Trên thế giới, BHXH ra đời cách đây hàng trăm năm và trở thành giải pháp hữu hiệu giúp con người vượt qua những khó khăn rủi ro trong cuộc sống và trong quá trình lao động. Có lẽ không có chính sách xã hội nào mang nhiều ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc, chăm lo nâng đỡ, bảo vệ các vòng quay khép kín của một đời người. BHXH chính là xương sống của hệ thống ASXH, thể hiện trình độ văn minh của mỗi quốc gia.Chính sách BHXH đã được Đảng, Nhà nước ta thực hiện từ năm 1960. Kể từ đó đến nay, chính sách BHXH được phát huy, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của NLĐ. Từ khi Bộ Luật Lao động ra đời, BHXH được thực hiện theo Điều lệ BHXH và thực sự đi vào đời sống kinh tế, xã hội, chính trị; có tác dụng tích cực trong mối quan hệ giữa NLĐ và người SDLĐ. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể thực hiện công tác BHXH được tốt nhất, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia và đối tượng thụ hưởng được cao nhất mà không để ảnh hưởng tới sự phát triển chung của toàn xã hội.Công tác quản lý và chi trả các chế độ BHXH hiện nay là một trong những công tác rất quan trọng giúp cho chính sách BHXH được đảm bảo đồng thời góp phần nâng cao hệ thống ASXH nước nhà. Để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ thì chi cho ai, chi như thế nào, chi bằng cách nào là những vấn đề luôn được các cấp, các ngành quan tâm và chú trọng để kịp thời có những điều chỉnh phù hợp đối với sự phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của con người. Chính vì vậy, khóa luận đã tập trung nghiên cứu về công tác chi trả các chế độ BHXH bắt buộc.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm
ơn các thầy cô giáo trong khoa Bảo hiểm - Trường Đại học Lao động xã hội Đặcbiệt em vô cùng cảm ơn thầy giáo Phạm Đức Trọng, người thầy đã trực tiếphướng dẫn chu đáo, tận tình chỉ bảo để em hoàn thành khóa luận
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, phòng Chế độ chính sáchcùng toàn thể cơ quan BHXH tỉnh Lạng Sơn đã giúp đỡ, tạo điều kiện cung cấptài liệu, số liệu để em có thể hoàn thành khóa luận này
Dù đã có sự cố gắng rất nhiều, song do thời gian và kiến thức còn hạn nênkhóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất kính mong nhận được sựgóp ý của các thầy cô giáo, bạn bè và những người quan tâm đến khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2011
Sinh viên
Triệu Hồng Hạnh
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của mình;
Các số liệu và kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực, xuấtphát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập và được cơ quan thực tập cung cấpcùng với những góp ý cho khóa luận này
Tác giả khóa luận
Triệu Hồng Hạnh
Trang 3CNTT: Công nghệ thông tin
HĐND: Hội đồng nhân dân
Trang 4TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Công tác chi trả các chế độ BHXH hiện nay là một trong những công tácrất quan trọng và có nghĩa rất lớn đối với những người tham gia và thụ hưởngchính sách BHXH Chính vì vậy, em đã nghiên cứu vấn đề này tại cơ quanBHXH tỉnh Lạng Sơn, từ việc phân tích số liệu thực tế, đưa ra các nhận xét vềthuận lợi và khó khăn trong công tác chi trả các chế độ BHXH Trên cơ sở đótìm ra những nguyên nhân và từ đó đề xuất một số giải pháp và khuyến nghịnhằm nâng cao hiệu quả công tác chi trả các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Khóaluận bao gồm:
Chương 1 Một số vấn đề lý luận chung về BHXH và công tác chi trả cácchế độ BHXH Trong chương này em có đưa ra một số khái niệm về BHXH;khái niệm, vai trò, nguyên tắc và nội dung về công tác chi trả chế độ BHXHđồng thời đưa ra các yếu tố ảnh hưởng tới công tác này
Chương 2: Thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tạiBHXH tỉnh Lạng Sơn Trong chương 2 này, em chủ yếu đưa ra các số liệu thực
tế của đơn vị nhằm nêu lên thực trạng về công tác chi trả các chế độ BHXH Từ
đó đánh giá những mặt đạt được và những hạn chế để tìm ra nguyên nhân củahạn chế đó Ngoài ra dựa vào số liệu thống kê và các phương pháp dự báo để dựbáo chi trả chế độ BHXH tại BHXH tỉnh trong những năm tới
Chương 3 Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác chitrả các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Lạng Sơn Trong chương 3 này, em đưa ramột số giải pháp kiện toàn cơ cấu tổ chức và hoàn thiện các hình thức chi trả,đào tạo cán bộ, mở rộng ứng dụng CNTT,…từ đó đưa ra khuyến nghị đối với cơquan Nhà nước, với cơ quan BHXH, UBND tỉnh và các ban ngành liên quannhằm nâng cao hiệu quả công tác chi trả các chế độ BHXH
Hi vọng trong những năm tiếp theo BHXH tỉnh Lạng Sơn sẽ phát huy vàgiữ vững thành tích đã đạt được, khắc phục những mặt còn hạn chế tồn tại đểcông tác chi trả các chế độ BHXH nói riêng, công tác BHXH nói chung củangành ngày càng phát triển hơn nữa, đảm bảo được lợi ích cho mọi đối tượngtham gia BHXH
Trang 51.3 Nội dung của công tác chi trả BHXH bắt buộc 8
1.3.1 Quản lý đối tượng và mức hưởng 8
1.3.1.1 Đối với chế độ ốm đau 8
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chi trả chế độ BHXH 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ
Trang 6GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 18
2.1 Vài nét giới thiệu về tỉnh Lạng Sơn và cơ quan BHXH tỉnh Lạng Sơn 182.1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Lạng Sơn 18
2.1.2 Sơ lược hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Lạng Sơn 18
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh 192.1.3.1 Chức năng 19
2.1.3.2 Nhiệm vụ 19
2.1.3.3 Hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH tỉnh Lạng Sơn 212.1.4 Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức của BHXH tỉnh Lạng Sơn 212.2 Thực trạng công tác chi trả chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh LạngSơn gian đoạn 2007 - 2010 22
2.2.1 Công tác quản lý đối tượng chi trả tại tỉnh 22
2.2.2 Công tác kế hoạch tài chính và chi trả các chế độ BHXH 23
2.2.3 Công tác chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức PHSK 25
2.2.5.2 Kết quả chi trả chế độ hưu trí 36
2.2.5.3 Kết quả chi trả chế độ tử tuất 38
Trang 73.1 Định hướng phát triển của BHXH tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới 503.1.1 Định hướng về công tác BHXH 50
3.1.2 Định hướng về công tác chi trả các chế độ BHXH 50
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ BHXH bắt buộctại BHXH tỉnh Lạng Sơn 52
3.2.1 Kiện toàn cơ cấu tổ chức và hoàn thiện các hình thức chi trả 52
3.2.2 Công tác đào tạo cán bộ 53
3.2.3 Mở rộng và ứng dụng CNTT vào quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chi trả 55
3.2.4 Duy trì sự lãnh đạo trong từng đơn vị và trong toàn ngành 57
3.2.5 Đẩy mạng công tác thông tin, tuyên truyền chính sách BHXH 583.3 Một số khuyến nghị 59
3.3.1 Đối với cơ quan Nhà nước 59
3.3.1.1 Đối với chế độ ốm đau, thai sản 59
3.3.1.2 Đối với chế độ TNLĐ - BNN 59
3.3.1.3 Đối với chế độ hưu trí 60
3.3.1.4 Đối với chế độ tử tuất 61
3.3.1.5 Một số khuyến nghị khác 61
3.3.2 Đối với BHXH Việt Nam 62
3.3.3 Đối với BHXH tỉnh Lạng Sơn 62
3.3.4 Đối với UBND tỉnh và các ban ngành có liên quan 63
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Quy trình quản lý đối tượng hưởng BHXH……….8
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động BHXH tỉnh Lạng Sơn……….21
BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng hợp đối tượng hưởng BHXH tại BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn
2007 - 2010……… …23Bảng 2.2 Tổng hợp số tiền chi trả các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Lạng Sơngiai đoạn 2007 - 2010……… 24Bảng 2.3 Đối tượng hưởng chi chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức PHSK tạiBHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007 - 2010………….……… …27Bảng 2.4 Tình hình thực hiện chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức PHSKtại BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007 - 2010……….……….28Bảng 2.5 Tình hình số tiền còn chi chưa đúng tại BHXH tỉnh Lạng Sơn quý IInăm 2010……… 31Bảng 2.6 Tình hình thực hiện công tác chi trả trợ cấp TNLĐ - BNN tại BHXHtỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007 - 2010……… 33Bảng 2.7 Đối tượng hưởng và số tiền chi trả chế độ hưu trí tại BHXH tỉnh LạngSơn giai đoạn 2007 - 2010……… …36Bảng 2.8 Tình hình thực hiện công tác chi trả mai táng phí tại BHXH tỉnh LạngSơn giai đoạn 2007 - 2010……… 39Bảng 2.9 Tình hình thực hiện công tác chi trả chế độ tử tuất tại BHXH tỉnh LạngSơn giai đoạn 2007 - 2010……… 40Bảng 2.10 Dự báo số tiền chi trả các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Lạng Sơngiai đoạn 2011 - 2015……… 44
Trang 9BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện số đối tượng hưởng chi chế độ ốm đau, thai sản,dưỡng sức PHSK tại BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007 - 2010………… 27Biều đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện số tiền chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng dứcPHSK tại BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007 - 2010……….…29
Trang 10Chính sách BHXH đã được Đảng, Nhà nước ta thực hiện từ năm 1960 Kể
từ đó đến nay, chính sách BHXH được phát huy, đóng vai trò quan trọng trongcuộc sống của NLĐ Từ khi Bộ Luật Lao động ra đời, BHXH được thực hiệntheo Điều lệ BHXH và thực sự đi vào đời sống kinh tế, xã hội, chính trị; có tácdụng tích cực trong mối quan hệ giữa NLĐ và người SDLĐ Tuy nhiên vấn đềđặt ra là làm thế nào để có thể thực hiện công tác BHXH được tốt nhất, đảm bảoquyền lợi cho người tham gia và đối tượng thụ hưởng được cao nhất mà không
để ảnh hưởng tới sự phát triển chung của toàn xã hội
Công tác quản lý và chi trả các chế độ BHXH hiện nay là một trong nhữngcông tác rất quan trọng giúp cho chính sách BHXH được đảm bảo đồng thời gópphần nâng cao hệ thống ASXH nước nhà Để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ thì chicho ai, chi như thế nào, chi bằng cách nào là những vấn đề luôn được các cấp,các ngành quan tâm và chú trọng để kịp thời có những điều chỉnh phù hợp đốivới sự phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của con người Chính vì vậy, khóaluận đã tập trung nghiên cứu về công tác chi trả các chế độ BHXH bắt buộc
2 Mục đích nghiên cứu
Khóa luận này thực hiện với mục đích nêu lên sự cần thiết của BHXH,làm rõ những vấn đề lý luận về công tác chi trả BHXH bắt buộc; phân tích thựctrạng quản lý công tác chi trả BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Lạng Sơn Đồngthời đưa ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệuquả trong công tác chi trả tại BHXH tỉnh, đáp ứng được yêu cầu trong công cuộcđổi mới của toàn ngành
Trang 113 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu các cơ sở lý luận về công tác chi trả và thực trạngthực hiện chi trả các chế độ BHXH bắt buộc
Trong khuôn khổ quy định, khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu công tácchi trả các chế độ BHXH bắt buộc trong phạm vi toàn tỉnh tại BHXH tỉnh LạngSơn giai đoạn 2007 - 2010
4 Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ nguồn tài liệu thực hiện, giải quyết chi trả các chế độ BHXH bắtbuộc tại đơn vị; Căn cứ vào Nghị định, Thông tư, Nghị quyết của Chính phủ vàcác văn bản hướng dẫn thực hiện của BHXH tỉnh; Căn cứ vào tình hình kinh tế,mục tiêu, quan điểm của đơn vị;
Từ đó, khóa luận sử dụng phương pháp thống kê toán học để so sánh, đốichiếu, tổng hợp rút ra được những vấn đề cần quan tâm, thực trạng thực hiện vànhững nhận xét mang tính khách quan tại đơn vị BHXH tỉnh Lạng Sơn, từ kinhnghiệm thực tế, em đã nhận thấy những vướng mắc trong quá trình chi trả cầnđược xem xét, sửa đổi và bổ sung Bởi những lý do này, em đã chọn đề tài:
“Công tác chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007 - 2010, thực trạng và giải pháp” làm khóa luận tốt nghiệp, với nội
dụng khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về BHXH và công tác chi trả các chế độBHXH bắt buộc
Chương 2: Thực trang công tác chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tạiBHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007 - 2010
Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác chitrả các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Lạng Sơn
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng do hiểu biết còn hạn chế khóa luận tốtnghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ýcủa thầy cô trong khoa để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 12CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BHXH VÀ CÔNG
lĩnh vực BHXH Theo đó, BHXH có thể được hiểu khái quát là sự bảo vệ của xã
hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện pháp cộng đồng, nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây
ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con.
Tuy nhiên, ở Việt Nam thuật ngữ BHXH thường được sử dụng với nộihàm hẹp hơn, chỉ bao gồm những trường hợp bảo hiểm thu nhập cho NLĐ TheoLuật BHXH số 71/2006/ QHH ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì: “ Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo
thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết , trên cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài chính tập trung, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã hội.”
Như vậy, phát sinh từ nhu cầu của NLĐ, BHXH đã trở thành chính sách
xã hội quan trọng của nước ta và hầu hết các nước trên thế giới BHXH trở thànhphương thức dự phòng để khắc phục hậu quả của các rủi ro xã hội, đảm bảo antoàn xã hội và tạo động lực hữu hiệu để phát triển kinh tế
Trang 131.1.2 Vai trò của BHXH
- Đối với NLĐ
BHXH chính là điều kiện cho NLĐ được cộng đồng tương trợ khi ốm đau,tai nạn…Đồng thời BHXH cũng chính là cơ hội để mỗi người thực hiện tráchnhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác Việc tham giaBHXH còn giúp cho NLĐ nâng cao hiệu quả trong chi dùng cá nhân, giúp họ tiếtkiệm những khoản nhỏ đều đặn để có được nguồn dự phòng cần thiết chi dùngkhi già cả, mất sức lao động… nhằm góp phần ổn định cuộc sống cho cá nhân vàgia đình họ
- Đối với người SDLĐ
Đối với các tổ chức SDLĐ thì BHXH giúp cho các tổ chức này ổn địnhsản xuất kinh doanh thông qua việc phân phối các chi phí cho NLĐ một cách
hợp lý BHXH cũng tạo điều kiện để người SDLĐ có trách nhiệm với NLĐ
không chỉ khi trực tiếp SDLĐ mà trong suốt cuộc đời NLĐ cho đến khi già yếu.Không những vậy mà BHXH còn giúp cho các đơn vị SDLĐ ổn định nguồn chi,ngay cả khi có các rủi ro lớn xảy ra thì họ cũng không lâm vào tình trạng nợ nần
- Đối với xã hội
Đối với toàn thể xã hội thì BHXH tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng caotính cộng đồng xã hội, củng cố truyền thống đoàn kết gắn bó giữa các thành viêntrong xã hội Thông qua hoạt động của BHXH mà các rủi ro trong cuộc sống củaNLĐ được dàn trải theo nhiều chiều, tạo ra khả năng giải quyết an toàn nhất vớichi phí thấp nhất Hoạt động của BHXH còn góp phần quan trọng trong quá trìnhhuy động vốn đầu tư, làm cho thị trường tài chính thêm phong phú và kinh tế xãhội phát triển
Đối với nước ta thì BHXH còn góp phần làm cho quá trình sản xuất nhỏtiến lên sản xuất lớn nhanh chóng hơn BHXH còn có vai trò phân phối lại thunhập giữa những người tham gia BHXH, góp phần thực hiện công bằng xã hội
1.1.3 Các chế độ BHXH
Nội dung chi trả quỹ BHXH ở nước ta hiện nay, theo Điều 2 chương 1 - nguyên tắc chung của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày
Trang 141.1.4.1 Khái niệm quỹ BHXH
Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập trung được tồn tích dần từ sựđóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, nằmngoài NSNN và được Nhà nước bảo hộ Quỹ này được dùng để chi trả trợ cấpcho các đối tượng hưởng BHXH và chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH ở các
cấp, các ngành.
