1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Có thể nói với những đặc điểm về tự nhiên và lịch sử của Việt Nam, nông thôn vẫn là nơi sinh sống của đại bộ phận dân cư Việt Nam, hơn thế nữa, hiện có tới 90% người nghèo sinh sống ở nông thôn. Chính vì vậy phát triển nông thôn phải được chú trọng như nền tảng ổn định tình hình kinh tế, xã hội và là điều kiện quan trọng để quá trình phát triển đất nước diễn ra toàn diện, nhanh chóng và bền vững. Một khu vực nông thôn có nền sản xuất phát triển đạt trình độ cao không chỉ là cơ sở để xoá đói, giảm nghèo mà còn là động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế, phát triển quốc gia cũng như ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Thực tế ở nước ta và các nước trong khu vực đã chứng minh điều đó. Phát triển nông thôn đóng vai trò quan trọng vào quá trình tăng trưởng chung của cả nước và giảm bớt sự cách biệt, sự tụt hậu về kinh tế - xã hội giữa vùng thành thị và nông thôn, giảm bớt nguy cơ mất ổn định xã hội. Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông thôn cả nước nói chung, nông thôn Thái Nguyên nói riêng đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp dịch vụ, ngành nghề; các hình thức sản xuất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng ở nông thôn ngày càng được cải thiện. Xoá đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường. Dân chủ cơ sở được phát huy. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, cũng như cả nước, nông thôn Thái Nguyên phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng, nhất là ở các địa phương có làng nghề; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn chưa được thúc đẩy mạnh mẽ. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh của sản xuất hàng hoá. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới. Nhằm đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới có kết cấu hạ tầng từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Thực hiện chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới. Đây là mục tiêu lớn thể hiện thế mạnh về tốc độ tăng trưởng của Thái Nguyên, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ trong quá trình triển khai thực hiện. Nó đòi hỏi phải nắm rõ được thực trạng nông thôn Thái Nguyên, những thuận lợi và khó khăn, những nhân tố ảnh hưởng và có những giải pháp phù hợp, hoàn thiện cơ chế chính sách, khơi dậy tiềm năng lợi thế, huy động được tối đa nguồn lực để đưa công cuộc xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên đi trước một bước, vượt được mức chỉ tiêu chung của cả nước. Xuất phát từ tình hình thực tế đó và để góp phần giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện xây dựng nông thôn mới của các cấp, các ngành, địa phương cơ sở tỉnh Thái Nguyên có hệ thống và đạt kết quả cao, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên – Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trong nước, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên hướng tới nông thôn mới bền vững, giàu đẹp; giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống, theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới. - Kinh nghiệm của quốc tế và các địa phương trên cả nước về xây dựng nông thôn mới. - Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên và những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu nông thôn cấp tỉnhThái Nguyên, theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng NTM. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu, tổng kết cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế, trong nước và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới, những nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới. - Về không gian: Địa bàn tỉnh Thái Nguyên - Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2014; Số liệu thu thập: Từ kết quả điều tra thực trạng nông thôn tỉnh Thái Nguyên theo Bộ tiêu chí NTM và số liệu công bố giai đoạn 2011 - 2014. 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp nghiên cứu chung: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế như: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích – tổng hợp… 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Kế thừa các công trình đã nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới. - Khảo sát tình hình và số liệu tại Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thái Nguyên, điều tra: doanh nghiệp làng nghề, hộ gia đình… để phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên. - Từ việc nghiên cứu và kinh nghiệm bản thân, tác giả đưa ra các giải pháp về chính sách đối với xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên. 5. Kết quả dự kiến đạt được: - Góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về xây dựng nông thôn mới trong đó tập trung các nội dung liên quan đến các nhân tố tác động và chủ thể xây dựng nông thôn mới. - Phân tích đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và đề xuất một số giải pháp chính sách về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên. 6. Kết cấu luận văn: Kết cấu luận văn bao gồm 3 chương với những nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới. Chương 2: Thực trạng quá trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
Trang 1NGUYÔN NGäC Tó
Qu¸ tr×nh x©y dùng n«ng th«n míi ë tØnh Th¸i Nguyªn
Thùc tr¹ng, kinh nghiÖm vµ gi¶i ph¸p
Chuyªn ngµnh: LÞCH Sö KINH TÕ
Ngêi híng dÉn khoa häc:
TS Hå §×NH B¶O
Hµ Néi - 2015
Trang 2tỉnh Thái Nguyên – Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Hồ ĐìnhBảo Những tài liệu, số liệu sử dụng cho Luận văn này được thu thập từthực tế và phục vụ nghiên cứu đúng mục đích Các giải pháp, kiến nghịtrong Luận văn là do tôi tự tìm hiểu, phân tích và đúc rút một cách trungthực, phù hợp với tình hình thực tế
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Tú
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 5
1.1 Những vấn đề cơ bản về xây dựng nông thôn mới 5
1.1.1 Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới 5
1.1.2 Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới 8
1.1.3 Nội dung xây dựng nông thôn mới hiện nay 9
1.1.4 Vai trò, nhiệm vụ của các chủ thể xây dựng nông thôn mới 14
1.2 Những nhân tố tác động đến quá trình xây dựng nông thôn mới 20
1.3 Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về xây dựng nông thôn mới 24
1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế 24
1.3.2 Kinh nghiệm trong nướcvề xây dựng nông thôn mới 28
1.3.3 Một số bài học kinh nghiệm với xây dựng nông thôn mới 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN 35
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên có ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới 35
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 35
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên 37
2.2 Thực trạng quá trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên 39
2.2.1 Đối với phát triển con người 40
2.2.2 Đối với lĩnh vực nông nghiệp 42
2.2.3 Lĩnh vực nông thôn 42
2.2.4 Ban hành các cơ chế, quy định 43
2.2.5 Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân 45
2.2.6 Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn 47
Trang 42.3.1 Những kết quả đạt được 51
2.3.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân 55
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 56
3.1 Phương hướng và mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2020 56
3.2 Giải pháp thúc đầy quá trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên 62
3.2.1 Hoàn chỉnh quy hoạch và thực hiện quản lý theo quy hoạch 62
3.2.2 Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới 63
3.2.3 Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn 64
3.2.4 Về công tác cán bộ 65
3.2.5 Về phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn 66
3.2.6 Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động 69
3.3 Kiến nghị 71
3.3.1 Đối với các cơ quan Bộ, Ngành Trung ương 71
3.3.2 Đối với Tỉnh uỷ, HĐND các cơ quan đoàn thể tỉnh Thái Nguyên 72
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Trang 5Bảng 2.2: Nguồn vốn thực hiện chương trình NTM của tỉnh Thái Nguyên 44 Bảng 2.3: Kết quả xây dựng kết cấu hạ tầng NTM giai đoạn 2011 - 2014 49 Bảng 2.4: Mức đạt chỉ tiêu bình quân/xã của các địa phương giai đoạn 2011 - 2014 52 Bảng 2.5: Bảng đánh giá tổng số xã đạt tiêu chí NTM theo nhóm 54 Bảng 3.1: Danh mục các chương trình, đề án, dự án giai đoạn 2016 - 2020 60
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Có thể nói với những đặc điểm về tự nhiên và lịch sử của Việt Nam,nông thôn vẫn là nơi sinh sống của đại bộ phận dân cư Việt Nam, hơn thếnữa, hiện có tới 90% người nghèo sinh sống ở nông thôn Chính vì vậy pháttriển nông thôn phải được chú trọng như nền tảng ổn định tình hình kinh tế,
