4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2 Tương quan với quan niệm có coi cặp vợ chồng chưa/không con là gia đình hay không 32 Bảng 3 Tương quan giữa nội dung “Con cái là nhân tố đảm bảo sự bền vững h
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN XÃ HỘI HỌC
HỒ NGỌC CHÂM
Ý NGHĨA CỦA CON CÁI TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
XÃ CÁT THỊNH - HUYỆN VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI,
XÃ PHÚ ĐA - HUYỆN PHÚ VANG - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ,
XÃ PHƯỚC THẠCH - HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH TIỀN GIANG,
XÃ TRỊNH XÁ - HUYỆN BÌNH LỤC - TỈNH HÀ NAM)
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội - 2011
Trang 21
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến những người
đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến PGS TS Phạm Văn Bích - người thày
đã chỉ dạy tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ Xã hội học để bảo vệ trước Hội đồng
Tôi xin được cảm ơn GS TS Trịnh Duy Luân - Chủ nhiệm Dự án nghiên cứu liên ngành “Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi” (VS-RDE-05)
đã cho phép tôi sử dụng bộ dữ liệu khảo sát để thực hiện ý tưởng nghiên cứu của mình trong luận văn thạc sĩ
Tôi xin được cảm ơn Thủ trưởng Cơ sở đào tạo sau đại học Viện Xã hội học, các Giảng viên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học tập đúng thời hạn Tôi cũng xin được cảm ơn các Nhà nghiên cứu và các bạn đồng nghiệp đã chỉ bảo cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình đã động viên tôi giúp tôi hoàn thành luận văn này
Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2011
Học viên
Hồ Ngọc Châm
Trang 32.1 Các nghiên cứu của phương Tây về ý nghĩa của con cái 7 2.2 Các nghiên cứu của Việt Nam về ý nghĩa con cái 11
8 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 16
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận và cách tiếp cận nghiên cứu 19
1.2.1 Cách tiếp cận Trao đổi xã hội và lựa chọn hợp lý 21
Chương 2: Ý nghĩa của con cái trong gia đình nông thôn 25
2.1.1 Con cái là nhân tố đảm bảo sự bền vững hôn nhân và đem lại niềm
Trang 43
2.1.3 Con cái là người thờ cúng tổ tiên và nối dõi tông đường 52
2.2.1 Con trai đem lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình và củng cố mối
2.2.3 Con trai là người thờ cúng tổ tiên và nối dõi tông đường 70
Trang 54
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2 Tương quan với quan niệm có coi cặp vợ chồng chưa/không
con là gia đình hay không
32
Bảng 3 Tương quan giữa nội dung “Con cái là nhân tố đảm bảo sự bền
vững hôn nhân và đem lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình”
Bảng 4 Tương quan giữa nội dung “Con cái là nhân tố đảm bảo sự bền
vững hôn nhân và đem lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình”
Bảng 5 Tương quan giữa nội dung “Con cái là nhân tố đảm bảo sự bền
vững hôn nhân và đem lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình”
với năm kết hôn của người trả lời
36
Bảng 6 Tương quan giữa nội dung “Ý nghĩa kinh tế của con cái” với
Bảng 7 Tương quan giữa nội dung “Ý nghĩa kinh tế của con cái” với
Bảng 8 Tương quan giữa nội dung “Ý nghĩa kinh tế của con cái” với
Bảng 9 Tương quan giữa nội dung “Ý nghĩa kinh tế của con cái” với
Bảng 10 Tương quan giữa nội dung “Con cái là người thờ cúng tổ tiên
và nối dõi tông đường” với địa bàn cư trú của người trả lời 54 Bảng 11 Tương quan giữa nội dung “Con cái là người thờ cúng tổ tiên
và nối dõi tông đường” với giới tính của người trả lời 56 Bảng 12 Tương quan giữa nội dung “Con cái là người thờ cúng tổ tiên
và nối dõi tông đường” với tôn giáo của người trả lời 57 Bảng 13 Tương quan giữa nội dung “Con cái là người thờ cúng tổ tiên
và nối dõi tông đường” với năm kết hôn của người trả lời 58
Trang 65
DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 1 Tương quan giữa nội dung “Con cái là nhân tố đảm bảo
sự bền vững hôn nhân và đem lại niềm vui, hạnh phúc cho
gia đình” với tôn giáo của người trả lời 37 Biểu 2 Tương quan giữa nội dung “Con cái là nhân tố đảm bảo
sự bền vững hôn nhân và đem lại niềm vui, hạnh phúc cho
gia đình” với điều kiện kinh tế gia đình 38 Biểu 3 Mô hình sống tốt nhất đối với người già 44
Biểu 5 Tương quan giữa nội dung “Ý nghĩa kinh tế của con
Biểu 6 Tương quan quan giữa nội dung “Con cái là người thờ
cúng tổ tiên và nối dõi tông đường” với điều kiện kinh tế
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2 Vợ chồng mâu thuẫn vì không đẻ được con trai 64
Hình 5 Con trai thờ cúng tổ tiên và nối dõi tông đường 72
Trang 7Tuy nhiên, trong những năm qua, nước ta trải qua nhiều biến đổi kinh tế-
xã hội quan trọng Đi cùng với nó là sự biến đổi trong hành vi sinh đẻ, đặc biệt từ khi Chính phủ có những đầu tư đáng kể cho chương trình kế hoạch hoá gia đình Nhận thức được những khó khăn về kinh tế và xã hội do mật độ dân số quá đông đúc ở vùng đồng bằng sông Hồng từ nhiều thập kỷ qua, ngay những năm 60 của thế kỷ XX Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã thấy rõ sự cần thiết phải giảm mức sinh Bộ Y tế đã thành lập chương trình kế hoạch hoá gia đình, được thực hiện trên cả nước thông qua hệ thống các trung tâm y tế Đặt vòng là biện pháp được chính sách mới khuyến khích Sau khi đất nước thống nhất vào năm 1976, chính sách chỉ đạo về việc áp dụng các biện pháp tránh thai được hoạch định trên phạm vi cả nước và những phong trào kế hoạch hoá gia đình không ngừng được gia tăng Kết quả là vào cuối những năm 1980, khoảng 95% phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ biết ít nhất 1 biện pháp tránh thai và khoảng 50% phụ nữ sử dụng 1 biện pháp tránh thai (Patrick Gubry, Nguyễn Hữu Dũng, Phạm Thuý Hương, 2004) Mức sinh ở Việt Nam ngày càng giảm nhanh
Tỷ suất sinh tổng cộng, đo lường số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 3,3 con trong thời kỳ 1989- 1993 xuống còn 2,3 con trong thời
kỳ 1994- 1997 (Đặng Hà Phương và Nguyễn Thanh Liêm,1998)
Hơn nữa, bên cạnh con cái, những giá trị về nghề nghiệp, sự khẳng định năng lực bản thân trong công việc cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cha mẹ Họ cũng có sự cân nhắc về thời điểm có con và cân nhắc sẽ có con hay tiếp tục theo đuổi những giá trị khác của cuộc sống như hoàn thiện việc học tập, thiết lập các mối quan hệ xã hội… Đó là những biến đổi sâu sắc tác động đến việc sinh con, làm thay đổi mạnh mẽ hành vi sinh đẻ của các cặp vợ chồng Sinh
đẻ không còn là một hiện tượng tự nhiên nữa mà nó đã trở thành một hiện tượng
Trang 82 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu của phương Tây về ý nghĩa của con cái
Các tác giả phương Tây đã nghiên cứu lý do các cặp vợ chồng quyết định
có con, và tại sao các cặp vợ chồng quyết định không có con Đối với các cặp vợ chồng ở phương Tây, con cái có ý nghĩa theo những khía cạnh sau:
* Ý nghĩa kinh tế của con cái
Một vài nghiên cứu cho thấy rằng con cái có ý nghĩa kinh tế đối với các bậc cha mẹ trong các xã hội nông nghiệp Trong xã hội này, con cái chính là những người nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ về già, khi cha mẹ không còn khả năng tự nuôi sống bản thân mình
Theo Lamanna và Riedmann, trong các xã hội nông nghiệp, có con nghĩa
là có thêm người làm các công việc đồng áng cũng như việc bếp núc Hai tác giả này đưa ra kết luận: ý nghĩa kinh tế của con cái sẽ vẫn giữ vị trí quan trọng trong những xã hội chưa hiện đại- xã hội mà ở đó chính phủ chưa có những chương trình hỗ trợ người già ( Lamanna and Agnes Riedmann, 1997)
John Caldwell trong một nghiên cứu của mình đã cho thấy rằng ở nhiều nước, điển hình như ở Nigeria vào năm 1975, các cặp vợ chồng thường sinh nhiều con, ngay cả trong gia đình đô thị Ông lý giải việc sinh nhiều con vẫn tiếp tục ở đất nước này chừng nào còn tồn tại dòng của cải di chuyển từ lớp trẻ về lớp già Những đứa con kiếm được công việc ổn định trong xã hội có thể giúp đỡ cha
mẹ bằng cách gửi tiền về trợ giúp cho cha mẹ một cách đều đặn, chi tiêu các khoản khi về thăm cha mẹ…Hoặc thông qua các ảnh hưởng của họ đến các nhà chức trách, con cái có thể làm vinh danh cha mẹ khi họ về thăm ngôi nhà họ đã
Trang 9Các tác giả phương Tây cũng đưa ra một số lý do khiến các cặp vợ chồng không muốn có con hay “tự nguyện không con” Các nhà nghiên cứu Mỹ đã mô
tả, phân tích và lý giải hiện tượng tự nguyện không có con gắn với những nhân tố dân số học như trình độ giáo dục và công ăn việc làm của phụ nữ Theo đó, cả sự tham gia tạo lập đường công danh lẫn việc nuôi con đều có thể đánh giá dưới góc