1.1.4.2 Nguồn hình thành quỹ BHXH
Thứ nhất, từ người SDLĐ: sự đóng góp này không những thể hiện trách
nhiệm của người SDLĐ đối với NLĐ mà còn thể hiện lợi ích của người SDLĐbởi đóng góp một phần BHXH cho NLĐ, người SDLĐ sẽ tránh được thiệt hạikinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với NLĐ củamình, giảm bớt được những tranh chấp
Thứ hai, từ NLĐ: hệ thống BHXH ở các nước trên thế giới chủ yếu vẫn
thực hiện trên nguyên tắc có đóng có hưởng vì vậy người tham gia phải đónggóp cho quỹ mới được hưởng BHXH NLĐ tham gia đóng góp cho mình để bảohiểm cho chính bản thân mình Thông qua hoạt động này NLĐ đã giàn trải rủi rotheo chiều dọc và theo chiều ngang, khoản đóng góp vào quỹ BHXH chính làkhoản để dành dụm, tiết kiệm về sau khi gặp phải những rủi ro bất trắc Khoảntrợ cấp này được xác định một cách khoa học và có cơ sở theo nguyên nhân
Thứ ba, Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm: quỹ BHXH được Nhà nước bảo
trợ khi quỹ bị thâm hụt không đủ khả năng để chi trả cho các chế độ xã hội.Nhằm mục đích đảm bảo cho các hoạt động xã hội diễn ra được đều đặn, ổnđịnh Nguồn thu từ sự hỗ trợ NSNN đôi khi là khá lớn, sự hỗ trợ này là rất cầnthiết và quan trọng
Trang 15Thứ tư, từ các nguồn khác: như sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện trong
và ngoài nước, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi, khoản tiền thu nộp phạt từ cácđơn vị chậm đóng BHXH… Đây là một phần thu nhập tăng thêm do bộ phậnnhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH được cơ quan BHXH đưa vào hoạt động sinhlời Việc đầu tư phần quỹ nhàn rỗi này cũng cần phải đảm bảo khả năng thanhkhoản khi cần thiết, an toàn và mang tính xã hội
1.2 Khái niệm, vai trò và nguyên tắc của công tác chi trả chế độ BHXH
1.2.1 Khái niệm
Chi bảo hiểm xã hội là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH để chi trảcho các chế độ BHXH nhằm ổn định cuộc sống của người tham gia BHXH vàđảm bảo các hoạt động của hệ thống BHXH
Đó là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vàoquỹ BHXH Quá trình phân phối được thực hiện theo từng mục đích sử dụngnhất định
Chi BHXH được thực hiện bởi hai quá trình: phân phối và sử dụng quỹBHXH
- Phân phối quỹ BHXH: là quá trình phân bổ các nguồn tài chính từ quỹ
BHXH để hình thành các quỹ thành phần: Quỹ ốm đau và thai sản, quỹ TNLĐ
và BNN, quỹ hưu trí và tử tuất hoặc phân bổ cho các mục đích sử dụng khácnhau, như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ chi trả các chế độ BHXH…
- Sử dụng quỹ BHXH: là quá trình chi tiền của quỹ BHXH đến tay đối
tượng được thụ hưởng hoặc cho từng mục đích sử dụng cụ thể
Phân phối và sử dụng quỹ BHXH là hai phạm trù khác nhau, nhưng trongthực tế, hai quá trình này thường đan xen lẫn nhau, nhất là trong việc thực hiệncông tác chi trả BHXH cho các đối tượng thụ hưởng
1.2.2 Vai trò của công tác chi trả chế độ BHXH
- Đối với NLĐ
BHXH là chính sách cơ bản trong hệ thống chính sách xã hội nói chung và
hệ thống chính sách ASXH nói riêng Chính bởi vậy thực hiện tốt công tác chitrả BHXH là góp phần thực hiện tốt đảm bảo hệ số an toàn cao về đời sống cho
Trang 16lao động, trong các trường hợp gặp phải những biến cố xã hội làm mất hoặc suygiảm nghiêm trọng nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN, mất sứclao động, nghỉ hưu và chết Việc chi trả đúng, đủ, an toàn đến người hưởng trợcấp BHXH đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong hưởng thụ quyền lợi về bảohiểm góp phần gắn kết chặt chẽ giữa đóng góp và thụ hưởng của NLĐ.
- Đối với người SDLĐ
Công tác chi trả BHXH cũng đóng vai trò hết sức quan trọng đối vớinhững chủ SDLĐ Công tác chi trả thực hiện tốt sẽ giúp cho đơn vị SDLĐ ổnđịnh được nguồn chi, ngay cả khi có rủi ro lớn xảy ra thì cũng không lâm vàotình trạng nợ nần hay phá sản Nhờ đó, các chi phí được chủ động hạch toán, ổnđịnh và tạo điều kiện để phát triển.Việc chi trả BHXH đúng thể hiện nghĩa vụ,trách nhiệm đóng BHXH một cách đầy đủ của người SDLĐ đối với NLĐ
- Đối với xã hội
Công tác chi trả BHXH tốt góp phần đảm bảo an ninh chính trị, an toàn vàphát triển xã hội Công tác chi trả BHXH góp phần trực tiếp vào việc đáp ứngnhu cầu thiết thân nhất của NLĐ Thực hiện tốt công tác chi trả BHXH là gópphần quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ công (dịch vụ xã hội cơ bản) chocon người, cho NLĐ trong một xã hội phát triển
Công tác chi BHXH tốt còn góp phần vào tiến trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước và hội nhập quốc tế Thực hiện tốt công tác chi trả BHXH sẽbảo đảm được sự an toàn của quỹ BHXH, theo đó quỹ BHXH nhàn rỗi sẽ cóđiều kiện để góp phần đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước
1.2.3 Nguyên tắc chi trả các chế độ BHXH
Chi BHXH là một trong hai hoạt động chính của BHXH, là một trongnhững động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp phát triển của BHXH, góp phầnđảm bảo ASXH Xác định rõ nhiệm vụ của mình, ngành BHXH đã luôn đặt ratiêu chí cho công tác chi trả
Với nguyên tắc: “đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chính sách quyđịnh”, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã ra những quy định về phân cấp chitrả và tổ chức chi trả để đảm bảo hiệu quả của công tác chi trả, thực hiện “chiđúng kỳ, chi đủ số, chi kịp thời, chi an toàn” tới tận tay từng đối tượng
Trang 171.3 Nội dung của công tác chi trả BHXH bắt buộc
1.3.1 Quản lý đối tượng và mức hưởng
Sơ đồ 1 : Quy trình quản lý đối tượng hưởng BHXH
Lập hồ sơ hưởng BHXH: hồ sơ hưởng BHXH được NLĐ, người SDLĐlập (theo quy định, hướng dẫn của tổ chức BHXH) gửi cơ quan BHXH Cơ quanBHXH có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ hưởng BHXH do người SDLĐ gửi đến
Thẩm định xét duyệt hồ sơ: do cơ quan BHXH chịu trách nhiệm, xem xéttính đầy đủ về thủ tục hồ sơ, tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ
Giải quyết chế độ BHXH cho NLĐ do cơ quan BHXH chịu trách nhiệmthực hiện trên cơ sở hồ sơ hợp lệ đã được thẩm định xét duyệt để tính mứchưởng chế độ, ra quyết định hưởng chế độ cho NLĐ và tổ chức chi trả cho NLĐ
Lưu trữ hồ sơ hưởng BHXH: là công đoạn cuối cùng trong quy trình được
cơ quan BHXH chịu trách nhiệm thực hiện, lưu trữ bảo quản hồ sơ sao cho khoahọc, tiện tra cứu, tránh mất mát, hư hỏng
1.3.1.1 Đối với chế độ ốm đau
NLĐ tham gia BHXH bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xácnhận của cơ sở y tế Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoạisức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác thì khôngđược hưởng chế độ Hoặc NLĐ có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc đểchăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế
b Bệnh dài ngày theo danh mục Bộ y tế ban hành thì:
Lập hồ sơ
hưởng
BHXH
Lưu trữ hồ sơhưởng BHXH
Thẩm địnhxét duyệt hồsơ
Giải quyếtchế độ BXH
Trang 18NLĐ được nghỉ 180 ngày/năm với mức hưởng 75% mức đóng BHXH gầnnhất Sau đó nếu tiếp tục nghỉ do điều kiện sức khỏe thì vẫn được hưởng trợ cấpnhưng với mức thấp hơn: 45% nếu tham gia BHXH < 15 năm; 55% nếu thamgia BHXH từ 15 năm đến < 30 năm; 65% nếu tham gia BHXH > 30 năm Mứctrợ cấp thấp nhất trong tháng bằng mức tiền lương tối thiểu chung.
