Tính cấp thiết của đề tài. Ngày nay trong điều kiện kinh tế thị trường, nền kinh tế đang mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, ngày càng nhiều hoạt động diễn ra trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ngân hàng, tài chính... Thị trường tài chính ở Việt Nam vẫn còn hết sức mới mẻ, chưa phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình. Việc đầu tư vào lĩnh vực tài chính chứa đựng nhiều nhạy cảm, rủi ro, đòi hỏi các nhà đầu tư phải cân nhắc, tính toán hết sức kỹ lưỡng. Trước khi ra quyết định đầu tư bất kỳ một nhà đầu tư nào cũng phải đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công cụ dễ dàng nhất để các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanh nghiệp hiểu rõ về tình hình tài chính của doanh nghiệp nhất thông qua các báo cáo tài chính của công ty. Do đó phân tích báo cáo tài chính là bức tranh phải ánh rõ nét nhất tình hình tài chính của doanh nghiệp. Liệu rằng doanh nghiệp đó có được kỳ vọng là sẽ phát triển trong tương lai hay sẽ xuống dốc... Công ty Cổ phần may Đáp Cầu là công ty một công ty nhà nước đã cổ phần hóa, vì vây yêu cầu cung cấp thông tin và phân tích báo cáo tài chính nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát, toàn diện về tình hình tài chính của Công ty là một yêu cầu cấp thiết. Do đó để giúp các nhà đầu tư nắm bắt được xu hướng hoạt động, khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai, dưới đây, tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu”. Bên cạnh việc đưa ra những phân tích, nhận xét về các chỉ số tài chính trong hoạt động kinh doanh, tác giả cũng đề xuất một số những giải pháp để có thể cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Trang 1Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi với sự cốvấn của Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM THÀNH LONG Tất cả các nguồn tàiliệu tham khảo đã được công bố đầy đủ Nội dung của luận văn là trung thực.
Tác giả luận văn
CAO QUANG KHÔI
Trang 2Qua thời gian nghiên cứ lý luận và thực tế tác giả đã hoàn thành luận văn
thạc sỹ kinh tế với đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần may
Đáp Cầu”.
Tác giả xin chân thành cảm ơn TS Phạm Thành Long đã quan tâm giúp đỡ,chỉ bảo, hướng dẫn tận tình và đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tác giả hoànthành luận văn tốt nghiệp này
Xin gửi lời cảm ơn đến:
Các cán bộ lãnh đạo, cán bộ phòng kế toán của Công ty Cổ phần may ĐápCầu đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tác giả tìm hiểu thực tế, học tập kinh nghiệmtrong thời gian qua
Lãnh đạo cơ quan, các đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiện cho tác giả đihọc và hoàn thành luận văn này
Trong quá trình thực hiện khó có thể tránh khỏi những hạn chế gặp phải vìvậy tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô giáo và bạn đọc
để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả
Cao Quang Khôi
Trang 3
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH M C S ỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Ơ ĐỒ BẢNG BIỂU ĐỒ BẢNG BIỂU ẢNG BIỂU B NG BI U ỂU
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu 3
1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 3
1.8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5
2.1 Tài chính doanh nghiệp và sự cần thiết phải phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 5
2.1.1.Tài chính doanh nghiệp 5
2.1.2 Sự cần thiết phải phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 7
2.2 Cơ sở dữ liệu để phân tích báo cáo tài chính 8
2.2.1 Hệ thống báo cáo tài chính 8
2.2.1.1 Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN) 9
2.2.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 11
2.2.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 12
2.2.1.4 Thuyết minh báo cáo tài chính 13
2.2.2 Các tài liệu khác 14
2.3 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp 15
2.3.1 Phương pháp so sánh 15
2.3.2 Phương pháp loại trừ 17
2.3.3 Phương pháp Dupont 18
2.3.4 Phương pháp đồ thị 19
Trang 42.4.1.1 Phân tích tình hình biến động và cấu trúc tài sản của doanh nghiệp .19
2.4.1.2 Phân tích tình hình biến động và cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp 22
2.4.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 23
2.4.2.1 Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp 23
2.4.2.2 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp 26
2.4.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 29
2.4.4 Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 34
2.4.5 Phân tích rủi ro tài chính 38
2.4.6 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ 40
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÁP CẦU 42
3.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần may Đáp Cầu 42
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 42
3.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần may Đáp Cầu 43
3.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần may Đáp Cầu 45
3.2 Phân tích thực trạng báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu 45
3.2.1 Về tổ chức phân tích báo cáo tài chính 45
3.2.2 Về phương pháp phân tích báo cáo tài chính 45
3.2.3 Nội dung phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần may Đáp Cầu .46
3.2.3.1 Phân tích cấu trúc tài chính của Công ty 46
3.2.3.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty 54
3.2.3.3 Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 60
3.2.3.4 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 62
3.2.3.5 Phân tích rủi ro tài chính 70
3.2.3.6 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ 71
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÁP CẦU 73
Trang 54.1.1 Những kết quả đạt được 73
4.1.2 Những mặt còn tồn tại 74
4.2 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu 75
4.2.1 Xác định cơ cấu vốn hợp lý 75
4.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 76
4.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản 78
4.2.4 Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực 78
4.3 Điều kiện để cao năng lực tài chính tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu .79
4.3.1 Về phía nhà nước 79
4.3.1.1 Ổn định các chính sách kinh tế vĩ mô, tạo môi trường kinh doanh và hành lang pháp lý thông thoáng 79
4.3.1.2 Hoàn thiện chế độ kế toán 79
4.3.2 Các điều kiện về phía doanh nghiệp 80
4.4 Đóng góp của việc hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu 81
4.5 Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu tương lai 82
4.5.1 Những hạn chế của đề tài nghiên cứu 82
4.5.2 Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 82
4.6 Kết luận của đề tài nghiên cứu 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 85
Trang 6Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời theo phương
pháp Dupont 18
Bảng 2.1 Phân tích cơ cấu tài sản 20
Bảng 2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn 23
Bảng 2.3 Bảng phân tích tình hình thanh toán 24
Bảng 2.4 Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán 28
Bảng 2.5: Tài sản và nguồn tài trợ tài sản 35
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần may Đáp Cầu 44
Bảng 3.1 Bảng phân tích cấu trúc tài sản năm 2011 47
Bảng 3.2 Bảng phân tích cấu trúc của nguồn vốn năm 2011 51
Bảng 3.3 Bảng phân tích các khoản phải thu năm 2011 55
Bảng 3.6 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 58
Bảng 3.7 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán nợ dài hạn 59
Bảng 3.8 Bảng phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 60
Bảng 3.9: Bảng phân tích tình hình biến động kinh doanh của công ty 62
Bảng 3.10 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 64
Bảng 3.11 Phân tích khả năng luân chuyển của hàng tồn kho 65
Bảng 3.12 Bảng phân tích hiệu quả của tài sản dài hạn 66
Bảng 3.13 Bảng phân tích các tỷ suất sinh lời công ty năm 2011 68
Bảng 3.14 Bảng phân tích rủi ro tài chính 70
Bảng 3.15 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ 71
Trang 7CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày nay trong điều kiện kinh tế thị trường, nền kinh tế đang mở cửa hộinhập với nền kinh tế thế giới, ngày càng nhiều hoạt động diễn ra trong tất cả cáclĩnh vực sản xuất kinh doanh, ngân hàng, tài chính Thị trường tài chính ở ViệtNam vẫn còn hết sức mới mẻ, chưa phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình Việcđầu tư vào lĩnh vực tài chính chứa đựng nhiều nhạy cảm, rủi ro, đòi hỏi các nhà đầu
tư phải cân nhắc, tính toán hết sức kỹ lưỡng Trước khi ra quyết định đầu tư bất kỳmột nhà đầu tư nào cũng phải đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Công cụ dễ dàng nhất để các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanh nghiệp hiểu
rõ về tình hình tài chính của doanh nghiệp nhất thông qua các báo cáo tài chính củacông ty Do đó phân tích báo cáo tài chính là bức tranh phải ánh rõ nét nhất tìnhhình tài chính của doanh nghiệp Liệu rằng doanh nghiệp đó có được kỳ vọng là sẽphát triển trong tương lai hay sẽ xuống dốc
