1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy và phần mềm hỗ trợ giúp cho tiết thực hành tin học 10

28 427 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,64 MB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT 1. SGK sách giáo khoa 2. GV giáo viên 3. HS học sinh 1. Tóm tắt Đặc trưng của môn Tin học là kiến thức lí thuyết đi đôi với thực hành. Vì vậy, sau những giờ học lý thuyết khô khan, cho dù bài giảng của giáo viên có sinh động đến mấy, học sinh vẫn rất hào hứng khi đến giờ thực hành ở phòng vi tính vì muốn được tự mình tìm tòi, khám phá về những tri thức lý thuyết đã được học trên lớp và thậm chí, sau giờ thực hành các em còn có thể phát hiện những tri thức mới hơn nữa. Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học nói chung, Tin học 10 nói riêng bản thân tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh còn yếu về kĩ năng thực hành trên máy. Thậm chí còn có một số học sinh còn ngại thực hiện các thao tác trên máy mà chủ yếu là quan sát các học sinh khác trong nhóm thực hành (HS khá -giỏi). Do vậy các tiết thực hành ít khi đạt yêu cầu chất lượng. Bên cạnh đó, việc bố trí 2-3 học sinh làm chung một máy tính do phòng máy không đủ số lượng máy làm cho các em thực hành không đồng đều, một số em còn chưa tập trung, làm việc riêng gây mất trật tự,… Dẫn đến tiết thực hành chưa đạt hiệu quả cao. Từ thực tế trên, trong quá trình dạy học tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào nâng cao chất lượng trong mỗi giờ thực hành giúp các em thành thục các thao tác cơ bản với máy, các em thực hành đồng đều hơn, nên trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng đến việc kết hợp nhiều phương pháp với mong muốn tiết thực hành đạt hiệu quả cao. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương. Sau đó giáo viên cho kiểm tra, chấm bài. Từ kết quả của các bài kiểm tra, chúng tôi kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p=0,0003<0.05 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý nghĩa, điều này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của 2 nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do kết quả của tác động, cụ thể nghiêng về nhóm thực nghiệm, bên cạnh đó chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của 2 bài kiểm tra là SMD=0,8753 cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động trên nhóm thực nghiệm là lớn. Vậy, tác động có ảnh hưởng rõ rệt là nâng cao kết quả học tập của học sinh nhóm thực nghiệm. 2 2. Giới thiệu Trong tin học, kĩ năng thực hành đóng vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ thể hiện sự tiếp thu kiến thức lý thuyết của học sinh ở trên lớp, mà còn thể hiện sự vận dụng, sáng tạo, tư duy logic của học sinh vào cuộc sống để các em có thể ít nhất cũng làm được một số việc đơn giản phục vụ cho bản thân và trong học tập. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khách quan lẫn chủ quan mà các tiết thực hành chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy, tôi nghiên cứu phối hợp nhiều phương pháp tác động trong giờ thực hành với mong muốn nâng cao ý thức học tập của học sinh cũng như chất lượng bộ môn. 2.1. Hiện trạng Chất lượng học tập môn Tin 10 chưa cao, nhất là phần kiến thức ở chương I và II chủ yếu là lý thuyết. Học sinh của trường THPT Nguyễn Trung Trực ở vùng bán nông thôn, trình độ không đồng đều. Không phải em nào cũng có điều kiện tiếp xúc với máy vi tính, với công nghệ thông tin sớm. Mỗi lớp gần như có thể chia làm hai nhóm: một nhóm biết khá nhiều còn một nhóm