Như vậy, những kiến thức đến với sinh viên theo phương pháp này gần như là do giảng viên đã chuẩn bị sẵn, để sinh viên thụ động thu nhận, cho nên nó chỉ đạt đến trình độ tái hiện của sự
Trang 1KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
MÔN KINH TẾ HỌC CHÍNH TRỊ LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM
Hà Thanh Minh *
Trong công tác giảng dạy Kinh tế chính trị học, để phát triển tư
duy sáng tạo của sinh viên theo hướng “ lấy người học làm trung
tâm” phải luôn gắn liền lý luận với thực tiễn Vì vậy, trong quá trình
giảng dạy phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phương pháp:
thuyết giảng, nêu vấn đề trao đổi, semina…
1 Phương pháp thuyết giảng trên lớp
Thuyết giảng trên lớp là hình thức cơ bản của quá trình dạy
học Bài giảng kinh tế chính trị có thể được quan niệm là việc trình
bày một cách súc tích và có hệ thống một chủ đề nhất định của môn
khoa học kinh tế chính trị, với những luận chứng khoa học, với
những phạm trù và qui luật của nó, với việc khái quát tài liệu thực
tiễn thành những kết luận, giúp cho sinh viên mắm vững ngay trên
lớp đến mức tối đa những cơ sở nội dung bài học
Thuyết giảng trên lớp là thông báo- tái hiện bằng lời giảng
của thầy và tính chất tái hiện khi lĩnh hội của sinh viên Giảng viên
nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị bài giảng và trực tiếp điều khiển thông
báo luồng thông tin tri thức đến sinh viên Sinh viên tiếp nhận
những thông tin đó bằng việc nghe, nhìn, cùng tư duy theo lời giảng
của giảng viên, hiểu, ghi chép và ghi nhớ
Trang 2
Như vậy, những kiến thức đến với sinh viên theo phương pháp này gần như là do giảng viên đã chuẩn bị sẵn, để sinh viên thụ động thu nhận, cho nên nó chỉ đạt đến trình độ tái hiện của sự lĩnh hội mà thôi Vì thế phải biết phát huy tối đa những ưu điểm của phương pháp thuyết giảng trên lớp
Thông qua thuyết giảng, cho phép giảng viên truyền đạt có hiệu quả những nội dung lý luận tương đối khó, trừu tượng, phức tạp, chứa nhiều thông tin mà sinh viên không dễ dàng tự tìm hiểu được Chính vì vậy, thuyết giảng đã và đang được sử dụng thường xuyên, rộng rãi trong quá trình giảng dạy Thông qua thuyết giảng, giảng viên trình bày một mô hình mẫu của tư duy logic về cách đề cập và lý giải một vấn đề khoa học, về cách dùng ngôn ngữ để diễn đạt những nội dung tri thức phức tạp, trừu tượng một cách rõ ràng, chính xác và súc tích Từ hình mẫu tư duy khoa học của giảng viên
sẽ giúp cho sinh viên phát triển trí tuệ, hình thành phương pháp nhận thức mới đáp ứng một trong những yêu cầu cơ bản của bậc đào tạo đại học là học phương pháp tư duy
Cũng chính nhờ mối liên hệ trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên, nên trong quá trình thuyết giảng, giáo viên có thể hiểu được những đặc điểm cơ bản trong lĩnh hội tri thức của sinh viên, để có những ứng xử sư phạm kịp thời nhằm đạt hiệu quả cao nhất
Phương pháp thuyết giảng còn cho phép trong một thời gian hạn chế, giảng viên có thể truyền đạt một lượng thông tin lớn cùng một lúc cho nhiều sinh viên, đồng thời giảng viên có thể nhanh chóng đưa những thành tựu khoa học mới nhất và những sự kiện chính trị, thời sự, lịch sử…để bổ sung cho nội dung bài giảng thêm phong phú, sâu sắc Nhất là trong điều kiện phát triển nhanh của kinh tế thị trường và khoa học kỹ thuật, công nghệ, thì không những