xã hội và là điều kiện quan trọng để quá trình phát triển đất nước diễn ra toàndiện, nhanh chóng và bền vững Một khu vực nông thôn có nền sản xuất pháttriển đạt trình độ cao không chỉ là cơ sở để xoá đói, giảm nghèo mà còn làđộng lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế, phát triển quốc gia cũng như ổnđịnh chính trị, xã hội của đất nước Thực tế ở nước ta và các nước trong khuvực đã chứng minh điều đó Phát triển nông thôn đóng vai trò quan trọng vàoquá trình tăng trưởng chung của cả nước và giảm bớt sự cách biệt, sự tụt hậu
về kinh tế - xã hội giữa vùng thành thị và nông thôn, giảm bớt nguy cơ mất ổnđịnh xã hội
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo củaĐảng, nông thôn cả nước nói chung, nông thôn Thái Nguyên nói riêng đã đạtđược thành tựu khá toàn diện và to lớn Kinh tế nông thôn chuyển dịch theohướng tăng công nghiệp dịch vụ, ngành nghề; các hình thức sản xuất tiếp tụcđổi mới Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùngnông thôn thay đổi Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết cácvùng ở nông thôn ngày càng được cải thiện Xoá đói, giảm nghèo đạt kết quả
to lớn Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường Dân chủ
cơ sở được phát huy An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững
Tuy nhiên, cũng như cả nước, nông thôn Thái Nguyên phát triển thiếuquy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngàycàng ô nhiễm trầm trọng, nhất là ở các địa phương có làng nghề; quá trình
Trang 7chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn chưa được thúc đẩy mạnh
mẽ Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu pháttriển mạnh của sản xuất hàng hoá Đời sống vật chất và tinh thần của ngườidân nông thôn còn thấp; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị,giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành chủ trương, chínhsách xây dựng nông thôn mới Nhằm đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chínông thôn mới có kết cấu hạ tầng từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và cáchình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh côngnghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hộinông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh tháiđược bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần củangười dân ngày càng được nâng cao
Thực hiện chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, TháiNguyên phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới.Đây là mục tiêu lớn thể hiện thế mạnh về tốc độ tăng trưởng của Thái Nguyên,nhưng cũng là một thách thức không nhỏ trong quá trình triển khai thực hiện
Nó đòi hỏi phải nắm rõ được thực trạng nông thôn Thái Nguyên, những thuậnlợi và khó khăn, những nhân tố ảnh hưởng và có những giải pháp phù hợp,hoàn thiện cơ chế chính sách, khơi dậy tiềm năng lợi thế, huy động được tối đanguồn lực để đưa công cuộc xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên đitrước một bước, vượt được mức chỉ tiêu chung của cả nước
Xuất phát từ tình hình thực tế đó và để góp phần giúp cho công tác lãnhđạo, chỉ đạo, thực hiện xây dựng nông thôn mới của các cấp, các ngành, địaphương cơ sở tỉnh Thái Nguyên có hệ thống và đạt kết quả cao, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái
Nguyên – Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp”.
Trang 82 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên, nghiêncứu kinh nghiệm quốc tế và trong nước, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp đẩymạnh quá trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên hướng tới nông thônmới bền vững, giàu đẹp; giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống, theo Bộ tiêu chíquốc gia về xây dựng nông thôn mới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nông thôn cấp tỉnhThái Nguyên, theo Bộ tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng NTM
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu, tổng kết cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc
tế, trong nước và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới, những nhân tố ảnhhưởng, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình xâydựng nông thôn mới
- Về không gian: Địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Về thời gian:
Đề tài được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2014;
Trang 9Số liệu thu thập: Từ kết quả điều tra thực trạng nông thôn tỉnh TháiNguyên theo Bộ tiêu chí NTM và số liệu công bố giai đoạn 2011 - 2014.
4 Phương pháp nghiên cứu:
4.1 Phương pháp nghiên cứu chung:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế như: phương phápthống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích – tổng hợp…
4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Kế thừa các công trình đã nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận về xâydựng nông thôn mới
- Khảo sát tình hình và số liệu tại Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mớicủa tỉnh Thái Nguyên, điều tra: doanh nghiệp làng nghề, hộ gia đình… để phântích, đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên
- Từ việc nghiên cứu và kinh nghiệm bản thân, tác giả đưa ra các giảipháp về chính sách đối với xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên
5 Kết quả dự kiến đạt được:
- Góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về xây dựng nông thôn mớitrong đó tập trung các nội dung liên quan đến các nhân tố tác động và chủ thểxây dựng nông thôn mới
- Phân tích đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới hiện nay trên địabàn tỉnh Thái Nguyên và đề xuất một số giải pháp chính sách về xây dựng nôngthôn mới tại tỉnh Thái Nguyên
6 Kết cấu luận văn:
Kết cấu luận văn bao gồm 3 chương với những nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới.
Chương 2: Thực trạng quá trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
Trang 10CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1 Những vấn đề cơ bản về xây dựng nông thôn mới
1.1.1 Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới
"Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã".
Nông thôn là một khái niệm thường được đặt trong mối quan hệ sosánh với đô thị, là vùng khác với thành thị, ở đó một cộng đồng chủ yếu lànông dân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, có kết cấu hạ tầng kémphát triển, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoáthấp hơn Trên giác độ ngành sản xuất vật chất đặc thù thì nông thôn thườngdùng để chỉ những khu vực dân cư sinh hoạt có hoạt động nông nghiệp, dựatrên hoạt động nông nghiệp Nói khác đi, các cư dân chủ yếu của nông thôn lànông dân và làm nghề nông, đây là hoạt động chủ yếu của các ngành sản xuấtvật chất nông, lâm, ngư nghiệp, các ngành nghề sản xuất kinh doanh và dịch vụphi nông nghiệp và dân cư của xã hội nông thôn là dân cư của xã hội chậm pháttriển Tuy nhiên, cho đến nay khái niệm nông thôn chỉ có tính tương đối, mộtvùng nông thôn có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh
tế - xã hội của quốc gia cũng như từng địa phương
Ở nước ta, khái niệm nông thôn mới được sử dụng một cách khá phổbiến trong thời gian gần đây, đặc biệt nó được đưa vào các văn bản quy phạmpháp luật của Nhà nước mà điển hình là khi Thủ Tướng Chính phủ ban hành
Trang 11Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 về phê duyệt Chươngtrình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020vớimục tiêu chung: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triểnnông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàubản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tựđược giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng đượcnâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
Như vậy, nông thôn mới có thể hiểu lànông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ,
ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ;
an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướngChính phủ về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới đã đưa ra 19 tiêu chí,phân thành 5 nhóm: Quy hoạch; Hạ tầng kinh tế xã hội; Kinh tế và tổ chứcsản xuất; Văn hoá - Xã hội - Môi trường; Hệ thống chính trị Như vậy, nôngthôn mới sẽ phải là nông thôn toàn diện bao gồm tất cả các lĩnh vực từ kinh
tế, xã hội đến quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái và phải phùhợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng
Theo nội dung thông tư 41/2013/TT-BNNPTNT, ngày 04 tháng 10 năm
2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Bộtiêu chí quốc gia về nông thôn mới quy định về xét công nhận huyện, tỉnh đạtchuẩn nông thôn mới thì có ba cấp đơn vị được xét là cấp tỉnh, cấp huyện và
Trang 12cấp xã: xã nông thôn mới khi đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia nôngthôn mới; Huyện nông thôn mới khi có 75% số xã trong huyện đạt chuẩnnông thôn mới; Tỉnh nông thôn mới khi có 80% số huyện trong tỉnh đạt chuẩnnông thôn mới.
Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thànhmột kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, tiên tiến về mọi mặt so vớinông thôn truyền thống
Nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị tứ; đó
là nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống Nếu so sánh giữanông thôn mới và nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao hàm cơcấu và chức năng mới
Chức năng mới của nông thôn đó là: Chức năng sản xuất nông nghiệphiện đại; chức năng giữ gìn văn hoá truyền thống; chức năng sinh thái (CùNgọc Hưởng, 2006)
Như vậy, nông thôn mới là nông thôn Việt Nam thời kỳ CNH – HĐH,giai đoạn 2010 – 2020, được xây dựng hướng tới Bộ tiêu chí quốc gia về NTM,mang những đặc trưng sau: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thầncủa cư dân nông thôn được nâng cao; nông thôn phát triển theo quy hoạch, cókết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; dântrí được nâng cao, bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát huy; an ninhtốt, quản lý dân chủ; chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao…
Xây dựng nông thôn mới là nội dung công việc tiến hành theo Quyếtđịnh 800, để đạt được 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mớiban hành theo Quyết định 491
Đơn vị cơ sở để xây dựng nông thôn mới là cấp xã Xã được xét côngnhận nông thôn mới là xã đạt được 19 tiêu chí nông thôn mới trong Bộ tiêu chíquốc gia nông thôn mới (theo từng vùng) được qui định tại Quyết định 491
Trang 13Huyện nông thôn mới là huyện có 75% số xã nông thôn mới.Tỉnh nôngthôn mới là tỉnh có 80% số huyện nông thôn mới
1.1.2 Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới
Trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, nông thôn nước ta đã đạtđược những thành tựu quan trọng Nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng với tốc độkhá, ngay trong cả giai đoạn nền kinh tế có nhiều khó khăn Cơ cấu sản xuấtchuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo vữngchắc an ninh lương thực quốc gia Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vịthế cao trên thị trường thế giới Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng
tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ Các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổimới Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường Bộ mặt nhiều vùng nôngthôn được thay đổi theo hướng văn minh, giàu đẹp Đời sống vật chất và tinhthần của cư dân các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện Xóa đói, giảmnghèo đạt kết quả to lớn Văn hóa, xã hội nông thôn có nhiều tiến bộ Dân chủ
cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được đó vẫn chưa tương xứng với tiềmnăng, các nguồn lực chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả Nông nghiệp vànông thôn nước ta vẫn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, yếu kém Đề án “Vấn đề nôngnghiệp, nông dân, nông thôn” của Bộ Chính trị (năm 2008) đã chỉ rõ:
- Nông nghiệp phát triển kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa pháthuy tốt các tiềm năng và nguồn lực chuyển dịch cơ cấu và đổi mới cách thức sảnxuất còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất lượng vàgiá trị gia tăng của nhiều loại nông sản thấp
- Công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm, thiếu quy hoạch, quy
mô nhỏ, chưa thực sự đóng vai trò thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấulao động ở nông thôn
- Các hình thức tổ chức sản xuất đổi mới chậm, chưa đủ sức phát triển
Trang 14mạnh sản xuất hàng hoá ở nông thôn
- Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội cònyếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm, năng lực thích ứng, đối phó với thiêntai còn thấp
- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn còn thấp, chênhlệch mức sống giữa thành thị và nông thôn và giữa các vùng ngày càng lớn; số
hộ nghèo còn lớn; phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc
Đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chứcthương mại thế giới (WTO), sản phẩm nông nghiệp đứng trước sự cạnh tranhgay gắt, ảnh hưởng đến sự phát triển nông thôn và đời sống nông dân
Tất cả những hạn chế yếu kém đó cho thấy, để hướng tới mục tiêu dângiàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh mà Đảng và Nhà nước ta
đã đề ra thì việc xây dựng nông thôn mới là vấn đề hết sức cấp bách Xây dựngnông thôn mới chính là nhằm tạo ra một nông thôn được quy hoạch hợp lý, cókết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, có các hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, sự phát triển của sản xuất nông nghiệp gắn chặt với sự phát triển nhanh cácngành công nghiệp và dịch vụ, trật tự xã hội ổn định, truyền thống, bản sắc vănhóa dân tộc được gìn giữ, môi trường sinh thái được bảo vệ, đời sống vật chất vàtinh thần của người dân ngày càng được nâng cao
1.1.3 Nội dung xây dựng nông thôn mới hiện nay
Nội dung xây dựng NTM là nội dung công việc thực hiện để đạt được
19 tiêu chí đánh giá theo Bộ tiêu chí quốc gia Bộ tiêu chí quốc gia NTMđược ban hành theo Quyết định 491 gồm 19 tiêu chí chia thành 5 nhóm, chỉtiêu từng tiêu chí được phân theo từng vùng
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Để đạt yêu cầu tiêu chí số 1 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM Quy hoạch
Trang 15sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hànghóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Quy hoạch phát triển hạtầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnhtrang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.
Phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội
Đạt yêu cầu tiêu chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong Bộ tiêu chí quốc gianông thôn mới Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở UBND xã và bảo vệ
hệ thống giao thông trên địa bàn xã Hoàn thiện hệ thống các công trình đảmbảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã Hoàn thiện
hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trênđịa bàn xã Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y
tế trên địa bàn xã Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa
về giáo dục trên địa bàn xã Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ
Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
Đạt yêu cầu tiêu chí số 10;12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mớinhư sau: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướngphát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao;
Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông -lâm - ngư nghiệp;
Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuấtnông, lâm, ngư nghiệp;
Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗilàng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương;
Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa côngnghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu laođộng nông thôn
Trang 16Giảm nghèo và an sinh xã hội
Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM Thực hiện cóhiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho huyện có tỷ lệ hộnghèo cao theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Tiếp tục triển khaiChương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo Thực hiện các chương trình
Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn;
Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loạihình kinh tế ở nông thôn;
Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thônmới.Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đàotạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốcgia nông thôn mới.Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực Y tế,đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 6 và số 16 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thônmới.Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, đáp ứngyêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
Trang 17Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộtiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trườnghọc, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu
về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã
Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệsinh môi trường nông thôn;
Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã,thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoátnước trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã;chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trongkhu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng
Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể chính trị
-xã hội trên địa bàn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đápứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới;
Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo,
đủ tiêu chuẩn về công tác tại xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặcbiệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở các vùng này;
Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chứctrong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới
Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới
Trang 18Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng chốngcác tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu;
Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiệncho lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh,trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới
Xây dựng NTM được thực hiện dựa trên 6 nguyên tắc:
Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải hướngtới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mớiban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủtướng Chính phủ
Xây dựng NTM theo phương châm, phát huy vai trò chủ thể của cộngđồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, banhành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ vàhướng dẫn thực hiện Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ởthôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện
Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mụctiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khácđang triển khai trên địa bàn nông thôn; có bổ sung dự án hỗ trợ đối với cáclĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư củacác thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư
Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗiđịa phương; có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây
dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành).
Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường
Trang 19phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình,
dự án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của ngườidân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổchức thực hiện và giám sát, đánh giá
Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội;cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựngquy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện; hình thành cuộc vận động
“toàn dân xây dựng nông thôn mới” do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổchức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủthể trong việc xây dựng NTM
1.1.4 Vai trò, nhiệm vụ của các chủ thể xây dựng nông thôn mới
a) Nhà nước
Trong xây dựng nông thôn mới, Nhà nước đóng vai trò định hướng,ban hành các tiêu chí, quy chuẩn xây dựng các cơ chế, chính sách; hướng dẫnxây dựng các đề án, dự án để thực hiện các nội dung theo yêu cầu của Bộ tiêuchí quốc gia về nông thôn mới, đồng thời đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện
ở cơ sở
Theo Thông tư 26, Quyết định 800 Nhà nước thiết lập hệ thống quản
lý, thực hiện Chương trình từ Trung ương đến cơ sở:
* Ở Trung ương thành lập Ban chỉ đạo Trung ương xây dựng NTM
* Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban chỉ đạoChương trình xây dựng NTM của tỉnh, thành phố (gọi chung là Ban Chỉ đạo tỉnh)
* Cấp huyện, thị xã thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựngNTM của huyện, thị xã (gọi chung là Ban Chỉ đạo huyện)
Ban Chỉ đạo huyện có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành việcthực hiện các nội dung của Chương trình NTM trên phạm vi địa bàn
Trang 20* Cấp xã: Căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, Ủy ban nhândân cấp tỉnh quyết định việc thành lập hoặc không thành lập Ban chỉ đạo xâydựng NTM ở cấp xã.
