Nghiên cứu sách popup vào ứng dụng dạy môn Lịch sử cho học sinh tiểu họcNghiên cứu sách popup vào ứng dụng dạy môn Lịch sử cho học sinh tiểu họcNghiên cứu sách popup vào ứng dụng dạy môn Lịch sử cho học sinh tiểu họcNghiên cứu sách popup vào ứng dụng dạy môn Lịch sử cho học sinh tiểu họcNghiên cứu sách popup vào ứng dụng dạy môn Lịch sử cho học sinh tiểu họcNghiên cứu sách popup vào ứng dụng dạy môn Lịch sử cho học sinh tiểu họcNghiên cứu sách popup vào ứng dụng dạy môn Lịch sử cho học sinh tiểu họcNghiên cứu sách popup vào ứng dụng dạy môn Lịch sử cho học sinh tiểu họcNghiên cứu sách popup vào ứng dụng dạy môn Lịch sử cho học sinh tiểu họcNghiên cứu sách popup vào ứng dụng dạy môn Lịch sử cho học sinh tiểu họcNghiên cứu sách popup vào ứng dụng dạy môn Lịch sử cho học sinh tiểu học
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TÂY NINH
Hà Thị Thới
VẤN ĐỀ VĂN BẢN, THỂ LOẠI TRUYỆN DÂN GIAN TÂY NINH
(Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường)
Tây Ninh, 2016
Trang 24 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Đóng góp 5
7 Bố cục chuyên luận 5
Chương 1 Văn học dân gian địa phương – từ lý thuyết đến ứng dụng 6
1.1 Vài vấn đề về sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian địa phương 6
1.2 Phương pháp sưu tầm điền dã và truyện dân gian Tây Ninh 10
Chương 2 Tình hình truyện dân gian Tây Ninh (Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường) 16
2.1 Tình hình tư liệu 16
2.2 Phân loại tư liệu 19
Chương 3 Văn bản, thể loại truyện dân gian Tây Ninh (Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường) 24
3.1 Văn bản, thể loại - vấn đề cần xác tín của tác phẩm văn học dân gian 24
3.2 Văn bản, thể loại truyện dân gian Tây Ninh trong Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường – bất cập và giải quyết 26
KẾT LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong chương trình phổ thông, văn học, lịch sử, địa lý địa phương là những phân môn, chuyên đề mà học sinh cần phải học để hiểu rõ hơn về văn hóa, văn nghệ, nguồn gốc, đặc điểm tự nhiên, kinh tế địa phương của mình Vì vậy nội dung biên soạn của các môn học này rất quan trọng, nó đòi hỏi không những tính khoa học mà còn cả tính sát hợp Chính vì thế, sự cập nhật chương trình nội dung môn học không thể bỏ qua Riêng chuyên đề Thơ văn địa phương Tây Ninh, nội dung chương trình đã được biên soạn khá lâu, cách đây hơn 20 năm (1994) không thể tránh khỏi có vài vấn đề bất cập
Tháng 6/2013, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tây Ninh tổ chức hội thảo khoa học về việc biên soạn tài liệu văn học địa phương để giảng dạy trong trường phổ thông Sau thời gian 2 năm, 7/2015, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tây Ninh đã tổ chức nghiệm thu công trình, cho xuất bản công trình Thơ văn Tây Ninh bộ mới đưa vào dạy học ở các trường phổ thông trong địa bàn tỉnh Công trình này nhìn chung đã cập nhật và sát hợp với tình hình văn học địa phương Người viết sẽ có sự so sánh giữa (mảng truyện dân gian) hai công trình trước và sau ở chương 2 để có một cái nhìn toàn thiện hơn
Trong quá trình tồn tại, văn học dân gian với những đặc trưng vốn có không phải là một chỉnh thể đứng yên mà là một sinh thể mang trong mình sự biến động Văn học dân gian có một sức sống thực tế theo từng thời gian, theo từng bối cảnh, theo từng địa phương Vì vậy, người nghiên cứu phải tiến hành sưu tầm, điền dã để ghi chép lại “đời sống thực” của văn học dân gian Nói cách khác, văn học dân gian mang trong mình hai giá trị tồn tại, giá trị lịch đại và giá trị đồng đại Cho nên, văn học dân gian không thể chỉ là những văn bản “chết cứng” trên giấy mà còn là những hành ngôn trong đời sống Để tiếp cận đúng bản chất văn học dân gian, người tiếp nhận không thể bỏ qua bất kỳ sự tồn tại nào của nó Những nhà điền dã, sưu tầm đi trước vô hình chung đã lãng quên mất tính lưỡng trị này của văn học
