Vận dụng nguyên tắc liên môn để tổ chức dạy học theo dự án bài “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến” (Lịch sử 10 cơ bản)Vận dụng nguyên tắc liên môn để tổ chức dạy học theo dự án bài “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến” (Lịch sử 10 cơ bản)Vận dụng nguyên tắc liên môn để tổ chức dạy học theo dự án bài “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến” (Lịch sử 10 cơ bản)Vận dụng nguyên tắc liên môn để tổ chức dạy học theo dự án bài “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến” (Lịch sử 10 cơ bản)
Trang 1HUYỆN ĐOÀN VÕ NHAI ĐOÀN TRƯỜNG THPT HOÀNG QUỐC VIỆT
SÁNG KIẾN DỰ THI TRI THỨC TRẺ
VÌ GIÁO DỤC NĂM 2017 VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC LIÊN MÔN ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN BÀI “TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN”
(LỊCH SỬ 10 – CƠ BẢN)
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hà Đơn vị: Trường THPT Hoàng Quốc Việt
Võ Nhai, tháng 10 năm 2017
Trang 21 Lời giới thiệu
Là một giáo viên Lịch sử, bản thân tôi đặc biệt chú trọng giáo dục cho họcsinh về truyền thống yêu nước của dân tộc để làm sao thôi thúc trong các em ngọnlửa của tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc chính đáng, để từ đó các em ýthức được trách nhiệm của mình với quê hương đất nước
Để nâng cao hiệu quả giáo dục về truyền thống yêu nước của dân tộc ViệtNam , theo tôi cần vận dụng triệt để nguyên tắc dạy học liên môn Trên cơ sở kiếnthức của nhiều môn học khác nhau như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, GDCD, GDQP -
AN, Âm nhạc, việc giáo dục về truyền thống yêu nước của dân tộc sẽ được tiếnhành thuận lợi hơn
Để việc vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn mang lại hiệu quả nhất theo
tôi cần thực hiện dạy học theo dự án (Project method) Đó chính là “Cách thức
giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp có tính thực tiễn cao hoặc gắn liền giữa lí thuyết với thực hành, học sinh là người tự lập
kế hoạch, chủ động thực hiện, sáng tạo ra các sản phẩm nhất định và đánh giá kết quả đạt được” [8, tr.137].
Bắt đầu từ năm học 2014-2015, nhóm Lịch sử chúng tôi đã họp và thốngnhất dạy học bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến(Lịch sử 10) theo nguyên tắc dạy học liên môn Trên cơ sở nghiên cứu kĩ các vănbản của ngành GD-ĐT, qua thực tiễn dạy học, tôi đã cấu trúc lại nội dung dạy họcBài 28 - Lịch sử 10, vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn (với môn Ngữ văn,GDCD, GDQP - AN) và tích hợp với kiến thức Lịch sử Việt Nam (từ năm 1945đến nay) để giáo dục truyền thống yêu nước cho các em học sinh
Theo tôi việc đề ra sáng kiến: Vận dụng nguyên tắc liên môn để tổ chức dạy
học theo dự án bài “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong
kiến” (Lịch sử 10- cơ bản) là hết sức cần thiết Qua đó các em học sinh được vận
dụng kiến thức các môn học để đóng vai một nhân vật lịch sử hay để tổ chức thi đốvui lịch sử nên càng hứng thú học tập Đồng thời bồi dưỡng cho các em tinh thần
Trang 3yêu nước, thấm thía giá trị của độc lập, tự do và ý thức được trách nhiệm của bảnthân đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc dùng thử: Ngày 05/3/2015.