Công ty Cổ phần may Đáp Cầu là công ty một công ty nhà nước đã cổ phầnhóa, vì vây yêu cầu cung cấp thông tin và phân tích báo cáo tài chính nhằm đưa ramột cái nhìn khái quát, toàn diện về tình hình tài chính của Công ty là một yêu cầucấp thiết Do đó để giúp các nhà đầu tư nắm bắt được xu hướng hoạt động, khả năng
sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai, dưới đây, tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu” Bên cạnh việc đưa ra
những phân tích, nhận xét về các chỉ số tài chính trong hoạt động kinh doanh, tácgiả cũng đề xuất một số những giải pháp để có thể cải thiện tình hình tài chính củadoanh nghiệp
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là cơ sở quan trọng giúp nhà quảntrị và các nhà đầu tư ra quyết định chính xác Việc phân tích báo cáo tài chính sẽgiúp các doanh nghiệp và các cơ quan thấy được rõ thực trạng hoạt động tài chính,kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Từ đó đánh giá
Trang 8được tiềm năng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như những rủi ro vàtriển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp Chính vì vậy phân tích báocáo tài chính luôn được chú trọng và quan tâm Trong thời gian qua đã có rất nhiềucác công trình, luận văn thạc sỹ nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính của cáctập đoàn, công ty đặc biệt là các công ty cùng ngành, cụ thể như:
- “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Bánh kẹo cao cấpHữu Nghị” Hồ Phan Thanh Loan, Luận văn tốt nghiệp khoa Kế toán tài chính, 2009
- “Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Tràng An”,Nguyễn Thị Dung, Luận văn tốt nghiệp khoa Kế toán tài chính, 2009
- “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam”
- “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Tập đoàn Công nghiệp ThanKhoáng Sản Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ - Trần Thị Thu Thuỷ
- “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại công ty gang Thép TháiNguyên”, Luận văn thạc sỹ - Nguyễn Thị Phương Thảo
Sau khi nghiên cứu các công trình trên, tác giả nhận thấy, các công trình đã
hệ thống hoá được những vấn đề chung nhất về phân tích báo cáo tài chính và thựctrạng phân tích tài chính tại doanh nghiệp Đưa ra được những kết quả đạt đượccũng như những tồn tại, đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác phân tích báo cáo tài chính hay phân tích tình hình tài chính tại doanhnghiệp Tuy nhiên trong thời gian qua chưa có một nghiên cứu cụ thể về phân tíchbáo cáo tài chính tại Công ty cổ phần may Đáp Cầu, chưa có nghiên cứu chuyên sâu
để đánh giá tình hình hoạt động của Công ty thông qua các báo cáo tài chính Để cócái nhìn chuyên sâu và khách quan hơn về tình hình kinh doanh của Công ty, tác giả
chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu” Vì vậy, những nghiên cứu trong công trình này không giống với bất kỳ
nghiên cứu nào trước đó
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Đề tài nghiên cứu và góp phần hoàn thiện một số vấn đề lýluận về phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp;
Trang 9- Về mặt thực tiễn: Đề tài xem xét và đánh giá thực trạng nội dung phân tích báocáo tài chính tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu Đánh giá tình hình hoạt động kinhdoanh, tình hình tài chính tại Công ty thông qua việc việc phân tích báo cáo tàichính Mặt khác đề tài cũng kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tàichính tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Những nội dung lý luận nào là cơ sở cho việc nghiên cứu của đề tài?
- Đặc điểm tổ chức tại doanh nghiệp ảnh hưởng thế nào đến phân tích tài chínhcủa doanh nghiệp?
- Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầunhư thế nào?
- Đánh giá về thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần mayĐáp Cầu trên những khía cạnh nào và ra sao?
- Giải pháp nào để hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phầnmay Đáp Cầu?
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương phápduy vật biện chứng, duy vật lịch sử, bên cạnh đó kết hợp với phương pháp của thống
kê kinh tế để giải quyết câu hỏi nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài được
áp dụng nguyên tắc khách quan, logic trong phân tích và nhận xét
1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơbản liên quan đến phân tích báo cáo tài chính, đưa ra cái nhìn chính xác về cácphương pháp phân tích báo cáo tài chính
Trang 10- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phân tích báo cáo tàichính tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu, Luận văn giúp người đọc có cái nhìn tổngquan về tình hình tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Bên cạnh đótác giả còn đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện, khắc phục những tồn tạitrong công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu.
- Đối với bản thân tác giả: Thông qua việc nghiên cứu phân tích báo cáo tàichính tại Công ty, tác giả có điều kiện tiếp cận thực tế để qua đó học hỏi, tích luỹđược nhiều kinh nghiệm cũng như củng cố nền tảng kiến thức trong công tác phântích tài chính tại doanh nghiệp
1.8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu;
Chương 2: Cơ sở lý luận về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính;Chương 3: Phân tích thực trạng báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần mayĐáp Cầu;
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và giải pháp nâng cao năng lực tàichính tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu
Trang 11CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1 Tài chính doanh nghiệp và sự cần thiết phải phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
2.1.1.Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế tài chính và luồngchuyển dịch dưới hình thái giá trị của các nguồn lực tài chính phát sinh trong quátrình tìm kiếm, huy động, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ hoặc vốn trong quytrình hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra
Nhắc đến tài chính doanh nghiệp thì không thể không đề cập đến các quan hệ tàichính doanh nghiệp Đây chính là những mối quan hệ của doanh nghiệp khi tiến hànhhoạt động sản xuất kinh doanh và có thể được chia thành hai nhóm chính như sau:
* Quan hệ tài chính của doanh nghiệp với những đối tác bên ngoài:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triểncần phải có những mối quan hệ với các đối tác Nói cách khác những mối quan hệ này tồn tại một cách khách quan khiến các doanh nghiệp không thể tiến hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh mà không phát sinh các mối quan hệ này Các mối quan
hệ đó bao gồm:
Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Tất cả các doanh nghiệp khi hoạt
động đều có nghĩa vụ phải nộp thuế, phí và các khoản lệ phí cho Nhà nước Mốiquan hệ diễn ra khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế: thuế thu nhập doanhnghiệp, thuế giá trị gia tăng…và các khoản phải nộp khác gồm phí và lệ phí cho Nhànước Bên cạnh đó, mối quan hệ cũng nảy sinh khi Nhà nước cấp vốn kinh doanhhoặc góp vốn liên doanh vào doanh nghiệp
Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Quan hệ này hình thành
khi doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mìnhtrên thị trường tài chính Doanh nghiệp có thể vay mượn qua hình thức phát hành cổphiếu hay trái phiếu để đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn Vì vậy, doanh nghiệp sẽ phải trả lãi vay và vốn vay hay cổ tức cho các nhà tàitrợ Bên cạnh đó, đối với những khoản tiền chưa có nhu cầu sử dụng đến, doanhnghiệp có thể gửi vào các ngân hàng, đầu tư vào chứng khoán hay cho các đối tượng
Trang 12khác vay
Quan hệ giữa doanh nghiệp và các thị trường khác: Trong quá trình hoạt
động, doanh nghiệp còn có mối quan hệ với các thị trường đầu vào và đầu ra khác.Thị trường đầu vào là nơi doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên vậtliệu, hàng hoá, máy móc thiết bị, tài sản cố định, sức lao động… Thị trường đầu ra,doanh nghiệp phải tính toán đến nhu cầu của người tiêu dùng và các đối thủ cạnhtranh Thông qua mối quan hệ tương tác này sẽ giúp doanh nghiệp lập kế hoạch sảnxuất kinh doanh và chiến lược phát triển trong từng giai đoạn cho phù hợp
* Quan hệ tài chính của doanh nghiệp với những đơn vị trong chính nội bộ doanh nghiệp:
Đây là những mối quan hệ diễn ra bên trong của một doanh nghiệp, giữa chủ sởhữu của doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp, giữa người sử dụng lao động vàngười lao động, giữa các phòng ban chức năng, các bộ phận sản xuất… Các quan hệnày được thể hiện qua các chính sách, quy định và quy chế của doanh nghiệp
Qua những mối quan hệ tài chính doanh nghiệp trên, có thể thấy, chức năngcủa tài chính doanh nghiệp có những điểm cơ bản sau:
- Trước hết, đó là việc đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Đây chính là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốntiến hành hoạt động Tài chính doanh nghiệp sẽ giúp xác định, tìm kiếm, tổ chức vàhuy động các nguồn vốn cho doanh nghiệp
- Thứ hai, sau khi đã huy động được vốn phải kiểm tra và giám sát các hoạtđộng liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn đó sao cho hiệu quả đem lại cao nhất.Chức năng này phải diễn ra thường xuyên, liên tục từ khâu đầu tiên khi chuẩn bịcácyếu tố đầu vào gồm: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động rồiđến quá trình sản xuất ra hàng hóa, sản phẩm cụ thể hay dịch vụ và sau đó là giaiđoạn tiêu thụ Công việc này sẽ giúp phát hiện cũng như giải quyết kịp thời các vấn
đề phát sinh liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn vốn
- Cuối cùng, đó là chức năng phân phối lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Kết quả hoạt động của doanh nghiệp phải được phân chiacho các đối tượng không chỉ bên trong doanh nghiệp: Các cổ đông, nhà đầu tư,người lao động… mà cả đối tượng bên ngoài là Nhà nước với việc nộp thuế, phí, lệphí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách để giữ nguyên tắc bảo toàn và pháttriển vốn nên đôi khi lợi nhuận này sẽ không đem phân chia mà được dùng toàn bộvào việc tái đầu tư nhằm mở rộng quy mô vốn và quy mô sản xuất cũng như hoạt
Trang 13động của doanh nghiệp
2.1.2 Sự cần thiết phải phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính có thể được xem là một quá trình xử lý, đánh giá số liệubằng các phương pháp kỹ thuật thích hợp để giúp người sử dụng thông tin biết đượcthực trạng tài chính doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn đáp ứng đượcnhu cầu hay thoả mãn lợi ích của mình
Phân tích tài chính nhằm cung cấp thông tin một cách chính xác, trung thực
và kịp thời để những người sử dụng thông tin này có thể đánh giá sức mạnh tài chính, khả năng hoạt động cũng như dự đoán về tương lai phát triển của doanhnghiệp Phân tích tài chính của một doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhómngười có lợi ích khác nhau (hay người sử dụng thông tin) và có thể chia ra thành hainhóm chính:
* Những người sử dụng thông tin bên trong doanh nghiệp, bao gồm: Hội
đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhà đầu tư, các cổ đông, người lao động…
Tuy nhiên trong nhóm những người này thì mức độ quan tâm hay mục đíchphân tích tài chính của họ cũng không giống nhau
Thứ nhất, mục tiêu của Hội đồng quản trị hay những cổ đông sáng lập là đảm
bảo và phát triển vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Sứ mệnh nàyđược quán triệt đến Ban giám đốc, hay những người quản lý, điều hành doanhnghiệp Bởi vậy họ sẽ quan tâm đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng nhưkhả năng sinh lời, khả năng thanh toán và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp
Thứ hai, với Ban giám đốc, việc phân tích tài chính đem lại thông tin chính
xác, đầy đủ và kịp thời về thực trạng tài chính doanh nghiệp, qua đó giúp họ đưa ranhững quyết định trong ngắn hạn và cả chiến lược kinh doanh trong dài hạn cho phùhợp với đặc điểm của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn yêu cầu của Hội đồng quản trị
Thứ ba, đối với các nhà đầu tư: các cổ đông hay các đối tác tham gia góp vốn
liên doanh… Phân tích tài chính giúp xác định được giá trị của doanh nghiệp, khảnăng sinh lời, phân chia lợi nhuận cũng như hạn chế các rủi ro không mong muốntrong quá trình đầu tư
Thứ tư, đó là những người lao động hay cán bộ công nhân viên trong
doanh nghiệp, những người có quyền lợi gắn trực tiếp với doanh nghiệp Phân tíchtài chính giúp họ hiểu được họ đang làm việc trong một môi trường doanh nghiệpnhư thế nào và tương lai của họ ra sao Điều này giúp họ củng cố niềm tin và tạo sựgắn kết lâu dài hơn với doanh nghiệp
Trang 14* Những người sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm: các
nhà cung cấp, các trung gian tài chính, ngân hàng, các cơ quan chức năng của Nhànước như: cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan kiểm toán…
Thứ nhất, đối với các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, được coi là một
trong những đối tác quan trọng nhất của doanh nghiệp, phân tích tài chính để biếtđược tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm đưa ra những quyết định liên quanđến phương thức bán hàng và thủ tục thanh toán cho phù hợp
Thứ hai, liên quan đến các trung gian tài chính cũng như ngân hàng, tổ chức
tín dụng… Phân tích tài chính giúp các đơn vị này đưa ra những quyết định liênquan đến hạn mức tín dụng, thời hạn trả nợ và cả mức lãi suất cho vay cho phù hợptrong từng giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ ba, phân tích tài chính đối với cơ quan thuế sẽ hỗ trợ việc tính toán số thuế
mà doanh nghiệp phải nộp có phản ánh chính xác lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được
từ hoạt động sản xuất kinh doanh hay không Trên thực tế, các doanh nghiệp luôn tìmcách để nộp thuế ít nhất, trong khi đó các cơ quan thuế thì ngược lại, luôn muốn thuđược nhiều thuế nhất Bởi vậy việc phân tích tài chính sẽ giúp họ hiểu được chính xácdoanh nghiệp đang làm gì, bằng cách nào và kết quả thực sự ra sao Từ đó giúp họ cócăn cứ đầy đủ và chính xác để thu thuế theo đúng quy định của pháp luật
Qua phân tích ta thấy nhu cầu sử dụng và khai thác thông tin của từng đốitượng sử dụng thông tin đối với thực trạng “bức tranh tài chính” ở doanh nghiệp rất
đa dạng Mỗi đối tượng tùy theo mục đích riêng của mình sẽ có chỉ tiêu phù hợp đểphân tích tài chính Tuy vậy, sự hiểu biết về kế toán tài chính của từng đối tượngnày lại không đồng đều và thường nảy sinh những xung đột lợi ích do nhận thứckhác biệt này Tóm lại, dù có sự khác biệt nhất định nhưng phân tích tài chính sẽgiúp người sử dụng thông tin có thể đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp, từ
đó đưa ra quyết định tối ưu phù hợp với lợi ích của mình
2.2 Cơ sở dữ liệu để phân tích báo cáo tài chính
2.2.1 Hệ thống báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, cáckhoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt độngkinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Nói cách khác, báo cáo tài chính là phươngtiện trình bày khả năng sinh lợi và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho nhữngngười quan tâm
Trang 15Hệ thống báo cáo tài chính có những vai trò sau đây:
- Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết, giúp kiểm tra phân tíchmột cách tổng hợp toàn diện có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh, tình hìnhthực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của doanh nghiệp
- Cung cấp thông tin, số liệu để kiểm tra, giám sát tình hình hạch toán kinhdoanh, tình hình chấp hành chính sách chế độ kế toán - tài chính của doanh nghiệp
- Cung cấp thông tin và số liệu để phân tích đánh giá tình hình, khả năng vềtài chính - kinh tế của doanh nghiệp, giúp cho công tác dự báo và lập kế hoạch tàichính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp
Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập với mục đích sau:
- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát và toàn diện tình hình biến động
về tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu, tình hình kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán
- Cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc đánh giá, phântích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệptrong kỳ hoạt động vừa qua, làm cơ sở để đưa ra các quyết định kinh tế trong tươnglai Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc đề ra các quyếtđịnh về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào doanhnghiệp của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanhnghiệp
Hệ thống báo cáo tài chính kế toán của doanh nghiệp gồm 4 báo cáo chủ yếusau:
- Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01-DN
- Báo cáo kết quả kinh doanh, mẫu số B02-DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B03-DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B04-DN
Ngoài ra, để phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh tế tài chính, yêu cầu chỉ đạo
mà các ngành, các công ty, các tập đoàn sản xuất, các liên hiệp xí nghiệp, các công
ty liên doanh có thể quy định thêm các báo cáo tài chính kế toán khác Tuy nhiên,trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng ta sẽ đề cập đến các báo cáo cơ bản như đãtrình bày ở trên
2.2.1.1 Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)
Khái niệm và ý nghĩa của bảng cân đối kế toán
Trang 16Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổngquát toàn bộ tài sản hiện có của đơn vị tại một thời điểm nhất định, theo hai cáchphân loại là kết cấu nguồn vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh.
Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có củadoanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn Căn cứ vào bảng cân đối kế toán
có thể nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
Về mặt kinh tế, qua xem xét phần tài sản, cho phép đánh giá tổng quát năng
lực và trình độ sử dụng vốn Khi xem xét phần nguồn vốn, người sử dụng thấy đượcthực trạng tài chính của doanh nghiệp
Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền
quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tươnglai Phần nguồn vốn cho phép người sử dụng bảng cân đối kế toán thấy được tráchnhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh với Nhà nước, về sốtài sản đã hình thành bằng vốn vay ngân hàng và vốn vay đối tượng khác cũng nhưtrách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ với người lao động, với người cho vay,với nhà cung cấp, với cổ đông, với ngân sách Nhà nước…
Nguồn số liệu để lập bảng cân đối kế toán
Khi lập bảng cân đối kế toán, nguồn số liệu được lấy từ:
- Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước
- Sổ kế toán tổng hợp và chi tiết (sổ cái và sổ chi tiết) các tài khoản có số
dư cuối kỳ phản ánh tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
Kết cấu của Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)
Bảng cân đối kế toán được thể hiện dưới dạng bảng cân đối số dư các tàikhoản kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý Bảng cân đối kếtoán được chia làm 2 phần là phần “Tài sản” và phần “Nguồn vốn”
Phần “Tài sản” cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tạithời điểm lập báo cáo đang tồn tại dưới dạng các hình thái và trong tất cả các giaiđoạn, các khâu của quá trình kinh doanh Trên cơ sở tổng số tài sản và kết cấu tàisản hiện có mà có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản năng lực và trình
độ sử dụng vốn của doanh nghiệp
Tài sản được chia thành hai mục là:
A Tài sản ngắn hạn
B Tài sản dài hạn
Trang 17Phần “Nguồn vốn” phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanhnghiệp đến cuối kỳ hạch toán Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theotừng nguồn hình thành tài sản của đơn vị (nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp -vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đi vay, nguồn vốn chiếm dụng…)
Nguồn vốn được chia thành hai mục:
2.2.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Khái niệm và ý nghĩa
Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD) là một báo cáo tài chính kế toántổng hợp phản ánh tổng quát doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong một kỳ
kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh là tài liệu quan trọng cung cấp số liệu cho người
sử dụng thông tin có thể kiểm tra phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp trong kỳ, so sánh với các kỳ trước và các doanh nghiệpkhác trong cùng ngành để nhận biết khái quát kết quả hoạt động của doanh nghiệptrong kỳ và xu hướng vận động nhằm đưa ra các quyết định quản lý và quyết địnhtài chính cho phù hợp
Nguồn số liệu để lập BCKQKD
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được lập dựa trênnguồn số liệu sau:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước
- Sổ kế toán trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9
Nguyên tắc lập BCKQKD
Việc lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ 6nguyên tắc được quy định tại chuẩn mực số 21 - Trình bày báo cáo tài chính là:
Trang 18Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu và tập hợp, bù trừ, có thể sosánh.
Lấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng doanh thu hoạtđộng tài chính trong kỳ trừ đi các khoản chi phí trong kỳ (kể cả chi phí hoạt động tàichính) sẽ được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong kỳ; lấy thu nhập khác trừchi phí khác sẽ được lợi nhuận từ hoạt động khác Tổng lợi nhuận từ hoạt động kinhdoanh và lợi nhuận từ hoạt động khác là tổng lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thunhập doanh nghiệp phải nộp sẽ được chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế
2.2.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hìnhthành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Thông tin
về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ
sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đãtạo ra đó trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”, tiềntại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản tiền gửi không kỳ hạn, còn các khoản tươngđương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn (không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoảnđầu tư đó), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không
có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền (kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc,chứng chỉ gửi tiền…) Doanh nghiệp được trình bày các luồng tiền từ các hoạt độngkinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhấtvới đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Phương pháp giántiếp và phương pháp trực tiếp Hai phương pháp này chỉ khác nhau trong phần I
“Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất – kinh doanh”, còn phần II “Lưu chuyểntiền từ hoạt động đầu tư” và phần III “Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính”thì giống nhau
Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp:
Theo phương pháp này, báo cáo Lưu chuyển tiền tệ được lập bằng cách xácđịnh và phân tích trực tiếp các khoản thực thu, thực chi bằng tiền theo từng nộidung thu, chi trên các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của doanh nghiệp
Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp:
Trang 19Theo phương pháp gián tiếp, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập bằng cáchđiều chỉnh lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động sản xuất kinhdoanh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các thay đổi trong
kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh và cáckhoản mà ảnh hưởng về tiền của chúng thuộc hoạt động đầu tư Luồng tiền từ hoạtđộng kinh doanh được tiếp tục điều chỉnh với sự thay đổi vốn lưu động, chi phí trảtrước dài hạn và các khoản thu, chi khác từ hoạt động kinh doanh
2.2.1.4 Thuyết minh báo cáo tài chính
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo kế toán tài chính tổng quátnhằm mục đích giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạtđộng sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo,
mà chưa được trình bày đầy đủ, chi tiết hết trong các báo cáo tài chính khác
Căn cứ chủ yếu để lập bản Thuyết minh báo cáo tài chính là:
- Bảng cân đối kế toán của kỳ báo cáo (Mẫu B01 – DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo (Mẫu B02 – DN)
- Báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước
- Tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu khác có liên quan
Để bản thuyết minh báo cáo tài chính phát huy tác dụng cung cấp bổ sung,thuyết minh thêm các tài liệu, chi tiết cụ thể cho các đối tượng sử dụng thông tinkhác nhau ra được quyết định phù hợp với mục đích sử dụng thông tin của mình,đòi hỏi phải tuân thủ các quy định sau:
- Đưa ra các thông tin về cơ sở lập báo cáo tài chính và các chính sách kếtoán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng
- Trình bày các thông tin theo các quy định của các chuẩn mực kế toán màchưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác
- Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chínhkhác nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý
- Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu Phần trình bàybằng số liệu phải đảm bảo thống nhất với số liệu trên các báo cáo tài chính khác.Mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáolưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Bảnthuyết minh báo cáo tài chính
Trang 202.2.2 Các tài liệu khác
* Thông tin bên trong doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp là một cá thể đặc trưng hay tế bào của nền kinh tế vớinhiều nét riêng biệt Do vậy, phân tích tài chính phải xem xét đến khía cạnh này đểgiúp đưa ra những quyết ñịnh đúng đắn, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thôngtin Những thông tin bên trong doanh nghiệp bao gồm:
- Chính sách, chiến lược phát triển và cạnh tranh khác nhau ở từng thời kỳ
- Đặc điểm tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn cũng như cơ cấu nguồn vốn
- Chu kỳ kinh doanh, sự đa dạng hóa và vòng đời của sản phẩm
- Vị thế của doanh nghiệp trong ngành cũng như trong quan hệ với các đốitác: ngân hàng, người mua hàng, người cung cấp
Ngoài ra, cũng còn có nhiều cách khác để phân loại thông tin dùng trong phân tích tài chính doanh nghiệp như theo thời điểm tiếp nhận, theo tính pháplệnh, theo chu kỳ xuất hiện… Tất cả những thông tin này đều góp phần quan trọngđối với phân tích tài chính trong doanh nghiệp, giúp cho việc phân tích được kháchquan và toàn diện hơn
* Thông tin bên ngoài doanh nghiệp
Những thông tin này liên quan đến tình hình nền kinh tế vĩ mô tại thời điểmphân tích Nền kinh tế vĩ mô sẽ cung cấp thông tin cho việc phân tích tài chính dướinhiều góc độ, để biết được những cơ hội cũng như thách thức mà doanh nghiệp phảiđối mặt Những thông tin bên ngoài doanh nghiệp bao gồm:
- Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: tài khóa, tiền tệ, tín dụng, ngânhàng, chế độ và chuẩn mực kế toán có liên quan…
- Sức khỏe của nền kinh tế liên quan đến tình hình lạm phát cũng như chu kỳcủa nền kinh tế đang ở giai đoạn tăng trưởng hay suy thoái; thậm chí thông tin vềtình hình nền kinh tế của khu vực và trên thế giới cũng có ảnh hưởng nhất định đếnphân tích tài chính của doanh nghiệp
- Môi trường kinh doanh và đầu tư với chính sách luật pháp liên quan đếnviệc sử dụng lao động, đất đai, môi trường…
Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp hoạt động trong một ngành hay lĩnh vực nhấtđịnh với những đặc điểm riêng có của ngành này, ví dụ thương mại, sản xuất, xâydựng… Khi đó những thông tin của ngành như sau sẽ là cơ sở dữ liệu khi phân tíchtài chính:
- Xu hướng phát triển của ngành trong thời gian tới với sự biến động của thị
Trang 21trường, đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ hay thoái trào
- Trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất trong và ngoài nước liênquan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: máy móc trang thiết bị, công nghệthông tin…
- Đặc tính cạnh tranh trong ngành với những đối thủ cạnh tranh ở thời điểmhiện tại và tiềm năng trong tương lai
- Các quy định và định hướng của cơ quan quản lý của Nhà nước đối vớingành trong hiện tại và cả tương lai
2.3 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính kế toán là một hệ thống các công
cụ, biện pháp, các kỹ thuật và cách thức nhằm tiếp cận, nghiên cứu các hiện tượng
và các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, các luồng tiền chuyển dịch và biến đổitài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tàichính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Từ đó giúp các đối tượng
sử dụng báo cáo tài chính kế toán có các quyết định phù hợp tuỳ theo mục đích vàyêu cầu của từng đối tượng Để đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng sử dụng báo cáotài chính kế toán, người ta có nhiều phương pháp phân tích khác nhau như phươngpháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ, phương pháp hồi quytương quan… để có thể nắm được thực trạng tài chính của doanh nghiệp dưới nhiềugóc độ, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau
2.3.1 Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích báo cáo tàichính nhằm nghiên cứu kết quả, sự biến động và mức độ biến động của chỉ tiêuphân tích
So sánh số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướngthay đổi tình hình tài chính doanh nghiệp Đánh giá sự tăng trưởng hay tụt lùi tronghoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
So sánh số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu củadoanh nghiệp
So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số trung bình của ngành, củacác doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình là tốthay xấu, được hay chưa được
So sánh có ba hình thức: so sánh theo chiều dọc, so sánh theo chiều ngang và
Trang 22so sánh theo xu hướng.
- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu với tổng thể
- So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về sốtương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các kỳ tiếp theo
- So sánh theo xu hướng thường dùng số liệu từ ba năm trở lên để thấy được
sự tiến triển của các chỉ tiêu so sánh đặt trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác làmnổi bật sự biến động về tình hình tài chính hiện tại và dự đoán tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp trong tương lai
Khi tiến hành so sánh phải giải quyết các vấn đề về điều kiện so sánh và tiêuchuẩn so sánh:
Điều kiện so sánh được: Khi so sánh theo thời gian, các chỉ tiêu cần thống
nhất về nội dung kinh tế, về phương pháp và đơn vị tính Khi so sánh về khônggian, thường là so sánh trong một ngành nhất định nên cần phải quy đổi về cùngmột quy mô với các điều kiện kinh doanh tương tự nhau
Tiêu chuẩn so sánh được: Là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh (còn
gọi là kỳ gốc) Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của phân tích mà chọn các chỉ tiêuchuẩn so sánh thích hợp
Để phục vụ cho mục đích cụ thể của phân tích, phương pháp so sánh thườngđược sử dụng dưới các dạng sau:
So sánh bằng số tuyệt đối:
Khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ biết được qui mô biếnđộng (mức tăng hay giảm) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốcbiểu hiện bằng tiền, hiện vật hay giờ công cụ thể
So sánh bằng số tương đối:
Số tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổbiến của chỉ tiêu nghiên cứu Do vậy, so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽnắm được xu hướng biến động của các chỉ tiêu
So sánh bằng số bình quân:
Số bình quân phản ánh mức độ bình quân hay đặc điểm điển hình của 1 tổ, 1
bộ phận, 1 đơn vị,… Khi so sánh bằng số bình quân, các nhà quản lý sẽ biết đượcmức độ mà doanh nghiệp đạt được so với bình quân chung của tổng thể, củangành… Từ đó, xác định được vị trí của doanh nghiệp trong tổng thể, trong ngành
2.3.2 Phương pháp loại trừ
Trang 23Phương pháp loại trừ được sử dụng nhằm xác định xu hướng và mức độ ảnhhưởng của lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích Theo phương pháp này, khinghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân
tố còn lại
Phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới hai cách là phươngpháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch:
Phương pháp thay thế liên hoàn
Thay thế liên hoàn là phương pháp thay thế lần lượt từng nhân tố từ giá trịgốc sang kỳ phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêunghiên cứu Các nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên kỳ gốc Sau đó, sosánh trị số của chỉ tiêu nghiên cứu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu nghiên cứutrước khi thay thế nhân tố Mức chênh lệch về trị số của chỉ tiêu nghiên cứu sau vàtrước khi thay thế nhân tố chính là ảnh hưởng của nhân tố đó đến sự biến động củachỉ tiêu
Để áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần đảm bảo điều kiện và trình
tự sau:
- Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu;
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiêncứu Các nhân tố này phải có quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu phản ánh đối tượngnghiên cứu dưới dạng tích số hoặc thương số
- Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứuvào một công thức toán học theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến chất lượng
- Thay thế lần lượt giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu nghiêncứu Có bao nhiêu nhân tố thì có bấy nhiêu lần và nhân tố nào đã thay thế thì giữnguyên giá trị đã thay thế (kỳ phân tích) cho đến lần thay thế cuối cùng Sau mỗi lầnthay thế trị số của từng nhân tố, phải xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừathay thế đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng (nếu có);
- Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiêncứu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc
Phương pháp chênh lệch
Điều kiện và trình tự vận dụng phương pháp số chênh lệch cũng tương tựnhư phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác ở chỗ: để xác định mức độ ảnh hưởngcủa nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốccủa nhân tố đó để xác định
Trang 242.3.3 Phương pháp Dupont
Trong phân tích báo cáo tài chính các nhà phân tích còn sử dụng mộtphương pháp khá phổ biến để phân tích các tỷ số tài chính là tháp tỷ số Đây cònđược gọi là phương pháp phân tích Dupont, lấy theo tên của công ty đầu tiên đã sửdụng cách phân tích này Nội dung cơ bản của phương pháp này là tìm cách chianhỏ một tỷ số tài chính tổng hợp ra thành các tỷ số tài chính nhỏ hơn Rồi các tỷ sốtài chính nhỏ hơn đó lại được tiếp tục chia nhỏ ra tiếp Mỗi tỷ số nhỏ ở bên dướiđược xem như là một nhân tố tác động làm thay đổi tỷ số tổng hợp Bằng cách này,người phân tích có thể tìm hiểu được đến gốc rễ những nguyên nhân có thể làm thayđổi tỷ số tổng hợp đầu tiên Thông thường thì tỷ số tổng hợp ở trên đỉnh của tháp tỷ
số được chọn là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản hoặc tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu, …Theo phương pháp này, khi phân tích suất sinh lời của vốn chủ sở
hữu (ROE) thì sẽ dựa vào mối quan hệ giữa suất sinh lời của vốn chủ sở hữu vớisuất sinh lời của tài sản (ROA) và suất sinh lời của doanh thu (ROS) Có thể biểudiễn mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời theo sơ đồ 2.1:
Suất sinh lời của doanh thu (ROS)
Doanh thu Doanh thu Doanh thu Doanh thu
Phương pháp này dùng để minh hoạ các kết quả tài chính thu được trong quá
Trang 25trình phân tích bằng các biểu đồ, sơ đồ,… Phương pháp đồ thị giúp người phân tíchthể hiện được rõ ràng, trực quan về diễn biến của các đối tượng nghiên cứu vànhanh chóng có phân tích định hướng các chỉ tiêu tài chính để tìm ra nguyên nhân
sự biến đổi các chỉ tiêu, từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh
2.4 Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Xuất phát từ nhu cầu thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp và cácđối tượng quan tâm khác, phân tích báo cáo tài chính phải đạt được các mục tiêusau:
- Phân tích báo cáo tài chính phải cung cấp thông tin để đánh giá rủi ro từhoạt động đầu tư cho vay của nhà đầu tư, ngân hàng
- Phân tích báo cáo tài chính phải cung cấp thông tin để đánh giá khả năngtạo ra tiền và tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp
- Phân tích báo cáo tài chính phải làm rõ sự biến đổi của tài sản, nguồn vốn
và các tác nhân gây ra sự biến đổi đó
Trên cơ sở đó, ta có thể đề xuất các biện pháp hữu hiệu và ra quyết địnhcần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh và nâng cao hiệuquả kinh doanh Để cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết có giá trị về xu thếphát triển của doanh nghiệp, về các mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động tài chính,chúng ta sẽ tiến hành phân tích báo cáo tài chính thông qua các nội dung chủ yếu
về tình hình tài chính của doanh nghiệp sau đây:
- Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp;
- Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp;
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh;
- Phân tích rủi ro tài chính
- Phân tích lưu chuyển tiền tệ
Sau đây chúng ta đi sâu phân tích cụ thể:
2.4.1 Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
2.4.1.1 Phân tích tình hình biến động và cấu trúc tài sản của doanh nghiệp
Phân tích cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh tổng số tài sản cuối kỳ với đầunăm còn phải xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tống số tài sản dễthấy mức độ bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 26Khi xem xét cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh tổng số tài sản cũng như từngloại tài sản cuối kỳ so với đầu năm còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếmtrong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý củaviệc phân bổ Tuỳ theo từng loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh để xem xét tỷtrọng từng loại tài sản là cao hay thấp.