Thành lập Ban quản lý xây dựng NTM xã (gọi tắt là Ban quản lý xã) Ban quản lý xã có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:
- Ban quản lý xã là chủ đầu tư các dự án, nội dung xây dựng nông thônmới trên địa bàn xã UBND tỉnh và UBND huyện có trách nhiệm hướng dẫn
và tăng cường cán bộ chuyên môn giúp các Ban quản lý xã thực hiện nhiệm
vụ được giao
- Tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch tổng thể và kế hoạchđầu tư hàng năm xây dựng NTM của xã, lấy ý kiến các cộng đồng dân cưtrong toàn xã và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Tổ chức và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện, giám sátcác hoạt động thực thi các dự án đầu tư trên địa bàn xã
- Quản lý và triển khai thực hiện các dự án, nội dung bao gồm việc thựchiện các bước từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, nghiệm thu bàn giao vàđưa dự án vào khai thác, sử dụng
- Được ký các hợp đồng kinh tế với các đơn vị có tư cách pháp nhân,cộng đồng hoặc cá nhân cung cấp các hàng hóa, xây lắp và dịch vụ để thựchiện các công trình, dự án đầu tư
* Cấp thôn, bản, ấp (gọi chung là thôn): Thành lập Ban phát triển thôn.Ban phát triển thôn có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:
- Tổ chức họp dân để tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu rõ vềchủ trương, cơ chế chính sách, phương pháp; các quyền lợi và nghĩa vụ củangười dân, cộng đồng thôn trong quá trình xây dựng NTM Triệu tập các cuộc
Trang 21họp, tập huấn đối với người dân theo đề nghị của các cơ quan tư vấn, tổ chức
hỗ trợ nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về phát triển nông thôn
- Tổ chức lấy ý kiến của người dân trong thôn tham gia góp ý vào bản quyhoạch, bản đề án xây dựng NTM chung của xã theo yêu cầu Ban quản lý xã
- Tổ chức xây dựng các công trình hạ tầng do Ban quản lý xã giao nằmtrên địa bàn thôn (đường giao thông, đường điện liên xóm, liên gia; xây dựngtrường mầm non, nhà văn hóa thôn)
- Tổ chức vận động nhân dân tham gia phong trào thi đua giữa cácxóm, các hộ tập trung cải tạo ao, vườn, chỉnh trang cổng ngõ, tường rào để cócảnh quan đẹp Tổ chức hướng dẫn và quản lý vệ sinh môi trường trong thôn;cải tạo hệ thống tiêu, thoát nước; cải tạo, khôi phục các ao hồ sinh thái; trồngxây xanh nơi công cộng, xử lý rác thải
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, chống các hủ tục lạc hậu,xây dựng nếp sống văn hóa trong phạm vi thôn và tham gia các phong trào thiđua do xã phát động
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ các hộ nghèo giúp đỡ nhau phát triểnkinh tế tăng thu nhập, giảm nghèo
- Tự giám sát cộng đồng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bànthôn Thành lập các nhóm quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng các côngtrình sau khi nghiệm thu bàn giao
- Đảm bảo an ninh, trật tự thôn xóm; xây dựng và tổ chức thực hiệnhương ước, nội quy phát triển thôn
Nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng nông thôn mới:
Nhà nước hỗ trợ qua thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêuquốc gia, chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bànnông thôn và tiếp tục triển khai gồm: Chương trình giảm nghèo; chương trình
Trang 22quốc gia về việc làm; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nôngthôn; chương trình phòng, chống tội phạm; chương trình dân số và kế hoạchhoá gia đình; chương trình phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh nguy hiểm
và HIV/AIDS; chương trình thích ứng biến đổi khí hậu; chương trình về vănhoá; chương trình giáo dục đào tạo; chương trình 135; dự án trồng mới 5 triệu
ha rừng; hỗ trợ đầu tư trụ sở xã; hỗ trợ chia tách huyện, xã; hỗ trợ khám chữabệnh cho người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi ; đầu tư kiên cố hoá trường,lớp học; kiên cố hoá kênh mương; phát triển đường giao thông nông thôn;phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, làng nghề
Nhà nước thực hiện hỗ trợ vốn trực tiếp cho Chương trình xây dựngnông thôn mới theo nguyên tắc, cơ chế sau:
Hỗ trợ 100% từ ngân sách trung ương cho: công tác quy hoạch; đườnggiao thông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; xây dựng trường học đạtchuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hoá xã; kinh phí cho công tácđào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn, cán
bộ HTX;
Hỗ trợ một phần từ ngân sách trung ương cho xây dựng công trình cấpnước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; đường giao thông thôn, xóm; giaothông nội đồng và kênh mương nội đồng; phát triển sản xuất và dịch vụ; nhàvăn hoá thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; hạ tầng các khu sản xuất tậptrung, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản;
Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội
để bố trí Ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương khó khăn chưa tự cân đối ngânsách, địa bàn đặc biệt khó khăn và những địa phương làm tốt
Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chứctriển khai Chương trình HĐND tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấugiá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất
Trang 23trên địa bàn xã (sau khi trừ chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thựchiện các nội dung xây dựng nông thôn mới.
b) Cộng đồng doanh nghiệp
Cộng đồng doanh nghiệp đó là các trang trại, tổ hợp tác, HTX, cácdoanh nghiệp, tổ chức tín dụng… hoạt động trong khu vực nông thôn, họ cóvai trò rất lớn trong việc phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm tăng thunhập và đóng góp tự nguyện cho xây dựng nông thôn mới
Họ đầu tư cho sản xuất ngoài đồng ruộng hoặc cơ sở sản xuất tiểu thủcông nghiệp, dịch vụ để có thu nhập cao
Đầu tư xây dựng các công trình công cộng có thu phí để thu hồi vốn,như chợ, công trình cấp nước sạch cho cụm dân cư, điện, thu dọn và chôn lấprác thải, cầu nhỏ, bến đò, bến phà
Đầu tư kinh doanh các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm,cung cấp dịch vụ, ví dụ như kho hàng, khu trồng rau - hoa công nghệ cao,trang trại chăn nuôi tập trung, xưởng sấy nông sản, nhà máy chế biến thức ănchăn nuôi, trại cung cấp giống
Đầu tư trong nghiên cứu chuyển giao công nghệ, tổ chức đào tạo,hướng dẫn bà con tiếp cận kỹ thuật tiên tiến và tổ chức sản xuất những giốngcây, vật nuôi, dịch vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ khuyến nông, khuyếncông
Họ đóng góp, xây dựng các công trình công cộng của làng, xã như giaothông thôn, xóm; kiên cố hoá kênh mương; vệ sinh công cộng
c) Các tổ chức chính trị - xã hội
Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội khác vàoxây dựng nông thôn mới với vai trò tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhândân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới Uỷ ban
Trang 24Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tích cựctham gia vào thực hiện Chương trình; tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư", bổ sung các nội dungmới phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
d) Người dân nông thôn
Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, người dân nông thôn phảitham gia từ khâu quy hoạch, đóng góp công sức và của cải vật chất, phần lớntrực tiếp lao động sản xuất trong quá trình làm ra của cải vật chất, giữ gìn bảnsắc văn hóa dân tộc… đồng thời, cũng là người hưởng lợi từ thành quả củanông thôn mới Chính vì vậy, người dân nông thôn là chủ thể xây dựng nôngthôn mới là yếu tố vừa đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới thànhcông, vừa đảm bảo phát huy được vai trò tích cực của người dân nông thôn
Người dân ở thôn, xã dân chủ bàn bạc, quyết định và tổ chức thực hiệnxây dựng nông thôn mới, cụ thể:
- Tham gia ý kiến vào đề án xây dựng NTM và bản đồ án quy hoạchNTM cấp xã;
- Tham gia vào lựa chọn những công việc gì cần làm trước và việc gìlàm sau để thiết thực với yêu cầu của người dân trong xã và phù hợp với khảnăng, điều kiện của địa phương;
- Quyết định mức độ đóng góp trong xây dựng các công trình côngcộng của thôn, xã;
- Cử đại diện (Ban giám sát) để tham gia quản lý và giám sát các côngtrình xây dựng của xã;
- Tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành.Người dân nông thôn còn tự bỏ ra công sức, tiền của để chỉnh trang nơi
ở của gia đình mình như: xây dựng, nâng cấp nhà ở; xây dựng đủ 3 công trình
Trang 25vệ sinh; cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinhtheo chuẩn nông thôn mới; cải tạo lại vườn ao để có thu nhập và cảnh quanđẹp; sửa sang cổng ngõ, tường rào đẹp đẽ, khang trang
Đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình để tăng thunhập
Người dân đóng góp xây dựng công trình công cộng của làng, xã bằngcông lao động, tiền mặt, vật liệu, máy móc thiết bị, hiến đất
1.2 Những nhân tố tác động đến quá trình xây dựng nông thôn mới
Thực tế cho thấy, việc nghiên cứu các nhân tố có ảnh hưởng đến quátrình xây dựng nông thôn mới có vai trò rất quan trọng tạo cơ sở cho việc đềxuất các chính sách và giải pháp thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.Quá trình xây dựng nông thôn mới chịu sự tác động của nhiều nhân tố màtrước hết là phụ thuộc vào chính chủ thể thực hiện xây dựng nông thôn mới
và các nguồn lực quan trọng, cơ chế, chính sách của nhà nước là điều kiện đểthực hiện xây dựng nông thôn mới như đất đai, nguồn vốn, nhân lực…
Chủ thể xây dựng nông thôn mới
Cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định, người dân nông thôn thực sự làchủ thể xây dựng nông thôn Cho dù tiềm lực kinh tế của nhà nước có mạnh
đi chăng nữa nhưng nếu thiếu sự tham gia chủ động và đóng góp tích cực củachính tầng lớp cư dân nông thôn thì mọi phong trào, trong đó có nội dung xâydựng nông thôn mới không thể mang lại kết quả tích cực Chính vì lẽ đó,trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, người dân nông thôn phải phát huyđược vai trò của mình, phải tham gia từ khâu quy hoạch, đồng thời góp công,góp của và phần lớn trực tiếp lao động sản xuất trong quá trình làm ra của cảivật chất, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc… đồng thời, cũng là người hưởnglợi từ thành quả của nông thôn mới Người dân nông thôn chính là chủ thểxây dựng nông thôn mới, là yếu tố quyết định cho sự thành công của việc xây
Trang 26dựng nông thôn mới Do vậy, trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở từngđịa phương, từng khu vực cần hết sức chú ý vấn đề làm thế nào để động viên,huy động, đồng thời phát huy tính chủ động, tích cực của người dân nôngthôn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đề ra.
Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên, đất đai
Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên, xã hội bao gồm các yếu tố: vị trí địa
lý, đất đai, tài nguyên, khí hậu, thời tiết… Trong đó, đất đai là một trongnhững nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp và mang tính chất quyếtđịnh đến định hướng phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
Đất đai là một loại tài nguyên, là một trong những nguồn lực đóng vaitrò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Trong nông nghiệp,đất đai là một loại hình tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế Vớinhững nền kinh tế trong đó sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn, thunhập từ nông nghiệp là nguồn thu chính của đại bộ phận dân cư nông thôn thìđất nông nghiệp là một trong những thứ tài sản quan trọng nhất
Ở khu vực nông thôn, các công trình hạ tầng cơ sở luôn gắn với những
vị trí đất đai cụ thể Đất đai là một nguồn lực rất quan trọng đối với sự pháttriển của hạ tầng cơ sở ở nông thôn Muốn xây dựng hay mở rộng hệ thốngđường giao thông nông thôn trước tiên cần phải có chỗ để làm đường.Chiều dài cũng như bề rộng của các tuyến đường giao thông ở nông thônquyết định diện tích đất đai mà nó chiếm giữ Một trạm bơm, một tuyếnkênh mương, một trường học, một trạm y tế… đều chiếm giữ một diện tíchđất đai nhất định Hơn nữa, đất đai còn là một loại tài sản rất có giá trị,quyền chiếm hữu và sử dụng đất có thể chuyển hóa thành nguồn vốn vậtchất hoặc bằng tiền cho sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Đặc biệt,
quỹ đất công ích thông qua thị trường bằng phương thức “đổi đất lấy hạ tầng” đã trở thành nguồn vốn đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội
Trang 27nhiều vùng nông thôn Chủ trương, định hướng phát triển hạ tầng cơ sở ởnông thôn phải dựa vào quỹ đất hiện có Việc phát triển hệ thống thuỷ nông,các trạm bơm, kênh mương tưới tiêu, hệ thống giao thông nông thôn, cáccông trình hạ tầng giáo dục, y tế, văn hoá… đều gắn chặt với định hướng sửdụng đất đai của từng vùng, từng khu vực nông thôn và phụ thuộc vào quỹ đấthiện có Hình thức, quy mô, kích thước, kết cấu công trình hạ tầng cơ sở luônchịu ảnh hưởng của nhân tố đất đai, một mặt phải phù hợp với điều kiện tựnhiên, xã hội vốn có, mặt khác cũng phải đảm bảo tính hiệu quả của côngtrình
Thực tế cho thấy, việc phân bổ hợp lý, quản lý, sử dụng và khai thác
có hiệu quả đất đai sẽ đáp ứng được các mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Ngoài đất đai, còn có các nhân tố khác như địa hình, khí hậu… cũng
có ảnh hưởng nhất định đến xây dựng nông thôn mới Những vùng có điềukiện tự nhiên, xã hội thuận lợi có thể mang lại hiệu quả cao đối với các dự ánphát triển kinh tế - xã hội nông thôn và ngược lại những vùng có điều kiện tựnhiên, xã hội khó khăn sẽ cho hiệu quả dự án thấp
Nhóm nhân tố vốn
Vốn là nhân tố có vai trò vô cùng quan trọng và nhiều khi có ảnhhưởng mang tính chất quyết định đến quá trình xây dựng nông thôn mới Đểđầu tư phát triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp không thể không có vốn.Các công trình hạ tầng cơ sở, nhất là các công trình về giao thông, thủy lợithường đòi hỏi nguồn vốn lớn trong khi đó, bản thân nông nghiệp, nông thônkhó có thể tự giàu có để có nguồn tích lũy đủ lớn để cải thiện hệ thống hạtầng cơ sở Đặc biệt với một nền kinh tế đang phát triển thì nguồn vốn chođầu tư phát triển luôn trong tình trạng thiếu hụt, khi đó cần phải lựa chọngiữa việc đầu tư cho sản xuất kinh doanh hay đầu tư cho xây dựng hạ tầng,đầu tư vì mục tiêu ngắn hạn trước mắt hay mục tiêu lâu dài
