BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015 - 2016 QUAN NIỆM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VỀ HOẠ
Trang 1BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NĂM HỌC 2015 - 2016
QUAN NIỆM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VỀ
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG SINH VIÊN
Trang 2BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NĂM HỌC 2015 - 2016
QUAN NIỆM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VỀ
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG SINH VIÊN
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Tiên Nam, Nữ: Nữ
Trang 3UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Tiên
Sinh ngày: 09/01/1995 Nơi sinh: Bình Định
Lớp: D13XH01 Khóa: 2013 - 2017
Khoa: Công tác xã hội
Địa chỉ liên hệ: D13XH01 - Công tác xã hội – Đại học Thủ Dầu Một
Điện thoại: 0975804810 Email: nguyenmytien9195@gmail.com
Trang 4Xác nhận của lãnh đạo khoa
Trang 5DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1 Nguyễn Thị Mỹ Tiên 1327601010074 D13XH01 Công tác xã hội
2 Trần Quốc Đức 1327601010087 D13XH01 Công tác xã hội
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn luôn chiếm một vị trí rất quan trong trong bất kỳ cuộc nghiên cứunào và nó rất cần thiết như một lời tri ân để chúng tôi gửi đến tất cả những người đãgiúp chúng tôi hoàn thành bài nghiên cứu trong thời gian vừa qua
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến 420 bạn sinh viên thuộc 6 khoa (Kinh tế, Sưphạm, Kiến trúc – Đô thị, Khoa học tự nhiên, Ngoại ngữ, Điện – Điện tử) của trườngĐại học Thủ Dầu Một đã dành một ít thời gian để giúp chúng tôi có được thông tin đểhoàn thành tốt bài nghiên cứu này
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Thủ Dầu Một đãtạo điều kiện để chúng tôi có cơ hội tham gia cuộc nghiên cứu này Qua cuộc nghiêncứu này, chúng tôi đã có nhiều điều kiện để học hỏi thêm kinh nghiệm, vận dụng đượcnhững gì đã học cho cuộc nghiên cứu và cũng như đã có thêm nhiều kinh nghiệm hơn
để phục vụ tốt cho việc học tập ngay bây giờ và cả tương lai
Và lời cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đề thầy Th.s Đỗ MạnhTuấn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và chia sẻ kinh nghiệm cho chúng tôi trong suốtquá trình để có thể hoàn thành tốt được đề tài của mình Nếu như không được sựhướng dẫn tận tình của thầy thì có lẽ chúng tôi đã không hoàn thành được bài nghiêncứu này
Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này là công trình nghiên cứu củariêng nhóm chúng tôi và chưa có ai công bố ở bất kì công trình nghiên cứu nào khác
Số liệu được phân tích và những dẫn chứng mà chúng tôi thực hiện trong đề tàinày là thông qua việc chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực địa và xử lý SPSS vào tháng03/2016 tại trường Đại học Thủ Dầu Một – Bình Dương
Trang 8MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 9
1.1 Lý do chọn đề tài 9
1.2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 10
1.2.1 Ý nghĩa lý luận 10
1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn 10
1.3 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 11
1.3.1 Nghiên cứu về quan niệm của sinh viên về hoạt động nghiên cứu khoa học 11
1.3.2 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong các nghiên cứu quan niệm của sinh viên về hoạt động nghiên cứu khoa học 15
1.4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 16
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 16
1.4.2 Khách thể nghiên cứu 16
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu 16
1.5 Mục tiêu nghiên cứu 16
1.5.1 Mục tiêu chung 16
1.5.2 Mục tiêu cụ thể 17
1.6 Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật nghiên cứu 17
1.6.1 Phương pháp luận nghiên cứu 17
1.6.2 Phương pháp nghiên cứu 17
1.6.2.1 Phương pháp quan sát (Mode of observation) 17
1.6.2.2 Chọn mẫu nghiên cứu 18
1.7 Câu hỏi nghiên cứu 18
1.8 Giả thuyết nghiên cứu 19
1.9 Khung phân tích 19
PHẦN 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 20
1.1 Các khái niệm 20
1.1.1 Quan niệm 20
1.1.2 Khái niệm về nhận thức 20
Trang 91.1.3 Sinh viên 20
1.1.4 Nghiên cứu khoa học 21
1.1.5 Hoạt động NCKH sinh viên 21
1.1.6 Các qui định, quy chế của Bộ Giáo dục về NCKH trong sinh viên 21
1.1.7 Các qui định, qui chế của Trường Đại học Thủ Dầu Một về NCKH trong sinh viên 23
1.2 Lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu 28
CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG SINH VIÊN 31
2.1 Nhận thức của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một về hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên 31
2.2 Đánh giá của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một về hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên 42
KẾT LUẬN 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
PHẦN PHỤ LỤC 53
PHỤ LỤC 1 53
PHỤ LỤC 2 61
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Nhận thức của sinh viên trường ĐH.TDM về hoạt động NCKH.
Bảng 2.2: Sinh viên biết về NCKH từ các nguồn thông tin.
Bảng 2.3: Sự hiểu biết của sinh viên về hoạt động tham gia NCKH.
Bảng 2.4: Lợi ích của hoạt động tham gia NCKH.
Bảng 2.5: Những kỹ năng cần thiết cho sinh viên khi tham gia NCKH.
Bảng 2.6: Những nguyên nhân khiến cho sinh viên không thích tham gia NCKH Bảng 2.7: Những nguyên nhân làm cho sinh viên thích thú khi tham gia NCKH Bảng 2.8: Những khó khăn của sinh viên khi tham gia NCKH.
Bảng 2.9: NCKH có phải là hoạt động bắt buộc đối với sinh viên.
Bảng 2.10: Khoa bạn đang theo học có khuyến khích SV tham gia NCKH không Bảng 2.11: Mức độ thích tham gia hoạt động NCKH.
Bảng 2.12: Mức độ phù hợp của các hoạt động NCKH sinh viên đối với năng lực của
sinh viên
Bảng 2.13: Mức độ hài lòng của sinh viên trường ĐH.TDM về hoạt động NCKH.
Trang 11DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐH.TDM: Đại học Thủ Dầu Một
NCKH: Nghiên cứu khoa học
SV: Sinh viên
Trang 12PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra,
để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và đểsáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn (Đàm, 2009).Hoạt động này rất quan trọng và cần thiết đối với sinh viên vì khi tham gia NCKH,sinh viên sẽ có ý thức đào sâu suy nghĩ, và tập cách tư duy để tự nghiên cứu giải quyếtmột vấn đề Ngoài ra, khi tham gia nghiên cứu cùng nhóm sẽ giúp sinh viên phát triểncác kỹ năng như làm việc theo nhóm với sự chia sẻ ý thức và trách nhiệm, thêm vào đó
là kỹ năng tra cứu tư liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp Bên cạnh đó, việc thựchiện và bảo vệ một đề tài NCKH sẽ rèn dũa cho sinh viên kỹ năng diễn đạt, trình bàymột vấn đề, kỹ năng thuyết trình, tập cho sinh viên phong thái tự tin khi bảo vệ trước
một Hội đồng khoa học Đây cũng là trải nghiệm rất quý báu và thú vị Do vậy, mục đích của NCKH cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ rõ trong quyết định số 08/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/3/2000 là “góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; tiếp cận và vận dụng các phương pháp NCKH; giải quyết một số vấn đề khoa học và thực tiễn” (Khánh, 2014)
Tuy nhiên, trên thực tiễn hoạt động NCKH chưa trở thành hoạt động chủ đạođối với sinh viên, khi đại diện Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thừanhận tỷ lệ sinh viên NCKH vẫn còn thấp, chất lượng nhiều đề tài chưa cao, chưa bám
sát yêu cầu của đời sống (Khánh, 2014) Thậm chí, một số bộ phận sinh viên vẫn còn
thờ ơ đối với việc tham gia NCKH hoặc tham gia nghiên cứu mang tính chất phongtrào Vì vậy, việc nghiên cứu về các yếu tố thu hút sự tham gia của sinh viên vào cáchoạt động tình nguyện trong bối cảnh hiện nay là một điều cần thiết
NCKH là một hoạt động mang tính khoa học và thực tiễn khá cao Thông quanghiên cứu này có thể cho thấy được thực trạng nhận thức và thái độ của tầng lớp trẻhiện nay đối với vai trò và ý nghĩa thật sự của các hoạt động NCKH Trên cơ sở đó,góp phần định hướng và nâng cao nhận thức đúng đắn cho sinh viên về việc tham gia
các hoạt động NCKH trong trường học hiện nay Hoạt động NCKH là hoạt động mũi
nhọn vì nó giải quyết được những vướn mắc về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đềnảy sinh trong quá trình thực hiện mục tiêu NCKH đã đặt ra với mục đích nâng cao
Trang 13chất lượng nghiên cứu của sinh viên Nhìn chung, chương trình NCKH đã coi trọngyếu tố thực hành, vận dụng chương trình đã học và thiết thực, tích hợp được nhiều mặtgiáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau Nhưng vấn đề đặt ra ở đây, biện pháp nàovừa hiệu quả vừa tiện lợi cho người tham gia nghiên cứu.