Đối với các khoản nợ phải thu, tỷ trọng càng cao thể hiện doanh nghiệp bịchiếm dụng vốn càng nhiều Do đó, hiệu quả sử dụng vốn thấp Ngoài ra khi nghiêncứu đánh giá phải xem xét tỷ suất đầu tư trang bị TSCĐ, đầu tư ngắn hạn và dàihạn
Căn cứ vào số liệu trên BCĐKT vào ngày cuối kỳ (quý, năm) ta lập bảngphân tích cấu trúc tài sản:
Bảng 2.1 Phân tích cơ cấu tài sản
Tài sản
với kỳ gốc Số
tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
A Tài sản ngắn hạn
1 Tiền & tương đương tiền
2 Đầu tư tài chính ngắn hạn
Từ cơ sở số liệu trên ta có thể phân tích như sau:
Nếu tổng số tài sản của doanh nghiệp tăng lên, thể hiện quy mô vốn củadoanh nghiệp tăng lên và ngược lại Cụ thể:
- Về TSCĐ của doanh nghiệp: nếu tăng lên thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuậtcủa doanh nghiệp được tăng cường, quy mô vốn về năng lực sản xuất được mở rộng
và xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng tốt
Trang 27Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp nếu tăng thì đây là xu hướng tốt vì sẽ tạonguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp Việc đầu tư theo chiều sâu, việc đầu tưthêm trang thiết bị được đánh giá qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư Tỷ suất này được xácđịnh bằng công thức 2.1:
Tỷ suất đầu tư = TSCĐ và Đầu tư dài hạnTổng tài sản x 100 (2.1) Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật nói chung vàmáy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp Nó cho biết năng lực sản xuất và xuhướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp Trị số của chỉ tiêu này tuỳ thuộc vàotừng ngành kinh tế cụ thể
- Chi phí XDCB: nếu tăng lên thể hiện doanh nghiệp đầu tư thêm công trìnhXDCB dở dang, nếu giảm thể hiện một số công trình XDCB đã hoàn thành, bàngiao đưa vào sử dụng làm tăng giá trị TSCĐ
- Vốn bằng tiền của doanh nghiệp: nếu tăng lên sẽ làm cho khả năng thanhtoán của doanh nghiệp thuận lợi và ngược lại Tuy nhiên, vốn bằng tiền ở một mức
độ hợp lý là tốt, vì nếu quá cao sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn không cao, nhưngquá thấp lại ảnh hưởng đến nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: nếu tăng lên thể hiện doanh nghiệpngoài đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn đầu tư cho lĩnh vực tài chínhkhác và ngược lại
- Các khoản phải thu: nếu tăng thì doanh nghiệp cần tăng cường công tác thuhồi vốn, tránh tình trạng bị ứ đọng và sử dụng vốn không có hiệu quả Nếu cáckhoản phải thu giảm thì chứng tỏ doanh nghiệp đã tích cực thu hồi các khoản nợphải thu, giảm bớt được hiện tượng bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán làm choviệc sử dụng vốn có hiệu quả hơn
- Hàng tồn kho: nếu giảm chứng tỏ sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp cóchất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường Nếu tăng doanh nghiệp phải xemxét lại sản phẩm hàng hoá của mình có phù hợp với nhu cầu của thị trường không.Mặt khác, để đánh số dư hàng tồn kho tốt hay chưa tốt, cần phải so sánh với số dự
Trang 28trữ theo kế hoạch Số dư hàng tồn kho tăng hay giảm so với dự trữ cần thiết là đềukhông tốt, bởi vì nếu tăng sẽ gây ứ đọng vốn, nếu giảm sẽ dẫn đến thiếu nguyên vậtliệu cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gây ảnh hưởng đến tính liên tục của hoạtđộng sản xuất kinh doanh.
Như vậy, qua bảng phân tích trên không những cung cấp thông tin về sự tănglên hay giảm đi về cả số tương đối và số tuyệt đối của mỗi loại tài sản mà còn biếtđược cơ cấu của từng loại trong tổng số Từ đó, có thể đánh giá mức độ hợp lý củaviệc phân bổ, nhìn vào đây để nhận định sự biến động của các khoản mục trongtương lai
Bên cạnh việc phân tích được cơ cấu tài sản, chúng ta cần phân tích cơ cấunguồn vốn nhằm biết được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệpcũng như mức độ độc lập, tự chủ trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanhnghiệp phải đương đầu
2.4.1.2 Phân tích tình hình biến động và cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp
Phân tích cơ cấu nguồn được thực hiện nhằm đánh giá tình hình huy độngvốn của doanh nghiệp Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng sốnguồn vốn thì doanh nghiệp có khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độđộc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao và ngược lại, nếu công nợ phảitrả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chínhcủa doanh nghiệp sẽ thấp Điều này được thể hiện qua chỉ tiêu hệ số tự tài trợ (2.2):
Hệ số tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu (2.2)
Tổng nguồn vốnChỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng độc lập về mặt tài chính hay mức
độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt Tỷ suất này bằng 0.5 được coi là bìnhthường
Để phân tích cơ cấu nguồn vốn, ta có thể sử dụng bảng sau đây:
Bảng 2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn
so với kỳ gốc
Trang 29tiền (%) tiền (%) tiền (%)
2.4.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
2.4.2.1 Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phátsinh việc thu, chi và thanh toán Việc chiếm dụng vốn lẫn nhau trong quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thể hiện tình hình chấp hành kỷ luậtthanh toán và tôn trọng pháp luật Thực tế cho thấy, doanh nghiệp hoạt động tàichính tốt, lành mạnh thì việc thanh toán các khoản nợ sẽ đúng hạn, nguồn dùng đểtrả nợ sẽ dồi dào Ngược lại, một doanh nghiệp lâm vào tình trạng nợ nần dây dưakéo dài, nguồn dùng để trả nợ eo hẹp cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệpkhông tốt Do vậy việc phân tích tình hình thanh toán, tình hình công nợ của doanhnghiệp, tìm ra nguyên nhân của việc ứ đọng vốn và biện pháp khắc phục để nângcao chất lượng tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp
Từ số liệu của bảng cân đối kế toán và một số tài liệu khác ta có bảng phântích sau:
Bảng 2.3 Bảng phân tích tình hình thanh toán
Trang 30Các khoản phải thu Đầu
kỳ
Cuốikỳ
Chênhlệch Các khoản phải trả
Đầukỳ
Cuốikỳ
Chênhlệch
3 Người mua trảtrước
4 Phải nộp ngânsách
5 Phải trả CNV
6 Phải trả nội bộ
7 Nợ dài hạn đếnhạn trả
8 Các khoản phảitrả khác
Tổng cộng
Tình hình thanh toán và công nợ của doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêuphản ánh nợ phải thu và nợ phải trả Khi phân tích tình hình thanh toán và công nợ,nhà phân tích, so sánh nhận xét dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu sau:
Phân tích các khoản phải thu:
- Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với nợ phải trả (%): Chỉ tiêu này phản ánh
các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng bằng bao nhiêu phần trăm so với các khoảndoanh nghiệp đi chiếm dụng của các tổ chức, cá nhân khác Chỉ tiêu này được tínhtheo công thức 2.3:
Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so
với các khoản nợ phải trả (T) =
