MỤC LỤC
Ví dụ như đối với nhà quản lý doanh nghiệp thì sẽ đưa ra được những giải pháp để kinh doanh hiệu quả hơn, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh với các đối thủ; còn đối với nhà đầu tư thì đưa ra được quyết định có đầu tư hay không và đầu tư ở mức bao nhiêu là hợp lý, hoặc với các ngân hàng thì quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không,…; hoặc giúp các cơ quan quản lý đưa ra được những chính sách quản lý phù hợp cho từng ngành, từng vùng,… Ngoài ra, Phân tích Báo cáo tài chính cũng có thể giúp nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra được chiến lược về vốn, huy động vốn từ ngân hàng hay thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Qua nghiên cứu những luận văn trên, thừa nhận những đóng góp và kết quả đã đạt được nhưng tác giả cũng nhận thấy rằng Phân tích Báo cáo tài chính bên cạnh việc phân tích các chỉ tiêu và tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, khả năng thanh toán thì một phần không thể thiếu đó là phân tích rủi ro tài chính cũng như dự báo về tài chính của doanh nghiệp để có cái nhìn tổng quát, sâu sắc và toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp điển hình như chủ sở hữu, người cho vay, nhà đầu tư để họ đưa ra những quyết định đúng đắn trong tương lai giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện hữu hạn về nguồn lực kinh tế;. Đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo về vốn, tài sản, mật độ, hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có, tìm ra sự tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó giúp có những biện pháp phù hợp trong kỳ dự toán để có chính sách điều chỉnh thích hợp nhằm đạt được mục tiêu mà doanh.
Gốc so sánh thường được xác định theo thời gian – có thể lựa chọn kỳ kế hoạch, kỳ trước, cùng kỳ này năm trước hay lựa chọn các thời điểm thời gian như năm, tháng… để làm gốc so sánh và không gian – có thể lựa chọn tổng thể hay lựa chọn các bộ phận của cùng tổng thể, lựa chọn các đơn vị khác có cùng điều kiện tương đương để làm gốc so sánh. Khi thực hiện phương pháp này, muốn phân tích sự ảnh hưởng của một nhân tố ta lấy phần chênh lệch của nhân tố đó nhân với trị số các nhân tố khác, nhân tố chưa thay đổi trị số giữ nguyên ở kỳ gốc, nhân tố đã thay đổi trị số chuyển sang kỳ phân tích, cứ như thế cho tới hết các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu phân tích.
Trong kinh doanh việc chiếm dụng và đi chiếm dụng vốn là điều bình thường do luôn phát sinh các quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các đối tượng như Nhà nước, khách hàng, nhà cung cấp…Điều làm các nhà quản trị doanh nghiệp lo ngại là các khoản nợ dây dưa, lòng vòng khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi và các khoản phải trả không có khả năng thanh toán. Thông tin về dòng tiền của doanh nghiệp giúp cho nhà quản trị có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng các nguồn lực để tạo tiền trong các hoạt động của doanh nghiệp, quan trọng hơn là các khoản tiền chảy vào doanh nghiệp nhiều hơn hay ít hơn số tiền đi ra khỏi doanh nghiệp trong một kỳ nhất định. Phân tích khái quát lưu chuyển tiền qua Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ Chủ doanh nghiệp nhiều khi quan tâm đến thông tin về dòng lưu chuyển tiền hữu ích hơn rất nhiều so với thông tin về dòng vốn hay dòng dòng thu nhập kể cả dòng lợi nhuận, bởi lẽ dòng tiền là có thật còn các dòng vốn, doanh thu, lợi nhuận đôi khi chỉ tồn tại trên danh nghĩa do sự nhào nặn và cả giá trị ghi sổ được phản ánh theo các nghiệp vụ kế toán.
