1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh theo phương pháp lấy người học làm trung tâm thông qua các trò chơi ngôn ngữ

23 815 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 601,48 KB

Nội dung

Giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh theo phương pháp lấy người học làm trung tâm thông qua các trò chơi ngôn ngữGiảng dạy ngữ pháp tiếng Anh theo phương pháp lấy người học làm trung tâm thông qua các trò chơi ngôn ngữGiảng dạy ngữ pháp tiếng Anh theo phương pháp lấy người học làm trung tâm thông qua các trò chơi ngôn ngữGiảng dạy ngữ pháp tiếng Anh theo phương pháp lấy người học làm trung tâm thông qua các trò chơi ngôn ngữ

Trang 1

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH BẮC NINH

BCH TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỐNG KÊ

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

6 Phương pháp nghiên cứu

PHẦN II: NỘI DUNG

1 Lịch sử của vấn đề nghiên cứu

1.1 Các phương pháp giảng dạy tiếng Anh

1.2 Các quan điểm về dạy và học ngữ pháp tiếng Anh

Trang 3

Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được tiến hành ở tất cả các trường, ở tất cả các môn học Đối với môn tiếng anh, việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng ít nhiều thu được những thành quả nhất định.Song trong thực tế, để vận dụng

có hiệu quả phương pháp đó khi dạy từng kiểu bài, từng tiết dạy cho từng đối tượng học sinh cụ thể như thế nào thì vẫn còn nhiều bất cập đối với mỗi giáo viên chúng

ta

Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh, chúng ta cần phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, giúp các em có hứng thú say mê học tập Đây là một việc làm hết sức cần thiết và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên

Chính vì lẽ đó, trong khi giảng dạy tiếng Anh tại trường Cao đẳng Thống kê, tôi đã cố gắng tìm tòi , nghiên cứu, vận dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của sinh viên Trong đó tôi thấy việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ rất hiệu quả đối với việc giảng dạy ngữ pháp Sinh viên không chỉ đơn thuần học được cấu trúc ngữ pháp mà còn thực hành giao tiếp được thông qua cấu trúc ngữ pháp ấy

Từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh thông qua các trò chơi ngôn ngữ”

Với đề tài này tôi mong muốn đóng góp một số kinh nghiệm của mình vào việc tạo hứng thú cho sinh viên khi học môn ngữ pháp và giúp các em thực hành giao tiếp có hiệu quả trong hoàn cảnh thực tế

2 Mục đích nghiên cứu

Việc thực hiện đề tài trên nhằm đạt các mục đích sau:

Trang 4

- Tạo hứng thú cho sinh viên, hạn chế sự căng thẳng trong giờ học

- Tạo cơ hội cho người học có điều kiện hình thành khả năng chủ động giao tiếp, bớt rụt rè khi giao tiếp bằng tiếng Anh, củng cố lại kiến thức mọt cách thường xuyên và ứng dụng có hiệu quả khi giao tiếp trong các tình huống thực tế

- Trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiệp vụ công tác của bản thân

3 Đối tượng nghiên cứu

“Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ” trong dạy ngữ pháp tiếng Anh cho sinh viên trường Cao đẳng Thống kê

4 Phạm vi nghiên cứu

Vì thời gian có hạn nên tôi chỉ khái quát sơ bộ về các phương pháp giảng dạy tiếng Anh và giới thiêu một số trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh áp dụng tại trường Cao đẳng Thống kê

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1.1 Nghiên cứu cơ sơ lý luận của phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại đặc biệt là phương pháp dạy học tích cực lấy người học là trung tâm

4.1.2 Nghiên cứu thực trạng học tập môn tiếng Anh tại trường cao đẳng Thống kê

4.1.3 Vận dụng phương pháp giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh thông qua các trò chơi ngôn ngữ cho sinh viên trường Cao đẳng Thống kê

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa những tài liệu liên quan đến đề tài

4.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: quan sát việc học tiếng Anh của sinh viên trong mỗi buổi lên lớp

- Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện: trao đổi với đồng nghiệp, sinh viên nhằm tìm hiểu thực trạng học tập môn tiêng Anh

