I.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.Bối cảnh thế giới Xóa đói giảm nghèo là vấn đề quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Tháng 9 năm 2000 tại trụ sở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (viết tắt: LHQ), Hội nghị thượng đỉnh thiên niên kỷ với sự tham gia của 189 quốc gia thành viên của LHQ đã thống nhất coi vấn đề xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói là một trong tám mục tiêu thiên niên kỷ cần đạt được vào năm 2015 [20]. Theo đó, trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2015, thế giới phải giảm được một nửa tỷ lệ người có thu nhập (tính theo sức mua tương đương PPP năm 1993) dưới 1USD một ngày. Theo báo cáo của LHQ, nếu như năm 1990, một nửa dân số của các quốc gia đang phát triển sống dưới 1.25 USD một ngày thì đến 2010, tỉ lệ này đã giảm xuống còn 22% và đã giảm được 700 triệu người nghèo [25]. Cũng theo thống kê của UNDP, hiện nay, trên thế giới có khoảng 2.2 tỷ người nghèo hoặc cận nghèo. Nếu xét về nghèo đa chiều thì có khoảng 1.5 tỷ người ở 91 nước đang phát triển đang sống trong hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn chồng chất về y tế, giáo dục và điều kiện sinh hoạt. Mặc dù tỷ lệ nghèo đang giảm dần nhưng gần 800 triệu người đang đứng trước nguy cơ tái nghèo nếu có cú sốc nào đó xảy ra [19]. 2.Bối cảnh tại Việt Nam Năm 1993, tại hội nghị thượng đỉnh về phát triển xã hội tại Copenhagen, Đan Mạch, Chính phủ Việt Nam đã khẳng định xóa đói giảm nghèo là chính sách quốc gia quan trọng. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư, đồng thời thể hiện quyết tâm của nước ta trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ mà Việt Nam đã cam kết. Chủ trương đó đã được thể hiện trong Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam với các nội dung cơ bản như: coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo. Trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực xây dựng và triển khai các chương trình xóa đói giảm nghèo quan trọng như: Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1998 – 2000, Chương trình phát triển kinh tế – xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa (Chương trình 135) giai đoạn 1997 – 2006 và giai đoạn 2006 – 2010, Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện nghèo, Chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 – 2005 và giai đoạn 2006 – 2010, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 – 2015, … Đáng chú ý là năm 2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành nghị quyết về giảm nghèo bền vững đến năm 2020 tập trung vào các đối tượng là người nghèo, hộ nghèo trên phạm vi cả nước, ưu tiên người nghèo dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em với các nội dung trọng tâm như hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm tăng thu nhập cho người nghèo, hỗ trợ về giáo dục và đào tạo, hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý và hỗ trợ người nghèo tiếp cận văn hóa thông tin. Với những nỗ lực đó, Việt Nam được đánh giá là một trong các nước đang phát triển thành công trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Trong hai thập kỷ qua, tỉ lệ nghèo tính theo đầu người Việt Nam đã giảm từ 58.1 % năm 1992 xuống còn 17.2 % vào năm 2012 và có khoảng 30 triệu người đã thoát nghèo [7]. Năm 2014, tỉ lệ hộ nghèo ước tính khoảng 8.2% giảm 1.6 điểm phần trăm so với năm 2013. [16] Tuy nhiên Việt Nam gặp các thách thức rất lớn trong việc giảm nghèo bền vững như: •Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng tiêu cực nhất bởi biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt và thiên tai. Điều đó tác động rất lớn tới kết quả của nỗ lực thay đổi hoàn cảnh của các hộ gia đình ở những vùng hay bị thiên tai. •Đặc điểm của đói nghèo tại Việt Nam và tính dễ bị tổn thương đang thay đổi rất lớn. Đang có mức chênh lệch lớn giữa các nhóm dân cư và các khu vực vùng miền. Tỷ lệ giảm nghèo ở khu vực dân tộc thiểu số chậm hơn nhiều so với người Kinh: tỷ lệ nghèo người Kinh giảm từ 53.9% năm 1993 xuống 9.0 % năm 2008 nhưng với khu vực dân tộc thiểu số thì tỷ lệ nghèo giảm từ 86.4% xuống 50.3% [13]. •Kết quả giảm nghèo từ các chương trình dự án giảm nghèo chưa bền vững. Tỷ lệ nghèo mới và tái nghèo vẫn còn cao. •Nhiều người thoát nghèo nhưng mức sống rất gần với chuẩn nghèo dễ rơi vào vòng xoáy nghèo đói. Các cú sốc về kinh tế và môi trường có khả năng làm đảo ngược những thành tựu rất khó mới đạt được về tăng trưởng và nghèo đói. •Các hình thức nghèo đói mới nổi lên: nghèo đói ở khu vực người nhập cư và người dân đô thị. Người dân sống ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không bị đói nghèo về thu nhập nhưng họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận bảo trợ xã hội, nhà cửa và giáo dục. Ở cả hai thành phố, người nhập cư gặp phải khó khăn hơn người dân bản địa đặc biệt là chỉ có 44% con em của những người di cư giữa các tỉnh trong độ tuổi 11 – 18 được đi học so với tỷ lệ 75% là con em của người bản địa [12]. Đã có nhiều nghiên cứu định tính và định lượng trong nước và ngoài nước gợi ý các mô hình xóa đói giảm nghèo phù hợp với các đặc điểm tự nhiên xã hội của các địa phương và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới việc giảm nghèo tại Việt Nam ([1],[3],[4],[5],[8],[9],[10],[11],[14],[15],[17],[18]). Tuy nhiên, các nghiên cứu định lượng mà phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thoát nghèo và tái nghèo của hộ gia đình sử dụng số liệu đã từ lâu, phạm vi nghiên cứu chỉ là một huyện hoặc một vùng. Đặc biệt chưa có nghiên cứu nào phân tích tác động của các nhân tố tới khả năng nghèo, thoát nghèo và tái nghèo của hộ gia đình tại Việt Nam năm 2010 và năm 2012. Để trả lời câu hỏi này, tác giả thực hiện đề tài “Sử dụng mô hình Multinomial Logit phân tích tác động của các nhân tố tới khả năng nghèo, thoát nghèo và tái nghèo của hộ gia đình Việt Nam” dựa trên số liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2010 và năm 2012. II.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.Mục tiêu tổng quát Xác định và đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nghèo, thoát nghèo và tái nghèo của hộ gia đình ở Việt Nam trong năm 2010 và năm 2012. Kết quả của nghiên cứu là góp phần định hướng chính sách giảm nghèo bền vững cho các hộ dân cư ở Việt Nam. 2.Mục tiêu cụ thể Mục tiêu cụ thể bao gồm các nội dung sau: -Chỉ ra các đặc điểm hộ nghèo và tình hình diễn biến nghèo dựa vào số liệu VHLSS 2010 và VHLSS 2012. -Chỉ ra các đặc trưng chính của các nhóm hộ năm 2010 và năm 2012: nhóm không nghèo, nhóm thoát nghèo, nhóm tái nghèo và nhóm nghèo (không phải tái nghèo). -Sử dụng mô hình Multinomial Logit ước lượng khả năng nghèo, thoát nghèo và tái nghèo của hộ gia đình theo các nhân tố năm 2010 và 2012. -Phân tích tác động của các nhân tố tới khả năng nghèo, thoát nghèo và tái nghèo của hộ gia đình ở Việt Nam và chỉ ra sự khác biệt về tác động của các nhân tố tới các tình trạng nghèo năm 2010 và năm 2012. -Trên cơ sở kết quả của mô hình, đề xuất các chính sách giúp giảm nghèo bền vững. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng của nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu là các hộ gia đình ở Việt Nam và tác động của các nhân tố tới khả năng nghèo, thoát nghèo và tái nghèo của hộ. 2.Phạm vi của nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là các hộ gia đình ở Việt Nam thông qua hai cuộc khảo sát VHLSS năm 2010 và năm 2012. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Các phương pháp sẽ sử dụng •Hệ thống các khái niệm liên quan tới các tình trạng nghèo. •Tổng hợp và phân tích tài liệu, các kết quả của các nghiên cứu đã được thực hiện. •Phân tích thống kê các đặc trưng và tác động của các nhân tố làm thay đổi tình trạng nghèo của các hộ được khảo sát. •Sử dụng mô hình kinh tế lượng với sự trợ giúp của phần mềm Eviews, SPSS, STATA, EXCEL 2007 để đo lường khả năng hộ rơi vào các tình trạng nghèo. •Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc thay đổi các tình trạng nghèo của các hộ được khảo sát. •Đề xuất các giải pháp thực hiện giảm nghèo và giảm nghèo bền vững đối với hộ. 2.Dữ liệu •Phương pháp thu thập dữ liệu -Dữ liệu sơ cấp: Nghiên cứu dựa vào hai bộ số liệu VHLSS năm 2010 và VHLSS năm 2012 do Tổng cục Thống kê (viết tắt: TCTK) khảo sát để tạo ra cơ sở dữ liệu phù hợp cho việc phân tích và đánh giá. -Dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các báo cáo giảm nghèo của các tổ chức trong và ngoài nước. •Phương pháp xử lý số liệu: -Lựa chọn hệ thống thông tin phục vụ nghiên cứu. -Hệ thống các biến và tạo lập các biến cần thiết cho nghiên cứu và mô hình hóa. •Công cụ xử lý số liệu: Sử dụng các phần mềm thống kê SPSS, STATA, EVIEWS và EXCEL 2007 để mô tả, phân tích và đánh giá.