Vấn đề phải hiểu đúng ý nghĩa và sự cần thiết của hoạt động tham gia NCKHđối với các bạn sinh viên nói riêng và tất cả mọi người nói chung là vấn đề cần thiết vàquan trọng
Từ những lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài “Quan niệm của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một về hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên” nhằm
khảo sát một cách đúng đắn hơn về nhận thức, thái độ của các bạn sinh viên về hoạtđộng NCKH hiện nay
1.2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
1.2.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài “Quan niệm của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một về hoạt động NCKH trong sinh viên” là một đề tài không mới hay nói cách khác, đã có rất nhiều các
nghiên cứu trước đây đề cập đến vấn đề này Vì vậy, với đề tài này chúng tôi hi vọng
sẽ bổ sung vào hệ thống lý luận các nghiên cứu liên quan đến vấn đề nhận thức củasinh viên về hoạt động NCKH hiện nay và cũng hi vọng rằng, nghiên cứu sẽ có nhiềuđóng góp mới phục vụ cho chính các đối tượng sinh viên, nhà trường và xã hội
Bên cạnh đó, việc vận dụng các quan điểm tâm lý học nhận thức và xã hội học
để đối chiếu với thực tiễn trong cách nhận thức của sinh viên về hoạt động NCKH sẽgiúp chúng tôi có thể hiểu sâu sắc hơn các lý thuyết đã được học
1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu cung cấp cho nhà trường những thông tin thiết thực nhất về quanniệm của sinh viên trường ĐH.TDM về hoạt động NCKH Từ đó, nhà trường nóichung cũng như các đoàn thể trong trường nói riêng có thể vạch ra những kế hoạch,những hoạt động có ý nghĩa thật sự nhằm tạo điều kiện để tất cả các bạn sinh viên hiểuđúng ý nghĩa và sự cần thiết của hoạt động NCKH hiện nay
Trang 141.3 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.3.1 Nghiên cứu về quan niệm của sinh viên về hoạt động nghiên cứu khoa học
Trong thời đại chúng ta đang sống, nhân loại đang bước vào ngưỡng cửa củanền kinh tế tri thức mà cơ sở của nó là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạngKhoa học – công nghệ Những phát minh khoa học được áp dụng nhanh vào sản xuấtvật chất và tinh thần Những thành tựu khoa học công nghệ nhanh chóng biến thànhcông nghệ mới, vật liệu mới, nguyên liệu mới, thành phương pháp lao động mới,phương pháp quản lý mới, thành những người lao động kiểu mới, thành mô hình kinh
tế - xã hội mới… làm cho lực lượng sản xuất của nhân loại có bước nhảy vọt chưatừng thấy
Trong bối cảnh trên việc tổng kết những thành tựu khoa học của nhân loại, cácthực tiễn hoạt động sản xuất, cải tạo xã hội sẽ là những hạt nhân hợp lý trong kho tàng
tư tưởng lý luận mà chỉ bằng NCKH mới giải quyết được vấn đề Như vậy, hoạt độngNCKH rất quan trọng trong bối cảnh học tập và phát triển hiện nay
Hiện nay, chúng tôi đã tìm thấy những bài viết, những báo cáo khoa học liên
quan trực tiếp đến chủ đề: “Quan niệm của sinh viên về hoạt động NCKH” Những
báo cáo ấy đã được đăng tải lên các tạp chí chuyên ngành như: Xã hội học, Công tác
xã hội nói riêng và ngành Khoa học xã hội nói chung Điều đó đã giúp ích cho chúngtôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu đặc biệt là giúp chúng tôi có thể lĩnh hội đượccác phương pháp, nội dung, cơ sở lý thuyết của các báo cáo nghiên cứu đi trước.Những báo cáo khoa học trên đã góp phần lớn giúp cho chúng tôi có cơ sở để kế thừa
và tìm ra hướng đi mới cho nghiên cứu của mình
Theo nghiên cứu của Pruskil S1, Burgwinkel P, Georg W, Keil T, Kiessling C
(2009) với đề tài “Thái độ của sinh viên đối với khoa học và sự tham gia vào các hoạt động nghiên cứu” [Medical students' attitudes towards science and involvement
in research activities] Bài viết mô tả về sự ít hiểu biết về thái độ của sinh viên y khoa
đối với khoa học và phương pháp luận khoa học Chúng tôi nhằm đánh giá những thái
độ và sự tham gia của học sinh trong các hoạt động nghiên cứu Phạm vi của đề tàiđược mở rộng ra ở các trường đại học Y khoa (Trường hợp nghiên cứu tại Đại họcCharité Trung tâm y tế Berlin, Đức) Bài viết đã cung cấp thêm một số thông tin quantrọng cho đề tài của chúng tôi, là một tài liệu tham khảo hay cho đề tài chúng tôi đang
Trang 15thực hiện, nó giúp chúng tôi nhìn ra được các quan điểm nổi bật của sinh viên khitham gia NCKH để từ đó có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm và giúp cho đề tài điđúng mục tiêu đặt ra Thái độ chung đối với khoa học và phương pháp luận khoa họctích cực của các sinh viên đến từ cả hai truyền thống và chương trình y tế được cải tổ.Tuy nhiên, họ cần phải được xem xét trong các thiết lập khác và số học sinh Hai phần
ba số sinh viên đã bắt đầu nghiên cứu cho luận án của họ và 70% đồng ý rằng đọc bàibáo và tiến hành nghiên cứu là một thách thức Chương trình giảng dạy đổi mới chothấy sự tham gia tích cực cao hơn trong hoạt động khoa học và cảm thấy an toàn hơn
về năng lực khoa học của riêng mình Các tỷ lệ quyết định cho việc tham gia vào cáchoạt động nghiên cứu khác nhau cho thấy (tỷ lệ quyết định là 1,8 - 2,4) cao hơn đáng
kể ở những sinh viên đồng ý rằng khoa học sẽ cho phép sự tiến bộ hơn về y tế hoặcnhững người cảm thấy an toàn trong hiểu biết các bài báo y tế và thống kê Một nghiêncứu khác của Mahtab Memarpour, Ali Poostforoush Fard, and Roghieh Ghasemi
(2015) với đề tài “Đánh giá về thái độ, kiến thức và rào cản đối với nghiên cứu khoa học giữa các sinh viên y khoa” [Evaluation of attitude to, knowledge of and
barriers toward research among medical science students] Bài viết tập trung chú ý
chỉ ra các rào cản mà sinh viên đang gặp phải và đôi khi các xu hướng trong nghiêncứu được ưa chuộng bởi các thành viên giáo dục, trong khi sự thiếu hụt trong nghiêncứu cơ bản và có giá trị có thể phản ánh các yếu tố khác có ảnh hưởng đến nghiên cứu
Ba yếu tố chính thấy có tác động đến sự thành công nghiên cứu trong y khoa là: thái
độ, kiến thức và rào cản đối với nghiên cứu Sinh viên đại học và sau đại học của năm