thì hầu như chưa biết gì. Hơn nữa, không phải học sinh nào cũng có máy vi tính tại nhà nên việc thực hành chủ yếu là tại lớp. Một số em rất thụ động và ỷ lại vào các học sinh khá, giỏi ngồi cùng với mình nên không làm bài. Tuy trường được trang bị nhiều phòng máy vi tính nhưng số máy ở mỗi phòng không nhiều từ 20-22 máy trong khi sĩ số học sinh ở mỗi lớp của khối 10 khá đông từ 40-45 em nên giáo viên phải bố trí 2-3 học sinh/máy. Lớp học đông, nhốn nháo dẫn đến tranh giành máy thực hành, làm việc riêng, giáo viên rất khó kiểm soát lớp và không hướng dẫn được đến từng đối tượng học sinh cụ thể. Vì vậy, giờ thực hành chưa đạt hiệu quả cao Phòng máy rộng, không khí loãng, bố trí chưa hợp lý nên giáo viên gặp khó khăn trong việc quản lý lớp. Tất cả những khó khăn trên đã làm phá vỡ kế hoạch lên lớp của người giáo viên. Kết quả là kỹ năng thực hành của nhiều em còn yếu kém, kết quả kiểm tra thực hành trên máy không đạt hoặc đạt ở mức trung bình. 3 2.2. Nguyên nhân − Số máy vi tính trong một phòng không đủ cho học sinh thực hành. Dẫn đến học sinh tranh giành máy, mất trật tự, làm việc không đều. − Học sinh thụ động, ngại khó khi thực hành − Phương pháp tác động của giáo viên chưa tạo sự yêu thích và chủ động học tập đến học sinh. 2.3. Giải pháp thay thế Phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp giảng dạy và phần mềm hỗ trợ. 2.4. Vấn đề nghiên cứu Việc kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy và phần mềm hỗ trợ có giúp cho tiết thực hành môn Tin học của học sinh lớp 10 đạt hiệu quả cao không? 2.5. Giả thuyết nghiên cứu Việc kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy và phần mềm hỗ trợ giúp cho tiết thực hành môn Tin học của học sinh lớp 10 đạt hiệu quả cao. 3. Phương pháp 3.1 Khách thể nghiên cứu Học sinh: hai lớp 10C6 và 10C8 trường THPT Nguyễn Trung Trực tương đương nhau về sĩ số, giới tính được phân thành 2 nhóm ngẫu nhiên như sau: • Nhóm 1 (Nhóm thực nghiệm): 30 học sinh của lớp 10C8. • Nhóm 2 (Nhóm đối chứng): 30 học sinh của lớp 10C6. Giáo viên: giảng dạy bộ môn Tin học có kinh nghiệm, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao dạy cả 2 nhóm (Nhóm thực nghiệm và Nhóm đối chứng). 3.2 Thiết kế nghiên cứu Dạng thiết kế: kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương. 4 Bảng 1: Sĩ số và giới tính của hai lớp khảo sát LỚP Sĩ số Nam Nữ 10C6 30 15 15 10C8 30 18 12 Chúng tôi dùng bài kiểm tra 1 tiết thực hành (lần 2) ở học kỳ I của cả hai nhóm làm kết quả trước tác động. Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng Thực nghiệm TBC 6.56 6.2 p = 0.0843 p = 0.0843 > 0.05; từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sau khi thực hiện tác động bằng hai phương pháp khác nhau, tôi tiến hành cho học sinh kiểm tra 1 tiết thực hành (lần 1) ở học kỳ II và lấy kết quả để kiểm chứng xem tác động nào mang lại hiệu quả hơn. Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm (Lớp 10C8) 01 Dạy học kết hợp các phương pháp giảng dạy và phần mềm hỗ trợ để dạy tiết thực hành 03 Đối chứng (Lớp 10C6) 02 Dạy học theo các cách thông thường 04 Ở thiết kế này tôi dùng phép kiểm chứng T – test độc lập. 3.3 Quy trình nghiên cứu 5 Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân theo thời khoá biểu, theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo phân phối chương trình để đảm bảo tính khách quan. Lớp Tuần chuyên môn Thứ ngày Tiết thứ Tiết PPCT Tên bài dạy 10C8 Tuần 22 Thứ 4 14/01/2015 1 42 Bài tập và thực hành 6: LÀM QUEN VỚI WORD 2 43 Tuần 24 Thứ 4 28/01/2015 1 