Cũng như các môn học khác, Giáo dục công dân là môn khoa học xã hội, nó cũng góp phần quan trọng vào đào tạo những người lao động mới vừa có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, năng lực h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====o0o=====
TRẦN THỊ HUYỀN TRANG
GIÁO DỤC TRÁCH NHIỆM CÔNG DÂN
TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BẾN TRE, TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân
ở trường Trung học phổ thông
Người hướng dẫn khoa học: ThS Nguyễn Quang Thuận
HÀ NỘI, 2016
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai đề tài khóa luận, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô và bạn bè Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo - ThS Nguyễn Quang Thuận, người đã định hướng cho em nghiên cứu đề tài, cung cấp cho em những kiến thức lý luận, thực tiễn cùng với những kinh nghiệm quý báu, nhiệt tình hướng dẫn, động viên khích lệ trong suốt quá trình nghiên cứu để em hoàn thành khóa luận
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo, các em học sinh trường THPT Bến Tre, tỉnh Vĩnh Phúc và tất cả các bạn sinh viên đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học và khóa luận của mình
Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự đóng góp của thầy cô cùng các bạn
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, 5 tháng 5 năm 2016
Tác giả khóa luận
Trần Thị Huyền Trang
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Quang Thuận, tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không trùng với bất kì công trình nghiên cứu nào của các tác giả khác
Sinh viên
Trần Thị Huyền Trang
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- GDCD: Giáo dục công dân
- THPT: Trung học phổ thông
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRÁCH NHIỆM CÔNG DÂN TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” MÔN GDCD LỚP 10 7
1.1 Trách nhiệm công dân 7
1.2 Giáo dục trách nhiệm công dân 10
1.3 Nội dung và ý nghĩa giáo dục trách nhiệm công dân trong phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 15
Chương 2 27
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRÁCH NHIỆM CÔNG DÂN TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” MÔN GDCD LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT BẾN TRE, TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY 27
2.1 Một số nét khái quát về trường THPT Bến Tre, tỉnh Vĩnh Phúc 27
2.2 Thực trạng giáo dục trách nhiệm công dân trong dạy học học phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 trường THPT Bến Tre, tỉnh Vĩnh Phúc 29
2.3 Nguyên nhân của thực trạng giáo dục trách nhiệm công dân trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 trường THPT Bến Tre, tỉnh Vĩnh Phúc 32
Chương 3 37
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VIỆC GIÁO DỤC TRÁCH NHIỆM CÔNG DÂN TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” MÔN GDCD LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT BẾN TRE, 37
TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY 37
3.1 Đối với nội dung chương trình 37
3.2 Đối với đội ngũ giáo viên GDCD 39
3.3 Đối với các cấp quản lí 42
3.4 Đối với học sinh, gia đình và xã hội 43
KẾT LUẬN 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Mở cửa hội nhập là xu thế chung của thời đại ngày nay, là vấn đề sống còn đối với tất cả các quốc gia Ở Việt Nam hiện nay, khi nền kinh tế của nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, cùng với những thuận lợi, những cơ hội phát triển, chúng ta cũng đang phải đối diện với hàng loạt thách thức và những điều ràng buộc đối với mọi mặt của đời sống xã hội
và con người Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định đổi mới toàn diện mọi mặt đời sống xã hội trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc đổi mới giáo dục và đào tạo, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu Vấn đề giáo dục trách nhiệm công dân mang ý nghĩa quan trọng và cần thiết, sẽ là bước tiến mạnh và vững chắc để chúng ta thực hiện mục tiêu phát triển xã hội hài hòa và bền vững
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành T.Ư khóa XI với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã khẳng định: “chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”
Cũng như các môn học khác, Giáo dục công dân là môn khoa học xã hội,
nó cũng góp phần quan trọng vào đào tạo những người lao động mới vừa có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, năng lực hoạt động thực tiễn, phẩm chất chính trị tư tưởng, có ý thức trách nhiệm cộng đồng, gia đình, bản thân
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là đào tạo con người Bởi lẽ, mục tiêu cao nhất,
Trang 7động lực quết định nhất sự thành công của xã hội chủ nghĩa chính là con người Người cũng khẳng định, muốn thức tỉnh một dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên Người ví tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, của dân tộc Năm 1946, trong thư gửi học sinh, Hồ Chí Minh viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” Câu nói trên thể hiện vai trò quan trọng của tuổi trẻ đối với sự phát triển của xã hội Sự chăm lo tốt, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên” Là sự đảm bảo cho tương lai phát triển bền vững và tươi sáng của xã hội
