Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
82 KB
Nội dung
TÊN ĐỘI THI: SỞ NỘI VỤ TỈNH KHÁNH HÒA Ý TƯỞNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH KẾT HỢP PHƯƠNG THỨC TỪ XA VÀ TRỰC TIẾP TRONG BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1. Cơ sở xuất phát ý tưởng: 1.1. Giới thiệu vấn đề: Hiện nay, tại Việt Nam, lực lượng cán bộ, công chức cấp xã ước tính khoảng 200.000 người, chiếm 2/5 tổng lực lượng cán bộ, công chức từ cơ sở đến Trung ương. Riêng tại tỉnh Khánh Hòa, tính đến 31/12/2011, toàn tỉnh có 2.586 cán bộ, công chức cấp xã (số được bố trí thực tế). Lực lượng này đóng vai trò là đội ngũ trực tiếp chuyển tải và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống của nhân dân. Từng bước chuẩn hóa và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực thực thi công vụ cho cán bộ, công chức cấp xã đã và đang trở thành một trong những nội dung tất yếu để hướng đến mục tiêu phát triển của quốc gia nói chung và địa phương nói riêng. Tuy nhiên, đặc thù công việc của chính quyền cấp xã (khối lượng nhiều, thường xuyên, liên tục, đảm nhận chuyên trách), cách trở địa lý (xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo), giao thông bất tiện, nguồn kinh phí còn hạn hẹp,v.v là những trở ngại hình thành nên rào cản khiến người cán bộ, công chức cấp xã khó có thể toàn tâm toàn ý cho những đợt bồi dưỡng, tập huấn dài ngày. Ý tưởng hướng đến việc nghiên cứu kết hợp khoa học giữa phương thức giảng dạy – học tập từ xa (thông qua video giảng dạy, Internet, đĩa VCD, băng hình, ) và phương thức giảng dạy – học tập trực tiếp (học tập trung, tương tác trực tiếp giữa giảng viên và học viên) nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng, tập huấn lực lượng cán bộ, công chức cấp xã mà song song đó vẫn đảm bảo không gián đoạn quá lâu công tác tại địa phương; tiết kiệm thời gian cũng như chi phí học viên nói riêng và ngân sách tỉnh nói chung. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước): Phương thức giảng dạy – học tập từ xa (gọi tắt là phương thức từ xa) được sử dụng phổ biến trên thế giới từ hơn 50 năm trở lại đây, là phương thức tạo ra học liệu và cung cấp cách tiếp cận cho người học trong điều kiện có sự tách biệt giữa nguồn giảng dạy và người học về mặt không gian hoặc thời gian (hoặc cả hai). Tại Việt Nam, hình thức này cũng đang được ứng dụng rất hiệu quả trong giáo dục đại học từ xa; luyện thi tốt nghiệp THPT, luyện thi đại học, dạy ngoại ngữ, dạy hát trên đài phát thanh, trên truyền hình, mạng Internet, Giảng dạy – học tập từ xa được phân chia thành 2 loại: - Giảng dạy – học tập từ xa tương tác (thông qua radio hai chiều, thoại hội nghị; cầu truyền hình; hội nghị truyền hình); - Giảng dạy – học tập từ xa không tương tác (tài liệu, bài giảng in; băng/đĩa hình, băng/đĩa tiếng; đĩa mềm, CD-ROM; phương tiện phát thanh, truyền hình quảng bá; mạng Intranet, Internet…) Cùng với sự phát triển của Internet, giảng dạy – học tập từ xa đang được coi là hướng đi mới để xây dựng nền kinh tế tri thức thế kỷ 21. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, công chức cấp xã hiện nay, lâu nay, tại tỉnh Khánh Hòa nói riêng và các địa phương khác trên toàn quốc nói chung đều thiên về phương thức giảng dạy – học tập trực tiếp (gọi tắt là phương thức trực tiếp). Thực tế xét về cơ sở hạ tầng thông tin, điều kiện công tác, trình độ chung của đội ngũ cán bộ, công chức xã,… khả năng ứng dụng của phương thức từ xa vào lĩnh vực bồi dưỡng, tập huấn là hoàn toàn phù hợp. 1.3. Tính bức thiết của vấn đề: Bản thân đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã luôn nhận thức được tầm quan trọng của phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng thực thi công vụ. Nhưng khoảng cách từ việc tạo dựng được nhận thức cho đến hoàn thành mục tiêu đó trong hiện thực là vấn đề không hề đơn giản. Các