3 y khoa, dược các trường ở Shiraz đã được ghi danh trong một nghiên cứu mô tả cắtngang sử dụng bảng hỏi để cung cấp chi tiết các thông số của thái độ, kiến thức và ràocản đối với nghiên cứu cho mỗi cá nhân Sinh viên khoa học y tế trong ba trường ykhoa, nha khoa, dược cho thấy một kiến thức tốt về nghiên cứu, nhưng thái độ của họđối với quá trình xếp hạng ở mức dưới trung bình Các bạn sinh viên đại học có thái độ
và cách nhìn về NCKH tốt hơn so với những người khác Nữ sinh viên có hiểu biết tốthơn về nghiên cứu hơn nam sinh viên Đa số các sinh viên được xem xét là có rào cảnđối với việc thực hiện các nghiên cứu Trong khi tất cả các sinh viên đã tham gia ítnhất một dự án nghiên cứu, sinh viên được cho không có đầu vào bắt buộc trên lýthuyết nghiên cứu và thực hành mà có thể làm sâu sắc thêm sự hiểu biết của họ về quátrình nghiên cứu
Trang 16Với nghiên cứu của Đặng Thị Vân (2010) với đề tài “Nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Nghiệp I về hoạt động nghiên cứu khoa học” đã chỉ ra được
tác dụng, ý nghĩa và sự cần thiết của hoạt động NCKH sinh viên tại trường Đại họcNông nghiệp I Thông qua việc phân tích dữ liệu từ nghiên cứu này, tác giả đã đưa ranhững nhận xét, đánh giá của mình về việc hiểu biết và tham gia NCKH của sinh viêntrường đại học Nông nghiệp là chưa cao Từ đó, tác giả đã đưa ra một số đề xuất giúpđẩy mạnh phong trào cũng như nâng cao hiệu quả NCKH của sinh viên nói riêng và tất
cả mọi người nói chung Kết quả phân tích của bài viết cho thấy sinh viên trường Đạihọc Nông nghiệp I hiểu biết chưa đầy đủ về nghiên cứu khoa học, chưa xác định rõràng sự cần thiết cũng như nhận thức chưa đầy đủ tác dụng tích cực của NCKH đối vớihoạt động học tập của họ Khi được hỏi về tác dụng tích cực của NCKH đối với họctập, sinh viên còn nhận thức chưa toàn diện và đồng đều về các tác dụng tích cực đó.Đặc biệt là các bạn sinh viên năm I chưa có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về hoạtđộng NCKH này, vì sinh viên năm đầu thường tập trung chủ yếu cho hoạt động họctập mà chưa quan tâm đến một số hoạt động khác trong đó có NCKH Hoạt độngNCKH có ý nghĩa nhất định đối với học tập của sinh viên nếu bản thân họ tham giahoạt động này một cách tích cực Vì vậy, để đẩy mạnh phong trào cũng như nâng caohiệu quả NCKH của sinh viên nhà trường, tác giả đã đưa ra một số đề xuất hiệu quảnhư: đưa học phần Phương pháp luận NCKH vào khung chương trình đào tạo cácngành, các khoa trong trường để sinh viên có những kiến thức và phương pháp luậncần thiết về NCKH; cần hỗ trợ thêm kinh phí và đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụNCKH toàn trường nói chung và NCKH của sinh viên nói riêng để giảm bớt khó khănvật chất cũng như những khó khăn trong tiến trình nghiên cứu,… những đề xuất ấygiúp cho sinh viên có cái nhìn đúng đắn và toàn diện hơn về hoạt động NCKH Một
nghiên cứu khác về “Tìm hiểu về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP.TPHCM) giai đoạn 2006 – 2010” của Nguyễn Vĩnh Khương (2011) đã cho thấy những thành tựu đạt được trong
quá trình nghiên cứu nâng cao chất lượng NCKH, có sự đầu tư hỗ trợ của nhiều nguồnlực trong quá trình NCKH tại trường Qua bài viết của tác giả chúng tôi có thể thấyđược tình hình nghiên cứu của sinh viên hiện nay và có thể làm tài liệu tham khảo đểbiết rõ hơn về nhận thức, quan niệm và những yếu tố tác động đối với sinh viên khi
làm NCKH Nghiên cứu của Trần Thanh Ái (2014) về “Lược khảo tài liệu khảo sát
Trang 17từ góc độ khoa học luận và phương pháp luận nghiên cứu khoa học” nghiên cứu
này đi sâu chỉ rõ những đặc điểm nổi bật dùng để xây dựng nền tảng lý thuyết chonghiên cứu của mình Sau đó, cần phải tìm đọc các tài liệu được liệt kê trong mục tàiliệu tham khảo, vì trong đó thường có các tác giả và các tạp chí quan trọng nhất tronglĩnh vực nghiên cứu mà ta cần phải đọc Nội dung lược khảo tùy thuộc cách tiếp cậncủa công trình nghiên cứu Và tiếp theo cũng tiếp cận từ đề tài của Trần Thanh Ái
(2006), trong một bài viết về “Chọn đề tài nghiên cứu khoa học Xã hội” đã đi phân
tích tìm hiểu những khó khăn của sinh viên khi làm NCKH Giới thiệu một cách hệthống những nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng một đề tài nghiên cứu và chỉ ra tínhkhông chủ động của sinh viên khi làm NCKH Bài viết này giúp cho đề tài của chúngtôi có thể xác định được một số biến số quan trọng và những nguyên nhân tác độngđến sinh viên cần được chú trọng trong NCKH của mình, qua đó giúp chúng tôi có thể
kế thừa những điểm mạnh trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi để phù hợp hơnvới thực tế Qua đó cho thấy tầm quan trọng của NCKH được nâng cao Đây cũngchính là những kết quả để có thể sử dụng vào so sánh, đối chiếu với các kết quả của đềtài nghiên cứu và được dùng để tham khảo cho đề tài của chúng tôi Trong một bài viết
khác của Trần Thanh Nhàn (2009), “Một vài suy nghĩ về việc định hướng cho sinh viên ngành Hàn Quốc học thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học”, tác giả
đã tập trung khái quát các khái niệm và mục đích, lợi ích khi tham gia NCKH NCKHtạo điều kiện cho sinh viên tìm ra phương pháp học tập hiệu quả nhất, đưa lý thuyết đãhọc được ứng dụng vào thực tiễn Và NCKH cũng giúp sinh viên phát hiện ra những lỗhỏng kiến thức của mình, rèn cho sinh viên tính kỷ luật, kiên trì, tác phong làm việckhoa học Hơn thế nữa nó còn cho sinh viên những kiến thức ngày càng sâu trong lĩnhvực mình nghiên cứu Rõ ràng là “NCKH cần phải trở thành một hoạt động chuyênnghiệp trong các trường đại học” Để hội nhập, phát triển sinh viên cần phải kết hợpnhuần nhuyễn giữa học tập - sáng tạo - NCKH
Thông qua những tài liệu có thể tiếp cận được, chúng tôi đã xác định rõ hơnhướng đi của đề tài Về mặt phương pháp, cho thấy việc tiếp cận dưới góc độ nhậnthức - thái độ - hành vi là chưa phù hợp với vấn đề nghiên cứu vì không thể tìm hiểusâu về những yếu tố tác động đến quan niệm của sinh viên về hoạt động NCKH Vì
vậy, đề tài nghiên cứu “Quan niệm của sinh viên về hoạt động NCKH” mong muốn
Trang 18góp phần vào việc bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho các vấn đề liên quan đến hoạtđộng NCKH trong sinh viên hiện nay.
