LỜI MỞ ĐẦU Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua 9 năm hình thành và phát triển đã và đang khẳng định vai trò to lớn, là một kênh huy động vốn đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán chỉ là một trong nhiều kênh đầu tư khác nhau như: thị trường bất động sản, thị trường vàng, thị trường ngoại hối… Các nhà đầu tư nên đầu tư vào thị trường nào để thu được lợi nhuận cao và độ rủi ro thấp phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế trong giai đoạn đó. Các biến kinh tế vĩ mô như: GDP thực tế, lãi suất, tỷ giá, lạm phát... cho biết nền kinh tế đang ở giai đoạn nào của một chu trình kinh tế và là những căn cứ cơ bản ảnh hưởng đến quyết định đầu tư này. Biến động của một biến số kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các thị trường và làm thay đổi quyết định đầu tư. Vì vậy đánh giá tác động của các yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán có một vai trò quan trọng đối với cả nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức và công ty đầu tư tài chính. Đã có rất nhiều những nghiên cứu trên các thị trường chứng khoán đã phát triển và mới nổi để xác định xem yếu tố vĩ mô nào thực sự tác động đến thị trường chứng khoán cũng như là mức độ tác động của chúng. Kết quả của các nghiên cứu trên khác nhau tùy theo từng thị trường nhưng các nghiên cứu đều khẳng định rằng thị trường chứng khoán chịu tác động chủ yếu của ba yếu tố vĩ mô là: lãi suất, tỷ giá và lạm phát. Xuất phát từ ý tưởng trên, em chọn đề tài: “Phân tích tác động của một số yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam”. Chuyên đề đã phân tích tác động của ba biến số vĩ mô là lãi suất, tỷ giá và lạm phát đến biến động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam và cổ phiếu của nhóm ngành ngân hàng, vật liệu xây dựng và bất động sản. Chuyên đề tốt nghiệp của em bao gồm các nội dung chính sau đây: Chương 1: Tổng quan về một số yếu tố vĩ mô và thị trường chứng khoán Chương này sẽ giới thiệu các khái niệm và đặc điểm của một số yếu tố vĩ mô và thị trường chứng khoán. Ngoài ra, chương còn khái quát một số đặc điểm trong 10 năm phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 2: Phân tích định tính tác động của một số yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam Chương này lựa chọn ra các biến kinh tế vĩ mô để đánh giá tác động đến TTCK và dựa vào những diễn biến thực tế trên thị trường Việt Nam để đánh giá tác động của chúng đến chỉ số VN-Index và giá cổ phiếu của một số ngành. Chương 3: Phân tích định lượng tác động của một số yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán Sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) phân tích tác động của lãi suất, tỷ giá và lạm phát đến chỉ số VN-Index Chương 4: Phân tích định lượng tác động của một số yếu tố vĩ mô đến giá cổ phiếu của một số ngành Sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) phân tích tác động của lãi suất, tỷ giá và lạm phát đến giá cổ phiếu của ngành ngân hàng, vật liệu xây dựng và bất động sản. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng quản trị rủi ro đầu tư, ban quản trị rủi ro của tổng công ty cổ phần tài chính dầu khí và đặc biệt là anh Nguyễn Tuấn – phó phòng đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập cũng như hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Toán kinh tế và Bộ môn Toán tài chính đã giúp đỡ em trong quá trình học tập. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Trọng Nguyên đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thời gian thực tập.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ VĨ MÔ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 3
1.1 Tổng quan về một số yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế 3
1.1.1 Một số yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế 3
1.1.1.1 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 3
1.1.1.2 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 3
1.1.1.3 Lãi suất 4
1.1.1.4 Tỷ giá hối đoái 5
1.1.1.5 Một số yếu tố vĩ mô khác 7
1.1.2 Tương quan giữa các yếu tố vĩ mô 7
1.2 Tổng quan về thị trường chứng khoán 8
1.2.1 Định nghĩa về thị trường chứng khoán 8
1.2.2 Chức năng của thị trường chứng khoán 9
1.2.3 Hàng hóa trên thị trường chứng khoán 10
1.2.4 Chủ thể trên thị trường chứng khoán 11
1.2.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán 12
1.2.6 Thị trường chứng khoán Việt Nam 13
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 16
2.1 Tác động của yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán các nước trên thế giới 16
2.1.1 Tác động của yếu tố vĩ mô đến các thị trường chứng khoán phát triển 16 2.1.2 Tác động của yếu tố vĩ mô đến các thị trường chứng khoán mới nổi 17
2.2 Tác động của yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam 18
2.2.1 Tác động của lãi suất đến thị trường chứng khoán Việt Nam 18
2.2.1.1 Lý thuyết tác động của lãi suất đến thị trường chứng khoán 18
2.2.1.2 Tác động của lãi suất đến chỉ số VN-Index 18
2.2.1.3 Tác động của lãi suất đến giá cổ phiếu của một số ngành 20
2.2.2 Tác động của tỷ giá đến thị trường chứng khoán Việt Nam 21
Trang 22.2.2.1 Lý thuyết về tác động của tỷ giá đến thị trường chứng khoán 21
2.2.2.2 Tác động của tỷ giá đến chỉ số VN-Index 22
2.2.2.3 Tác động của tỷ giá đến giá cổ phiếu của một số ngành 23
2.2.3 Tác động của chỉ số giá tiêu dùng đến thị trường chứng khoán Việt Nam 23
2.2.3.1 Lý thuyết tác động của chỉ số giá tiêu dùng đến thị trường chứng khoán 23 2.2.3.2 Tác động của chỉ số giá tiêu dùng đến chỉ số VN-Index 24
2.2.3.3 Tác động của chỉ số giá tiêu dùng đến giá cổ phiếu của một số ngành 25 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 26
3.1 Mối quan hệ tương quan giữa các biến 26
3.1.1 Tương quan cặp 26
3.1.2 Tương quan riêng phần 27
3.2 Kiểm định quan hệ nhân quả Granger 28
3.3 Mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) 29
3.3.1 Kiểm định số quan hệ đồng tích hợp 29
3.3.2 Mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) 31
3.3.3 Phân tích tác động của các cú sốc 34
3.4 Kết luận 36
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA MỘT SỐ NHÓM NGÀNH 38
4.1 Một số ngành trên thị trường chứng khoán Việt Nam 38
4.2 Hệ số tương quan giữa các biến số 41