độ những điều mất và những điều được về kinh tế và những điều được, mất về mặt xã hội (Sharon K Houseknecht, 1986) Nhìn chung, nuôi con là một điều mất về kinh tế và không phải là một điều được Điều được về kinh tế xảy ra khi không có con, vì khi ấy dành được một khoản tiền lớn cho những việc khác Mặt khác, sự tham gia tạo lập đường công danh nghĩa là không chỉ có những điều sắp được về mặt kinh tế mà cũng còn có tất cả những điều được khác về mặt xã hội Trong trường hợp phụ nữ tự nguyện không có con thì họ có 3 điều được: tránh những điều mất về kinh tế liên quan đến nuôi con; gia tăng những điều được về kinh tế do tạo lập đường công danh; và tăng những điều được khác về mặt xã hội
đi liền với việc tham gia tạo lập đường công danh
Mặc dù vậy, xét theo khía cạnh được và mất, phần lớn cha mẹ vẫn chọn có con để có người chăm sóc và nương tựa lúc tuổi già cũng như họ sẽ được những điều khác bên cạnh việc mất về kinh tế
Trang 109
* Con cái là người tiếp nối gia đình
Có con là phương tiện để cha mẹ “kéo dài” cuộc sống của bản thân Người
ta sinh ra con cái - một thế hệ mới để chống lại thời gian, để gìn giữ những giá trị của đời mình Đó là sự bất tử của cha mẹ (Harris, 1983) Không có cách nào thích hợp hơn để nối dài cuộc sống của bản thân ngoài cách sinh ra những đứa con Nhờ con cái, cha mẹ thấy cuộc đời mình có ý nghĩa hơn Mary Ann Lammanna đã thực hiện nghiên cứu 100 cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi là những người thuộc tầng lớp trung lưu ở Trung Tây nước Mỹ cũng như các công nhân cổ cồn trắng về việc con cái có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của họ và chỉ
ra rằng nhiều người trong số họ cho biết con cái giúp họ thấy cuộc sống có ý nghĩa, có mục đích hơn, đó là ý nghĩa về sự nối dài cuộc sống của bản thân:
“Thật là tuyệt vời khi bạn thấy một số đặc điểm của mình được truyền lại cho con cái” (Lamanna and Agnes Riedmann, 1997: 313) Robert Lauer minh hoạ thêm cho điều này trong một phỏng vấn sâu của mình: “Bố tôi có ba con gái Tôi muốn đặt tên cho con gái tôi theo tên thời trẻ của tôi Nếu tôi không làm vậy, cái tên đó sẽ mãi mãi mất đi và điều này làm tôi tổn thương vô cùng” (Lauer and Jeanette Lauer, 2000: 316)
Không chỉ là sự nối dài bản thân, có con có nghĩa là những giá trị truyền thống của gia đình, của nhóm xã hội sẽ được bảo tồn và phát huy Sinh con không chỉ là cách người ta chống lại thời gian mà còn là cách người ta bảo tồn những giá trị mà thế hệ trước để lại theo nghĩa con cái sinh ra sẽ được kế thừa những đặc điểm của giai cấp của chúng và cha mẹ chúng Như vậy, con cái cũng mang ý nghĩa về mặt xã hội bên cạnh ý nghĩa đối với bản thân gia đình, cha mẹ
* Ý nghĩa tinh thần của con cái
Con cái không chỉ là người chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ khi cha mẹ già
mà còn là người mang lại hạnh phúc cho cha mẹ
Nhiều tác giả đã chỉ ra rằng con cái làm cho cuộc sống gia đình vui vẻ, hạnh phúc hơn Sự hạnh phúc này thể hiện trước hết việc cha mẹ cảm thấy gắn
bó với nhau hơn Họ gắn bó với nhau thông qua các hoạt động chung Một cặp
vợ chồng trong nghiên cứu của Lamanna và Riedmann cho biết: “Con cái giúp chúng tôi gần gũi nhau hơn Kể từ khi có con gái, chúng tôi cùng làm nhiều việc hơn so với trước đây, chúng tôi cùng đi sở thú, chúng tôi cùng đi dã ngoại”
Trang 1110
(Lamanna and Agnes Riedmann, 1997: 313) Không những vậy, con cái gợi cho cha mẹ nhớ về gia đình hạnh phúc trước đây của mình, nhớ về người cha tình cảm, thương yêu con cái (Lauer and Jeanette Lauer, 2000) Con cái khiến cho cha
mẹ khó có thể nghĩ đến chuyện ly hôn một cách dễ dàng vì họ phải nghĩ đến lợi ích của con cái Chính vì thế ly hôn thường dễ xảy ra hơn ở những cặp vợ chồng không có con (Strong and Christine DeVault, 1993) Con cái luôn mang lại sự tươi mới cho cuộc sống gia đình Chúng mang lại sự mới mẻ, vui vẻ bằng cách tạo ra những niềm vui cũng như những bực mình trong cuộc sống Điều này khiến chúng ta có cảm giác về một điều gì đó mới mẻ, khác lạ đang diễn ra (Lamanna and Agnes Riedmann, 1997)
Không những vậy, con cái còn đem lại hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn Harris đã nghiên cứu ý nghĩa của con cái đối với các gia đình tư sản và các gia đình vô sản ở phương Tây và thấy rằng con cái đặc biệt quan trọng với những người đàn ông thuộc tầng lớp công nhân Đối với những người công nhân, có con không chỉ đơn giản là việc người ta có một địa vị mới - địa vị người cha, người mẹ; mà còn là việc hi vọng về tương lai tươi sáng hơn - đó là việc người công nhân có địa vị cao hơn trong xã hội thông qua thành công của con cái mình (Harris, 1983)
Rõ ràng, cuộc đời của cha mẹ sẽ ít niềm vui hơn nếu không có những đứa con Con cái chính là nguồn vui của cha mẹ
* Con cái chứng tỏ khả năng sinh sản của cha mẹ
Con cái không chỉ mang lại hạnh phúc cho cha mẹ mà con cái còn là bằng chứng cho thấy cha mẹ có khả năng sinh sản
Một số nghiên cứu cho thấy rằng trong một vài nền văn hoá, chỉ khi nào cặp vợ chồng có con thì xã hội nhìn nhận đó là cặp vợ chồng bình thường Đặc biệt đối với phụ nữ, trong một nền văn hoá quan niệm làm mẹ là thiên chức thì những người phụ nữ không muốn làm mẹ (không có con) bị nhìn nhận là điều trái với tự nhiên và người đó có khiếm khuyết Vì vậy, có con là một dấu hiệu chứng tỏ đó là một người phụ nữ bình thường (Harris, 1983) Đó còn là dấu hiệu chứng tỏ người phụ nữ đã thực sự trưởng thành Ngay từ khi còn nhỏ, phụ nữ đã được giáo dục phải làm tốt những công việc của một người mẹ Các cô bé được dạy cách thay tã cho búp bê, cho búp bê ăn cũng như chăm sóc chúng Các câu
Trang 1211
chuyện cô bé được nghe, các trò chơi cô bé từng chơi, các quyển sách cô bé
đọc… tất cả đều xã hội hoá cô bé thành người mẹ Vì vậy, dù bất cứ một lý do
nào đi chăng nữa thì hầu hết phụ nữ đều chọn được trở thành mẹ (Strong and
Christine DeVault, 1993)
Như vậy, qua các nghiên cứu của mình, các tác giả phương Tây đã nêu lên
được lý do vì sao người ta có con Người ta có con vì những ý nghĩa về kinh tế, ý
nghĩa về tinh thần, ý nghĩa về sự nối tiếp gia đình mà con cái mang lại Và con
cái là bằng chứng chứng tỏ được khả năng sinh sản của cha mẹ Tuy nhiên, do
đặc điểm văn hoá phương Tây nên các tác giả không đi vào phân tích sự khác
biệt giữa ý nghĩa của con trai và ý nghĩa của con gái Sự khác biệt này đặc biệt có
ý nghĩa trong những nền văn hoá chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, trong đó có
Việt Nam Hơn nữa, nền văn hoá phương Tây chú trọng đến những giá trị mang
tính cá nhân chứ không phải những giá trị mang tính cộng đồng Vì vậy, ý nghĩa
của con cái trong những xã hội phương Tây cũng có nhiều sự khác biệt so với
những xã hội phương Đông Đây chính là lý do khiến chúng ta cần tìm hiểu ý
nghĩa của con cái trong gia đình Việt Nam
2.2 Các nghiên cứu của Việt Nam về ý nghĩa con cái
Có nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cũng như các tác giả
trong nước về ý nghĩa của con cái trong các gia đình Việt Nam Tuy các nghiên
cứu về ý nghĩa con cái nói chung không nhiều, nhưng các nghiên cứu này đã
phản ánh ý nghĩa con cái theo những khía cạnh sau (Hoàng Đốp, 2004; Nguyễn
Lan Phương, 1995; Trương Xuân Trường, 2004):
Thứ nhất, con cái đem lại nguồn vui và hạnh phúc cho gia đình, cho cặp
vợ chồng, là nhân tố củng cố mối quan hệ vợ chồng
Thứ hai, con cái là nguồn lao động và giúp đỡ gia đình
Thứ ba, con cái là người chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ về già
Thứ tư, con cái là người nối dõi tông đường và thờ cúng cha mẹ khi cha
mẹ qua đời; là cầu nối giữa thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai
Đặc điểm chung của các nghiên cứu ở chỗ các tác giả đi sâu vào phân tích
ý nghĩa của con trai trong gia đình chứ ít phân tích ý nghĩa của con cái nói chung,
giống như những nghiên cứu nước ngoài trong việc xem xét ý nghĩa của con cái
Có thể nói, con trai có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các cặp vợ chồng, đặc
Trang 1312
biệt là vợ chồng nông thôn Ngày nay, chuẩn mực ít con đang dần được thiết lập trong các gia đình nông thôn Tuy nhiên, các gia đình nông thôn vẫn có nhu cầu con trai Đối với người dân, ba lý do cơ bản của nhu cầu có con trai là để nối dõi tông đường, để phụng dưỡng bố mẹ khi về già và do tâm lý xã hội vẫn coi trọng con trai Đặc biệt, thờ cúng tổ tiên và sự nối tiếp dòng tộc là những động cơ quan trọng nhất trong việc theo đuổi để có con trai (Trương Xuân Trường, 2004)
Nguyên nhân sâu xa của việc thích con trai trong các gia đình nông thôn