Từ những tài liệu có thể tiếp cận đến nay, chúng tôi nhận thấy cần có mộthướng nghiên cứu liên quan trực tiếp đến quan niệm của sinh viên về hoạt độngNCKH Trong đó sinh viên là khách thể quan trọng trong đề tài nghiên cứu của chúngtôi Kế thừa thành tựu của các tác giả và những công trình đi trước, chúng tôi luôn cốgắng tìm một hướng đi mới cho công trình của mình và tìm hiểu sâu hơn về vấn đề màchúng tôi đang quan tâm, để làm rõ mối quan hệ giữa quan niệm của sinh viên với vấn
đề NCKH hiện nay Với sự lựa chọn trên, đây là một hướng nghiên cứu mới về nhậnthức và thái độ của sinh viên về hoạt động NCKH Và rất mong, việc nghiên cứu sẽ cónhiều đóng góp mới phục vụ cho chính các đối tượng sinh viên, nhà trường và xã hội.Đây cũng chính là một bước nghiên cứu khai phá tại trường Đại học Thủ Dầu Một vềquan niệm của sinh viên trong lĩnh vực NCKH hiện nay
1.3.2 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong các nghiên cứu quan niệm của sinh viên về hoạt động nghiên cứu khoa học
Qua phân tích các bài viết mà chúng tôi tìm kiếm, thu thập được, với sự tiếp cận
và vận dụng các phương pháp nghiên cứu của các tác giả đối với các đề tài của mìnhrất phong phú, thể hiện sự vận dụng linh hoạt, phù hợp của hai phương pháp chính đó
là phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính
Trong bài nghiên cứu của chúng tôi phương pháp nghiên cứu định lượng củacác tác giả được tập trung chủ yếu với các phương pháp là điều tra xã hội học với công
cụ điều tra bằng bảng hỏi với các tác giả (Pruskil S1, 2009), Mahtab Memarpour,
2015, (Vân, 2012) Trong đó phương pháp điều tra xã hội học với đề tài được chọnmẫu phổ biến (Mahtab Memarpour, 2015), (Vân, 2012) Việc sử dụng kỹ thuật thống
kê từ các dạng đơn giản cho đến các thống kê phức tạp như sử dụng kỹ thuật phân tích
đa biến (Pruskil S1, Medical students' attitudes towards science and involvement inresearch activities, 2009), (Mahtab Memarpour, 2015)
Các phương pháp nghiên cứu định tính cũng được các tác giả tiếp cận hết sức
đa dạng, từ việc phân tích các dữ liệu sẵn có và xử lý có được (Khương, 2011), (Ái,2014) (Ái, 2006), (Nhàn, 2009) Sử dụng công cụ phỏng vấn sâu trong khai thác cácthông tin đòi hỏi mức độ chi tiết hóa của thông tin, dữ liệu (Nhàn, 2009, Ái, 2006,Khương, 2011)
Trang 19Tóm lại, về mặt phương pháp nghiên cứu việc lựa chọn và sử dụng chiến lượcnghiên cứu của tác giả rất đa dạng, phong phú được sử dụng phổ biến và có cách xử lýhiệu quả Để gia tăng hiệu quả nghiên cứu một số tác giả lựa chọn lối tiếp cận sử dụngkết hợp cả nghiên cứu định lượng và định tính để nghiên cứu (Mahtab Memarpour,
2015, (Khương, 2011) Để triển khai một nghiên cứu độc lập thì mô hình này tiếp tụcđược xem là chiến lược hiệu quả Giúp cho nhà nghiên cứu vừa có thể khái quát hóacác thông tin bằng nghiên cứu định lượng, nhưng đồng thời cũng có thể cá biệt hóathông tin bằng các nghiên cứu định tính
1.4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quan niệm của sinh viên về hoạt động NCKH trong sinh viên
Trang 20- Đề xuất một số khuyến nghị đối với nhà trường, các khoa và sinh viên liênquan đến vấn đề nghiên cứu
1.6 Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Về phương pháp luận trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp lô-gicdiễn dịch Từ vấn đề nghiên cứu chúng tôi sẽ triển khai các bước như sau để đạt đếnkết quả nghiên cứu:
1.6.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp nghiêncứu định lượng
1.6.2.1 Phương pháp quan sát (Mode of observation)
Phương pháp quan sát được sử dụng để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này là
Nghiên cứu khảo sát (Survey research):
Nghiên cứu khảo sát là một phương pháp quan sát rất phổ biến trong ngànhkhoa học xã hội và phù hợp cho việc tìm hiểu các đặc tính (characteristics) hay thái độ(attitude) của một tập thể rộng lớn bằng cách lựa chọn một mẫu nghiên cứu có tính xácsuất (probability sample) rồi từ đặc tính tìm ra được từ mẫu nghiên cứu mà suy luận rađặc tính của tập thể (Hoàn, 2012)
Dữ liệu được thu thập qua bảng câu hỏi đã được tiêu chuẩn hoá (standardized)đặt ra cho những người trong mẫu nghiên cứu (research sample) bằng cách nhữngngười trong mẫu nghiên cứu tự đọc bảng câu hỏi và trả lời
Các câu trả lời thường được phân tích bằng phương pháp định lượng với các kỹthuật thống kê (statistical techniques) sử dụng SPSS 20
1.6.2.2 Chọn mẫu nghiên cứu
Kỹ thuật chọn mẫu cho nghiên cứu này chúng tôi áp dụng cách chọn mẫu ngẫunhiên nhiều giai đoạn
Về kích cỡ mẫu, chúng tôi sử dụng công thức Slovin để tính toán:
n = N/(1+N*e 2 ) = 12401/((1+12401*(0.05) 2 ) = 399,9 ~ 400 sinh viên
Vấn đề
nghiên cứu
Kiểm tra giả thuyết/Kết quả nghiên cứuLựa chọn lý
thuyết
Thao tác hóa khái niệm
Điều tra thực địa
Trang 21Trong đó: tổng số sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một hiện nay là 12.401 sinh viên, Độ tin cậy của mẫu là 95% => sai số 5%
Mô tả về kỹ thuật chọn mẫu
Trường Đại học Thủ Dầu Một bao gồm 14 khoa, căn cứ vào ngành đào tạochúng tôi chia làm 3 khối ngành là:
- Sư phạm (Khoa học tự nhiên, Ngữ văn, Sử, Sư phạm)
- Khoa học xã hội (Ngôn ngữ Trung Quốc, Luật, Công tác xã hội, Kinh tế,Ngoại ngữ)
- Kỹ thuật – công nghệ (Điện – Điện tử, Kiến trúc đô thị, Xây dựng, Tài nguyênmôi trường, Công nghệ thông tin)
Trong mỗi khối ngành chúng tôi bốc thăm ngẫu nhiên lấy 2 khoa để khảo sát vànhóm đã bốc thăm được tất cả là 6 khoa: Kinh tế, Sư phạm, Kiến trúc – Đô thị, Khoahọc tự nhiên, Ngoại ngữ, Điện – Điện tử
Số sinh viên đưa vào mẫu nghiên cứu của các khoa được phân bổ như sau400/14 (khoa) = 28.5 sinh viên, như vậy lấy tròn là 30 sinh viên cho mỗi khoa (14 * 30
= 420 sinh viên); 420 sinh viên/6 khoa = 70 sinh viên; 70 sinh viên/4 năm học = mỗinăm học trong mỗi khoa sẽ khảo sát 18 sinh viên
Tiếp tục bốc thăm trong 6 khoa đó mỗi năm học lấy 1 lớp để đi khảo sát Cuốicùng danh sách sinh viên các lớp trong mẫu khảo sát được cung cấp bởi phần mềmEdusoft của nhà trường
Sau khi có danh sách chúng tôi xác định bước nhảy k = N/n (N: Kích thước củatổng thể, n: dung lượng mẫu) Trên danh sách của các lớp đó cứ một khoảng cách kđơn vị ta chọn 1 sinh viên để khảo sát
1.7 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu mà đề tài đặt ra, chúng tôi tập trung làm rõ các câuhỏi sau:
- Nhận thức của sinh viên trường ĐH.TDM về hoạt động NCKH trong sinhviên có biểu hiện như thế nào?