4.3 Mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) 42
4.3.1 Kiểm định tính dừng của các biến số 42
4.3.2 Kiểm định số quan hệ đồng tích hợp 44
4.3.3 Mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) 47
4.3.3.1 Kết quả của mô hình 47
4.3.3.2 Nhận xét kết quả 50
4.4 Kết luận 51
KẾT LUẬN CHUNG 56
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua 9 năm hình thành và phát triển đã
và đang khẳng định vai trò to lớn, là một kênh huy động vốn đầu tư hấp dẫn đối vớinhà đầu tư trong và ngoài nước Tuy nhiên, thị trường chứng khoán chỉ là một trongnhiều kênh đầu tư khác nhau như: thị trường bất động sản, thị trường vàng, thịtrường ngoại hối… Các nhà đầu tư nên đầu tư vào thị trường nào để thu được lợinhuận cao và độ rủi ro thấp phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế trong giai đoạn
đó Các biến kinh tế vĩ mô như: GDP thực tế, lãi suất, tỷ giá, lạm phát cho biếtnền kinh tế đang ở giai đoạn nào của một chu trình kinh tế và là những căn cứ cơbản ảnh hưởng đến quyết định đầu tư này Biến động của một biến số kinh tế vĩ môảnh hưởng đến tất cả các thị trường và làm thay đổi quyết định đầu tư Vì vậy đánhgiá tác động của các yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán có một vai trò quantrọng đối với cả nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức và công ty đầu tư tài chính
Đã có rất nhiều những nghiên cứu trên các thị trường chứng khoán đã pháttriển và mới nổi để xác định xem yếu tố vĩ mô nào thực sự tác động đến thị trườngchứng khoán cũng như là mức độ tác động của chúng Kết quả của các nghiên cứutrên khác nhau tùy theo từng thị trường nhưng các nghiên cứu đều khẳng định rằngthị trường chứng khoán chịu tác động chủ yếu của ba yếu tố vĩ mô là: lãi suất, tỷ giá
Chuyên đề tốt nghiệp của em bao gồm các nội dung chính sau đây:
Chương 1: Tổng quan về một số yếu tố vĩ mô và thị trường chứng khoán
Chương này sẽ giới thiệu các khái niệm và đặc điểm của một số yếu tố vĩ mô
và thị trường chứng khoán Ngoài ra, chương còn khái quát một số đặc điểm trong
10 năm phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 2: Phân tích định tính tác động của một số yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam
Trang 5Chương này lựa chọn ra các biến kinh tế vĩ mô để đánh giá tác động đếnTTCK và dựa vào những diễn biến thực tế trên thị trường Việt Nam để đánh giá tácđộng của chúng đến chỉ số VN-Index và giá cổ phiếu của một số ngành.
Chương 3: Phân tích định lượng tác động của một số yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán
Sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) phân tích tác động của lãi suất, tỷgiá và lạm phát đến chỉ số VN-Index
Chương 4: Phân tích định lượng tác động của một số yếu tố vĩ mô đến giá cổ phiếu của một số ngành
Sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) phân tích tác động của lãi suất, tỷgiá và lạm phát đến giá cổ phiếu của ngành ngân hàng, vật liệu xây dựng và bấtđộng sản
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng quản trị rủi ro đầu tư, ban quản trị rủi ro của tổng công ty cổ phần tài chính dầu khí và đặc biệt là anh
Nguyễn Tuấn – phó phòng đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quátrình thực tập cũng như hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Toán kinh tế và
Bộ môn Toán tài chính đã giúp đỡ em trong quá trình học tập Đặc biệt, em xin chân
thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Trọng Nguyên đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập và thời gian thực tập
Trang 6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ VĨ MÔ VÀ THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1Tổng quan về một số yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế
1.1.1 Một số yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế
1.1.1.1 Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
Một trong những biến số quan trọng nhất của nền kinh tế và được biết đếnnhư hàn thư biểu của nền kinh tế là tổng sản phẩm trong nước (GDP) Tổng sảnphẩm trong nước là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùngđược sản xuất ra trong một nước trong một thời kỳ nhất định
Có hai loại GDP là GDP thực tế và GDP danh nghĩa GDP danh nghĩa là giátrị sản lượng hàng hóa và dịch vụ tính theo mức giá hiện hành GDP thực tế là giátrị sản lượng hàng hóa, dịch vụ hiện hành của nền kinh tế được đánh giá theo mứcgiá cố định của năm cơ sở Quy mô của GDP thực tế là chỉ tiêu tốt nhất để phản ánh
sự thịnh vượng của nền kinh tế và mức tăng trưởng của GDP thực tế là chỉ tiêu tốtnhất về tiến bộ xã hội
1.1.1.2 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng tiếp theo là chỉ số giá tiêu dùng (CPI).Chỉ số giá tiêu dùng là tỉ lệ mức giá trung bình của giỏ hàng hóa ở thời điểm hiệntại so với mức giá trung bình tương ứng ở thời điểm gốc
Trang 712 Giáo dục 5,72
Bảng: Giỏ hàng hóa tính CPI của Việt Nam
Lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng so với thời kỳtrước Lạm phát còn được hiểu là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung củanền kinh tế hay giảm sức mua của đồng tiền
Giống như GDP, CPI cũng được coi là một hàn thư biểu nữa của nền kinh tế.Giá cả của hàng hoá, dịch vụ luôn luôn biến động theo thời gian, tuy nhiên nếu nhưgiá cả thay đổi quá nhanh chóng, nó có thể là một cú sốc đối với nền kinh tế Sựthay đổi trong CPI có tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế từ sản xuất, tiêu dùngđến thị trường tài chính
1.1.1.3 Lãi suất
Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sởhữu của họ và lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu
Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế
Lãi suất danh nghĩa (với hàm ý chưa điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát) làlãi suất đã bao gồm cả những tổn thất do lạm phát gây ra do sự gia tăng của mức giáchung Quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế được biểu thị bằng cáccông thức sau:
(1 + r)(1 + i) = (1 + R)
Trong đó: r là lãi suất thực tế, i là tỷ lệ lạm phát và R là lãi suất danh nghĩa.Hay công thức :
Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát
Lãi suất hiệu quả
Lãi suất danh nghĩa được công bố sẽ không có ý nghĩa đầy đủ nếu không tínhđến kỳ hạn tính lãi Hai mức lãi suất danh nghĩa được công bố với kỳ hạn khác nhau