Học sinh THPT là thế hệ công dân - chủ nhân của đất nước thế kỉ XXI Để họ thực hiện tốt vai trò này, trước hết họ phải nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, từ đó tự giác thực hiện trách nhiệm công dân đó
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện xem nhẹ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh trung thực, có lý tưởng…với lối sống ích kỉ, thực dụng…đang diễn ra hàng ngày Bên cạnh những hệ giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ học sinh
Do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, nhiều gia đình giáo dục con cái chưa được đúng đắn Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều học sinh bị cuốn vào nhịp sống nhanh với Internet, game online, những tệ nạn xã hội….Hơn ai hết, các em rất cần sự bảo ban, dạy dỗ, hướng đến những điều
tốt đẹp trong cuộc sống từ các bậc làm cha, làm mẹ Nhưng ở đây các bậc cha
Trang 8mẹ ngày đêm lao vào công việc mà nhiều người đã quên đi một vai trò vô cùng quan trọng của mình đó là việc giáo dục con cái
Tại trường THPT Bến Tre mặc dù đội ngũ giáo viên của trường cũng đã tích cực, nhiệt tình giảng dạy Tuy nhiên, việc học tập môn giáo dục công dân cũng chưa đạt hiệu quả cao, bởi học sinh chưa có hứng thú, tìm hiểu, chưa thấy được sự quan trọng của bộ môn đối với việc giáo dục trách nhiệm công dân cho thế hệ trẻ Bởi vậy, đã dẫn tới một bộ phận học sinh sống thờ ơ, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, xa vào các tệ nạn xã hội như ma túy, bạo lực học đường, quan hệ tình dục trước hôn nhân, nghiện chơi game… Bởi vậy, việc
giáo dục trách nhiệm công dân cho học sinh là nhiệm vụ hết sức cấp thiết
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài “Giáo dục trách nhiệm công dân trong dạy học phần “công dân với đạo đức” môn giáo dục công dân lớp 10 ở trường trung học phổ thông Bến Tre, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trách nhiệm công dân đã được quan tâm và được nhiều bài viết bàn
về như:
- Tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm trong Tạp chí Triết học - Số 4, (2006) bàn về vấn đề: Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự với vấn đề quyền và nghĩa vụ công dân có viết: “Để phát huy tác động tích cực, thuận chiều phát triển của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đối với việc xây dựng xã hội dân sự, chúng ta cần chủ động tiến hành nhiệm vụ giáo dục cho người dân hiểu, nắm vững và tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự, thông qua quá trình công khai hóa và dân chủ hóa đời sống xã hội”
- Tác giả Lê Văn Quang trong Tạp chí Triết học - Số 4, (2009) cũng đã bàn đến vấn đề: “Phát triển toàn diện chất lượng con người để nâng cao trách nhiệm cá nhân trong điều kiện kinh tế thị trường”
Trang 9- Tác giả Trần Thị Tuyết trong Tạp chí Triết học - Số 4, (2009) bàn về vấn đề “Trách nhiệm xã hội của cá nhân và yêu cầu nâng cao trách nhiệm này trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” có viết: “trách nhiệm
xã hội với tư cách phương thức điều chỉnh, định hướng ý thức của con người trong các mội quan hệ giữa cá nhân, với các cá nhân khác, với cộng đồng đang là một yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với hành vi của con người nhằm tạo nên sự phát triển bền vững cho toàn xã hội”
Hay như bàn về “Trách nhiệm xã hội và vai trò của nó trong cơ chế thị trường ở nước ta” của tác giả Vũ Tuấn Huy, Tạp chí Triết học - Số 5, 2009 Tác giả Võ Văn Giảng, Tạp chí Giáo dục - Số 14, 2001 bàn về vấn đề: “Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên” Vấn đề
“Phát huy giáo dục của nhà trường vào đời sống cộng đồng” - Một biện pháp phát triển công tác xã hội hóa giáo dục ở trường phổ thông” tác giả Đàm Thị Thanh Thùy, Tạp chí Giáo dục - Số 244, 2010
Các tài liệu đã đề cập đến quan niệm về trách nhiệm, vai trò của việc nhận thức về trách nhiệm đối với xã hội, gia đình, bản thân, thực trạng và một
số biện pháp để nâng cao việc giáo dục trách nhiệm cho công dân
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, trên cơ cở kế thừa những thành quả của các công trình đi trước, tiếp tục bổ sung, phát triển những vấn đề mới
cả về lý luận và thực tiễn xung quanh vấn đề giáo dục trách nhiệm công dân cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học học phần “Công dân với đạo đức” môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT Bến Tre, tỉnh Vĩnh Phúc
3 Đối tượng và phạm vi nghên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu việc giáo dục trách nhiệm công dân cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT
Trang 104 Muc đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Tác giả đưa ra cơ sở lý luận của việc giáo dục trách nhiệm công dân Từ
đó tìm hiểu thực trạng và nêu ra một số kiến nghị nhằm nâng cao trách nhiệm công dân trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 ở trường THPT
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích của đề tài cần thực hiện 3 nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về giáo dục trách nhiệm công dân cho học sinh THPT trong dạy học phần “công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10
- Trình bày thực trạng giáo dục trách nhiệm công dân trong dạy học phần
“công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Bến Tre, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