Trang 4dân gian (hoặc do điều kiện khách quan về công cụ, thiết bị hỗ trợ) nên khi ghi chép văn bản sưu tầm đã bỏ lại một vài yếu tố mà thiết nghĩ những yếu tố đó vô cùng quan trọng trong quá trình tiếp nhận, nghiên cứu văn học dân gian
Trong chỉnh thể văn học dân gian, truyện dân gian là bộ phận có sức sống mãnh liệt nhất trong lòng mỗi thế hệ Đồng thời, đó cũng là bộ phận phản ánh đầy đủ nhất đời sống văn hóa tinh thần của dân gian Sau quá trình giải mã truyện dân gian, ta có thể thấy được dấu ấn văn hóa vùng miền, địa phương một cách rõ rệt và bền vững
Vì ba lý do trên, chúng tôi quyết định chọn hướng nghiên cứu về Vấn đề văn
bản, thể loại truyện dân gian Tây Ninh (Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường)
nhằm chỉ rõ những điểm bất cập và khoảng trống về văn bản, thể loại truyện dân
gian Tây Ninh trong công trình Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về văn bản, thể loại văn học dân gian thì đã có nhiều công trình, chuyên luận, bài viết của các nhà nghiên cứu văn học dân gian trong và ngoài nước được công bố Có thể kể đến các tên tuổi (trong nước) như Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Đỗ Bình Trị, Hoàng Tiến Tựu, Kiều Thu Hoạch, Hồ Quốc Hùng, Trần Thị An, Lê Thị Thanh Vy,…
Riêng về vấn đề văn bản, thể loại truyện dân gian Tây Ninh thì chưa có công
trình, bài viết nào đề cập đến Duy chỉ có bài viết: “Xung quanh Công trình biên soạn tài liệu Văn học địa phương Tây Ninh: Những điều cần bàn thêm” của tác giả
http://m.baotayninh.vn/newsdetails.aspx?newsid=49647) nhân sự kiện Sở Giáo dục - Đào tạo Tây Ninh tổ chức hội thảo khoa học về việc biên soạn tài liệu văn học địa phương để giảng dạy trong trường phổ thông vào tháng 6/2013 Bài viết với dung
lượng ngắn, trình bày những ý kiến mang tính chủ quan của người viết về Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường bao gồm cả văn học dân gian và và văn học viết của địa
phương được biên soạn trong công trình
Trang 5Kế thừa, vận dụng những quan điểm lý thuyết học thuật chuyên ngành của các nhà nghiên cứu, người viết tạo sinh một điểm nhìn về truyện dân gian Tây Ninh
(phạm vi trong công trình Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường do cố Giáo sư Lê Trí
Viễn chủ biên) trên hai bình diện là văn bản và thể loại
3 Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm chỉ rõ những điểm bất cập và khoảng
trống về văn bản, thể loại truyện dân gian Tây Ninh trong công trình Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là truyện dân gian Tây Ninh; - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là truyện dân gian Tây Ninh trong công trình
Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường được xuất bản năm 1994 do tác giả Lê Trí
Viễn chủ biên
5 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp sưu tầm, điền dã: Chúng tôi sẽ tiến hành đi thực tế, sưu tầm,
điền dã những bản kể trong phạm vi nghiên cứu để làm tư liệu kiểm tra, đối sánh với những tư liệu cũ trước đó
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tư liệu truyện kể không nằm riêng rẽ, bản
thân chúng không tồn tại độc lập, sự tồn tại của chúng đứng trong một hệ thống vì vậy khi nghiên cứu phải đặt chúng trong hệ thống thì mới tiếp cận đúng hướng, không bị sai lệch
- Phương pháp phân loại, thống kê: Tư liệu cần phải được thống kê, phân
nhóm để quá trình nghiên cứu thuận lợi hơn cũng như đưa ra những kết luận khoa học hơn, chính xác hơn
Trang 6- Phương pháp so sánh: Đây là một phương pháp không thể thiếu trong văn
học dân gian Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để so sánh tư liệu trước và sau khi sưu tầm, điền dã để chỉ ra những điểm bất cập cũng như minh chứng cho tính chất động của văn học dân gian
Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp này sẽ được chúng tôi sử dụng kết hợp với nhau nhằm đưa ra một kết quả nghiên cứu tốt nhất
6 Đóng góp
