1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta cùng sự phát triển, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều này làm cho các nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi quyết định đầu tư vào một kênh kinh doanh nào đó, và các nhà đầu tư mong muốn với sự đầu tư này sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất với doanh thu tốt nhất. Vậy để đạt được điều này, nhà đầu tư cần phải nắm bắt được các thông về tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách cụ thể và tường minh nhất. Thông qua Phân tích Báo cáo tài chính sẽ giúp các đối tượng quan tâm tới doanh nghiệp có thể đánh giá được thực trạng doanh nghiệp và đưa ra những quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ. Ví dụ như đối với nhà quản lý doanh nghiệp thì sẽ đưa ra được những giải pháp để kinh doanh hiệu quả hơn, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh với các đối thủ; còn đối với nhà đầu tư thì đưa ra được quyết định có đầu tư hay không và đầu tư ở mức bao nhiêu là hợp lý, hoặc với các ngân hàng thì quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không,…; hoặc giúp các cơ quan quản lý đưa ra được những chính sách quản lý phù hợp cho từng ngành, từng vùng,… Ngoài ra, Phân tích Báo cáo tài chính cũng có thể giúp nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra được chiến lược về vốn, huy động vốn từ ngân hàng hay thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Đặc biêt, Phân tích Báo cáo tài chính trong các công ty cổ phần là vấn đề khá phức tạp và có ý nghĩa ngày càng quan trọng, khi công ty cổ phần trở thành hình thức tổ chức kinh tế phát triển phổ biến, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long việc Phân tích Báo cáo tài chính sẽ đem lại một số tác dụng như: Cho biết được tình hình tài chính của công ty đang tốt hay xấu, thời gian tới công ty có cần thêm vốn kinh doanh hay không và chiến lược huy động vốn như thế nào; Công ty cũng sẽ thu hút được nhà đầu tư, nâng cao giá trị doanh nghiệp,… Trên thực tế hoạt động phân tích báo cáo tài chính đối với Công ty vẫn chưa được chú trọng tại công ty. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long” để nghiên cứu. 1.2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan Nghiên cứu Báo cáo tài chính và Phân tích Báo cáo tài chính đã có nhiều tác giả thực hiện và có nhiều đóng góp đáng kể vào lý luận chung về Phân tích Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra các biện pháp cải thiện tình hình tài chính đối với doanh nghiệp nghiên cứu. Để học hỏi và rút kinh nghiệm cho luận văn của mình, tác giả xin đưa ra một vài điểm chính của một số luận văn thực hiện Phân tích Báo cáo tài chính như sau: Luận văn thạc sỹ với đề tài: “Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô” được thực hiện bởi tác giả Vũ Thị Mai năm 2009, đã Phân tích Báo cáo tài chính với các nhóm chỉ tiêu như tình hình tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán. Tuy nhiên, nội dung Phân tích Báo cáo tài chính còn nhiều hạn chế như hệ thống chỉ tiêu còn ít và đơn giản. Khi phân tích một số chỉ tiêu tài chính tác giả chỉ dừng lại ở việc tính toán các con số mà không tìm hiểu bản chất hay nội dung tạo ra con số đó, cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy, chưa thấy được ý nghĩa sâu sắc của từng chỉ tiêu trong việc đưa ra quyết định tài chính. Bên cạnh đó, tác giả chưa đề cập tới phân tích các dấu hiệu rủi ro tài chính cũng như dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Luận văn thạc sỹ với đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An” được thực hiện bởi tác giả Trần Thị Hồng Thúy năm 2010. Luận văn được thực hiện trên số liệu của các năm 2007 – 2009. Tác giả đã phân tích dựa trên cách tiếp cận là Phân tích Báo cáo tài chính và Báo cáo kết quả kinh doanh một cách đầy đủ, đa dạng. Tuy nhiên, tác giả chưa chú trọng đến phân tích Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ cũng như chưa đề cập tới các rủi ro tài chính tác động đến tình hình tài chính của Công ty. Luận văn thạc sỹ về: “Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang” được thực hiện bởi tác giả Hồ Thị Hải Hà năm 2011, đã Phân tích Báo cáo tài chính với các nhóm chỉ tiêu cấu trúc tài chính, tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. Tác giả đã thực hiện phân tích trong giai đoạn năm 2005 – 2010 tại Công ty. Tuy nhiên, trong luận văn thì hệ thống các chỉ tiêu còn chưa đầy đủ, chưa đề cập đến các rủi ro tài chính và dự báo về tài chính của Công ty. Qua nghiên cứu những luận văn trên, thừa nhận những đóng góp và kết quả đã đạt được nhưng tác giả cũng nhận thấy rằng Phân tích Báo cáo tài chính bên cạnh việc phân tích các chỉ tiêu và tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, khả năng thanh toán thì một phần không thể thiếu đó là phân tích rủi ro tài chính cũng như dự báo về tài chính của doanh nghiệp để có cái nhìn tổng quát, sâu sắc và toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đổng thời, chưa tác giả nào thực hiện Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long trước đó. Vì thế, luận văn sẽ làm rõ thực trạng tài chính của Công ty thông qua Phân tích Báo cáo tài chính đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Tác giả thực hiện đề tài này với mục tiêu nghiên cứu tình hình tài chính của Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long thông qua các Báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó, đưa ra những đánh giá và giải pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho Công ty. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi tổng quát: Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng thông qua kết quả Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty là gì? Câu hỏi cụ thể: + Xác định vai trò của Phân tích Báo cáo tài chính và ý nghĩa thực tiễn của Phân tích Báo cáo tài chính đối với Công ty như thế nào? + Thực trạng về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long diễn ra như thế nào? 1.5. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các số liệu của Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long trong giai đoạn 2012 – 2014. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: + Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp + Phương pháp so sánh, kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu trước để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu của Luận văn + Phương pháp loại trừ,… Các phương pháp nghiên cứu này không mới, tuy nhiên Luận văn đã vận dụng sáng tạo để có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu của mình và thể hiện được những nội dung mới mà các công trình nghiên cứu trước đây chưa đề cập được. Việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: + Luận văn đã sử dụng phương pháp tổng hợp khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu có trước để học hỏi những nội dung phù hợp với Luận văn, đặc biệt là trong Chương 2 trình bày về những lý luận khoa học về Báo cáo tài chính và Phân tích Báo cáo tài chính; + Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích trong việc thống kê lại các số liệu tài chính của Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long từ năm 2012 – 2014; + Phương pháp so sánh thể hiện qua việc Luận văn so sánh tình hình tài chính của Công ty giữa các năm nhằm tìm ra xu hướng biến động trong giai đoạn nghiên cứu, so sánh giá trị thực hiện và giá trị kế hoạch,… + Phương pháp loại trừ để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách loại trừ các ảnh hưởng bởi các nhân tố khác. 1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt lý luận: Luận văn đã chỉ ra được những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, đưa ra những chỉ tiêu và mô hình cần được sử dụng trong quá trình phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp. Về mặt thực tiễn: Căn cứ vào thực trạng tại Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long luận văn đã đưa ra những quan điểm, giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực tài chính cho Công ty. Ngoài ra, Luận văn sẽ là tài liệu hữu ích cho các doanh nghiệp khác tham khảo về phương pháp Phân tích Báo cáo tài chính, các cơ sở so sánh khi đánh giá các chỉ số tài chính và định hướng giải pháp cho Công ty và sẽ là tài liệu cho các tác giả khác tiếp tục phát triển sâu hơn nữa về Phân tích Báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành bao bì ở Việt Nam. 1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Ngoài các phần danh mục, các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ, các từ viết tắt và các phụ lục, Luận văn được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về Phân tích Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp Chương 3: Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, giải pháp, kiến nghị và kết luận tại Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long.
