1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam

20 456 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 459,43 KB

Nội dung

62 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM .... Thực trạng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nh

Trang 1

Chuyên ngành kinh tế đối ngoại

********* o0o ********

khoá luận tốt nghiệp

Đề tài:

Thực trạng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh

nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

SV thực hiện : Đặng Bảo Ngọc

Lớp : Anh 3 Khóa : K42 A

GV h-ớng dẫn : THS Phạm Thị Minh Khai

hà nội, tháng 11 / 2007

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG DÀNH CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 4

I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (SME) 4

1 KHÁI NIỆM SME 4

2 NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA SME 6

2.1 NHỮNG ƯU THẾ CỦA SME 6

2.2 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA SME 7

3 VAI TRÒ CỦA SME 9

3.1 GÓP PHẦN TĂNG TRƯỞNG, ỔN ĐỊNH KINH TẾ-XÃ HỘI 9

3.2 TẠO LẬP SỰ PHÁT TRIỂN CÂN BẰNG CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG, LÃNH THỔ 12

3.3 TỐI ƯU HÓA CÁC NGUỒN LỰC TRONG XÃ HỘI 13

3.4 HỖ TRỢ ĐẮC LỰC CHO DOANH NGHIỆP LỚN, LÀ CƠ SỞ ĐỂ HÌNH THÀNH NHỮNG DOANH NGHIỆP, TẬP ĐOÀN KINH TẾ LỚN MẠNH TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 14

II TÍN DỤNG NGÂN HÀNG DÀNH CHO CÁC SME 15

1 KHÁI NIỆM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 15

2 CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SME 16

3 ĐẶC TRƯNG Và CÁC ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 19

3.1 ĐẶC TRƯNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 19

3.2 ƯU ĐIỂM 20

3.3 NHƯỢC ĐIỂM 21

4 VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SME 22

4.1 KÊNH CUNG ỨNG VỐN CHỦ YẾU VÀ KỊP THỜI CHO CÁC SME 22 4.2 TIẾT KIỆM CHI PHÍ VỐN VÀ CHI PHÍ GIAO DỊCH 23

Trang 3

4.3 TẠO ĐIỀU KIỆN CHO DOANH NGHIỆP PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO 23 4.4 LÀ ĐỘNG LỰC ĐỂ NÂNG CAO MỨC ĐỘ TÍN NHIỆM VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 23

Trang 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VỐN NGÂN HÀNG CỦA

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM 26

I QUY ĐỊNH VỀ TIẾP CẬN VỐN NGÂN HÀNG CỦA SME TẠI VIỆT NAM 26

1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 26

2 QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA NHTM 29

II THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VỐN NGÂN HÀNG CỦA SME TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 34

1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG HOẠT ĐỘNG TIẾP CẬN VỐN NGÂN HÀNG CỦA SME 35

1.1 SỐ LIỆU VỀ THỰC TRẠNG SME VÀ NHU CẦU HIỆN TẠI CỦA SME VỚI NGUỒN VỐN NGÂN HÀNG 35

1.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TIẾP CẬN VỐN NGÂN HÀNG CỦA CÁC SME 38

1.3 TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY ĐỐI VỚI SME TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG LỚN 43

2 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 46

2.1 NHỮNG TỒN TẠI 48

2.1.1 TỶ LỆ SME TIẾP CẬN ĐƯỢC VỚI VỐN NH CÒN THẤP 48

2.1.2 SME KHÓ TIẾP CẬN VỚI VỐN THÔNG QUA NHÓM NHTM NHÀ NƯỚC, TRONG KHI ĐÓ, VAY VỐN NHTMCP LẠI CHỊU LÃI SUẤT CAO 50

2.2 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG TRỞ NGẠI TRONG TIẾP CẬN VỐN NGÂN HÀNG CỦA SME 51

2.2.1 NGUYÊN NHÂN TỪ PHÍA NGÂN HÀNG 51

2.2.2 NGUYÊN NHÂN TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP 53

2.2.3 NGUYÊN NHÂN TỪ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC 62

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM 63

I ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC SME CỦA VIỆT NAM 63

Trang 5

II KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ VIỆC TIẾP CẬN VỐN CỦA SME 66