- Khám thai: lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày trong 1 thai kỳ
- Sảy thai, nạo, hút hoặc thai chết lưu: NLĐ được nghỉ việc hưởng: 10 ngày: thai < 1 tháng; 20 ngày: thai từ 1 đến < 3 tháng; 30 ngày: thai từ 3 đến < 6 tháng; 50 ngày: thai từ 6 tháng trở lên
- Kế hoạch hóa dân số: Đặt vòng tránh thai: 7 ngày; Triệt sản (nam - nữ):
15 ngày
- Sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi: 4 tháng đối với lao động nữ làm việctrong điều kiện bình thường; 5 tháng đối với lao động nữ làm việc trong điềukiện nặng nhọc độc hại, 3 ca, nơi có phụ cấp khu vực > 0,7 hoặc là nữ quânnhân, nữ công an nhân dân; 6 tháng với lao động nữ là người tàn tật; Sinh đôi trởlên: với mỗi con, lao động nữ được nghỉ thêm 30 ngày Thời gian nghỉ khi conchết: 90 ngày từ ngày sinh con (con < 60 ngày tuổi); 30 ngày từ ngày con chết(nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên)
Trang 19+ Mẹ chết khi sinh: cha hoặc mẹ người nuôi dưỡng trực tiếp nghỉ đến khicon đủ 4 tháng tuổi.
+Nuôi con nuôi sơ sinh dưới 4 tháng tuổi; trợ cấp cho tới khi con đủ 4tháng tuổi (áp dụng cho cả nam và nữ)
+ Mức trợ cấp 1 lần khi sinh: hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗicon
1.3.1.3 Chế độ tai nạn TNLĐ - BNN
NLĐ được hưởng chế độ TNLĐ - BNN khi có đủ điều kiện sau:
- NLĐ bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: Bị tai nạn tronggiờ làm việc, khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà Luật laođộng và nội quy đơn vị cho phép, chuẩn bị kết thúc công việc; bị tai nạn ngoàinơi làm việc hoặc làm việc ngoài giờ theo yêu cầu của người SDLĐ; bị tai nạntrên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian vàtuyến đường hợp lý
- Đối với BNN: NLĐ bị bệnh thuộc danh mục BNN do Bộ Y Tế và BộLao Động - Thương Binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trườnghoặc nghề có yếu tố độc hại
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn hay BNN thìNLĐ sẽ nhận được trợ cấp 1 lần: đối với suy giảm khả năng lao động
Trang 20+ Mức hưởng: 25% mức lương tối thiểu chung/ngày (nghỉ tại nhà); 40%mức lương tối thiểu chung/ngày (nghỉ tập trung).
1.3.1.4 Chế độ hưu trí
a Chế độ bảo hiểm hưu trí hàng tháng đầy đủ:
- Điều kiện hưởng: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, có thời gian đóngBHXH đủ 20 năm trở lên, hoặc tuổi nghỉ hưu giảm 5 tuổi (với cả nam và nữ) đốivới trường hơp NLĐ đủ 15 năm làm nghề nặng nhọc độc hại hay nơi có phụ cấpkhu vực > 0,7
Riêng đối với trường hợp NLĐ có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, trong
đó có 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò thì tuổi nghỉ hưu củaNLĐ là từ đủ 50 đến đủ 55 tuổi; đối với người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi
ro nghề nghiệp và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì việc nghỉ hưu khôngphụ thuộc vào tuổi đời, với các trường hợp đặc biệt này thì cơ quan BHXH chỉgiải quyết khi NLĐ có nguyện vọng về hưu
- Mức hưởng: tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóngBHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% cho nam, 3%cho nữ, tối đa không quá 75%
b Chế độ bảo hiểm hưu trí hàng tháng với mức thấp hơn
- Điều kiện hưởng: nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, đóng BHXH đủ 20 nămtrở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ đủ 61% trở lên; NLĐ đã đóngBHXH từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có 15 năm làm công việc đặc biệt nặngnhọc độc hại và bị suy giảm khả năng lao động từ đủ 61% trở lên, không phụthuộc vào tuổi đời
- Mức hưởng: tương tự như đối với bảo hiểm hưu trí hàng tháng đầy đủ,song cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi giảm đi 1% mức bình quân của tiền lươngtháng làm căn cứ đóng BHXH
c Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu: Mỗi năm 0,5 tháng lương từ năm thứ 31 trở
đi đối với năm và từ năm thứ 26 trở đi đối với nữ
d Chế độ BHXH 1 lần:
- Điều kiện hưởng: NLĐ đủ tuổi nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH, suygiảm khả năng lao động từ đủ 61% trở lên nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
Trang 21sau 1 năm nghỉ việc, không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH 1lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH; ra nước ngoài định cư.
- Mức hưởng: cứ mỗi năm đóng BHXH tính bằng 1,5 tháng mức bìnhquân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH
- Riêng đối với NLĐ đã đóng đủ 20 năm nhưng chưa đủ tuổi có thể chờđến khi đủ tuổi về hưu để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng hoặc bảo lưu thờigian đóng để khi có điều kiện thì tiếp tục đóng BHXH
1.3.1.5 Chế độ tử tuất
a Mai táng phí: Điều kiện hưởng: NLĐ đang đóng BHXH hoặc bảo lưu,
đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp TNLĐ - BNN hàng tháng Mức trợ cấp:bằng 10 tháng lương tối thiểu chung
b Trợ cấp tuất hàng tháng
- Điều kiện về người chết: NLĐ đang đóng BHXH hoặc bảo lưu, có thờigian đóng BHXH > 15 năm; đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp TNLĐ -BNNhàng tháng, tỷ lệ thương tật > 61%; chết do TNLĐ - BNN
- Điều kiện về thân nhân người chết (tối đa 4 người): Con < 15 tuổi hoặc <
18 tuổi nếu còn đi học; con bị suy giảm khả năng lao động > 81% và thu nhậpthấp hơn mức lương tối thiểu
- Mức trợ cấp: 50% lương tối thiểu chung Thân nhân người chết đượchưởng 2 lần trợ cấp hàng tháng nếu có 2 thân nhân bị chết trở lên
c Trợ cấp tuất 1 lần
- Điều kiện hưởng: không đủ điều kiện hưởng hàng tháng
- NLĐ đang đóng hoặc bảo lưu thời gian đóng BHXH: mỗi năm đóngBHXH được hưởng 1,5 tháng lương bình quân đóng BHXH, tối thiểu 3 thánglương bình quân
NLĐ đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp hàng tháng với mức hưởng chothân nhân NLĐ được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu Nếu chết trong 2tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng, cònchết sau đó thì, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì trợ cấp giảm đi 0,5tháng lương hưu, thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng
Trang 22b Đối với BHXH huyện
Tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉdưỡng sức PHSK sau ốm đau, thai sản; sau điều trị TNLĐ - BNN) và chi trả cácchế độ BHXH 1 lần cho NLĐ do BHXH huyện quản lý thu BHXH và cáctrường hợp BHXH tỉnh ủy quyền
Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp tuất một lần, trợ cấpmai táng cho các đối tượng hưởng hàng tháng trên địa bàn quản lý Chi trả cácchế độ cho NLĐ có hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng BHXH nộp tại BHXH huyệntheo quy định (người bảo lưu thời gian đóng BHXH, tự đóng tiếp BHXH, nghỉviệc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi)
1.3.2.2 Phương thức chi trả
a Phương thức chi trả trực tiếp
Phương thức chi trả trực tiếp là hình thức chi trả lương hưu và trợ cấpBHXH không qua khâu trung gian Nghĩa là, hàng tháng cán bộ của cơ quanBHXH trực tiếp chi trả chế độ cho đối tượng thụ hưởng Cán bộ chi trả có tráchnhiệm chuẩn bị mọi công việc có liên quan đến công tác chi trả từ việc nhậndanh sách đối tượng được hưởng, tạm ứng tiền và thanh quyết toán chi trả
b Phương thức chi trả gián tiếp
Phương thức chi trả gián tiếp: Là hình thức chi trả lương hưu và trợ cấpBHXH cho đối tượng được hưởng thông qua các đại lý chi trả ở xã, phường, thịtrấn Thực hiện phương thức chi trả này, cơ quan BHXH cấp huyện ký hợp đồngvới các đại diện chi trả có xác nhận của UBND xã, phường, thị Hàng tháng, đạidiện chi trả có trách nhiệm đến BHXH cấp huyện nhận danh sách đối tượngđược hưởng và số tiền phải chi trả trong tháng để tổ chức chi trả cho các đối
Trang 23tượng kịp thời, đầy đủ Đại diện chi trả cũng có thể nhận tiền tay ba tại Ngânhàng hoặc Kho bạc khi có sự thỏa thuận với cơ quan BHXH cấp huyện Sau mỗi
kỳ chi trả, đại diện chi trả có trách nhiệm thanh quyết toán với cơ quan BHXHcấp huyện theo quy định
c Phương thức chi trả lương hưu qua tài khoản ATM
Phương thức chi trả lương hưu qua tài khoản ATM: Đây là hình thức chitrả lương hưu có sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với cơ quan Ngân hàng trongviệc cung ứng dịch vụ chi trả lương hưu cho đối tượng Thực chất hình thức chitrả này cũng là hình thức chi trả gián tiếp Tuy nhiên, đây là hình thức chi trảhoàn toàn mới và được tiến hành ở các thành phố có điều kiện
1.3.2.3 Lập, xét duyệt dự toán chi BHXH
a Đối với BHXH huyện
Theo hướng dẫn của BHXH tỉnh, hàng năm BHXH huyện lập dự toán chiBHXH cho đối tượng hưởng trên địa bàn (Mẫu số 1a - CBH, 1b - CBH) Trongnăm thực hiện, nếu có phát sinh chi vượt kế hoạch được duyệt, BHXH huyệnphải báo cáo giải trình để BHXH tỉnh xem xét, cấp bổ sung kinh phí, đảm bảochi trả kịp thời cho đối tượng hưởng
b Đối với BHXH tỉnh
Theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam, hàng năm BHXH tỉnh hướng dẫn,
tổ chức xét duyệt và thông báo dự toán kinh phí chi trả các chế độ BHXH choBHXH huyện; lập dự toán chi BHXH cho đối tượng được hưởng trên địa bàntỉnh (Mẫu số 1a - CBH, 1b - CBH) Dự toán chi BHXH được lập trên cơ sở tổnghợp dự toán chi của BHXH các huyện và số chi trả trực tiếp tại BHXH tỉnh.Trong năm thực hiện, nếu có số phát sinh chi vượt kế hoạch được duyệt, BHXHtỉnh phải báo cáo giải trình để BHXH Việt Nam xem xét, cấp bổ sung kinh phí,đảm bảo chi trả kịp thời cho đối tượng hưởng
1.3.2.4 Tổ chức chi trả
Hàng tháng, căn cứ vào bản sao quyết định hưởng chế độ BHXH và danhsách của đối tượng tăng giảm do phòng Chế độ chính sách chuyển sang và danhsách báo giảm do BHXH huyện gửi đến, phòng Kế hoạch tài chính kiểm tra lại
số liệu (đối tượng, số tiền) để lập danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH;
Trang 24tổng hợp danh sách chi trả, danh sách đối tượng hưởng trợ cấp một lần và truylĩnh, lập chi tiết từng đối tượng và tách thành hai nguồn: NSNN và quỹ BHXH.
BHXH huyện chi trả cho các đối tượng là NLĐ đang làm việc gồm: đốitượng hưởng trợ cấp BHXH 1 lần, người bị TNLĐ hưởng chế độ một lần, maitáng phí, tuất một lần và trợ cấp một lần với những người hưởng lương hưu ở cácđơn vị SDLĐ thuộc BHXH tỉnh tổ chức quản lý thu và ghi sổ BHXH Đồng thời,BHXH huyện thực hiện ủy chi cho Kho bạc nhà nước hoặc Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn huyện
Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônhuyện thực hiện lệnh chuyển tiền của BHXH tỉnh
BHXH huyện có thể trực tiếp hoặc thông qua đại lý chi trả cho NLĐ đanglàm việc được BHXH tỉnh ủy quyền và các đối tượng hưởng trợ cấp BHXH 1 lầnthuộc các đơn vị do BHXH huyện trực tiếp quản lý
Có thể ủy nhiệm chi cho Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn huyện chuyển tiền về tài khoản của đơn vị SDLĐ
Các đơn vị SDLĐ trực tiếp chi trả cho các đối tượng hưởng
BHXH các cấp có quyền ngừng hoặc từ chối chi trả cho đối tượng hưởngBHXH khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
1.3.2.5 Lập báo cáo thanh quyết toán
BHXH tỉnh chỉ đạo BHXH huyện thực hiện:
+ Hàng tháng lập 2 bộ gồm: báo cáo chi lương hưu và trợ cấp BHXH,danh sách thu hồi kinh phí chi quản lý BHXH, danh sách đối tượng chưa nhậnhưu và trợ cấp BHXH, danh sách không phải trả lương hưu và trợ cấp BHXH,danh sách báo giảm hưởng BHXH Trong đó một bộ gửi BHXH tỉnh trước ngày
30 hàng tháng, một bộ lưu lại huyện
+ Hàng quý căn cứ để chi trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức; lập 2 bảnbáo cáo chi ốm đau, thai sản, dưỡng sức kèm theo danh sách đối tượng nghỉhưởng chế độ tính đến tháng cuối quý trên địa bàn huyện quản lý Một bản lưutại huyện, bản còn lại gửi BHXH tỉnh trước ngày mùng 5 đầu tháng sau
BHXH tỉnh lập báo cáo quyết toán trên cơ sở tổng hợp quyết toán củaBHXH các huyện, thị và việc chi thực tế của BHXH tỉnh:
Trang 25+ Lập 2 bộ báo cáo chi lương hưu và trợ cấp BHXH tách nguồn đảm bảo,kèm theo biểu thuyết minh đối tượng tăng (giảm) hưởng BHXH do hai nguồnđảm bảo Một bộ gửi ban quản lý chi BHXH Việt Nam, một bộ lưu lại tỉnh.