- Đưa ra một số kiên nghị nhằm nâng cao việc giáo dục trách nhiệm công dân trong dạy học phần “công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 ở trường
Trang 11THPT Bến Tre, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật, khoá luận còn sử dụng các phương pháp: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp lôgíc - lịch
sử, phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu thực tiễn …
6 Đóng góp mới của tác giả
Đề tài hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về trách nhiệm công dân và tầm quan trọng của việc giáo dục trách nhiệm công dân cho học sinh trung học phổ thông
Đề tài đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao việc giáo dục trách nhiệm công dân trong dạy học phần “công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 ở trường THPT hiện nay
Đề tài góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD
7 Kết cầu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung của khoá luận gồm 3 chương và 10 tiết
Trang 12Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRÁCH NHIỆM CÔNG DÂN TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC”
MÔN GDCD LỚP 10 1.1 Trách nhiệm công dân
Khái niệm trách nhiệm công dân
Ai cũng có trách nhiệm bởi mỗi người đều có một vị trí nhất định trong các mối quan hệ xã hội, như gia đình, dòng họ, địa phương, tập thể, tổ chức chính trị - xã hội, công dân của một nước, thành viên của cộng đồng dân tộc
và rộng nhất là của toàn nhân loại… Trong các mối quan hệ đó, trách nhiệm được hình thành trên cơ sở những quy định của luật pháp, quy chế, thỏa thuận của tập thể, tổ chức, địa phương… Trách nhiệm còn được hình thành do dư luận xã hội và bị chi phối bởi dư luận xã hội Trách nhiệm công dân là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình
Về mặt nội hàm, thuật ngữ trách nhiệm được hiểu là: trách nhiệm bao giờ cũng gắn liền với con người, bị quy định bởi những nhu cầu phát triển của đời sống con người về thực chất, đó là khả năng nhận thức về bổn phận, nghĩa
vụ và hậu quả do những hành động của bản thân con người đưa lại Do đó, hiểu một cách chung nhất, trách nhiệm là khái niệm của đạo đức học và luật học, nói lên một đặc trưng của nhân cách trong việc thực hiện nghĩa vụ do xã hội đề ra
Nếu trách nhiệm pháp lý là sự bắt buộc, là những nhu cầu mà mỗi cá nhân, trong hoạt động của mình, phải tuân thủ theo những chuẩn mực, những quy đinh, nguyên tắc của pháp luật thì trách nhiệm đạo đức lại chứa đựng tình cảm, trách nhiệm của mỗi cá nhân trước người khác , trước cộng đồng và xã hội Thực hiện trách nhiệm đạo đức là sự tự giác, không bị ràng buộc bởi
Trang 13động cơ cá nhân mang tính vụ lợi
Trong xã hội có phân công lao động, trách nhiệm là nghĩa vụ đạo đức tự mỗi người đảm nhận hoặc áp đặt lên người khác Có hai dạng trách nhiệm: do chiếm một địa vị xã hội không có dự lựa chọn, như trách nhiệm làm con, trách nhiệm làm thanh niên, trách nhiệm của người già Ví dụ, trong nguyên tắc của nho giáo, “hiếu” là trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ - “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” Hoặc do có những điều kiện, khả năng nào đó trách nhiệm giúp đỡ những người nghèo rơi vào hoàn cảnh bất lợi trong tình cộng đồng - “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”
Công dân là người dân của một nước có chủ quyền, có đủ tư cách để hưởng quyền lợi, nghĩa vụ của người dân như hiến pháp quy định Trách nhiệm công dân là phải hiểu được bổn phận của cá nhân cũng như cộng đồng
xã hội đối với những quyết định và hành động nhằm là tăng cường nghĩa vụ
và quyền lợi đối với mỗi thành viên trong xã hội Đồng thời hiểu được trách nhiệm đạo đức của mỗi cá nhân trong việc giải quyết vấn đề chung, đươc thể hiện thông qua các yếu tố như sự tôn trọng trong luật pháp, trách nhiệm với môi trường sống, trách nhiệm trong mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng Tuy mang ý nghĩa là bổn phận nhưng về bản chất, trách nhiệm công dân là một sự tự nguyện đứng trên trách nhiệm luật pháp với ý nghĩa điều chỉnh các hành vi của cá nhân trước và trong khi hoạt động, chứ không phải là tiêu chí đánh giá cá nhân sau khi hoàn tất hoạt động của mình Vì vậy, trách nhiệm có thể bị phủ định trong trường hợp nó kiềm chế hoạt động của cộng đồng Và ngược lại, nó có thể được khẳng định khi mang ý nghĩa trách nhiệm trong hoạt động, tức là mang lại nhiều lợi ích đối với các thành viên cũng như cho cả xã hội
Chúng ta đều biết rằng, mỗi cá nhân chỉ tồn tại thực sự trong một xã hội nhất định, tồn tại trong mối quan hệ với những cá nhân khác như C.Mác
Trang 14nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa
Việt Nam ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi mỗi công dân Việt Nam, trong quá trình hoạt động (lao động) của mình, phải tự điều chỉnh bản thân mình phù hợp với các lợi ích xã hội
Trách nhiệm của công dân là phải hiểu được những đòi hỏi, yêu cầu của
xã hội đối với công dân cũng như là hiểu đòi hỏi, yêu cầu của công dân đối với xã hội Tức là nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân đối với
xã hội và trách nhiệm của xã hội trong việc đảm bảo sự hoạt động của cá nhân mỗi con người trong hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ nhân quả với mỗi
cá nhân trong xã hội