45 Bài tập và thực hành 7: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN 2 46 Nhóm thực nghiệm • Chuẩn bị trước tiết thực hành Giáo viên: - Rà soát, phân nhóm học sinh. Những học sinh khá, biết nhiều chung nhóm với những học sinh yếu, kém, chưa biết gì. Bạn khá, giỏi làm nhóm trưởng. Mỗi nhóm 2 học sinh/máy, chuẩn bị bài báo cáo thực hành. - Bài báo cáo thực hành: học sinh ghi họ tên nhóm, lớp, số máy mà giáo viên đã chỉ định. Mỗi nhóm tự phân công ai là người viết báo cáo, ai là người thực hành, phải luân phiên nhau. Báo cáo trình bày lại các hoạt động mà giáo viên đã yêu cầu và hướng dẫn. Giáo viên có thể kiểm tra quá trình thực hành của học sinh thông qua bài báo cáo và bài thực hành trên máy, đồng thời cũng hạn chế tình trạng một em làm, còn em khác ngồi chơi. - Trình bày trước cho học sinh nắm được nội dung sẽ thực hành. Dặn dò học sinh xem lại nội dung lý thuyết liên quan đến bài thực hành. Học sinh: - Xem lại bài lý thuyết ở nhà - Đọc trước nội dung thực hành trong sách giáo khoa • Các bước thực hiện trong tiết thực hành 6 Trường hợp 1: nếu có máy chiếu Giáo viên trình chiếu nội dung thực hành, gọi học sinh nhắc lại nội dung lý thuyết liên quan đến bài thực hành và thực hành mẫu, học sinh quan sát trên màn hình chiếu. Sau đó, giáo viên gọi học sinh lên máy thực hiện từng thao tác. vừa thao tác vừa viết báo cáo.Tuy nhiên, theo tôi thấy, nếu nhìn trên màn hình chiếu thì những học sinh ở cuối lớp không quan sát rõ, lớp mất tập trung hơn. Hơn nữa, không phải lúc nào giáo viên cũng có điều kiện sử dụng máy chiếu. Trường hợp 2: nếu không có máy chiếu Giáo viên trang bị phần mềm NetOp School. Giáo viên viết yêu cầu lên bảng hoặc trình chiếu thông qua màn hình NetOp và thực hiện các bước tương tự như trên. Giáo viên có thể kết hợp vừa sử dụng máy chiếu vừa quan sát học sinh thông qua màn hình NetOp School. • Giáo viên lưu ý học sinh: - Không được làm việc riêng - Không mở bất cứ chương trình nào khác. - Giáo viên có thể can thiệp bằng cách khóa màn hình, nhắc nhở. Ví dụ: Tiết Bài tập và thực hành 7 – ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN BƯỚC 1: Hệ thống lại các kiến thức có liên quan đến bài thực hành bằng sơ đồ tư duy Giáo viên hệ thống kiến thức ở bài 16 trước khi thực hành 7 BƯỚC 2: Trình chiếu nội dung thực hành BƯỚC 3: Giáo viên thực hiện mẫu các thao tác thông qua màn hình NetOp School cho học sinh theo dõi. Giáo viên có thể quay phim lại các thao tác thực hiện trước, ghi đĩa rồi chiếu cho các em xem. Cuối giờ giáo viên phát đĩa cho đại diện của lớp để các em về nhà xem lại. BƯỚC 4: Học sinh thực hành Trong thời gian học sinh thực hành, giáo viên theo dõi thông qua màn hình NetOp, quan sát lớp, nếu học sinh có thắc mắc thì hướng dẫn, nếu thấy học sinh thực hành thao tác nào chưa chuẩn thì chỉnh sửa ngay. Mỗi thao tác có thể có nhiều cách thực hiện, giáo viên cho học sinh thao tác bằng nhiều cách và cho phép các em chọn một cách mà các em cho là dễ thực hiện nhất trong từng tình huống. Nếu các em học sinh khá thực hiện nhanh, xong trước thì hướng dẫn lại cho các em còn làm chậm. 8 Giáo viên nhận xét, tổng kết tiết học Giáo viên nên dành 5-10 phút cho học sinh ôn lại các thao tác đã thực hành. Bên cạnh đó cũng giúp cho các em có thời gian phát hiện những kiến thức mới, thắc mắc, trao đổi với giáo viên. Giáo viên có thể gọi 1-2 em lên máy thực hành lại một số thao tác cho cả lớp xem và nhận xét. Để tiết học sinh động hơn, cuối giờ giáo viên có thể dành 5 phút để chơi một trò chơi nhỏ. Ví dụ: nếu lớp có 