- Đâu là những yếu tố tác động tạo ra sự khác biệt trong nhận thức của sinh viêntrường ĐH.TDM về hoạt động NCKH trong sinh viên?
Trang 221.8 Giả thuyết nghiên cứu
- Sinh viên trường ĐH.TDM có một cái nhìn tích cực đối với hoạt động NCKHtrong sinh viên
- Sinh viên trường ĐH.TDM vẫn còn một bộ phận lớn ít quan tâm đến hoạtđộng NCKH trong sinh viên
- Yếu tố năm học, giới tính, ngành học, vùng miền, môi trường học tập có tácđộng tạo ra sự khác biệt trong nhận thức của sinh viên trường ĐH.TDM về hoạt độngNCKH trong sinh viên
- Ở những sinh viên có nhu cầu cao đối với việc NCKH thì họ sẽ có sự nhậnthức tích cực hơn đối với hoạt động NCKH trong sinh viên
1.9 Khung phân tích
QUAN NIỆM CỦA SINH VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG NCKH SINH VIÊN YẾU TỐ
Đề xuất, kiến nghịliên quan đến hoạtđộng NCKH sinh
viên
Trang 23PHẦN 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Quan niệm
Theo từ điển Dictionary [LLC] (2015), từ quan niệm được hiểu là “một ý tưởng hoặc ý niệm tổng quát, quan điểm” (LLC, 2015).
Theo từ điển Tiếng Việt online của Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam
(2009), từ quan niệm được hiểu là: “cách nhận thức, đánh giá về một vấn đề, một sự
kiện” (Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam, Số hóa tra từ, 2009).
Từ hai khái niệm trên chúng tôi sử dụng thuật ngữ “quan niệm” như sau: “là một cách nhận thức, đánh giá về một vấn đề, một sự kiện nào đó”.
1.1.2 Khái niệm về nhận thức
Theo từ điển Tiếng Việt online của Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam
(2009), từ nhận thức được hiểu là: “kết quả của quá trình phản ánh và tái hiện thực
vào trong tư duy, kết quả con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan” (Công
ty cổ phần truyền thông Việt Nam, 2009).
Theo từ điển Merriam-webster (2016), nhận thức là hoạt động của con ngườiliên quan đến các hoạt động tinh thần của ý thức (như là suy nghĩ, hiểu biết, học hỏi và
ghi nhớ) [of, relating to, or involving conscious mental activities (such as thinking, understanding, learning, and remembering)] (Merriam-webster, 2016).
1.1.3 Sinh viên
Thuật ngữ “sinh viên” được bắt nguồn từ một từ gốc Latinh: “Students” với
nghĩa là người làm việc, học tập, tiềm hiểu, khai thác tri thức (Theo Bách khoa toànthư mở Wikipedia)
Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấpchuyên nghiệp Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn
bị cho công việc sau này của họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạtđược trong quá trình học Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ
đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học (Từ điển Tiếng Việt)
Sinh viên trải qua quá trình học của mình bằng cách dự lớp học, được tiếp cậnvới các ngồn tài liệu khác nhau: thư viện, internet, giáo trình, tài liệu được biên soạn
Trang 24phù hợp, tham gia các nhóm học tập, tham gia các đợt kiểm tra, thi của từng học phần
để tích lũy số tín chỉ ra trường và các chứng chỉ (tin học, ngoại ngữ…tùy theo chuẩnđầu ra của mỗi trường)
1.1.4 Nghiên cứu khoa học
NCKH là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, để phát hiện ra nhữngcái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp
và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn (Đàm, Phương pháp luận nghiên cứukhoa học, 2009)
1.1.5 Hoạt động NCKH sinh viên
Căn cứ vào các hoạt động triển khai tại trường đại học Thủ Dầu Một, chúng tôicho rằng hoạt động nghiên cứu khoa học là việc sinh viên tham gia vào làm bài tập,việc viết các bài luận tốt nghiệp, việc sinh viên tham gia thực hành, nghiên cứu, thamgia đề tài NCKH…
1.1.6 Các qui định, quy chế của Bộ Giáo dục về NCKH trong sinh viên
Những năm gần đây Bộ GDĐT đã bắt đầu triển khai một số kế hoạch, văn bản
cụ thể để chỉ đạo cho các trường Đại học trong cả nước thực hiện việc triển khai chosinh viên tiếp cận và thực hiện đăng ký các đề tài NCKH cá nhân, nhóm với quy môvừa và lớn Qua việc tiếp nhận các văn bản, nội dung rõ ràng của Bộ GDĐT đã giúpích rất nhiều cho những tác giả và đề tài tham gia NC được hiểu rõ về các chính sách,
và lợi ích của mình khi tham gia NCKH, cũng góp một phần định hướng rõ hướng đi
cụ thể cho các đề tài sao cho phù hợp với nội dung, văn hóa, chính trị của đất nước.Đảm bảo cho các đề tài hoàn thành đúng tiến độ và mang lại giá trị thực tiễn cao để ápdụng vào đời sống xã hội Liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nghiên cứu quan niệm củasinh viên về hoạt động NCKH có một số Quy định, thông thư, nghị định của BộGDĐT như sau:
Theo Quy chế Số 08/2000/QĐ-BGD&ĐT Hà Nội, ngày 30/03/2000 “Về nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường Đại học và Cao Đẳng” Quy
chế đã đưa ra những quy định quan trọng trong việc bắt đầu hình thành và triển khaicác đề tài NCKH của sinh viên bao gồm 4 chương Yêu cầu về phần trách nhiệm quản
lí, yêu cầu, mục đích của các đề tài NCKH của sinh viên và tại Chương 3 - Điều 11:
Khuyến khích khoa học của sinh viên: Với việc khuyến khích và tạo điều kiện chosinh viên đam mê NCKH – đặc biệt ưu tiên cho những sinh viên có học lực khá trở
Trang 25lên, tổ chức các hội thảo khoa học cho cán bộ giảng viên, sinh viên tiếp cận nhiềuphương pháp NCKH mới, chủ động khen thưởng cho những sinh viên và giáo viênhướng dẫn có thành tích cao trong các công trình NCKH Đặc biệt cộng thêm điểmtrung bình học tập cho các sinh viên có thành tích cao trong hoạt động tham gia
NCKH để động viên và khuyến kích tinh thần tham gia Tại Điều 13: trong quy định
đã nêu rõ (Mục xử lý vi phạm: Trường hợp phát hiện thấy công trình NCKH của sinhviên thiếu trung thực, thủ trưởng các cơ sở tùy theo mức độ vi phạm để thi hành cáchình thức kỷ luật khác nhau đối với tác giả công trình) (Bộ GD&ĐT, thu viện phápluật, 2000)
Theo Thông tư Số 19/2012/TT-BGDĐT, Hà Nội, ngày 01/06/2012 “Ban hành quy định về hoạt động NCKH của sinh viên trong các cơ sở giáo dục Đại học”.