bổ sung bài giảng những thông tin, thuật ngữ mới, mà ngay cả những khái niệm cơ bản như: hàng hóa, thị trường, cơ cấu kinh tế…cũng không ngừng đươc mở rộng, gắn chặt vào thực tế Có như vậy mới khắc phục được tình trạng “ thầy đọc- trò chép” còn khá phổ biến và sinh viên đang cực lực lên án trên các báo hiện nay
Từ những ưu điểm trên, ta có thể khẳng định được rằng: Phương pháp thuyết giảng vẫn sẽ là một phương pháp dạy học
Trang 3thông dụng nhất Nhưng hiệu quả của phương pháp nầy sẽ được nâng lên đáng kể nếu chúng ta kết hợp nhuần nhuyển với nhiều phương pháp dạy học khác như phương pháp nêu vấn đề, phương pháp semina… mà chúng tôi xin được trình bày ngay dưới đây
2 Phương pháp nêu vấn đề cho sinh viên nghiên cứu trao đổi
Theo đề án “ Đổi mới giáo dục đại học”, phương pháp nêu vấn đề trong bài giảng hiện nay là một yêu cầu hết sức cấp bách bởi những lý do như sau:
- Với những thành tựu cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, sự bùng nổ thông tin…đang đòi hỏi chương trình đào tạo phải tăng cường hơn nữa số lượng môn học và khối lượng kiến thức trong mỗi môn họctrong khi thời lượng của chương trình không thể tăng lên Do vậy, việc áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại như: tăng cường trao đổi, sử dụng máy chiếu, mạng internet, kho tư liệu…là vô cùng cần thiết Nhờ đó kích thích phát triển trí tuệ người học, rèn luyện khả năng trình bày một vấn đề trước tập thể và nhu cầu tự lực nhận thức của sinh viên ngày càng trở thành vấn đề bức thiết Vì vậy, phương pháp nêu vấn đề, là một trong những phương pháp dạy học hiện đại, có khả năng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay theo hương “ lấy người học làm trung tâm”.Ưu thế của phương pháp nêu vấn đề có khả năng giúp cho sinh viên làm quen với các tình huống tự lực, nghi vấn, suy luận và phản ứng nhanh trước những tác động của hoàn cảnh kinh tế hiện nay Tuy nhiên, hiện nay sức ì của sinh viên ít suy nghĩ và ngại phát biểu trước lớp
là khá phổ biến Vấn đề chúng tôi muốn đặt ra là làm thế nào đẩy lùi được “nạn thụ động trong học đường” đó, thì mới nâng chất lượng buổi học lên được
- Xét về mức độ và hiệu quả, phương pháp nêu vấn đề xen kẽ vào quá trình thuyết giảng làm cho sinh viên tự lực giải quyết những vấn đề học tập, nhớ lâu hơn, biến những kết luận tìm thấy được thành kiến thức của mình Sinh viên được đặt vào trạng thái chủ động, độc lập sáng tạo Nhất là khi đã khám phá những vấn đề mới
mẻ của môn học, sinh viên sẽ rất hứng thú học tập, tự tin vào khả năng của mình Như vậy, nếu tăng cường áp dụng và nâng cao hiệu
Trang 4quả, ưu thế của phương pháp nêu vấn đề sẽ góp phần đào tạo cho đất nước những cán bộ có bản lĩnh, năng động, sáng tạo, thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường
Phương pháp nêu vấn đề trong bài giảng được vận dụng trong tất cả các loại bài giảng và các khâu của quá trình học tập như: giảng bài mới, hệ thống hóa và hướng dẫn ôn tập, kiểm tra đánh giá kết quả…Phương pháp này được thực hiện qua ba khâu cơ bản sau đây:
- Đề xuất vấn đề: Giảng viên đưa ra một vấn đề hay một hệ thống vấn đề để hướng người học quan tâm vào vấn đề đó, và làm xuất hiện tình huống có vấn đề để người học cảm thấy phải tìm ra câu trả lời, tìm cách giải quyết vấn đề đó