sẽ không thể so sánh được với nhau nếu không quy về cùng một kỳ được tính gộp
Trang 8lãi Lãi suất hiệu quả cho phép làm điều đó bằng cách quy đổi lãi suất danh nghĩa vềlãi suất kép của một năm theo công thức sau:
Trong đó: r là lãi suất hiệu quả, i là lãi suất danh nghĩa và n là số kỳ đượctính gộp lãi trong năm
Lãi suất chính sách, lãi suất liên ngân hàng và lãi suất thương mại
Thị trường tài chính thường phân biệt 3 loại lãi suất: (i) lãi suất chính sách, làlãi suất mà các Ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát được trực tiếp, ví dụ nhưFed fund rate ở Mỹ hay lãi suất cơ bản ở Việt Nam; (ii) lãi suất liên ngân hàng, làlãi suất các ngân hàng thương mại (NHTM) cho vay lẫn nhau, ví dụ LIBOR,TIBOR, VIBOR, (iii) lãi suất thương mại, là lãi suất các NHTM vay hoặc cho vaycác đối tượng không phải là ngân hàng trong nền kinh tế, ví dụ lãi suất huy động, lãi
suất cho vay
Về cơ bản 3 loại lãi suất này có liên hệ mật thiết với nhau và tuân thủ theonguyên tắc: (i) < (ii) < (iii) Trong đó, lãi suất cho vay lại phải tuân thủ theo bấtphương trình: L1 < L2 < L3 < L4 (với L1 là mức lạm phát, L2 là lãi suất huy động,L3 là lãi suất cho vay, L4 là tỷ suất lợi nhuận bình quân xã hội trong cùng kỳ hạn lãisuất
1.1.1.4 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồngtiền của hai nước Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tínhbằng một đồng tiền khác Thông thường tỷ giá hối đoái được biểu diễn thông qua tỷ
lệ bao nhiêu đơn vị đồng tiền nước này (nhiều hơn một đơn vị) bằng một đơn vịđồng tiền của nước kia Ví dụ: tỷ giá hối đoái giữa Đồng Việt Nam và Dollar Mỹ là
21045 VND/USD
Sự thay đổi trong tỷ giá có thể làm thay đổi giá hàng hóa xuất khẩu và nhậpkhẩu, và do đó có ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng giữa mua hàngViệt Nam và hàng hóa các nước khác
Trang 9Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: tỷ giá thường được yết vào một ngày cụ thể đượcgọi là tỷ giá danh nghĩa, tức là số đơn vị nộ tệ đổi lấy một đơn vị ngoại tệ trên thịtrường ngoại hối.
Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh theo mức giá tươngđối giữa hai quốc gia đang xem xet Tỷ giá thực tế thường được biểu diễn dưới dạngtoán học như sau:
P
er f
eP
Trong đó er là chỉ số tỷ giá thực tế; e là tỷ giá danh nghĩa dưới dạng chỉ số, P
là chỉ số giá trong nước và Pf là chỉ số giá nước ngoài
Quan hệ giữa hai loại tỷ giá này được thể hiện qua cách tính sau:
Tỷ giá hối đoái thực tế = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Giá nước ngoài / Giánội địa = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Tỷ lệ lạm phát nước ngoài / Tỷ lệ lạmphát trong nước
Tỷ giá hối đoái hiệu quả
Tỷ giá hối đoái hiệu quả là một thước đo phản ánh việc lên giá hay mất giácủa một đồng tiền khác có tính đến trọng số Tỷ giá này được tính dựa trên giá trịbình quân gia quyền của các tỷ giá song phương giữa đồng tiền X với từng đồngtiền kia Tỷ giá hối đoái hiệu quả cũng có loại danh nghĩa và loại thực tế
Tỷ giá hối đoái chính thức và tỷ giá hối đoái chợ đen
Tỷ giá hối đoái chính thức là tỷ giá do Ngân hàng Trung ương công bố Nóphản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ Tỷ giá này được áp dụnglàm cơ sở tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động liên quan đến ngoại hối củachính phủ
Tỷ giá hối đoái chợ đen là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngânhàng, do cung cầu trên thị trường ngoại hối quyết định
Ở Việt Nam, có rất nhiều loại tỷ giá hối đoái: tỷ giá bình quân liên ngânhàng, tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu, tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại,
và tỷ giá hạch toán
Trang 101.1.1.5 Một số yếu tố vĩ mô khác
Cung tiền
Cung ứng tiền tệ, gọi tắt là cung tiền, chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nềnkinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản, v.v của các cá nhân(hộ gia đình) và doanh nghiệp (không kể các tổ chức tín dụng) Chính phủ điềuchỉnh lượng cung tiền dựa trên 3 công cụ chính là: thay đổi lãi suất chiết khấu, thayđổi tỉ lệ dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ trên thị trường mở
Cán cân thương mại
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanhtoán quốc tế Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhậpkhẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định cũng như mức chênhlệch giữa chúng Khi mức chênh lệch dương, thì cán cân thương mại có thặng dư.Ngược lại, khi mức chênh lệch âm, thì cán cân thương mại có thâm hụt Khi mứcchênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng
Dòng vốn đầu tư nước ngoài
Dòng vốn đầu tư nước ngoài dưới hai dạng thức: đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI: Foreign Direct Investment) và đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII: ForeignIndirect Investment)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân
hay công ty một nước (nước chủ đầu tư) vào một nước khác (nước thu hút đầu tư)bằng cách nắm quyền sở hữu và quản lý tài sản ở nước đó
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) là hình thức đầu tư của cá nhân hay công ty
một nước (nước chủ đầu tư) vào một nước khác (nước thu hút đầu tư) bằng cáchmua các tài sản tài chính mà không có quyền quản lý tài sản đó
1.1.2 Tương quan giữa các yếu tố vĩ mô
Mỗi yếu tố vĩ mô cho thấy một phần trong bức tranh tổng thể nền kinh tế.Mức độ tác động của các yếu tố vĩ mô khác nhau đến nền kinh tế là khác nhau Tuynhiên, các yếu tố vĩ mô có mối tương quan khá chặt chẽ Hiểu được mối tương quan
Trang 11giữa các biến số vĩ mô sẽ giúp đánh giá được biến số vĩ mô nào thực sự có tác độngđến thị trường chứng khoán
Tương quan giữa lạm phát và lãi suất
Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất là mối quan hệ thuận chiều
Lạm phát tăng làm cho giá cả tăng và tiền trở lên mất giá Dân cư phải giữnhiều tiền để chi tiêu hơn là gửi tiền vào ngân hàng Lạm phát cao làm cho dân cưkhông muốn giữ tiền dư thừa mà đầu tư vào các thị trường khác Ngoài ra để kiềmchế lạm phát ngân hàng trung ương cũng giảm lượng cung tiền Trên thị trường tiền
tệ, cầu tiền không đổi, cung tiền giảm làm cho lãi suất tăng
Tương quan giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái
Nước nào có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất tiền gửi của các nướckhác thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do
đó sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng lên, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống
Tương quan giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát
Tỷ giá hối đoái tăng làm cho hàng hóa nhập khẩu đắt lên một cách tương đối.Tuy nhiên hàng trong nước cũng phải tăng giá lên tương ứng với sự tăng giá củahàng nhập khẩu Điều này làm lạm phát tăng
Tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng
Tùy thuộc vào từng lý thuyết kinh tế mà lạm phát và tăng trưởng có mốiquan hệ thuận chiều hay nghịch chiều Đối với tình hình kinh tế Việt Nam nhữngnăm vừa qua thì tỉ lệ lạm phát cao tác động tiêu cực đến sản lượng sản xuất thôngqua đầu tư, tiêu dùng và tín dụng Lạm phát cao làm chi phí vốn tăng cao Doanhnghiệp thiếu vốn e ngại trong việc vay vốn, dân cư tiêu dùng tiết kiệm hơn, các nhàđầu tư tiềm năng sẽ giảm đầu tư vì độ rủi ro cao và hậu quả là làm giảm sản lượngsản xuất của nền kinh tế
Các biến số kinh tế vĩ mô có mối quan hệ khá chặt chẽ Một biến số có thểtác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến biến số vĩ mô khác Nói chung, nền kinh tế ổnđịnh được nhìn trên các chỉ số kinh tế vĩ mô: GDP tăng trưởng, lạm phát ở mứcthấp, lãi suất, tỷ giá ở mức hợp lý
1.2Tổng quan về thị trường chứng khoán
1.2.1 Định nghĩa về thị trường chứng khoán
Trang 12Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quanniệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn.Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua đượcchứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi
có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp
Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra cáchoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổichủ thể nắm giữ chứng khoán
1.2.2 Chức năng của thị trường chứng khoán
Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: khi các nhà đầu tư mua chứng khoán
do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt độngsản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất Thông quaTTCK, chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động đượcnguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế phục vụnhu cầu chung của xã hội
Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: TTCK cung cấp cho côngchúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú.Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và
độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hóa phù hợp vớikhả năng, mục tiêu và sở thích của mình
Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: nhờ có TTCK các nhà đầu tư cóthể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt các loại chứngkhoán khác khi họ muốn Khả năng thanh toán là một trong những đặc tínhhấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư Đây là yếu tố cho thấy tínhlinh hoạt, an toàn của vốn đầu tư TTCK hoạt động càng năng động và có hiệuquả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càngcao
Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: Thông qua thị trường chứng khoán, hoạtđộng của các doanh nghiệp được phản ánh tổng hợp và chính xác, giúp cho việcđánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuậntiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng caohiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm
Trang 13 Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Cácchỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén vàchính xác Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nềnkinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấuhiệu tiêu cực của nền kinh tế Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu củanền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chínhsách kinh tế vĩ mô Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán tráiphiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lýlạm phát Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biệnpháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triểncân đối của nền kinh tế.
1.2.3 Hàng hóa trên thị trường chứng khoán
Chứng khoán vốn
Chứng khoán vốn là chứng thư xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu phầnvốn góp và các quyền hợp pháp khác đối với tổ chức phát hành Đại diện cho chứngkhoán vốn là cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư
Cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn được phát hành dưới dạng chứng chỉhoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với tài sảnhoặc vốn của một công ty cổ phần Cổ phiếu là công cụ tài chính có thời hạn thanhtoán là vô hạn
Khi tham gia mua cổ phiếu, các nhà đầu tư trở thành các cổ đông của công ty
cổ phần Cổ đông có thể tiến hành mua bán, chuyển nhượng các cổ phiếu trên thịtrường thứ cấp theo quy định của pháp luật
Chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứngkhoán và có quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán gốc
Trang 14Các chứng khoán phái sinh được hình thành do nhu cầu giao dịch của ngườimua và người bán và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của thị trườngchứng khoán
1.2.4 Chủ thể trên thị trường chứng khoán
Nhà phát hành
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trườngchứng khoán Nhà phát hành là người tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thịtrường chứng khoán, nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hóacủa thị trường chứng khoán
- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chínhphủ và trái phiếu địa phương
- Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty
- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các tráiphiếu, chứng chỉ thụ hưởng phục vụ cho hoạt động của họ
Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán gồm: các công ty chứngkhoàn và các ngân hàng thương mại
Công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứngkhoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là bảo lãnhphát hành, môi giới, quản lý quỹ đầu tư, tư vấn chứng khoán
Trang 15Các Ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn tự có để tăng và đa dạng hoálợi nhuận thông qua đầu tư vào các Chứng khoán.
Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán
- Cơ quan quản lý và giám sát hoạt động TTCK
Cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK do Chính phủ của các nước thành lậpvới mục đích bảo vệ lợi ích của người đầu tư và bảo đảm cho thị trường chứngkhoán hoạt động lành mạnh, an toàn và phát triển bền vững
Việt Nam đã thành lập cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCKtrước khi ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam, đó là Uỷ ban Chứng khoán Nhànước Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là một cơ quan thuộc Chính phủ thực hiệnchức năng quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán ở Việt Nam
- Sở giao dịch chứng khoán
Sở giao dịch chứng khoán thực hiện vận hành TTCK thông qua bộ máy tổchức và hệ thống các qui định, văn bản pháp luật về giao dịch chứng khoán trên cơ
sở phù hợp với các qui định của luật pháp và Uỷ ban chứng khoán
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức tự quản của các công tychứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, đượcthành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các thành viên và các nhà đầu tư trên thịtrường
- Các tổ chức hỗ trợ
Các tổ chức hỗ trợ là các tổ chức được thành lập với mục đích khuyến khích
mở rộng và tăng trưởng của thị trường chứng khoán thông qua các hoạt động như:cho vay tiền để mua cổ phiếu và cho vay chứng khoán để bán trong các giao dịchbảo chứng Các tổ chức hỗ trợ chứng khoán ở các nước khác nhau có đặc điểm khácnhau, có một số nước không cho phép thành lập các loại hình tổ chức này
- Các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm
Trang 16Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánhgiá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và tiềm lực tài chínhcủa tổ chức phát hành theo những điều khoản đã cam kết của tổ chức phát hành đốivới một đợt phát hành cụ thể.
1.2.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, nhân tố quan trọng nhất làgiá trị công ty Giá trị công ty được thể hiện bằng khả năng sinh lời trên tài sản củachủ sở hữu với mức độ rủi ro tương ứng Ba nhân tố quyết định giá trị công ty là: độlớn và thời điểm của các luồng thu nhập, mức độ rủi ro của luồng tiền và tỷ lệ lợitức yêu cầu của nhà đầu tư
Bên cạnh giá trị công ty, giá cổ phiếu còn chịu tác động của những nhân tốcung cầu, tâm lý của nhà đầu tư…
Tổng quát, giá chứng khoán sẽ chịu tác động của hai nhóm nhân tố chínhsau:
Các nhân tố vĩ mô
- Các nhân tố liên quan đến tăng trưởng kinh tế
- Các nhân tố liên quan đến lạm phát, lãi suất
- Các nhân tố liên quan đến chính sách kinh tế như: chính sách tiền tệ, chínhsách tài khóa, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách thuế…
- Các nhân tố về chính trị - xã hội
Các nhân tố vi mô
- Nhân tố ngành, lĩnh vực
- Các đặc trưng của doanh nghiệp (khả năng sinh lời, mức độ rủi ro…)
1.2.6 Thị trường chứng khoán Việt Nam
Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việcđưa vào vận hành trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh ngày20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000
Tổng kết quá trình 10 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam cómột số đặc điểm sau:
Về tổ chức thị trường
Trang 17Tổ chức thị trường vẫn là hạn chế lớn nhất của TTCK Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay Về cơ cấu tổ chức, việc tách các sở giao dịch chứng khoán và trungtâm lưu ký chứng khoán trở thành pháp nhân độc lập khỏi UBCKNN đã đạt đượckết quả nhất định trong việc tách bạch chức năng quản lý nhà nước trong hoạt độngchứng khoán và chức năng tổ chức vận hành TTCK.
Chỉ số VN-Index được tính toán như sau:
1
0 0 1
*
*
n
ti ti i
Pti: giá hiện hành của cổ phiếu i
Qti: số lượng cổ phiếu đang lưu hành của cổ phiếu i
Pt0: giá của cổ phiếu i tại thời kỳ gốc
Qt0: số lượng cổ phiếu i tại thời kỳ gốc
Giá trị cơ sở: 100
Ngày cơ sở: 28/07/2000
Chỉ số phản ánh sự thay đổi giá cả của chứng khoán Vì vậy trong quá trìnhtính toán chỉ số phải loại bỏ những yếu tố làm thay đổi giá trị của chỉ số mà khôngphải do thay đổi của giá cả như: cổ phiếu mới niêm yết, tách, gộp cổ phiếu…
Quy mô hàng hóa và nguồn cung của thị trường
Quy mô thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bướcđóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sựnghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
Trang 18Trong suốt thời kỳ từ 2000-2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1%GDP Quy mô thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm
2006 và tiếp tục tăng lên mức trên 43% vào năm 2007 Trước biến động của thịtrường tài chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, chỉ số giáchứng khoán đã sụt giảm liên tục trong năm 2008 và làm mức vốn hóa thị trườnggiảm hơn 50%, xuống còn 18% Khi nền kinh tế trong nước và thế giới bắt đầu hồiphục nhẹ từ quý II/2009, chỉ số giá chứng khoán đã bắt đầu tăng trở lại cùng với sốlượng các công ty niêm yết trên thị trường cũng gia tăng nhanh chóng Giá trị vốnhóa thị trường cổ phiếu tính đến cuối năm 2009 đã đạt 37,71% GDP Ước tính đếncuối năm 2010 sẽ đạt khoảng 40%- 50% GDP
Diễn biến thị trường