đợt tập huấn, bồi dưỡng dựa trên cơ sở thời lượng tổ chức có thể chia làm 03 loại như sau: - Ngắn ngày: 1 – 4 ngày; - Trung bình: 5 – 9 ngày; - Dài ngày: Từ 10 ngày trở lên. Thực tế, thời lượng các đợt bồi dưỡng, tập huấn càng tăng thì tinh thần chuyên tâm học tập của học viên càng giảm, hiệu quả tiếp thu không cao, một số nguyên nhân chính có thể kể ra như sau: a. Học viên thường quan tâm nhất đến các nội dung liên quan đến kỹ năng làm việc thực tế hoặc kỹ năng mềm. Theo phản ánh, đối với các nội dung mang tính chất lý thuyết chung (chiếm từ 30% – 50% thời lượng chương trình), học viên hoàn toàn có thể tự nghiên cứu. b. Mối lo ngại khi phải gián đoạn công tác: Đặc thù công việc của chính quyền cấp xã là thường xuyên, liên tục, nhiều vị trí chỉ có một chức danh chuyên trách, làm việc trực tiếp với người dân, Tuy có thể bố trí đảm nhận thay thế trong thời gian ngắn nhưng vẫn không thể tránh khỏi sự gián đoạn trong công tác; thời gian tham gia tập huấn, bồi dưỡng càng dài, khối lượng công việc dồn lại càng lớn, thậm chí là ảnh hưởng đến tiến độ chung. c. Thực trạng hỗ trợ học tập, bồi dưỡng hiện nay tại tỉnh Khánh Hòa đối với lực lượng cán bộ, công chức cấp xã còn khá bất hợp lý. Đơn cử như quy định tại Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐND ngày 07/4/2011 của HĐND tỉnh Khánh Hòa về việc quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng nguồn cán bộ quy hoạch dự bị dài hạn và thu hút nhân tài: Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng (tại tỉnh) nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng với công việc đang đảm nhận (ví dụ bồi dưỡng theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ) thì căn cứ Khoản 3 Điều 4 và Khoản 2 Điều 5 của Nghị quyết số 02/2011/NQ- HĐND: + Cự ly đi lại dưới 20 km được trợ cấp 12.000 đồng/ngày học/người. + Cự ly từ 10 km trở lên đối với miền núi, hải đảo; từ 20 km trở lên đối với các vùng còn lại được trợ cấp 20.000 đồng/ngày học/người. Khi đi học được hỗ trợ tiền thuê chỗ ở (ký túc xá) của trường theo mức nhà trường quy định. Trong trường hợp nhà trường không có ký túc xá hoặc có ký túc xá nhưng không bố trí được chỗ ở (phải có xác nhận của nhà trường) được hỗ trợ 30.000 đồng/ngày/người (hoặc 900.000 đồng/tháng/người) đối với đi học ngoài tỉnh và được hỗ trợ 15.000 đồng/ngày học/người đối với đi học trong tỉnh. Mức hỗ trợ khá thấp khiến cán bộ, công chức cấp xã khó lòng toàn tâm toàn ý cho những đợt bồi dưỡng, tập huấn dài ngày. d. Sự bận tâm về gia đình, các mối quan hệ xã hội khi thời gian học tập kéo dài. Đó là chưa kể đến các hao phí thời gian khi quãng đường di chuyển xa, các vấn đề sức khỏe,…. Trình bày các nguyên nhân kể trên không đồng nghĩa với việc phủ nhận hoàn toàn phương thức giảng dạy – học tập trực tiếp, phương thức này đã và đang phát huy hiệu quả với các chương trình tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng ngắn ngày. Nhìn nhận trên phương diện khách quan, giảng dạy – học tập từ xa hay trực tiếp đều có các ưu và nhược điểm riêng: Giảng dạy - học tập trực tiếp Giảng dạy - học tập từ xa Ưu điểm - Có sự tương tác trực tiếp, thường xuyên giữa giảng viên và học viên. - Giảng viên có thể phân loại, đánh giá trình độ học viên và lựa chọn phương thức truyền đạt thích hợp nhất cho học viên. - Các thắc mắc, vướng mắc của học viên nhanh chóng được tiếp nhận và giải đáp. - Người học có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, phát triển các mối quan hệ xã hội. - Đặc biệt hiệu quả đối với những chương trình đòi hỏi thị phạm hay kinh nghiệm thực tế. - Phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của học viên. - Người học không bị ràng buộc bởi các điều kiện về thời gian, hoàn cảnh cá nhân, điều kiện công tác,… - Tiết kiệm chi phí tổ chức, tiết kiệm thời gian. - Khả năng mở rộng đối tượng, số lượng người học. - Với sự