Trang 1NGUYÔN THÞ THANH T¢M
PH¢N TÝCH B¸O C¸O TµI CHÝNH T¹I C¤NG TY Cæ PHÇN S¶N XUÊT
Vµ XUÊT KHÈU BAO B× TH¡NG LONG
Chuyªn ngµnh: KÕ TO¸N, KIÓM TO¸N Vµ PH¢n tÝch
ngêi híng dÉn khoa häc:
TS L£ KIM NGäC
Hµ Néi - 2015
Trang 2Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi vàchưa từng được công bố Các thông tin được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc
và được trích dẫn rõ ràng, không có sự chỉnh sửa Các kết quả phân tích và kết luậntrong luận văn này (ngoài các phần được trích dẫn) đều là kết quả do tôi thực hiện.Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực của luận văn
Hà Nội, tháng 10 năm 2015Tác giả Luận văn
Nguyễn Thị Thanh Tâm
Trang 3Trong quá trình thực hiện đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổphần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long” tôi đã nhận được rất nhiều sựgiúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để có thể hoàn thành bài luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Lê Kim Ngọc – người trực tiếphướng dẫn, đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoànthành luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới GS.TS Đặng Thị Loan và PGS.TS Nguyễn Thị ThuLiên trong Hội nghị khoa học bộ môn – Đánh giá luận văn cao học đã đưa ra các ýkiến giúp bài luận văn được hoàn thiện hơn cùng các thầy cô trong khoa Kế toán vàViện đào tạo sau đại học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩubao bì Thăng Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong công tác thu thập số liệu,tài liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu
Trang 4GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
1.8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu 5
Trang 5DT Doanh thu
Trang 6GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
1.8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu 5
HÌNH
Hình 2.1: Mô hình Dupont trong phân tích báo cáo tài chính Error:
Reference source not found Hình 3.1: Phân tích chỉ tiêu ROE, ROA theo mô hình Dupont năm 2012
Error: Reference source not found Hình 3.2: Phân tích chỉ tiêu ROE, ROA theo mô hình Dupont năm 2013
Error: Reference source not found Hình 3.3: Phân tích chỉ tiêu ROE, ROA theo mô hình Dupont năm 2014 .Error:
Reference source not found
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty CP sản xuất và xuất nhập khẩu bao
bì Thăng Long Error: Reference source not found
Trang 7NGUYÔN THÞ THANH T¢M
PH¢N TÝCH B¸O C¸O TµI CHÝNH T¹I C¤NG TY Cæ PHÇN S¶N XUÊT
Vµ XUÊT KHÈU BAO B× TH¡NG LONG
Chuyªn ngµnh: KÕ TO¸N, KIÓM TO¸N Vµ PH¢n tÝch
Hµ Néi - 2015
Trang 8TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Phân tích Báo cáo tài chính giữ vai trò rất quan trọng, không thể thiếu trongmọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Đối với nhà quản trịdoanh nghiệp kiểm tra báo cáo tài chính tài chính đã qua và báo cáo hiện hành để cóđịnh hướng phát triển hoạt động kinh doanh trong tương lai Các nhà đầu tư dựa vàoPhân tích Báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua các thời kỳ để quyết định có đầu
tư vào doanh nghiệp hay không, đầu tư dưới hình thức nào và đầu tư vào lĩnh vựcnào…Khi Việt Nam đã gia nhập ngày càng sâu rộng cùng khu vực và nền kinh tếthế giới nên có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới các doanh nghiệp ViệtNam Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp trong nước cần nâng cao năng lực tàichính cho doanh nghiệp Muốn vậy thì công tác Phân tích Báo cáo tài chính càngphải được thực hiện một cách đầy đủ và sâu sắc
Đối với Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Longviệc Phân tích Báo cáo tài chính sẽ giúp cho Công ty có những định hướng pháttriển trong sản xuất kinh doanh Nhưng trong thực tế hoạt động phân tích báo cáotài chính đối với Công ty vẫn chưa được chú trọng
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phân tích báo cáo
tài chính tại Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long”
để nghiên cứu
Nghiên cứu Báo cáo tài chính và Phân tích Báo cáo tài chính đã có nhiều tácgiả thực hiện và có nhiều đóng góp đáng kể vào lý luận chung về Phân tích Báo cáotài chính của doanh nghiệp Tác giả đã nghiên cứu một vài luận văn đi trước và thấyđược một vài điểm các luận văn này chưa đề cập sâu sắc như: Các công trình nghiêncứu thường chỉ tập trung phân tích đối với 2 loại báo cáo tài chính là bảng cân đối
kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà chưa phân tích đối với báo cáolưu chuyển tiền tệ; hệ thống chỉ tiêu còn ít và đơn giản, chưa thấy được ý nghĩa sâusắc của từng chỉ tiêu trong việc đưa ra quyết định tài chính
Qua nghiên cứu những luận văn trên, thừa nhận những đóng góp và kết quả
đã đạt được nhưng tác giả thấy rằng Phân tích Báo cáo tài chính bên cạnh việc phântích các chỉ tiêu về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, khả năng thanh toán thìmột phần không thể thiếu đó là phân tích rủi ro tài chính cũng như dự báo về tài
Trang 9chính của doanh nghiệp để có cái nhìn tổng quát và toàn diện về tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp Đồng thời, chưa tác giả nào thực hiện Phân tích Báo cáo tàichính tại Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long trước đó.
Vì thế, luận văn sẽ làm rõ thực trạng tài chính của Công ty thông qua Phân tích Báocáo tài chính đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính củaCông ty
Đưa ra những đánh giá và giải pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực tàichính cho Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long
Nghiên cứu đề tài và trả lời được câu hỏi: các giải pháp nâng cao năng lực tàichính của Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long là gì?Luận văn tập trung nghiên cứu các Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần sảnxuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long trong giai đoạn 2012 – 2014
Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiêncứu khoa học như: Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp, phương pháp sosánh, phương pháp loại trừ,…
Dựa trên tình hình thực tế của Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩubao bì Thăng Long, luận văn đề xuất những quan điểm, giải pháp quan trọng đểnâng cao năng lực tài chính cho Công ty và sẽ là tài liệu hữu ích cho các doanhnghiệp khác tham khảo về phương pháp Phân tích Báo cáo tài chính
Ngoài các phần danh mục, các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ, các từ viết tắt và cácphụ lục, Luận văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về Phân tích Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp Chương 3: Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần sản xuất và xuất
nhập khẩu bao bì Thăng Long
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, giải pháp, kiến nghị và kết luận tại
Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TRONG DOANH NGHIỆP
Báo cáo tài chính được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từcác sổ sách kế toán, các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hoặc thời kỳnhất định Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của
Trang 10đơn vị, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳnhất định Đồng thời, báo cáo tài chính được giải trình, giúp cho các đối tượng sửdụng thông tin tài chính của doanh nghiệp nhận biết được thực trạng tài chính, tìnhhình sản xuất kinh doanh để đưa ra những quyết định phù hợp.
Xét trên quan điểm của nhà đầu tư, phân tích báo cáo tài chính nhằm dự báotương lai và triển vọng của doanh nghiệp Đứng trên quan điểm của nhà quản lý thìphân tích báo cáo tài chính nhằm đưa ra những hành động cần thiết nhằm cải thiệntình hình hoạt động cũng như dự báo tương lai của doanh nghiệp
Phân tích báo cáo tài chính là nhằm cung cấp những thông tin cần thiết, giúpcác đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính củadoanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển kinh doanh của doanhnghiệp Bởi vậy, phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm của nhiều đối tượng sửdụng thông tin khác nhau, như: nhà quản trị, các chủ nợ, các nhà đầu tư, các cơ quanchức năng,…Mỗi đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp có những nhu cầu vềcác loại thông tin khác nhau Do vậy, mỗi đối tượng sử dụng thông tin sẽ có xuhướng tập trung vào những khía cạnh khác nhau của “bức tranh tài chính” doanhnghiệp
Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là cung cấp đầy đủnhững thông tin, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được những nét sinh độngtrên “bức tranh tài chính” của doanh nghiệp thể hiện qua các khía cạnh khác nhau