đó là sự ảnh hưởng của Khổng giáo đến văn hoá Việt Nam Không chỉ vì muốn
có thêm nhân lực lao động trong gia đình mà người nông dân mong mỏi có con trai, hay không chỉ vì tập quán hôn nhân ở nhà chồng khiến người ta quý con trai Nguyên nhân của sự “trọng nam khinh nữ” này sâu xa hơn những động cơ kinh
tế, bảo hiểm thông thường: con trai có tầm quan trọng cơ bản đối với gia đình về tất cả mọi lĩnh vực cơ bản Nét riêng của những xã hội chịu ảnh hưởng của Khổng giáo là tầm quan trọng đặc biệt dành cho con trai trong gia đình: chỉ con trai mới có quyền nối dõi tông đường, kế thừa tôn thống, đảm bảo dòng dõi không bị tuyệt diệt (Mai Huy Bích, 1993; Nguyễn Văn Chính, 2004) Như vậy, nối dõi tông đường vẫn là một trong những nhu cầu quan trọng khiến các cặp vợ chồng phải sinh con trai và coi chuyện có con trai là một chuẩn mực
Rõ ràng, dù xã hội có nhiều thay đổi, các chuẩn mực, giá trị thuộc về gia đình có nhiều thay đổi nhưng dường như sở thích con trai vẫn tồn tại trong các gia đình nông thôn
Như vậy, ý nghĩa của con cái nói chung vẫn chưa được các nhà nghiên cứu thực sự quan tâm Trong đề tài này, chúng tôi sẽ phân tích ý nghĩa của con cái nói chung để lý giải tại sao các cặp vợ chồng tại 4 điểm khảo sát quyết định sinh con Đồng thời, chúng tôi cũng đi sâu vào phân tích ý nghĩa của con trai đối với các gia đình này để tìm hiểu những đặc điểm khác biệt theo vùng đã ảnh hưởng như thế nào đến sở thích con trai
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên những số liệu có sẵn, luận văn muốn mô tả sự đánh giá ý nghĩa của con cái nói chung cũng như ý nghĩa của con trai nói riêng trong các gia đình nông thôn tại 4 địa bàn nghiên cứu Từ đó luận văn muốn chứng minh rằng sinh
Trang 143.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục tiêu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chính sau đây:
Nhiệm vụ thứ nhất: Tổng quan một số công trình nghiên cứu về ý nghĩa con cái của các tác giả phương Tây và các tác giả Việt Nam
Nhiệm vụ thứ hai: Làm rõ một số khái niệm nghiên cứu trong luận văn như sinh đẻ, gia đình, gia đình nông thôn
Nhiệm vụ thứ ba: Mô tả sự đánh giá ý nghĩa của con cái nói chung và ý nghĩa của con trai nói riêng trong các gia đình tại 4 địa bàn nghiên cứu
Nhiệm vụ thứ tư: Xem xét các yếu tố giới tính, tôn giáo, năm kết hôn, điều kiện kinh tế gia đình và địa bàn cư trú của người trả lời ảnh hưởng như thế nào đến sự đánh giá của cha mẹ
Nhiệm vụ thứ năm: Áp dụng quan điểm lý thuyết để giải thích hành động sinh con là một hành động xã hội, một sự lựa chọn
4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Ý nghĩa của con cái trong gia đình nông thôn
5 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu:
Thứ nhất: Có con là xu hướng tự nhiên, tất yếu hay mang ý nghĩa văn hoá,
xã hội?
Trang 156 Giả thuyết nghiên cứu
Để trả lời cho ba câu hỏi nghiên cứu, đề tài đưa ra ba giải thuyết sau:
Giả thuyết thứ nhất: Có con không còn là xu hướng tự nhiên, tất yếu mà
đó là một sự lựa chọn của các cặp vợ chồng Sự lựa chọn chịu chi phối của bối cảnh văn hoá, xã hội của người trả lời
Giả thuyết thứ hai: Sở thích con trai vẫn tồn tại trong các gia đình nông thôn
Giả thuyết thứ ba: Có sự khác nhau trong việc đánh giá tầm quan trọng của con cái theo năm kết hôn, giới tính, tôn giáo, địa bàn cư trú và điều kiện kinh
tế gia đình của người trả lời
7 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả luận văn không tiến hành một nghiên cứu riêng, mà sử dụng phương pháp phân tích số liệu có sẵn dựa trên bộ số liệu định lượng và một phần
bộ số liệu định tính của dự án nghiên cứu liên ngành “Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi” (VS-RDE-05) trong chương trình hợp tác nghiên cứu
Việt Nam- Thuỵ Điển 2004- 2008
Dự án này được tiến hành tại 4 tỉnh là Yên Bái (năm 2004), Tiền Giang (năm 2005), Thừa Thiên - Huế (năm 2006) và Hà Nam (năm 2008) mà tác giả luận văn có tham gia với tư cách là một thành viên của nhóm nghiên cứu trẻ và được chủ nhiệm đề tài cho phép sử dụng số liệu Bộ số liệu định lượng có dung lượng mẫu là 1201, bao gồm người trả lời sinh từ năm 1918 đến năm 1990, trong
đó có 596 nam giới (chiếm 49,6%) và 605 nữ giới (chiếm 50,4%) Nhìn chung, người trả lời đều đã kết hôn và đã có con 98,7% người đã lập gia đình, chỉ 1,3% người trong tình trạng độc thân hoặc ly thân, ly hôn và goá vợ/goá chồng
Xét về trình độ học vấn, số người học đến trung học cơ sở chiếm tỉ lệ cao nhất 49,5%; tiếp đến là tiểu học chiếm 29,2% Tỉ lệ người học đến trung học phổ
Trang 1615
thông là 13,4% và 6,5% người trong mẫu phỏng vấn chưa từng đi học Chỉ có 1,3% người đã học cao đẳng, đại học
Xét về tôn giáo, 266 người theo Phật giáo, 47 người theo Thiên Chúa giáo,
13 người theo đạo Cao Đài, 1 người theo đạo Hoà Hảo, 76 người theo những tôn giáo khác, 794 người không theo tôn giáo 4 người còn lại không có câu trả lời Như vậy, số người theo tôn giáo chiếm tỉ lệ thấp so với số người không theo tôn giáo 66,3% người không theo tôn giáo so với 22,2% người theo Phật giáo, 3,9% người theo Thiên chúa giáo 7,6% còn lại theo các tôn giáo như Cao Đài, Hoà Hảo hay những tôn giáo khác Do số người theo các tôn giáo là quá ít và quá chênh lệch nên chúng tôi đã ghép những người theo các tôn giáo khác nhau vào nhóm người theo tôn giáo, nhóm còn lại là nhóm không theo tôn giáo Điều này giúp quá trình phân tích thuận tiện hơn Tuy nhiên, mỗi tôn giáo có những đặc trưng riêng nên sẽ có những thiếu sót không tránh khỏi khi ghép các tôn giáo với nhau như vậy
Về dân tộc, trong tổng 1.199 người trả lời có 992 người Kinh, 1 người Hoa, 91 người Tày, 19 người Thái, 17 người Dao, 59 người Mường, 20 người còn lại thuộc các dân tộc khác Người dân tộc thiểu số chủ yếu tập trung tại xã Cát Thịnh 3 xã còn lại chủ yếu là người Kinh Như vậy, tỉ lệ người Kinh và người dân tộc thiểu số chênh lệch nhau quá nhiều Hơn nữa, trong quá trình phân tích, chúng tôi sẽ phân tích yếu tố địa bàn cư trú tác động ra sao đến nhận định của cha mẹ về ý nghĩa của con cái Vì vậy, chúng tôi không phân tích yếu tố dân tộc tác động đến nhận định của cha mẹ về ý nghĩa con cái Điều đó không có nghĩa là sắc tộc, dân tộc không có tác động đến ý nghĩa của con cái, mà chỉ hàm
ý rằng nhân tố này chưa được xem xét trong nghiên cứu của chúng tôi
Về điều kiện kinh tế của gia đình, theo nhận định của bản thân người trả lời, đa số các gia đình có điều kiện kinh tế ở mức trung bình 52,8% gia đình có kinh tế trung bình Trong khi đó, tỉ lệ các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả rất
ít, chỉ có 58 gia đình (chiếm 4,8%) Số gia đình có điều kiện kinh tế khá hơn trung bình và các gia đình nghèo tương tự nhau với tỉ lệ lần lượt là 15,9% và 15% Số còn lại có điều kiện kinh tế kém hơn trung bình
Về năm kết hôn, 579 người trong tổng số 1.201 người (chiếm 48,2%) kết hôn từ năm 1986 trở về trước, 622 người còn lại kết hôn sau năm 1986 Sở dĩ đề tài chia năm kết hôn của người trả lời theo hai nhóm như vậy là vì chúng tôi giả
Trang 1716
định rằng độ tuổi của con cái và sự chung sống của con cái với cha mẹ có ảnh hưởng đến đánh giá của cha mẹ về ý nghĩa của con cái Nhìn chung, con cái trước năm 18 tuổi thường sống cùng cha mẹ (Tính từ năm 1986 đến thời điểm thực hiện cuộc điều tra đầu tiên vào năm 2004 tại Cát Thịnh, ít nhất con cái của các gia đình đã 18 tuổi)
Đây là một cuộc điều tra tiến hành bằng bảng hỏi với 11 phần chính gồm: thông tin nhận biết, những đặc điểm của hộ gia đình, hôn nhân, mô hình sống chung, di cư, quan hệ họ hàng thân tộc, tình trạng việc làm, phân công lao động
và các hoạt động khác trong gia đình, những quan niệm về tình yêu và tình dục,
và quan hệ giữa bố mẹ và con cái Tác giả sử dụng một số câu hỏi trong phần
“quan hệ giữa bố mẹ và con cái”
Đề tài sử dụng một phần bộ số liệu định tính của dự án với 19 phỏng vấn sâu và 3 thảo luận nhóm Trong 19 phỏng vấn sâu này, 4 phỏng vấn sâu tại Trịnh
Xá - Bình Lục - Hà Nam do tác giả thực hiện
Cụ thể, đề tài sử dụng các câu hỏi sau để phân tích:
Về số liệu định lượng: đề tài căn cứ chủ yếu vào câu hỏi L10 trong bảng hỏi (xem phụ lục trang 85) để tìm hiểu xem cha mẹ nhìn nhận ý nghĩa con cái trong gia đình như thế nào Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng một số câu hỏi khác trong bảng hỏi để làm rõ hơn ý nghĩa của con cái trong gia đình nông thôn tại 4 địa phương nghiên cứu
Về số liệu định tính: Các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm chủ yếu tập trung vào câu hỏi: Tại sao các gia đình sinh nhiều con? Con trai có vai trò quan trọng ra sao đối với gia đình?