Năm 2000, với 02 công ty niêm yết, TTCK đã có mức tăng trưởng nhanh vềgiá do nguồn cung hàng hóa khan hiếm, chỉ số VN Index liên tục tăng và đạt tớiđỉnh điểm là 571,04 điểm ngày 25/6/2001 Sau đó, thị trường đã liên tục sụt giảmtrong suốt 3 năm sau đó, trước khi tăng mạnh trở lại vào cuối năm 2003 Tuy nhiên,nhìn chung, giai đoạn 2000-2005 là giai đoạn hoạt động khá trầm của TTCK ViệtNam
Kể từ năm 2006 đến nay, TTCK Việt Nam bắt đầu khởi sắc và đã có bướctăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng công ty niêm yết lẫn doanh số giao dịch Tínhđến cuối năm 2009, đã có 541 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên cả hai SGDCK
và 4 chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết, với tổng giá trị niêm yết đạt 127,489 nghìn
tỷ đồng, tăng 66,5 lần so với cuối năm 2005 Thị trường chứng khoán đã có sự tăngtrưởng không chỉ về quy mô niêm yết mà cả về tính thanh khoản của thị trường.Nếu như năm 2005, bình quân có 667.600 cổ phiếu được giao dịch một phiên, thìnăm 2006, con số này tăng lên 2,6 triệu đơn vị (tăng 3,93 lần), tiếp tục tăng lên 9,79triệu và 18,07 triệu trong hai năm sau đó
Giai đoạn 2006-2010 cũng chứng kiến những kỷ lục của TTCKVN Tháng3/2007, các chỉ số chứng khoán đạt được mức cao nhất VNIndex đạt mức 1,170.67điểm và HASTC-Index đạt 459.36 điểm
Trang 19CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH TÁC ĐỘNG CỦA
MỘT SỐ YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1 Tác động của yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán các nước trên thế giới
2.1.1 Tác động của yếu tố vĩ mô đến các thị trường chứng khoán phát
triển
Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu của nền kinh tế Mối quan hệ giữacác biến số kinh tế vĩ mô và biến động cổ phiếu đã được các nhà kinh tế học trên thếgiới tranh luận và thảo luận rộng rãi Nền tảng của những nghiên cứu đó là sự hữuích của các mô hình chỉ ra rằng giá cả cổ phiếu được xác định như là kỳ vọng củadòng tiền chiết khấu Như vậy, những yếu tố quyết định giá cổ phiếu là tỉ lệ lợinhuận yêu cầu và dòng tiền chiết khấu mong muốn (Elton and Gruber, 1991) Cácbiến số kinh tế điều mà tác động tới dòng tiền trong tương lai và lợi suất yêu cầu vìthế mà trở thành điều được mong đợi để ảnh hưởng tới giá cổ phiếu
Có rất nhiều nghiên cứu tại các thị trường chứng khoán trên thế giới nhằmxác định những yếu tố vĩ mô nào tác động đến sự biến động giá cổ phiếu
Dựa vào “Lý thuyết định giá cơ lợi” (APT), Stephen Ross (1976) đã nghiêncứu tác động của một vài biến số kinh tế vĩ mô đến biến động giá cổ phiếu trên thịtrường chứng khoán Mỹ Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sản lượng sản xuất, nhữngthay đổi trong phần bù rủi ro và những thay đổi trong cấu trúc kinh tế có mối quan
hệ rõ ràng đến những biến động có thể xảy ra của thị trường chứng khoán Trongkhi cả tỉ lệ lạm phát được tiên liệu trước và không tiên liệu được trước đều có mối
Trang 20quan hệ không rõ ràng với những biến động có thể xảy ra của thị trường chứngkhoán Bulmash và Trivoli (1991) cho rằng giá cổ phiếu hiện tại ở Mỹ có mối liên
hệ thuận với giá chứng khoán của tháng trước đó, cung tiền, số tiền vay nợ gần đâycủa liên bang, nợ thuế chính phủ gần đây, tỉ lệ thất nghiệp trong dài hạn, cung ngoạihối và lãi suất liên ngân hàng Nhưng giá cổ phiếu có mối quan hệ nghịch với lãisuất tín phiếu kho bạc
Trong nghiên cứu ảnh hưởng của tiền tệ và chính sách tài chính đến thịtrường chứng khoán Canada được thực hiện vào năm 1990, nhà kinh tế học Darrat
đã chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách, lãi suất trái phiếu dài hạn, bất ổn lãi suất và sảnlượng sản xuất định đoạt biến động cổ phiếu
Năm 1998, Mukhejee và Naka vận dụng phương pháp của Johansen trong
mô hình vector VECM và đã tìm ra rằng thị trường chứng khoán Nhật Bản có mốiquan hệ theo thời gian với 6 biến số kinh tế vĩ mô là tỉ giá, cung tiền, tỉ lệ lạm phát,sản lượng sản xuất, lãi suất trái phiếu chính phủ dài hạn và lãi suất cho vay không
kỳ hạn trong ngắn hạn Kết quả trong dài hạn của các hệ số của biến số kinh tế vĩ
mô phù hợp với những mối quan hệ cân bằng động được giả thuyết đưa ra
2.1.2 Tác động của yếu tố vĩ mô đến các thị trường chứng khoán mới
nổi
Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu cũng được thực hiện tại các thị trường chứng khoán mới nổi và thị trường chứng khoán nhỏ Sử dụng phép thử nhân quả và mô hình VECM (mô hình hiệu chỉnh sai số vector) kiểm nghiệm tại thị trường Hàn Quốc vào năm 2000, hai tác giả là Kwon và Shin nhận thấy rằng thị trường chứng khoán Hàn Quốc được đồng tích hợp với chỉ số sản phẩm quốc dân, tỉgiá, cán cân thương mại và cung tiền
Gjerde và Saettem (2000), Achsani và Strohe (2003) đã tiến hành nghiên cứu
ở những khu vực thị trường nhỏ như Na Uy, Indonesia và cũng kết luận rằng biến động thị trường chứng khoán phản ứng ngược với những thay đổi về lãi suất, phản ứng thuận với sự thay đổi của GDP, cung tiền và tỷ giá hối đoái
Vận dụng phương pháp tối đa khả năng dự báo Johansen và phép thử nhân quả Granger, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng chỉ số thị trường chứng khoán New Zealand (NZSE40) được xác định bởi lãi suất, cung tiền và GDP thực, và
Trang 21không có bằng chứng để nói rằng NZSE40 là một chỉ báo quan trọng đối với những thay đổi trong các biến số kinh tế vĩ mô.