Có nhiều phương pháp phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhưphương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ, phương pháp tỷ
lệ, phương pháp đồ thị, phương pháp mo hình Dupont…Các phương pháp này được
áp dụng linh hoạt, phù hợp với từng nội dung phân tích cụ thể
Khi Phân tích Bảng cân đối kế toán sẽ thực hiện phân tích các nội dung nhưsau: Phân tích khái quát tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán, phân tích khảnăng thanh toán của doanh nghiệp và phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp.Việc Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấynguyên nhân dẫn đến sự biến động của các tiêu chí, từ đó chỉ rõ tác động đến kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó xác định trọng điểm cần quan tâmtrong công tác quản lý
Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ phân tích các nộidung là: Phân tích khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, Phân tích hiệuquả sử dụng chi phí
Trang 11Khi Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ phân tích đến các dòng tiền từcác hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của doanhnghiệp để xem trong thời kỳ phân tích hoạt động có đều không, dòng tiền vào có dủcho dòng tiền ra không,… Ngoài ra, có thể đánh giá qua các chỉ tiêu như: Mức độtạo tiền từ các hoạt động của doanh nghiệp, khả năng trả nợ lãi thực, khả năng trả
nợ ngắn hạn thực…
Thường khi Phân tích mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính sẽ phân tích các
nhóm chỉ tiêu như sau: Phân tích các chỉ tiêu hoạt động về vòng quay hàng tồn khotrong kỳ và vòng quay các khoản phải thu; Phân tích chỉ tiêu khả năng sinh lời baogồm Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) và Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu(ROE) Ngoài ra còn phân tích thêm các dấu hiệu nhằm phát hiện khủng hoảng vàphá sản của doanh nghiệpthông qua các Báo cáo tài chính
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU BAO BÌ THĂNG LONG
Ngày 06 tháng 09 năm 2005 được sự chấp thuận của Sở Kế hoạch và Đầu tưthành phố Hà Nội, Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long(Tên giao dịch quốc tế: Thăng Long packing production export – Import Joint Stockcompany) chính thức được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động trên một số lĩnhvực kinh doanh như: Sản xuất sản phẩm từ plastic (Sản xuất bao bì), Tái chế phếliệu, Thu gom rác thải độc hại…
Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì ThăngLong được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng Giám đốc công ty quản lý toàn
bộ Công ty với sự trợ giúp của Phó Giám đốc phụ trách về kinh doanh và tài chính
Để phục vụ cho quá trình Phân tích cáo tài chính tại Công ty Cổ phần sản xuất
và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long tác giả đã căn cứ vào các tài liệu thu thậpđược như: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bìThăng Long và Các tài liệu tham khảo khác gồm thông tin về tổ chức, quy trìnhcông nghệ…cùng các thông tin bên ngoài như thông tin liên quan đến tình hình nềnkinh tế, những cơ hội kinh doanh…
Luận văn đã sử dụng chủ yếu các phương pháp phân tích cơ bản như phươngpháp so sánh, phương pháp đồ thị, phương pháp mô hình Dupont trong phân tích Báo
Trang 12cáo tài chính tại Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long.Nhìn chung, qua quá trình phân tích các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán đềuchỉ ra rằng tình hình tài chính của Công ty CP sản xuất và xuất nhập khẩu bao bìThăng Long đang trong tình trạng bất ổn và mất cân bằng trong giai đoạn 2012 –
2014 Đặc biệt, phần nguồn vốn thường xuyên của Công ty được dùng để tài trợtoàn bộ giá trị tài sản dài hạn và một phần nhỏ giá trị của tài sản ngắn hạn Tuynhiên, trong giai đoạn 2012 – 2014 phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồnvốn thường xuyên đang tăng lên, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công
ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long đang giảm xuống
Công ty cần phải có các biện pháp nhằm nâng cao khả năng thanh toán nợngắn hạn, tăng cường huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán, góp phầnổng định tình hình tài chính của Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bìThăng Long
Từ hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả trong giai đoạn 2012 –
2014 luôn nhỏ hơn 1, điều này cho thấy Công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn Tuynhiên, chỉ tiêu này chỉ tăng 0.08 năm 2012 so với năm 2011, còn năm 2013 và 2014
hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả lần lượt giảm 0.14 và 0.11, điềunày cho thấy mức độ đi chiếm dụng vốn của Công ty đang có xu hướng giảm
Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần sảnxuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long cho thấy lợi nhuận sau thuế TNDNcủa Công ty tăng qua các năm 2012 – 2014 Tuy nhiên, Công ty cần quan tâmđến các chính sách giúp giảm chi phí đặc biệt là giá vốn hàng bán và chi phí tàichính của Công ty, khi Công ty đang ngày một lệ thuộc nhiều hơn vào các khoảnvay tài chính
Qua phân tích cho thấy, dòng tiền thuần trong các năm 2012 – 2014 thể hiệnCông ty đang gặp khó khăn về quản lý lưu chuyển tiền tệ nói riêng và khó khăntrong hoạt động kinh doanh nói chung Với thâm hụt liên tục trong dòng tiền thuần
từ hoạt động kinh doanh, Công ty sẽ phải đối mặt với áp lực thanh khoản rất lớn mànếu không khắc phục được thì rủi ro mất khả năng thanh toán là rất lớn mặc dùCông ty vẫn đạt được lợi nhuận
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho của Công ty trong giai đoạn 2012 – 2014 đềubiến động giảm chứng tỏ sự vận động của hàng tồn kho là kém, gây ứ đọng vốn vàlàm tăng các chi phí có liên quan như chi phí kho bãi, chi phí bảo quản hàng tồnkho…mặc dù Công ty đã rất nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí trong sản xuất và có
Trang 13những chính sách nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Tỷ suất sinh lời của tài sản tăng chủ yếu là do tỷ suất lợi nhuận thuần, đây làchỉ tiêu có mức độ ảnh hưởng cao tới ROA và số vòng quay tài sản là yếu tố làmcho ROA giảm trong giai đoạn 2012 – 2014 Do đoa, để khả năng sinh lời của tàisản tại Công ty tăng đòi hỏi phải tăng doanh thu thuần và có các biện pháp nhằmkiểm soát chi phí có hiệu quả
Chỉ tiêu ROE của Công ty tăng là do mức biến động tăng của chỉ tiêu tỷ suấtlợi nhuận thuần và hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu, và chỉ tiêu số vòng quay tàisản là nguyên nhân kìm hãm sự gia tăng của ROE Vì vậy, Công ty cần có nhữngbiện pháp giúp tăng doanh thu, giảm chi phí và sử dụng có hiệu quả vốn chủ sở hữutrong hoạt động kinh doanh của Công ty
Qua phân tích các dấu hiệu khủng hoảng tài chính và phá sản của Công ty Cổphần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long cho thấy chưa thể đưa ra bất kỳkết luận nào về tình trạng của Công ty trong tương lai
CHƯƠNG 4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, GIẢI PHÁP,
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU BAO BÌ THĂNG LONG
Về tổ chức quản lý tại Công ty: Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chứctheo cơ cấu trực tuyến chức năng tương đối gọn nhẹ
Về hệ thống báo cáo tài chính: Đã giúp cho Ban giám đốc thấy được nguồngốc chi phí, giải thích được nguyên nhân, tình hình chi phí của Công ty
Về tình hình công nợ của Công ty: Qua phân tích cho thấy vốn chiếm dụngvốn từ nhà cung cấp của Công ty đang tăng lên, điều này giúp cho Công ty kéo dàithời gian thanh toán các khoản phải trả, đồng thời thể hiện được uy tín của Công tyđối với nhà cung cấp
Về hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho của Công ty có xu hướng tăng lên,khả năng luân chuyển hàng tồn kho thấp Do đó, Công ty cần thay đổi chính sáchbán hàng, tìm thêm nhiều đối tác mới nhằm đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho,giảm chi phí lưu kho, giúp tăng lợi nhuận của Công ty
Về mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn: Tỷ trọng của nguồn tài trợ thườngxuyên có xu hướng giảm dần đồng nghĩa với tỷ trọng nguồn tài trợ tạm thời đangtăng lên trong giai đoạn 2012 – 2014 Điều này sẽ làm giảm mức độ quan tâm của
Trang 14các nhà đầu tư khi muốn đầu tư vào Công ty Vì vậy, Công ty cần có những chínhsách phù hợp làm tăng tỷ trọng của nguồn vốn thường xuyên trong Công ty nhằmlàm giảm sự phụ thuộc về tài chính của Công ty vào các đối tượng bên ngoài.