Trang 1TRÇN THÞ XUYÕN
Sö DôNG M¤ H×NH MULTINOMIAL LOGIT PH¢N TÝCH T¸C §éNG CñA C¸C NH¢N Tè TíI KH¶ N¡NG NGHÌO, THO¸T NGHÌO Vµ T¸I NGHÌO CñA Hé GIA §×NH VIÖT NAM
Chuyªn ngµnh: §IÒU KHIÓN HäC KINH TÕ
Ngêi híng dÉn khoa häc:
PGS.TS NG¤ V¡N THø
Hµ néi – 2015
Trang 2TRÇN THÞ XUYÕN
Sö DôNG M¤ H×NH MULTINOMIAL LOGIT PH¢N TÝCH T¸C §éNG CñA C¸C NH¢N Tè TíI KH¶ N¡NG NGHÌO, THO¸T NGHÌO Vµ T¸I NGHÌO CñA Hé GIA §×NH VIÖT NAM
Chuyªn ngµnh: §IÒU KHIÓN HäC KINH TÕ
ơn chân thành đến Ba Mẹ, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thànhnghiên cứu này
Trang 3Trần Thị Xuyến
Trang 4Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện Các đoạn tríchdẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác caonhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2015
Tác giả
Trần Thị Xuyến
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NGHÈO ĐÓI 6
1.1 Khái niệm nghèo đói 6
1.2 Các phương pháp xác định chuẩn nghèo tại Việt Nam 7
1.2.1 Xác định chuẩn nghèo theo Tổng cục thống kê 7
1.2.2 Xác định chuẩn nghèo theo Bộ LĐ – TB & XH 8
1.3 Các kết quả nghiên cứu nghèo đói trong và ngoài nước 9
1.3.1 Các kết quả nghiên cứu nghèo đói trong nước 9
1.3.2 Các kết quả nghiên cứu nghèo đói ở nước ngoài 18
1.4 Mô hình Multinomial Logit22
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới mức sống hộ nghèo 25
1.5.1 Nhóm yếu tố về đặc điểm của hộ 25
2.1.1 Các chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước 31
2.1.2 Những kết quả đạt được của các dự án 37
2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến kết quả giảm nghèo của các chính sách chưa
Trang 62.2.2 Đặc điểm nghèo tại Việt Nam 43
2.3 Nhận xét kết quả mô tả và kiểm định thống kê 63
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM ĐỂ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI KHẢ NĂNG NGHÈO, THOÁT NGHÈO VÀ TÁI NGHÈO CỦA HỘ 65
3.1 Lựa chọn mô hình phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và thực trạng nghèo đói của hộ gia đình tại Việt Nam65
3.2 Ước lượng, kiểm định và hiệu chỉnh mô hình 68
3.2.1 Ước lượng mô hình đánh giá xác suất hộ rơi vào tình trạng nghèo năm 201068
3.2.2 Ước lượng mô hình đánh giá xác suất rơi vào tình trạng nghèo năm 201272
3.2.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 74
3.4.3.Hạn chế của nghiên cứu89
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 1
Trang 7BHYT Bảo hiểm y tế
LĐ – TB &XH Lao động – Thương binh và Xã hội
Trang 8Bảng 1.1: Chuẩn nghèo quốc gia Việt Nam qua các thời kỳ (theo tháng) 8
Bảng 1.2: Các nhân tố làm tăng khả năng thoát nghèo, tái nghèo của hộ 13
Bảng 1.3: Các nhân tố làm giảm khả năng thoát nghèo, tái nghèo của hộ 14
Bảng 2.1: Số lượng và tỷ lệ hộ thuộc các nhóm nghèo năm 2010 và năm 2012 43
Bảng 2.2: Giới tính chủ hộ trong nhóm hộ nghèo và không nghèo 44
Bảng 2.3: Quy mô hộ trong nhóm hộ nghèo và không nghèo 44
Bảng 2.4: Số người phụ thuộc của các nhóm hộ nghèo năm 2012 45
Bảng 2.5: Phân bố hộ nghèo dân tộc năm 2010 và năm 2012 45
Bảng 2.6 Nghèo ở người Kinh/Hoa và dân tộc khác: cơ cấu nghèo theo vùng và khu vực năm 2010 và năm 2012 46
Bảng 2.7: Tình trạng nghèo theo dân tộc năm 2010 và 2012 47
Bảng 2.8: Bằng cấp cao nhất của chủ hộ của các hộ nghèo 2010 và 2012 47
Bảng 2.10: Bằng cấp của người Kinh/Hoa và người dân tộc khác năm 2012 49
Bảng 2.11: Bậc GDNN của người Kinh/Hoa và người dân tộc khác 49
Bảng 2.12: Bậc GDNN của người nghèo là người Kinh/Hoa và người dân tộc khác 49 Bảng 2.13: Bằng cấp cao nhất của chủ hộ theo nhóm nghèo 50
Bảng 2.14: Loại hình kinh tế của các nhóm tình trạng nghèo 52
Bảng 2.15: Nhóm tuổi chủ hộ của các tình trạng nghèo 53
Bảng 2.16: Tình trạng hôn nhân của chủ hộ các nhóm nghèo 54
Bảng 2.17: Tình hình vay nợ từ chương trình tín dụng ưu đãi 55
Bảng 2.18: Các nhóm hộ nghèo vay nợ từ chương trình tín dụng ưu đãi 55
Bảng 2.19: Thống kê các nhóm hộ nghèo theo khu vực năm 2010 và năm 2012 57
Bảng 2.20: Các nhóm hộ nghèo cư trú ở xã có điện lưới quốc gia 59
Bảng 2.21: Nhóm nghèo cư trú tại xã có đường ô tô tới thôn/bản/ấp 60
Bảng 2.22: Nhóm nghèo cư trú tại xã có trường THCS 61
Bảng 3.1: Danh sách cách biến dự kiến đưa vào mô hình 66
Bảng 3.2: Kết quả mô hình Multinomial Logit ước lượng xác suất rơi vào tình trạng nghèo năm 2010 69
Bảng 3.3: Kết quả mô hình Multinomial Logit ước lượng xác suất rơi vào tình trạng nghèo năm 2012 72
Bảng 3.4: Tác động cận biên của các biến định lượng tới các dấu hiệu của biến tình trạng nghèo 2010 với quan sát điển hình trong nhóm 5% xác suất dự báo thấp nhất của dấu hiệu không nghèo 77
Trang 9Bảng 3.6: Tác động cận biên của các biến định lượng tới các dấu hiệu của biến
tình trạng nghèo 2010 với quan sát điển hình trong nhóm 5% xác suất
dự báo thấp nhất của dấu hiệu nghèo (không phải tái nghèo) 79Bảng 3.7: Tác động cận biên của các biến định lượng tới các dấu hiệu của biến
tình trạng nghèo 2010 với quan sát điển hình trong nhóm 5% xác suất
dự báo lớn nhất của dấu hiệu nghèo (không phải tái nghèo) 80Bảng 3.8: Các nhân tố tác động tới tình trạng nghèo năm 2010 80Bảng 3.9: Tác động cận biên của các biến định lượng tới các dấu hiệu của biến
tình trạng nghèo 2012 với quan sát điển hình trong nhóm 5% xác suất
dự báo nhỏ nhất của dấu hiệu không nghèo 83Bảng 3.10: Tác động cận biên của các biến định lượng tới các dấu hiệu của biến
tình trạng nghèo 2012 với quan sát điển hình trong nhóm 5% xác suất
dự báo lớn nhất của dấu hiệu không nghèo 83Bảng 3.11: Tác động cận biên của các biến định lượng tới các dấu hiệu của biến
tình trạng nghèo 2012 với quan sát điển hình trong nhóm 5% xác suất
dự báo thấp nhất của dấu hiệu nghèo (không phải tái nghèo) 84Bảng 3.12: Tác động cận biên của các biến định lượng tới các dấu hiệu của biến
tình trạng nghèo 2012 với quan sát điển hình trong nhóm 5% xác suất
dự báo lớn nhất của dấu hiệu nghèo (không phải tái nghèo) 85Bảng 3.13: Các nhân tố tác động tới tình trạng nghèo năm 2012 85
HÌNH
Hình 2.1: Tình trạng việc làm của chủ hộ và vợ hoặc chồng của chủ hộ 51Hình 2.2: Việc làm của chủ hộ theo loại hình kinh tế năm 2010 và năm 2012 51Hình 2.3: Tỷ lệ hộ nghèo khu vực thành thị và nông thôn năm 2010 và năm 2012 .56Hình 2.4: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 và năm 2012 theo 8 vùng 57Hình 2.5: Tỷ lệ hộ nghèo theo khu vực thành thị - nông thôn ở mỗi vùng miền
năm 2012 (đơn vị: %) 58Hình 2.6: Hộ nghèo được hưởng lợi từ các chương trình trợ giúp năm 2010 62Hình 2.7: Hộ nghèo được hưởng lợi từ các chương trình trợ giúp năm 2012 63
Trang 10TRÇN THÞ XUYÕN
Sö DôNG M¤ H×NH MULTINOMIAL LOGIT PH¢N TÝCH T¸C §éNG CñA C¸C NH¢N Tè TíI KH¶ N¡NG NGHÌO, THO¸T NGHÌO Vµ T¸I NGHÌO CñA Hé GIA §×NH VIÖT NAM
Chuyªn ngµnh: §IÒU KHIÓN HäC KINH TÕ
Ngêi híng dÉn khoa häc:
PGS.TS NG¤ V¡N THø
Hµ néi – 2015
Trang 11TÓM TẮT LUẬN VĂN
Xóa đói giảm nghèo là vấn đề quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội đượccác quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm Tháng 9 năm 2000 tại trụ sở Đại hộiđồng Liên Hợp Quốc, Hội nghị thượng đỉnh thiên niên kỷ với sự tham gia của 189quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đã thống nhất coi vấn đề xóa bỏ tình trạngnghèo cùng cực và thiếu đói là một trong tám mục tiêu thiên niên kỷ cần đạt đượcvào năm 2015
Năm 1993, tại hội nghị thượng đỉnh về phát triển xã hội tại Copenhagen, ĐanMạch, Chính phủ Việt Nam cũng đã khẳng định xóa đói giảm nghèo là chính sáchquốc gia quan trọng Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn củaĐảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của ngườinghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn vàthành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư, đồng thời thể hiện quyếttâm của Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc
mà Việt Nam đã cam kết Chủ trương đó đã được thể hiện trong Nghị quyết của các
kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam với các nội dung cơ bảnnhư: coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thầncủa nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, tạo bướctiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giảm tỉ
lệ hộ nghèo
Trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực xây dựng và triển khai các chươngtrình xóa đói giảm nghèo quan trọng như: Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đóigiảm nghèo giai đoạn 1998 – 2000, Chương trình phát triển kinh tế – xã hội cho các
xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa (Chương trình 135) giai đoạn
1997 – 2006 và giai đoạn 2006 – 2010, Chương trình giảm nghèo nhanh và bềnvững cho 62 huyện nghèo, Chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn
2001 – 2005 và giai đoạn 2006 – 2010…
Trang 12Những nỗ lực đó đã mang lại kết quả rất đáng tự hào Việt Nam được đánh giá
là một trong các nước đang phát triển thành công trong công cuộc xóa đói giảmnghèo Trong hai thập kỷ qua, tỉ lệ nghèo tính theo đầu người Việt Nam đã giảm từ58.1 % năm 1992 xuống còn 17.2 % vào năm 2012 và có khoảng 30 triệu người đãthoát nghèo Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó thì Việt Nam còn phải đốimặt với nhiều thách thức không hề nhỏ trong công cuộc giảm nghèo bền vững
Đã có nhiều nghiên cứu định tính và định lượng trong nước và ngoài nước gợi
ý các mô hình xóa đói giảm nghèo phù hợp với các đặc điểm tự nhiên xã hội củacác địa phương và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới việc giảm nghèo tại ViệtNam Tuy nhiên, các nghiên cứu định lượng phân tích các nhân tố ảnh hưởng tớikhả năng thoát nghèo và tái nghèo của hộ gia đình sử dụng đã số liệu từ lâu, phạm
vi nghiên cứu chỉ là một huyện hoặc một vùng Đặc biệt chưa có nghiên cứu nàophân tích tác động của các nhân tố tới khả năng thoát nghèo và tái nghèo của hộgia đình tại Việt Nam năm 2010 và năm 2012 Để trả lời câu hỏi này, tác giả
thực hiện đề tài “Sử dụng mô hình Multinomial Logit phân tích tác động của các nhân tố tới khả năng nghèo, thoát nghèo và tái nghèo của hộ gia đình Việt Nam” dựa trên số liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm
2010 và năm 2012
Luận văn có mục tiêu là: xác định và đánh giá tác động của các nhân tố ảnhhưởng đến khả năng nghèo, thoát nghèo và tái nghèo của hộ gia đình ở Việt Namtrong năm 2010 và năm 2012 Kết quả của nghiên cứu là góp phần định hướngchính sách giảm nghèo bền vững cho các hộ dân cư ở Việt Nam
Để thực hiện được mục tiêu tổng quát trên, mục tiêu cụ thể của luận vănbao gồm:
- Chỉ ra các đặc điểm hộ nghèo và tình hình diễn biến nghèo dựa vào số liệuVHLSS 2010 và VHLSS 2012
- Chỉ ra các đặc điểm của các nhóm hộ nghèo: nhóm không nghèo, nhómthoát nghèo, nhóm tái nghèo và nhóm nghèo (không phải tái nghèo) năm 2010 vànăm 2012
Trang 13- Sử dụng mô hình Multinomial Logit ước lượng khả năng nghèo, thoátnghèo và tái nghèo của hộ gia đình theo các nhân tố năm 2010 và năm 2012.