Tổng số nợ phải thu
x 100 (2.3)Tổng số nợ phải trả
Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều vàngược lại
Nếu T > 1: sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp vì các khoản phải thu quá lớn
sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn Do đó, doanh nghiệp phải có biện phápthu hồi nợ, thúc đẩy quá trình thanh toán đúng hạn
Nếu T 1: có giá trị càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi vốn tốt, vốn đichiếm dụng được càng nhiều
- Số vòng quay các khoản phải thu: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ kinh
Trang 31doanh các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng Chỉ tiêu này được tính theocông thức 2.4:
Số vòng quay các
Doanh thu hoặc doanh thu thuần
(2.4)
Số dư bình quân các khoản phải thu
Số dư bình quân các khoản phải thu được tính như sau:
Số dư bình quân
các khoản phải thu = Tổng số nợ phải thu đầu kỳ và cuối kỳ 2 (2.5)Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư của các khoản phải thu, hiệuquả của việc thu hồi nợ Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòngluân chuyển các khoản phải thu sẽ cao và công ty ít bị chiếm dụng vốn Tuy nhiên,
số vòng luân chuyển các khoản phải thu quá cao có thể ảnh hưởng không tốt đếnkhối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanhtoán ngay hay thanh toán trong thời gian ngắn)
- Thời gian thu tiền (thời gian 1vòng quay các khoản phải thu):
Thời gian một vòng
quay các khoản phải thu =
Thời gian kỳ phân tích
(2.6)
Số vòng quay các khoản phải thuChỉ tiêu này cho biết, để thu được các khoản phải thu cần một khoảng thờigian là bao nhiêu Nếu số thời gian này lớn hơn số thời gian quy định bán chịu chokhách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại, số ngày quyđịnh bán chịu cho khách hàng lớn hơn thời gian này chứng tỏ việc thu hồi công nợcủa doanh nghiệp tốt
Phân tích các khoản phải trả
- Số vòng quay các khoản phải trả: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ kinh
doanh, các khoản phải trả quay được bao nhiêu vòng Chỉ tiêu này được tính theocông thức 2.7:
Số vòng quay các
khoản phải trả =
Giá vốn hàng bán
(2.7)
Số dư bình quân các khoản phải trả
Số dư bình quân các khoản phải trả được xác định như sau:
Số dư bình quân các
khoản phải trả =
Tổng số nợ phải trả đầu kỳ và cuối kỳ
(2.8)2
- Thời gian thanh toán tiền hàng (Thời gian 1 vòng quay các khoản phải trả):
Trang 32Thời gian 1 vòng quay
2.4.2.2 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Để phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán, trước hết, cần tính ra và sosánh giữa cuối kỳ với đầu năm trên các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán như
hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khảnăng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số thanh toán nợ dài hạn
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (công thức 2.10):
Hệ số khả năng thanh toán
Tổng tài sản
(2.10)Tổng nợ phải trả
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khảnăng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo Nếu doanh nghiệp cóchỉ số này luôn lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa khả năngthanh toán, tình hình tài chính của doanh nghiệp khả quan và ngược lại
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (công thức 2.11):
và ngược lại Chỉ tiêu này cao chứng tỏ một bộ phận của tài sản ngắn hạn được đầu tư
từ nguồn vốn ổn định, đây là nhân tố làm tăng tính tự chủ hoạt động tài chính Chỉtiêu này thấp kéo dài có thể dẫn đến doanh nghiệp phụ thuộc tài chính, ảnh hưởngkhông tốt đến hoạt động kinh doanh
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh (công thức 2.12):
Hệ số khả năng = Tiền và các khoản tương đương tiền (2.12)
Trang 33thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh của tiền và các khoản tươngđương tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cao chứng tỏ khả năngthanh toán nhanh tốt, tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao có thể dẫn tới hiệu quả sử dụngvốn giảm Chỉ tiêu này thấp quá, kéo dài chứng tỏ doanh nghiệp không có đủ khảnăng thanh toán các khoản công nợ ngắn hạn, dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện,nguy cơ phá sản có thể xảy ra
- Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn (công thức 2.13):
Hệ số khả năng thanh toán
- Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay (công thức 2.14):
Hệ số khả năng
thanh toán lãi tiền vay =
Lợi nhuận trước thuế TNDN và lãi vay (2.14)
Chi phí lãi vay
Hệ số này càng cao, khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, và khi đódoanh nghiệp không những có khả năng thanh toán chi phí lãi vay mà còn thanhtoán nợ gốc vay, chứng tỏ tiền vay đã sử dụng có hiệu quả
Tiếp theo, dựa vào bảng cân đối kế toán và các tài liệu liên quan, ta lập bảngphân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
Bảng 2.4 Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
Nhu cầu thanh toán Đầu
năm
Cuồi
kỳ Khả năng thanh toán
Đầunăm
Cuốikỳ
I Tiền mặt
1 Tiền Việt Nam
2 Ngoại tệ
3 Vàng bạc
II Tiền gửi ngân hàng
1 Tiền Việt Nam
Trang 346 Phải trả khác
II Các khoản nợ đến hạn
1 Phải nộp ngân sách
2 Phải trả ngân hàng
3 Phải trả công nhân viên
B Các khoản phải thanh
toán trong thời gian tới
1 Tiền Việt Nam
2 Ngoại tệ
IV Đầu tư ngắn hạn
B Các khoản có thể dùng để thanh toán trong thời gian tới
1 Tháng tới+
2 Quý tới+
+
Trên cơ sở phân tích này, ta so sánh giữa khả năng thanh toán với nhu cầuthanh toán trong từng giai đoạn (thanh toán ngay, thanh toán trong thời gian tới,thanh toán trong quý tới,…) Doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toántrong từng giai đoạn nếu các khoản có thể dùng để thanh toán nhỏ hơn các khoảnphải thanh toán
Đồng thời, trên cơ sở bảng phân tích trên, cần tính ra chỉ tiêu “hệ số khảnăng thanh toán”, (công thức 2.15):
Hk 1: thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán, tình hình tài chính ổn định
và khả quan
Hk < 1: thì doanh nghiệp không có khả năng trang trải hết công nợ, tình hìnhtài chính gặp khó khăn
2.4.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sửdụng các các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp vào quá trình kinh doanh để đạt hiệuquả cao nhất với tổng chi phí thấp nhất
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những biện pháp cực kỳ quantrọng của các doanh nghiệp để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao một cách bềnvững Do vậy phân tích hiệu quả kinh doanh là một nội dung cơ bản của phân tích
Hệ số khả năng thanh
Khả năng thanh toán
(2.15)Nhu cầu thanh toán
Trang 35tài chính nhằm góp phần cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển Mặt khác, hiệu quảkinh doanh còn là chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, gópphần tăng thêm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.