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp

và đúc rút kinh nghiệm của bản thân

- Phương pháp thực nghiệm: so sánh 2 phương pháp : phương pháp truyền thống và phương pháp dạy học mới theo hướng lấy người học là trung tâm

Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNG

1 Lịch sử của vấn đề nghiên cứu

1.1 Các phương pháp giảng dạy tiếng Anh

a Phương pháp “ngữ pháp - dịch”

Đây là phương pháp dạy tiếng Anh truyền thống được áp dụng mạnh mẽ ở Việt Nam vào những năm 1970 cho đến tận những năm 1990 Ở phương pháp này, chương trình tập trung chủ yếu vào phát triển kỹ năng đọc hiểu, học thuộc lòng từ vựng, dịch văn bản, viết luận và phân tích ngôn ngữ (học để nắm chắc các quy tắc ngôn ngữ) Các bài khóa được biên soạn và chia ra thành từng đoạn ngắn Việc giảng giải các quy tắc ngôn ngữ là cơ bản Học sinh được học về ngữ pháp rất kỹ trên cơ sở các hiện tượng ngữ pháp cơ bản được rút ra từ các bài khóa Để kiểm tra

sự thông hiểu về nội dung bài khóa và các quy tắc ngôn ngữ, học sinh bắt buộc phải dịch các bài khóa sang tiếng mẹ đẻ Học sinh không được phép mắc lỗi ngôn ngữ, nếu có phải sửa ngay

Phương pháp này có các ưu điểm:

- Học sinh được rèn luyện rất kỹ về ngữ pháp và tiếp thu lượng từ vựng khá lớn

- Học sinh nắm được tương đối nhiều các cấu trúc cơ bản, thuộc lòng các đoạn văn hay các bài khóa mẫu

- Học sinh có thể đọc hiểu nhanh các văn bản

Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhiều hạn chế:

- Không giúp học sinh “giao tiếp” được Hoat động chủ yếu trong lớp là người thầy, nghĩa là người thầy giảng giải, nói nhiều còn học sinh thì thụ động ngồi nghe và ghi chép, không có ý kiến phản hồi hoặc không tham gia giao tiếp (nói) với thầy và bạn bè

- Hoạt động dạy hoc chỉ diễn ra một chiều, học sinh hoàn toàn bị động, không có cơ hội thực hành giao tiếp trong lớp, khả năng sáng tạo đặc biệt là kỹ năng nói của học sinh bị hạn chế nhiều

b Phương pháp Nghe - Nói:

Phương pháp này nhấn mạnh đến vai trò luyện tập thành thục các mẫu câú trúc có sẵn, nhấn mạnh vào việc dạy kỹ năng nói và nghe trước kỹ năng đọc và viết Khác với phương pháp ngữ pháp - dịch, phương pháp này đáp ứng đúng mục tiêu cần đạt được của người học là hình thành và phát triển cả 4 kỹ năng, nhưng ưu

Trang 6

tiên phát triễn kỹ năng nói, nghe trước đọc và viết Việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) được thực hiện xen lồng trong quá trình dạy học Phương pháp

Nghe - Nói không cho phép việc dùng tiếng mẹ đẻ trong lớp, khuyến khích tối đa việc dùng tiếng Anh trong quá trình dạy học Khi thực hiện, người ta nhấn mạnh việc phát triển 2 kỹ năng nghe và nói là chủ yếu Việc dạy học thông qua thực hành cấu trúc câu và qua các bài tập ứng dụng, người học tự phát hiện và tìm hiểu những điểm giống nhau (so với tiếng mẹ đẻ) về cấu trúc câu, cách phát ngôn

và đưa ra các quy tắc ngôn ngữ Yêu cầu người học bắt chước mẫu do người dạy cung cấp Ví dụ như, các bài hoặc mẩu đối thoại mẫu (dialogues) có chứa cấu trúc câu hoặc hiện tượng ngôn ngữ cần truyền đạt Học sinh luyện tập mẫu đó thực chất

là hình thành một thói quen ngôn ngữ theo các hình thức như: hỏi và trả lời về bài đối thoại mẫu, thực hành thêm một số bài tập cấu trúc (thay thế, bổ sung, chuyển đổi )