- Phân tích tác động của các nhân tố tới khả năng nghèo, thoát nghèo và táinghèo của hộ gia đình ở Việt Nam và chỉ ra sự khác biệt về tác động của các yếu tốtới các tình trạng nghèo năm 2010 và năm 2012
- Trên cơ sở kết quả của mô hình, đề xuất các chính sách giúp giảm nghèobền vững
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về nghèo đói
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống lại những khái niệm về nghèo đói và cácphương pháp xác định chuẩn nghèo tại Việt Nam Đồng thời, tác giả cũng tổng hợplại các nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề nghèo đói Kết quả tổng hợp chothấy các nghiên cứu được thực hiện trước đây đều đã nhận diện được các nhân tốảnh hưởng tới nghèo của các hộ dân cư ở Việt Nam cũng như ở các nước trên thếgiới bao gồm các đặc điểm của hộ như tuổi chủ hộ, giới tính của chủ hộ, trình độhọc vấn của chủ hộ, việc làm của chủ hộ, dân tộc của hộ, đặc điểm về nhân khẩuhọc của hộ như quy mô hộ, số người phụ thuộc, …, các đặc điểm về vùng miền hộsinh sống và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ
Chương 2: Thực trạng nghèo, thoát nghèo và tái nghèo ở Việt Nam
Trong chương này, tác giả đã tập trung phân tích nội dung, kết quả của nhữngchương trình dự án xóa đói giảm nghèo được thực hiện tại Việt Nam trong thời gianqua Các chương trình giảm nghèo đã góp phần nâng cao mức sống cho ngườinghèo ở những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, hỗ trợ người nghèo về y tế, giáodục, tín dụng và đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm cho người nghèo Nhữngchương trình này cũng đã cải thiện cơ sở hạ tầng về giao thông, y tế và giáo dục đểgiúp người nghèo có điều kiện để thoát nghèo
Hơn nữa, dựa vào số liệu VHLSS 2010 và VHLSS 2012, tác giả cũng chỉ rathực trạng nghèo, thoát nghèo và tái nghèo của hộ gia đình ở nước ta Những đặc
Trang 14điểm này đã được phân tích và minh họa bằng những bảng biểu và hình vẽ cụ thể.Bên cạnh đó, dựa vào kết quả chương 1, tác giả cũng tiến hành mô tả và kiểm địnhthống kê ảnh hưởng của các nhân tố tới trạng thái nghèo của hộ Đây sẽ là cơ sở đểtác giả lựa chọn biến để hồi quy mô hình thực nghiệm phân tích tác động của cácnhân tố tới khả năng nghèo, thoát nghèo và tái nghèo của hộ gia đình tại Việt Nam.
Chương 3: Mô hình thực nghiệm để phân tích tác động của các nhân tố tới khả năng nghèo, thoát nghèo và tái nghèo của hộ
Trên cơ sở phân tích ở chương 2, tác giả đã lựa chọn 12 biến để thực hiện hồiquy mô hình Multinomial Logit ước lượng xác suất hộ rơi vào tình trạng nghèo chonăm 2010 và năm 2012 Sau đó, các kết quả ước lượng được phân tích phù hợp vớitừng loại biến định lượng và định tính Đó là căn cứ để tác giả kết luận và gợi ý cácchính sách giúp giảm nghèo bền vững
Các kết luận của luận văn
Bằng phương pháp hồi quy mô hình Multinomial Logit và dựa vào số liệuVHLSS 2010 và VHLSS 2012, đề tài đã đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng tớitình trạng nghèo, tái nghèo và thoát nghèo của hộ gia đình ở Việt Nam Qua quátrình nghiên cứu, đề tài đã rút ra những kết luận quan trọng sau:
1 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng nghèo, thoát nghèo và tái nghèo của
hộ gia đình tại Việt Nam năm 2010 và năm 2012 bao gồm:
- Hộ cư trú ở khu vực thành thị - nông thôn
- Hộ cư trú ở vùng miền trong tám vùng
- Hộ có cư trú trong xã có trường THCS không
- Tổng số người phụ thuộc trong hộ
Trang 15- Tổng số thành viên có việc làm trong hộ.
- Tuổi chủ hộ của hộ
Riêng năm 2012, nhân tố tuổi của chủ hộ và xã có trườngTHCS hay không có
ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%
2 Về đặc điểm nhân khẩu học, những hộ có tổng số người phụ thuộc càngnhiều, càng làm tăng khả năng hộ nghèo Cụ thể, khi hộ có thêm một người phụthuộc và các yếu tố khác không đổi thì xác suất hộ đó nghèo tăng 0.035 đối với năm
2010 và 0.02 đối với năm 2012
3 Tình trạng việc làm của chủ hộ là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới xác suất hộthoát nghèo, tái nghèo hay nghèo So với những hộ mà chủ hộ có việc làm, những
hộ mà chủ hộ không có việc làm thì xác suất nghèo và xác suất tái nghèo cao hơnnhưng xác suất thoát nghèo lại thấp hơn
4 Tổng số thành viên trong hộ có việc làm cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tìnhtrạng nghèo Khi hộ có thêm một người có việc làm và các yếu tố khác không đổithì xác suất hộ đó không nghèo tăng 0.015, xác suất hộ đó thoát nghèo tăng 0.0029,
và xác suất hộ đó nghèo giảm 0.02 đối với năm 2010 và sang năm 2012, xác suất hộ
đó không nghèo tăng 0.062, xác suất hộ đó thoát nghèo tăng 0.012, xác suất hộ đótái nghèo giảm 0.00017 và xác suất hộ đó nghèo giảm 0.0735
5 Kết quả mô hình trong hai năm cũng đã chỉ ra rằng, nhóm hộ mà có phụ nữlàm chủ hộ rất dễ bị tổn thương Cụ thể, so với những hộ mà đàn ông làm chủ hộ,những hộ mà phụ nữ làm chủ hộ có xác suất nghèo cao hơn Do đó những hộ màphụ nữ làm chủ rất cần được quan tâm
6 Về trình độ học vấn của chủ hộ, kết quả hai mô hình cho thấy những hộ cóchủ hộ chưa tốt nghiệp tiểu học có khả năng nghèo cao hơn hẳn các hộ khác
7 Về tiếp cận tín dụng ưu đãi cho người nghèo, so với những hộ có vay vốn
ưu đãi cho người nghèo, những hộ không vay tín dụng ưu đãi thì khả năng thoátnghèo thấp hơn Điều này một lần nữa cho thấy tín dụng ưu đãi vẫn là một nguồnvốn có tác động tích cực tới việc giảm nghèo
Gợi ý các chính sách giúp giảm nghèo bền vững tại Việt Nam
Trang 16Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số gợi ý chính sách giúp giảmnghèo bền vững tại Việt Nam như sau:
Thứ nhất, tạo công ăn việc làm ổn định cho chủ hộ nghèo và các thành
viên trong hộ Chính sách này mục tiêu là để chủ hộ và các thành viên trong hộ có
cơ hội kiếm được nguồn thu nhập ổn định, đủ trang trải các chi phí sinh hoạt và cácchi phí khác Kết quả nghiên cứu cả hai năm 2010 và năm 2012 đều chỉ ra rằng, sovới những hộ mà chủ hộ không có việc làm, những hộ mà chủ hộ có việc làm thìxác suất tái nghèo và nghèo đều thấp hơn Đồng thời, khi các yếu tố khác khôngđổi, hộ có thêm thành viên có việc làm giúp xác suất hộ đó nghèo giảm đi và xácsuất thoát nghèo tăng lên Do đó, việc tạo điều kiện cho hộ có thêm người cóviệc làm, đặc biệt là chủ hộ là đã cho hộ đó cơ hội để không bị rơi vào vòngxoáy nghèo đói
Thứ hai, nghiên cứu này cho kết quả tương đồng như những nghiên cứu về
nghèo đói trước đây, đó là trình độ học vấn của chủ hộ vẫn tác động tới xác suấtnghèo của hộ Những hộ mà chủ hộ có học vấn càng thấp thì khả năng nghèo càng
cao Vì lí do đó nên chính sách nâng cao trình độ học vấn và trình độ nhận thức cho người nghèo, đặc biệt đối với chủ hộ là chính sách quan trọng trong giảm
nghèo ở nước ta
Để thực hiện tốt chính sách này, cần tăng cường tuyên truyền những chínhsách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước cùng những tấm gương vượt khó vươn lênlàm giàu đến người dân, đặc biệt là hộ dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa Đồngthời, các chương trình tuyên truyền cần khơi dậy khát khao thoát nghèo, làm giàuchính đáng và trang bị kiến thức phổ thông cùng kiến thức khoa học cho các thànhviên trong hộ Điều này sẽ giúp các thành viên hộ và chủ hộ mở mang nhận thức,tìm cách để thoát nghèo