Tại thông tư này đã quy định 3 điều, và quy định đính kèm gồm 4 chương Chương 1:
Quy định chung (Phạm vi, đối tượng, mục tiêu, yêu cầu, nội dung và tài chính cho hoạt
động NCKH) Chương 2: Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động NCKH của sinh
viên (Xây dựng kế hoạch, xác định danh mục đề tài, tổ chức đánh giá chất lượng đề
tài, tổ chức hội thảo NCKH đánh giá cấp khoa, trường) Chương 3: Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên Chương 4: Trách nhiệm, quyền của sinh viên tham gia NCKH
và người hướng dẫn Qua đó bắt buộc các cơ sở giáo dục Đại học, Học viện, Cao đẳngtrong cả nước phải thực hiện nghiêm túc, phải mở các lớp tập huấn, hội thảo vớichuyên đề NCKH cụ thể, rõ ràng, phải lồng ghép các chương trình hướng dẫn cho sinhviên làm NCKH trên thực tiễn Đặc biệt đối với Chánh Văn phòng, Vụ trưởng VụKhoa học, Công nghệ và Môi trường, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo Dục vàĐào Tạo, thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm thi hành Thông tưnày một cách toàn diện, sâu rộng đối với từng khoa, từng lĩnh vực chuyên môn có đốitượng tham gia NCKH (Bộ GD&ĐT, 2012)
Theo Nghị Định Số 99/2014/NĐ-CP, Hà Nội, ngày 25/10/2014 “Quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục Đại học” Tương tự như Thông tư Số 19/2012/TT-BGDĐT,
Hà Nội, ngày 01/06/2012 “Ban hành quy định về hoạt động NCKH của sinh viên trong các cơ sở giáo dục Đại học” Cũng đề cập đến những tiêu mục giống nhau về
yêu cầu và nội dung, nhưng có một số mục đã được thay đổi để phù hợp với nhu cầu
tham gia NCKH của sinh viên bao gồm VI chương Chương 1: Quy định chung (Phạm
Trang 26vi, Đối tượng “Bao gồm sinh viên các trường Học viện, Đại học, Cao đẳng chính quytrực thuộc quản lý nhà nước và các cơ sỏ giáo dục tư thục, đồng thời có sự tham giacủa các tổ chức trong và ngoài nước, các cơ sở giáo dục chuyên môn, các tổ chức,Viện nghiên cứu đào tạo trong việc khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ”.
Chương 2: Đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục
Đại học (Nội dung đầu tư “ Đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu viên, cán bộ quản lí khoahọc, phát triển cơ sở vật chất trong các trường đại học chú trọng xây dựng các phòngthí nghiệm, thư viện, tạp chí đáp ứng đầy đủ nguyện vọng tham gia, tìm kiếm tư liệucủa nhiều tác giả và đề tài NCKH, điều kiện đầu tư là các cơ sở giáo dục Đại học phảiđảm bảo từ 3 năm hoàn thành nhiệm vụ về KH & CN có hiệu quả và ứng dụng cao
Chương 3: Khuyến khích hoạt động KH & CN trong các cơ sở giáo dục Đại học
(Khuyến khích cán bộ giảng viên tham gia NCKH, đồng thời khuyến khích các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển tiềm lực về hoạt động KH & CN Chương 4:
Quyền hạn và trách nhiệm của giáo dục Đại học được đầu tư “Xây dựng kế hoạch, dự
án, huy động nguồn kinh phí hỗ trợ cho quá trình đầu tư phát triển tiềm lực KH & CN
Chương 5: Tổ chức thực hiện (Trách nhiệm của BGDĐT, BKH & CN, Bộ Kế Hoạch
& Đầu Tư, Bộ Tài Chính, trách nhiệm của Bộ, ngành, các Uỷ ban nhân dân, thành phố
trực thuộc trung ương) Chương 6: Đính kèm điều khoản thi hành chủ trương về
NCKH cho các cơ sở (Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2014)
1.1.7 Các qui định, qui chế của Trường Đại học Thủ Dầu Một về NCKH
trong sinh viên
Quyết định Số 1370/QĐ-ĐHTDM, Bình Dương, ngày 05/10/2015 “Quyết định
về việc giao đề tài, kinh phí thực hiện và phân công giảng viên hướng dẫn cho sinhviên nghiên cứu khoa học năm học 2015 – 2016” Hiệu trưởng trường đại học Thủ
Dầu Một, Căn cứ Thông tư số 19/2012/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về hoạt động nghiên cứu
khoa học sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học; Căn cứ Quyết định số
72/2009/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh BìnhDương về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Thủ Dầu
Một; Căn cứ Quyết định số 1391/QĐ-ĐHTDM ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Hiệu
trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một về việc ban hành Thể lệ Cuộc thi sinh viênnghiên cứu khoa học và Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Đại học Thủ Dầu Một”;
Trang 27Căn cứ Kế hoạch số 41/KH-ĐHTDM ngày 05 tháng 8 năm 2015 của Trường Đại họcThủ Dầu Một về việc tổ chức Cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2015 -
2016 và xét tặng Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Đại học Thủ Dầu Một” lần IV –
năm 2016; Căn cứ kết quả xét duyệt đề cương đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
năm học 2015 - 2016 của các khoa Theo đề nghị của Ban tổ chức cuộc thi sinh viênnghiên cứu khoa học năm học 2015 – 2016 Quyết định bao gồm 3 điều được nêu rõ
Điều 1: Giao 117 đề tài nghiên cứu khoa học kèm theo kinh phí hỗ trợ thực hiện và phân công giảng viên hướng dẫn cho sinh viên năm học 2015 - 2016 (có Phụ lục kèm theo); Điều 2: Các khoa chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, tổ chức đánh giá
nghiệm thu kết quả và xét chọn đề tài ở cấp khoa để gửi tham gia Giải thưởng “Tàinăng khoa học trẻ Đại học Thủ Dầu Một” lần IV – năm 2016 đảm bảo các yêu cầutheo Thể lệ và Kế hoạch đã được ban hành Phòng Khoa học phối hợp với các đơn vị
có liên quan hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các đề tài nêu tại Điều 1theo đúng mục tiêu và đạt hiệu quả cao Phòng Kế hoạch – Tài chính cấp kinh phí hỗ
trợ thực hiện đề tài và có trách nhiệm theo dõi, cấp phát theo đúng tiến độ Điều 3:
Trưởng phòng Khoa học, Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính, Trưởng các khoa; cácsinh viên, nhóm sinh viên được giao đề tài và các cá nhân có liên quan chịu tráchnhiệm thi hành Quyết định này
Kế hoạch Số 41/KH -ĐHTDM, Bình Dương, ngày 05/08/2015 “Tổ chức cuộcthi sinh viên Nghiên cứu khoa học năm 2015-2016 và xét tặng giải thưởng (Tài năngkhoa học trẻ Đại học Thủ Dầu Một) lần IV- 2016 Kế hoạch được triển khai bao gồm
V năm mục lớn các mục nhỏ kèm theo Mục 1: Mục đích của cuộc thi: Xây dựng môi
trường học tập và sáng tạo về nghiên cứu khoa học (NCKH) cho sinh viên (SV) thamgia Phát hiện, lựa chọn các ý tưởng mới, sáng tạo trong sinh viên để bồi dưỡng, pháttriển lâu dài Rèn luyện kỹ năng NCKH cho sinh viên, ứng dụng các kết quả NCKH và