Trách nhiệm của công dân là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với xã hội (đối với gia đình, tập thể, đơn vị công tác, tổ quốc, nhân loại nói chung ) là trách nhiệm của cá nhân đối với cá nhân khác với tư cách một con người, một thành viên của xã hội khi tham gia vào đời sống cộng đồng: là bổn phận của
cá nhân cũng như của xã hội khi tham gia vào đời sống cộng đồng; là bổn phận của cá nhân cũng như của cả cộng đồng xã hội trước những vấn đề chung liên quan tới sự duy trì cuộc sống của con người
Trách nhiệm công dân có tác dụng quan trọng trong hình thành nhân cách con người Trách nhiệm công dân là sự thống nhất của quá trình nhận thức và hành động thực tiễn một cách có đạo đức của mỗi cá nhân, là quá trình rèn luyện phấn đấu của mỗi chủ thể để vượt qua những cám dỗ vật chất nhỏ nhen, ích kỷ và những toan tính tầm thường, dưới tác động của những nhân tố cơ bản, như kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức Mỗi thời đại kinh tế
- xã hội với sự phát triển của kinh tế, sự thay đổi của chế độ chính trị , sự mở rộng của kinh tế dân chủ và những yêu cầu về văn hóa, đạo đức luôn có
Trang 15những đòi hỏi tương ứng về trách nhiệm công dân đối với mỗi với tư cách thành viên của cộng đồng xã hội
Qua từng giai đoạn lịch sử nhất định, trách nhiệm công dân biến đổi theo
sự phát triển của xã hội loài người và tùy từng cộng đồng, dân tộc, từng quốc gia nhất định mà có những biểu hiện, những hình thức thể hiện khác nhau Đây không chỉ là sự đòi hỏi, yêu cầu của cộng đồng của xã hội đối với mỗi người, mỗi tập thể (trách nhiệm pháp lý) mà còn là nhu cầu của sự tiến bộ, của sự hoàn thiện của mỗi bản thân mỗi người (trách nhiệm đạo đức)
1.2 Giáo dục trách nhiệm công dân
Khái niệm
Giáo dục (hiểu theo nghĩa rộng) là lĩnh vực hoạt động của xã hội nhằm truyền đạt những kinh nghiệm lịch sử - xã hội chuẩn bị cho thế hệ trẻ trở thành lực lượng tiếp nối sự phát triển xã hội, kế thừa và phát triển nền văn hóa của loài người và dân tộc
Giáo dục (hiểu theo nghĩa hẹp) là giáo dục nhà trường, là sự tác động có
tổ chức, có kế hoạch nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, hình thành thái độ, hành vi của học sinh, xây dựng và phát triển hoàn thiện nhân cách theo mục tiêu giáo dục xã hội đề ra
Giáo dục là tác động có hệ thống để con người có thêm năng lực và phẩm chất cần thiết Giáo dục còn được xem là một trong các mặt giáo dục của nhà trường Theo cách hiểu này, hoạt động giáo dục tác động đến hệ thống các phẩm chất nhất điịnh như: đạo đức, thế giới quan, niềm tin, quan diểm thẩm mỹ của đối tượng giáo dục
Dưới góc độ hoạt động, giáo dục là một hoạt động chuyên biệt của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách của con gười theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách Như vậy, hoạt động giáo dục không đơn
Trang 16thuần chỉ là truyền thụ kiến thức, mà là quá trình gồm nhiều bộ phận: Giáo dục đạo đức; giáo dục trí tuệ; giáo dục thể chất; giáo dục thẩm mỹ trong đó, giáo dục đạo đức được xem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáo dục khác
Về bản chất, giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho học sinh, nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn, hình thành những thói quen, những hành vi đạo đức trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực của xã hội Giáo dục là quá trình hai mặt, mặt tác dộng của nhà sư phạm và mặt tiếp nhận của người giáo dục Giáo dục là tác động chuyển hóa từ những yêu cầu bên ngoài - yêu cầu của xã hội thành những phẩm chất bên trong bền vững của cá nhân Giáo dục được thực hiện trong nhà trường và cả ngoài xã hội với những hình thức đa dạng và những phương pháp phong phú
Dù hiểu theo cách nào, thì giáo dục ngày này được coi là yếu tố giải phóng tiềm năng con người, được coi như là lực lượng sản xuất trực tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo lớp người đủ khả năng giải quyết những mâu thuẫn của thời đại Giáo dục trở thành đòn bẩy phát triển kinh tế -
xã hội cuả xã hội ngày nay
Nôi dung
Giáo dục trách nhiệm cho học sinh THPT là giáo dục cho học sinh về trách nhiệm với bản thân; trách nhiệm với gia đình; trách nhiệm với cộng đồng; trách nhiệm với Tổ quốc; trách nhiệm với nhân loại
Mục tiêu của giáo dục Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng sự phát triển và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất ước Mục tiêu giáo dục của Việt Nam thể hiện mục tiêu giáo dục của thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống (Delor, 1996)
Mục đích quan trọng nhất của giáo dục trách nhiệm công dân chính là
Trang 17giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực, thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình Thay đổi hành vi, thái độ và giá trị ở từng con người là một quá trình khó khăn, không đồng thời Có thời điểm người học quay trở lại những thái độ, hành vi hoặc giá trị trước Do đó, các nhà giáo dục cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để người được giáo dục duy trì hành vi mới và có thói quen mới, tạo động lực cho người học được giáo dục, điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và hành vi trước đây, thích nghi hoặc chấp nhận các giá trị, thái dộ hành vi mới
Giáo dục trách nhiệm công dân cần phải thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em Môi trường giáo dục được tổ chức tạo cơ hội cho người học áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các tình huống