Thứ ba, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng, so với những hộ có chủ hộ là nam
giới, chủ hộ là nữ giới có khả năng nghèo cao hơn Do đó, để giảm nghèo bền vững,
chính sách giảm nghèo cần hướng tới chủ hộ là phụ nữ - những đối tượng rất
Trang 17dễ bị tổn thương Trên thế giới đã có nhiều chương trình tài chính vi mô giúp giảm
nghèo với đối tượng vay là phụ nữ đạt được kết quả rất khả quan Chính sách giảmnghèo tại Việt Nam nên khơi dậy vai trò người phụ nữ và cải thiện sự bình đẳnggiới trong gia đình Chính sách giảm nghèo cũng cần tập trung nâng cao nhận thứccủa phụ nữ, tạo cơ hội để họ tham gia các hoạt động xã hội, đồng thời, gia tăng sự
hỗ trợ tài chính, pháp lý và sự bảo vệ từ các hội liên hiệp phụ nữ và tổ chức tàichính vi mô với đối tượng khách hàng là phụ nữ
Thứ tư, kết quả mô hình cho thấy rằng, với các yếu tố khác không đổi, hộ có
tổng số người phụ thuộc càng nhiều, thì khả năng hộ nghèo càng tăng Do đó, cần đẩy mạnh hơn nữa chính sách kế hoạch hóa gia đình và chính sách hỗ trợ người già và trẻ em trong hộ nghèo để giảm gánh nặng phụ thuộc, từ đó giúp
hộ thoát nghèo nhanh hơn Tổng số người phụ thuộc lớn không những không đảm
bảo những nhu cầu về đời sống sinh hoạt mà còn hạn chế khả năng tiếp cận các dịch
vụ y tế và giáo dục Do đó, khi người già được trợ giúp về y tế và trẻ em được trợgiúp về giáo dục thì hộ nghèo sẽ phần nào cải thiện được mức sống, giảm bớt những
lo toan để tập trung làm kinh tế giúp cải thiện mức sống
Thứ năm, các chính sách giảm nghèo tại Việt Nam vẫn nên tập trung theo
vùng vì theo kết quả nghiên cứu cả hai năm 2010 và 2012, những hộ ở khu vực
nông thôn, vùng núi, vùng sâu vùng xa, xã trong chương trình 135 đều có khả năngnghèo cao hơn các vùng khác Do đó, việc giảm khoảng cách về cơ sở hạ tầng vàđiều kiện phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng sẽ tạo cơ hội thuận lợi để ngườidân vươn lên làm giàu
Hạn chế của luận văn
Mặc dù nghiên cứu đã cố gắng đạt được những mục tiêu đề ra nhưng vẫn cònmột số hạn chế như:
- Luận văn chưa phân tích được hiện trạng nghèo của các hộ hàng năm từnăm 2006 đến năm 2012 vì nguồn thông tin không đầy đủ, các thông tin về hộ vàcộng đồng chỉ có được ở các năm 2010 và 2012 Điều này hạn chế đáng kể đến kết
Trang 18quả phân tích.
- Xóa đói giảm nghèo là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhưng tác giảkhông có điều kiện nghiên cứu sâu các kết quả đánh giá các chương trình đã thựchiện vì vậy luận văn chỉ dừng lại ở các phân tích thực nghiệm với các nhân tốchung, không có thông tin đánh giá các chương trình cụ thể
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn tận tình, tỉ
mỉ hết lòng của PGS TS Ngô Văn Thứ để tác giả hoàn thành luận văn này Tác giảcũng chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô trong Khoa Toán kinh tế – Trường Đạihọc Kinh tế quốc dân, cùng bạn bè, đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ tácgiả trong quá trình hoàn thiện luận văn Tác giả cũng cảm ơn gia đình đã luôn là hậuphương vững chắc, luôn ủng hộ, động viên tác giả trong quá trình tác giả hoànthành luận văn này
Trang 19TRÇN THÞ XUYÕN
Sö DôNG M¤ H×NH MULTINOMIAL LOGIT PH¢N TÝCH T¸C §éNG CñA C¸C NH¢N Tè TíI KH¶ N¡NG NGHÌO, THO¸T NGHÌO Vµ T¸I NGHÌO CñA Hé GIA §×NH VIÖT NAM
Chuyªn ngµnh: §IÒU KHIÓN HäC KINH TÕ
PGS.TS NG¤ V¡N THø
Hµ néi – 2015
Trang 201990, một nửa dân số của các quốc gia đang phát triển sống dưới 1.25 USD mộtngày thì đến 2010, tỉ lệ này đã giảm xuống còn 22% và đã giảm được 700 triệungười nghèo [25] Cũng theo thống kê của UNDP, hiện nay, trên thế giới có khoảng2.2 tỷ người nghèo hoặc cận nghèo Nếu xét về nghèo đa chiều thì có khoảng 1.5 tỷngười ở 91 nước đang phát triển đang sống trong hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốnchồng chất về y tế, giáo dục và điều kiện sinh hoạt Mặc dù tỷ lệ nghèo đang giảmdần nhưng gần 800 triệu người đang đứng trước nguy cơ tái nghèo nếu có cú sốcnào đó xảy ra [19].
2 Bối cảnh tại Việt Nam
Năm 1993, tại hội nghị thượng đỉnh về phát triển xã hội tại Copenhagen, ĐanMạch, Chính phủ Việt Nam đã khẳng định xóa đói giảm nghèo là chính sách quốcgia quan trọng Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng,Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, gópphần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị,giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư, đồng thời thể hiện quyết tâm củanước ta trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ mà Việt Nam đã camkết Chủ trương đó đã được thể hiện trong Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đại biểu
Trang 21toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam với các nội dung cơ bản như: coi trọng việc kếthợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất làđối với người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, tạo bước tiến rõ rệt về thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo.
Trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực xây dựng và triển khai các chươngtrình xóa đói giảm nghèo quan trọng như: Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đóigiảm nghèo giai đoạn 1998 – 2000, Chương trình phát triển kinh tế – xã hội cho các
xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa (Chương trình 135) giai đoạn
1997 – 2006 và giai đoạn 2006 – 2010, Chương trình giảm nghèo nhanh và bềnvững cho 62 huyện nghèo, Chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn
2001 – 2005 và giai đoạn 2006 – 2010, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảmnghèo bền vững giai đoạn 2012 – 2015, … Đáng chú ý là năm 2014, Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành nghị quyết về giảm nghèobền vững đến năm 2020 tập trung vào các đối tượng là người nghèo, hộ nghèo trênphạm vi cả nước, ưu tiên người nghèo dân tộc thiểu số, người cao tuổi, ngườikhuyết tật và trẻ em với các nội dung trọng tâm như hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạoviệc làm tăng thu nhập cho người nghèo, hỗ trợ về giáo dục và đào tạo, hỗ trợ về y
tế và dinh dưỡng, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúppháp lý và hỗ trợ người nghèo tiếp cận văn hóa thông tin
Với những nỗ lực đó, Việt Nam được đánh giá là một trong cácnước đang phát triển thành công trong công cuộc xóa đói giảmnghèo Trong hai thập kỷ qua, tỉ lệ nghèo tính theo đầu người ViệtNam đã giảm từ 58.1 % năm 1992 xuống còn 17.2 % vào năm
2012 và có khoảng 30 triệu người đã thoát nghèo [7] Năm 2014, tỉ
lệ hộ nghèo ước tính khoảng 8.2% giảm 1.6 điểm phần trăm so vớinăm 2013 [16]
Tuy nhiên Việt Nam gặp các thách thức rất lớn trong việc giảm nghèo bềnvững như:
Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng tiêu cực nhất bởi biến đổi
Trang 22khí hậu, hạn hán, lũ lụt và thiên tai Điều đó tác động rất lớn tới kết quả của nỗ lựcthay đổi hoàn cảnh của các hộ gia đình ở những vùng hay bị thiên tai.