công nghệ vào học tập, sản xuất, kinh doanh và cuộc sống Mục 2: Đối tượng và hình
thức tham dự cuộc thi (1 Đối tượng: Tất cả SV thuộc Trường Đại học Thủ Dầu Một,
2 Hình thức: Sinh viên tham dự Cuộc thi bằng các đề tài nghiên cứu độc lập do cá
nhân hoặc nhóm thực hiện (một nhóm tối đa không quá 05 người, đồng thời phải xác định và ghi rõ họ, tên Sinh viên thực hiện chính) Các đề tài tham gia Cuộc thi
phải phù hợp với chương trình đào tạo của Trường và khả năng nghiên cứu của sinh
viên Mục 3: Phân nhóm ngành các đề tài dự thi (1 Kinh tế: Tài chính, Ngân hàng, Kế
Trang 28toán, Kiểm toán, Kinh doanh, Quản trị, Quản lý, Kinh tế học, Kinh tế ngành, Kinh tế
chính trị và kinh tế khác, 2 Kỹ thuật và Công nghệ: Công nghệ Thông tin, Môi trường, Điện - Điện tử, Xây dựng, Kiến trúc, 3 Khoa học Tự nhiên: Toán học, Vật
lý, Hóa học, Sinh học, 4 Khoa học Xã hội và Nhân văn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý,
Công tác Xã hội, Triết học, Chính trị học, Xã hội học, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ
Trung Quốc, Pháp luật, Đô thị, 5 Khoa học Giáo dục: Giáo dục Mầm non, Giáo dục
Tiểu học, Giáo dục học, Tâm lý học, Giáo dục Thể chất) Mục 4: Thể lệ cuộc thi; Thực
hiện theo Quyết định số 1391/QĐ-ĐHTDM ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Hiệutrưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một về ban hành Thể lệ Cuộc thi sinh viên nghiên
cứu khoa học và Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Đại học Thủ Dầu Một” Mục 5:
Triển khai thực hiện (1 Ban tổ chức (BTC) Cuộc thi, bao gồm các phòng, ban lãnhđạo của trường, 2 Tiến độ thực hiện, thời gian và nội dung thực hiện công tác thu
hoạch, báo cáo của các đề tài một cách cụ thể, 3 Phân công thực hiện: a) Phòng Khoa học là bộ phận thường trực của BTC Cuộc thi có nhiệm vụ: Tổ chức triển khai toàn bộ
kế hoạch của Cuộc thi trong toàn Trường Phối hợp với Đoàn Trường và các đơn vịtrong việc tổ chức phát động Cuộc thi đến toàn thể SV, hỗ trợ tổ chức các buổi tậphuấn chuyên đề hỗ trợ SV tham gia NCKH, tổ chức Ngày hội Khoa học sinh viên lần
IV – năm 2016 Phối hợp với bộ phận quản trị Website của Trường trong việc đăng tảicác biểu mẫu, hướng dẫn, thông báo liên quan đến Cuộc thi Tập hợp danh mục đề tài
từ các khoa gửi về và trình Hiệu trưởng phê duyệt danh mục; tham mưu Hiệu trưởng
ra quyết định giao đề tài và kinh phí thực hiện cho Sinh viên Tham mưu Hiệu trưởngthành lập các hội đồng đánh giá đề tài dự thi phân theo 5 nhóm ngành: Kinh tế, Kỹthuật và Công nghệ, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa họcGiáo dục Nhận hồ sơ đánh giá và kết quả xét Giải thưởng của hội đồng ở các phânnhóm ngành báo cáo BTC Cuộc thi; tổng hợp kết quả xét Giải thưởng; tham mưu BTCcấp Giấy chứng nhận, đề xuất khen thưởng cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích Tậphợp và duyệt bản thảo Kỷ yếu Ngày hội Khoa học Sinh viên lần IV – năm 2016.Hướng dẫn, tập hợp hồ sơ những đề tài tham gia các cuộc thi các cấp theo đúng quy
định b) Các Khoa có nhiệm vụ: Triển khai toàn bộ kế hoạch của Cuộc thi đến tất cả
SV của khoa Phân công trợ lý NCKH của khoa theo dõi kế hoạch Cuộc thi và hỗ trợcác bộ phận của BTC Cuộc thi khi có yêu cầu Phân công GV hướng dẫn SV sau khithuyết minh đề cương được duyệt Mỗi đề tài do 01 GV hướng dẫn, mỗi GV hướng
Trang 29dẫn tối đa là 02 đề tài Tạo điều kiện thuận lợi cho SV thực hiện đề tài như: phòng máytính, phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất, giấy giới thiệu Chịu trách nhiệm về chuyênmôn trước Nhà trường về việc xác định danh mục; xét duyệt đề cương, phân công giáoviên hướng dẫn; đánh giá đề tài ở cấp khoa, xét chọn các đề tài có chất lượng tốt nhấttham gia xét Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Đại học Thủ Dầu Một” lần IV – năm
2016 Số lượng đề tài của mỗi khoa gửi tham gia xét Giải thưởng lần IV – năm 2016được Ban tổ chức phân bổ dựa theo quy mô Sinh viên và số lượng đề tài được giaothực hiện của mỗi khoa (BTC sẽ có thông báo sau) Chủ động tổ chức các buổi tậphuấn kỹ năng có liên quan nhằm hỗ trợ SV tham gia Tổ chức Hội nghị sinh viênNCKH cấp khoa Đề xuất, phối hợp với các bộ phận có liên quan khen thưởng cho SV
đạt thành tích trong NCKH của năm học c) Đoàn Trường có nhiệm vụ: Triển khai
toàn bộ kế hoạch của Cuộc thi đến SV toàn Trường, hỗ trợ các khoa về thủ tục, quytrình triển khai thực hiện Phối hợp với Phòng Khoa học trong việc tổ chức phát độngCuộc thi đến toàn thể SV, tổ chức Ngày hội Khoa học sinh viên lần IV – năm 2016 Tổchức và phối hợp với các khoa tổ chức tập huấn các kỹ năng mềm về NCKH cho Sinhviên; tổ chức các hình thức đội, nhóm, câu lạc bộ,… nhằm hỗ trợ cho SV toàn Trườngtiếp cận và tham gia NCKH có hiệu quả Phối hợp với các bộ phận có liên quan đề
xuất khen thưởng cho SV đạt thành tích trong NCKH của năm học d) Phòng Công tác sinh viên có nhiệm vụ: Triển khai toàn bộ kế hoạch của Cuộc thi đến SV toàn
Trường thông qua các buổi sinh hoạt chính trị đầu năm, sinh hoạt chào cờ đầu tuần,…Phối hợp với phòng Khoa học trong việc biên tập và in Kỷ yếu Ngày hội Khoa họcSinh viên lần IV – năm 2016; in Giấy chứng nhận, Giấy khen cho các cá nhân, tập thểđạt thành tích của Cuộc thi Ghi nhận sự tham gia và thành tích tham gia NCKH của
SV để đề xuất các hình thức khen thưởng của năm học đ) Trung tâm Thông tin Thư viện có nhiệm vụ: Tạo điều kiện thuận lợi cho SV trong việc tham khảo các tài liệu,
khai thác thông tin trên Internet và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình thực
hiện đề tài Lập danh mục và lưu trữ kết quả các đề tài NCKH của SV đã thực hiện e) Phòng Kế hoạch - Tài chính có nhiệm vụ: thực hiện các công tác liên quan đến việc
cấp kinh phí hỗ trợ thực hiện đề tài, kinh phí phục vụ cho hoạt động NCKH SV, khen
thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích cao trong NCKH g) Phòng Đào tạo có
nhiệm vụ: cập nhật thành tích NCKH SV trong hồ sơ của SV
Trang 30Quyết đinh Số 4352/QĐ-UBND, Bình Dương, ngày 30/12/2014 “Quyết định
về việc phê duyệt định hướng NCKH và phát triển công nghệ tỉnh Bình Dương
năm 2016” Quyết định bao gồm 3 điều được nêu rõ Điều 1: Phê duyệt định hướng