“thực” trong cuộc sống
Giáo dục trách nhiệm công dân chính là giúp mỗi cá nhân hướng đến sự thật thà, trung thực, sống có đạo đức biết yêu thương con người; đến với lý tưởng cao đẹp, văn minh nhằm hạn chế tối đa mặt tiêu cực của xã hội Để có một xã hội tốt đẹp, quan hệ con người với con người trên cơ sở có tình, như nhà triết học cổ điển Đức Phoi-ơ-bắc đã nhẫn mạnh, vai trò của giáo dục là đặc biệt quan trọng Đến nay tư tưởng cần được phát huy, hoàn thiện, bổ sung
từ những ý tưởng khoa học chân chính và thực tiễn nóng bỏng Như Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã từng dạy, con người chân chính, con người cách mạng cần phải theo học thuyết khoa học của C Mác, Ph Ăngghen, V.I.Lênin, đồng thời cũng phải tựu làm học trò của Gieesssu, Thích ca mâu ni, Ala
Trong thế giới hiện đại, trong một xã hội còn nhiều vấn đề phức tạp do mặt trái của nền kinh tế thị trường gây ra chúng ta phải biết dùng sức mạnh tổng hợp để giáo dục con người và từng cá nhân có ý thức, trách nhiệm tu dưỡng theo các nguyên tắc, chuẩn mục xử lý trong quan hệ giữa người với
Trang 18người, giữa cá nhân và xã hội nhằm khuyến khích phát triển kinh tế, thực hiện công bằng xã hội và tiến bộ xã hội trong nhân dân
Chỉ khi nào người công dân ý thức được quyền cũng như nghĩa vụ công dân của mình thì lúc đó dân chủ hóa mới được thực thi trong xã hội và xã hội mới thực sự trở thành xã hội dân sự Trong điều kiện xã hội dân sự chưa hình thành và phát triển như nước ta hiện nay, nhiệm vụ giáo dục trách nhiệm công dân của họ chủ yếu thuộc về nhà nước và các đoàn thể xã hội Nhà nước phải
có trách nhiệm trong việc nâng cao sự hiểu biết, ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật của người dân, giúp và tạo điều kiện cho họ rèn luyện thói quen sống, làm việc theo pháp luật; đồng thời giúp họ tự ý thức được các quyền cá nhân nói riêng, dân chủ nói chung, làm cho họ tự giác và chủ động tham gia vào các hoạt động xã hội Giáo dục trách nhiệm cho công dân giúp cho người công dân nắm bắt được một cách đúng đắn và kịp thời những thông tin cần thiết, nhằm thực hiện phương châm “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”
và dân được hưởng Có như vậy người công dân mới có cơ sở để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình đối với nhà nước và đối với xã hội
Ý nghĩa
Giáo dục trách nhiệm công dân đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm, tri thức về trách nhiệm công dân, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được biến thành tình cảm niềm tin, thói quen và cách ứng xử thực tế hàng ngày của HS, điều đó mới thực sự có giá trị
Thông qua hoạt động thực tiễn và quá trình tham gia vào các hoạt động
xã hội, mỗi cá nhân dần dần lĩnh hội được những yêu cầu, chuẩn mực dạo đức của xã hội, biến những yêu cầu chuẩn mực ấy thành những hiểu biết của riêng mình, từ đó hình thành nhận thức đạo đức của mỗi cá nhân
Khi những yêu cầu, chuẩn mực đạo đức đã được lĩnh hội trở nên phù hợp với những nhu cầu trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng, nhận thức về trách nhiệm hành vi có đạo đức sẽ dần được hình thành Khi nhận thức và hành
Trang 19động có trách nhiệm trở thành những thói quen tự nhiên trong hoạt động của mỗi cá nhân sẽ dẫn đến trách nhiệm đạo đức
Có trách nhiệm đạo đức con người sẽ tự giác hành động, làm theo lẽ phải, biết lựa chọn đúng sai, nhận thức được cái nên làm, phải làm vì sự phát triển chung của cả cộng đồng Khi thực hiện trách nhiệm đạo đức hoàn thành cho người khác và nhất là cho chính bản thân mình Đồng thời khi thực hiện trách nhiệm đạo đức một cách tự nguyện, tự giác, con người sẽ luôn thấy được thanh thản trong tâm hồn, cảm thấy được hạnh phúc Chính điều này càng thôi thúc con người hành dộng tốt hơn, hướng đến điều thiện hơn và mong muốn đem lại hạnh phúc cho người khác, cho cộng đồng nhiều hơn Với tư cách thành viên trong xã hội, mỗi công dân phải nhận thức, thấu hiểu và tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu, quy định, quy tắc, điều luật của
xã hội nhằm đảm báo sự phát triển bền vững cho xã hội Việc ý thức một cách sâu sắc những yêu cầu mang tính quy luật đó sẽ cho phép con người quyết định và lựa chọn hành động, hành vi một cách đúng đắn hơn, có trách nhiệm hơn Đồng thời sự phát triển của xã hội và lịch sử nói chung chỉ có thể diễn ra bình thường, lành mạnh, đi đúng luật khi mỗi cá nhân tự giác nhận thức được mối quan hệ cá nhân - xã hội
Như vậy, giáo dục trách nhiệm công dân có vai trò, chức năng kiềm chế
và kích thích con người trong mọi hành động, góp phần điều chỉnh hệ thống các nhu cầu của con người trên cơ sở sự thống nhất lơi ích C.Mác và Ăngghen cho rằng: “chừng nào con người còn ở trong xã hội hình thành một cách tự nhiên, do đó chừng nào sự chia cắt giữa lợi ích riêng và lợi ích chung,
do đó chừng nào còn có sự phân chia hoạt động còn được tiến hành không phải một cách tự nguyện mà là một cách tự nhiên thì chừng đó hành động của bản thân con người sẽ trở thành một lực lượng xã lạ, đối lập với con người, và
nô dịch con người, chứ không phải bị con người thống trị” [12, tr.47]