Đặc điểm của đói nghèo tại Việt Nam và tính dễ bị tổn thương đang thay đổirất lớn Đang có mức chênh lệch lớn giữa các nhóm dân cư và các khu vực vùngmiền Tỷ lệ giảm nghèo ở khu vực dân tộc thiểu số chậm hơn nhiều so với ngườiKinh: tỷ lệ nghèo người Kinh giảm từ 53.9% năm 1993 xuống 9.0 % năm 2008nhưng với khu vực dân tộc thiểu số thì tỷ lệ nghèo giảm từ 86.4% xuống 50.3% [13]
Kết quả giảm nghèo từ các chương trình dự án giảm nghèo chưa bền vững
Tỷ lệ nghèo mới và tái nghèo vẫn còn cao
Nhiều người thoát nghèo nhưng mức sống rất gần với chuẩn nghèo dễ rơivào vòng xoáy nghèo đói Các cú sốc về kinh tế và môi trường có khả năng làm đảongược những thành tựu rất khó mới đạt được về tăng trưởng và nghèo đói
Các hình thức nghèo đói mới nổi lên: nghèo đói ở khu vực người nhập cư vàngười dân đô thị Người dân sống ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không bị đóinghèo về thu nhập nhưng họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận bảo trợ xã hội, nhà cửa
và giáo dục Ở cả hai thành phố, người nhập cư gặp phải khó khăn hơn người dân bảnđịa đặc biệt là chỉ có 44% con em của những người di cư giữa các tỉnh trong độ tuổi
11 – 18 được đi học so với tỷ lệ 75% là con em của người bản địa [12]
Đã có nhiều nghiên cứu định tính và định lượng trong nước và ngoài nước gợi
ý các mô hình xóa đói giảm nghèo phù hợp với các đặc điểm tự nhiên xã hội củacác địa phương và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới việc giảm nghèo tại ViệtNam ([1],[3],[4],[5],[8],[9],[10],[11],[14],[15],[17],[18]) Tuy nhiên, các nghiên cứuđịnh lượng mà phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thoát nghèo và táinghèo của hộ gia đình sử dụng số liệu đã từ lâu, phạm vi nghiên cứu chỉ là mộthuyện hoặc một vùng Đặc biệt chưa có nghiên cứu nào phân tích tác động của cácnhân tố tới khả năng nghèo, thoát nghèo và tái nghèo của hộ gia đình tại Việt Nam
năm 2010 và năm 2012 Để trả lời câu hỏi này, tác giả thực hiện đề tài “Sử dụng
mô hình Multinomial Logit phân tích tác động của các nhân tố tới khả năng
Trang 23nghèo, thoát nghèo và tái nghèo của hộ gia đình Việt Nam” dựa trên số liệu điều
tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2010 và năm 2012
II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Mục tiêu tổng quát
Xác định và đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năngnghèo, thoát nghèo và tái nghèo của hộ gia đình ở Việt Nam trong năm 2010 vànăm 2012 Kết quả của nghiên cứu là góp phần định hướng chính sách giảm nghèobền vững cho các hộ dân cư ở Việt Nam
2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể bao gồm các nội dung sau:
- Chỉ ra các đặc điểm hộ nghèo và tình hình diễn biến nghèo dựa vào số liệuVHLSS 2010 và VHLSS 2012
- Chỉ ra các đặc trưng chính của các nhóm hộ năm 2010 và năm 2012:nhóm không nghèo, nhóm thoát nghèo, nhóm tái nghèo và nhóm nghèo (khôngphải tái nghèo)
- Sử dụng mô hình Multinomial Logit ước lượng khả năng nghèo, thoát nghèo
và tái nghèo của hộ gia đình theo các nhân tố năm 2010 và 2012
- Phân tích tác động của các nhân tố tới khả năng nghèo, thoát nghèo và táinghèo của hộ gia đình ở Việt Nam và chỉ ra sự khác biệt về tác động của các nhân
tố tới các tình trạng nghèo năm 2010 và năm 2012
- Trên cơ sở kết quả của mô hình, đề xuất các chính sách giúp giảm nghèobền vững
III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng của nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu là các hộ gia đình ở Việt Nam và tác động của cácnhân tố tới khả năng nghèo, thoát nghèo và tái nghèo của hộ
2 Phạm vi của nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các hộ gia đình ở Việt Nam thông qua hai cuộc khảosát VHLSS năm 2010 và năm 2012
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Các phương pháp sẽ sử dụng
Hệ thống các khái niệm liên quan tới các tình trạng nghèo
Trang 24 Tổng hợp và phân tích tài liệu, các kết quả của các nghiên cứu đã đượcthực hiện.
Phân tích thống kê các đặc trưng và tác động của các nhân tố làm thay đổitình trạng nghèo của các hộ được khảo sát
Sử dụng mô hình kinh tế lượng với sự trợ giúp của phần mềm Eviews, SPSS,STATA, EXCEL 2007 để đo lường khả năng hộ rơi vào các tình trạng nghèo
Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc thay đổi các tìnhtrạng nghèo của các hộ được khảo sát
Đề xuất các giải pháp thực hiện giảm nghèo và giảm nghèo bền vững đốivới hộ
2 Dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu
- Dữ liệu sơ cấp: Nghiên cứu dựa vào hai bộ số liệu VHLSS năm 2010 vàVHLSS năm 2012 do Tổng cục Thống kê (viết tắt: TCTK) khảo sát để tạo ra cơ sở
dữ liệu phù hợp cho việc phân tích và đánh giá
- Dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập được từ cácbáo cáo giảm nghèo của các tổ chức trong và ngoài nước
Phương pháp xử lý số liệu:
- Lựa chọn hệ thống thông tin phục vụ nghiên cứu
- Hệ thống các biến và tạo lập các biến cần thiết cho nghiên cứu và mô hình hóa
Công cụ xử lý số liệu: Sử dụng các phần mềm thống kê SPSS, STATA,EVIEWS và EXCEL 2007 để mô tả, phân tích và đánh giá
Trang 25CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NGHÈO ĐÓI
1.1 Khái niệm nghèo đói
Trong các nghiên cứu cơ bản về nghèo từ đầu những năm 1970, nghèo chỉ đượccoi là sự nghèo khổ về tiêu dùng hay nghèo về thu nhập Một người được coi lànghèo nếu bị thiếu hụt so với một mức sống nhất định mà sự thiếu hụt này được xácđịnh theo các chuẩn mực xã hội và phụ thuộc vào không gian cũng như thời gian.Tháng 9 năm 1993, tại hội nghị về chống nghèo đói do ủy ban kinh tế xã hộikhu vực Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, các quốc gia đãthống nhất rằng: Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năngthỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vàotrình độ phát triển kinh tế – xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và nhữngphong tục ấy được xã hội thừa nhận
Năm 1995, Liên hợp quốc đã công bố định nghĩa về nghèo như sau: Nghèo đóiđược đặc trưng bởi tình trạng thiếu thốn những nhu cầu thiết yếu của con người baogồm thức ăn, nước sạch, điều kiện vệ sinh, sức khỏe, giáo dục và thông tin Nó khôngnhững phụ thuộc vào thu nhập mà còn phụ thuộc vào khả năng tiếp cận dịch vụ.Khái niệm nghèo hiện nay đã được mở rộng theo hướng nghèo đa chiều theoquan niệm: nghèo được hiểu là sự thiếu thốn nguồn lực vật chất (thức ăn, nướcsạch, quần áo, nhà ở và các điều kiện vệ sinh) và sự hạn chế tiếp cận các nguồn lựchữu hình (giáo dục, việc làm, y tế, vệ sinh môi trường), hạn chế về năng lực (thamgia vào quá trình ra quyết định) và tính dễ bị tổn thương trước các cú sốc về tựnhiên, kinh tế, xã hội, chính trị…
Chuẩn nghèo là ngưỡng chi tiêu tối thiểu cần thiết cho việc tham gia các hoạtđộng trong đời sống kinh tế Chuẩn nghèo không cố định mà thay đổi theo thời gian
và không gian Nãm 1995, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội được
tổ chức ở Đan Mạch đưa ra chuẩn nghèo như sau: Người nghèo là những người có
Trang 26thu nhập thấp hơn một đô la một ngày cho một người Đến năm 2005, NHTG đãnâng chuẩn nghèo quốc tế lên 1.25 đô la một ngày.
Tại Việt Nam, chuẩn nghèo quốc gia theo Bộ Lao động – Thương binh và Xãhội (viết tắt là Bộ LĐ – TB & XH) thiết lập được thay đổi theo từng giai đoạn Hạnchế của chuẩn nghèo này là được hiện nay được tính bằng tiền mà giá trị của đồngViệt Nam luôn giảm theo lạm phát nên những năm về sau giá trị thực của chuẩn này
sẽ càng thấp đi
1.2 Các phương pháp xác định chuẩn nghèo tại Việt Nam
1.2.1 Xác định chuẩn nghèo theo Tổng cục thống kê
Phương pháp tiếp cận của TCTK được dùng để đo lường nghèo đói và theo dõitiến độ trên cơ sở sử dụng các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình mang tính đại diệntoàn quốc Chuẩn nghèo của TCTK – Ngân hàng thế giới (viết tắt: NHTG) được xâydựng theo phương pháp Chuẩn chi phí của những nhu cầu cơ bản dựa trên chi phí chomột giỏ hàng hóa tiêu dùng bao gồm lương thực và phi lương thực Trong đó, chi tiêucho lương thực rổ lương thực thực phẩm tham khảo cho các hộ nghèo tính theo lượngcalo năm 2008 phải đảm bảo tiêu chuẩn là 2100 cal/người/ngày Chuẩn nghèo lươngthực, thực phẩm mới của TCTK – NHTG cho năm 2010 là 343 000 đồng/người/tháng(4 116 000 đồng/người/năm)
Ngoài tiêu dùng lương thực, thực phẩm thì còn các khoản tiêu dùng khác nhưnhiên liệu, nhà ở, quần áo, giáo dục, sức khỏe và các nhu cầu khác Không giốngnhư các chuẩn nghèo chính thức của Việt Nam, chuẩn nghèo của TCTK – NHTG đãđược duy trì tương đối ổn định tính theo sức mua thực tế kể từ cuối thập kỷ 90 vàđược áp dụng cho các khoản chi tiêu dùng bình quân đầu người được đo qua các đợtkhảo sát mức sống dân cư kế tiếp nhau nhằm ước tính những thay đổi về tình hìnhnghèo đói qua thời gian ở cấp quốc gia, ở thành thị hay nông thôn và ở cấp vùng.Các chuẩn nghèo của TCTK – NHTG đã được sử dụng một cách rộng rãi ở ViệtNam cũng như là trong các thảo luận quốc tế nhằm theo dõi những thay đổi về tìnhhình nghèo đói kể từ năm 1993 Điểm mạnh của phương pháp này là theo dõi nghèođói một cách thống nhất cũng như tính độc lập của nó trước những cân nhắc vềngân sách và chính trị
Trang 271.2.2 Xác định chuẩn nghèo theo Bộ LĐ – TB & XH
Bộ LĐ – TB & XH là cơ quan đầu mối của Chính phủ chịu trách nhiệm về cácchương trình và chính sách giảm nghèo Bộ LĐ – TB & XH được giao nhiệm vụ đềxuất chuẩn nghèo đô thị và chuẩn nghèo nông thôn chính thức vào đầu mỗi kỳ kếhoạch phát triển kinh tế xã hội năm năm và xác định tỉ lệ nghèo vào đầu kỳ Trên cơ
sở sử dụng chuẩn nghèo chính thức và tỉ lệ nghèo đầu kỳ kế hoạch, Bộ LĐ – TB &
XH chịu trách nhiệm đánh giá những thay đổi về tình hình nghèo đói và cập nhậtdanh sách hộ nghèo hàng năm, sử dụng kết hợp phương pháp từ dưới lên gồm điềutra tại địa phương và họp thông qua nhằm ghi nhận số người nghèo ở cấp địaphương, sau đó tổng hợp và tính toán ra tỉ lệ nghèo của tỉnh và của toàn quốc
Bộ LĐ – TB & XH định nghĩa hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầungười/tháng bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của Pháp luật
Hộ thoát nghèo là hộ nghèo qua điều tra rà soát hàng năm có thu nhập cao hơnchuẩn nghèo theo quy định của Pháp luật
Hộ tái nghèo là những hộ trước đây thuộc hộ nghèo, đã thoát nghèo nhưng donhững yếu tố rủi ro dẫn đến mức thu nhập bình quân đầu người/tháng tại thời điểmđiều tra rà soát bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật
Các chuẩn nghèo của Bộ LĐ – TB & XH ban đầu được tính trên cơ sở quy đổi
ra gạo, nhưng kể từ năm 2005 thì được tính toán theo phương pháp Chi phí cho nhucầu cơ bản, tương tự như phương thức của TCTK sử dụng
Bảng 1.1: Chuẩn nghèo quốc gia Việt Nam qua các thời kỳ (theo tháng)
Giai đoạn Thành thị Nông thôn Miền núi
1993 – 1995 20 kg gạo 15 kg gạo 15 kg gạo
1996 – 1997 15 kg gạo 20 kg gạo 15 kg gạo
1998 – 2000 25 kg gạo
(90 000đ)
20 kg gạo(75 000đ)
15 kg gạo(55 000đ)
Trang 28nghèo chính thức của Việt Nam chủ yếu để giúp đặt ra các chỉ tiêu và phân bốnguồn lực tương ứng để phục vụ các chính sách và chương trình mục tiêu giảmnghèo theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn của Việt Nam.Mục tiêu chính của Bộ LĐ – TB & XH trong việc sử dụng phương thức tiếp cậnnày là nhằm xác định các khoản phân bổ ngân sách và xác định điều kiện tham giathụ hưởng từ các chương trình mục tiêu về giảm nghèo.