7 Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1 Về nội dung của sáng kiến
7.1.1 Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp
*Nội dung cơ bản của các môn học, các lĩnh vực có liên quan
HS cần lấy được những ví dụ cụ thể về truyền thống yêu nước Việt Nam
từ quá trình hình thành đến sự phát triển và tôi luyện ở thời phong kiến độc lập và tiếptục được phát triển trong thời đại hiện nay Từ đó, ý thức được trách nhiệm của bảnthân đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay thông qua việc vậndụng kiến thức Lịch sử, Ngữ văn, Địa lí, Âm nhạc, GDCD, GDQP - AN, những hiểubiết về tình hình chính trị - xã hội hiện nay,…
- Môn Lịch sử (Bài 28 - Lịch sử 10): Lòng yêu nước: bắt nguồn từ nhữngtình cảm đơn giản, mang tính địa phương Lòng yêu nước được xuất hiện khi hình
thành quốc gia dân tộc Việt, được phát huy ở thời kỳ Bắc thuộc, đã hình thành
truyền thống yêu nước Việt Nam Truyền thống yêu nước được phát triển và tôiluyện trong các thế kỉ phong kiến độc lập, mà nét đặc trưng nhất chính là yêu nướcchống ngoại xâm
Trang 4- Môn GDCD: Bài “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
(GDCD 10): Khái niệm lòng yêu nước, truyền thống yêu nước của dân tộc ViệtNam, trách nhiệm của học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Môn GDQP - AN: Bài “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt
Nam” (GDQP – AN 10): Những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc, đặc biệt là truyền thống vẻ vang của dân tộc trong sự nghiệpđánh giặc giữ nước , qua đó hiểu biết về tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tàithao lược đánh giặc của tổ tiên Từ đó, học sinh xác định được trách nhiệm củamình trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, có thái độhọc tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc
- Môn Ngữ văn: Các truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”, “Thánh Gióng”,
“Mị Châu Trọng Thủy” (về quá trình hình thành truyền thống yêu nước), các tácphẩm văn học thể hiện tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc thời phong kiến độc lậpnhư “Nam Quốc sơn hà”, “Hịch tướng sĩ”, “Bình Ngô đại cáo” Đáng chú ý làtrong SGK Ngữ văn 10 đã đưa một số câu chuyện lịch sử về Thái sư Trần Thủ
Độ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (trích trong bộ “Đại Việt sử kí toàn thư”).Hay câu chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam vừa là một câu chuyện lịch sử ,lại vừa được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng chuyển thể thành tác phẩm văn học “Lá
cờ thêu sáu chữ vàng”
- Lĩnh vực Âm nhạc: Bài hát “Tổ quốc gọi tên mình”.
- Kiến thức thời sự: Hiểu biết về tình hình chính trị xã hội hiện nay từ đó rènluyện ý thức làm chủ đất nước, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng
- Rèn kỹ năng phân tích, vận dụng kiến thức liên môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa
lí, GDCD, GDQP - AN, Âm nhạc, liên hệ thực tế
- Kĩ năng sử dụng tranh ảnh, download, sưu tầm tài liệu, sử dụng công nghệthông tin (phần mềm power point), kĩ năng thuyết trình, kĩ năng trình bày suy nghĩ
ý tưởng, hợp tác
- Định hướng năng lực: Tư duy, tự học, phát triển ngôn ngữ, đóng vai mộtnhân vật lịch sử
Trang 5Trải qua 9 năm giảng dạy môn Lịch sử, tôi nhận thức được rằng các kiếnthức liên môn có ý nghĩa quan trọng trong việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quákhứ, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền giáo dục cho học sinh THPT hiện nay.