Về lưu chuyển tiền tệ: Việc thâm hụt dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty liên tục trong giai đoạn 2012 – 2014 Trong khi bản thânhoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động chính lại không tạo ra đủ lượng tiền cầnthiết để trang trải cho các chi phí nhằm duy trì hoạt động bình thường của Công tythì Công ty lại liên tục đầu tư trang thiết bị máy móc thông qua chỉ tiêu nguyên giátài sản cố định thể hiện trên Bẳng cân đối kế toán liên tục tăng qua các năm 2012 –
2014, khiến chô thâm hụt càng nặng nề Để bù đắp cho các khoản thâm hụt này,Công ty phải tăng huy động vốn vay từ bên ngoài nhằm tạo thặng dư cho dòng tiền
từ hoạt động tài chính Tình trạng này kéo dài liên tục là điểm hạn chế rất lớn củaCông ty về mặt tài chính, dẫn đến khả năng chi trả bằng tiền cho các nghĩa vụ trả nợ
và trả lãi ngắn hạn của Công ty rất xấu
Xác định mức dự trữ tiền hợp lý: Việc dữ trữ tiền ở mức hợp lý sẽ giúp choCông ty giải quyết tốt những phát sinh trên, cũng như tăng mức đảm bảo khả năngthanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn của Công ty
Giảm lượng hàng tồn kho bằng cách: Hàng hóa lưu kho phải thường xuyênđược kiểm tra và bảo vệ nghiêm ngặt; nâng cấp hệ thống kho bãi nhằm bảo quảnhàng tồn kho một cách hiệu quả nhất; kế toán Công ty phải theo dõi thường xuyêntình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho để báo cáo kịp thời nhằm xây dựng kếhoạch nhập hàng hiệu quả
Tăng cường vốn chủ sở hữu: Tăng cường vốn chủ sở hữu giúp Công ty tựchủ hơn về mặt tài chính Công ty cần có những chính sách thu hút vốn hướngvào nôi bộ Công ty như thông qua quá trình phân phối lợi nhuận, nhằm tăng lợinhuận để lại, giúp tái đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai.Quản lý chặt chẽ tình hình công nợ của Công ty: Đối với các khoản phải thuCông ty cần phải nắm rõ những thông tin cơ bản của khách hàng, tình hình công nợcủa khách hàng đối với Công ty bao gồm cả những khoản nợ cũ đã thanh toán, chưathanh toán và những khoản nợ mới, đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng…Đồng thời, đánh giá và phân loại khách hàng theo các nhóm với những chính sáchbán hàng, thời gian thanh toán nợ, các chính sách ưu đãi khác nhau Đối với cáckhoản phải trả, Công ty cần theo dõi sát sao tránh tình trạng nợ quá hạn ảnh hưởngtới uy tín của Công ty
Trang 15Giảm thiểu chi phí kinh doanh: Chi phí là một bộ phận ảnh hưởng trực tiếpđến lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp Đặc biệt về giá vốn hàng bán, Công tycần phải áp dụng một số biện pháp nhằm kiểm soát giá vốn hàng bán của Công ty.Bắt đầu từ việc giảm chi phí từ khâu mua vào Kế tiếp là việc đưa nguyên liệu, vậtliệu vào quá trình sản xuất, phải thường xuyên giám sát tất cả các dây chuyền trongquá trình sản xuất sản phẩm, giảm lãng phí nguyên liệu, có chính sách lương phùhợp cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất…
Thay đổi cơ cấu tài sản – nguồn vốn của Công ty: Cơ cấu giữa tài sản và
nguồn vốn của Công ty hiện nay chưa cân đối, chưa phát huy được hiệu quả cao.Ngoài biện pháp tăng cường vốn chủ sở hữu thì Công ty nên tăng cường thu hút vốnvốn đầu tư như thông qua việc nhận vốn góp từ việc liên doanh, liên kết với các đốitác khác…
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Nhà nước cần có những ưu đãi nhất địnhnhư hạ mức thuế đối với nguyên vật liệu, máy móc nhập khẩu, giãn thời gian nộpthuế, giảm thuế… đồng thời khuyến người dân đầu tư vào các doanh nghiệp sảnxuất để tạo thêm nguồn vốn trong dân cho các doanh nghiệp
Đối với các nhà quản lý của Công ty: Trình độ kỹ thuật, cải tiến công nghệtrong quá trình sản xuất kinh doanh; Công ty cần có những chương trình đào tạo vềcông nghệ sao cho phù hợp với lực lượng lao động của Công ty giúp nâng cao năngsuất lao động, đạt hiệu quả tốt trong kinh doanh; tiết kiệm chi phí, nâng cao lợinhuận, Công ty không nên đề ra mục tiêu quá cao trong vấn đề giảm chi phí
Một số đóng góp mà Luận văn đã thực hiện được đó là: Thứ nhất, Luận văn đãtổng hợp và trình bày được các lý luận khoa học về Báo cáo tài chính và Phân tíchBáo cáo tài chinh doanh nghiệp Thứ hai, Luận văn đã áp dụng thành công vào Phântích Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bìThăng Long trong các năm từ 2012 – 2014 đặc biệt Luận văn còn đánh giá tình hìnhlưu chuyển tiền tệ của Công ty nhằm phản ánh được đầy đủ nhất tình hình tài chínhcủa Công ty trong cả kỳ phân tích Thứ ba, Luận văn đã xây dựng được một số giảipháp quan trọng nhằm khắc phục các điểm yếu, phát huy điểm mạnh trong tình hìnhtài chính của Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long.Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn vẫn tồn tại một số điểm hạn chế làmảnh hưởng đến những nhận định đưa ra tại phần kết luận, đó là: Thứ nhất, Luận vănchưa thu thập được nguồn thông tin tài chính đầy đủ để tạo ra được chuỗi thông tindài nhằm phản ánh được xu hướng biến động qua từng năm của Công ty Thứ hai,
Trang 16Luận văn chưa đưa ra được cơ sở so sánh khi đánh giá, phân tích các chỉ số tàichính của Công ty Thứ ba, Luận văn đã chưa gắn kết được tình hình tài chính củaCông ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long với sự biến độngtình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài “Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần sản xuất
và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long” tác giả đã đưa ra những cái nhìn khái quátnhất về thực trạng tài chính của Công ty Từ đó, đưa ra một vài đề xuất nhằm pháttriển những ưu điểm và khắc phục các hạn chế còn tồn tại ở Công ty
Tuy nhiên, trong quá trình Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phầnsản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long, với kiến thức và thời gian nghiêncứu có hạn nên các phân tích và kiến nghị đưa ra trong Luận văn còn ít nhiều mangtính chủ quan của tác giả và tồn tại những thiếu sót không thể tránh khỏi Vì vậy,tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Thầy cô, bạn bè, các độc giả
để đề tài được bổ sung và ngày càng hoàn thiện hơn
Trang 17NGUYÔN THÞ THANH T¢M
PH¢N TÝCH B¸O C¸O TµI CHÝNH T¹I C¤NG TY Cæ PHÇN S¶N XUÊT
Vµ XUÊT KHÈU BAO B× TH¡NG LONG
Chuyªn ngµnh: KÕ TO¸N, KIÓM TO¸N Vµ PH¢n tÝch
ngêi híng dÉn khoa häc:
TS L£ KIM NGäC
Hµ Néi - 2015
Trang 18CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự hội nhập kinh tế quốc tế của nước tacùng sự phát triển, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn.Điều này làm cho các nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi quyết địnhđầu tư vào một kênh kinh doanh nào đó, và các nhà đầu tư mong muốn với sự đầu
tư này sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất với doanh thu tốt nhất Vậy để đạt được điềunày, nhà đầu tư cần phải nắm bắt được các thông về tình hình tài chính của doanhnghiệp một cách cụ thể và tường minh nhất
Thông qua Phân tích Báo cáo tài chính sẽ giúp các đối tượng quan tâm tớidoanh nghiệp có thể đánh giá được thực trạng doanh nghiệp và đưa ra những quyếtđịnh ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ Ví dụ như đối với nhà quản lý doanhnghiệp thì sẽ đưa ra được những giải pháp để kinh doanh hiệu quả hơn, nâng caonăng lực và sức cạnh tranh với các đối thủ; còn đối với nhà đầu tư thì đưa ra đượcquyết định có đầu tư hay không và đầu tư ở mức bao nhiêu là hợp lý, hoặc với cácngân hàng thì quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không,…; hoặc giúp các cơquan quản lý đưa ra được những chính sách quản lý phù hợp cho từng ngành, từngvùng,… Ngoài ra, Phân tích Báo cáo tài chính cũng có thể giúp nhà quản lý doanhnghiệp đưa ra được chiến lược về vốn, huy động vốn từ ngân hàng hay thu hút cácnhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp
Đặc biêt, Phân tích Báo cáo tài chính trong các công ty cổ phần là vấn đề kháphức tạp và có ý nghĩa ngày càng quan trọng, khi công ty cổ phần trở thành hìnhthức tổ chức kinh tế phát triển phổ biến, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa
Đối với Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long việcPhân tích Báo cáo tài chính sẽ đem lại một số tác dụng như: Cho biết được tình hìnhtài chính của công ty đang tốt hay xấu, thời gian tới công ty có cần thêm vốn kinh
Trang 19doanh hay không và chiến lược huy động vốn như thế nào; Công ty cũng sẽ thu hútđược nhà đầu tư, nâng cao giá trị doanh nghiệp,… Trên thực tế hoạt động phân tíchbáo cáo tài chính đối với Công ty vẫn chưa được chú trọng tại công ty.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phân tích báo cáo
tài chính tại Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long”
để nghiên cứu
1.2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu Báo cáo tài chính và Phân tích Báo cáo tài chính đã có nhiều tácgiả thực hiện và có nhiều đóng góp đáng kể vào lý luận chung về Phân tích Báo cáotài chính của doanh nghiệp Đồng thời đưa ra các biện pháp cải thiện tình hình tàichính đối với doanh nghiệp nghiên cứu Để học hỏi và rút kinh nghiệm cho luận văncủa mình, tác giả xin đưa ra một vài điểm chính của một số luận văn thực hiện Phântích Báo cáo tài chính như sau:
Luận văn thạc sỹ với đề tài: “Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổphần Kinh Đô” được thực hiện bởi tác giả Vũ Thị Mai năm 2009, đã Phân tích Báocáo tài chính với các nhóm chỉ tiêu như tình hình tài chính, khả năng sinh lời, khảnăng thanh toán Tuy nhiên, nội dung Phân tích Báo cáo tài chính còn nhiều hạn chếnhư hệ thống chỉ tiêu còn ít và đơn giản Khi phân tích một số chỉ tiêu tài chính tácgiả chỉ dừng lại ở việc tính toán các con số mà không tìm hiểu bản chất hay nộidung tạo ra con số đó, cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Do vậy, chưa thấy được ý nghĩa sâu sắccủa từng chỉ tiêu trong việc đưa ra quyết định tài chính Bên cạnh đó, tác giả chưa
đề cập tới phân tích các dấu hiệu rủi ro tài chính cũng như dự báo tình hình tàichính của doanh nghiệp trong tương lai
Luận văn thạc sỹ với đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty
Cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An” được thực hiện bởi tác giả Trần Thị HồngThúy năm 2010 Luận văn được thực hiện trên số liệu của các năm 2007 – 2009.Tác giả đã phân tích dựa trên cách tiếp cận là Phân tích Báo cáo tài chính và Báocáo kết quả kinh doanh một cách đầy đủ, đa dạng Tuy nhiên, tác giả chưa chú trọng
Trang 20đến phân tích Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ cũng như chưa đề cập tới các rủi ro tàichính tác động đến tình hình tài chính của Công ty.