1 NGUỒN VỐN TÍN DỤNG HỖ TRỢ CÁC SME TẠI MỘT SỐ NƯỚC 66

2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM 70

III GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN CỦA SME 72

Trang 6

1 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC, CÁC BỘ, NGÀNH VÀ CÁC TỔ CHỨC 72

1.1 ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC, CÁC BỘ, NGÀNH , ĐỊA PHƯƠNG 72 1.2 ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 74 1.3 ĐỐI VỚI CÁC HIỆP HỘI, PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 75

2 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 76

2.1 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN, MINH BẠCH TÀI CHÍNH 76

2.2 DOANH NGHIỆP CHỦ ĐỘNG NÂNG CAO HIỂU BIẾT VỀ QUY

TRÌNH CHO VAY 77

2.3 SME TỰ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH BẰNG CÁCH TẬP TRUNG THỰC HIỆN TỐT CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA MÌNH, TẠO ĐƯỢC UY TÍN VÀ CÓ ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN VỚI VỐN NGÂN

HÀNG DỄ DÀNG HƠN 77

2.3.1 TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP 77 2.3.2 GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT, HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 78 2.3.3 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP 79 2.3.4 ĐỔI MỚI CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ, HOÀN THIỆN KỸ NĂNG QUẢN LÝ HIỆN DẠI CỦA ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO, QUẢN TRỊ TRONG CÁC SME 79 2.3.5 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 80

3 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG 81

3.1 TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI SME PHÙ HỢP VỚI

THỰC TẾ 81

3.2 TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHO VAY NHANH

CHÓNG VÀ HIỆU QUẢ 88 3.3 THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH MARKETING 90 3.4 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VỀ SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG

91

KẾT LUẬN 92

Trang 7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN 96 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN 97

Trang 8

Thực trạng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ và ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 8%/năm Có được kết quả khả quan

đó là do Việt Nam đã và đang thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2001 – 2010, được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 thông qua vào tháng 4/2001, đã đặt ra những mục tiêu đầy thách thức về phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo

Đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, không thể không kể đến vai trò quan trọng đang ngày được khẳng định của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), những đối tượng đã đem lại sự năng động, đổi mới và tính hiệu quả cho nền kinh tế Không dừng lại ở đó, mà SME còn có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội khi góp phần tạo việc làm cho đông đảo lực lượng lao động

Trong bối cạnh hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa (CNH – HĐH) để cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm

2020, chúng ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hơn bao giờ hết nền kinh tế Việt Nam cần phải nâng cao hiệu quả hơn nữa để có thể thoàn thành mục tiêu đã đề ra và đứng vững được trước sự canh tranh ngày càng gay gắt Muốn làm được điều đó đòi hỏi phải thiết lập một cơ cấu kinh tế nhiều tầng hợp lý và năng động Kinh nghiệm từ các nước đi trước đã cho thấy việc xây dựng bộ phận các SME tồn tại song song với các doanh nghiệp lớn, bổ sung, hỗ trợ cho nhau là một mô hình khá toàn diện Mô hình này rất phù hợp với điều kiện Việt Nam vì trình độ khoa học công nghệ còn yếu, hơn nữa thực tế đa phần các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang là SME

Tuy nhiên, SME ở Việt Nam hiện nay vẫn phải đương đầu với không ít khó khăn, thử thách đang kìm hãm đáng kể sự trưởng thành của khu vực kinh tế này, trong đó nổi bật là tình trạng thiếu vốn Do thị trường chứng khoán ở nước ta còn đang ở giai đoạn sơ khai, chưa đảm nhiệm được vai trò là kênh cung cấp vốn đáng