* Vấn đề giáo dục ý thức cho học sinh trường trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt
- Thuận lợi
Nguồn tư liệu trên các phương tiện thông tin, truyền thông hiện nay vô cùngphong phú, đặc biệt là trên mạng In-ter-net, giúp các em học sinh có thể dễ dàngtìm hiểu vấn đề Sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường, sự tâm huyếtcủa giáo viên Đa số các em học sinh ngoan, luôn ủng hộ các hoạt động của nhàtrường, các thầy cô giáo
- Khó khăn
Sau khi tiến hành điều tra, khảo sát ở trường THPT Hoàng Quốc Việt, tôi cómột số ý kiến sau đây:
Thứ nhất, do đặc trưng riêng của nhà trường, học sinh là con em các dân
tộc thuộc 5 xã phía Đông Nam huyện Võ Nhai có điều kiện kinh tế xã hội khókhăn, điều kiện tiếp cận với các phương tiện truyền thông, thông tin của nhiều emcòn hạn chế Điều đáng lưu ý là đa số các em chưa có kĩ năng phân tích, tổng hợp,
xử lí thông tin, trong khi nhiều nguồn thông tin trái chiều đang tràn ngập trên mạngIn-ter-net hiện nay
Thứ hai, do điều kiện thực tế của nhà trường, việc tổ chức dạy học tích hợp
theo dự án chưa được tiến hành rộng rãi và thường xuyên, đặc biệt là nhóm bộ mônKhoa học xã hội Do vậy, bản thân tôi phải tự tìm tòi, định hướng cho mình về nộidung, phương pháp, cách thức tổ chức sao cho có hiệu quả Hơn nữa, nhiều em họcsinh cũng chưa quen với cách thức học tập mới nên công tác giao nhiệm vụ, địnhhướng, hướng dẫn học sinh chuẩn bị học tập theo dự án còn gặp nhiều khó khăn
- Tổng hợp kết quả điều tra về nhận thức của học sinh đối với vấn đề
Trước khi xây dựng và triển khai dự án 2 tuần lễ, tôi đã tiến hành phát phiếuđiều tra về thực trạng nhận thức của các em học sinh nhà trường về truyền thốngyêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến:
Trang 6TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT 277 HỌC SINH KHỐI 10
Nội dung khảo sát Giỏi Khá Trung
bình
Yếu, kém
1 Lòng yêu nước là gì? 13 24 156 84
2 Truyền thống là gì? 18 27 140 92
3 Truyền thống yêu nước của dân
tộc Việt Nam được hình thành
vào thời kì nào? Vì sao?
4 Thống kê các triều đại phong
kiến Việt Nam (X- XIX) 20 33 129 95
5 Nêu một vài dẫn chứng về tinh
thần yêu nước của nhân dân ta
trong công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước thời phong kiến
độc lập
6 Nêu một vài dẫn chứng về tinh
thần yêu nước của nhân dân ta
trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ
Tổ quốc thời phong kiến độc lập
7 Kể tên một số danh nhân lịch
sử, anh hùng dân tộc (đất nước,
địa phương) tiêu biểu cho tinh
thần yêu nước, thương dân thờì
phong kiến
8 Xác định trách nhiệm của bản
thân đối với việc phát huy truyền
thống yêu nước của dân tộc trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
Trang 7quốc hiện nay.
7.1.2 Các bước thực hiện giải pháp
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu bộ môn nói riêng, dạyhọc lịch sử ở trường phổ thông cần có sự vận dụng kiến thức của nhiều môn học,
sự trao đổi chuyên môn giữa các nhóm bộ môn khác nhau trong nhà trường Do đó,
để học sinh khối 10- trường THPT Hoàng Quốc Việt hiểu sâu sắc truyền thống yêunước của dân tộc Việt Nam, tôi xin đưa ra các bước thực hiện giải pháp vận dụngnguyên tắc dạy học liên môn để tổ chức dạy học theo dự án bài “Truyền thống yêunước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến” (Lịch sử 10- cơ bản) như sau:
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ CHO DỰ ÁN:
Giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, liệt kê các công việc cần thực hiện, phâncông nhiệm vụ và cung cấp tài liệu hỗ trợ cho học sinh
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 – BÀI 28 (LỊCH SỬ 10):
TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
THỜI PHONG KIẾN
Lớp 10A - Trường THPT Hoàng Quốc Việt
Nội dung:
1 Chủ đề: Quá trình hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam.
2 Mục tiêu cần đạt:
- Vận dụng được kiến thức các môn học để hiểu biết về khái niệm lòng yêu nước
và quá trình hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam
3 Nhiệm vụ:
- Nhóm 1 Vận dụng kiến thức các môn Lịch sử, GDCD, Ngữ văn, Âm nhạc, trình
bày cách hiểu của em về khái niệm lòng yêu nước và nêu ví dụ minh họa
- Nhóm 2, 3 Thông qua các tranh ảnh, tư liệu và truyền thuyết lịch sử, hãy làm rõ
quá trình hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam :
+ Nhóm 2 Lòng yêu nước của người Việt cổ được biểu hiện như thế nào ở thời đại
dựng nước đầu tiên (Văn Lang – Âu Lạc)?