4 tổ, giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 bạn đại diện, bố trí vào 1 máy nào đó. Giáo viên cho một bài tập nhỏ. Chẳng hạn: Gõ và trình bày đoạn văn bản sau “Mưa trời ngập chảy ra sông Nhớ ơn dưỡng dục ra công đáp đền Gió mùa thu Mẹ ru con ngủ Năm canh chày thức đủ vừa năm Nước chảy ra thương Cha nhớ Mẹ Nước chảy vào thương Mẹ nhớ Cha” Trong khoảng thời gian 2 phút, nếu tổ nào hoàn thành trước thì phần thưởng là điểm cộng cho tổ đó. Như vậy có thể động viên tinh thần học tập của các em. Giáo viên dùng sơ đồ tư duy để tổng kết nội dung thực hành. 9 Dặn dò nội dung buổi học tiếp theo: BÀI 17 – MỘT SỐ CHỨC NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN KHÁC (Sách giáo khoa trang 114) − Có mấy kiểu danh sách? − Các cách định dạng kiểu danh sách? Cách bỏ định dạng kiểu danh sách? − Nêu các bước ngắt trang? − Nêu các bước đánh số trang? − Nêu các cách để xem văn bản trước khi in? − Nêu các cách để in văn bản? Nhóm đối chứng Cũng với phương pháp trên nhưng giáo viên không sử dụng máy chiếu hoặc các phần mềm hỗ trợ. 3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu Sau khi tác động vào 2 nhóm đối tượng theo 2 phương pháp khác nhau, tôi tiến hành thiết kế bài kiểm tra một tiết thực hành (lần 1) ở tiết 52 học kỳ II để đo kiến thức về môn học, cụ thể là kiến thức về các thao tác soạn thảo và định dạng văn bản Tiếng Việt đơn giản. Đề kiểm tra, đáp án và biểu điểm được trình bày ở phần phụ lục. Sau đó tôi tiến hành cho kiểm tra một tiết và chấm bài theo đáp án đã xây dựng, công cụ đo lường là kết quả của bài kiểm tra. Điểm cụ thể của từng học sinh được liệt kê trong phần phụ lục. 4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra của mỗi nhóm sau tác động: Thực nghiệm Đối chứng Điểm trung bình 7.7333 6.7667 Độ lệch chuẩn 0.9803 1.1043 Giá trị p của T-test 0,0003 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD 0,8753 10 [...]... chứng là không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động, cụ thể nghiêng về nhóm thực nghiệm Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của 2 bài kiểm tra là SMD=0,8753 cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động trên nhóm thực nghiệm là lớn Vậy giả thuyết của đề tài kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy và phần mềm hỗ trợ giúp cho tiết thực hành môn Tin học của học sinh lớp 10 đạt hiệu quả cao” ở trường THPT Nguyễn... 0,05 Kết quả này khẳng định sự chênh lệch giá trị trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động 5 Kết luận và khuyến nghị Kết luận Qua áp dụng nghiên cứu kết hợp nhiều phương pháp và phần mềm hỗ trợ là hết sức cần thiết đã nâng cao chất lượng học tập của học sinh, cụ thể là cải thiện được kỹ năng thực hành của học sinh, giúp học sinh tiếp thu bài dễ dàng hơn và có ý thức học. .. để học sinh có đủ máy thực hành Giáo viên phải luôn học hỏi, tìm tòi những phần mềm, phương pháp dạy học tiên tiến thông qua sách vở, tài liệu, các phương tiện truyền thông, mạng internet… để hỗ trợ trong việc dạy các tiết thực hành nhằm tạo sự yêu thích học tập cho học sinh Nếu nghiên cứu được các cấp lãnh đạo chấp nhận, tôi mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến, đưa ra giải pháp hoàn thiện hơn giúp. .. giúp học sinh có kỹ năng thực hành một cách tốt nhất 12 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng – Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 2 Lê Đức Long – Phương pháp giảng dạy – Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh 3 Hồ Sĩ Đàm – Sách giáo viên Tin