8 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
sự đánh giá của cha mẹ về ý nghĩa của con cái trong gia đình nông thôn
Về ý nghĩa thực tế: Đề tài góp phần lý giải sự đánh giá của cha mẹ về ý nghĩa của con cái trong gia đình tại địa bàn nghiên cứu
Trang 1817
9 Hạn chế của đề tài
Do đặc điểm của đề tài là sử dụng số liệu có sẵn nên chúng tôi chưa đủ các bằng chứng để giải thích một số vấn đề cần làm rõ trong đề tài
Mẫu khảo sát định lượng bao gồm các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ
và có ít nhất 1 con nên chúng tôi không thể so sánh quan niệm của những cặp vợ chồng đã có con với những cặp vợ chồng chưa có con cũng như những phụ nữ độc thân để làm rõ ý nghĩa của con cái
Hơn nữa, luận văn này dựa vào và khai thác kết quả cuộc điều tra định lượng trong đó câu hỏi về ý nghĩa con cái nêu 07 phương án trả lời cho sẵn chứ không dành chỗ cho những phương án mà người được hỏi tự nhận thấy Vì vậy, rất có thể con cái còn mang một số ý nghĩa khác nữa mà bảng hỏi chưa tính đến
và do đó đã bỏ sót
10 Kết cấu của luận văn
Bố cục của luận văn được chia thành 3 phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Cụ thể như sau:
Mở đầu: Giới thiệu những nét cơ bản nhất của luận văn từ lý do lựa chọn đề tài,
tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, đối tượng - phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài cùng những hạn chế của đề tài
Nội dung: bao gồm 2 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu Nội dung của chương này nhằm làm rõ những vấn đề cơ sở lý luận của nghiên cứu như các khái niệm, các lý thuyết và việc vận dụng lý thuyết vào việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu mà luận văn đưa ra
Chương 2: Ý nghĩa của con cái trong gia đình nông thôn Nội dung chương này được chia thành 2 phần chính: 1) Ý nghĩa của con cái nói chung trong gia đình nông thôn và 2) Ý nghĩa của con trai trong gia đình nông thôn Cả hai phần đều phân tích ý nghĩa của con cái nói chung và con trai nói riêng theo các mặt sau:
Trang 1918
Thứ nhất, con cái là nhân tố đảm bảo hôn nhân và đem lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình
Thứ hai, ý nghĩa về mặt kinh tế
Thứ ba, con cái là người thờ cúng tổ tiên và nối dõi tông đường
Kết luận: Phần kết luận đi vào 3 nội dung chính:
Thứ nhất, điểm lại và tóm tắt lại những ý đã phân tích trong phần nội dung của luận văn Thứ hai, xác định những giả thuyết nào đã được kiểm nghiệm, những giả thuyết nào chưa được kiểm nghiệm Thứ ba, gợi mở những vấn đề mà
đề tài chưa thực hiện được và cần tiếp tục nghiên cứu
Cuối cùng là phần Tài liệu trích dẫn và phụ lục
Trang 2019
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU
1 1 Một số khái niệm công cụ
1.1.1 Sinh đẻ - một hành động mang ý nghĩa
Trong xã hội truyền thống, khi chưa có các phương tiện và biện pháp tránh thai thì đối với đa số các cặp vợ chồng (trừ những người vô sinh), con cái là kết quả tự nhiên của đời sống vợ chồng Nghĩa là dù họ muốn hay không muốn, con cái vẫn được sinh ra như một lẽ tự nhiên
Tuy vậy, những người cha người mẹ trong xã hội truyền thống vẫn gắn cho con cái một tầm quan trọng và những mong mỏi, những kỳ vọng nhất định Khi chưa có con, họ mong muốn có con Khi con cái còn nhỏ, họ mơ ước chúng
sẽ trưởng thành Và khi con cái trưởng thành, họ chờ đợi và hi vọng chúng sẽ làm điều gì đó cho họ
Với các phương tiện và biện pháp tránh thai được phổ cập rộng rãi, cha
mẹ có khả năng giới hạn số con, thời điểm sinh con, khoảng cách giữa các lần sinh… thì con cái trở thành sự lựa chọn của cha mẹ, và được gửi gắm nhiều mục tiêu, ước muốn và dự định
Theo Michael Mann, ý nghĩa (meaning) là “mục tiêu và dự định khi thực hiện một hành động” (Mann, 1983: 227) Như vậy, cha mẹ mong mỏi, hi vọng gì
ở đứa con, hay động cơ khi sinh con là gì - đó chính là ý nghĩa của con cái
1.1.2 Gia đình
Khái niệm “gia đình” thường được mặc nhiên coi là có ý nghĩa rõ ràng và
ai cũng hiểu như ai Từ “gia đình” có lẽ là từ được dùng nhiều trong ngôn ngữ hàng ngày và trong nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội cũng như trong các nghiên cứu về gia đình, song hiếm khi được định nghĩa rõ ràng Nhiều văn bản pháp quy của nhà nước cũng dùng từ này mà không có định nghĩa rõ ràng Cho đến nay, kể
từ khi ra đời vào ngày 29 tháng 12 năm 1959, Luật Hôn nhân và Gia đình của nước ta đã sửa đổi vào những năm 1986 và 2000, song chỉ đến năm 2000 Luật
Hôn nhân và Gia đình mới có định nghĩa về gia đình: Gia đình là tập hợp những
người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này (Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000)
Trang 21về gia đình có thể thay đổi từ nhóm này sang nhóm khác, từ nơi này sang nơi khác, từ thời này sang thời khác
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm “gia đình” là một nhóm người có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống với nhau, thường chung sống và hợp tác kinh tế với nhau để thoả mãn những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của
họ về: sinh đẻ và nuôi dạy con cái, chăm sóc người già và người ốm Dưới dạng phổ biến nhất hiện nay, gia đình gồm thành viên của hai giới nam và nữ có con
đẻ hoặc con nuôi
1.1.3 Gia đình nông thôn
Trong những thiết chế tồn tại trong xã hội nông thôn thì gia đình là thiết chế quan trọng nhất Nó trở thành nền tảng hết sức cơ bản Nó đóng vai trò to lớn trong đời sống vật chất và đời sống văn hoá của toàn bộ nông thôn Nó quy định đặc điểm tâm lý cá nhân nông thôn cũng như tập thể nông thôn Trên thực tế, theo một số nhà tư tưởng, gia đình và chủ nghĩa gia đình in dấu lên toàn bộ cấu trúc của nông thôn Chủ nghĩa gia đình thấm sâu và cấu trúc xã hội nông thôn từ trên xuống dưới
Hầu hết trong những xã hội nông nghiệp, gia đình phụ quyền là hình thức gia đình nổi bật trong các vùng nông thôn Theo Tô Duy Hợp (1997: 55) gia đình nông thôn gồm những đặc điểm sau:
Thứ nhất, gia đình nông thôn có tính thuần nhất lớn hơn: Gia đình nông thôn thuần nhất hơn về mặt chủng tộc và tâm lý, bền vững hơn, hợp nhất hơn và thực hiện chức năng hữu cơ hơn so với gia đình đô thị
Thứ hai, hầu hết các thành viên trong gia đình nông thôn gắn với nghề nông
Thứ ba, gia đình nông thôn có kỷ luật chặt chẽ hơn và sự phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn: Các thành viên trong gia đình nông thôn phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn và phụ thuộc vào gia đình nhiều hơn so với các gia đình đô thị
Trang 2221
Thứ tư, sự độc đoán của người cha trong gia đình nông thôn thể hiện rõ hơn trong gia đình đô thị Trong gia đình nông thôn, người cha thường là người lãnh đạo gia đình Ông phân bố công việc nhà nông cho các thành viên khác; ông
tổ chức đám cưới cho con trai, con gái, cháu và chắt; ông là người quản lý các mối quan hệ trong gia đình… Như vậy, mọi thành viên trong gia đình đều ở dưới quyền người cha
Và cuối cùng, gia đình nông thôn tham gia tích cực hơn vào những lĩnh vực hoạt động chung Phần lớn thời gian trong ngày, các thành viên trong gia đình làm việc với nhau và gắn với công việc của hộ nông dân
1.2 Cách tiếp cận nghiên cứu
Đề tài tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên những quan điểm của lý thuyết Hành động xã hội của M Weber và lý thuyết Trao đổi xã hội và Sự lựa chọn hợp
lý
1.2.1 Cách tiếp cận Trao đổi xã hội và Lựa chọn hợp lý
Cách tiếp cận này chịu ảnh hưởng của kinh tế học, và coi các nguồn lực đóng vai trò then chốt, cùng với khái niệm quyền lực Trong quan hệ cá nhân, các nguồn lực, điều được và điều mất không hẳn chỉ là những đồ vật mà còn là tình yêu, địa vị, quyền lực… Khi con người gia nhập một mối quan hệ, họ có những nguồn lực nhất định mà người khác coi là có giá trị và đánh giá cao Con người ta
có ý thức hoặc vô thức sử dụng các nguồn lực này nhằm đạt được cái họ muốn
Tiên đề mặc định cơ bản của thuyết trao đổi xã hội cho rằng con người ta tác động qua lại để tăng tối đa lợi ích hay những điều được của bản thân và giảm tối thiểu điều mất hoặc cái giá phải trả Theo lý thuyết này, chúng ta cân đo các hành động và quan hệ của chúng ta trên cơ sở lợi - hại, được - mất Trong quan