Theo chúng tôi, đề tài này sau khi nghiên cứu sẽ có 2 đóng góp nhất định sau: - Nhìn nhận lại tư liệu truyện dân gian Tây Ninh trong một công trình dành cho văn học địa phương sau hơn 20 năm công bố
- Bước đầu đánh giá về tư liệu truyện dân gian Tây Ninh trong công trình dành cho văn học địa phương mới được biên soạn
- Nhận diện được thể loại tác phẩm văn học dân gian (truyện dân gian) Tây Ninh góp phần tìm hiểu về đặc trưng truyện dân gian Tây Ninh
7 Bố cục chuyên luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của chuyên luận gồm có 3 chương:
Chương 1 Văn học dân gian địa phương – từ lý thuyết đến ứng dụng
Chương 2.Tình hình truyện dân gian Tây Ninh (Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường)
Chương 3 Văn bản, thể loại truyện dân gian Tây Ninh (Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường)
Trang 7Chương 1 Văn học dân gian địa phương – từ lý thuyết đến ứng dụng
1.1 Vài vấn đề về sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian địa phương
“Văn học dân gian địa phương là một bộ phận rất quan trọng của khoa nghiên cứu văn học dân gian vì nó là nền tảng của ngành văn học dân gian cho nên nó là một trong những đối tượng điều tra, sưu tầm và nghiên cứu” [4, tr.89] Quả thật, chúng ta “không thể nào nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam một cách thực thấu đáo trước khi nghiên cứu văn học dân gian của từng địa phương” [10, tr.77]
Từ định nghĩa của nhóm tác giả Cao Huy Đỉnh, Nguyễn Đình Chú, Đặng Nghiêm Vạn về văn học dân gian trong một làng bản, ta có thể xác định được cách
hiểu thế nào là văn học dân gian địa phương của họ Đối với nhóm tác giả: “Mọi sáng tác dân gian do một tập thể nhất định, một thế hệ nhất định, một lớp người nhất định hay rộng hơn là toàn thể nhân dân lao động trong làng ấy, bản ấy sáng tác ra hay tiếp nhận từ nơi khác đến rồi cải biên đi hoặc giữ nguyên và truyền miệng đã ngày thành quen thuộc” chính là văn học dân gian làng, bản [5]
Tiếp tục bàn về khái niệm văn học dân gian địa phương, Bùi Mạnh Nhị sau
này cũng đưa ra một cách hiểu có phần khái quát hơn, tác giả định nghĩa: “Văn học dân gian địa phương, về cơ bản, phải là văn học dân gian sưu tầm được ở địa phương, là văn hóa dân gian dân tộc hình thành, tồn tại, phát triển ở địa phương”
[15, tr.119] Từ cách định nghĩa văn học dân gian địa phương - đơn vị là làng, bản - của nhóm tác giả Cao Huy Đỉnh, Nguyễn Đình Chú, Đặng Nghiêm Vạn ở trên, cơ hồ
đã định ra ba loại sáng tác đang tồn tại ở địa phương: Loại 1 Loại sáng tác dân
gian có tính chất phiếm chỉ, không rõ thời gian nào, không gian nào, sự vật nào, sự việc nào, nhân vật nào cụ thể để nói nó được sáng tác ở làng nào và nó nói về làng
nào; Loại 2 Loại sáng tác dân gian có ấn dấu địa phương rõ rệt Trong đó có tên
đất, tên người, có sự vật và sự việc đặc biệt… thuộc một địa phương cụ thể, có
thực; Loại 3 Loại sáng tác dân gian trong quá trình lưu truyền, lúc thì phiếm chỉ
hóa, lúc thì địa phương hóa, và do đó sinh ra nhiều dị bản Có thể tóm lược 3 loại sáng tác dân gian như sau:
Trang 8Vấn đề này về sau được Bùi Mạnh Nhị kế thừa, làm rõ trong bài viết “Tiếp
cận văn học dân gian địa phương từ đặc trưng của văn học dân gian” in trên Tạp chí văn học, số 3/1985 Bùi Mạnh Nhị cũng phân định ra 3 dạng hình thành, tồn tại của
văn học dân gian ở các địa phương: Dạng 1 Những hiện tượng văn học dân gian
nảy nở, lưu truyền ở một địa phương nhất định, do nhân dân địa phương đó sáng tạo ra và phản ánh những đặc thù của địa phương đó Đây là dạng “đặc sản” của
văn học dân gian địa phương; Dạng 2 Những hiện tượng văn học dân gian có mặt
ở địa phương khác nhưng địa phương này cũng tạo nên, cung cấp những dị bản, làm giàu thêm cuộc sống của những hiện tượng văn học dân gian đó và ngược lại;
Dạng 3 Những hiện tượng văn học dân gian có mặt ở nhiều địa phương và không
hề thay đổi Dưới đây là tóm lược về 3 dạng đã đề cập:
Việc xác định xuất xứ của các hiện tượng văn học dân gian thuộc dạng 3 cũng là một vấn đề cần phải đặt ra trong lĩnh vực nghiên cứu Vì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bóc tách các lớp văn hóa chứa đựng trong hiện tượng văn học dân gian, xác định tính địa phương của văn học dân gian,… Nhân dân ở mỗi địa phương đều lưu truyền các hiện tượng văn học dân gian dạng 3, mặc nhiên xem đó là tài sản riêng của họ Khi đó, các hiện tượng văn học dân gian này không còn bó hẹp ở địa phương nữa mà đã vươn ra ngoài, nâng lên thành tài sản chung của cộng
Trang 9đồng, dân tộc Quay lại vấn đề văn học dân gian trong một làng, theo quan niệm của nhóm tác giả Cao Huy Đỉnh thì văn học dân gian trong một làng, có thể do nhân dân làng ấy sáng tác, cũng có thể là từ nơi khác truyền đến rồi giữ nguyên hoặc là thay đổi ít nhiều, cũng có thể lấy đề tài từ chính làng ấy mà cũng có thể lấy đề tài từ làng lân cận hay xa hơn nữa Vấn đề mà nhóm tác giả Cao Huy Đỉnh đưa ra là vấn đề dành cho người sưu tầm Đó là chính bản thân người sưu tầm trong quá trình điền dã, điều tra xem những sáng tác ấy có được tập thể ở làng (địa phương) truyền miệng lâu ngày và quen thuộc không? Riêng loại sáng tác có giữ dấu ấn địa phương và loại sáng tác vừa có tính phiếm chỉ vừa có tính địa phương với nhiều dị bản của nó là những cái mà ta cần sưu tầm kỹ lưỡng, vì một trong những mục đích và yêu cầu của việc sưu tầm văn học dân gian từng làng, từng vùng là cốt để tìm hiểu sự hòa hợp, thống nhất giữa tính địa phương và tính dân tộc, giữa tính truyền miệng và tính dị bản của văn học dân gian
Văn học dân gian địa phương hình thành, tồn tại một cách có quy luật Có những quy luật nảy sinh từ các đặc điểm địa phương về địa lý, lịch sử, xã hội, văn hóa, con người… Có những quy luật nảy sinh từ chính những đặc trưng của văn học dân gian Những quy luật đó dù nảy sinh từ đâu thì nó cũng quan hệ chặt chẽ, gắn kết với nhau không thể tách rời Cho nên, khi nghiên cứu văn học dân gian địa phương, chúng ta không nên quá xem trọng sự ảnh hưởng của đặc điểm địa phương mà xem nhẹ sự chi phối của các đặc trưng văn học dân gian Bao giờ nghiên cứu văn học dân gian địa phương, cũng phải đặt nó trong một thế cân bằng, hợp lý giữa các luồng ảnh hưởng cũng như các mức độ chi phối
Một trong những đặc trưng của văn học dân gian là tồn tại tính dị bản Cho nên, nhắc đến văn học dân gian địa phương thì không thể thiếu sự tồn tại của dị bản Nguyên nhân hình thành dị bản của văn học dân gian (địa phương) theo Bùi
Mạnh Nhị chính là do: “[…] đặc điểm địa phương về các mặt địa lý, lịch sử, xã hội, văn hóa, con người đã thúc đẩy sự hình thành dị bản của các tác phẩm, tạo nên nét khác biệt trong dị bản ở các địa phương về một số chi tiết, nội dung, nghệ thuật, hoặc hình thức lưu truyền tác phẩm…” [15] Chính đặc trưng tính địa phương của
Trang 10văn học dân gian đã tạo nên tính dị bản cho chính nó Liên quan đến tính dị bản của văn học dân gian địa phương là bóng dáng của
nghệ nhân dân gian Theo Đinh Gia Khánh, nghệ nhân là “những người kết tinh được kinh nghiệm và tài năng của quần chúng, là những người nói lên được một cách đầy đủ hơn cả tâm tư và nguyện vọng của quần chúng” [10, tr.78] Họ đại
diện cho quần chúng biểu diễn, sáng tạo và hơn hết là lưu truyền các tác phẩm văn học dân gian Chính vì điều này đã tạo nên một hiện tượng “dị bản nghệ nhân” trong văn học dân gian Có thể trong lúc diễn xướng (kể, hát) do tâm lý cá nhân, do tài năng sáng tạo và cũng do đặc điểm tâm lý địa phương mà nghệ nhân có thể thêm, bớt và sáng tạo thêm tình tiết mới cho câu chuyện Đó là tiền đề cho sự xuất hiện hiện tượng “dị bản địa phương” của văn học dân gian Từ vai trò của nghệ nhân dân gian, chúng ta có thể giới hạn đối tượng sưu tầm, điền dã trong công tác thực tế Đó là hết sức chú ý, tập trung vào khai thác các đối tượng được xem là nghệ nhân dân gian ở địa phương, rồi sau đó mới mở ra các đối tượng khác như người già, người có học thức, người được sinh ra trong gia đình có truyền thống
