Những phụ âm đứng đầu âm tiết gây lỗi cho SV theo tỉ lệ từ cao xuống thấp: [-], [-], [d-], [t-], [-], [-], [z-], [b-], [d-], [p-], [t-], [k-], [r-] và [g-] Dưới đây là minh hoạ lỗi phát âm

[-] 8 57.1 these [iz]  [iz]

[j-] 2 14.3 these [iz]  [jiz]

Trang 14

3 [

-]

[-] 7 50.1 these [iz]  [iz]

[j-] 1 7.1 these [iz]  [jiz]

Trong quá trình học tiếng Anh, SV mắc lỗi phát âm đối với tất

cả tổ hợp hai hoặc ba phụ âm ở vị trí đấu âm tiết Để vượt qua khó khăn khi phát âm một tổ hợp phụ âm đầu âm tiết tiếng Anh, SV hoặc

là bỏ bớt phụ âm trong tổ hợp hoặc âm tiết hoá tổ hợp đó bằng cách

thêm nguyên âm nhẹ [] vào giữa những phụ âm của tổ hợp Hình

2.8 cho thấy CTV M2 phát âm sai từ scrapped [skrpt] (đã đập vụn

ra) thành một âm nghe như là [pt] (rapped: đánh nhẹ)

Hình 2.8 Sóng âm và quang phổ từ scraped của CTV M2 2.3 Lỗi phụ âm đứng cuối âm tiết tiếng Anh của sinh viên

Đại học Đồng Nai

2.3.1 Những phụ âm cuối ít gây lỗi

Đối với nhóm phụ âm tắc ([-p], [-t], [-k]) và nhóm phụ âm mũi ([-m], [-n], [-]) ở vị trí cuối âm tiết, lúc đầu họ có mắc lỗi nhưng qua thời gian học, lỗi về phụ âm cuối ở hai nhóm này giảm đáng kể

và không còn ảnh hưởng đến kết quả giao tiếp tiếng Anh của họ

Ngày đăng: 08/08/2016, 16:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w