Hiệu quả kinh doanh được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, vì thế cũng
có nhiều chỉ tiêu khác nhau phản ánh nó Để đo lường và đánh giá hiệu quả kinhdoanh các nhà phân tích thường sử dụng một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Tỷ suất sinh lời của tài sản (Return on assets – ROA)
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sauthuế Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sảncàng hợp lý và hiệu quả Chỉ tiêu này được xác định theo các công thức sau:
Suất sinh lời của tài
Lợi nhuận sau thuế
(2.16)Tài sản bình quân
Suất sinh lời của tài sản có thể được viết lại như sau:
Tổng số tài sản bình quân Doanh thu thuần
ROA = Số vòng quay của tổng
Suất sinh lời củadoanh thu (2.18)
- Tỷ suất sinh lời của doanh thu (Return on sales – ROS):
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đơn vịlợi nhuận Trị số chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn càng cao
và hiệu quả kinh doanh càng lớn Chỉ tiêu này được xác định theo các công thứcsau:
Tỷ suất sinh lời của
doanh thu (ROS) =
Lợi nhuận sau thuế
(2.19)Doanh thu thuần
Tỷ suất sinh lời của doanh thu có thể được viết lại như sau:
ROS = Tổng số tài sản bình quânDoanh thu thuần x Lợi nhuận sau thuếTổng tài sản bình quân (2.20)
Trang 36ROS = Hệ số tài sản trên
doanh thu thuần x
Suất sinh lời của
- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (Return on equity – ROE):
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn chủ sở hữu đem lại bao nhiêu đơn vịlợi nhuận sau thuế Trị số của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời củavốn chủ sở hữu càng cao và ngược lại Chỉ tiêu này được xác định theo các côngthức sau:
Tỷ suất sinh lời của vốn
Lợi nhuận sau thuế
(2.22)Vốn chủ sở hữu bình quân
Hay:
Tổng số tài sảnbình quân
x
Doanh thu thuần
x
Lợi nhuận sau thuế
(2.23)Vốn chủ sở hữu
bình quân
Tổng số tàisản bình quân
Doanh thuthuần
ROE = Hệ số tài sản trên
vốn chủ sở hữu x
Số vòngquay của tàisản
x
Suất sinhlời của Doanhthu
(2.24)
Ngoài các chỉ tiêu nêu trên, khi phân tích hiệu quả kinh doanh các nhà phântích còn sử dụng các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, hiệu quả sử dụngtài sản dài hạn
- Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn:
Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn là chỉ tiêu phản ánh khả năng kinh doanhcủa doanh nghiệp trong dài hạn Dù được đầu tư bằng bất kỳ nguồn vốn nào thì việc
sử dụng tài sản dài hạn đều phải đảm bảo tiết kiệm và đạt hiệu quả cao Hiệu quả sửdụng tài sản dài hạn được đánh giá qua một số chỉ tiêu sau:
+ Sức sản xuất của tài sản dài hạn:
Sức sản xuất của tài sản
Doanh thu thuần
(2.25)Tài sản dài hạn bình quân
Trang 37Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản dài hạn dùng vào hoạt động sản xuấtkinh doanh trong kỳ phân tích đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu nàycàng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạncàng tốt Do đó, để nâng cao chỉ tiêu này, đồng thời với việc tăng doanh thu bánhàng, doanh nghiệp phải sử dụng tài sản cố định hiệu quả, phát huy và khai thác tối
đa năng lực sản xuất hiện có của tài sản cố định, thanh lý những tài sản không cầndùng vào sản xuất Ngoài ra, cần cơ cấu lại danh mục đầu tư, giảm dần tỷ trọng cáckhoản đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế thấp, tăng tỷ trọng các khoản đầu tư mang lạihiệu quả kinh tế cao
+ Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn
Tỷ suất sinh lời của tài
Lợi nhuận sau thuế
x 100 (2.26)Tài sản dài hạn bình quân
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp đầu tư 100 đồng tài sản dài hạn đem lạibao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, tỷ lệ này càng cao được đánh giá là tốt Do đó,
để nâng cao chỉ tiêu này doanh nghiệp phải nâng cao tổng lợi nhuận sau thuế đồngthời sử dụng hiệu quả tài sản cố định và các khoản đầu tư
+ Suất hao phí của tài sản dài hạn
Suất hao phí của tài sản
Tài sản dài hạn bình quân
(2.27)Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng tàisản dài hạn bình quân Đó là căn cứ để đầu tư tài sản dài hạn cho phù hợp Chỉ tiêunày còn là căn cứ để xác định nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp khi muốn mứcdoanh thu như mong muốn
Trong các chỉ tiêu trên thì:
Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn đầu kỳ + cuối kỳ
(2.28)2
- Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn:
Để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra, ngoài tài sản cố định thì các khoảntiền, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ… cũng hết sức cần thiết Do đó, trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh, tài sản ngắn hạn đóng một vai trò quan trọng trong việcphân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Để đánh giá hiệu quả tài sản ngắn hạn, ta dựa vào các chỉ tiêu phân tíchsau:
+ Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn
Trang 38Sức sản xuất của tài sản
Tổng doanh thu thuần
(2.29)Tài sản ngắn hạn bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản ngắn hạn bình quân đem lại mấyđồng doanh thu thuần Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn càng lớn, hiệu quả sử dụngtài sản ngắn hạn càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tài sản ngắn hạn càngnhỏ, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng giảm
+ Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn
Tỷ suất sinh lời của
tài sản ngắn hạn =
Lợi nhuận sau thuế
x 100 (2.30)Tài sản ngắn hạn bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng tài sản ngắn hạn bình quân làm ra bao nhiêuđồng lợi nhuận sau thuế trong kỳ Để nâng cao chỉ tiêu này cần phải tăng tổng lợinhuận đồng thời đẩy mạnh tốc độ chu chuyển của tài sản ngắn hạn
Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn,
ta có thể căn cứ theo phương trình sau:
hạn bình quân
Tài sản ngắn hạnbình quân
Tổng doanh thuthuần
Tỷ suất sinh lời của
tài sản ngắn hạn =
Số vòng quay củatài sản ngắn hạn x
Tỷ suất sinh lời của tổngdoanh thu thuần (2.32)
+ Suất hao phí của tài sản ngắn hạn
Suất hao phí của tài sản
Tài sản ngắn hạn bình quân
(2.33)Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có một đồng doanh thu trong kỳ thìcần bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn, đó là căn cứ để đầu tư các tài sản ngắn hạncho phù hợp Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạncàng cao
+ Phân tích tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn vậnđộng không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình sản xuất (dự trữ -sản xuất - tiêu thụ) Đẩy mạnh tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn sẽ góp phầngiải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
Trang 39vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng Để xác định tốc độ luân chuyển của tàisản ngắn hạn cần xem xét các chỉ tiêu sau:
Số vòng quay của
tài sản ngắn hạn =
Tổng doanh thu thuần
(2.34)Tài sản ngắn hạn bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh tài sản ngắn hạn quay được mấy vòng trong kỳ Nếu
số vòng tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại
+ Thời gian của một vòng quay
Thời gian của một
Trong các chỉ tiêu trên, tài sản ngắn hạn bình quân được tính theo công thức:Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn đầu kỳ + cuối kỳ
(2.36)2
2.4.4 Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, một yếu tố quan trọng không thểthiếu đối với doanh nghiệp là tài sản, trong đó bao gồm hai loại là tài sản ngắn hạn vàtài sản dài hạn Đây là tư liệu sản xuất cần thiết ở mọi doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải huy động nhiều nguồn vốn khác nhau để hình thành các tàisản Trước hết, doanh nghiệp phải sử dụng đến nguồn vốn chủ sở hữu (nguồn vốnkinh doanh, các quỹ xí nghiệp, lãi lưu giữ…) Tiếp đó, doanh nghiệp sẽ tìm kiếm và
sử dụng những nguồn vốn đi chiếm dụng của các đơn vị khác (vốn vay ngắn hạn, vaytrung và dài hạn…) Tất cả những nguồn vốn này sẽ hình thành nên tổng số nguồnvốn mà doanh nghiệp có quyền sử dụng để mua sắm những tài sản dùng trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh
Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh là việc xem xétmối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp Mốiquan hệ này phản ánh tình trạng cân bằng tài chính của doanh nghiệp Có hai cáchtiếp cận khi xem xét việc phân tích tình hình đảm bảo vốn này, bao gồm:
- Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo quan điểm luân chuyển vốn
- Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo quan điểm ổn định của nguồn tài trợ
Trang 40Tác giả sẽ đi vào quan điểm thứ hai, phân tích tình hình đảm bảo vốn theoquan điểm ổn định của nguồn tài trợ với nội dung cụ thể như sau
Theo quan điểm ổn định của nguồn tài trợ thì toàn bộ nguồn hình thành tài sản(nguồn vốn) của doanh nghiệp được chia thành hai loại: nguồn tài trợ thường xuyên
và nguồn tài trợ tạm thời Nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn tài trợ được doanhnghiệp liên tục sử dụng và tương đối ổn định trong một khoảng thời gian dài Nguồntài trợ này bao gồm các nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay (vay và nợ dài hạnnhưng không bao gồm vay/nợ quá hạn) Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn tài trợ màdoanh nghiệp chỉ tạm sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn, bao gồm các khoảnvay nợ ngắn hạn kể cả vay/nợ quá hạn Vì vậy, từ phương trình kế toán cơ bản banđầu có thể được trình bày lại như sau:
Tài sản
ngắn hạn + Tài sảndài hạn = thường xuyênNguồn tài trợ + trợ tạm thờiNguồn tài (2.37)
Bảng 2.5: Tài sản và nguồn tài trợ tài sản
nguồn vốn
- Đầu tư tài chính ngắn hạn
- Phải thu dài hạn
- Tài sản cố định - Vốn chủ sở hữu Nguồn
tài trợ thườn g xuyên
- Bất động sản đầu tư - Vay và nợ dài hạn
- Đầu tư tài chính dài hạn - Phải trả dài hạn
khác
- Tài sản dài hạn khác
Phương trình này giúp đánh giá tính cân bằng, ổn định và bền vững của cácnguồn tài trợ cũng như việc sử dụng các nguồn tài trợ này trong việc phân bổ vào cácloại tài sản Nói cách khác, phương trình thể hiện sự cân bằng tài chính của doanhnghiệp Dựa vào đó, nhà phân tích có thể xác định được các nhân tố ảnh hưởng đếncân bằng tài chính để có biện pháp phù hợp trong việc huy động cũng như sử dụng các