văn hóa,… Gặp gỡ ở điểm này, Trần Xuân Toàn trong công trình Một số phương pháp điền dã sưu tầm văn học dân gian (2011) đề xuất sử dụng phương pháp sưu
tầm so sánh trong quá trình sưu tầm điền dã, tức là cùng một vấn đề có thể nêu ra câu hỏi cho nhiều người khác nhau Thao tác này sẽ giúp chúng ta đưa ra được mức độ chính xác cũng như tìm thấy sự khác nhau giữa ý thức, tâm thức dân gian ở các địa điểm khác nhau Ví dụ như cùng một vấn đề hỏi về công tích của ba anh em Quan Lớn Trà Vong (anh hùng lịch sử của địa phương Tây Ninh), có thể cư dân ở gần và cư dân ở xa các cơ sở thờ tự Quan Lớn Trà Vong sẽ kể với một thái độ khác, có thể giữa các cư dân có đức tin và cư dân thiếu đức tin sẽ kể với một thái độ khác, có thể người già kể khác và người trẻ kể khác,… Và sự khác biệt ấy có thể biểu hiện ở sự rành mạch, rõ ràng và đầy đủ, đúng đắn của bản kể Cho nên, trong suốt thời gian thực hiện công tác điền dã, sưu tầm, chúng tôi tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc ghi chép đầy đủ, giữ nguyên gốc lời kể của dân gian để từ đó có thể tìm ra các dị bản (nếu có)
Bùi Mạnh Nhị cho rằng: “Dị bản là bằng chứng chứng tỏ cuộc sống tích cực,
Trang 11sự vận động năng động của văn học dân gian Và về nguyên tắc, tất cả các dị bản đều có quyền tồn tại, đều có ý nghĩa của nó Còn trong quá trình nghiên cứu, nhà nghiên cứu sử dụng dị bản nào thì đó là chuyện khác” [15] Tuy nhiên, trong quá
trình nghiên cứu, việc so sánh các dị bản với nhau sẽ mang lại cho chúng ta nhiều điều thú vị về văn hóa tộc người, vùng miền, địa phương Nó giúp chúng ta đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi vì sao bản kể này chỉ tồn tại ở địa phương này mà không tồn tại ở địa phương khác? Vì sao bản kể này khi lưu hành ở địa phương này thì có sức sống bền vững còn ở địa phương khác thì không? Vì sao bản kể này mang đậm dấu ấn địa phương hơn bản kể khác?
Tóm lại, việc sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian địa phương không còn là vấn đề cũ hay mới nữa mà nó thật sự trở thành một vấn đề, một lĩnh vực cần phải được quan tâm, đầu tư một cách thỏa đáng Nhất là trong thời đại ngày nay, khi giới trẻ ngày càng xem nhẹ những giá trị văn hóa cổ truyền, thế hệ người già, lớn tuổi, hiểu biết thì đang ngày một “tàn lụi” dần Thực tế này do chính chúng tôi trải nghiệm và nhận thức được sau khi thực hiện điền dã sưu tầm ở địa phương Tây Ninh Một số người trẻ thì không hề biết và cũng chưa một lần đặt cho mình trách nhiệm, niềm đam mê tìm hiểu văn hóa dân gian Người già có kể cho con cháu nghe nhưng không phải tất cả con cháu đều lưu tâm và coi trọng Một bộ phận những người hiểu biết văn hóa dân gian, văn học dân gian thì do hoàn cảnh nên suốt ngày đầu tắt mặt tối mưu sinh, vốn văn học dân gian đã chìm sâu vào ẩn ức, người sưu tầm không chuyên như chúng tôi thật không dễ dàng gì khơi gợi lại được Vốn văn hóa dân gian, văn học dân gian đang ngày càng lẩn khuất và chìm sâu theo thời gian Vì vậy, vấn đề điền dã, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian, văn học dân gian là một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết trong khoa nghiên cứu văn hóa dân gian, văn học dân gian
1.2 Phương pháp sưu tầm điền dã và truyện dân gian Tây Ninh
Mọi công tác nghiên cứu văn học dân gian đều phải xuất phát từ một địa bàn
văn hóa – lịch sử cụ thể Cho nên, “người nghiên cứu văn học dân gian không thể chỉ đi vào thư viện để đọc những tác phẩm văn học dân gian qua văn bản sưu tầm
Trang 12ghi chép mà còn phải đi vào môi trường sinh hoạt của nhân dân để quan sát, tìm hiểu tác phẩm văn học dân gian ngay tại môi trường sống của chúng” [21, tr.43]