Các thị trường chứng khoán khác nhau trong từng giai đoạn sẽ chịu tác độngcủa các biến số kinh tế khác nhau và với mức độ khác nhau Tuy nhiên, nhìn mộtcách tổng quát, hầu hết các thị trường chứng khoán đều chịu tác động của một sốbiến vĩ mô quan trọng là lãi suất, tỷ giá và tỉ lệ lạm phát
Theo mối tương quan của các yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế và các nghiêncứu về tác động của các yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán các nước trên thếgiới, lựa chọn ba biến vĩ mô lãi suất, tỷ giá và chỉ số giá tiêu dùng để phân tích tácđộng đến thị trường chứng khoán Việt Nam
2.2 Tác động của yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam 2.2.1 Tác động của lãi suất đến thị trường chứng khoán Việt Nam2.2.1.1Lý thuyết tác động của lãi suất đến thị trường chứng khoán
TTCK rất nhạy cảm với biến động của lãi suất trên thị trường tiền tệ Biếnđộng lãi suất thường có tác động ngược chiều đến biến động giá chứng khoán
Lãi suất tăng sẽ thu hút nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng Lãi suất ngân hàngtrở đầu tư hấp dẫn hơn kinh doanh chứng khoán Mặt khác, lãi suất tăng thì chi phí
hỗ trợ vốn cho các nhà đầu tư đầu tư vào TTCK tăng Các nhà đầu tư sẽ ít vay vốnhơn Hai điều này làm thu hẹp dòng đầu tư trên TTCK Các nhà đầu tư sẽ có xuhướng bán cổ phiếu ra Cung cổ phiếu lớn hơn cầu làm giá chứng khoán giảm
Lãi suất là chi phí vốn và là chi phí đầu vào của quá trình sản xuất kinhdoanh Khi lãi suất cho vay của ngân hàng tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào và giá thànhsản phẩm tăng lên, làm suy giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của DN,gây ra tình trạng thua lỗ Điều này làm cho cổ tức của các cổ đông cũng như vọng
về sự tăng trưởng của công ty giảm Mặt khác, lãi suất tăng lại khiến lợi suất kỳvọng của cổ đông tăng Vì vậy, giá cổ phiếu cũng phải giảm tương ứng
2.2.1.2 Tác động của lãi suất đến chỉ số VN-Index
Trang 226 8 10 12 14 16 18 20
R6M
Đồ thị 1: Đồ thị lãi suất 6 tháng
0 200 400 600 800 1,000 1,200
927 điểm khi đóng cửa ngày 29/12/2007 Kết thúc quý I, VN- Index đã trượt dài từ
Trang 23trên 900 điểm xuống còn 500 điểm Khoảng thời gian là gian đầu tháng 7 đến cuốitháng 8 khi lãi suất bắt đầu giảm thì thị trường chứng khoán cũng có xu hướng tăngđiểm trở lại Sau khi thiết lập “mức đáy” 366 điểm vào cuối tháng 6, VN-Index đãdần lấy lại được đà tăng và băng qua mức 560 điểm vào cuối tháng 8.
Năm 2009, chính phủ triển khai hai gói hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanhnghiệp vay vốn tại ngân hàng Gói thứ nhất bắt đầu từ đầu tháng 2/2009, gói thứ 2bắt đầu từ đầu tháng 4/2009 Thị trường chứng khoán ngay lập tức phản ứng trướcnhững biến động lãi suất này Lượng tiền đổ vào thị trường chứng khoán tăng độtbiến Tháng 3/2009, lượng tiền tham gia trên cả hai sàn tăng ròng vào khoảng 7.300
tỷ VND so với tháng 2 Tổng giá trị giao dịch trên thị trường trong tháng 4 đạt xấp
xỉ 27.000 tỷ Chỉ số VN-Index sau khi thiết lập mức đáy 235,5 vào tháng 2 thì đãvượt qua mức 400 điểm vào tháng 5/2009
2.2.1.3 Tác động của lãi suất đến giá cổ phiếu của một số ngành
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đến đâu còn phụ thuộc vào đặc trưng của mỗingành và đặc điểm của mỗi DN Hệ số nợ (D/E) của 5 ngành cao nhất trên TTCKhiện nay gồm: xây dựng và vật liệu xây dựng; phần mềm và dịch vụ máy tính; sảnxuất kim loại; điện; khai khoáng Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản nợ từ 3-6 thángnên chi phí trả lãi rất dễ ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN bởi lãi suất thị trường.Đối với các khoản nợ dài hạn, mặc dù lãi suất được thả nổi nhưng thời gian điềuchỉnh về lãi suất cũng như chi phí lãi vay sẽ chậm hơn Do vậy, những ngành có tỷtrọng ngắn hạn cao trong cơ cấu vốn như 5 ngành trên thì chi giá cổ phiếu rất dễ ảnhhưởng từ biến động lãi suất trên thị trường
Đối với ngành sản xuất kim loại (sản xuất thép), nhóm các DN vừa sản xuất
và kinh doanh thép có hệ số sử dụng nợ cao hơn so với nhóm các DN chỉ đơn thuầnkinh doanh thương mại về thép Đối với ngành xây dựng và VLXD, cụ thể là ngành
xi măng, một ngành có D/E tương đối cao, xấp xỉ 3 lần Như vậy, những ngành có
hệ số sử dụng nợ nhiều và tập trung chủ yếu ở các khoản nợ ngắn hạn sẽ rất dễ bịảnh hưởng đến lợi nhuận bởi những biến động của lãi suất
Trang 24Tổng nợ (D) Vốn chủ sở
hữu (E)
Tổng nợ/VCSH(D/E)Công ty cổ phần xi măng Bút
Bảng: Bảng hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của một số cty trong ngành vật liệu xây dựng.