hệ, chúng ta cố tối đa hoá cái lợi và điều được và tối thiểu hoá cái hại và điều mất Nếu một phương hướng hành động mang lại cả điều được lẫn điều mất, cả lợi lẫn hại, thì người ta cân nhắc, so sánh cả hai với nhau Trong trường hợp điều được và cái lợi lớn hơn, vượt trội so với điều mất và cái hại, thì người ta lựa chọn phương hướng hành động ấy
Trong nghiên cứu về ý nghĩa của con cái trong gia đình nông thôn, sinh con là một sự lựa chọn Người ta quyết định sinh con vì người ta thấy được
Trang 23mà quan hệ xã hội lại do con người tạo ra
Hành động xã hội được M.Weber định nghĩa một cách tổng quát là hành động mà chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ quan nào đó, và có tính đến hành vi của người khác, hướng tới người khác (Bùi Quang Dũng, Lê Ngọc Hùng, 2005: 117) Như một nhà nghiên cứu đã nhận xét “Như vậy, hành động xã hội đòi hỏi
có động cơ chủ quan của cá nhân (hay nhóm) và sự định hướng đến người khác Đấy là hai điều kiện mà thiếu nó thì không thể nói đến hành động xã hội” (Bùi Quang Dũng, 2004: 103)
Tuy nhiên, luận văn này chưa đi vào áp dụng phép phân loại hành động xã hội của M.Weber, mà chỉ dừng lại ở việc áp dụng định nghĩa tổng quát về hành động xã hội với mong muốn chứng minh rằng sinh con đẻ cái là một hành động
xã hội
Trong xã hội truyền thống, hầu hết các cặp vợ chồng không ra quyết định
về việc có con Trừ trường hợp những người vô sinh, thì con cái cứ ra đời, bất kể người cha người mẹ có muốn hay không và đã muốn sinh con hay chưa Chính vì thế người Việt Nam coi con cái là trời cho, trời sinh (ví dụ qua vế đầu câu tục ngữ “trời sinh voi, trời sinh cỏ”) Đối với các cặp vợ chồng này, người ta không thể hình dung được việc có thể lựa chọn thích có con hay không Nói như một nhà Xã hội học: “Nhiều người cho rằng, hành động giao hợp có xu hướng dẫn đến thụ thai và rằng các nền văn hoá đều cho rằng hôn nhân và gia đình (tức là con cái) là những sự kiện bình thường trong đời” (Harris, 1983: 172) Nói cách khác, rất nhiều người coi sinh con đẻ cái là hành động mang tính chất tự nhiên và thuộc về tự nhiên Không riêng người dân thường, mà ngay cả trong giới nghiên
Trang 2423
cứu, kể cả các nhà Xã hội học cũng quan niệm như vậy “…nhiều nghiên cứu bắt đầu từ một xuất phát điểm rằng có con là điều không tránh khỏi Mượn lời Macintyre, “các nhà Xã hội học đã coi việc tái sinh sản bình thường và những vấn đề liên quan với nó là đương nhiên, với tư cách là một bộ phận của trật tự tự nhiên” Bà vạch rõ, chúng ta không thể quan niệm một cách tiên nghiệm rằng
“con người ta có con vì họ kết hôn, hay họ kết hôn để có con; họ có con vì họ có quan hệ tính dục, hay họ có quan hệ tính dục để sinh con” (Harris, 1983: 172)
Quan niệm coi sinh đẻ là hành động tự nhiên rõ ràng không thoả đáng và không phù hợp với thực tiễn xã hội, vì nếu sinh con đẻ cái mang tính chất tự nhiên thì một là ai cũng sẽ có con (trong khi thực tế không phải như vậy), và tất
cả mọi người đều quan niệm về con cái giống hệt nhau, song trên thực tế, như ta
sẽ thấy trong luận văn này, con cái mang ý nghĩa khác nhau đối với các nhóm khác nhau Một số người cha người mẹ không muốn có con, ít nhất vào thời điểm thụ thai (ví dụ người mẹ trẻ chưa kết hôn vào thời điểm thụ thai, hay những người chồng người vợ chưa muốn có con) Một thực tế khác, là nhiều cặp vợ chồng có số con ít hơn hay nhiều hơn số mà họ mong muốn
Hiện nay, với các biện pháp tránh thai hiện đại, thì lần đầu tiên trong lịch
sử loài người, các cặp vợ chồng, các đôi nam nữ có khả năng lựa chọn số con, thời điểm sinh con, và nhờ thế, sinh đẻ càng trở thành một hành động mang tính
xã hội với ý nghĩa rằng họ gắn cho con cái những ý nghĩa, những động cơ, mong muốn và dự định khác nhau Nói theo lời hai nhà nghiên cứu Lamanna và Riedmann thì “so với trước đây, cuộc sống hiện nay của chúng ta có nhiều khả năng hơn để lựa chọn và quyết định về việc trở thành cha mẹ Quyết định có trở thành cha mẹ hay không và khi nào trở thành cha mẹ là một việc khiến nhiều cặp
vợ chồng phải đầu tư nhiều suy nghĩ và tình cảm Mặc dù biến đổi xã hội cũng như công nghệ đã tạo cho con người có nhiều lựa chọn hơn, nhưng nó cũng tạo
ra những tình thế tiến thoái lưỡng nan Không phải bao giờ cũng dễ lựa chọn có nên sinh con, có bao nhiêu con và khi nào thì có con” (Lamanna and Agnes Riedmann, 1997: 311)
Vậy tính chất xã hội của hành động sinh con đẻ cái là gì? Ý nghĩa của con cái trong gia đình nông thôn Việt Nam hiện nay ra sao? Chúng ta sẽ xem xét chủ
đề này ở những trang tiếp theo
Trang 2524
1.3 Đặc điểm chung về địa bàn nghiên cứu
Xã Cát Thịnh thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là một xã miền núi phía Bắc, có diện tích 168 km2
với 26 thôn bản Mật độ cư trú trung bình là 50 người/km2
Dân số 8.350 người với 1.795 hộ Cát Thịnh có 10 dân tộc cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là người Kinh, Tày, Mường, Thái, H’mông, Dao Địa hình Cát Thịnh không bằng phẳng, đất có độ dốc lớn, bị chia cắt bởi dãy núi cao, khe suối Dân số trẻ, chủ yếu ở độ tuổi từ 16 - 45 tuổi (chiếm 54% dân số xã)
Xã Trịnh Xá thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam Tính đến năm 2006, trên toàn địa bàn xã có 1.442 hộ gia đình với 1.281 trẻ em ở độ tuổi dưới 16 Tổng số sinh năm 2006 là 47 trường hợp chiếm 0,7 0
/00 trong đó có 22 bé gái Số gia đình sinh con thứ 3 trở lên là 8 trường hợp, chiếm 17% Có những thuận lợi như công tác dân số gia đình và trẻ em luôn được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Uỷ ban dân số gia đình - trẻ em huyện Bình Lục, sự quan tâm, chỉ đạo của
Uỷ ban nhân dân xã coi công tác dân số gia đình và trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Tuy nhiên, xã Trịnh Xá còn gặp một số khó khăn trong công tác dân số như tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại, nhiều gia đình vẫn muốn có con trai; nhận thức của một bộ phận nhân dân chưa đúng về chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình
Xã Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế là một xã ven biển của miền Trung, là nơi cư trú của cư dân người Việt có nghề chài lưới ven sông, ven biển Xã nằm ngay sát phá Tam Giang, là xã nghèo được chính phủ công nhận là xã bãi ngang1
nên điều kiện kinh tế- xã hội còn rất nhiều khó khăn Dân
số toàn xã là 10.527 khẩu, với 2.129 hộ Xã có diện tích tự nhiên là 2.890 ha, có
3 vùng kinh tế cụ thể: vùng lúa, vùng giữa cát lâm nghiệp và vùng đầm phá đánh bắt thuỷ sản Đây cũng là một trong những vùng khó khăn của xã
Xã Phước Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang là một xã thuần nông của người Việt, có vị trí quan trọng là cửa ngõ đi vào thành phố Hồ Chí Minh, đang bị ảnh hưởng do tác động của kinh tế thị trường và quá trình đô thị hoá Dân số của xã là 9.415 người với 2.250 hộ, mật độ dân số trung bình là 113 người/km2
Trang 26để cầu Phật, Thánh độ cho có con” (Phan Kế Bính, 1990: 73)
Đứa con không những là người nối dõi tông đường mà nó còn mang nhiều giá trị khác như có con để có sức lao động, để có người chăm sóc khi cha mẹ về già, để phòng ngừa trước những rủi ro bệnh tật… Khi đứa con sinh ra nó được cả gia đình chào đón Nó là biểu tượng của sự may mắn đối với gia đình Nhà có con là nhà có phúc Không phải ngẫu nhiên mà trong tín ngưỡng thờ thần “Tam Đa” của người Việt chữ Phúc được đặt lên đầu trong ba yếu tố “Phúc, Lộc, Thọ” Khi cặp vợ chồng có con họ cho rằng “thêm con thêm lộc” Đứa con không chỉ mang lại hạnh phúc cho gia đình mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với người cha, người mẹ Có con đánh dấu sự trưởng thành một cách trọn vẹn của người chồng, anh ta hoàn thành vai trò của mình đối với gia đình, đối với dòng dõi Đối với người vợ, việc có con, đặc biệt là con trai giúp người phụ nữ hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với gia đình nhà chồng, địa vị của họ lúc này mới được khẳng định,
họ được coi là một thành viên chính thức trong gia đình và họ hàng nhà chồng