Thật vậy, chúng ta không thể nghiên cứu văn học dân gian trong một trạng thái “chết” mà phải nghiên cứu nó trong một môi trường sống, trong một bối cảnh mà nó tồn tại qua từng thời đại theo chiều dài lịch sử Ở đó, chúng ta có thể thấy sự diễn tiến, vận động của một hiện tượng văn học dân gian với một giá trị chân thực
nhất và có lẽ cũng là đúng đắn nhất Chúng ta “không thể không tiếp cận với văn học dân gian trong đời sống thực của nó để hiểu thấu đáo cái phần ngôn ngữ sinh động ẩn đằng sau văn bản Người nghiên cứu cần ghi chép các hình thức hành ngôn của các lứa tuổi, nghề nghiệp thuộc từng vùng văn hóa, địa phương để thấy tính đa dạng, khả năng tạo nghĩa của nó” [26] Để tiếp cận được “đời sống thực”
của các hiện tượng văn học dân gian, đòi hỏi người nghiên cứu phải tiến hành công cuộc điều tra, sưu tầm, điền dã Đó là một bước quan trọng không thể bỏ qua khi tiến hành nghiên cứu văn học dân gian địa phương
Tuy nhiên, cũng cần phải nói rõ, do thời gian và công tác sưu tầm, điền dã được thực hiện bởi cá nhân nên chúng tôi không thể tiến hành được trên phạm vi diện rộng, điều tra theo phương pháp sưu tầm cuốn chiếu, tức là điều tra hết địa bàn này sang địa bàn khác (tiêu chí là không bỏ sót), mà chúng tôi chỉ có thể tiến hành theo phương pháp sưu tầm chọn hạt nhân Tức là chúng tôi tiến hành khoanh vùng, chọn lọc những nơi, những địa điểm được nghi ngờ có tồn tại hiện tượng văn học dân gian, sự gợi ý này chúng tôi dựa vào các nguồn tài liệu sưu khảo trước đó và dựa trên đặc trưng văn học dân gian nói chung và văn học dân gian Nam Bộ nói riêng, đó là đặc trưng các hiện tượng văn học dân gian hay gắn với đình, miếu, đền, chùa, những cơ sở tín ngưỡng, thờ tự các vị anh hùng, những người có công khai hoang, lập làng, lập ấp,… đối với cư dân vùng đất mới mà Tây Ninh là một bộ phận Bên cạnh đó, chúng tôi kết hợp với tiêu chí lựa chọn đối tượng điều tra, điền dã Đó là những người lớn tuổi, những người có vốn hiểu biết văn hóa dân gian, văn học dân gian lâu đời ở địa phương Kết lại, công tác sưu tầm, điền dã của chúng tôi dựa trên hai tiêu chí: 1 Phạm vi xoay quanh đình, miếu, đền, chùa; 2 Đối tượng là những người lớn tuổi, những người hiểu biết vốn tri thức dân gian ở địa
Trang 13phương Một điều cần phải nói rõ là, chúng tôi không giới hạn phạm vi câu hỏi điều tra xoay quanh đình, miếu, đền, chùa mà có sự kết hợp mở rộng phạm vi câu hỏi ra những hiện tượng văn học dân gian không gắn với đình, miếu, đền, chùa Từ đó, sưu tầm được truyện dân gian đa dạng về đề tài, chứ không hề có ý định “đóng gói” ở một đề tài nào cụ thể Cũng cần phải nói thêm về tiêu chí nhận diện truyện dân gian Tây Ninh trong đối tượng sưu tầm của người điền dã, đó là 2 tiêu chí: 1 Tác phẩm phải được lưu truyền trong cộng đồng cư dân ở Tây Ninh; 2 Đối tượng phản ánh trong tác phẩm nhất thiết phải liên quan đến con người và đời sống con người (trong quá khứ) ở Tây Ninh
Tất cả những gì mà một người sưu tầm, điền dã văn học dân gian cần phải có đó là thời gian, lòng kiên nhẫn và kiến thức nền Thời gian để người sưu tầm có thể dấn thân, thâm nhập vào “nhóm nhỏ” (“Folklore là giao tiếp nghệ thuật trong một
nhóm nhỏ” - Dan Ben – Amos, Tiến tới một định nghĩa folklore trong ngữ cảnh),
như là một thành viên của “nhóm nhỏ”, hầu tạo ramột bối cảnh truyện kể tự nhiên như nó vốn có, mà không chịu bất kỳ một sự tác động nào mang tính sắp đặt Lòng kiên nhẫn để người sưu tầm có thể lắng nghe, và tham dự vào tất cả các buổi sinh hoạt dân gian của “nhóm nhỏ”, ghi chép, miêu tả tỉ mẩn từng lời kể, biểu cảm giọng nói, nét mặt, động tác cũng như thời gian, không gian diễn ra của các buổi nói, kể dân gian ấy Từ đó, có thể sưu tầm được cả một hợp thể bản kể, so sánh các bản kể với nhau để rút ra được những kết quả khoa học Kiến thức nền để người sưu tầm có thể nhận ra đâu là dị bản, đâu là sự sai lạc do trí nhớ của nghệ nhân Nhưng trên hết có lẽ là lòng đam mê, ý thức gìn giữ vốn văn học dân gian trong đời sống hiện đại