Tuy nhiên, không phải lúc nào khả năng sinh lời của VCSH cao cũng thuận lợi, bởi vì có thể do tỷ trọng VCSH nhỏ trong tổng quy mô vốn huy động nên doanh nghiệp đang tận dụng ưu thế của đòn bẩy tài chính để khuếch đại hệ số sinh lời của VCSH và khi đó mạo hiểm tài chính cũng cao, nếu doanh nghiệp bị lỗ trong kinh doanh thì sự suy giảm của quy mô VCSH sẽ xảy ra với tốc độ lớn. Nguyên nhân có thể coi là chủ yếu dẫn đến khủng hoảng tài chính đó là do sự suy yếu về khả năng thanh toán, doanh nghiệp không có đủ tiền để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán như thanh toán các khoản nợ cho nhà cung cấp, thanh toán các khoản lãi vay…Khủng hoảng tài chính sẽ dẫn đến hàng loạt các sự kiện xấu như ngừng sản xuất, thua lỗ, sa thải nhân viên…và hệ quả cuối cùng đó là tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU BAO BÌ
Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích cáo tài chính tại Công ty Cổ phần.
Phương pháp Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long
+ Nhũng con số này cho thấy khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng tài sản của Công ty, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thanh toán các khoản vay gốc và lãi vay đến hạn trả…Tuy nhiên xét trên góc độ sử dụng vốn, Công ty cần phải xem xét và phân phối lượng vốn một cách phù hợp tránh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn do lượng vốn này không được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh để sinh lời. Như vậy, trong 3 năm 2012 – 2014, phải trả cho người bán biến động theo xu hướng giảm và tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn ngày càng giảm, nguyên nhân của tình trạng này một phần do thị trường đang gặp khó khăn nên thường các nhà cung cấp cũng có những rằng buộc cao hơn trong việc thanh toán tránh tình trạng nợ quá lâu trong thời gian ngắn đặc biệt với các khoản nợ có giá trị lớn. Như vậy, Công ty có tài sản để thanh toán khoản nợ phải trả nhưng không được cao nên Công ty cần xác định giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của Công ty giúp công việc thanh toán được tiến hành thuận lợi nhất tránh tình trạng khoản cần thanh toán thì chưa thanh toán còn khoản cần thanh toán thì chưa thanh toán đươc, điều này sẽ gây áp lực cho tình hình tài chính của Công ty và ảnh hưởng tới uy tín của Công ty trên thị trường.
Mặc dù, dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính đạt mức cao thể hiện niềm tin của các tổ chức tín dụng dành cho Công ty cũng như Công ty có nhiều cơ hội sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính nhưng mặt trái của nó là thể hiện mức độc lập về tài chính của Công ty ngày càng giảm sút, đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro về thanh khoản, khả năng trả nợ và ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của Công ty. Thông qua chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho của Công ty trong giai đoạn 2012 – 2014 đều biến động giảm chứng tỏ sự vận động của hàng tồn kho là kém, gây ứ đọng vốn và làm tăng các chi phí có liên quan như chi phí kho bãi, chi phí bảo quản hàng tồn kho…mặc dù Công ty đã rất nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí trong sản xuất và có những chính sách nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời phải có chính sách quy định rừ ràng đối những khỏch hàng quỏ thời gian trả nợ hoặc vượt quỏ số nợ quy định như tạm dừng đơn hàng cho tới khi thanh toán hết hoặc một phần khoản nợ cũ, quy định rừ cỏc điều khoản trong hợp đồng nếu thanh toỏn nợ khụng đỳng hạn như sử tài sản của khách hàng làm tài sản thế chấp để thanh toán số nợ hoặc nhờ sự can thiệp của cơ quan pháp luật nếu khách hàng cố tình không thanh toán khoản nợ. Kế tiếp là việc đưa nguyên liệu, vật liệu vào quá trình sản xuất, phải thường xuyên giám sát tất cả các dây chuyền trong quá trình sản xuất sản phẩm, giảm lãng phí nguyên liệu, có chính sách lương phù hợp cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nhằm động viên họ, giúp tăng năng suất công việc, tăng chất lượng sản phẩm - đây là một tiêu chí nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh so với những sản phẩm cùng lợi trên thị trường, giảm số lượng những sản phẩm không đạt yêu cầu phải đưa vào sản xuất lại…Có như vậy mới tạo. Đổng thời, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, giảm tiêu hoa nguyên, vật liệu, tiết kiệm rất nhiều số lượng lao động phổ thông nhằm làm giảm chi phí sản xuất sản phẩm hoặc Công ty cần xem xét, tìm hiểu các loại vật liệu thay thế có tính năng tương tự nhưng giá thành rẻ hơn giúp làm tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm chi phí vật tư, hạ giá thành sản phẩm.