phát triển của Internet, cơ hội tương tác giữa giảng viên – học viên, học viên – học viên ngày càng gia tăng. - Học liệu có thể được lưu trữ bằng nhiều phương tiện. Nhược điểm - Thời gian "chết" (nghỉ giải lao, điểm danh,…) chiếm từ 5% đến 10 % thời lượng một buổi học. - Số lượng học viên càng đông, hiệu quả truyền đạt - tiếp thu càng giảm. - Kinh phí tổ chức (thuê phòng học, thù lao giảng viên, văn - Khả năng tương tác vẫn còn hạn chế trên nhiều phương diện. - Khó kiểm soát, đánh giá mức độ tiếp thu của học viên phòng phẩm, ) tỷ lệ thuận với thời lượng tổ chức. Đối với các chương trình bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, công chức cấp xã, nếu tổ chức tập huấn dài ngày mà hiệu quả lại không cao sẽ gây nên sự lãng phí lớn về nhiều mặt. Thực tế đòi hỏi không chỉ là cải tiến chương trình, nội dung, cách diễn đạt, truyền thụ mà bên cạnh đó là phương thức tiếp cận học liệu mới cho người học. Với phương châm lấy học viên làm trung tâm, hoàn toàn có thể kết hợp hai phương thức từ xa và trực tiếp kể trên để các ưu và nhược điểm bổ túc cho nhau, vừa đảm bảo lượng kiến thức mà đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tiếp thu vừa giải tỏa các mối lo ngại thường trực làm giảm hiệu suất học tập của họ. 2. Triển khai thực hiện ý tưởng: 2.1. Quá trình thực hiện: Bước 1: Điều tra cách thức tiếp cận thuận lợi nhất theo đánh giá của cán bộ, công chức cấp xã (Internet, đĩa mềm hay tài liệu in). Kết quả điều tra được sử dụng như cơ sở để quyết định hình thức học liệu gửi đến đối tượng. Theo đánh giá sơ bộ, hơn 90% cán bộ, công chức cấp xã ủng hộ việc tiếp cận học liệu thông qua Internet (đa số UBND cấp xã đã nối mạng và sử dụng ổn định). Riêng một số đơn vị thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn, đường truyền không ổn định, đề nghị hình thức đĩa mềm và tài liệu in. Bước 2: Cơ quan, đơn vị tổ chức họp cùng giảng viên, tiến hành sàng lọc các chuyên đề dự kiến bồi dưỡng, tập huấn (trên cơ sở giáo trình giảng dạy đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt). Các bên thống nhất chọn ra các chuyên đề phù hợp để áp dụng phương thức giảng dạy – học tập từ xa (Nội dung nào cần thiết quay hình, nội dung nào chỉ cần cô đọng thành Power point, nội dung nào chỉ cần chuyển tài liệu thô,…). Bước 3: Giảng viên chuẩn bị cho các chuyên đề được quay hình, xây dựng file Power point, tài liệu in, các câu hỏi kiểm tra cuối chuyên đề, Đơn vị tổ chức lớp thành lập Ban biên tập nội dung. Ban này trực tiếp làm việc với lực lượng giảng viên và đơn vị ghi hình. Bước 4: Tổ chức quay hình. Bước 5: Biên tập nội dung (đơn vị tổ chức lớp và giảng viên đảm nhận) và biên tập hình ảnh (đơn vị ghi hình đảm nhận). Bước 6: Đưa video clip từng chuyên đề, tài liệu thô kèm theo câu hỏi kiểm tra lên website đơn vị tổ chức, cung cấp thông tin cần thiết để học viên tiếp cận học liệu (địa chỉ website, cách truy cập xem video clip, password, ). Hoặc có thể in thành đĩa mềm (kèm theo tài liệu in, câu hỏi) gửi đến từng học viên (đối với địa bàn miền núi, hải đảo, khó khăn trong việc truy cập Internet). Giảng viên cung cấp địa chỉ email để học viên nộp kết quả trả lời các câu hỏi sau mỗi chuyên đề hoặc số điện thoại để thuận lợi trao đổi các vướng mắc nảy sinh trong quá trình học. Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa đang tiến tới họp giao ban trực tuyến giữa tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố. Cơ sở hạ tầng này bên cạnh việc phục vụ giao ban hoàn toàn có thể được sử dụng cho việc học tập trực tuyến, đặc biệt đối với các chương trình bồi dưỡng, tập huấn có thời lượng dài, nội dung đòi hỏi sự tương tác đa chiều. Bước 7: Tổ chức học tập trung (phương thức trực tiếp) với các nội dung còn lại (cụ thể là các nội dung đòi hỏi sự hướng dẫn thực tế, sự trao đổi trực tiếp giữa giảng viên và học viên, giữa học viên và học viên). Giảng viên dành ra buổi học đầu tiên để đánh giá kết quả nhận được từ học viên (đối với các nội dung được áp dụng phương pháp từ xa) và trả lời các vướng mắc (nếu có). 