Phương pháp này có các ưu điểm sau:

- Có hiệu quả đối với những người mới học, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học hoặc học sinh ở đầu cấp THCS Học sinh cảm thấy phấn khởi tự tin khi được nghe và tập bắt chước theo giáo viên Ví dụ học sinh làm theo lệnh của giáo viên hoặc hát các bài hát tiếng Anh đơn giản

c Phương pháp giao tiếp hay tiếp cận giao tiếp được xem như phương pháp dạy học ngoại ngữ phổ biến nhất và hiệu quả nhất hiện nay

Hầu hết các giáo trình, SGK phổ thông tiếng Anh trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay đều được biên soạn dựa theo quan điểm của phương pháp này Qua

đó, coi mục tiêu cuối cùng của dạy học ngoại ngữ là phát triển kỹ năng giao tiếp/

kỹ năng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp Để giao tiếp được, phương pháp này đòi hỏi phải tính đến phương diện xã hội, văn hóa của ngôn ngữ, các điều kiện xã hội của

Trang 7

quá trình sản sinh ngôn ngữ, và tính đến ngôn ngữ được dùng trong cuộc sống hàng ngày Ngoài ra phương pháp giao tiếp còn chú ý đến phương diện nghĩa của ngôn ngữ, hay nói một cách khác cần lưu ý tới ý định giao tiếp Khái niệm này về sau các nhà ngôn ngữ gọi là chức năng ngôn ngữ Như vậy, theo phương pháp giao tiếp ngôn ngữ không chỉ là phương tiện diễn đạt tư duy mà còn là phương tiện giao tiếp Mục đích cuối cùng của người học ngoại ngữ không chỉ là tiếp thu và nắm chắc kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) mà cần đạt được năng lực (khả năng) giao tiếp, tức là phát triển được tất cả 4 kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và sử dụng được ngôn ngữ để giao tiếp Vì vậy, các tài liệu dạy học hiện đều hướng đến giúp người học có thể thực hiện được các chức năng ngôn ngữ khác nhau, chẳng hạn như xin phép, đề nghị, yêu cầu ai đó làm việc gì, mô tả sự vật, bày

tỏ sự quan tâm, thích thú hoặc không thích Hơn nữa, để giao tiếp hiệu quả, người học cần phải sử dụng các hình thức ngôn ngữ thích hợp với tình huống giao tiếp trong đó yêu cầu người tham gia giao tiếp phải thể hiện được ý định giao tiếp thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ khác nhau

Với phương pháp này, trong giờ dạy giáo viên thực hiện theo 5 bước:

+ Giới thiệu ngữ liệu (presentation)

Về hạn chế, phương pháp giao tiếp nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển 4 kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết trong quá trình dạy học, trong đó kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp) không được quan tâm một cách thích đáng Kết quả là một số học sinh cảm thấy khó có thể giao tiếp vì học sinh làm sao có thể nghe, nói, đọc, viết được một khi các em không nắm chắc hệ thống

Trang 8

quy tắc ngôn ngữ Mặt khác, theo quan điểm của phương pháp này, quan hệ giữa ý định giao tiếp (bao gồm các hành động lời nói hay là các chức năng ngôn ngữ học được) và hiện thực là quá phức tạp, không rõ ràng Nói cách khác, người ta khó có thể lựa chọn các phát ngôn theo chức năng phù hợp với nhu cầu giao tiếp thực tế đa dạng và rất phức tạp Trong quá trình dạy học, giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn , tổ chức thực hiện còn học sinh đóng vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học, tức là phải phát huy cao độ tính tích cực của các em trong luyện tập thực hành Điều kiện tối thiểu để học sinh thực hành kỹ năng ngôn ngữ là mỗi lớp học không quá đông ( khoảng 35 học sinh 1 lớp), có đầy đủ thiết bị nghe nhìn , băng đĩa CD, tranh tình huống Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập nên nhấn mạnh vào 4 kỹ năng và một phần nhỏ kiến thức ngôn ngữ Kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ luôn luôn được ưu tiên trong bất kì hình thức nào

Để thực hiện thành công giờ dạy theo phương pháp này, giáo viên cần:

+ Giảm tối đa thời gian nói của mình trên lớp, tăng thời gian sử dụng ngôn ngữ cho học sinh

+ Dạy học theo cách gợi mở - giáo viên chỉ gợi mở và dẫn dắt để học sinh tự tìm ra lời giải đáp hoặc con đường đi của mình

+ Khai thác kiến thức sẵn có, kiến thức nền về văn hóa, xã hội cũng như ngôn ngữ của học sinh trong luyện tập ngôn ngữ

+ Có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh Chấp nhận lỗi như một phần tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp học sinh học tập được từ chính lỗi của bản thân và bạn bè

+ Không chỉ chú ý đến sản phẩm cuối cùng là của bài luyện tập mà còn chú trọng đến cả quá trình luyện tập và phương pháp học tập của học sinh

1.2 Các quan điểm về dạy và học ngữ pháp tiếng Anh

a Quan điểm thứ nhất: coi ngôn ngữ là một hệ thống các quy tắc ngữ pháp

Trang 9

việc dạy và học ngữ pháp tiếng Anh, thậm chí nay còn bị coi là lạc hậu bởi giáo viên không phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập của sinh viên thông qua các hoạt động tương tác trong giao tiếp, sinh viên khá thụ động, không biết ứng dụng tốt vào thực tế Chủ yếu sinh viên ghi nhớ các công thức một cách máy móc mà không hề suy nghĩ về nó một cách sâu sắc hơn, việc học thuộc lòng lý thuyết đơn thuần, sẽ khiến sinh viên dễ quên, không phát triển được tư duy và hệ thống hóa các điểm ngữ pháp và ít có cơ hội luyện tập để hình thành và phát triển kỹ năng ngôn ngữ

b Quan điểm thứ hai cho rằng ngữ pháp sẽ được tiếp thu tự nhiên thông qua việc tiếp xúc với ngôn ngữ

Nói khác đi, việc dạy ngữ pháp chỉ có hiệu quả khi sinh viên tự khái quát các quy tắc ngữ pháp thông qua thực hành Đại diện cho quan điểm này là “ phương pháp trực tiếp” Những giáo viên theo “ phương pháp trực tiếp” thường bỏ qua việc phân tích các quy tắc ngữ pháp mà yêu cầu người học sử dụng ngôn ngữ cho mục đích giao tiếp với hi vọng người học sẽ rút ra được các quy tắc chi phối ngôn ngữ

ấy

c Quan điểm thứ ba là quan điểm theo “đường hướng giao tiếp”

Quan điểm này coi ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người và ngữ pháp là một trong những phương tiện ngôn ngữ để thực hiện chức năng giao tiếp Như vậy, dạy và học ngữ pháp là cần thiết nhưng không phải là mục đích cuối cùng của việc học ngoại ngữ Mục tiêu của việc dạy và học ngữ pháp là:

- Giúp sinh viên có kiến thức cơ bản, tương đối hệ thống và hoàn chỉnh về ngữ pháp tiếng Anh, đặt nền móng cho việc phát triển kỹ năng giao tiếp

- Giúp sinh viên ý thức được những yếu tố cơ bản cũng như ý thức được sự tồn tại của ngữ pháp viết và nói để sinh viên có thể định hướng cho việc tự bồi dưỡng kiến thức ngôn ngữ

1.3 Nguyên tắc dạy và học ngữ pháp

a Kết hợp phương pháp quy nạp và diễn dịch

Qui nạp và diễn di ̣ch là hai phương pháp trái ngược nhau trong da ̣y

học Phương pháp qui na ̣p là cách da ̣y “từ dưới lên”, sinh viên được giảng viên

hướng dẫn tìm hiểu và tự khám phá các qui tắc ngữ pháp thông qua làm bài tâ ̣p Giảng viên đưa ra các ví du ̣ sau đó từ từ lái sinh viên vào hướng phát triển các qui tắ c, lí thuyết

Chẳng hạn sinh viên đo ̣c mô ̣t bài đo ̣c hiểu bao gồm hàng loa ̣t những câu mô

tả những viê ̣c mà mô ̣t người đã làm trong ngày bình thường Sau đó giảng viên có thể bắt đầu đưa ra một vài câu hỏi như : Nhân vâ ̣t trong bài đã làm viê ̣c A, viê ̣c B trong bao lâu? Đã bao giờ đến đi ̣a điểm X,Y nào đó trong bài chưa? Khi nào? …