Ngày này, nếu người làm công tác sưu tầm, điền dã mà không biết đến khai niệm “bối cảnh” thì quả là một sự thiếu sót hệ trọng Theo Alan Dundes (trong bài
viết Kết cấu, văn bản và bối cảnh) thì: “Bối cảnh của một mục folklore là tình
huống xã hội riêng mà trong đó mục này được sử dụng thật sự” [18, tr.508] Và ông cũng chỉ rõ ra rằng: “Một lý do ghi lại bối cảnh là chỉ khi nào những dữ liệu
Trang 14như thế được cung cấp thì mới có thể có cố gắng nghiêm chỉnh để giải thích vì sao một văn bản nào đó được dùng trong một tình huống nào đó” [18, tr.509]
Bối cảnh là một yếu tố “động” cho nên không thể tạo tác, sắp xếp cũng như suy đoán mà cần phải được ghi chép lại ngay trong lúc mà nó tồn tại, nó xảy ra, nó
hiện diện “Chẳng có gì sai khi ghi tên và địa chỉ người cung cấp tài liệu cũng như địa điểm cùng ngày tháng sưu tầm, nhưng ta chớ nên tự lừa mình mà nghĩ rằng ta đã ghi bối cảnh bằng cách làm thế Những dữ liệu tối thiểu như vậy chỉ là bắt dầu, chứ không phải là kết thúc” [18, tr.516] Bối cảnh bao gồm: tình huống truyện được
kể, thời gian, không gian, cũng như lời kể, nét mặt, cử chỉ điệu bộ của cả người kể và người nghe Nói cách khác, nếu như văn bản truyện chính là yếu tố mang tính lịch đại thì bối cảnh là yếu tố mang tính đồng đại Hai yếu tố này tác động qua lại với nhau, ảnh hưởng nhau Bối cảnh có thể quy định sự thay đổi của văn bản, và văn bản ở một mức độ nào đó cũng chi phối bối cảnh
Một điều cần phải chú ý nữa khi nghi sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian địa phương Đó là văn học dân gian có tính địa phương, được thể hiện qua ngôn ngữ, nội dung, hình thức, thể loại Theo Hoàng Tiến Tựu, giải quyết tốt vấn đề phân loại văn học dân gian sẽ dẫn đến hệ quả tốt trong việc giải quyết vấn đề phân
vùng văn học dân gian vì “[…] giải quyết tốt vấn để phân loại sẽ tạo điều kiện thuận lợi để gắn những thể loại lớn hoặc nhỏ, chung hoặc riêng vào địa bàn sinh nở và tồn tại của nó” [20] Từ đó, ta có thể tiến hành đi tìm được bối cảnh lịch sử
của tác phẩm văn học dân gian Quả thật, văn học dân gian chỉ tồn tại trong những thể loại với những tác phẩm cụ thể vì vậy nghiên cứu văn học dân gian địa phương
cũng cần đi từ thể loại, tác phẩm Tuy nhiên, “[…] vấn đề văn học dân gian địa phương cần phải được tìm hiểu khác nhau đối với những thể loại khác nhau, bởi vì quy luật hình thành tính địa phương của chúng khác nhau” [15, tr.120]
Có những thể loại phát triển mạnh ở địa phương này nhưng lại thiếu sức sống
ở địa phương khác Đó là do, “quan hệ thẩm mỹ của văn học dân gian đối với thực tại có những cơ sở khác nhau” [15, tr.120] Điều này phần nào lý giải tại sao ở
Nam Bộ lại tồn tại không nhiều bộ phận truyện cổ tích nhất là truyện cổ tích thần
Trang 15kỳ mà ở đó chỉ tồn tại số lượng lớn truyền thuyết về những người anh hùng chống giặc ngoại xâm, những người anh hùng văn hóa trong thời kỳ đầu khai hoang, mở đất nơi vùng đất mới? Cho nên, không phải chỉ có nghiên cứu văn học dân gian chúng ta mới căn cứ vào thể loại mà ngay cả khi sưu tầm, ghi chép cũng phải hết
sức lưu ý đặc điểm (địa phương) của thể loại bởi vì “mỗi thể loại quy định những công việc riêng, những hướng điều tra, ghi chép riêng cho người sưu tầm” [15,
tr.121] Viện dẫn ra đây việc sưu tầm những tác phẩm đặc trưng thể loại truyền
thuyết ở Tây Ninh, “việc ghi chép câu chuyện theo đúng cách kể dân gian chưa đủ, người sưu tầm còn cần phải điều tra những hội lễ, những phong tục tập quán, những địa danh và nhiều điều khác có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến câu chuyện” [15, tr.121] Theo đó, chúng tôi lần theo những lễ hội, tham gia lễ hội,