Bộ LĐ – TB & XH hiện đang xây dựng các thước đo mới về mức sống trungbình và mức sống tối thiểu nhằm đảm bảo an sinh xã hội Các mức này sẽ được sửdụng nhằm xác định các đối tượng hưởng lợi tiềm năng của các chính sách vàchương trình trợ giúp xã hội và bảo hiểm xã hội
1.3 Các kết quả nghiên cứu nghèo đói trong và ngoài nước
Nghèo đói là hiện tượng mà mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Namnói riêng trong mỗi giai đoạn phát triển đều phải đối mặt Chính phủ Việt Nam đãkhẳng định trong nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng là mô hình tăng trưởng của ViệtNam là tăng trưởng vì người nghèo, tăng trưởng bền vững Các nghiên cứu vềnghèo đói cố gắng xác định các yếu tố ảnh hưởng tới nghèo đói và đề xuất cách tiếpcận để giảm nghèo bền vững
1.3.1 Các kết quả nghiên cứu nghèo đói trong nước
Nicholas Minot, Bob Baulch và Michael Epprecht phối hợp với nhóm tác chiến lập bản đồ đói nghèo liên Bộ (2003) – “Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam: Các yếu tố về địa lý và không gian”
Mục tiêu: Nghiên cứu này có ba mục tiêu:
- Mô tả đói nghèo và bất bình đẳng giữa các vùng của Việt Nam
- Nghiên cứu các yếu tố địa lý tác động tới đói nghèo ở thành thị và nông thônViệt Nam
- Ứng dụng phương pháp ước lượng diện tích nhỏ và phát triển hướng nghiêncứu này tại Việt Nam
Phạm vi và nội dung nghiên cứu: Được hoàn thiện năm 2003, nội dung của đề tài
là tìm hiểu sự phân bổ không gian của nghèo đói và bất bình đẳng ở Việt Nam; xác
Trang 29định các yếu tố địa lý ảnh hưởng tới đói nghèo và mô tả biến động về không gian củacác yếu tố ảnh hưởng tới đói nghèo và gợi ý những khuyến nghị về mặt chính sách.
Phương pháp nghiên cứu: Các tác giả sử dụng phân tích định lượng, dựa trên
số liệu điều tra mức sống dân cư VHLSS 1998 và Tổng điều tra dân số và nhà ởnăm 1999 của TCTK Phần phân tích không gian sử dụng dữ liệu địa hình lấy từtrung tâm Dịch vụ Địa chất Liên Hợp Quốc, dữ liệu đường xá và biên giới hànhchính lấy từ trung tâm Viễn thám và Geomatics, thuộc Tổng cục Quản lý đất và dữliệu về dân số và các dữ liệu địa lý khác lấy từ mẫu 33% Tổng điều tra dân số vànhà ở Nhiều số liệu trong các biến phải làm sạch, kiểm tra, xử lý để có thể tạo racác biến có thể sử dụng trong phân tích không gian
Công cụ nghiên cứu: Các tác giả sử dụng phương pháp Lập bản đồ đói nghèo
nhờ ứng dụng công nghệ mới được gọi là Ước lượng diện tích nhỏ (Small area
estimation) Bước thứ nhất, lựa chọn các đặc điểm của hộ gia đình ở VHLSS và Tổngđiều tra dân số và nhà ở như thành phần gia đình, giáo dục, nghề nghiệp, đặc điểmnhà ở và sở hữu tài sản Bước thứ hai, số liệu ở VHLSS được sử dụng để ước lượngđói nghèo hay ước lượng chi tiêu là một hàm của các đặc điểm hộ gia đình qua môhình Logarit –tuyến tính Bước thứ ba, số liệu ở Tổng điều tra dân số sẽ được đưa vàophương trình để ước lượng đói nghèo cho các khu vực địa lý nhỏ hơn Các hệ số hồiquy ước lượng từ bước trên sẽ kết hợp với số liệu các đặc điểm tương tự của hộ từcuộc Tổng điều tra để ước lượng xác suất mỗi hộ trong Tổng điều tra là nghèo
Kết quả nghiên cứu:
Đề tài đã xác định 17 đặc điểm của hộ trong VHLSS và tổng điều tra dân
số và nhà ở để phân tích lập bản đồ nghèo đói gồm:
Số người trong hộ
Tỷ lệ thành viên hộ trên 60 tuổi
Tỷ lệ thành viên hộ dưới 15 tuổi
Tỷ lệ thành viên hộ là nữ
Trình độ học vấn của chủ hộ
Chủ hộ có vợ/chồng không
Trình độ vợ/chồng của chủ hộ
Trang 30 Chủ hộ thuộc dân tộc thiểu số không.
Nghề nghiệp chính của chủ hộ trong 12 tháng qua
Loại nhà
Loại nhà tương quan với khu vực sống
Nhà có dùng điện hay không
Nguồn nước uống chính
tỷ lệ nghèo đói cấp huyện, có một sự tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ nghèo đóithành thị và tỷ lệ nghèo đói của nông thôn trong cùng một huyện
Phương pháp lập bản đồ nghèo đói cũng có thể ước lượng tỷ lệ nghèo đói ởphạm vi xã Các xã gần sông Hồng có lợi thế là đất đai bằng phẳng, thủy lợi và vậnchuyển đường thủy nên tỷ lệ nghèo giảm Duyên hải Nam Trung Bộ và phía bắcTây Nguyên là một trong những vùng nghèo nhất của Việt Nam
Những vùng có tỷ lệ nghèo đói cao nhất là những vùng xa xôi, mật độ dân cưthấp Các yếu tố như: đất trống và đất đá, địa hình dốc đứng, loại đất mặt nhiễmaxit,đất cát, đất muối và khoảng cách tới thị trấn có tương quan cùng chiều tới nghèo đói
ở nông thôn
Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình chọn lọc về tình trạng nghèo đói ởnông thôn trong đó có 12 biến giải thích được 74% sự biến động tỷ lệ nghèo đói đến
Trang 31phạm vi huyện.
Các kết quả ước lượng về tỷ lệ đói nghèo ở phạm vi huyện trong nghiêncứu này khác với các kết quả của Bộ LĐ – TB & XH
Hạn chế của nghiên cứu:
Những ước lượng trong nghiên cứu này có thể chưa hoàn toàn chính xácnếu ở một số vùng, đói nghèo không dự đoán tốt trên cơ sở đặc điểm của hộ
Phương pháp ước lượng diện tích nhỏ không thể dễ dàng cập nhật bản đồnghèo đói Mặc dù, phương pháp ước lượng diện tích nhỏ rất có giá trị trong việcxây dựng các bản đồ nghèo đói và các thông tin khác về sự phân bố không gian củanghèo đói và bất bình đẳng nhưng phương pháp này không mấy hiệu quả khi tổnghợp đánh giá nghèo đói ở phạm vi xã và huyện trong cả nước hàng năm
Patricia Justino, Julie Litchfield (2003) – “Biến động nghèo đói ở nông thôn Việt Nam: thành công và hạn chế trong công cuộc cải cách”
Mục tiêu: Bài báo phân tích những biến động nghèo ở Việt Nam trong suốt
giai đoạn đổi mới và cố gắng chỉ ra những thành công và hạn chế của chính sách cảicách kinh tế thực hiện ở Việt Nam vào cuối những năm 1980
Phạm vi và nội dung nghiên cứu: Các tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa
những cải cách kinh tế và thương mại ở Việt Nam sau năm 1986 và những thay đổitrong tình trạng nghèo của các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam Từ đó khuyếnnghị các chính sách giúp việc giảm nghèo bền vững hơn
Phương pháp nghiên cứu: Bài báo sử dụng phân tích định lượng.