Trang 8+ Nhóm 3 Trong suốt hơn 1000 năm dưới ách đô hộ của ngoại bang (thời Bắc
thuộc), người Việt có cam chịu cảnh mất nước không? Bằng những dẫn chứng cụthể có hình ảnh minh họa, em hãy làm rõ những biểu hiện lòng yêu nước của ngườiViệt thời kì này
4 Tài liệu tham khảo
- Các truyền thuyết, thơ ca, bài hát thể hiện tinh thần yêu nước và các tư liệu thamkhảo, hình ảnh có liên quan
- SGK Lịch sử, GDCD 10,
5 Tiêu chí đánh giá:
- Đánh giá sản phẩm về bố cục, nội dung, hình thức
- Đánh giá về cách trình bày và khả năng kết hợp sử dụng công nghệ thông tin
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 – BÀI 28 (LỊCH SỬ 10):
TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
THỜI PHONG KIẾN
Lớp 10A - Trường THPT Hoàng Quốc Việt
- Khai thác thông tin trên sách báo, mạng Internet,
3 Nhiệm vụ:
Trang 9- Nhóm 1 Hãy diễn một đoạn tiểu phẩm dựng lại một chi tiết/ nhân vật/sự kiện
lịch sử tiêu biểu cho tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân ta thờiphong kiến mà nhóm em tâm đắc nhất
- Nhóm 2 Thiết kế bài trình chiếu (trên Power Point hoặc Word) có hình ảnh minh
họa và các thông tin giới thiệu về một vị anh hùng dân tộc hoặc một danh nhân lịch
sử (đất nước/địa phương) tiêu biểu cho tinh thần yêu nước ở thời phong kiến mànhóm em tâm đắc nhất Từ đó lí giải tại sao yêu nước lại phải gắn liền với tinh thầnđoàn kết, thương dân?
- Nhóm 3 Vận dụng kiến thức Ngữ văn, Lịch sử thể hiện truyền thống yêu nước
của dân tộc Việt Nam thời phong kiến, hãy thiết kế một bài trình chiếu và cử ngườilàm MC, phụ trách kĩ thuật cho các nhóm còn lại tham gia chương trình GameShow gồm 2 phần thi “Hiểu biết” và “Nhận diện lịch sử”
4 Tài liệu tham khảo
- SGK Lịch sử, Ngữ văn 10, GDQP-AN 10; Tài liệu tham khảo có liên quan
5 Tiêu chí đánh giá:
- Đánh giá sản phẩm về bố cục, nội dung, hình thức
- Đánh giá về cách trình bày và kết hợp sử dụng công nghệ thông tin (nếu có)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 – BÀI 28 (LỊCH SỬ 10):
TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
THỜI PHONG KIẾN
Lớp 10A - Trường THPT Hoàng Quốc Việt
Trang 10- Ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với việc phát huy truyền thống yêunước của dân tộc.
3 Nhiệm vụ:
Câu hỏi 1: Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là
gì? Vì sao?
Câu hỏi 2: Là công dân trẻ tuổi của đất nước, theo em cần phải làm gì để phát huy
truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam?
Bài tập tình huống:
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Tiến muốn theo học và phát triển nghề truyềnthống của gia đình, dòng họ mình mà bạn có năng khiếu và rất yêu thích nó Song,nhiều bạn bè cho rằng, Tiến làm như vậy là không có tương lai, thanh niên phảitheo học những ngành khoa học – kĩ thuật hiện đại mới phù hợp
Nếu là Tiến, em sẽ làm gì?
(SGK GDCD 10, trang 102).