học 10 – Nhà xuất bản Giáo dục 4 Hồ Sĩ Đàm – Sách giáo khoa Tin học 10 – Nhà xuất bản Giáo dục 5 Hồ Sĩ Đàm – Sách bài tập Tin học 10 –... Khuyến nghị Với những kiểm chứng thu được trên kết quả của các bài kiểm tra thông qua các nhóm đối tượng, tôi nhận thấy: tác động trên nhóm thực nghiệm đã mang lại kết quả cao hơn, vì vậy nghiên cứu kết hợp nhiều phương pháp và phần mềm hỗ trợ là hết sức cần thiết, nghiên cứu nên được tiếp tục áp dụng và mở rộng Để mang lại kết quả học tập cao hơn cho học sinh, tôi mong các cấp lãnh đạo quan tâm, trang... dục 6 Quách Tất Kiên – Giới thiệu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 10 – Nhà xuất bản Hà Nội 7 Mạng internet – Thư viện bài giảng Bạch Kim 13 7 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 1 KẾ HOẠCH BÀI HỌC: BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 6 § BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH SỐ 6 LÀM QUEN VỚI MICROSOFT WORD (Tiết 2) I Mục tiêu 1 Kiến thức - Khởi động và kết thúc Word - Tìm hiểu các thành phần trên màn hình của Word - Soạn thảo... tắt sau: Tt → thông tin Kh → khoa học Cn → công nghệ Bài 3 Áp dụng các từ gõ tắt đã tạo ở câu 3, gõ và trình bày đoạn văn bản sau: IDNET - MẠNG THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TÍCH HỢP  IDNET là mạng thông tin khoa học và công nghệ tích hợp  IDNET tích hợp hơn 20 cơ sở dữ liệu thông tin khoa học, công nghệ, kinh tế trong nước và quốc tế, tạo thành một ngân hàng dữ liệu khoa học và công nghệ lớn nhất... trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Mở bài: Tiết trước, chúng ta đã học xong bài Định dạng văn bản, nắm các thao tác về định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản và định dạng trang Một số bạn cũng đã lên thao tác Tiết này, chúng ta sẽ đi thực hành cụ thể vào một văn bản Đó là bài tập và thực hành 7 định dạng văn bản Họat động 1: Hệ thống kiến thức GV: Yêu cầu học sinh nhắc... cầu các học sinh khác tập trung lên màn hình theo dõi, nhận xét Học sinh thực hiện Giáo viên nhận xét và cho điểm Câu 2 Giáo viên chiếu 1 đoạn văn bản đã chuẩn bị sẵn, gọi học sinh lên máy và thực hiện các thao tác − Lưu văn bản − Chọn một phần văn bản − Sao chép văn bản Giáo viên nhận xét và cho điểm 3 Giảng bài mới: Hoạt động GV-HS Nội dung bài học Họat động 1: Hệ thống kiến thức GV: Yêu cầu học sinh... thao tác định dạng văn bản đơn giản và trình chiếu sơ đồ tư duy trên màn hình chiếu và màn hình NetOp School 19 HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV GV: Để tránh HS làm việc riêng không tập trung, GV khóa màn hình của HS Nhắc nhở HS viết báo cáo thực hành vào giấy Hoạt động 2: Giới thiệu nội dung thực hành GV: Giải thích về nội dung thực hành HS: Theo dõi 1 Nội dung thực hành: Hoạt động 3: Khởi động Word . hỗ trợ có giúp cho tiết thực hành môn Tin học của học sinh lớp 10 đạt hiệu quả cao không? 2.5. Giả thuyết nghiên cứu Việc kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy và phần mềm hỗ trợ giúp cho tiết thực. học tập đến học sinh. 2.3. Giải pháp thay thế Phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp giảng dạy và phần mềm hỗ trợ. 2.4. Vấn đề nghiên cứu Việc kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy và phần mềm hỗ. động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm (Lớp 10C8) 01 Dạy học kết hợp các phương pháp giảng dạy và phần mềm hỗ trợ để dạy tiết thực hành 03 Đối chứng (Lớp 10C6) 02 Dạy học theo các cách thông thường 04 Ở

Ngày đăng: 03/07/2015, 09:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w