Có con chưa đủ mà phải có thật đông con vì “đông con hơn đông của”, đông con nhiều cháu, con đàn cháu đống là nhà có phúc Trong truyền thống, tư tưởng đông con nhiều cháu là tư tưởng chủ đạo của mọi gia đình Gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống, đông đúc, có con trai, có con gái là một trong những tiêu chí đánh giá gia đình hạnh phúc
Nhu cầu sinh sản và ý nghĩa của con cái nói chung, mang nhiều hàm nghĩa Có thể hiểu có con nhằm mục đích duy trì và phát triển nòi giống, tiếp tục nghi lễ thờ cúng (quan hệ liên thế hệ), con cái là nguồn nhân lực trợ giúp lao
Trang 2726
động trong gia đình, là sợi chỉ ràng buộc hôn nhân của cặp vợ chồng, là biểu tượng xã hội, niềm vui, hạnh phúc của cha mẹ Đáng chú ý là con cái mang ý nghĩa rất đặc biệt với cha mẹ ở nông thôn Có những ý nghĩa của con cái mà các nhà Xã hội học Việt Nam hầu như không tính đến, đó là con cái làm nên bản sắc, tức là nét riêng, nét khu biệt và đặc thù, hay còn gọi là nhân thân của cha mẹ Điều này được thể hiện rõ nhất ở nông thôn Chúng ta đều biết, hai trong số những thành tố chính thể hiện bản sắc của mỗi cá nhân là tên và tuổi Ở nhiều vùng nông thôn, chính con cái tạo nên tên và tuổi của cha mẹ Một nghiên cứu của tác giả Bùi Thế Cường tại làng An Điền, xã Cộng Hoà, huyện Nam Thành, tỉnh Hải Hưng (tên vào thời điểm năm 1992) cho thấy, hầu hết các cụ bà trong làng đều không nhớ năm sinh của mình Các cụ bà phải căn cứ vào năm sinh của con đầu lòng: "Tôi sinh cháu đầu vào năm tôi x tuổi, cháu tuổi dậu, vị chi năm nay cháu y tuổi, tức là tuổi tôi năm nay là " (Bùi Thế Cường, 1992: 21) Không những vậy, tên của người phụ nữ cũng bị mất đi cùng với việc ra đời đứa con trai của họ Điều này đã gây khó khăn cho đoàn nghiên cứu của tác giả trong quá trình khảo sát Đoàn khảo sát không thể nhận diện được các cụ bà theo tên chính thức trong sổ sách của xã: “Vì rằng danh sách này chép tên tục của họ, còn trong thực tế thì cộng đồng chỉ biết đến họ dưới tên chồng hoặc tên con Người phụ nữ khi lấy chồng, rồi sau đó, khi có con trai, đã dần dần mất tên của mình, và với thời gian, cộng đồng chỉ còn nhớ đến người phụ nữ có tuổi theo tên chồng và con trai họ” (Bùi Thế Cường, 1992: 21) Điều này cũng được phản ánh tương tự trong một tài liệu của Insun Yu khi ông nghiên cứu về luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII- VXIII “Khi đứa trẻ đầu tiên của gia đình ra đời, mọi thành viên của thế hệ lớn tuổi trong gia đình sẽ được gọi tên theo mối quan hệ với nó Lấy ví
dụ, nếu thằng bé tên Đồng thì những người trong gia đình sẽ được gọi là “Bố - thằng - Đồng”, “Mẹ - thằng - Đồng”, “Ông - thằng - Đồng”, “Chú - thằng - Đồng”… (Insun Yu, 1994: 156) Như vậy, chính con cái làm nên tên tuổi tức là làm nên bản sắc cá nhân của cha mẹ Đúng như một nhà Xã hội học đã nhận định: “trong một xã hội nơi con người không có vị thế và vai trò rõ ràng, mà phải tìm ra bản sắc, nhân thân của mình, cũng như giành được sự tôn trọng và chấp thuận của người khác, thì với cả nam lẫn nữ, con cái mang ý nghĩa là phương tiện
để tạo ra bản sắc, tạo ra nhân thân và để đạt được sự tôn trọng” (Harris, 1983: 173) Như vậy, con cái mang lại vị thế cá nhân và đánh dấu sự thành công trong
Trang 2827
tư cách làm người của cha mẹ Tiếc rằng khía cạnh quan trọng này chưa được nhiều nghiên cứu khai thác và đào sâu để nêu bật ý nghĩa của con cái đối với người cha, người mẹ
Trong xã hội nông thôn Việt Nam truyền thống, ý nghĩa của con cái phụ thuộc vào các chức năng của gia đình và vì thế nó được thể hiện ở 3 khía cạnh chính, đó là 1) ý nghĩa kinh tế của con cái (con cái là nguồn trợ giúp lao động và
là người chăm sóc khi cha mẹ về già); 2) con cái là nhân tố đảm bảo sự bền vững của hôn nhân, niềm vui và hạnh phúc của gia đình; và 3) có con để có người tưởng nhớ và thờ cúng và có người nối dõi tông đường, kế tục dòng họ Đây là những lý do giải thích vì sao gia đình truyền thống muốn có đông con và nhất thiết phải có con trai
Những ý nghĩa trên của con cái đối với gia đình nông thôn truyền thống vẫn tiếp tục được duy trì trong xã hội hiện đại nhưng có nhiều thay đổi về tầm quan trọng của từng nội dung Đối với các gia đình ở 4 địa bàn nghiên cứu, tầm quan trọng của con cái được thể hiện như sau:
Bảng 1: Mức độ quan trọng của việc có con
Ý nghĩa của việc có con
Mức độ quan trọng
Rất quan trọng
Phần lớn quan trọng
Phần lớn không quan trọng
Hoàn toàn không quan trọng
Không biết
1 Con cái là cầu nối tổ tiên, thế
hệ đang sống và thế hệ tương lai
2 Có con để có người chăm sóc
khi tuổi già
Trang 29nữ Trong ca dao, tục ngữ Việt Nam ta có câu “Cây có trái, gái phải có con” Cây trưởng thành thì cây phải đơm hoa, kết trái Điều này là một quy luật của tự nhiên Các cụ ví gái có con cũng như cây phải có trái để khẳng định một điều rằng, đã là phụ nữ thì phải sinh con đẻ cái Nó cũng hiển nhiên như cây cối phải đâm hoa kết trái vậy
Những lý do dẫn đến ly hôn trong gia đình hiện đại như tính tình không hợp, mâu thuẫn vợ chồng, bạo lực gia đình, kinh tế gia đình khó khăn, người chồng ngoại tình… thường không dẫn tới ly hôn trong gia đình truyền thống Nhưng xã hội truyền thống sẵn sàng cho phép đàn ông bỏ vợ hoặc lấy thêm vợ mới nếu như người phụ nữ sau khi kết hôn không có khả năng sinh con hoặc chỉ sinh con gái, không sinh được con trai
Ngày nay, có con vẫn là nhân tố rất quan trọng đảm bảo hạnh phúc gia đình, đảm bảo mối quan hệ bền vững giữa người vợ và người chồng Qua khảo
sát số liệu tại 4 xã cho thấy hiện nay các bậc cha mẹ cho rằng “Con cái đóng góp vào hạnh phúc gia đình” được coi trọng hơn cả 84,2% những người được hỏi đánh giá “Có con đem lại niềm vui và hạnh phúc” cho gia đình ở mức độ rất quan trọng Không một người nào cho rằng “Có con đem lại niềm vui và hạnh phúc” là hoàn toàn không quan trọng và cũng chỉ có 0,5% người trả lời ý nghĩa
này phần lớn không quan trọng Nhu cầu có con được coi như nhu cầu số một của các cặp vợ chồng
Đối với các cặp vợ chồng, đứa con được coi như biểu tượng của sự may mắn và hạnh phúc Nếu cặp vợ chồng sinh con, họ cho rằng “thêm con thêm lộc”
Vì lẽ đó, đứa con được đồng nhất với của cải “một con một của ai từ” “Các cụ thường nói một con một của ai từ, vì thế gia đình càng đông con càng tốt Vì chị nhà anh làm trong chi hội phụ nữ nên chị ấy nhất định không đẻ nữa, chứ theo anh mỗi gia đình phải có ít nhất là 3 con” (nam, sinh năm 1961, 2 con trai,
Trịnh Xá) Thậm chí, vì lý do không có con, một số phụ nữ sẵn sàng chấp nhận
ly hôn để người chồng có thể cưới vợ mới và có những đứa con mới “Lúc ấy
Trang 3029
mình nghĩ nếu không có con thì thôi cố chịu đựng thêm một thời gian nữa rồi mình về nhà đẻ để cho anh ấy đi lấy vợ khác Mình chắc chắn không có con thì mình cũng không ở được với nhà người ta rồi”(nữ, sinh năm 1971, 3 con gái và 1
con trai, Trịnh Xá)
Ít ai có thể hình dung ra cuộc sống không con cái và hầu như không ai mong muốn điều đó Nếu so sánh với những người, những gia đình không con, chúng ta mới thấy và càng thấy rõ ràng hơn ý nghĩa của con cái đối với người chồng, người vợ Tình trạng không con cái thường ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của cặp vợ chồng, đặc biệt là cuộc sống của người phụ nữ Một nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng Phương trên 52 trường hợp phụ nữ vô sinh, hiếm muộn đã hoặc đang điều trị tại bệnh viện phụ sản Trung ương cho thấy rằng vô sinh/hiếm muộn đã ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống của họ trên tất cả các khía cạnh: sinh lý, tâm lý, nhận thức về cuộc sống và bản thân, các mối quan hệ xã hội… Việc chưa có con đã tác động trực tiếp đến hệ thống cảm xúc của họ, tất cả chỉ dồn về phía tiêu cực, lúc nào cũng thường trực cảm giác tủi thân, chán nản, lo lắng về hạnh phúc gia đình, thất vọng về mình, mặc cảm về hoàn cảnh hiện tại của mình, luôn cảm thấy mình “vô tích sự” Về mặt nhận thức, “có 78,6% các chị thường xuyên dằn vặt bản thân vì những chuyện đang xảy ra với mình, 73,9% các chị suy nghĩ quá nhiều về những việc đã xảy ra và cảm thấy tuyệt vọng với cuộc sống Biểu hiện hành vi rõ nét nhất là các chị đều cảm thấy ghê sợ mỗi lần