Trang 20Đồng thời C Mác và Ăngghen còn nhấn mạnh: “Nếu như lợi ích đúng đắn là nguyên tắc của toàn bộ đạo đức thì do đó cần ra sức làm cho lợi ích riêng của con người cá biệt phù hợp với lợi ích của toàn thể loài người” [12, tr199 - 200]
Điều này chỉ có thể thực hiện được khi mỗi cá nhân luôn có ý thức về trách nhiệm công dân và năng lực chịu trách nhiệm đối với mỗi hoạt động của bản thân mình Khi mọi người đều sống một cách có trách nhiệm với nhau và
ý thức được sự cần thiết phải hợp tác trong các quan hệ xã hội thì ở họ, tất yêu
sẽ này sinh sự tương trợ lẫn nhau Bởi lẽ, trách nhiệm công dân chính là năng lực tự xác định lợi ích hoặc tác hại đối với người khác, đối với toàn xã hội do những hành động của mình
Để có trách nhiệm công dân, người công dân phải có năng lực chịu trách nhiệm Năng lực này biểu hiện ở ý thức về hậu quả của hành động, hành vi, ở
ý chí vượt khó hoàn thành nghĩa vụ, ngăn chặn được tác động tiêu cực của hành động đối với lợi ích xã hội
1.3 Nội dung và ý nghĩa giáo dục trách nhiệm công dân trong phần
“Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10
1.3.1 Nội dung
Giáo dục trách nhiệm công dân cho học sinh trung học phổ thông, với bản chất là hình thành và phát triển cho học sinh khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống Giáo dục trách nhiệm công dân cho học sinh trung học phổ thông hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
Trong học phần “Công dân với đạo đức” lớp 10, trên cơ sở nội dung kiến thức của học phần (quan niệm về đạo đức và một số phạm trù cơ bản của đạo
Trang 21đức học; có giá trị đạo đức), giáo dục trách nhiệm công dân cho học sinh THPT gồm các nội dung cơ bản sau:
- Giáo dục trách nhiệm với bản thân: phải biết tự nhận thức bản thân trên
cơ sở đối chiếu với các yêu cầu đạo đức xã hội ; phải biết đặt mục tiêu phấn đấu, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức, xã hội và có quyết tâm vượt qua khó khăn để thực hiện mục tiêu đã đề ra Từ đó, biết coi trọng việc tu dưỡng và tự hoàn thiện bản thân Biết tự trọng, tự tin vào khả năng phát triển của bản thân, đồng thời biết tôn trọng, thừa nhận và học hỏi những điểm tốt của người khác
Bài 10: “Quan niệm về đạo đức” giáo dục cho học sinh hiểu về quan niệm đạo đức Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đòng, của xã hội Từ đó giúp học sinh có thể phân biệt đạo đức với pháp luât và phong tục, tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội Đối với cá nhân, đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích, tang them tình yêu đối với
Tổ quốc, đồng bào và rộng hơn là toàn nhân loại Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ không còn ý nghĩa
Bài 11 : “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” giáo dục cho học sinh hiểu về giáo dục trách nhiệm đối với bản thân Nội dung của bài học giúp học sinh hiểu một số khái niệm: nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc Hiểu được “nghĩa vụ” là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội, từ đó có quyết tâm, phấn đấu thực hiện Đồng thời, biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình, biết phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân, gia đình và xã hội Từ đó giúp các em biết coi trọng, tu dưỡng và tự hoàn thiện bản thân các em hơn, đồng thời biết
Trang 22công dân tốt Hiểu và thưc hiện tốt những điều trên, đó chính là việc giáo dục trách nhiệm đối với bản thân mà bài học muốn hướng tới
- Giáo dục trách nhiệm đối với gia đình: hiểu được thế nào là gia đình,
các chức năng của gia đình và mối quan hệ, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, Đồng thời biết nhận xét, đánh giá một số quan niệm sai lầm về tình yêu, hôn nhân và gia đình; thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình; đồng tình, ủng hộ các quan niệm đúng đắn về tình yêu, hôn nhân và gia đình
Bài 12: “Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình” giúp học sinh có hiểu biết cơ bản về tình yêu, tình yêu chân chính, hôn nhân và gia đình, các đặc trưng tốt đẹp, tiến bộ của chế độ hôn nhân, gia đình, nước ta và các chức năng của gia đình Giúp các em biết tự nhận xét, đánh giá về một số quan niệm về tình yêu, hôn nhân và gia đình Đồng thời xác định được trách nhiệm của bản thân trong gia đình như: là con cái các em có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, biết lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự và truyền thống tốt đẹp của gia đình; đối với cha mẹ già con cái phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo, không được có hành vi ngược đãi Với anh chị em thì phải luôn có quan
hệ gắn bó, có trách nhiệm yêu thương, tôn trọng, đùm bọc, bảo ban, chăm sóc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống
- Giáo dục trách nhiệm với cộng đồng: biết sống nhân nghĩa, hòa nhập,
hợp tác với mọi người xung quanh Yêu quý, gắn bó với lớp, với trường, với cộng đồng nơi ở
Bài 13: “Công dân với cộng đồng” giúp học sinh hiểu thế nào là trách nhiệm đối với cộng đồng Biết sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác với những người xung quanh, yêu quý, găn bó với trường với cộng đồng nơi mình đang sinh sống Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm
Trang 23giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội Muốn duy trì cuộc sống của mình, con người phải tham gia lao động và liên hệ với những người khác, với cộng đồng Mỗi người là một thành viên, một tế bào của cộng đồng