quan sát những nghi thức, phong tục của cư dân địa phương (Tây Ninh) Những lễ hội chúng tôi may mắn được tham gia đó là: Lễ giỗ Quan Lớn Trà Vong (ở Đền thờ Suối Vàng ngày 20 và 21 tháng 2 âm lịch), Lễ kỳ yên ở đình Gia Lộc (nhằm ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch), Lễ kỳ yên ở đình Long Thành (ngày 17, 18 tháng 3 âm lịch), Lễ vía Bà Đen (tháng giêng và tháng 5 âm lịch), Lễ vía Đức Chí Tôn (nhằm ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch hằng năm), Tết truyền thống của người Khmer (ở Khedol nhằm ngày 14, 15, 16 tháng 4 dương lịch)… Nhờ vậy, chúng tôi đã nắm bắt được tâm thức của cư dân đã ẩn hóa trong truyện kể như thế nào và lần tìm ra mối quan hệ giữa truyện kể dân gian với lễ hội, tín ngưỡng, phong tục ở địa phương ra sao
Khi sưu tầm, điền dã, chúng ta không tránh khỏi trường hợp, câu chuyện chúng ta được nghe kể không đầu không đuôi, chưa logic, thậm chí chỉ là một mảnh truyện Gặp phải trường hợp này, chúng ta không được xen ngang, không được bày tỏ thái độ nghi vấn, vì như vậy người kể có cảm giác bị xúc phạm Bản thân người kể, khi kể là dồn hết niềm tin, sự hiểu biết của mình vào nội dung kể nên chúng ta – người nghe cần phải tôn trọng niềm tin của người kể Ở trường hợp
này, theo Huỳnh Vũ Lam thì đó là “[…] một sự cộng hưởng giữa đức tin và ý nghĩa ngôn từ để làm nên cái không khí thẩm mỹ của câu chuyện” [12, 98] Sự cộng
hưởng ấy có nguồn gốc sâu xa từ yếu tố tín ngưỡng Yếu tố tín ngưỡng đã ăn sâu
Trang 16vào tiềm thức, vô thức của con người, nó trở thành một yếu tố hệ trọng quyết định vận mệnh của tác phẩm dân gian (bộ phận liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo)
Người kể tin thế này là đúng, thế khác là sai mặc dù nội dung, tình tiết khác với văn bản trước Có thể là do trí nhớ, nguồn tiếp nhận bị sai lệch, hoặc có trường hợp truyện dân gian bị viết hóa (có sự thêm thắt, trau chuốt từ ngữ,…) sau đó truyện bị viết hóa lại bị dân gian hóa một lần nữa làm cho văn bản trước đã không còn “hợp” với bối cảnh hiện tại
Bên trên, là vài điều chúng tôi đã tiếp thu được từ các tài liệu về công tác sưu tầm, điền dã văn học dân gian địa phương và bước đầu ứng dụng mang tính chất hoạch định phương hướng trong công tác điền dã, sưu tầm truyện dân gian Tây Ninh của chúng tôi trên cơ sở phù hợp với thực tế địa phương Tây Ninh Bởi vì, tất cả các hiện tượng đều có tính đặc trưng, tức trong cái chung luôn tồn tại cái riêng để khu biệt nó với các hiện tượng cùng cấp khác trong một chỉnh thể mà nó là bộ phận
Trang 17Chương 2 Tình hình truyện dân gian Tây Ninh (Thơ văn Tây Ninh trong nhà
trường)
Trong nghiên cứu nói chung và nghiên cứu văn học dân gian nói riêng, bao giờ khâu hệ thống tư liệu và phân loại tư liệu cũng được người nghiên cứu tỉ mẩn nhất Cho nên, ở chương này, chúng tôi sẽ điểm lại một cách chi tiết, cụ thể về
truyện dân gian Tây Ninh trong công trình Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường
2.1 Tình hình tư liệu
Công trình Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường do cố giáo sư Lê Trí Viễn chủ
biên nằm trong loạt những công trình Thơ văn địa phương trong nhà trường được biên soạn theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong những năm 1994 – 1995
Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường được chia làm 2 tập dành cho 3 cấp Tiểu học,
Trung học cơ sở, Trung học phổ thông Quyển 1 (Tiểu học & Trung học cơ sở) gồm có 6 truyện, quyển 2 (Trung học phổ thông) có 2 truyện nằm trong phần văn học dân gian (trong đó còn có các thể loại văn vần văn học dân gian) Công trình này do nhóm biên soạn sưu tầm trong nhân dân ở địa phương, một số truyện có ghi nguồn (người kể, địa chỉ người kể), một số không 8 truyện trong 2 tập sách bao gồm cả văn học dân gian và văn học viết thì đó là con số tương đối (vì đây chỉ là phần văn học địa phương trong nhà trường nên khâu biên soạn, tuyển chọn không nhiều)
Có thể liệt kê danh mục truyện dân gian trong Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường ra như sau:
STT Tên truyện Phân loại
(thể loại)
Người sưu tầm Người kể Lớp
1 Sông Cẩm giang Truyền
thuyết
Ngọc Sương, Mặc Uyên, Mai Thị Luyến
4
Trang 18Thành
6
4 Bàu Cỏ Đỏ Truyện dân
5 Suối Ông Hùng Truyền
Truyện dân gian