Luận văn thạc sỹ về: “Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần xuấtnhập khẩu thủy sản An Giang” được thực hiện bởi tác giả Hồ Thị Hải Hà năm 2011, đãPhân tích Báo cáo tài chính với các nhóm chỉ tiêu cấu trúc tài chính, tình hình đảm bảovốn cho hoạt động kinh doanh Tác giả đã thực hiện phân tích trong giai đoạn năm
2005 – 2010 tại Công ty Tuy nhiên, trong luận văn thì hệ thống các chỉ tiêu còn chưađầy đủ, chưa đề cập đến các rủi ro tài chính và dự báo về tài chính của Công ty
Qua nghiên cứu những luận văn trên, thừa nhận những đóng góp và kết quả đãđạt được nhưng tác giả cũng nhận thấy rằng Phân tích Báo cáo tài chính bên cạnhviệc phân tích các chỉ tiêu và tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, khả năngthanh toán thì một phần không thể thiếu đó là phân tích rủi ro tài chính cũng như dựbáo về tài chính của doanh nghiệp để có cái nhìn tổng quát, sâu sắc và toàn diện vềtình hình tài chính của doanh nghiệp Đổng thời, chưa tác giả nào thực hiện Phântích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì ThăngLong trước đó Vì thế, luận văn sẽ làm rõ thực trạng tài chính của Công ty thôngqua Phân tích Báo cáo tài chính đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao nănglực tài chính của Công ty
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Tác giả thực hiện đề tài này với mục tiêu nghiên cứu tình hình tài chính củaCông ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long thông qua các Báocáo tài chính Trên cơ sở đó, đưa ra những đánh giá và giải pháp thích hợp nhằmnâng cao năng lực tài chính cho Công ty
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi tổng quát: Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính củaCông ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng thông qua kết quả Phântích Báo cáo tài chính tại Công ty là gì?
Câu hỏi cụ thể:
+ Xác định vai trò của Phân tích Báo cáo tài chính và ý nghĩa thực tiễn củaPhân tích Báo cáo tài chính đối với Công ty như thế nào?
Trang 21+ Thực trạng về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long diễn ra như thế nào?
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các Báo cáo tài chính của Công
ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long
Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các số liệu của Công ty Cổ phầnsản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long trong giai đoạn 2012 – 2014
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiêncứu khoa học như:
+ Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp
+ Phương pháp so sánh, kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu trước để làm sáng
tỏ các vấn đề nghiên cứu của Luận văn
+ Phương pháp loại trừ,…
Các phương pháp nghiên cứu này không mới, tuy nhiên Luận văn đã vận dụngsáng tạo để có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu của mình và thể hiện được nhữngnội dung mới mà các công trình nghiên cứu trước đây chưa đề cập được Việc vậndụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
+ Luận văn đã sử dụng phương pháp tổng hợp khi tìm hiểu các công trìnhnghiên cứu có trước để học hỏi những nội dung phù hợp với Luận văn, đặc biệt làtrong Chương 2 trình bày về những lý luận khoa học về Báo cáo tài chính và Phântích Báo cáo tài chính;
+ Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích trong việc thống kê lạicác số liệu tài chính của Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì ThăngLong từ năm 2012 – 2014;
+ Phương pháp so sánh thể hiện qua việc Luận văn so sánh tình hình tài chínhcủa Công ty giữa các năm nhằm tìm ra xu hướng biến động trong giai đoạn nghiêncứu, so sánh giá trị thực hiện và giá trị kế hoạch,…
+ Phương pháp loại trừ để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đếnđối tượng phân tích bằng cách loại trừ các ảnh hưởng bởi các nhân tố khác
1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trang 22Về mặt lý luận: Luận văn đã chỉ ra được những vấn đề cơ bản nhất liên quanđến phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp Đồng thời, đưa ra những chỉtiêu và mô hình cần được sử dụng trong quá trình phân tích báo cáo tài chính tạidoanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn: Căn cứ vào thực trạng tại Công ty Cổ phần sản xuất và xuấtnhập khẩu bao bì Thăng Long luận văn đã đưa ra những quan điểm, giải pháp quantrọng nhằm nâng cao năng lực tài chính cho Công ty Ngoài ra, Luận văn sẽ là tàiliệu hữu ích cho các doanh nghiệp khác tham khảo về phương pháp Phân tích Báocáo tài chính, các cơ sở so sánh khi đánh giá các chỉ số tài chính và định hướng giảipháp cho Công ty và sẽ là tài liệu cho các tác giả khác tiếp tục phát triển sâu hơnnữa về Phân tích Báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngànhbao bì ở Việt Nam
1.8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài các phần danh mục, các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ, các từ viết tắt và cácphụ lục, Luận văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về Phân tích Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp Chương 3: Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần sản xuất và xuất
nhập khẩu bao bì Thăng Long
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, giải pháp, kiến nghị và kết luận tại
Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long
CHƯƠNG 2
Trang 23CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TRONG DOANH NGHIỆP
2.1 Khái quát về Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
2.1.1 Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Theo Luật Kế toán Việt Nam, “Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kếtoán và chế độ kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tàichính của đơn vị kế toán”
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 – Chuẩn mực chung, “Báo cáo tàichính phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp
vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính”.Như vậy, Báo cáo tài chính được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp
số liệu từ các sổ sách kế toán, các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểmhoặc thời kỳ nhất định Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hìnhtài sản của đơn vị, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trongnhững thời kỳ nhất định Đồng thời, báo cáo tài chính được giải trình, giúp cho cácđối tượng sử dụng thông tin tài chính của doanh nghiệp nhận biết được thực trạngtài chính, tình hình sản xuất kinh doanh để đưa ra những quyết định phù hợp
Báo cáo tài chính có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp các thôngtin tài chính như:
Báo cáo tài chính cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết giúpkiểm tra, phân tích một cách tổng hợp, toàn diện, có hệ thống tình hình sản xuấtkinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp,tình hình chấp hành các chế độ về kinh tế - tài chính của Nhà nước;
Cung cấp những thông tin, số liệu cần thiết để tiến hành phân tích hoạtđộng kinh tế tài chính của doanh nghiệp nhằm đánh giá quá trình hoạt động, kết quảkinh doanh cũng như xu hướng vận động của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các kếtluận đúng đắn và có hiệu quả;
Cung cấp những thông tin kinh tế tài chính chủ yếu về thực trạng tài chínhcủa doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình
Trang 24hình tài chính sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp;
Cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh;
Cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết để phân tích đánh giá tiềmnăng kinh tế - tài chính của doanh nghiệp, giúp cho công tác dự báo và lập các kếhoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp
2.1.2 Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm về Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Phân tích báo cáo tài chính xét theo nghĩa khái quát là đề cập tới nghệ thuậtphân tích và giải thích các báo cáo tài chính Để áp dụng hiệu quả nghệ thuật nàyđòi hỏi phải thiết lập một quy trình có hệ thống và logic, có thể được sử dụng làm
cơ sở cho việc ra quyết định Như vậy, việc ra quyết định là mục đích chủ yếu củaphân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình thu thập, xem xét, kiểm tra, đối chiếu
và so sánh số liệu về tình hình tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đãqua của doanh nghiệp Để từ đó có thể xác định được thực trạng tài chính và tiênđoán cho tương lai về xu hướng tiềm năng kinh tế của doanh nghiệp nhằm xác lậpmột giải pháp kinh tế, điều hành, quản lý khai thác có hiệu quả để được lợi nhuậnnhư mong muốn
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính nhằmphân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ranhững quyết định hợp lý Hay nói cách khác, Phân tích báo cáo tài chính là chỉ rõnhững gì đã xảy ra đằng sau những chỉ tiêu tài chính, khi “người sử dụng” phân tíchcác báo cáo tài chính
Như vậy, nếu xét trên quan điểm của nhà đầu tư, phân tích báo cáo tài chínhnhằm dự báo tương lai và triển vọng của doanh nghiệp Đứng trên quan điểm củanhà quản lý thì phân tích báo cáo tài chính nhằm đưa ra những hành động cần thiếtnhằm cải thiện tình hình hoạt động cũng như dự báo tương lai của doanh nghiệp
2.1.2.2 Mục tiêu, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính là nhằm cung cấp những thông tin cần thiết, giúp
Trang 25các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính củadoanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển kinh doanh của doanhnghiệp Bởi vậy, phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm của nhiều đối tượng sửdụng thông tin khác nhau, như: nhà quản trị, các chủ nợ, các nhà đầu tư, các cơ quanchức năng,…Mỗi đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp có những nhu cầu vềcác loại thông tin khác nhau Do vậy, mỗi đối tượng sử dụng thông tin sẽ có xuhướng tập trung vào những khía cạnh khác nhau của “bức tranh tài chính” doanhnghiệp.