Công cụ nghiên cứu: Các tác giả đã sử dụng mô hình Multinomial logit dựa
trên số liệu VLSS năm 1992 – 1993 và năm 1997 – 1998 để nghiên cứu về vấn đềgiảm nghèo tại nông thôn Việt Nam trong hai kỳ điều tra: năm 1992 và năm 1997.Tác giả chia tình trạng nghèo của hộ thành bốn phạm trù:
Nhóm 1: Nhóm các hộ không nghèo ở cả hai kỳ điều tra
Nhóm 2: Nhóm hộ không nghèo ở kỳ điều tra đầu và nghèo ở kỳ điều tra sau
Nhóm 3: Nhóm hộ nghèo ở kỳ điều tra đầu và không nghèo ở kỳ điều tra sau
Nhóm 4: Nhóm các hộ nghèo ở cả hai kỳ điều tra
Trang 32Mô hình cho thấy khả năng nghèo và thoát nghèo giữa hai kỳ điều tra dựa trêncác thông tin về đặc điểm của hộ và các đặc trưng liên quan trực tiếp tới những cảicách kinh tế.
Kết quả nghiên cứu: Bài báo đã chỉ ra rằng những thay đổi trong tình trạng
nghèo có liên quan mật thiết với vị trí địa lý, khả năng tiếp cận với cơ sở hạ tầngquan trọng, trình độ học vấn của chủ hộ và của vợ hoặc chồng chủ hộ và những thayđổi được tạo ra từ những cải cách kinh tế Kết quả được cho bởi các bảng sau:
Bảng 1.2: Các nhân tố làm tăng khả năng thoát nghèo, tái nghèo của hộ
Các nhân tố làm tăng
khả năng thoát nghèo
Các nhân tố làm tăng khả năng tái nghèo
Các đặc trưng của hộ gia đình
Sống ở vùng Đông Nam bộ và vùng
Đồng bằng sông Cửu Long
Tuổi của chủ hộ lớn
Chủ hộ làm việc trong lĩnh vực kinh
doanh hoặc sản xuất
Trình độ học vấn của chủ hộ cao
Vợ hoặc chồng của chủ hộ được học
đại học
Sự gia tăng tài sản ròng của hộ
Cải thiện sự tiếp cận điện
Sống ở xã có chợ hàng ngày và có trạm
y tế
Các nhân tố liên quan tới đổi mới:
Chủ hộ chuyển sang làm việc trong lĩnh
vực phi nông nghiệp
Các thành viên trong hộ làm việc trong
lĩnh vực thủy sản
Sự gia tăng số thành viên làm việc trong
các lĩnh vực xuất khẩu
Lượng phân bón sử dụng
Tăng năng suất lúa
Tăng giá trị bán lẻ của gạo và cà phê
Tăng sản xuất cà phê
Sự gia tăng diện tích cây trồng khác cây lúa
Các đặc trưng của hộ gia đình:
Thuộc dân tộc thiểu số
Hộ có nhiều nhân khẩu
Tăng số người lớn và trẻ em trong hộ
Trang 33 Thuộc dân tộc thiểu số.
Hộ có nhiều nhân khẩu
Tăng số người lớn và trẻ em trong hộ
Sự gia tăng kiều hối
Cải thiện sự tiếp cận điện
Sống ở xã có trường từ cấp 2 trở lên,
có chợ hàng ngày và có trạm y tế
Các nhân tố liên quan tới đổi mới:
Chủ hộ chuyển sang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp
Các thành viên trong hộ làm việc tronglĩnh vực thủy sản
Sự gia tăng số thành viên làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu
Lượng phân bón sử dụng
Tăng diện tích đất được tưới tiêu bình quân
Tăng giá trị bán lẻ của gạo và cà phê
Tăng sản xuất cà phê
Sự gia tăng diện tích cây trồng khác cây lúa
Hạn chế của nghiên cứu:
Mặc dù nghiên cứu đã vẽ ra một bức tranh toàn diện về những ảnh hưởngcủa những cải cách kinh tế tới việc thay đổi tình trạng nghèo của các hộ gia đình ởtại nông thôn Việt Nam Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa xem xét tới việc thay đổi
Trang 34của lương hoặc thay đổi của tỷ giá hối đoái Những yếu tố này ảnh hưởng tới giácủa hàng hóa.
Nghiên cứu chưa đề cập đến tác động của những chương trình xóa đói giảmnghèo đối với việc thoát nghèo hay tái nghèo của hộ
Nghiên cứu cũng sử dụng số liệu đã lâu và không còn phù hợp với nhữngchính sách mới mà Đảng và Nhà nướcta đang thực hiện trong thời gian gần đây
Nguyễn Minh Hà và các cộng sự (2013)–“Các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo của hộ gia đình (Trường hợp huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp)” Mục tiêu: Bài báo nhằm chỉ ra những yếu tố tác động đến tình trạng nghèo của
hộ gia đình Từ đó, các tác giả khuyến nghị các chính sách xóa đói giảm nghèo bềnvững, đặc biệt giảm tình trạng tái nghèo
Phạm vi và nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện ở khu vực nông
thôn của huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp từ năm 2006 và đến năm 2011 Tácgiả phỏng vấn trực tiếp các hộ dân để có số liệu, sau đó dùng mô hình hồi quyBinary Logistic để ước lượng ảnh hưởng của các nhân tố tới tình trạng nghèo
Phương pháp nghiên cứu: Các tác giả sử dụng phương pháp định lượng.
Công cụ nghiên cứu: Bài báo đã sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic
dựa vào số liệu nhóm phỏng vấn trực tiếp 337 hộ gia đình đã thoát nghèo trướcđây, trong đó có 105 hộ tái nghèo vào cuối năm 2011 tại huyện Châu Thành, tỉnhĐồng Tháp
Kết quả nghiên cứu: Bài báo đã nhận diện được sáu yếu tố tác động tới tình
trạng tái nghèo của hộ gia đình ở nông thôn, đó là:
Tình trạng việc làm của chủ hộ
Tuổi chủ hộ
Số người phụ thuộc trong hộ
Diện tích đất sản xuất bình quân đầu người trong hộ
Tín dụng của hộ gia đình
Hỗ trợ mà hộ nhận được
Cụ thể, hộ càng có nhiều nhân khẩu thì khả năng tái nghèo càng cao hơn hộ có
Trang 35ít nhân khẩu; những hộ tái nghèo có diện tích đất sản xuất bình quân ít hơn các hộkhác,… Các biến số như nghề nghiệp chủ hộ, giới tính chủ hộ, trình độ học vấn chủ
hộ, ý chí của chủ hộ và đào tạo của hộ gia đình không có ý nghĩa thống kê
Hạn chế của nghiên cứu: Mặc dù bài báo đã phản ánh khách quan về thực
trạng và nguyên nhân của hiện tượng tái nghèo tại tỉnh Đồng Tháp, đồng thời, nhậndiện được các yếu tố tác động tới trạng thái nghèo của hộ nhưng vẫn còn một số hạnchế như:
Nghiên cứu mới đề cập đến nhưng đặc trưng của bản thân hộ mà chưa đềcập đến những đặc trưng của vùng miền mà hộ đó ở như yếu tố địa lý, dân tộc, cácchính sách hỗ trợ …
Phạm vi nghiên cứu còn nhỏ, chỉ tại một huyện của một tỉnh nên chưa thấy
rõ được tình trạng nghèo của một tỉnh và của cả nước
Nguyễn Quang Đạo (2014)– “Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói của ngư dân ven biển huyện Diễn Châu”.
Mục tiêu: Bài báo chỉ ra những nhân tố tác động đến nghèo đói của các ngư
dân ven biển huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Từ đó, nghiên cứu phân tích tác độngcủa từng nhân tố đến xác suất nghèo của các hộ gia đình tại đây
Phạm vi và nội dung nghiên cứu: Phạm vi bài báo là nghiên cứu vấn đề nghèo
đói của các ngư dân ven biển huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Tác giả phỏng vấntrực tiếp hộ dân để có số liệu, sau đó dùng mô hình hồi quy Binary Logistic để ướclượng ảnh hưởng của các nhân tố tới tình trạng nghèo của các hộ dân nơi đây
Phương pháp nghiên cứu: Các tác giả sử dụng phương pháp định lượng.
Công cụ nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu, kích
thước mẫu là 354 hộ được phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi được soạnsẵn với các thông tin cần thiết Sau đó, mô hình hồi quy Binary Logistic được sửdụng để lượng hóa tác động của từng nhân tố đến tình trạng nghèo đói của các hộdân ven biển huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An
Kết quả của nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói của ngư dân
ven biển huyện Diễn Châu gồm:
Trang 36 Quy mô hộ gia đình
Tỷ lệ phụ thuộc trong hộ
Hỗ trợ vay vốn
Có việc làm tạo thu nhập
Hộ có phải là thuần nông không
Đất đai vốn
Hạn chế của nghiên cứu: Mặc dù bài báo đã thu thập số liệu trực tiếp và
nhận diện được các nhân tố căn bản ảnh hưởng tới tình trạng nghèo hay khôngnghèo của các ngư dân ven biển của huyện Diễn Châu nhưng bài báo vẫn cònmột số hạn chế như:
Nghiên cứu mới đề cập đến nhưng đặc trưng của bản thân hộ mà chưa đềcập đến những đặc trưng của vùng miền mà hộ đó ở như yếu tố địa lý, dân tộc, cácchính sách hỗ trợ, …
Phạm vi nghiên cứu còn nhỏ, chỉ tại một huyện của một tỉnh nên chưa thấy
rõ được tình trạng nghèo của ngư dân của một tỉnh và của cả nước
Nguyễn Đức Nhật và các cộng sự (2013) –“Nghiên cứu các mô hình giảm nghèo của các đối tác quốc tế ở Việt Nam ”
Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài xác định các mô hình sáng tạo và các bài học kinh
nghiệm về giảm nghèo nhanh và bền vững đã được thực hiện bởi các tổ chức trongnước và quốc tế Đồng thời rà soát, lựa chọn các khuyến nghị chính sách phù hợpnhất về các mô hình sáng tạo trong giảm nghèo của các đối tác đề áp dụng choCTMTQG – GN bền vững
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các dự án do các tổ chức phi
chính phủ quốc tế can thiệp, trong đó có ba nghiên cứu sâu gồm: Mô hình sinh kếdựa vào chuỗi giá trị của tổ chức Oxfam, Mô hình tiết kiệm tín dụng của tổ chứcCứu trợ trẻ em Nhật Bản và Mô hình giảm nghèo dựa vào phát triển kinh doanhnhóm du lịch cộng đồng của tổ chức Lao động quốc tế
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp định tính
Trang 37Công cụ nghiên cứu: Phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia.
Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề ra khi đã phân tích
được điểm mạnh, điểm hạn chế và rút ra được những bài học từ các dự án giảmnghèo do các tổ chức phi chính phủ thực hiện tại Việt Nam
Chính phủ và các cơ quan có trách nhiệm cần tạo hành lang pháp lý thuậnlợi cho các tổ chức phát triển quốc tế, tổ chức phi chính phủ tiếp tục phát huy vànhân rộng các hoạt động của mình
Sử dụng giám sát kép của Chính phủ và người dân với các chính quyền địaphương các cấp trong việc thiết kế và triển khai dự án giảm nghèo
Hạn chế nghiên cứu: Nghiên cứu còn mang tính chủ quan và lý thuyết Các
khuyến nghị chính sách gợi ý mang tính hình thức, chưa đi sâu vào thực tế
1.3.2 Các kết quả nghiên cứu nghèo đói ở nước ngoài
Anirudh Krishna (2006) – “Các nhân tố ảnh hưởng tới thoát nghèo và tái nghèo ở 36 ngôi làng của vùng Andhra Pradesh, Ấn Độ”
Mục tiêu: Bài báo tập trung xác định các nhân tố ảnh hưởng tích cực và tiêu
cực tới khả năng thoát nghèo và tái nghèo của các hộ gia đình
Phạm vi và nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi 36
ngôi làng ở vùng Andhra Pradesh của đất nước Ấn Độ tại thời điểm khảo sát (năm2003) so với 25 năm trước đây Các tác giả thu thập số liệu tại các vùng này, sau đó
sử dụng mô hình hồi quy Ordered Logit để có cơ sở đưa ra kết luận
Phương pháp nghiên cứu: Các tác giả sử dụng phương pháp định lượng.
Công cụ nghiên cứu: Tác giả tự thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp
các hộ gia đình thông qua phiếu điều tra Sau khi biết chắc chắn tình trạng nghèo hiệntại của hộ và cách đây 25 năm, tác giả tiến hành phân chia các hộ thành bốn nhóm:Nhóm A: Nhóm vẫn nghèo gồm các hộ nghèo trước đó và bây giờ vẫn nghèo.Nhóm B: Nhóm thoát nghèo gồm các hộ nghèo trước đây và bây giờ không nghèo.Nhóm C: Nhóm nghèo mới gồm các hộ không nghèo trước đây nhưng bâygiờ nghèo
Nhóm D: Nhóm vẫn không nghèo gồm các hộ không nghèo trước đây vàkhông nghèo bây giờ
Trang 38Bài báo sử dụng mô hình hồi quy Ordered Logit dựa trên số liệu tự điều tra
và phân loại nhóm nghèo để lượng hóa xác suất để hộ rơi vào một trong bốnnhóm nghèo
Kết quả của nghiên cứu:
Mô hình của bài báo sử dụng các biến độc lập là: Bệnh tật, nợ nần, chi phíkết hôn, hạn hán, quy mô hộ lớn, hỗ trợ của Chính phủ, công việc trong lĩnh vựcnhà nước và tư nhân, tưới tiêu, đa dạng hóa thu nhập, giáo dục, dân tộc
Ảnh hưởng của sự phát triển trong lĩnh vực công nghiệp và giáo dục đối vớiviệc giảm nghèo rất mờ nhạt mà thay vào đó việc đa dạng hóa thu nhập trong lĩnhvực nông nghiệp thông qua đất đai hay tiến bộ khoa học công nghệ trong việc tướitiêu giúp khả năng thoát nghèo cao hơn
Đồng thời, ba nguyên nhân: sức khỏe, nợ nần và chi phí giao tiếp xã hội kếthợp lại chiếm đến 85% trong tất cả các trường hợp rơi vào hoàn cảnh nghèo
Biến số làm việc trong khu vực nhà nước có tác động rất tích cực và ý nghĩavào biến phụ thuộc Ngược lại, tăng khả năng làm việc trong khu vực tư nhân khôngtạo ra con đường bền vững để thoát nghèo trong những ngôi làng này
Hạn hán, quy mô hộ lớn và hộ thuộc bộ lạc thiểu số là ba nguyên nhân quantrọng dẫn tới hộ rơi vào tình trạng nghèo
Hạn chế của nghiên cứu: mặc dù bài báo đã nhận dạng được những nhân tố
ảnh hưởng tới tái nghèo và thoát nghèo tại Ấn Độ tại thời điểm 25 năm trước và bâygiờ nhưng các nhóm nghèo được chia chưa cụ thể Đồng thời, tác giả chỉ nghiên cứuđiển hình vấn đề nghèo đói tại 36 ngôi làng nên mẫu cũng chưa đại diện cho tại cácngôi làng khác
Armida Alisjahbana và Arief Anshory Yusuf (2003) – “Thoát nghèo ở Indonesia: Bằng chứng từ số liệu mảng”
Mục tiêu: Nghiên cứu tập trung vào xác định các nhân tố ảnh hưởng tới nghèo
lâu dài và nghèo tạm thời tại Indonesia
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của bài báo là vấn đề nghèo đói tại
Trang 39Indonesia năm 1993 và năm 1997.
Phương pháp nghiên cứu: Các tác giả sử dụng phương pháp định lượng.
Công cụ nghiên cứu: Dựa vào số liệu mảng của Điều tra cuộc sống gia đình
ở Indonesia năm 1993 và 1997 (IFLS 1 và IFLS 2), tác giả chia các hộ dân thành
ba nhóm:
Nhóm 1: Chưa bao giờ nghèo
Nhóm 2: Nghèo một giai đoạn
Nhóm 3: Nghèo 2 giai đoạn
Sau đó tác giả sử dụng mô hình Multinomial Logit để đo lường và phân tíchảnh hưởng của các nhân tố tới nghèo lâu dài và nghèo tạm thời của các nhóm thôngqua mẫu thành thị và nông thôn
Kết quả của nghiên cứu:
Bài báo đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới nghèo lâu dài và nghèo tạmthời gồm:
Đặc trưng chủ hộ: Tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, giáo dục tiểu học,giáo dục cấp 2, giáo dục cấp 3 hoặc cao hơn
Đặc trưng nhân khẩu học của hộ: Số trẻ dưới 6 tuổi, số trẻ giữa 6 và 15 tuổi,
số cháu, số người lớn nhiều hơn 55 tuổi
log cuả tài sản bình quân đầu người
Vị trí địa lý
Khả năng nghèo lâu dài và nghèo tạm thời ở vùng nông thôn cao hơn ởthành thị và nguy cơ nghèo lâu dài thấp hơn rất nhiều so với nghèo tạm thời ở cả haivùng nông thôn và thành thị
Đối với khu vực thành thị, trình độ của chủ hộ là một trong những nhân tốảnh hưởng mạnh nhất tới cả hai loại nghèo trên
Đối với khu vực nông thôn, gánh nặng người phụ thuộc ảnh hưởng mạnhnhất tới khả năng một hộ ở khu vực này tái nghèo tạm thời và nghèo lâu dài
Đồng thời, loại hình nghề nghiệp của chủ hộ gia đình và các thành viênkhác trong hộ cho thấy khả năng của hộ thoát nghèo hoặc vượt qua các cú sốcthời tiết
Trang 40 Nhiều nhân tố ảnh hưởng tới nghèo tạm thời và nghèo lâu dài là trùng nhaunhưng cũng có một số nhân tố khác biệt.
Hạn chế của nghiên cứu: Bài báo chưa chỉ ra ảnh hưởng của các nhân tố trong
trường hợp tái nghèo và thoát nghèo của những hộ dân này
Umer Khalid, Lubna Shahnar và Haijra Bibi (2005) – “Yếu tố quyết định tới nghèo ở Pakistan: tiếp cận bằng mô hình Multinomial Logit”
Mục tiêu: Nghiên cứu xác định phạm vi ảnh hưởng của nghèo về lương thực ở
Pakistan và chỉ ra các nhân tố chính đã đẩy người dân nơi đây sống trong cảnh thiếuthốn thức ăn
Phạm vi nghiên cứu: Bài báo xác định các nhân tố tác động tới nghèo về lương
thực và phạm vi ảnh hưởng của vấn đề này tại Pakistan ở phạm vi quốc gia, ở khuvực thành thị cũng như nông thôn trong giai đoạn 1998 – 1999
Phương pháp nghiên cứu: Các tác giả sử dụng phương pháp định lượng.
Công cụ nghiên cứu: Mô hình Multinomial Logit được sử dụng dựa trên số
liệu từ cuộc khảo sát kinh tế hộ gia đình hợp nhất (HIES) và khảo sát hộ gia đìnhhợp nhất tại Pakistan (PIHS) năm 1998 – 1999 để chỉ ra các yếu tố quyết định tớinghèo về thức ăn ở ba nhóm nghèo Pakistan trong giai đoạn này
Nhóm 1: Nhóm không nghèo
Nhóm 2: Nhóm nghèo
Nhóm 3: Nhóm rất nghèo
Kết quả của nghiên cứu:
- Ở phạm vi quốc gia, 33% hộ nghèo trong khi 8% hộ rất nghèo, chi tiêu cholương thực bình quân đầu người/tháng ít hơn 50% của chuẩn nghèo Hơn một phần
ba hộ trong khảo sát đang sống dưới chuẩn nghèo năm 1998 – 1999
- Tuổi của chủ hộ đóng vai trò rất quan trọng, nếu tuổi chủ hộ càng cao thì hộđóc càng ít có khả năng nghèo
- Ở phạm vi quốc gia, những hộ làm nông nghiệp có khả năng không nghèo vềlương thực cao hơn các hộ làm phi nông nghiệp
- Ở phạm vi quốc gia và phạm vi vùng miền, giới tính chủ hộ có ảnh hưởng