- Nghiên cứu và giải quyết vấn đề: Giảng viên chỉ ra cho sinh viên thấy xung quanh vấn đề vừa nêu ra trong vón tri thức hiện có của sinh viên những gì đã biết, cái gì chưa biết, cần tập trung suy nghĩ theo hướng nào để đi đến giải quyết vấn đề đặt ra Thực hiện bước này giảng viên có thể trình bày ngắn gọn, sát thực những yêu cầu đặt ra bằng hình thức thuyết trình, hoặc những câu hỏi dẫn dắt, hoặc giả thuyết…
Kết luận vấn đề: Sinh viên vận dụng những kiến vừa mới tìm tòi được đi đến kết luận vấn đề, đồng thời có thể tiếp tục phát triển những vấn đề học tập mới
Với các khâu cơ bản như nêu ở trên, trong quá trình thực hiện, căn cứ vào mức độ tự lực nhận thức của sinh viên và cách thức gây tình huống, chúng ta có thể có những kiểu nêu vấn đề như sau:
- Trình bày nêu vấn đề: Trong quá trình trình bày bài giảng, giảng viên có thể diễn đạt vấn đề dưới dạng nghi vấn, gợi mở hoặc đưa ra những câu hỏi để gây tình huống lôi kéo sự chú ý của sinh viên…Nhằm tạo cho sinh viên bước đầu làm quen và có quan niệm
về cách học nêu vấn đề Sử dụng phương pháp này thường phù hợp với những bài học khó, bài học nhập môn, những vấn đề phức tạp
mà sinh viên không thể tự lực giải quyết được
Trang 5- Nêu vấn đề một phần: Giáo viên trình bày bài giảng theo kiểu nêu vấn đề nhưng chỉ tập trung vào một phần nào đó, hoặc chỉ giải quyết vấn đề đến chừng mực nào đó, còn lại là việc sinh viên tự giải quyết tiếp theo
- Nêu vấn đề toàn phần: là kiểu điển hình nhất của dạy và học nêu vấn đề Về thực chất là giảng viên tổ chức cho sinh viên nghiên cứu bài giảng một cách sáng tạo Giảng viên nêu vấn đề cùng hệ thống câu hỏi chính, câu hỏi phụ, gợi mở…để dẫn dắt sinh viên độc lập giải quyết và đi đến kết luận Phương thức nêu vấn đề nầy đảm bảo phát huy đến mức cao nhất sự phát triển khả năng tư duy của sinh viên, đặc biệt là tư duy biện chứng, sáng tạo Đảm bảo cho sinh viên nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học và có niềm say mê, hứng thú trong học tập Nhưng để thực hiện thành công một bài giảng nêu vấn đề toàn phần phải mất nhiều thời gian, chuẩn bị chu đáo cả về nội dung và phương pháp tiến hành, trình độ của sinh viên phải tương đối đồng đều, sinh viên phải thực sự có ý thức chủ động, tự giác trong học tập
- Nêu vấn đề có tính giả thuyết: là phương pháp giảng viên đưa vào bài học một số giả thuyết hoặc quan điểm có tính chất mâu thuẩn với vấn đề đang nghiên cứu, nhằm xây dựng tình huống có vấn đề thuộc loại giả thuyết Kiểu nêu vấn đề này đòi hỏi sinh viên phải lựa chọn quan điểm nào đúng và phải có lập luận vững chắc về
sự lựa chọn của mình Đồng thời sinh viên phải phê phán chính xác, khách quan những quan điểm không đúng đắn, chỉ ra được sự vô căn cứ của quan điểm nầy, nguyên nhân của nó là sự yếu kém trong khoa học, hay là sự biện hộ tự giác cho tính giai cấp
Nêu vấn đề mang tính chất so sánh, tổng hợp: Là kiểu nêu vấn đề gắn với việc sử dụng số liệu thống kê để phân tích và rút ra kết luận Phương pháp này có ưu thế rõ rệt, thông qua các số liệu,
dữ kiện thống kê, cho phép thể hiện một cách ngắn gọn quá trình và hiện tượng kinh tế- xã hội Mặt khác, nó góp phần làm tăng tính chính xác, tính thuyết phục vấn đề; Đồng thời tạo điều kiện rèn luyện cho sinh viên biết phân tích, khai thác những tri thức thực tiễn…
Trang 6Tóm lại: để thực hiện và phát huy tối đa hiệu quả phương
pháp nêu vấn đề như đã nói ở trên, cả “thầy và trò” đều phải có sự chuẩn bị thật chu đáo phù hợp với những điều kiện cho phép của lớp học, thời gian, tài liệu, phương tiện kỹ thuật được trang bị…