Thứ nhất, phân tích báo cáo tài chính đối với nhà quản trị - người trực tiếpquản lý doanh nghiệp Nhà quản trị cần hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệpcũng như các hoạt động khác của doanh nghiệp diễn ra như thế nào nhằm:
Đánh giá khả năng tài chính, hiệu quả hoạt động trong từng giai đoạn, từng
bộ phận, khả năng sinh lời, khả năng tích lũy lợi nhuận của doanh nghiệp
Hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp vớithực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định phânphối chính sách lợi nhuận…
Là cơ sở cho các dự đoán tài chính, kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch huyđộng vốn và đầu tư vốn Ngoài ra, phân tích báo cáo tài chính còn là cơ sở đưa racác quyết định dài hạn, góp phần củng cố uy tín, xây dựng thương hiệu doanhnghiệp trong nền kinh tế cạnh tranh và phát triển
Phân tích báo cáo tài chính còn là cơ sở kiểm tra, kiếm soát các hoạt độngtài chính và hoạt động quản lý của mọi cấp quản trị Thông qua việc phân tích báocáo tài chính cũng góp phần hoàn thiện cơ chế tài chính thúc đẩy hoạt động kinhdoanh trong các doanh nghiệp phát triển bền vững
Thứ hai, đối với chủ sở hữu và các đối tượng bên trong doanh nghiệp: Thườngquan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của tiền vốn mà doanhnghiệp đã bỏ ra Thông qua phân tích báo cáo tài chính, giúp họ đánh giá hiệu quảcủa quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng điều hành của nhàquản trị, từ đó quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị cũng như quyết định
Trang 26phân phối kết quả kinh doanh.
Thứ ba, phân tích báo cáo tài chính đối với các chủ nợ như ngân hàng, các nhàcho vay, nhà cung cấp thì mối quan tâm của họ là hướng vào khả năng trả nợ củadoanh nghiệp Do đó, họ cần chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của doanhnghiệp cũng như quan tâm đến lượng vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giádoanh nghiệp có khả năng trả nợ hay không khi quyết định cho vay, bán chịu sảnphẩm cho đơn vị
Thứ tư, đối với nhà đầu tư điều mà họ quan tâm là sự an toàn của lượng vốnđầu tư, kế đó là mức độ sinh lời, thời điểm hòa vốn Vì vậy nhà đầu tư cần nhữngthông tin về tài chính, tình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh, tiềm năngtăng trưởng của doanh nghiệp Điển hình như quan tâm đến lợi nhuận hiện tại, lợinhuận kỳ vọng cũng như sự ổn định của lợi nhuận theo thời gian Các nhà đầu tưthường phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua các thời kỳ để đầu tư vàodoanh nghiệp hay không, đầu tư dưới hình thức nào và đầu tư vào lĩnh vực nào.Thứ năm, đối với cơ quan chức năng: Thông qua báo cáo tài chính xác địnhcác khoản nghĩa vụ phải thực hiện với Nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp hợpphân tích tình hình hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê…
2.1.2.3 Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính
Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là cung cấp đầy đủnhững thông tin, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được những nét sinhđộng trên “bức tranh tài chính” của doanh nghiệp thể hiện qua các khía cạnh sau:
Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho cácđối tượng trong và ngoài doanh nghiệp điển hình như chủ sở hữu, người cho vay,nhà đầu tư để họ đưa ra những quyết định đúng đắn trong tương lai giúp doanhnghiệp đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện hữu hạn về nguồn lực kinh tế;
Đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo về vốn, tàisản, mật độ, hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có, tìm ra sự tồn tại vànguyên nhân của những tồn tại đó giúp có những biện pháp phù hợp trong kỳ dựtoán để có chính sách điều chỉnh thích hợp nhằm đạt được mục tiêu mà doanh
Trang 27nghiệp đã đặt ra;
Cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn, các hình thức huy động vốn,chính sách vay nợ, mật độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính với mụcđích làm gia tăng lợi nhuận trong tương lai
2.2 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp bao gồm hệthống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các mối quan hệ bêntrong và bên ngoài, tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, các chỉ tiêutổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá toàndiện thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp
Do sự đa dạng của chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính dẫn tới sự hình thành một
hệ thống các phương pháp phân tích khác nhau để phù hợp với từng nội dung phântích cụ thể Khi sử dụng phương pháp phân tích còn tùy thuộc vào từng loại hìnhphân tích, mục đích, nhu cầu thông tin phân tích và các điều kiện vật chất, trình độcủa người sử dụng để khai thác tối đa thông tin của chỉ tiêu tài chính phân tích
Có nhiều phương pháp phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhưphương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ, phương pháp tỷ
lệ, phương pháp đồ thị, phương pháp mo hình Dupont…Các phương pháp này được
áp dụng linh hoạt, phù hợp với từng nội dung phân tích cụ thể
2.2.1 Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến và quan trọng trong phân tích
để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích Phương pháp so sánh thường được sử dụng dưới dạng: so sánh đơn giản (sosánh theo chiều ngang) và so sánh liên hệ (so sánh theo chiều dọc)
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, ít tính toán khi phân tích nên nóđươc sử dụng rộng rãi
Để áp dụng phương pháp so sánh cần chú ý các vấn đề như:
+ Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu: Để so sánh được với nhau, các chỉ tiêuphải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được Các chỉ tiêu sử dụng để so sánhphải thống nhất về nội dung phản ánh, về phương pháp tính toán, về thời gian và
Trang 28đơn vị đo lường Nếu không thống nhất các điều kiện so sánh thì việc so sánh sẽkhông có giá trị, thậm chí có thể dẫn tới phản ánh sai lệch thông tin.
+ Gốc so sánh: Để so sánh được cần phải có gốc để so sánh Việc xác định gốc
so sánh tùy thuộc vào mục đích phân tích Gốc so sánh thường được xác định theothời gian – có thể lựa chọn kỳ kế hoạch, kỳ trước, cùng kỳ này năm trước hay lựachọn các thời điểm thời gian như năm, tháng… để làm gốc so sánh và không gian –
có thể lựa chọn tổng thể hay lựa chọn các bộ phận của cùng tổng thể, lựa chọn cácđơn vị khác có cùng điều kiện tương đương để làm gốc so sánh
Nội dung so sánh bao gồm:
+ So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trướcnhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp.Đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính doanh nghiệp;+ So sánh gữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch nhằm xác định mứcphấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt hoạt động tài chính;
+ So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, củadoanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp là tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan
Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng cáchình thức so sánh như so sánh theo chiều dọc, so sánh theo chiều ngang
+ So sánh theo chiều dọc trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là việc
sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từngbáo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Qua đó chỉ ra ýnghĩa tương đối của các loại, các mục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh;+ So sánh theo chiều ngang trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính
là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trêntừng chỉ tiêu Qua đó, xác định được mức biến động về quy mô của chỉ tiêu phântích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
2.2.2 Phương pháp loại trừ
Trang 29Theo phương pháp này, để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó, nhàphân tích phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại Đặc trưng nổi bật củaphương pháp này là luôn đặt đối tượng phân tích vào các trường hợp giả định khácnhau để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của các chỉ tiêunghiên cứu.