NCKH và phát triển công nghệ với các lĩnh vực (KHXH & NV, Y tế, Công nghệ &Công Nghiệp, Nông nghiệp, Thông tin & Truyền thông, Bảo vệ Môi trường & Tài
nguyên, An ninh quốc phòng); Điều 2: Trách nhiệm giao cho Sở Khoa học & Công
nghệ hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc, các sở, ban, ngành, Mặt trận tổ quốc và các quầnthể cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, xã, thành phố, các trường Đại học, Cao đẳng,Trung cấp trên địa bàn tỉnh và các tổ chức hoạt động khoa học và phát triển công nghệnăm 2016 theo đúng định hướng Định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện,các vấn đề phát sinh, cần giải quyết, điều chỉnh, bổ sung sao cho phù với hoạt động
tham gia NCKH của các cơ sở; Điều 3: Trách nhiệm thực thi quyết định (Được bàn
giao cho Văn phòng UBND, Lãnh đạo các sở, ban, ngành, Mặt trận tổ quốc và cácđoàn thể cấp tỉnh, phải triển khai kế hoạch, quy định xuống cho các cơ sở được hiểu rõ
và nắm bắt, tổ chức triển khai thực hiện 100% hoạt động NCKH trong địa bàn tỉnhđặc biệt là các cơ sở giáo dục Đại học, cao đẳng trong đó có Đại học Thủ Dầu Một(UBND tỉnh Bình Dương, 2014)
Qua những tài liệu, văn bản, quy định của Bộ GDĐT và cơ sở đào tạo tại tỉnhBình Dương trong đó có trường Đại học Thủ Dầu Một, chúng tôi nhận thấy việc banhành các thông tư, văn bản rất cần thiết cho hoạt động NCKH của trường Đại học ThủDầu Một nói chung và họat động NCKH của sinh viên các khoa nói riêng để có thểnắm bắt các chính sách đãi ngộ, khen thưởng, lợi ích khi tham gia NCKH Trong đósinh viên là đối tượng quan trọng mà các văn bản, thông tư này muốn hướng tới đểnhằm đảm bảo quyền lợi cho các tác giả và các đề tài được hưởng nhiều chính sáchtốt Qua đây cũng thể hiện được sự đúng đắn của các ban, ngành khi đã chú trọng côngtác NCKH cho sinh viên và các cơ sở đào tạo để nhằm phát triển hơn nữa công tácphát triển toàn diện, khoa học chủ động tại trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay
1.2 Lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi sẽ lựa chọn Lý thuyết nhu cầu của Abraham HaroldMaslow để phân tích quan niệm của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một về hoạtđộng NCKH hiện nay
Trang 31Một điều thú vị trong những năm đầu tiên của sự nghiệp tâm lý của mình ôngphát hiện ra những con khỉ do ông thí nghiệm luôn có một số nhu cầu đặc biệt quantrọng hơn những nhu cầu khác Chẳng hạn giữa đói và khát, nhu cầu khát phải được ưutiên trước Và vì thế nhu cầu khát quan trọng hơn nhu cầu đói Nếu phải chọn giữa đápứng nhu cầu khát và nhu cầu khỏi bị kim chích đau đớn, nhu cầu tránh bị chích kim sẽcao hơn Rồi phải chọn giữa chích kim và không khí để thở Nhu cầu cần được thở sẽthắng Còn nhu cầu tính dục xem ra vẫn chưa phải là nhu cầu quan trọng nhất (Thơ).
Ông nhận ra ý nghĩa áp dụng của khám phá này và xây dựng một hệ thống nhucầu theo cấp bậc rất nổi tiếng Trong hệ thống này, ông đưa ra 5 nấc thang nhu cầu (5tầng) có nội dung bao hàm hơn, được xếp theo thứ tự từ nhu cầu vật chất cơ bản cầnthiết đến nhu cầu tinh thần nâng cao như sau (Pedia, Tháp Nhu cầu của Maslow):
5 tầng trong tháp nhu cầu của Maslow (Pedia, Tháp Nhu cầu của Maslow):
• Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological)
- thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi
• Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an
toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo
• Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/
belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có giađình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy
• Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm
giác được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng
• Tẩng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn
sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, cóđược và được công nhận là thành đạt
Sau Maslow, có nhiều người đã phát triển thêm tháp này như thêm các tầngkhác nhau, thí dụ (Pedia, Tháp Nhu cầu của Maslow):
• Tầng Cognitive: Nhu cầu về nhận thức, hiểu biết: - Học để hiểu biết, góp phầnvào kiến thức chung
• Tầng Aesthetic: Nhu cầu về thẩm mỹ - có sự yên bình, ham muốn hiểu biết vềnhững gì thuộc nội tại
• Tầng Self-transcendence: Nhu cầu về tự tôn bản ngã - một trạng thái siêu vị
kỷ hướng đến trực giác siêu nhiên, lòng vị tha, hòa hợp bác ái
Trang 32Tuy nhiên, mô hình căn bản được chấp nhận rộng rãi vẫn chỉ có 5 tầng như ởtrên
Maslow cho rằng con người muốn và luôn đấu tranh để thoả mãn những nhucầu khác nhau Xuất phát từ việc những mức nhu cầu bậc thấp bao giờ cũng cấp thiết
và quan trọng hơn, nên chúng sẽ đóng vai trò như nguồn và định hướng của một mụctiêu cá nhân nếu những nhu cầu này không được thoả mãn (trí B D., Vận dụng lýthuyết Tháp nhu cầu trong giáo dục trẻ)
Sau khi những nhu cầu bậc thấp được thoả mãn, những nhu cầu cao hơn sẽ làđộng cơ hành động Những nhu cầu chưa được thỏa mãn ở bậc dưới sẽ lấn át nhữngnhu cầu chưa được thỏa mãn ở bậc cao hơn, và chúng cần được thỏa mãn trước khimột cá nhân tiến lên các bậc cao hơn của tháp nhu cầu (trí B D., Vận dụng lý thuyếtTháp nhu cầu trong giáo dục trẻ)
Theo cách tiếp cận thuyết nhu cầu bằng góc độ của nghiên cứu tập trung vào 5nhu cầu cơ bản của con người trong tháp nhu cầu của Abraham Harold Maslow Qua
đó làm rõ được mục đích và nhu cầu của con người là nhân tố quan trọng giúp cho cácnhu cầu của con người được gắn kết chặt chẽ hơn mà đối tượng được đề cập đặc biệtđến đó là sinh viên khi tham gia NCKH Khi họ đạt được, thỏa mãn được các nhu cầuthì các mức độ hài lòng của bản thân về công việc, hoạt động sẽ được tăng lên, vì vậy
sẽ tạo ra sự cống hiến cao hơn đem lại giá trị thiết thực hơn cho bản thân và công việc
và tìm hiểu cụ thể nhu cầu của con người và có biện pháp hữu hiệu để đáp ứng, nghĩa
là họ cần biết đáp ứng cho những người cần thỏa mãn một cách hợp lý và có dụng ý
Trang 33Thông qua lý thuyết về thang bậc nhu cầu được đề xướng bởi nhà tâm lý họcAbraham Maslow, mỗi người trong chúng ta có thể rút ra nhiều điều thú vị về nhữngnhu cầu, giá trị trong cuộc sống, tìm hiểu các khó khăn mà học sinh, sinh viên gặpphải, các phương thức cần thiết để giáo dục hiệu quả.