Trang 10

Tiếp theo, để giú p sinh viên hiểu đươ ̣c sự khác nhau giữa hai thì : Qúa khứ đơn và Hiện ta ̣i hoàn thành, những câu hỏi đi sâu hơn bắt đầu được đă ̣t ra như: Câu hỏi nào trong số những câu hỏi vừa rồi đề câ ̣p đến mô ̣t điểm thời gian cu ̣ thể trong quá khứ ? Câu hỏi nào đề câ ̣p đến kinh nghiê ̣m đã từng trải của mô ̣t người? Từ đó giảng viên bắt đầu quay la ̣i giải thích về sự khác biê ̣t giữa hai thì này; những ví du ̣ minh

họa có thể được lấy từ chính bài tâ ̣p mà sinh viên vừa làm để giúp ho ̣ tìm hiểu và tự khám phá ra qui tắc ngữ pháp và hiểu đươ ̣c sự áp du ̣ng trong thực tế của lí thuyết

vừ a ho ̣c Sử du ̣ng phương pháp này thường mất nhiều thời gian hơn, nhưng

thường đa ̣t hiê ̣u quả cao nhất nếu như giảng viên muốn sinh viên :

- Tự ho ̣c cách tìm ra chủ đề chính hay các nguyên tắc của bài ho ̣c

- Biết cách ứng du ̣ng các khái niê ̣m để giải quyết các vấn đề mà sinh viên chưa từng gă ̣p phải trước đó

- Biết khi nào sử du ̣ng như thế nào những cấu trúc đã đươ ̣c ho ̣c

- Biết cách luôn luôn đă ̣t câu hỏi và tư duy về những gì mình chưa biết

- Hiểu ra bản chất của vấn đề

Phương pháp diễn di ̣ch là phương pháp “da ̣y từ trên xuống” Đây là

phương pháp da ̣y đúng theo chuẩn mà trong đó giảng viên đưa ra các qui tắc, lí thuyết ngữ pháp và giải thích cho sinh viên trước khi ho ̣ làm bài tâ ̣p ứng du ̣ng.Giáo viên giới thiê ̣u cấu trúc ngữ pháp kèm các bài tâ ̣p giúp người ho ̣c nắm vững cấu trú c ngữ pháp đó Với phương pháp Diễn di ̣ch, viê ̣c da ̣y ngữ pháp đa ̣t hiê ̣u quả cao nhất khi giảng viên muố n sinh viên hiểu bài mô ̣t cách nhanh và chính xác, thường

là bài tâ ̣p trên lớp hoă ̣c trong sách

Phương pháp diễn di ̣ch không yêu cầu sự đô ̣ng não nhiều, do đó ít thách thức đối với người ho ̣c trong khi phương pháp qui na ̣p yêu cầu người ho ̣c phải tự tìm tòi

và suy nghĩ do đó giúp quá trình ho ̣c hiê ̣u quả hơn, cấu trúc ngữ pháp được nghi nhớ lâu hơn tuy mất nhiều thời gian hơn

Hai phương pháp trên có thể được minh ho ̣a đối chiếu như sau:

PP Qui na ̣p ; PP Diễn di ̣ch

Ví du ̣ cu ̣ thể >>>> Qui tắc NP ; Qui tắc NP >>>> Ví du ̣ cu ̣ thể

Vậy khi nào chúng ta nên dùng phương pháp diễn di ̣ch hay khi nào dùng phương pháp qui na ̣p?