Để xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả của cáchoạt động tài chính, phương pháp loại trừ có thể thực hiện bằng hai cách:
Phương pháp thay thế liên hoàn:
Phương pháp này được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố đến kết quả kinh tế khi các nhân tố ảnh này có quan hệ tích hoặc thương số vớichỉ tiêu kinh tế
Hạn chế của phương pháp này là khi nghiên cứu sự thay đổi của một nhân tốkhông liên hệ với các nhân tố khác Thực tế, trong quá trình kinh doanh thì sự thayđổi của nhân tố này kéo theo sự thay đổi của nhân tố khác
Phương pháp này được thực hiện theo nội dung và trình tự như sau:
+ Thứ nhất, xác định công thức phản ánh mối liên hệ giữa các nhân tố đến chỉtiêu kinh tế;
+ Thứ hai, sắp xếp các nhân tố theo một trình tự nhất định và không đổi trong
cả quá trình phân tích Theo quy ước, nhân tố số lượng được xếp đứng trước nhân
tố chất lượng, nhân tố hiện vật xếp trước nhân tố giá trị Trường hợp có nhiều nhân
tố số lượng cùng phản ánh thì xếp nhân tố chủ yếu trước các nhân tố thứ yếu;
+ Thứ ba, xác định đối tượng phân tích Đối tượng phân tích là mức chênhlệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích (kỳ thực hiện) với chỉ tiêu kỳ gốc (kỳ kế hoạch, hoặcnăm trước);
+ Thứ tư, xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố Ở đây ta lần lượt thaythế số kế hoạch của mỗi nhân tố bằng số thực tế Sau mỗi lần thay thế, lấy kết quảmới tìm được trừ đi kết quả trước đó Kết quả của phép trừ này là ảnh hưởng củanhân tố được thay thế;
+ Thứ năm, tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố
Trang 30 Phương pháp số chênh lệch:
Phương pháp số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thếliên hoàn Phương pháp này được sử dụng khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêuphân tích được biểu diễn dưới dạng tích, các nhân tố được sắp xếp theo thứ tự nhân
tố số lượng rồi đến nhân tố chất lượng Khi thực hiện phương pháp này, muốn phântích sự ảnh hưởng của một nhân tố ta lấy phần chênh lệch của nhân tố đó nhân vớitrị số các nhân tố khác, nhân tố chưa thay đổi trị số giữ nguyên ở kỳ gốc, nhân tố đãthay đổi trị số chuyển sang kỳ phân tích, cứ như thế cho tới hết các nhân tố ảnhhưởng tới chỉ tiêu phân tích
2.2.3 Phương pháp liên hệ cân đối
Các chỉ tiêu tài chính thường có mối liên hệ mật thiết với nhau, để lượng hóacác mối liên hệ đó ta thường nghiên cứu trong mối quan hệ tác động qua lại của cácchỉ tiêu
Phương pháp liên hệ cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch
và trong phân tích kinh tế để nghiên cứu các mối liên hệ cân đối trong quá trìnhkinh doanh, trên cơ sở đó, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động.Phương pháp này được sử dụng nhằm kiểm tra các kết quả thu được, từ đógiúp ta xác định ảnh hưởng của các nhân tố trong điều kiện các nhân tố có quan hệtổng hoặc hiệu với chỉ tiêu phân tích Xét về mặt toán học thì mức độ ảnh hưởngcủa từng nhân tố là độc lập với nhau
Phương pháp này thường được thể hiện bằng phương trình kinh tế hoặc quan
hệ tương xứng giữa các chỉ tiêu tài chính với nhau
2.2.4 Phương pháp đồ thị
Đồ thị là phương pháp nhằm phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng biểu
đồ hoặc đồ thị, qua đó mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích, hoặcthể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể nhất định
Sử dụng phương pháp đồ thị trong phân tích tài chính có một số ưu điểm đó là
nó thể hiện rõ ràng diễn biến của các đối tượng nghiên cứu, nhanh chóng phân tíchđịnh hướng các chỉ tiêu tài chính từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của
Trang 31hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phương pháp đồ thị được sử dụng phổ biến trong doanh nghiệp nhằm biểuhiện tính đa dạng và phức tạp của nội dung phân tích qua:
Biểu thị quy mô các chỉ tiêu phân tích qua thời gian như: tổng tài sản, tổngdoanh thu…, biểu hiện tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu phân tích qua thời gian như:tốc độ tăng tài sản, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu,…
Biểu hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phân tích với các chỉ tiêu nhân tố
2.2.5 Phương pháp mô hình tài chính Dupont
Trong phân tích báo cáo tài chính người ta thường sử dụng phương pháp môhình Dupont để phân tích liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính Nhờ sự phân tích này
có thể pháp hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phân tích theo mộttrình tự logic chặt chẽ như vận dụng mô hình để phân tích hiệu quả kinh doanhtrong mối liên hệ giữa các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra của doanh nghiệp trongmột kỳ kinh doanh nhất định:
Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp bao gồm: tổng tài sản, tổng chi phísản xuất kinh doanh, vốn ngắn hạn, vốn chủ sở hữu…
Kết quả đầu ra của doanh nghiệp gồm: doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ, lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ…
Trang 32Mô hình Dupont thường được vận dụng trong Phân tích Báo cáo tài chính có dạng:
Hình 2.1: Mô hình Dupont trong phân tích báo cáo tài chính
(Nguồn: [06, tr.43])
Doanh thu thuần
Tiền và tương đương
Tài sản dài hạn khác
Hàng tồn kho
Phải thu ngắn hạn
Giá vốn hàng bán
Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn
Chi phí BH và QLDNLợi nhuận gộp
Trang 33-Phân tích báo cáo tài chính dựa vào mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn đối vớiviệc quản trị doanh nghiệp Thông qua mô hình có thể đánh giá hiệu quả kinh doanhmột cách toàn diện và sâu sắc, đồng thời đánh giá đầy đủ và khách quan nhữngnhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó phát hiện ranhững lợi thế hay bất cập trong hoạt động của doanh nghiệp, góp phần đề ra hệthống các biện pháp tỉ mỉ và xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chứcquản lý doanh nghiệp, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp ở các kỳ kinh doanh tiếp theo.
2.3 Nội dung phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính được thực hiện dựa trên số liệu của báo cáo tàichính là chủ yếu Đây là những tài liệu phản ánh tình hình tài chính, kết quả kinhdoanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp đểtính toán và xác định được các chỉ tiêu phản ánh thực trạng và sức mạnh tài chínhcủa doanh nghiệp
Phân tích báo cáo tài chính được tiến hành thông qua: Bảng cân đối kế toán,Báo cáo Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ
2.3.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán cung cấp những thông tin về tài sản, nguồn vốn, cơ cấu tàisản, cơ cấu nguồn vốn cho các đối tượng đưa ra quyết định thích hợp Thông qua quy
mô tài sản, thấy được sự biến động của tài sản giữa các thời điểm, từ đó biết đượctình hình đầu tư của doanh nghiệp Thông qua cơ cấu tài sản nhà quản trị sẽ thấyđược đặc điểm của hoạt động kinh doanh đã phù hợp với ngành nghề chưa, từ đó cónhững quyết định đầu tư thích đáng Từ việc phân tích cơ cấu tài sản và sự biến độngtài sản qua nhiều thời điểm kinh doanh, các nhà quản trị sẽ có quyết định đầu tư vàoloại tài sản cũng như thời điểm nào là thích hợp Đồng thời đưa ra các quyết định nhưtăng hay giảm hàng tồn kho cũng như mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý trong từng thời
Trang 34kỳ để sao cho có đủ lượng hàng tồn kho cần thiết đáp ứng cho nhu cầu sản xuất –kinh doanh và nhu cầu tiêu thụ của thị trường mà không làm tăng chi phí tồn kho,hoặc có những chính sách thích hợp về thanh toán để vừa khuyến khích được kháchhàng vừa thu hồi vốn kịp thời, tránh bị chiếm dụng vốn,…
Khi phân tích cơ cấu tài sản, nhà phân tích cần liên hệ với số liệu bình quâncủa ngành cũng như so sánh với số liệu của các doanh nghiệp khác kinh doanhcùng ngành nghề để có nhận xét xác đáng về tình hình sử dụng vốn và tính hợp
lý của cơ cấu tài sản của doanh nghiệp Đồng thời, cần căn cứ vào tình hình thực
tế của doanh nghiệp cũng như chính sách đầu tư và chính sách kinh doanh màdoanh nghiệp vận dụng trong từng thời kỳ để đánh giá
Thông tin cơ cấu nguồn vốn cho biết khả năng huy động vốn của nhà quảntrị phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng thấy được trách nhiệm củadoanh nghiệp đối với từng nguồn vốn
Phân tích Bảng cấn đối kế toán bằng cách thiết kế các chỉ tiêu dưới dạng dễnhận diện thông tin:
So sánh mức tăng, giảm của các chỉ tiêu tài sản thông qua số tuyệt đối vàtương đối giữa cuối kỳ và đầu kỳ hoặc nhiều thời điểm liên tiếp Từ đó có các nhậnxét về quy mô tài sản của doanh nghiệp tăng hay giảm, ảnh hưởng như thế nào đếnkết quả và hiệu quả kinh doanh
So sánh mức tăng, giảm của các chỉ tiêu nguồn vốn thông qua số tuyệt đối
và tương đối giữa cuối kỳ với đầu kỳ hoặc nhiều kỳ liên tiếp Từ đó có các nhận xét
về quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp tăng hay giảm, ảnh hưởng như thế nào đếntính độc lập hay phụ thuộc trong hoạt động tài chính
So sánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng, giảm của tài sản với tốc độ tănggiảm của vốn chủ sở hữu để thấy được tài sản tăng, giảm từ những nguồn nào, ảnhhưởng ra sao tới hoạt động tài chính và hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp
2.3.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán
Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định sơ bộ bướcđầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp Công việc này sẽ cung cấp cho nhà
Trang 35quản lý biết được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nắm được tình hình tàichính của doanh nghiệp có khả quan hay không.