đi khám (73,1%) (Nguyễn Thị Hằng Phương, 2011: 76) Về mặt cảm xúc,
“89,6% các chị cảm thấy đau đớn trong tâm hồn, 87,9% các chị cảm thấy chán nản thường trực, 87,3% cảm thấy tuyệt vọng và 85% các chị cảm thấy lo lắng cho hạnh phúc gia đình, nghĩ đến chuyện vợ chồng không còn gắn bó nữa vì không có con” (Nguyễn Thị Hằng Phương, 2011: 77) Ngoài những biểu hiện trên, “một số phụ nữ còn cảm thấy giảm hứng thú về mặt tình dục (43,2%), thấy nhói đau trong tim (42%), 60,7% số phụ nữ này thường khóc một mình, 58,7% các chị ăn ít hơn bình thường, 54,5% nằm im một chỗ để nghĩ ngợi miên man, không muốn đi đâu, không muốn làm gì, 48,6% chị lảng tránh mọi người, 52,9% phụ nữ chán làm việc” (Nguyễn Thị Hằng Phương, 2011: 75)
Nhiều người yêu văn học hẳn biết đến truyện ngắn “Trăng nơi đấy giếng” của tác giả người Huế Trần Thuỳ Mai Truyện kể về số phận của một cô giáo người Huế tên Hạnh Cô Hạnh yêu chồng và tôn thờ chồng như một vị thánh
Trang 3130
sống Chồng cô là thày Phương - hiệu trưởng trường Thuận Đạt Cô chăm sóc, phục dịch chồng một cách vô điều kiện và xem đó là hạnh phúc của đời mình Cô chăm chồng từng li từng tí Tuy nhiên, vợ chồng cô lấy nhau hơn 10 năm mà chưa có con Không đành lòng nhìn thấy vẻ buồn thầm lặng trên khuôn mặt chồng, cô hi sinh hạnh phúc bản thân và tìm người phụ nữ khác sinh con cho chồng mình Sự việc bị bại lộ, thày Phương có nguy cơ bị mất chức hiệu trưởng,
cô đã dùng đến hình thức ly hôn để bảo toàn danh dự cho chồng Tuy lúc đầu, ly hôn chỉ là hình thức, nhưng dần dần cô Hạnh đã để mất hạnh phúc vào tay người phụ nữ sinh con cho chồng mình Chồng cô chuyển đến sống với người phụ nữ
đẻ thuê kia cùng hai đứa con của họ Cô bẽ bàng nhận ra hạnh phúc của mình đã mất hoàn toàn, thày Phương đã không còn là chồng cô nữa rồi Sau chuyện đó, cô trải qua trận ốm thập tử nhất sinh Cô được một bà đồng cứu giúp Cũng nhờ bà đồng, cô tìm thấy hạnh phúc mới của mình với người chồng mới - một bức tượng
- tượng ông Hoàng Bảy Và người chồng này sẽ không bao giờ bỏ cô, không bao giờ ruồng rẫy cô
Hẳn người đọc cảm thấy rất bất ngờ vì một gia đình công chức, có địa vị như vậy mà vẫn không vượt qua khỏi những quan niệm của lễ giáo phong kiến về con cái Tình trạng không con đã biến một gia đình nhà giáo hạnh phúc thành một gia đình tan vỡ Nó đã cướp đi hạnh phúc của một phụ nữ hết mực thương chồng, yêu chồng Và nó khiến người đọc không khỏi đắng lòng về hạnh phúc của cô giáo Hạnh với tượng ông Hoàng Bảy ở cuối truyện
Nhà văn Trần Thuỳ Mai viết truyện ngắn “Trăng nơi đáy giếng” nhằm kể lại chuyện đời của những người phụ nữ sống quanh chị Sau khi ra đời, truyện ngắn nhận được nhiều đánh giá cao của bạn đọc Truyện cũng nhận được nhiều giải thưởng cao quý như: giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2002 và giải Văn học Cố đô năm 2005 Không những vậy, truyện ngắn còn được đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn chuyển thể thành phim “Bộ phim này được coi như một “hiện tượng” trong những năm gần đây” (http://www.baomoi.com, ngày 26/9/2009) và được giải Cánh diều Bạc trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16
Như vậy, cốt truyện “Trăng nơi đáy giếng” có thể là thực, có thể là hư cấu, nhưng điều có thật là nó đã làm lay động người đọc bởi nó đã phản ánh phần nào số phận của người phụ nữ không con Người đọc cảm thấy xót xa cho thân phận người phụ nữ không con Dù có cố gắng chăm sóc, yêu thương chồng đến
Trang 32có kinh tế ổn định, vợ chồng hoà thuận, yêu thương nhau, người chồng, người vợ
có trình độ học vấn cao… vẫn chưa đủ Chỉ đến khi họ có con, gia đình đó mới
thực sự được coi là một gia đình hạnh phúc: “Gia đình hạnh phúc phải có kinh tế
ổn định, vợ chồng thương yêu, hoà thuận và phải có vài đứa con Dù gia đình có kinh tế ổn định mà không có con thì cũng không thể coi là gia đình hạnh phúc”
(nữ, sinh năm 1971 - Phước Thạch) Nhiều người khác cũng có cùng quan điểm với chị phụ nữ trên như chị phụ nữ sinh năm 1963 và anh nam giới sinh năm
1951 ở xã Phú Đa Nhiều chị phụ nữ trong thảo luận nhóm ở xã Phước Thạch cũng có ý kiến tương tự
Đứa con như sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình Khi đứa con ra đời, nó không chỉ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình mà đồng thời cũng nhờ con cái, mối quan hệ vợ chồng ngày càng khăng khít, bền chặt Đứa con đầu lòng ra đời đánh dấu sự chuyển đổi quan trọng trong địa vị và vai trò của người
vợ, người chồng Cùng với sự chuyển đổi đó là những đòi hỏi tăng lên trong các hoạt động liên quan đến việc chăm sóc con cái khi con còn nhỏ Một số hoạt động liên quan đến lĩnh vực này như cho con ăn, tắm cho con, chơi với con, chăm sóc con khi con ốm… Thông qua những hoạt động này, mối quan hệ của
cha mẹ ngày càng được củng cố Có lẽ vì thế mà “Con cái là nhân tố củng cố quan hệ giữa vợ và chồng” được 76,4% người đánh giá là rất quan trọng Chỉ
2,2% người trả lời cho rằng ý nghĩa này phần lớn không quan trọng và 0,3% cho
rằng “Con cái củng cố mối quan hệ giữa vợ và chồng” là hoàn toàn không quan
trọng
Theo quan niệm phổ biến của người Việt Nam, gia đình bao gồm cha mẹ
và con cái (gia đình gồm những thành viên có quan hệ hôn nhân và huyết thống với nhau) Một cặp vợ chồng chưa/không có con thường chưa được coi là một gia đình hoàn chỉnh Có những người không coi cặp vợ chồng chưa/không có con
là gia đình Vậy họ nhìn nhận ý nghĩa của con cái đối với niềm vui, hạnh phúc của gia đình cũng như đối với việc củng cố mối quan hệ giữa vợ và chồng ra sao?
Trang 3332
Câu hỏi G7 trong bảng hỏi (Trong trường hợp vợ chồng chưa/hoặc không
có con, ông/ bà có nghĩ rằng cặp vợ chồng đó là một gia đình?) được đặt ra với
người dân ở 03 xã là Phước Thạch, Phú Đa và Trịnh Xá Riêng xã Cát Thịnh, do việc khảo sát được thực hiện đầu tiên vào năm 2004 nên câu hỏi này chưa được đưa vào bảng hỏi Vì vậy, số liệu không có những thông tin về câu hỏi G7 của người dân Cát Thịnh
Trong tổng số 901 người trả lời câu hỏi G7, có 62 người (chiếm 6,9%) cho rằng cặp vợ chồng chưa/không con không được coi là một gia đình 839 người còn lại (chiếm 93,1%) vẫn coi những cặp vợ chồng chưa/không có con là
một gia đình Khi xem xét tương quan giữa câu G7 với việc nhìn nhận “Con cái đem lại niềm vui và hạnh phúc” và “Con cái củng cố mối quan hệ giữa vợ và chồng” cho thấy như sau:
Bảng 2: Tương quan với quan niệm có coi cặp vợ chồng chưa/không
con là gia đình hay không
Trong trường hợp vợ chồng chưa/hoặc không có con, ông/ bà
có nghĩ rằng cặp vợ chồng đó là một gia đình
Là một gia đình
Không là một gia đình
Con cái là nhân tố củng
cố mối quan hệ giữa vợ
và chồng
Phần lớn không quan trọng
Trang 34cho rằng con cái rất quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ vợ chồng thì tỉ lệ này ở nhóm còn lại là 75,8%
Ở nội dung “Con cái đem lại niềm vui và hạnh phúc”, 83,8% người trả lời coi “cặp vợ chồng chưa/không có con vẫn là một gia đình” cho rằng điều này rất
quan trọng, trong khi đó tỉ lệ này ở nhóm còn lại chỉ là 79%
Vậy, phải chăng quan niệm về gia đình của người dân tại 03 xã trên không liên quan nhiều đến chuyện có con cái để đem lại nguồn vui và hạnh phúc cho gia đình, để củng cố mối quan hệ vợ chồng? Hay có sự chưa tách bạch rõ ràng trong các đặt câu hỏi G7 (chưa hoặc không có con) dẫn đến thông tin thu thập được chưa phản ánh được rõ ràng quan điểm của người trả lời? Theo chúng tôi,
có lẽ cách đặt câu hỏi đã dẫn đến những thông tin thu thập được chưa thực sự xác đáng Khi đặt câu hỏi như vậy, người trả lời không thể tách biệt hai nội dung
“không có con” và “chưa có con”
Ở phần trên, chúng ta đã xem xét tương quan giữa câu hỏi G7 với nội
dung “Con cái đem lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình và củng cố mối quan hệ
vợ chồng” Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ lần lượt xem xét tương quan giữa
địa bàn cư trú, giới tính, năm kết hôn, tôn giáo và điều kiện kinh tế gia đình của
người trả lời với nội dung “Con cái đem lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình và củng cố mối quan hệ vợ chồng”