+ Hàng tháng, căn cứ vào danh sách không phải trả lương hưu và trợ cấpBHXH của BHXH các huyện, thị lập biểu tổng hợp không phỉa trả lương hưu vàtrợ cấp BHXH toàn tỉnh và lưu lại tỉnh
+ Hàng quý, tổ chức xét duyệt báo cáo chi ốm đau, thai sản, dưỡng sức doBHXH huyện duyệt chi báo cáo chi trả trực tiếp cho các đối tượng BHXH tỉnhquản lý để lập : 2 bản báo cáo tổng hợp chi ốm đau, thai sản, dưỡng sức ; 2 bảnbáo cáo thu hồi kinh phí (nếu có) và biểu thống kê số chi trả trợ cấp ốm đau, thaisản, dưỡng sức, một bản lưu lại BHXH tỉnh, một bản gửi ban quản lý chi BHXHViệt Nam trước ngày 15 tháng đầu của quý sau
+ Hàng quý BHXH tỉnh lập báo cáo tổng hợp đóng Bảo hiểm y tế cho đốitượng hưởng BHXH theo quy định, để làm căn cứ thanh toán và cuối năm thanh
lý hợp đồng Bảo hiểm y tế
1.3.2.6 Thẩm định, xét duyệt chi các chế độ BHXH
Hàng tháng hoặc quý, BHXH tỉnh xét duyệt, quyết toán chi các chế độBHXH cho BHXH huyện theo các chế độ kế toán quy định Đồng thời căn cứvào kết quả thẩm định của các đối tượng hưởng chế độ, chính sách BHXH dophòng Chế độ chính sách chuyển đến, Phòng Kế hoạch tài chính có trách nhiệmkiểm tra trước khi chuyển tiền cho BHXH huyện hoặc chủ SDLĐ chi trực tiếpcho đối tượng hưởng BHXH
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chi trả chế độ BHXH
- Độ tuổi và tuổi thọ bình quân
Độ tuổi là một yếu tố tác động rất lớn tới các chế độ BHXH vì đi kèm với
sự gia tăng của độ tuổi là hết tuổi lao động, là sự giảm sút sức khỏe của NLĐ.Khi sức khỏe bị suy giảm, NLĐ thường có nguy cơ dễ mắc bệnh, làm việc kémhiệu quả, dẫn tới năng suất lao động bị giảm sút, kéo theo việc phải chi trả chochế độ ốm đau cũng tăng lên Do đó yếu tố về độ tuổi có tác động rất lớn tớiBHXH Tuổi thọ bình quân của dân số trong tương lai: Khi tuổi thọ của người
Trang 26dân càng cao thì số tiền chi trả cho chế độ hưu trí càng lớn, và đây là số chichiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi BHXH.
- Điều kiện kinh tế - xã hội
Khi xác định điều kiện hưởng BHXH, công tác chi trả các loại chế độBHXH phải căn cứ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong mỗi thời kỳ.Các điều kiện đó bao gồm: khả năng hoặc tiềm lực phát triển của đất nước; trình
độ quản lý lao động, quản lý xã hội; các chính sách dân số của quốc gia; chínhsách lao động việc làm; trình độ dân trí và nhận thức xã hội… Bên cạnh đó, tăngtrưởng kinh tế sẽ làm cho thu nhập của NLĐ tăng, nhờ đó NLĐ sẵn sàng thamgia BHXH và đóng góp ở mức cao hơn, dẫn tới thu BHXH tăng, đảm bảo tốtnguồn chi BHXH
- Điều kiện tài chính bảo hiểm
Trong BHXH hiện đại, tài chính BHXH là điều kiện tiên quyết để xác lậpđiều kiện của một chế độ BHXH Một trong những nguyên tắc cơ bản củaBHXH trong nền kinh tế thị trường là cân bằng thu - chi Do đó khi cân bằngđược thu - chi sẽ làm cho công tác chi được đảm bảo hơn về nguyên tắc chi chocác đối tượng hưởng chế độ BHXH
- Nhận thức về lĩnh vực BHXH
Khi NLĐ và người SDLĐ cũng như toàn xã hội nhận thức được tầm quantrọng và vai trò của chính sách BHXH thì họ sẽ có ý thức tự giác trong việc thamgia BHXH, vì vậy đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách sẽ tăng lên, theo
đó sẽ có tác động tới công tác chi trả các chế độ BHXH
- Pháp luật BHXH
Việc tuân thủ chính sách pháp luật về BHXH của NLĐ, người SDLĐ và
cơ quan BHXH Điều này giúp tránh được các hiện tượng tiêu cực trong thụhưởng chính sách BHXH, góp phần thực hiện tốt công tác chi trả BHXH, tránhthất thoát cho quỹ BHXH
Khi Nhà nước có những sửa đổi về chính sách, pháp luật BHXH một cáchhợp lý và đúng dắn về các quy định của các chế độ, chính sách BHXH thì đều có
sự tác động tới hoạt động thu và chi BHXH Ngoài ra việc điều chỉnh chính sáchtiền lương của Chính phủ sẽ có tác động tới thu và chi BHXH
Trang 27CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ
ĐỘ BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
2.1 Vài nét giới thiệu về tỉnh Lạng Sơn và cơ quan BHXH tỉnh Lạng Sơn
2.1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Lạng Sơn
Lạng sơn là một tỉnh miền núi, nằm ở phía đông bắc của tổ quốc Với vị tríđịa lý phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Tây -TrungQuốc, phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phíatây nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn Tỉnh Lạng Sơn cótổng diện tích tự nhiên 8.187,25 km2; tổng số dân khoảng 750.000 người Qua đó
ta thấy mật độ dân số của tỉnh là 88 người/km2 Lạng Sơn có 11 huyện, thànhphố, gồm 226 xã, phường, thị trấn trong đó có một thành phố là trung tâm kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh
Nằm trên vùng đông bắc của tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội 155km, với điềukiện địa lý tự nhiên và giao thông khá thuận lợi, Lạng Sơn có một địa thế quantrọng, là điểm hội tụ giao lưu kinh tế quan trọng ở phía bắc Cơ cấu kinh tế đã có
sự chuyển dịch từ nông - lâm nghiệp, dịch vụ, thương mại sang cơ cấu dịch vụ,thương mại, sản xuất nông - lâm nghiệp Lạng Sơn có nhiều chuyển biến mạnh
mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt do biết vận dụng tốt cơchế chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước vào thực tế địa phương nên đã tạomôi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển
2.1.2 Sơ lược hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Lạng Sơn
Nằm trong hệ thống BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Lạng Sơn đã đượcthành lập theo Quyết định số 101/QĐ-TCCB ngày 04/08/1995 của tổng giám đốcBHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất hai bộ phận BHXH của Sở Lao độngThương binh - xã hội và Liên đoàn Lao động tỉnh Lạng Sơn Từ tháng 01/2003,thực hiện Quyết định số 20/TTg ngày 24/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc chuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam, BHXH Lạng Sơn vàBHYT Lạng Sơn chính thức trở thành một tổ chức thống nhất của BHXH ViệtNam
Trang 28BHXH Tỉnh Lạng Sơn có tư cách pháp nhân, là đơn vị hạch toán cấp 2,
có con dấu và có tài khoản riêng BHXH tỉnh Lạng Sơn có trụ sở đặt tại 413Ađường Bà triệu, phường Đông Kinh, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Ngay từ ngày đầu thành lập BHXH tỉnh Lạng Sơn tuy còn gặp không ítkhó khăn về cả nhân lực cũng như cơ sở vật chất Nhưng nhìn lại một chặngđường sau gần 16 năm hình thành và phát triển cùng với sự nỗ lực, cố gắng củacác cán bộ, công nhân viên chức trong đơn vị và được sự chỉ đạo của BHXHViệt Nam, Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Lạng Sơn, chỉ thị số 15CT/TW của BộChính trị về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH đã tạo nguồn lựccho BHXH Lạng Sơn vượt qua bao khó khăn để đạt được những thành công trêncon đường xây dựng và phát triển
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh
2.1.3.2 Nhiệm vụ
Xây dựng, trình tổng giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triểnBHXH, BHYT trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm, tổ chức thựchiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt
Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ,chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý đốitượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo quy định
Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho đối tượng tham gia BHXH, BHYT
Tổ chức thu các khoản đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của các
tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm
Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng các chế độBHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp
Trang 29Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; từ chốiviệc đóng hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp khôngđúng quy định.
Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do UBND xã, phường, thị trấngiới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT ở xã,phường, thị trấn
Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo việc thực hiệnchế độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và
tổ chức, cá nhân tham gia BH, cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theo quy định củapháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạmpháp luật
Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉđạo, hướng dẫn của BHXH Việt Nam; thực hiện cơ chế “một cửa” liên thôngtrong giải quyết chế độ BHXH, BHYT tại cơ quan BHXH tỉnh và BHXH huyện
Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế
độ BHXH, BHYT
Tổ chức nghiên cứu, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ BHXH, BHYTcho công chức, viên chức thuộc BHXH tỉnh và các tổ chức, các nhân tham giabảo hiểm
Đề xuất với BHXH Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sungchế độ, chính sách về BHXH, BHYT; kiến nghị với các cơ quan chức năng thanhtra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BHYT
Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởngcác chế độ, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT khi tổ chức, cá nhân tham gia bảohiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu,thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trang 302.1.3.3 Hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH tỉnh Lạng Sơn
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động BHXH tỉnh Lạng Sơn
( Nguồn: BHXH tỉnh Lạng Sơn)
2.1.4 Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức của BHXH tỉnh Lạng Sơn
BHXH tỉnh Lạng Sơn tính đến thời điểm 31/12/2009 có tất cả 167 cán bộ,công chức viên chức….gồm BHXH 11 huyện, thành phố và 9 phòng chức năng
Cụ thể số lao động trong các phòng ban BHXH tỉnh như sau: lãnh đạo có 3người; phòng Chế độ BHXH 7 người; phòng Giám định BHYT 9 người; phòngThu 10 người; phòng Kế hoạch - Tài chính 9 người; phòng Kiểm tra 4 người;phòng CNTT 6 người; phòng Cấp sổ, thẻ 8 người; phòng tiếp nhận - quản lý hồ
P.GIÁM ĐỐC
P.Chế độ
BHXH
P.Giám định BHYT
hoạch-tài chính
P.Tổ chức hành chính
P.Tiếp nhận -
P.GIÁM ĐỐCGIÁM ĐỐC
21
Trang 31sơ 6 người; phòng Tổ chức - hành chính 8 người Với tổng số 167 cán bộ côngchức viên chức thì gồm có 80 nam chiếm 47,91% có 87 nữ chiếm 52,09 %.
2.2 Thực trạng công tác chi trả chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Lạng Sơn gian đoạn 2007 - 2010
2.2.1 Công tác quản lý đối tượng chi trả tại tỉnh
Để thực hiện tốt công tác chi trả, đảm bảo được an toàn, kịp thời thì vấn đềcốt lõi là công tác quản lý đối tượng thụ hưởng các chế độ Bởi lẽ, biết được đốitượng thuộc chế độ nào, ngành nghề nào, thời gian công tác, thời gian tham giaBHXH… thì việc chi trả sẽ được thực hiện đúng mà không vướng phải sai sótnào, đồng thời tránh được thất thoát do lạm dụng quỹ
Nhận thức được vai trò của công tác quản lý đối tượng thụ hưởng và thựchiện mục tiêu phấn đấu của toàn ngành là chi trả an toàn, đủ số, kịp thời đến tayđối tượng, BHXH tỉnh Lạng Sơn đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác chitrả các chế độ Yêu cầu các đơn vị phải nắm rõ số lao động thuộc đơn vị mìnhquản lý, thực hiện báo tăng, báo giảm kịp thời để BHXH tỉnh có sự điều chỉnhphù hợp Từ năm 2000 tới nay một số các xã phường, thị trấn đã thực hiện côngtác chi trả gián tiếp một phần thông quan ban đại diện chi trả xã phường Chonên, BHXH tỉnh cũng yêu cầu, các đại diện chi trả cần phải có trách nhiệm trongviệc thông báo những sai lệch về đối tượng hưởng
Hiện nay đơn vị đang quản lý 5 nhóm đối tượng hưởng, bao gồm: NLĐhưởng các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN; NLĐ hưởng chế độ dưỡngsức PHSK sau khi hết hạn nghỉ ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN mà sức khỏe cònyếu; NLĐ hưởng lương hưu, BHXH 1 lần; NLĐ hưởng chế độ tử tuất và thânnhân của NLĐ hưởng chế độ tuất tháng
Đồng thời, BHXH tỉnh quản lý trực tiếp những đơn vị SDLĐ có NLĐ đủđiều kiện hưởng các chế độ BHXH theo quy định của Luật BHXH
Trong những năm qua công tác chi trả tại tỉnh luôn được đảm bảo an toàn,chưa để xảy ra bất kì trường hợp nào làm mất tiền của đối tượng hưởng Các đốitượng đều được nhận lương hưu, trợ cấp đúng thời hạn, Hiện nay, công tác chitrả tại BHXH tỉnh Lạng Sơn đã đi vào nề nếp, tạo được niềm tin đối với đốitượng hưởng chế độ Mô hình chi trả thông qua đại lý chi trả đảm bảo chi trả
P.Kiểm
tra
P.Công nghệ thông tin
P.Cấp sổ, thẻ
P.Tiếp nhận -quản lý
hồ sơ
BHXH Khối huyện, thị
Trang 32Bảng 2.1 Tổng hợp đối tượng hưởng BHXH tại BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007 - 2010
2010 (năm 2008, năm 2009, năm 2010 tăng 103%) Dù có sự thay đổi tăng giảm
ở một số chế độ nhưng nhìn chung thì đối tượng hưởng đều tăng qua các năm vì:
Đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng, từ đó kéo theo đối tượnghưởng cũng tăng theo, nhất là các chế độ ngắn hạn có xu hướng gia tăng
Chế độ hưu trí luôn chiếm một tỷ lệ cao là bởi số người về hưu đang tănglên qua các năm, nhất là trong khu vực hành chính sự nghiệp
2.2.2 Công tác kế hoạch tài chính và chi trả các chế độ BHXH
Chi trả các chế độ BHXH được kịp thời và chính xác đòi hỏi công tác kếhoạch tài chính phải được xây dựng một cách hợp lý, đảm bảo theo đúng quyđịnh của toàn ngành Hiện nay, BHXH Lạng Sơn luôn nâng cao công tác này, cứ
Trang 33đầu mỗi năm, BHXH tỉnh luôn chủ động xây dựng và giao kế hoạch dự toán choBHXH các huyện, thành phố, các đơn vị SDLĐ có kế hoạch trong chi hoạt độngmột cách tiết kiệm và khoa học để trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi.
Hiện nay, BHXH tỉnh sử dụng hai nguồn kinh phí để chi trả đó là NSNN
và quỹ BHXH, do đó chủ động nguồn kinh phí để chi trả các chế độ BHXHthường xuyên và đáp ứng được nhu cầu chi trả của các đơn vị trong toàn ngànhvới lượng kinh phí lớn nhưng BHXH tỉnh Lạng Sơn luôn nỗ lực để quản lý tốtnguồn tài chính một cách chặt chẽ nhất, an toàn nhất không để mất mát, thiếuthốn, sử dụng nguồn tài chính để chi trả đúng mục đích, đúng đối tượng và thờigian, đồng thời tổ chức xét duyệt quyết toán hàng quý theo đúng chế độ kế toánhiện hành
Bảng 2.2 Tổng hợp số tiền chi trả các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007 - 2010
Nhìn vào bảng số liệu cho ta thấy, tỷ lệ nguồn chi trả từ NSNN vẫn chiếm
tỷ trọng lớn, năm 2007 là 64,59 %, quỹ BHXH là 35,41 % Đây cũng là một sựthay đổi, bởi trước đây tỷ trọng của NSNN chiếm hơn 90 % Tuy nhiên có thể
Trang 34nhận thấy xu hướng giảm dần nguồn chi từ NSNN từ 64,59 % (2007) xuống56,79 % (2010) Đó là một sự nỗ lực của toàn ngành nhằm thực hiện đúng chứcnăng của mình, đảm bảo nguồn chi và giảm gánh nặng cho NSNN Đồng thờinguồn chi từ quỹ BHXH dần tăng qua các năm (năm 2007 là 35,41 % đến năm
2010 tăng lên là 43,21 %)
Qua các năm từ 2007 - 2010, số tiền chi trả luôn tăng qua các năm, nămsau luôn cao hơn năm trước do số đối tượng tham gia ngày càng tăng làm cho sốđối tượng hưởng cũng tăng theo Thực tế, một đối tượng cũng có thể hưởng mộtvài trợ cấp, vì vậy đã gây ra áp lực cho quỹ BHXH đòi hỏi BHXH Việt Nam cần
có cơ chế phù hợp để quản lý công tác chi trả để tránh các cá nhân, tổ chức lạmdụng quỹ BHXH
2.2.3 Công tác chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức PHSK
2.2.3.1.Tổ chức chi trả
Đối với chế độ ngắn hạn: Hàng tháng, BHXH tỉnh tiếp nhận hồ sơ của cácđơn vị SDLĐ do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý, trong đó các đơn vị đã giữ lại 2%tổng quỹ lương đóng BHXH vào quỹ ốm đau, thai sản để kịp thời chi cho ngườitham gia BHXH khi bị ốm, thai sản theo quy định Sau khi xét duyệt và giảiquyết những hồ sơ này thì lập danh sách chuyển sang phòng Kế hoạch tài chính.Hàng quý, các đơn vị SDLĐ phải quyết toán với cơ quan BHXH tỉnh số tiền
đã chi Nếu thừa sẽ phải trả quỹ Nếu số chi vượt quá phần trăm giữ lại thìBHXH tỉnh sẽ thực hiện cấp bù vào tháng đầu quý sau cho đơn vị SDLĐ Kinhphí sẽ được chuyển khoản về tài khoản của đơn vị để đơn vị có thể trực tiếp chitrả kịp thời cho đối tượng hưởng các chế độ này
Đồng thời, BHXH tỉnh cũng nhận báo cáo của BHXH huyện gửi lên để đốichiếu, kiểm tra về mức đóng, thời gian đóng BHXH với từng NLĐ Sau khi kiểmtra, phòng Chế độ chính sách sẽ lập danh sách chuyển sang phòng Kế hoạch tàichính để thực hiện quyết toán Các đơn vị BHXH các huyện, thành phố, sau khinhận được thông báo của BHXH tỉnh thì thực hiện chi trả và báo cáo về BHXHtỉnh
Các chế độ ngắn hạn này được chi trả trực tiếp qua BHXH các huyện, thànhphố hay các đơn vị SDLĐ chứ không thông qua đại lý chi trả Và được quyết
Trang 35toán theo quý Và theo hàng quý, BHXH tỉnh phải lập báo cáo gửi về BHXHViệt Nam.