Trang 28Vốn cho phát triển kinh tế - xã hội, cho xây dựng hạ tầng cơ sở nôngthôn có thể có từ nhiều nguồn: nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn đónggóp của dân cư, nguồn vốn xã hội hóa… Trong đó, nguồn vốn ngân sách nhànước luôn đóng vai trò rất quan trọng với khu vực nông thôn nước ta hiệnnay Bên cạnh nguồn vốn ngân sách thì nguồn vốn trong dân cũng là một nguồncần được chú ý khai thác Xét một cách tổng thể thì nguồn vốn này nằm trongkhuôn khổ nguồn lực tài chính của nền kinh tế và xã hội chậm phát triển Tuynhiên, đáng chú ý là bên cạnh mặt tích cực đóng góp vào sự phát triển của hệthống hạ tầng cơ sở nông thôn, nguồn vốn này xuất phát từ các khoản đóng gópnên đã xuất hiện những mặt trái, mặt tiêu cực Trong điều kiện kinh tế của dân
cư nông thôn còn eo hẹp, một bộ phận dân cư còn nghèo, còn khó khăn thì việcphải đóng góp để xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở sẽ là một thách thứclớn, thậm chí còn gây thêm khó khăn cho người dân Ngoài ra, một nguồn vốnkhá quan trọng nữa là nguồn vốn tín dụng nhà nước Loại nguồn vốn này đãxuất hiện khá phổ biến và đóng góp đắc lực vào phát triển hạ tầng cơ sở trongđiều kiện nguồn vốn ngân sách và nguồn huy động trong dân còn eo hẹp trongkhi việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng này có thể đem lại nguồn thulớn từ việc cung cấp dịch vụ
Thực tế cho thấy, sự năng động của các cấp chính quyền, của cộngđồng trong việc hoạch định phương hướng phát triển và tìm kiếm cũng như sửdụng có hiệu quả các nguồn vốn huy động được là một trong những yếu tố cótính chất quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn
Nhóm nhân tố về cơ chế, chính sách của nhà nước
Các cơ chế, chính sách của nhà nước có tác động rất mạnh đến sự pháttriển kinh tế - xã hội nói chung, ở nông thôn nói riêng
Hiện nay, nhiều quốc gia, nhiều địa phương coi các chính sách pháttriển nông thôn là một trong những chính sách được ưu tiên và thường bao
Trang 29gồm một số chính sách đặc trưng như: Chính sách hỗ trợ vốn của nhà nước,chính sách đất đai, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư, chính sách phâncấp quản lý cho chính quyền địa phương về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
và quản lý ngân sách Trong đó, chính sách hỗ trợ về vốn của nhà nước đốivới các vùng nông thôn, đặc biệt là những vùng còn có nhiều khó khăn vềkinh tế, xã hội là vô cùng cần thiết và thường được thực hiện thông qua cácchương trình mục tiêu như các chương trình kiên cố hoá kênh mương, cungcấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, phát triển đường giao thôngnông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, phát triển hạ tầng làngnghề nông thôn Chính sách mở rộng phân cấp cho các cấp chính quyền địaphương trong phê duyệt và thực hiện các dự án sẽ góp phần phát huy đượctính chủ động, năng động của các địa phương trong xây dựng các công trìnhkết cấu hạ tầng, trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn
1.3 Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về xây dựng nông thôn mới
1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế
a) Hàn Quốc
Hàn Quốc vào đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX là một nước nghèo sauchiến tranh, GDP bình quân đầu người thấp, không đủ lương thực và phần lớnngười dân không đủ ăn Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng hạn
Trang 30hán và lũ lụt thường xuyên xảy ra khắp đất nước Đến năm 1970 vẫn còn 70%dân số sống ở nông thôn, trong số đó 80% sống trong điều kiện khó khăn.
Sau trận lụt lớn năm 1969, trong khi đi thị sát tình hình dân chúng,Tổng thống Park Chung Hy nhận ra rằng viện trợ của chính phủ cũng là vônghĩa nếu người dân không nghĩ cách tự cứu lấy mình Hơn thế nữa, khuyếnkhích người dân tự hợp tác và giúp đỡ nhau là điểm mấu chốt để phát triển
nông thôn Những ý tưởng này chính là nền tảng của phong trào“Saemaul Undong” (Phong trào làng mới) được đích thân Tổng thống Park phát động
vào ngày 22/4/1970
Phong trào đề cao “Tinh thần Saemaul” gồm 3 thành tố: “Chăm chỉ
-Tự lực - Hợp tác” Cơ sở để hình thành tinh thần này là: “Chăm chỉ” là động
cơ tự nguyện của người dân, không ngừng vượt qua khó khăn để tiến tới
thành công, “Tự lực” là ý chí bản thân, tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm
về cuộc sống và vận mệnh của bản thân và “Hợp tác” là nhận thức về mong
muốn phát triển cộng đồng phải nhờ vào nỗ lực của tập thể
Sự ra đời của phong trào “Saemaul Undong” vào đúng lúc nông thônHàn Quốc đang trì trệ trong đói nghèo đã tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ của khuvực nông thôn và nhanh chóng đạt được những kết quả tích cực Chỉ sau 4năm phát động “Saemaul Undong”, sản lượng lúa tăng đến mức có thể tự túclương thực, phổ biến kiến thức nông nghiệp đã tạo nên một cuộc cách mạngtrong phương pháp canh tác, thu nhập một năm của hộ nông dân (674 nghìnwon tương đương 562 USD) cao hơn so với hộ ở thành thị (644 nghìn wontương đương 537 USD) Đến năm 1980, bộ mặt nông thôn có thể nói đã hoàntoàn thay đổi với đầy đủ điện, đường, nước sạch, công trình văn hóa…
Thực tế, “Saemaul Undong” từ một phong trào ở nông thôn đã lan rathành một phong trào đổi mới toàn xã hội Hàn Quốc
Trang 31b) Trung Quốc
Từ năm 1978, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách cải cách ởnông thôn Thực tế, việc xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc khá linh hoạthơn, dựa trên quy hoạch tổng thể, căn cứ tình hình cụ thể ở các địa phương,đặc điểm tự nhiên, xã hội để đưa ra chính sách, biện pháp thích hợp Ngânsách nhà nước chủ yếu dùng làm đường giao thông, công trình thủy lợi… Đốivới nhà ở nông thôn, nếu địa phương nào ngân sách lớn, nông dân chỉ bỏ ramột phần, còn lại là tiền của ngân sách
Bên cạnh việc chú trọng xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở, ở nông thônTrung Quốc đã xác lập thể chế kinh doanh hai tầng kết hợp, lấy kinh doanhbao thầu gia đình làm cơ sở; mở cửa toàn diện thị trường nông sản; xóa bỏthuế nông nghiệp, và thực hiện trợ cấp trực tiếp cho nông dân
Nguồn tài chính hỗ trợ cho vấn đề tam nông tại Trung Quốc tập trungvào 3 mục tiêu là nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông thôn phát triển, vànông dân tăng thu nhập Để tăng thu nhập cho nông dân, Trung Quốc tăngđầu tư hỗ trợ về giá mua giống, hỗ trợ thu mua lương thực không thấp hơn giáthị trường, mua máy móc thiết bị nông nghiệp và vốn Cùng đó, Trung Quốccũng tập trung xây dựng cơ chế hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng làm việc, đặcbiệt là lao động trẻ Ngoài ra, bên cạnh giảm thu phí và thuế với nông dân,Trung Quốc còn có chủ trương, đảm bảo trong vòng 3 năm xóa bỏ tình trạngcác xã, thị trấn không có dịch vụ tài chính tiền tệ cơ bản Đồng thời, thúc đẩyviệc mua đồ gia dụng, ô tô, xe máy tại các xã, bằng cách nhà nước trợ cấp13% trên tổng giá trị hàng hoá khi nông dân mua sản phẩm
Với nhiều chính sách phù hợp, nông thôn nhiều vùng ở Trung Quốc đã
có sự thay đổi rõ nét về nhiều mặt, một số vùng phát triển nhanh chóng và trởthành nông thôn giàu đẹp
Trang 32c) Đài Loan
Khi tiến hành công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, Đài Loan cólợi thế so với nhiều nước và vùng lãnh thổ đang phát triển khác là tiếp nhậnđược một khoản viện trợ và đầu tư nước ngoài lớn Trong giai đoạn đầu khôiphục kinh tế, một phần lớn tiền viện trợ (khoảng 30%) dùng cho việc tái thiếtnông thôn Việc lập kế hoạch tham mưu xây dựng chính sách và điều hànhđầu tư cho nông thôn được giao cho cơ quan Tái thiết nông thôn (JCRR)thành lập năm 1948
Quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn Đài Loan gắn liềnvới chiến lược phát triển chung của kinh tế Đài Loan Chính phủ đã thành lập
17 khu vực công nghiệp nông thôn để hỗ trợ phát triển ngành thủ công vàcông nghiệp nông thôn JCRR cung cấp tín dụng, hỗ trợ công nghệ cho các dự
án này, tập trung vào công nghiệp chế biến nông sản Đài Loan rất chú trọngphát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm; tạo mối liên kết chặt chẽgiữa công nghiệp và nông nghiệp, hình thành mối quan hệ hợp đồng giữanông dân vùng nguyên liệu với nhà máy Các doanh nghiệp với sự bảo trợ củachính quyền, phối hợp với Nông hội ký kết hợp đồng với nông dân sản xuấtnguyên liệu cho các nhà máy và tiêu thụ nông sản cho nông dân Ở nhiềuvùng nông thôn, các ngành chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp dệt, đồmay mặc, đồ da, đồ gỗ, sản phẩm thép, thiết bị máy,… phục vụ xuất khẩuchiếm ưu thế Nói chung, Đài Loan đã áp dụng thành công mô hình kinh tếliên kết: nông dân - nông hội - chính phủ; doanh nghiệp nước ngoài - doanhnghiệp vệ tinh trong nước; nông dân - nhà máy; sản xuất tiêu thụ nội địa -xuất khẩu; công nghiệp thành phố - kinh tế nông thôn… Ở Đài Loan, nôngnghiệp, nông thôn không chỉ là nền tảng trong tiến trình công nghiệp hoá, màthực sự tham gia tích cực vào giai đoạn đầu cung cấp lương thực, nguyên liệucho xã hội, chuyển vốn và lao động, tích luỹ ngoại tệ cho công nghiệp, tạo rathị trường rộng lớn cho sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ
Trang 331.3.2 Kinh nghiệm trong nướcvề xây dựng nông thôn mới
a) Tỉnh Quảng Ninh
Triển khai công tác xây dựng nông thôn mới, các cấp, các ngành,các địa phương trong tỉnh đồng loạt triển khai với phương châm: Cùng với sựđầu tư lớn của nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, phải huy động sức mạnhtổng hợp của toàn thể nhân dân, dựa vào nội lực của cộng đồng dân cư, mọiviệc phải được dân biết, dân bàn, dân làm và dân hưởng thụ Đồng thời, tỉnhQuảng Ninh chủ trương không làm thí điểm mà triển khai đồng bộ ở 125 xãnông thôn của 13 huyện, thị, thành phố (trừ thành phố Hạ Long vì không cònxã) và thực hiện đồng bộ tất cả các tiêu chí Trong đó, lựa chọn 2 xã ở 2huyện Hoành Bồ và Đông Triều làm mẫu triển khai nội dung thẩm định, phêduyệt quy hoạch Đề án nông thôn mới cấp xã để rút kinh nghiệm trước khicác huyện phê duyệt trên phạm vi toàn tỉnh
Theo báo cáo đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàntỉnh, tính đến nay, các tiêu chí đạt tương đối cao như: 100% số xã hoàn thànhphổ cập giáo dục trung học cơ sở; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế;123/125 xã có điểm bưu điện cấp xã; 100% xã hoàn thành việc xóa nhà tạm,dột nát; 91/125 xã có trên 20% người dân tham gia bảo hiểm y tế; 89/125 xã
có tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thường xuyên trên 95%; 107/125 xã có an ninh,trật tự xã hội được giữ vững Toàn tỉnh có 28 xã đạt trên 20/39 chỉ tiêu nôngthôn mới; 69 xã đạt từ 10-20/39 chỉ tiêu; 28 xã đạt dưới 10/39 chỉ tiêu Côngtác lập đề án được cấp huyện, cấp xã tích cực thực hiện, đã có 101 xã hoànthiện đề án, 59 xã thông qua HĐND cùng cấp, 5 xã đã được UBND huyệnphê duyệt; có 87/125 xã đã thông qua phương án quy hoạch tổng thể trungtâm xã lần 1 và quy hoạch phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn lần 2.Đến hết ngày 30-9-2011, tất cả các xã sẽ phê duyệt xong quy hoạch xâydựng nông thôn mới và quy hoạch trung tâm xã
Trang 34Từ thực tiễn quá trình xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh cho thấy,
sự quyết tâm cao, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận trongnhân dân đã huy động được các nguồn lực, huy động được sức mạnh tổng hợpcủa toàn dân tham gia thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và đãmang lại nhiều kết quả tích cực
Sau 4 năm thực hiện nông thôn mới ở Thái Bình, đến nay, toàn tỉnh có267/267 xã hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới và quy hoạch chitiết giao thông thủy lợi nội đồng, hoàn thành việc lấy ý kiến nhân dân trong
xã và đã được phê duyệt
Nhằm tạo điều kiện và thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sảnxuất hàng hóa lớn, Thái Bình đã chú trọng thực hiện công tác dồn điền, đổithửa và xây dựng cánh đồng mẫu Đến hết tháng 12-2012, có 253/267 xã đãthực hiện xong việc dồn điền đổi thửa (bình quân đạt 1,79 thửa/hộ, trước đâybình quân 3,67 thửa/hộ) Tỉnh đã chọn 8 xã làm điểm năm 2010, sau sơ kết rútkinh nghiệm, tiếp tục chọn 70 xã làm điểm để tập trung đầu tư, chỉ đạo thựchiện Tỉnh tập trung xây dựng những cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hoá vàosản xuất, đầu tư hỗ trợ 60,1 tỷ đồng mua 690 máy nông nghiệp đưa vào sản
Trang 35xuất Đồng thời, hỗ trợ cho những xã làm điểm cánh đồng mẫu lớn 6,59 tỷđồng xây mới các trạm bơm, 11,2 tỷ đồng xây kênh mương
Về phát triển các hình thức sản xuất ở nông thôn, toàn tỉnh đã có 524trang trại, trong đó có 4 trang trại trồng trọt, có 167 trang trại chăn nuôi, có
339 trang trại nuôi trồng thủy sản, có 14 trang trại sản xuất kinh doanh tổnghợp, tổng số lao động thường xuyên của trang trại là 2.385 người Hiện đã có
43 cụm công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích là 1.226ha, số laođộng nông thôn vào làm việc tại các cụm công nghiệp là 13.232 người Có
241 làng nghề được UBND tỉnh công nhận (có 189/267 xã có làng nghề), tạoviệc làm cho 154.390 lao động ở khu vực nông thôn Có 223 chợ nông thôn,trong đó 26 chợ đạt tiêu chí nông thôn mới Có 50 cơ sở dạy nghề với quy môđào tạo trung cấp, sơ cấp nghề cho khoảng 12.000 người/năm
Về xây dựng cơ sở hạ tầng, tổng khối lượng đào đắp đạt 17.612.511m3,cứng hóa 611,2km kênh mương, xây dựng 164,09km đường giao thông nộiđồng, 216,33km đường giao thông nông thôn, cải tạo nâng cấp 28 trạm bơm,
248 cống đập, nạo vét hàng nghìn km sông ngòi Xây dựng 15 trạm cấp nướcsạch; xây mới, cải tạo, nâng cấp 30 trường trung học cơ sở, 10 trường mầmnon, 5 nhà văn hóa xã, 30 nhà văn hóa thôn, 6 trạm y tế, 19 bãi xử lý rác thải;cải tạo nâng cấp 36 chợ nông thôn
Trang 36- Công tác xây dựng quy hoạch (bao gồm cả quy hoạch chung và quyhoạch chi tiết) chất lượng chưa cao Một vài nơi, cán bộ chủ chốt thiếu kinhnghiệm và chuyên môn về xây dựng, còn phó mặc cho đơn vị tư vấn thiết kế,nên chất lượng quy hoạch chưa cao, thiếu sự bền vững, chưa phù hợp với quyhoạch chung của huyện và vùng Xây dựng quy hoạch còn gò bó cứng nhắc,chạy theo chỉ số của các tiêu chí nên một số hạng mục công trình xây dựngxong chất lượng và hiệu quả sử dụng thấp như: nhà văn hóa, trạm cấp nước,chợ nông thôn, trạm rác thải… gây lãng phí tổn kém Cá biệt có nơi việc thựchiện công khai dân chủ còn hạn chế, nên có hiện tượng còn thắc mắc về quỹđóng góp đối ứng của nhân dân, đền bù giải phóng mặt bằng, v.v
- Việc dồn điền đổi thửa một số nơi còn chậm Một số nơi chưa chú ýđến tổ chức sản xuất của nhân dân, thiếu quan tâm việc tiêu thụ sản phẩm chonông dân Một số sản phẩm tiêu thụ chậm hoặc không có thị trường gây khókhăn cho người sản xuất
- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên vànhân dân còn hạn chế Trong tuyên truyền còn nặng về chủ trương xây dựng
cơ sở hạ tầng, mà chưa chú ý đến mục tiêu chung là xây dựng một xã hội ởnông thôn từng bước hiện đại, có kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinhthần của nhân dân được nâng lên, một xã hội có nếp sống văn hóa