4 Tài liệu tham khảo
- SGK Lịch sử, GDCD 10, GDQP-AN 10; Tài liệu tham khảo có liên quan
5 Tiêu chí đánh giá:
- Đánh giá sản phẩm về bố cục, nội dung, hình thức
- Đánh giá về cách trình bày, giải quyết tình huống, liên hệ thực tế
BƯỚC 2: KHỞI ĐỘNG BẮT ĐẦU DỰ ÁN:
GV cho HS 3 nhóm tìm từ khóa (chủ đề) cho những hình ảnh, tư liệu GVđưa ra Nhóm nào phất cờ trước có quyền trả lời Trả lời đúng từ khóa của nhómhình ảnh được 50 điểm Trả lời sai thì hai đội còn lại có quyền phất cờ trả lời
- Hình ảnh, tư liệu 1: Hai Bà Trưng, chống quân Mông Nguyên, kháng
chiến chống Mĩ, hướng về biển đảo, kèm lời đoạn nhạc bài hát “Tổ quốc gọi tênmình”
Trang 11- Hình ảnh, tư liệu 2: GV đưa ra một số hình ảnh và tư liệu về truyền thống
tôn sư trọng đạo
- Hỏi: Những truyền thống này có từ lâu đời chưa? Theo em truyền thốngnào là kết tinh sức mạnh và niềm tự hào của dân tộc ta?
- GV nêu khái niệm truyền thống và giới thiệu bài học
Trang 12+ Truyền thống là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lốisống, đạo đức của một dân tộc được hình thành và lưu truyền từ đời này sang đờikhác Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã để lại baotruyền thống tốt đẹp Trong đó, truyền thống yêu nước là thiêng liêng nhất, kết tinh
bản lĩnh, sức mạnh và niềm tự hào dân tộc Trong năm điều Bác dạy thiếu niên nhi
đồng thì điều thứ nhất là: "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào" Người đã từng khẳng định:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước" Vậy, truyền thống yêu nước được
hình thành như thế nào? Được phát triển và tôi luyện ra sao ở thời phong kiến?Theo em, cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của chaông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay?
- GV định hướng các hoạt động cho học sinh:
Hoạt động 1: Khởi động (tích hợp kiến thức GDCD, Âm nhạc với Lịch sử) Hoạt động 2: Tích hợp kiến thức Ngữ văn, GDCD với Lịch sử để làm rõ sự
hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam
Hoạt động 3: Tích hợp kiến thức Ngữ văn, GDCD, GDQP-AN với Lịch sử
để làm rõ những biểu hiện của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến
Hoạt động 4: Tích hợp kiến thức GDCD, GDQP – AN, hiểu biết về tình
hình chính trị xã hội hiện nay với Lịch sử để làm rõ đặc trưng của truyền thống yêunước thời phong kiến và liên hệ với trách nhiệm bản thân hiện nay
BƯỚC 3: TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
Các nhóm học sinh phân công nhiệm vụ cụ thể trong nhóm, nghiên cứu dự
án và hoàn thành sản phẩm dự án Giáo viên định hướng rõ ràng về các sản phẩm
dự án mà học sinh phải hoàn thành
Trang 13Giáo viên cũng đưa ra tiêu chí đánh giá ngay từ đầu để học sinh có thể hoànthành một cách có hiệu quả nhất Giáo viên luôn giữ liên lạc, theo dõi, động viên,giúp đỡ học sinh, đồng thời điều chỉnh kịp thời khi các nhóm học sinh đi “chệchhướng” ban đầu.
BƯỚC 4: TRÌNH BÀY VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ ÁN:
Giáo viên hướng dẫn, tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả, trình bày cácsản phẩm dự án trước lớp Các nhóm khác nhận xét, góp ý, trao đổi và đánh giá lẫnnhau theo các tiêu chí cho trước Giáo viên qui định thời gian cho các nhóm trìnhbày, giới thiệu sản phẩm dự án Giáo viên đưa ra câu hỏi cần thiết và nhận xét,đánh giá phần trình bày cũng như sản phẩm dự án của các nhóm Cuối cùng, giáoviên tổng kết các nội dung cơ bản của bài
BƯỚC 5: HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC, TỰ ĐÁNH GIÁ
1 Giáo viên đưa ra bảng tự đánh giá năng lực để hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Rubric định lượng/phân tích Mức/điểm
Tiêu chí
1 (Giỏi
9 -10 điểm)
2 (Khá
7 -8 điểm)
3 (Trung bình
5 -6 điểm)
4 (Không đạt < 5 điểm)
Trình bàytương đối
rõ ràng,mạch lạc,nêu đượcmột vài dẫnchứng về
Trình bàyđược một
số ý cơ bảncủa nộihàm kháiniệm lòngyêu nước,
Trình bày chưa đầy
đủ, còn nhiều sai sót nghiêm trọng