Ở chiều ngược lại, lãi suất tăng sẽ khiến các ngân hàng tăng chi phí đầu vào
do lãi suất huy động tăng theo Tuy nhiên, chính các ngân hàng lại đang đượchưởng lợi từ việc này Trên thực tế, dư nợ tín dụng trên tổng vốn huy động càng caothì lợi nhuận của các ngân hàng càng cao Trong giai đoạn lạm phát ổn định, xuhướng tăng (giảm) lãi suất không ảnh hưởng đến dư nợ của các ngân hàng, thậm chí
có xu hướng tăng lên Điều này chứng tỏ dư nợ của nhóm ngành ngân hàng không
bị ảnh hưởng bởi biến động lãi suất bởi khả năng chuyển chi phí đầu vào cho kháchhàng Vì vậy, giá cổ phiếu ngành ngân hàng thường ít biến động trước sự thay đổicủa lãi suất Tuy nhiên trong giai đoạn lạm phát cao thì giá cổ phiếu ngân hàng lạibiến động mạnh trước sự thay đổi của lãi suất
Khái quát, ngành thép và xi măng là hai ngành có giá cổ phiếu dao độngmạnh nhất khi lãi suất biến động theo chiều hướng tăng Trong giai đoạn lạm phát
ổn định, ngành ngân hàng ít chịu ảnh hưởng nhất đối với những biến động của lãisuất, đặc biệt là những ngân hàng có quy mô, thị phần lớn
2.2.2 Tác động của tỷ giá đến thị trường chứng khoán Việt Nam
2.2.2.1Lý thuyết về tác động của tỷ giá đến thị trường chứng khoán
Tỷ giá tăng sẽ tác động đến tâm lý nhà đầu tư khi dấy lên những lo ngại về
dự trữ ngoại hối và những vấn đề liên quan như “nhập khẩu” lạm phát, nợ quốc gia.Trong trung hạn, đây vẫn là yếu tố có thể tác động mạnh đến diễn biến thị trườngchứng khoán
Việc điều chỉnh tỷ giá ảnh hưởng đến các doanh nghiệp niêm yết, nhất là các
Trang 25Tỷ giá tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp có các khoản nợnước ngoài, các doanh nghiệp phải nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu từ nướcngoài và chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước Đó là các doanh nghiệp thuộc một sốnhóm ngành như như vật liệu cơ bản (thép, nhựa), hàng tiêu dùng (sữa, bánh kẹo),công nghiệp (hóa chất, vận tải kinh doanh xăng dầu) và dược phẩm
Ở chiều hướng ngược lại, các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệtrực tiếp và có kết hợp sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước sẽ được hưởng lợi từviệc điều chỉnh tỷ giá; trong đó các ngành thủy sản, may mặc, cao su và khoáng sản.Điều này được thể hiện trên hai phương diện: giúp tăng tính cạnh tranh cho hànghóa xuất khẩu, mở rộng thị phần và phần vượt trội thêm mà doanh nghiệp đượchưởng khi các khoản thu ngoại tệ được ghi nhận bằng VND
Tuy nhiên, khi tìm hiểu tác động của việc thay đổi về tỷ giá đối với TTCKthì cần phải đặt trong một bức tranh tổng thể bao gồm các yếu tố kinh tế vĩ môkhác Nếu chủ trương điều chỉnh giảm mặt bằng lãi suất được thực hiện có hiệu quả,lạm phát được kiểm soát tốt thì những tác động của việc điều chỉnh giảm giá VND -mang tính chủ động nhằm cân bằng cung cầu ngoại tệ và thu hẹp khoảng cách giữathị trường ngoại hối chính thức và thị trường tự do - sẽ được giảm thiểu và xuhướng thị trường chứng khoán trong thời gian tới sẽ không bị ảnh hưởng nhiều
2.2.2.2 Tác động của tỷ giá đến chỉ số VN-Index
14,000 15,000 16,000 17,000 18,000 19,000 20,000
02 03 04 05 06 07 08 09 10
EXR
Đồ thị 3: Đồ thị tỷ giá USD/VND
Trang 26Tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng và có ít biến động như chỉ số VN-Index.Không giống như lãi suất có tác động ngay đến thị trường chứng khoán Việt Nam,
tỷ giá có tác động lâu dài và có độ trễ đến chỉ số VN-Index
2.2.2.3 Tác động của tỷ giá đến giá cổ phiếu của một số ngành
Biến động tỷ giá tác động khá mạnh đến giá cổ phiếu ngành vật liệu xâydựng Đối với các doanh nghiệp xi măng, do có số dư vay nợ bằng USD và EURcao, nên việc điều chỉnh tỷ giá sẽ có tác động tiêu cực cho các công ty trong ngànhthông qua các khoản lỗ về đánh giá lại các khoản vay bằng ngoại tệ cũng như chiphí lãi vay tăng cao Điều này sẽ làm lợi nhuận giảm và giá cổ phiếu cũng giảmtương ứng
Tương tự đối với các DN ngành đá (ví dụ VCS), đầu vào cũng là chủ yếu lànguyên liệu nhập khẩu nhưng với khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường xuất khẩu,ảnh hưởng của tỷ giá tăng đến giá chứng khoán nhìn chung là tích cực Đối với các
DN ngành thép, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ là nhân tố khiến các cổ phiếu tăng giá nhẹ
2.2.3 Tác động của chỉ số giá tiêu dùng đến thị trường chứng khoán
CPI tăng sẽ trực tiếp làm tăng khó khăn cho các doanh nghiệp gắn với việcphải tăng lãi vay tín dụng, tăng lương và các chi phí đầu vào khác, từ đó làm tăngchi phí sản xuất và giá bán đầu ra, gây khó khăn về thị trường và nguy cơ đổ vỡ các
kế hoạch, các hợp đồng kinh doanh nhiều hơn Điều này làm giảm lợi nhuận kinhdoanh và lợi tức cổ phiếu Do đó mà giá chứng khoán cũng giảm sút theo
CPI tăng sẽ kéo theo việc phải tăng lãi suất ngân hàng, khiến lãi suất ngânhàng trở đầu tư hấp dẫn hơn kinh doanh chứng khoán, thúc đẩy việc tăng mức gửi
Trang 27tiết kiệm hoặc mua vàng để bảo toàn tiền vốn của nhà đầu tư, điều này cũng khiếnlàm thu hẹp dòng đầu tư trên TTCK.
Mặt khác, chỉ số giá tiêu dùng giảm mạnh (giảm phát) cũng tác động xấu đếnnền kinh tế Giảm phát chắc chắn sẽ dẫn tới giảm mức cầu của người tiêu dùng.Trong trường hợp này các nhà sản xuất buộc phải giảm giá để bán được hàng, tuynhiên giá cả các yếu tố đầu vào có thể không giảm một lượng tương ứng Vì thếbiên lợi nhuận của nhà sản xuất cũng sẽ bị ảnh hưởng
Tổng quát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng hoặc giảm ở một chừng mực nào
đó thì thường có tác động ít đến nền kinh tế và thị trường chứng khoán Nhưng nếuCPI tăng mạnh thì thường có tác động ngược chiều với biến động giá cổ phiếu Tácđộng của chỉ số giá tiêu dùng đến thị trường chứng khoán chủ yếu thông qua biếnlãi suất
2.2.3.2 Tác động của chỉ số giá tiêu dùng đến chỉ số VN-Index
50 60 70 80 90 100 110
CPI
Đồ thị 4: Đồ thị chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có xu hướng tăng, nhưng tốc độ tăng giữa các giaiđoạn là không đồng đều
Lạm phát được xem là nguyên nhân chính gây sụt giảm của thị trường trongnăm 2008 Những dự báo về khả năng đột biến của lạm phát là một áp lực chínhtrong những phiên giao dịch Để kiềm chế lạm phát, ngân hàng trung ương đã có