- Một số nơi chưa chú ý xây dựng tiêu chí xây dựng thôn, làng gia đìnhvăn hóa, giảm hộ nghèo, phát triển nghề và làng nghề, chưa chú trọng việcgiảm thiểu dần những tệ nạn xã hội, những hành vi phản văn hóa trong lễ hội,
lễ cưới, lễ tang và các hoạt động văn hóa khác
c) Huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định)
Để triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, Hải Hậu đã nghiêncứu kỹ và quán triệt sâu rộng chủ trương của Trung ương, của tỉnh về xâydựng nông thôn mới và vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế của địa
Trang 37phương Huyện Hải Hậu đã cụ thể hóa 19 tiêu chí quốc gia thành 20 tiêu chíxây dựng xóm (thôn) đạt thôn nông thôn mới, trong đó có 12 tiêu chí xómnông thôn mới, 8 tiêu chí gia đình nông thôn mới Đồng thời, đẩy mạnh côngtác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức để mỗi người dân hiểu đượcmục đích, ý nghĩa và lợi ích thiết thực “Cống hiến và tự hưởng” khi xây dựngnông thôn mới Trong quá trình tổ chức thực hiện, huyện đã huy động cả hệthống chính trị vào cuộc kiên quyết; phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mỗicấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở Phân cấp,phân công nhiệm vụ thật cụ thể gắn với trách nhiệm và sự nỗ lực, gương mẫuthực hiện của mỗi cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên Như: Hội cựu chiếnbinh mỗi người ủng hộ 100kg xi măng, Hội viên hội nông dân tự nguyện hiếnđất xây dựng giao thông, xây dựng nhà văn hoá, ngày công nạo vét cốngrãnh… Xác định nhiệm vụ trọng tâm của từng năm để tập trung chỉ đạo thựchiện, không dàn trải Chủ trương và khẩu hiệu xây dựng nông thôn mới HảiHậu là: ‘Thực hiện từ đồng về nhà, từ nhà ra xóm và từ xóm ra xã” Thựchiện nghiêm túc phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dânhưởng thụ”; thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện, kịp thời và kiênquyết xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm, khuyết điểm làm ảnhhưởng đến phong trào xây dựng nông thôn mới…
Với chủ trương đúng, cách làm sáng tạo, dân ủng hộ, xây dựng nôngthôn mới của huyện Hải Hậu đã trở thành một phong trào thi đua sôi nổi giữacác gia đình, các xóm và các xã Đã huy động nhân dân đóng góp hàng triệungày công, hiến tặng gần 400 ha đất làm đường nội đồng, đường xóm và trên
500 tỷ đồng để cùng với nguồn hỗ trợ của trên cải tạo, nâng cấp gần 400kmđường thôn xóm, 250 km đường giao thông nội đồng theo tiêu chí nông thônmới, 170 km thoát nước khu dân cư, xây dựng mới 42 nhà văn hoá xóm, nâng cấp hệ thống trường học, trạm xá Làm thay đổi cảnh quan làng xóm và
Trang 38bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc Kinh tế phát triển, văn hoá đời sốngcủa nhân dân được cải thiện nâng lên rõ rệt
Chỉ sau hơn 2 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, huyện Hải Hậu
đã đạt được những kết quả rất phấn khởi Từ xuất phát ban đầu mới đạt 8 tiêu
chí, đến nay toàn huyện đạt 17 tiêu chí, có 2 xã, thị trấn đạt 20 tiêu chí (xã Hải Toàn, TT Thịnh Long); 1 thị trấn đạt 19 tiêu chí (TT Cồn); 5 xã đạt 18
tiêu chí; 13 xã, thị trấn đạt 17 tiêu chí; 11 xã đạt 16 tiêu chí; 1 xã đạt 15 tiêuchí; 2 xã đạt 13 tiêu chí; 12 xã, thị trấn hoàn thành tiêu chí số 20 về xây dựngxóm NTM; 342/546 xóm, tổ dân phố đạt tiêu chí xóm nông thôn mới và hếtnăm 2013 có 20/35 xã thị trấn hoàn thành xây dựng nông thôn mới
1.3.3 Một số bài học kinh nghiệm với xây dựng nông thôn mới
Từ xem xét quá trình xây dựng nông thôn mới ở một số quốc gia vàmột số địa phương trong nước có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có ýnghĩa tham khảo với huyện Hiệp Hòa trong quá trình xây dựng nông thôn mớinhư sau:
Thứ nhất, để Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
đạt được những kết quả mong muốn cần phải có sự tham gia của cả hệ thốngchính trị Công tác chỉ đạo phải đồng bộ, thống nhất từ huyện đến cơ sở.Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, công tác kiểm tra, đôn đốc và đánh giá, rútkinh nghiệm cần được duy trì thường xuyên để kịp thời phát hiện, phổ biếncách làm mới, hiệu quả và những bất cập cần điều chỉnh Xây dựng nông thônmới được triển khai trên địa bàn cấp xã nên ban quản lý chương trình cấp xãđóng vai trò quyết định trong việc tổ chức thực hiện thành công chương trình.Đội ngũ cán bộ cấp xã và tiểu ban ở các thôn phải am hiểu chính sách, phápluật, có trình độ, năng lực và tâm huyết với công việc
Thứ hai, công tác quy hoạch phải đi trước một bước, việc xây dựng đề
án, kế hoạch phải thống nhất và bám sát quy hoạch, tập trung cao để thực
Trang 39hiện, nắm bắt kịp thời những khó khăn vướng mắc để chủ động tháo gỡ ngay
từ cơ sở
Thứ ba, công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân cần được tiến hành thường xuyên, bằng nhiều hìnhthức khác nhau để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động
từ cấp uỷ đảng, chính quyền tới các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quantrọng của chương trình, nhận thức rõ xây dựng nông thôn mới vừa là nhiệm
vụ cấp bách vừa là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài
Thứ tư, xây dựng nông thôn mới phải dựa vào nội lực của cộng đồng là
chính Vì vậy cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt để nhân dânhiểu và đóng góp sức người sức của thực hiện chương trình Xây dựng nôngthôn mới là nhiệm vụ lâu dài, khó khăn nhưng thực sự hợp lòng dân, do ngườidân nông thôn là chủ thể, Nhà nước đóng vai trò tổ chức, khuyến khích và hỗtrợ Vì vậy cần tránh tư tưởng nóng vội, chạy theo thành tích và duy ý chí.Mọi hoạt động trong xây dựng nông thôn mới phải dựa trên nguyện vọngchính đáng của nhân dân, phát huy tinh thần dân chủ, thực hiện triệt đểnguyên tắc: "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi" Bêncạnh đó cần tranh thủ kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ trong nôngnghiệp để giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ởnông thôn Quản lý và sử dụng các nguồn vốn chặt chẽ, hiệu quả, công khai,dân chủ, không để xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí
Trang 40CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên có ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nóiriêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưukinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ;phíaBắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc,Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Namtiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50
km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km vàcảng Hải Phòng 200 km Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệthống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnhthành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu ViệtNam – Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Thái Nguyên, BắcGiang Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên –
Hà Nội - Lạng Sơn Thái Nguyên có địa hình đặc trưng là đồi núi xen kẽ vớiruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bát úp
Đất đai
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiềukhả năng để phát triển nông lâm, công nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