* Tương quan với địa bàn cư trú
Việc đánh giá ý nghĩa của con cái trong việc đem lại niềm vui, hạnh phúc
và củng cố mối quan hệ cha mẹ rất khác nhau theo từng địa bàn cư trú
Trang 3534
Bảng 3: Tương quan với địa bàn cư trú của người trả lời
Địa bàn cư trú của người trả lời
Cát Thịnh (2004)
Phước Thạch (2005)
Phú
Đa (2006)
Trịnh
Xá (2008)
Con cái là nhân tố củng
cố mối quan hệ giữa vợ
và chồng
Phần lớn không quan trọng
Ở đây, chúng tôi sắp xếp địa bàn cư trú theo thứ tự năm nghiên cứu Nhìn vào bảng 3 cho thấy, người dân ở Phú Đa và ở Cát Thịnh đánh giá mức độ rất quan trọng ở cả hai nội dung trên với tỉ lệ cao nhất 80,6% người dân ở Cát
Thịnh, 80,3% người dân ở Phú Đa đánh giá nội dung “Con cái củng cố mối quan
hệ giữa vợ và chồng” là rất quan trọng Tỉ lệ này ở người dân Phước Thạch là
Trang 3635
* Tương quan với giới tính của người trả lời
Việc đánh giá ý nghĩa của con cái theo hai nội dung trên hầu như không
có sự khác nhau ở từng mức độ theo giới tính người trả lời
Bảng 4: Tương quan với giới tính của người trả lời
Giới tính người trả lời
Con cái là nhân tố củng
cố mối quan hệ giữa vợ
Khoảng 76% nam giới và nữ giới đều cho rằng “Con cái là nhân tố củng
cố mối quan hệ giữa vợ và chồng” là điều rất quan trọng Khoảng 84% nam giới
và nữ giới cho rằng “Con cái đem lại niềm vui và hạnh phúc” là điều rất quan trọng Có thể nói, đứa con ra đời đã mang lại niềm vui chung cho tất cả các
thành viên trong gia đình, đặc biệt là cho người cha, người mẹ Có con, người vợ, người chồng đã chuyển sang một địa vị mới với những vai trò mới Họ phải cùng nhau chung sức để chăm sóc đứa con, đồng thời cùng nhau chia sẻ những niềm vui và hạnh phúc mà đứa con mang lại, từ đó khiến mối quan hệ vợ chồng ngày càng được củng cố Phải chăng vì thế mà người cha và người mẹ đều cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc như nhau khi chào đón đứa con
*Tương quan với năm kết hôn của người trả lời
Chúng tôi giả định rằng con cái trước năm 18 tuổi sẽ sống cùng cha mẹ Điều này sẽ ảnh hưởng đến nhận định của cha mẹ trong việc đánh giá ý nghĩa của con cái theo hai nội dung trên giữa những người kết hôn từ năm 1986 trở về
trước và những người kết hôn sau năm 1986 Tuy nhiên, hầu như không có sự
khác biệt đáng kể khi đánh giá tầm quan trọng của hai nội dung trên giữa hai
nhóm
Trang 3736
Bảng 5: Tương quan với năm kết hôn của người trả lời
Năm kết hôn của người trả lời
Từ năm 1986 về trước
Sau năm 1986
Con cái là nhân tố củng
cố mối quan hệ giữa vợ
và chồng
Phần lớn không quan trọng
77,7% người kết hôn từ năm 1986 trở về trước nhìn nhận việc có con để củng cố mối quan hệ vợ chồng là rất quan trọng Tỉ lệ này ở nhóm người kết hôn sau năm 1986 là 75,2% Như vậy, tỉ lệ rất coi trọng con cái có giảm, tuy nhiên không đáng kể
Ở nội dung “Con cái đem lại nguồn vui và hạnh phúc” cũng tương tự như vậy 83,7% người trả lời kết hôn từ năm 1986 trở về trước cho rằng “Con cái đem lại niềm vui, hạnh phúc” là rất quan trọng, tỉ lệ này ở nhóm kết hôn sau năm
1986 là 84,7%
Có thể nói, đối với cha mẹ, con cái luôn là nguồn vui, hạnh phúc của cha
mẹ Cha mẹ gắn bó với nhau một phần vì con cái Vì vậy, ý nghĩa của con cái đối với cha mẹ sẽ không thay đổi dù con cái còn nhỏ hay con cái đã trưởng thành
* Tương quan với tôn giáo của người trả lời
Tôn giáo có ảnh hưởng đến sự nhìn nhận ý nghĩa của con cái đối với hai nội dung trên
Trang 3837
Biểu 1: Tương quan với tôn giáo của người trả lời (%)
Như chúng tôi đã trình bày ở phần trước, mỗi tôn giáo là khác nhau và không thể gộp các tôn giáo với nhau Tuy nhiên, số người theo các tôn giáo cụ thể như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo… là rất nhỏ Vì
vậy, chúng tôi đã ghép những người theo các tôn giáo trên vào nhóm “theo tôn giáo”, nhóm còn lại là “không theo tôn giáo” để tiện phân tích
Những người theo tôn giáo có tỉ lệ đánh giá mức độ rất quan trọng ở hai nội dung trên cao hơn so với những người không theo tôn giáo Với nội dung
“Con cái củng cố mối quan hệ giữa vợ và chồng”, 81,7% người trả lời theo tôn
giáo cho rằng đó là ý nghĩa rất quan trọng Tỉ lệ này ở những người không theo tôn giáo là 73,7%
Tương tự, nếu như 87,7% người theo tôn giáo đánh giá “Con cái đem lại niềm vui, hạnh phúc” là rất quan trọng thì tỉ lệ này ở những người không theo tôn
giáo là 82,4%
Mỗi tôn giáo đều có một hệ thống các giáo lý cùng những huyền thoại, tranh ảnh, chuẩn mực, giá trị riêng Những yếu tố này mang đến cho giáo dân niềm tin về tôn giáo mình Các niềm tin tôn giáo không phải là những điều trừu
Theo tôn giáo Không theo tôn giáo Theo tôn giáo Không theo tôn giáo
Con cái củng cố mối quan hệ vợ chồng Con cái đem lại niềm vui và hạnh phúc
Trang 3938
tượng và xa rời đời sống hàng ngày Trái lại, chúng là xuất phát điểm cho nhiều chuẩn mực, giá trị và thái độ Giáo dân dựa vào niềm tin đó để lựa chọn, diễn giải các sự kiện và đặt kế hoạch hành động Niềm tin tôn giáo cũng cho các cá nhân biết hành động nào là tốt và đáng mong muốn, hành động nào xấu và cần tránh
Có thể nói, việc lựa chọn sinh con và quan niệm con cái có tầm quan trọng như thế nào đối với cha mẹ của những người theo tôn giáo cũng một phần bị ảnh hưởng bởi những giáo lý và niềm tin tôn giáo Đối với một số tôn giáo, đặc biệt
là Thiên Chúa giáo, một đứa trẻ ra đời là nước Chúa lại được mở rộng hơn, đó là những đứa con của Chúa Vì thế, đứa trẻ đó được mọi người chào đón Đứa trẻ không chỉ là niềm hạnh phúc của cha mẹ mà còn là niềm hạnh phúc của những người khác nữa
*Tương quan với điều kiện kinh tế gia đình của người trả lời
Điều kiện kinh tế gia đình không ảnh hưởng nhiều lắm đến việc đánh giá
tầm quan trọng của con cái đối với “Củng cố mối quan hệ vợ chồng” Tuy nhiên,
điều kiện kinh tế gia đình có một chút ảnh hưởng đến sự nhìn nhận của cha mẹ
với ý nghĩa “Con cái đem lại niềm vui và hạnh phúc”
Biểu 2: Tương quan với điều kiện kinh tế gia đình (%)
Con cái củng cố mối quan hệ vợ chồng Con cái đem lại niềm vui, hạnh phúc
Trang 40Cha mẹ có điều kiện kinh tế trung bình trở xuống có xu hướng đánh giá
nội dung “Con cái đem lại niềm vui và hạnh phúc” là rất quan trọng ở tỉ lệ cao
hơn so với những cha mẹ có điều kiện kinh tế khá hơn trung bình trở lên Khoảng
86% người trả có điều kiện kinh tế trung bình và nghèo đánh giá việc “Con cái đem lại niềm vui, hạnh phúc” là rất quan trọng Tỉ lệ này ở người trả lời có điều
kiện kinh tế khá hơn trung bình là 79,6% và ở điều kiện kinh tế khá giả là thấp nhất (78,9%) Có thể, trong những gia đình có điều kiện kinh tế kém hơn, đặc biệt là những gia đình nghèo, hàng ngày họ phải vất vả lo toan cho cuộc sống Việc một thành viên mới chào đời giúp họ tạm quên đi những nhọc nhằn trong cuộc sống, và mang lại cho họ một niềm vui mới Đứa trẻ như một niềm hi vọng mới của gia đình Họ hi vọng đứa trẻ sẽ có cuộc sống tốt hơn, một tương lai tươi sáng hơn Còn những gia đình khá giả có lẽ nhấn mạnh mức sống nhiều hơn
Nếu như trước đây, sinh con đẻ cái một phần lớn vì hạnh phúc của các cặp
vợ chồng nhưng cũng vì áp lực của cha mẹ hai bên, đặc biệt là cha mẹ bên chồng thì hiện nay việc sinh con để làm hài lòng bố mẹ đẻ hay bố mẹ chồng/vợ không phải là lý do khiến nhiều người cân nhắc.Việc có con hiện nay đối với các cặp vợ chồng ở 4 địa bàn nghiên cứu không phải do áp lực từ phía gia đình Đó là mong muốn xuất phát trước hết từ bản thân hai vợ chồng Họ muốn có con để được hạnh phúc, để mối quan hệ của họ ngày càng khăng khít hơn chứ không phải vì
cha mẹ hai bên muốn như vậy Có lẽ vì thế mà nội dung “Có con để làm hài lòng
bố mẹ đẻ hay bố mẹ vợ/chồng” được ít người cho là rất quan trọng Chỉ 40,8%
người trả lời cho nội dung này là rất quan trọng Thậm chí, 5,3% người trả lời đánh giá “có con để làm hài lòng bố mẹ vợ/chồng” là hoàn toàn không quan trọng
Không có sự khác nhau nhiều trong việc đánh giá tầm quan trọng của nội dung “có con để làm hài lòng bố mẹ vợ/chồng” theo giới tính người trả lời 41,2% người trả lời là nam giới cho rằng nội dung này rất quan trọng Tỉ lệ này ở
nữ giới là 40,4%