3.Phương pháp Semina:
Semina là một hình thức dạy và học mà ở đó sinh viên tranh luận những vấn đề khoa học đã được chuẩn bị trước dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Cùng với bài giảng, semina là một hình thức quan trọng cho việc dạy và hoc Do đó, trong chương trình hiện nay Bộ Giáo dục &
ĐT đã chỉ đạo dành ra 50% cho semina, vì tính chất quan trọng của
nó như sau:
Thứ nhất, đối với sinh viên: Semina góp phần củng cố và
khắc sâu những kiến thức khoa học về kinh tế, giúp sinh viên mở rộng và nâng cao những kiến thức kinh tế ngoài chương trình đã học, vận dụng lý luận kinh tế học để phân tích, lý giải, các hiện tượng, các quá trình kinh tế trong thực tiễn kinh tế- xã hội, bước đầu
làm quen với nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm
Thứ hai, tác dụng đối với giảng viên: Semina giúp giảng viên
có điều kiện để bổ sung và mở rộng những kiến thức, đánh giá phân loại một cách khá chính xác khả năng tiếp thu của sinh viên và trình
độ tư duy của họ, có điều kiện trực tiếp uốn nắn những tri thức sai lệch, không chuẩn xác; định hướng kiến thức cho sinh viên
Để thực hiện tốt semina, yêu cầu đối với sinh viên và giảng
viên như sau:
Thứ nhất, yêu cầu đối với sinh viên:
Trong semina, sinh viên vừa đóng vai trò khách thể, vừa đóng vai trò chủ thể, do đó sự chuẩn bị trước của sinh viên là điều
kiện bắt buộc
Trang 7Yêu cầu trước hết là sinh viên phải tích lũy được lượng kiến thức đủ để giải quyết vấn đề đã đặt ra Những kiến thức đó có thể là
do sinh viên tiếp thu trên lớp hay do họ tự nghiên cứu Đây là vấn
đề quan trọng nhất, nếu chưa nắm được kiến thức cơ bản thì semina chỉ là hình thức đọc lại vở ghi hay sách giáo khoa mà thôi Yêu cầu này, đòi hỏi sinh viên phải nắm kiến thức cơ bản, là dịp để giúp sinh
viên củng cố và nâng cao kiến thức đã có
Sinh viên phải có đầy đủ các điều kiện vật chất cho semina
như giáo trình, tạp chí chuyên ngành Song song đó, yêu cầu sinh
viên còn phải có những hiểu biết về thực tiễn thông qua các đợt thực
tế chuyên môn có sự hướng dẫn của giáo viên hoặc do họ tự tích lũy được trong cuộc sống Đồng thời, sinh viên phải có động cơ học tập
đúng đắn, siêng năng, tích cực, ham học hỏi hiểu biết…
Thứ hai, yêu cầu đối với giảng viên: Lập kế hoạch cho buổi
semina như giáo án lên lớp; lựa chọn các cách thức semina phù hợp
với từng đối tượng sinh viên, phân lớp, chia tổ; có trình dộ chuyên môn sâu rộng, có kinh nghiệm trong điều khiển semina; chuẩn bị hệ thống câu hỏi một cách chu đáo, gồm nhiều dạng như: câu hỏi dùng
để củng cố bài, câu hỏi suy luận, câu hỏi liên hệ thực tiễn kinh tế-
xã hội, giảng viên cần chủ động điều khiển nhận thức của sinh viên theo yêu cầu của semina; phải nắm được bức tranh tổng thể của buổi semina và dự kiến trước được những diễn biến xảy ra trong buổi
semina, để chuẩn bị tình huống giải quyết và kết luận vấn đề
Với mục tiêu lấy người học làm trung tâm , người giảng viên ngoài kiến thức môn học chính cần có những hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực có liên quan gần, phải có phương pháp dẫn dắt người học cùng tham gia vào giờ giảng , khái niệm người học người dạy có khi không ‘‘phân biệt” tạo cảm hứng khoa học cho người học, sinh viên, qua nhiều năm công tác khảo sát môn học trong các trường
Đại học đã chứng minh điều đó