Về chi trả dưỡng sức PHSK, hiện nay kinh phí được đưa vào thanh quyếttoán với chế độ ốm đau, thai sản, BHXH tỉnh chỉ đạo BHXH các huyện, thànhphố trực tiếp tạm ứng kinh phí và thanh quyết toán kinh phí chi dưỡng sứcPHSK cho NLĐ tại các cơ quan đơn vị SDLĐ do BHXH huyện trực tiếp quản lý.Riêng bộ phận tài vụ một năm 2 lần tạm ứng kinh phí chi dưỡng sức PHSK chocác đơn vị SDLĐ, các đơn vị BHXH trong toàn tỉnh theo bảng kê đã được phêduyệt Cuối tháng 6 và tháng 12, yêu cầu các đơn vị gửi báo cáo kế toán và báobiểu thanh quyết toán chi nghỉ dưỡng sức PHSK về BHXH tỉnh để thẩm định vàtổng hợp quyết toán
2.2.3.2 Kết quả thực hiện
Chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức PHSK là nhiệm vụ thiết thựcnhằm đảm bảo quyền lợi của NLĐ, CCVC đang công tác, yêu cầu công tác xétduyệt hồ sơ phải chính xác, kịp thời, đúng chính sách, đúng chế độ BHXH tỉnhluôn được sự quan tâm cấp kinh phí kịp thời của BHXH Việt Nam để BHXHtỉnh Lạng Sơn chủ động xét duyệt chi trả thường xuyên, kịp thời
Chi trả cho chế độ thai sản là khoản chi lớn nhất trong các khoản chi trảtrợ cấp ngắn hạn của BHXH Đây là một chế độ do yêu cầu kết hợp của rất nhiềucác cơ quan, đoàn thể cùng phối hợp thực hiện (Y tế, BHXH, Công đoàn, ngườiSDLĐ, Nhà nước), chính vì vậy đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơquan chức năng nhằm bảo vệ lợi ích cho các bà mẹ; đồng thời cũng phải thựchiện chi đúng, chi đủ cho các đối tượng được hưởng chế độ này Ngoài ra, việcquy định thời gian nghỉ cũng cần tính đến các yếu tố về điều kiện và môi trườnglàm việc nhằm đảm bảo sức khỏe cho các sản phụ ở các điều kiện khác nhau
Các văn bản quy định điều kiện hưởng, mức hưởng các chế độ BHXHngày càng rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho người NLĐ khi hưởng các chế độ.Đây là các chế độ ngắn hạn do vậy nguồn chi trả cho các chế độ này là từ quỹBHXH Do vậy, trong thời gian qua số lượng đối tượng hưởng các chế độ ốmđau, thai sản, dưỡng sức PHSK không ngừng tăng lên, thể hiện qua bảng sau:
Trang 36Bảng 2.3 Đối tượng hưởng chi chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức PHSK tại BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007 - 2010
(Đơn vị: người)
sức PHSK
TổngĐối tượng Tốc độ tăng
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho ta thấy:
Từ năm 2007 đến năm 2010 số đối tượng hưởng chi của các chế độ trênđều có xu hướng tăng từ 5.043 đối tượng năm 2007 lên 7.552 đối tượng năm
2010 tương ứng tăng 2.509 đối tượng hưởng Năm 2007 có tổng số 5.043 đối
Trang 37tượng được hưởng chi đến năm 2008, sau 2 năm bắt đầu thực hiện theo LuậtBHXH ta thấy đối tượng hưởng chi của chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức đềutăng (ốm đau tăng 4,64% so với năm 2007, thai sản tăng 34,08%, dưỡng sứcPHSK tăng 10,31%) Năm 2010 tổng số đối tượng hưởng chi của cả 3 chế độ là7.552 người, trong đó đối tượng hưởng của chế độ ốm đau là 5.759 người, chiếmcon số lớn nhất tương ứng là 76,27%; chế độ thai sản là 1.692 người chiếm22,4%; dưỡng sức PHSK là 1,34% trong tổng số đối tượng hưởng chi năm 2010.
Qua các năm số đối tượng luôn tăng là do: Các quy định về điều kiệnhưởng, mức hưởng và thời gian đã được quy định cụ thể, rõ ràng qua các vănbản bổ sung và hướng dẫn đến từng doanh nghiệp, từng NLĐ khiến cho ngườitham gia hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình cùng với công tác giải quyết chế độđược thực hiện nhanh chóng, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người được hưởng
Bảng 2.4 Tình hình thực hiện chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức PHSK tại BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007 - 2010
Năm
Ốm đau
(người)
Thaisản(người)
DưỡngSứcPHSKS(người)
Tổng cộng
Số tiền chitrả bq(tr/ng/năm)
Số người(người)
Số tiền(tr.đồng)
Trang 38Biều đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện số tiền chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức PHSK tại BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007 - 2010
(Đơn vị: triệu đồng)
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy: Trong 4 năm qua (2007 2010), số tiền chi trả cho chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức PHSK trên luôntăng, BHXH tỉnh Lạng Sơn đã chi 39.460 triệu đồng cho chế độ ốm đau, thai sản
-và dưỡng sức PHSK, trong đó chi 7.586 triệu đồng cho chế độ ốm đau, 31.494triệu đồng cho chế độ thai sản và 407 triệu đồng cho dưỡng sức PHSK Qua đócho thấy chế độ thai sản được chi nhiều hơn cả, chi trả dưỡng sức PHSK với sốtiền chi là thấp nhất
Trong năm 2010, số tiền chi cho chế độ ốm đau là 2.725 triệu đồng, tươngứng tăng 13,54% so với năm 2009; chi cho chế độ thai sản là 12.390 triệu đồngtương ứng tăng 19,13% so với năm 2009 Tuy nhiên chi cho dưỡng sức PHSKlại giảm với 109 triệu đồng (năm 2009 là 134 triệu đồng) tương ứng giảm18,66% Số tiền chi trả cho các đối tượng tăng làm cho số tiền chi trả bình quânqua các năm cũng tăng; năm 2007 là 0,85 triệu đồng/người/năm; năm 2010 là2,02 triệu đồng/người/năm, tăng 1,17 triệu đồng/người/năm
Đối với chế độ ốm đau sở dĩ qua các năm số tiền chi trả tăng như vậy là do
số người được hưởng BHXH tăng lên, mà số người tăng lên là do Nhà nướcngày càng quan tâm đến sức khỏe của NLĐ nên các khoản trợ cấp được giải