Trang 9

2

kể cho nền kinh tế, cộng với điều kiện tham gia thị trường còn tương đối cao đối với SME; trong khi đó, vẫn còn tồn tại tâm lý rụt rè của người dân Việt Nam trong việc

sử dụng vốn nhàn rỗi để góp vốn kinh doanh nên SME khi thành lập có nguồn vốn hình thành chủ yếu từ những khoản tiền tích góp được của từng cá nhân, có thể là vốn tự có hoặc đi vay từ bạn bè, người thân Thông thường nguồn vốn hình thành theo cách này không đủ để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chứ chưa nói tới việc mở rộng quy mô hay đầu tư công nghệ Vì vậy, SME trông cậy rất nhiều vào việc vay vốn ngân hàng để bù đắp sự thiếu hụt vốn kinh doanh, tuy nhiên, việc tiếp cận vốn ngân hàng của khu vực này trên thực tế còn không ít khó khăn, bất cập do cả nhân tố nội sinh và ngoại sinh Việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng còn phức tạp, rườm rà trong khâu thủ tục, thẩm định và yêu cầu tài sản thế chấp, trong khi đó, bản thân doanh nghiệp khi đi vay tỏ ra thiếu kinh nghiệm trong quan hệ với ngân hàng, phương án sử dụng vốn vay chưa thuyết phục…Điều này dẫn đến một thực tế là các ngân hàng có vốn nhưng không cho vay được, còn SME có nhu cầu lớn về vốn lại không được cho vay, vì vậy cần có những biện pháp mang tính hiệu quả và thực tiễn cao để cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng đối với SME

Xuất phát từ thực tiễn trên, người viết mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài

“Thực trạng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”

2 Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận:

- Nghiên cứu những lý luận cơ bản về SME, vai trò của bộ phận doanh nghiệp này trong nền kinh tế cũng như những khó khăn, thách thức mà đối tượng SME đang gặp phải, từ đó nêu bật vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của khu vực kinh tế này

- Nghiên cứu những lý luận cơ bản về tín dụng, tín dụng ngân hàng và quy trình tiếp cận với kênh vốn này tại Việt Nam

- Đi sâu tìm hiểu những kết quả đạt được và những hạn chế trong hoạt động tiếp cận với tín dụng ngân hàng của các SME Việt Nam trong thời gian qua, cũng như phân tích nguyên nhân của kết quả, hạn chế đó

Trang 10

Thực trạng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

3

- Đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế, loại bỏ những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tồn tại cản trở việc SME tiếp cận tín dụng ngân hàng, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận với nguồn vốn này cho các SME tại Việt Nam

3 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu của khóa luận: Tập trung vào thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với SME thông qua tìm hiểu những kết quả đạt được và những hạn chế trong quan hệ tín dụng giữa các Ngân hàng thương mại (NHTM) và SME ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Người viết chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, cùng với việc vận dụng phương pháp thống kê, so sánh

để làm sáng tỏ vấn đề

5 Kết cấu của khóa luận

Ứng với mục tiêu nghiên cứu đã xác định, khóa luận có kết cấu gồm ba chương sau:

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về Doanh nghiệp vừa và nhỏ và tín dụng

Ngân hàng dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chương 2: Thực trạng tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ

tại Việt Nam

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn ngân hàng

của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Trang 11

4

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG DÀNH CHO DOANH

NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

I Những vấn đề lý luận cơ bản về Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)

1 Khái niệm SME

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) là một bộ phận cấu thành không thể thiếu được của nền kinh tế, có mối quan hệ tương hỗ không thể tách rời với các chủ thể khác Việc phân chia SME thường dựa vào tiêu thức quy mô doanh nghiệp Theo tiêu thức này doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm SME nhưng khái niệm chung nhất về SME có nội dung như sau:

“SME là những cơ sở sản xuất, kinh doanh có tư cách pháp nhân kinh doanh

vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời

kỳ theo quy định của từng quốc gia.”1

SME là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu SME có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng thế giới (WB), doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 người đến 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 người đến 300 lao động

Mỗi nước đều có tiêu chí riêng để xác định SME ở nước mình Ở Việt Nam,

khái niệm SME như sau:“ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh

1 Beaver Graham (2002), Small business, Entrepreneurship and Enterprise Development, Prentice Hall, pp

7

Trang 12

Thực trạng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

5

độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá

Các SME bao gồm:

- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp

- Các hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã

- Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày

03 tháng 02 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.3

Như vậy có rất nhiều tiêu thức để phân loại SME Một số tiêu thức như vốn, lao động, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng được dùng khá phổ biến trên thế giới cũng giống như ở Việt Nam Trong đó, hai tiêu thức được sử dụng nhiều nhất ở phần lớn các nước là quy mô vốn và lao động Tuy nhiên, mỗi một nước, mỗi một nền kinh tế lại lựa chọn các tiêu chuẩn khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

 Trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng nước

Thông thường các nước có trình độ phát triển càng cao thì quy định về chỉ tiêu quy mô vốn cũng như lao động cao hơn so với các nước có trình độ phát triển thấp Ví dụ như ở Nhật Bản doanh nghiệp sản xuất có số vốn dưới 1 triệu USD và lao động dưới 300 người được coi là SME, nhưng ở các nước chậm phát triển như Việt Nam hay là Lào, Campuchia thì đó lại là doanh nghiệp lớn

Các giới hạn tiêu chuẩn này thay đổi theo thời gian sao cho phù hợp với trình

độ phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn Khi nền kinh tế tăng trưởng, quy

mô hoạt động của các doanh nghiệp mở rộng thì giới hạn tiêu chuẩn sẽ được điều chỉnh lại Hoặc khi nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, một số doanh nghiệp phá sản hoặc bị sáp nhập, giải thể, số lượng các doanh nghiệp giảm Lúc đó tiêu chuẩn để phân loại SME cũng sẽ thay đổi tỷ lệ với tốc độ tăng trưởng quy mô của các doanh nghiệp

 Tính chất đa dạng ngành nghề

2 Điều 3, Nghị định 90/2001/NĐ - CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

3 Điều 4, Nghị định 90/2001/NĐ - CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 13

6

Do mỗi ngành nghề có tính chất, đặc trưng riêng nên việc phân biệt quy mô vốn cũng như lao động sử dụng riêng cho từng ngành nghề cũng khác nhau Chẳng hạn như ở Nhật Bản, các doanh nghiệp ở khu vực sản xuất phải có số vốn dưới 1 triệu USD và dưới 300 lao động, trong khi đó thương mại- dịch vụ có số vốn dưới 300.000 USD và dưới 100 lao động thì đều thuộc SME Ở Việt Nam, đối với doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp nhỏ có vốn từ 1 tỷ đồng trở xuống và số lao động

từ 50 người trở xuống, còn các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ số lao động dưới 30 người

2 Những ưu điểm và hạn chế của SME

2.1 Những ưu thế của SME

 Năng động nhạy bén với môi trường kinh doanh

Đây là một ưu thế nổi trội của SME so với những doanh nghiệp lớn Với quy

mô nhỏ và vừa, bộ máy quản lý gọn nhẹ, cơ cấu đơn giản, số lượng nhân viên ít và các nhân viên đôi khi đảm nhận nhiều vị trí, công việc trong cùng một lúc, các SME thường tập trung khai thác những khoảng trống thị trường, những thị trường

và mặt hàng mới, những đoạn thị trường chuyên biệt mà ít doanh nghiệp lớn chú ý tới SME dễ dàng tìm kiếm và đáp ứng những yêu cầu có hạn trong những thị trường chuyên môn hóa đó

Mặt khác, SME thường có mối quan hệ trực tiếp với thị trường và người tiêu thụ nên có phản ứng nhanh nhạy với sự biến động của thị trường hơn là các công ty lớn với cơ cấu tổ chức kồng kềnh, kém linh hoạt Với cơ sở vật chất kỹ thuật không lớn, SME đổi mới linh hoạt hơn, dễ dàng chuyển đổi sản xuất hoặc thu hẹp quy mô

và không gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội

SME có khả năng tạo ra một lượng cung hàng hàng hóa và dịch vụ đủ sức đáp ứng đầy đủ, kịp thời, với giá cả hợp lý các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội Chính nhờ tính linh hoạt và khả năng thích ứng với thị trường và chấp nhận rủi

ro của SME mà loại hình doanh nghiệp này có khả năng đổi mới và do đó tự nó đã thể hiện được các chức năng kinh tế to lớn đối với xã hội

 Điều kiện thành lập đơn giản, chi phí cố định thấp

Ngày đăng: 03/11/2016, 09:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w