Một số giảng viên cho rằng sinh viên cần được ta ̣o điều kiê ̣n để dễ dàng chủ

đô ̣ng lĩnh hô ̣i kiến thức nên thường dùng phương pháp qui na ̣p Tuy nhiên cũng có

Trang 11

những lúc giảng viên cần phải giải thích các khái niê ̣m và hiê ̣n tượng ngữ pháp thì sinh viên mới có thể thấy được tầm quan tro ̣ng của vấn đề mà ho ̣ đang ho ̣c và khi đó giảng viên cần áp du ̣ng phương pháp Diễn di ̣ch

Việc sử du ̣ng phương pháp nào trong hai phương pháp trên là hợp lí nhất phu ̣ thuộc vào mu ̣c tiêu của giảng viên với cấu trúc ngữ pháp cần da ̣y Tuy nhiên, cách tố t nhất để dạy ngữ pháp là kết hợp cả hai phương pháp trong quá trình da ̣y ho ̣c

b Đa ̉m bảo mối quan hê ̣ giữa cấu trúc ngữ pháp và chức năng giao tiếp

Như phân tích ở trên, các cấu trúc ngữ pháp chỉ có ý nghĩa khi chúng được

sử du ̣ng trong giao tiếp Theo phương pháp truyền thống, cấu trúc ngữ pháp thường đươ ̣c tách biê ̣t khỏi ngữ cảnh, vì vâ ̣y người ho ̣c ít có điều kiê ̣n làm quen với ngữ nghĩa và ngữ du ̣ng của cấu trúc ngữ pháp Ví du ̣ khi ho ̣c thể bi ̣ đô ̣ng, sinh viên đươ ̣c giới thiê ̣u cấu trúc bi ̣ đô ̣ng, cách biến đổi từ câu chủ đô ̣ng sang bi ̣ đô ̣ng và thực hành làm bài tâ ̣p chuyển đổi câu chủ đô ̣ng sang bi ̣ đô ̣ng Với cách da ̣y như vâ ̣y sinh viên không nắm đươ ̣c khi nào sử du ̣ng thể bi ̣ đô ̣ng thay cho thể chủ đô ̣ng trong giao tiếp bằ ng tiếng Anh

Để khắc phu ̣c đươ ̣c nhươ ̣c điểm trên, giảng viên cần da ̣y cấu trúc ngữ pháp trong giao tiếp thực tế, qua đó làm rõ mối quan hê ̣ giữa cấu trúc ngữ pháp với chức năng giao tiếp Cu ̣ thể trong trường hợp trên, giảng viên có thể giải thích ta ̣i sao thể

bị đô ̣ng đươ ̣c sử du ̣ng thay thể chủ đô ̣ng trong giao tiếp để nhấn ma ̣nh tới hành

đô ̣ng hơn là chủ thể hành đô ̣ng… Tóm la ̣i, khi đưa ra mô ̣t hiê ̣n tượng ngữ pháp

mớ i, giảng viên có thể hình dung ra hoàn cảnh áp du ̣ng của hiê ̣n tượng ngữ pháp đó Ngữ cảnh minh ho ̣a càng cu ̣ thể và dễ hiểu thì sinh viên càng dễ tiếp thu bài ho ̣c

mớ i, các em cảm thấy hào hứng và ghi nhớ hơn Cũng có thể giảng viên để sinh viên tự phát hiê ̣n và nhâ ̣n ra hiê ̣n tượng ngữ pháp mới trong ví du ̣ mà giảng viên đưa ra Giang viên nên đưa ra ngữ cảnh bằng tiếng Anh để sinh viên quen dần với ngoại ngữ ho ̣ đang ho ̣c Giang viên cũng cần nhớ đừng lướt qua bài ho ̣c mới quá nhanh để chắc chắn rằng sinh viên có đủ thời gian để “ngấm” những kiến thức mới

học Viê ̣c nhắc đi nhắc la ̣i mô ̣t kiến thức mới không bao giờ là thừa bởi viê ̣c nhắc

lại thông qua luyê ̣n tâ ̣p sẽ giúp sinh viên ghi nhớ dễ dàng hơn

c Pha ́ t triển khả năng sử dụng ngữ pháp trong giao tiếp hơn là có kiến thức về ngư ̃ pháp

Ta thường gă ̣p các trường hợp sinh viên có thể làm đúng các bài tâ ̣p ngữ pháp hoă ̣c giải thích rõ ràng về các qui tắc ngữ pháp nhưng la ̣i mắc lỗi trong khi sử

dụng chính những qui tắc ngữ pháp đó trong khi giao tiếp

Ngày đăng: 02/11/2016, 21:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w