2.2. Quá trình phân tích và tổng kết kinh nghệm Ý tưởng cải cách hành chính này cần thực nghiệm tối thiểu 03 lớp bồi dưỡng, tập huấn kết hợp phương thức giảng dạy – học tập từ xa và trực tiếp, sau đó tiến hành tổng phân tích và rút ra quy trình tổ chức, thực hiện khoa học, hợp lý và cách thức kết hợp phương thức từ xa và trực tiếp tối ưu nhất. 3. Hiệu quả dự kiến: 3.1. Hiệu quả cốt lõi: a. Đối với cán bộ, công chức cấp xã (đối tượng học viên): - Tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu; - Hạn chế sự gián đoạn công tác; - Nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin (không chỉ trong công việc mà còn trong tiếp nhận tri thức); - Tiết kiệm chi phí phát sinh khi tham gia bồi dưỡng, tập huấn; tiết kiệm thời gian b. Đối với cơ quan, đơn vị tổ chức: - Tiết kiệm thời gian, kinh phí tổ chức: Nếu chỉ áp dụng phương thức truyền thống, một lớp bồi dưỡng thông thường có hàng loạt các chi phí sau: thuê phòng học, máy chiếu; in ấn tài liệu cho học viên, giảng viên; nước uống cho học viên; thù lao giảng viên; chi phí quản lý lớp;….Như đã trình bày, thời lượng chương trình bồi dưỡng tỷ lệ thuận với chi phí: Càng nhiều ngày thì chi phí càng tăng. Áp dụng phương thức kết hợp mới, tuy sẽ phát sinh các chi phí trong quá trình quay Clip, thù lao dành cho giảng viên trong quá trình xây dựng tài liệu giảng dạy, quay hình,… nhưng nhìn chung vẫn tiết kiệm chi phí so với phương thức truyền thống cũ (đặc biệt đối với các chương trình bồi dưỡng kéo dài từ 10 ngày trở lên). - Đa dạng hóa các phương thức lưu trữ học liệu, mở rộng khả năng sử dụng về sau. c. Đối với địa phương cử cán bộ, công chức đi học: - Tiết kiệm chi phí hỗ trợ cán bộ, công chức khi tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn; - Đảm bảo công việc không bị gián đoạn quá lâu, ảnh hưởng đến tiến độ chung và sự phục vụ người dân. d. Đối với giảng viên tham gia giảng dạy: [...]... sở (đặc biệt các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, ), tạo thuận lợi trong công việc cũng như góp phần vững chắc thêm khả năng ứng dụng phương thức giảng dạy – học tập từ xa đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về sau 4 Khả năng mở rộng ý tưởng: Trước mắt, dự kiến triển khai đối với các chương trình tập huấn, bồi dưỡng lực lượng cán bộ, công chức cấp xã do Sở Nội vụ tổ chức Ngoài ra, ý... Cơ hội thử sức với phương thức giảng dạy, truyền thụ mới; nâng cao năng lực chọn lọc và xây dựng giáo án khoa học; - Nâng cao năng lực tương tác với học viên qua nhiều phương tiện 3.2 Hiệu quả về kinh tế - xã hội: Tiết kiệm ngân sách đối với lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Kinh phí tiết kiệm có thể được sử dụng để trang bị và củng cố hệ thống công nghệ thông tin... chức Ngoài ra, ý tưởng này hoàn toàn có khả năng áp dụng mở rộng cho việc đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn toàn tỉnh Tùy thuộc vào đối tượng học viên, mục tiêu, yêu cầu cụ thể, chương trình có thể có các điều chỉnh thích hợp đối với các nội dung có thể giảng dạy từ xa hay trực tiếp . CHÍNH KẾT HỢP PHƯƠNG THỨC TỪ XA VÀ TRỰC TIẾP TRONG BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1. Cơ sở xuất phát ý tưởng: 1.1. Giới thiệu vấn đề: Hiện nay, tại Việt Nam, lực lượng cán bộ, công chức. phương thức giảng dạy – học tập từ xa và trực tiếp, sau đó tiến hành tổng phân tích và rút ra quy trình tổ chức, thực hiện khoa học, hợp lý và cách thức kết hợp phương thức từ xa và trực tiếp tối. ) và phương thức giảng dạy – học tập trực tiếp (học tập trung, tương tác trực tiếp giữa giảng viên và học viên) nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng, tập huấn lực lượng cán bộ, công chức cấp xã