Cá nhân có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy định, những nguyên tắc của cộng đồng :
Quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn với những người xung quanh, trước hết
là những người thân trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, làng xóm
Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn;
tích cực thamgia các hoạt động uống nước nhớ nguồn; hoạt động đền ơn đáp
nghĩa; các hoạt động do lớp, trường, cộng đồng dân cư tổ chức như giúp đỡ
các bạn học sinh nghèo vượt khó, ủng ho nhân dân vùng thiên tai, lũ lụt, …
Kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước, với dân tộc
Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần gũi, vui vẻ, cởi mở, chan hòa với thầy cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh Không xa lánh, bè phái, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết
Biết cùng bàn bạc, xây dựng kế hoạch hoạt động và phân công nhiệm
vụ cụ thể phù hợp với khả năng của từng người Biết nhịp nhàng với nhau trong công việc, học tập, sẵn sang chia se ý kiến, kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, …
- Giáo dục trách nhiệm với Tổ quốc: biết tham gia các hoạt động xây
dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân Yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước, dân tộc Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước
Bài 14: “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” giúp học sinh hiểu được trách nhiệm của công dân với Tổ quốc Bài học giúp các em biết thế nào là lòng yêu nước, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam và các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước Từ đó giúp các em nhận thức được
Trang 24trách nhiệm của công dân, đặc biệt là học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa như:
Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sạch, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, biết đấu tranh với các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hóa - đạo đức truyền thống của dân tộc
Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương, của đất nước Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi
đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc…
Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa Cảnh giác trước mọi âm mưu, chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch
Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc, …
Hiện nay, tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với cả hệ thống chính trị, các ngành, các lực lượng, trong đó có thanh niên, học sinh Mỗi công dân VN phải biết bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ quốc gia trên cơ sở hiểu biết về luật pháp trong nước và quốc tế trên tinh thần hòa bình, không đe dọa vũ lực hay sử dụng vũ lực Bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ đất nước là trách nhiệm chung của công dân VN, trong đó có hoc sinh Dù còn ngồi ghế nhà trường, nhưng mỗi học sinh nên có
ý thức và trách nhiệm, trước hết là hiểu rõ và thông suốt chủ trương, quan điểm của Đảng giải quyết vấn đề về biển, đảo và am hiểu luật pháp quốc tế Khi đã tường tận, mỗi bạn trẻ cần tuyên truyền đến những người xung quanh
để có chung nhận thức Mỗi công dân nếu hiểu biết và ứng xử cho đúng thì quyền lợi quốc gia sẽ được đảm bảo, bảo vệ
Trang 25Là những học sinh các em cần thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo bằng những hình thức khác nhau như: tìm hiểu trên báo hay các kênh truyền thông, tìm các cuốn sách có liên quan, tham gia các cuộc hội thảo thanh niên, tham gia tình nguyện vào các chương trình tuyên truyền trong cộng đồng Đây là công việc đầu tiên nhằm giúp học sinh nâng cao nhận thức và xác định
rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là bảo vệ chủ quyền biển, đảo
- Giáo dục trách nhiệm với nhân loại: tham gia các hoạt động phù hợp
với khả năng của bản thân để góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại Tích cực ủng hộ những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, ủng hộ những hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại do nhà nước, địa phương tổ chức
Bài 15: “Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại” giúp học sinh hiểu về trách nhiệm của công dân với nhân loại Học sinh biết được một
số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay như: ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, các dịch bệnh hiểm nghèo Từ đó giúp các em hiểu được trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia giải quyết một số vấn đề câp thiết, là những trách nhiệm như:
Giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học, trường họ, nơi ở và nơi cộng, không vứt rác, xả nước thải bừa bãi
Bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
Có thái độ phê phán đối với các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường; phát hiện, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ môi trường
Tích cực tuyên truyền vận động gia đình và mọi người xung quanh thực hiện tốt luật hôn nhân và gia đình, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
Trang 26 Sống an toàn lạnh mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, tránh xa các hành
vi có thể gây hại cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội
Tích cực tham gia tuyên truyền phòng tránh các dịch bệnh hiểm nghèo, tuyên truyền phòng chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác trong cộng đồng…
1.3.2 Ý nghĩa
Tất cả những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của nhận thức, đạo đức nói chung, của nhân cách con người và do vậy, nó chỉ có thể có được khi con người tham gia vào mọi hoạt động của đời sống cộng đồng một cách
có đạo đức, có ý thức trách nhiệm Như vậy trách nhiệm công dân góp phần điều chỉnh, định hướng và phát triển nhân cách con người theo hướng ngày càng tiến bộ Là một trong những yếu tố đảm bảo sự ổn định về chính trị và tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển lành mạnh Như vậy, việc tham gia rộng rãi vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội sẽ làm phong phú và nâng cao vai trò của trách nhiệm như một động lực cho sự phát triển
xã hội
Giáo dục trách nhiệm công dân sẽ làm cho xã hội bớt đi những tác động trái chiều do mặt trái của kinh tế thị trường mang lại và trong nhiều trường hợp, còn có thể dựa trên những chuẩn mực đạo đức, những yêu cầu về trách nhiệm đạo đức về ngăn chặn các hành vi vô trách nhiệm, thiếu ý thức tôn trọng cộng đồng
Sự nghiệp đổi mới ở nước ta đòi hỏi ý thức trách nhiệm công dân của mỗi công dân trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, đó là sự thể hiện thái độ tích cực, cũng như lối ứng xử văn minh trong thời đại mới Trong thời đại ngày nay, nhân loại tiến bộ đã ý thức được rằng, những giá trị, chuẩn mực đạo đức và yêu cầu trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm công dân luôn là vấn đề
có ý nghĩa hết sức cần thiết đối với bất kỳ xã hội nào, thời đại nào Việc đánh
Trang 27giá trình độ phát triển, sự tiến bộ của xã hội luôn gắn với những chuẩn mực giá trị, yêu cầu đạo đức, trách nhiệm công dân bởi đó chính là nền tảng tinh thần, là nội lực thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội
Ngày nay, quá trình hiện đại hóa và yêu cầu đổi mới xã hội diễn ra trên quy mô toàn cầu và đã đang làm cho trách nhiệm công dân dần nâng cao hơn bao giờ hết Những nhân tố cơ bản nhất quy định hiện đại hóa xã hội, như kinh tế thị trường, tiến bộ khoa học - công nghệ, dân chủ hóa, tòa cầu hóa, đang tạo ra những điều kiện, những đảm bảo ngày một tốt hơn cả về vật chất lẫn tinh thần cho sự phát triển trách nhiệm công dân
Ở Việt Nam hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhất là sau khi chúng ta gia nhập WTO, cùng với những thuận lợi, những cơ hội phát triển, chúng ta đang phải đối diện với hàng loạt những thách thức và những điều kiện ràng buộc đối với mọi mặt của đời sống xã hội và con người, thì vấn đề giáo dục trách nhiệm công dân càng mang ý nghĩa quan trong và cần thiết, sẽ là bước tiến mạnh và vững chắc để chúng ta thực hiện mục tiêu phát triển xã hội hài hòa và bền vững
Sau hơn hai mươi năm tiến hành đổi mới ở nước ta, với những thành tựu
đã đạt được, đã tạo ra môi trường kinh tế - xã hội và điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân rèn luyện, phát huy năng lực của bản thân, hình thành những giá trị tự thân, thích ứng ngày càng tốt hơn những đòi hỏi của xã hội Tinh thần trách nhiệm công dân của mỗi cá nhân cũng được nâng lên Tuy nhiên, những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng tác động tiêu cực đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là về vấn đề đạo đức, trong đó có vấn đề thực hiện trách nhiệm công dân
Việc thực hiện trách nhiệm công dân có liên quan mật thiết đến vấn đề phát triển bền vững của đất nước Bởi lẽ, vấn đề trách nhiệm công dân luôn được đặt ra từ tình hình thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong giai
Trang 28đoạn hiện nay, khi cũng ta đang tích cực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa luôn đòi hỏi mỗi công dân không chỉ năng động hơn, có trình độ học vấn cao hơn, mà trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm công dân cũng phải cao hơn Các định hướng giá trị mới
do đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra đòi hỏi thực hiện trách nhiệm công dân không chỉ bó hẹp trong quá trình lao động sản xuất mà cả trong cách ứng
xử với môi trường tự nhiên xung quanh vì lợi ích thiết thân của con người
Có thể nói, không chỉ những mặt tích cực, mà cả những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đều đòi hỏi phải giáo dục trách nhiệm công dân Như Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã khẳng định chủ trương: tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm dà bản sắc dân tộc xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa, hội nhập kinh tế quốc tế Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam
Đứng trước hiện thực này, yêu cầu đặt ra là trách nhiệm công dân phải được thực hiện như thế nào để nó vừa thúc đẩy quá trình phát triển trong sự hội nhập với cộng đồng thế giới, vừa đảm bảo sự bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc và khửng định được bản lĩnh của mình trước nguy cơ đồng hóa Đòi hỏi cần quan tâm chính là vấn đề giáo dục và những thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội, sự phát triển với tốc độ như vũ bão của khoa học và công nghệ cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa Vai trò giáo dục trách nhiêm công dân trở thành yếu tố không thể thiếu