a Cơ cấu các khoản mục tài sản
Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản giữa các
kỳ với nhau, cho phép các nhà quản lý đánh giá được khái quát tình hình đầu tư tàisản đã phù hợp với đặc điểm kinh doanh hay chưa, nhưng lại không cho biết cácnhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu Do vậy để biết được các nhân tố ảnhhưởng và mức độ ảnh hưởng đến sự biến động về cơ cấu tài sản, các nhà phân tíchcòn kết hợp cả việc phân tích ngang – so sánh sự biến động giữa các thời điểmthông qua số tuyệt đối và số tương đối theo các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán
Cơ cấu của tài sản phụ thuộc vào:
+ Đặc điểm ngành nghề kinh doanh, tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc điểm quytrình công nghệ, chu kỳ sản xuất kinh doanh, thị trường đầu vào, đầu ra…
+ Trình độ quản lý của doanh nghiệp, chính sách đầu tư và chiến lược kinhdoanh của doanh nghiệp
Từ công thức tổng quát 2.1, một số chỉ tiêu cơ bản trong phân tích cơ cấukhoản mục tài sản bao gồm:
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn, dài hạn:
Chỉ tiêu Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn (tài sản dài hạn) trong tổng tài sản thểhiện cơ cấu tổng quát trong tài sản của doanh nghiệp Hai chỉ tiêu này thể hiện tínhcân đối giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của doanh nghiệp Cơ cấu tài sảnchịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đặc điểm ngành nghề kinh doanh và chiến lược pháttriển kinh doanh của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ khác nhau Đây chỉ là
Trang 36đánh giá khái quát, sơ bộ ban đầu Muốn có kết luận cụ thể cần có những phân tíchchi tiết, cụ thể của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán.
Tỷ trọng tài sản cố định (TSCĐ)
Chỉ tiêu này thể hiện cơ cấu giá trị TSCĐ trong tổng tài sản phản ánh mức dộtập trung vốn hoạt động của doanh nghiệp Giá trị của chỉ tiêu này phụ thuộc vàođặc điểm lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp Để đánh giá tính hợp lý trongđầu tư TSCĐ cần xem xét đến số liệu trung bình ngành Mặt khác, cần chú ý đếnmột số vấn đề khi phân tích chỉ tiêu này:
+ Chính sách và chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp;
+ Phương pháp tính khấu hao;
+ TSCĐ được phản ánh theo giá trị lịch sử và việc đánh giá lại TSCĐ thườngphải theo quy định của nhà nước, nên chỉ tiêu này có thể không phản ánh đúng giátrị thực của TSCĐ;
+ Trong chỉ tiêu TSCĐ bao gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuêtài chính Để đánh giá chính xác hơn có thể tách biệt riêng từng loại TSCĐ nêu trên.Hiện nay, trong cơ chế thị trường, giá trị của TSCĐ vô hình như nhãn hiệu, lợi thếthương mại… có khuynh hướng giá trị gia tăng cao nên việc xây dựng các chỉ tiêu
cá biệt này còn giúp cho nhà phân tích đánh giá đúng hơn thực trạng cấu trúc TSCĐ
ở doanh nghiệp
Tỷ trọng giá trị đầu tư tài chính
Đầu tư tài chính bao gồm đầu tư chứng khoán, đầu tư góp vốn liên doanh, đầu
tư bất động sản và các khoản đầu tư khác
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ liên kết tài chính giữa doanh nghiệp với nhữngdoanh nghiệp, tổ chức khác Do không phải mọi doanh nghiệp đều có khả năng đầu
tư ra bên ngoài nên thông thường ở những doanh nghiệp có quy mô lớn như công ty
đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế… trị giá của chỉ tiêu này thường cao
Trang 37 Tỷ trọng hàng tồn kho (HTK)
Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêuthụ của doanh nghiệp được tiến hành liên tục Dự trữ hàng tồn kho hợp lý là mụctiêu của nhiều doanh nghiệp do dự trữ quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, gia tăng chi phíbảo quản và dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp, ngược lại nếu dự trữ quá ít sẽ gâyảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp Do vậy phân tích tỷtrọng hàng tồn kho qua nhiều kỳ sẽ đánh giá được tính hợp lý trong công tác dự trữhàng tồn kho Tuy nhiên khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý:
+ Giá trị chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinhdoanh của từng loại hình doanh nghiệp, tùy thuộc vào chính sách dự trữ và tính thời
vụ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Phân tích tỷ trọng hàng tồn kho cần xem xét trong mối tương quan với tăngtrưởng của doanh nghiệp
Tỷ trọng khoản phải thu khách hàng
Khoản phải thu khách hàng phát sinh do doanh nghiệp bán chịu hàng hóa, dịch
vụ cho khách hàng Chỉ tiêu này phản ánh mức độ vốn kinh doanh của doanhnghiệp đang bị các đơn vị khác tạm thời sử dụng Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú
ý đến những đặc điểm:
+ Phương thức bán hàng của doanh nghiệp;
+ Chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp, thể hiện qua thời hạn tíndụng và mức tín dụng cho phép đối với từng khách hàng;
+ Khả năng quản lý nợ và khả năng thanh toán của khách hàng Đây là mộtnhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chỉ tiêu này
b Cơ cấu các khoản mục nguồn vốn
Cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quanđến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính Việc huy động vốn
Trang 38một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàntrong tài chính, nhưng mặt khác cũng liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi rocủa doanh nghiệp Do vậy, phân tích cơ cấu nguồn vốn cần xem xét đến nhiều mặt
và cả mục tiêu của doanh nghiệp để có sự đánh giá đầy đủ nhất về tình hình tàichính của doanh nghiệp
Cơ cấu nguồn vốn phụ thuộc vào: chính sách huy động vốn của doanh nghiệp,mục tiêu cấu trúc tài chính, chi phí sử dụng vốn, nhu cầu tài trợ, khả năng huy độngđối với từng nguồn
Từ công thức tổng quát 2.8, khi phân tích cơ cấu nguồn vốn cần quan tâm đếnmột vài chỉ tiêu sau:
Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn
Do tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn nên cách nhìn nhận và đánh giá đối với
tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn cũng giống như chỉ tiêu hệ số nợ:
Đây là một trong những chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá mức độđộc lập hay phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết trongtổng tài sản doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng thì có bao nhiêu được hình thành
từ nợ phải trả
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn
Do tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn nên cách nhìn nhận và đánh giá đối với
tỷ trọng vốn chủ sở hữu cũng giống như chỉ tiêu hệ số tự tài trợ:
Trang 39Hệ số này cho biết trong tổng tài sản doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng cóbao nhiêu phần được hình thành từ vốn chủ sở hữu Trị số của chi tiêu này càng lớn,chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về tàichính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại, khi trị số của trị tiêu này càng nhỏ,khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp, mức độ độc lập
về tài chính của doanh ngiệp càng giảm
Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu
Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn cần quan tâm:
+ Chi phí sử dụng vốn tác động tới việc lựa chọn sử dụng vốn chủ sở hữuhay vốn vay nợ của doanh nghiệp Do các chủ sở hữu sẽ phải chịu rủi ro caohơn các chủ nợ nên chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu thường cao hơn chi phí sửdụng vốn vay nợ Cơ cấu nguồn vốn hợp lý là cơ cấu có tổng chi phí sử dụngvốn thấp nhất;
+ Quy mô và tuổi đời của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến cơ cấu nguồnvốn của doanh nghiệp Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc đang trong giai đoạnmới hình thành, uy tín còn thấp nên chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu và ngược lại,các doanh nghiệp phát triển, có uy tín và năng lực thương lượng cao trên thị trường
sẽ sử dụng vốn vay nợ nhiều hơn;
+ Quan điểm của nhà quản trị doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng tới cơ cấunguồn vốn Các nhà quản trị theo quan điểm thận trọng sẽ đề cao vấn đề kiểm soátrủi ro nên cơ cấu nguồn vốn của doanh ngiệp sẽ nghiêng về vốn chủ sở hữu vàngược lại
c Phân tích mối quan hệ giữa tài sản – nguồn vốn
Để có thể xem xét tính hợp lý và tính cân bằng tài chính giữa cơ cấu tài sản và
cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thì cần phải xem xét mối quan hệ giữa tài sản –nguồn vốn thông qua việc kết hợp các chỉ tiêu sau:
Trang 40 Hệ số tài trợ thường xuyên
Trong đó:
Hay
Hệ số tài trợ thường xuyên cho biết so với tổng nguồn vốn, nguồn tài trợthường xuyên chiếm bao nhiêu phần Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thì tính ổnđịnh và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại
Hệ số tài trợ tạm thời
Trong đó:
Hệ số tài trợ tam thời cho biết so với tổng nguồn vốn, nguồn tài trợ tạm thờichiếm mấy phần Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ thì tính ổn định và cân bằng tàichính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại
Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên
Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn tài trợ thường xuyên thì số vốnchủ sở hữu chiếm mấy phần Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, tính tự chủ và độc lập
về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại
Hệ số giữa nguồn tài sản thường xuyên so với tài sản dài hạn