Những tư tưởng tích cực tiến bộ của Montesquieu về quyền tự nhiên, về dân chủ,luật pháp, về quyền lực nhà nước, về đạo đức chính trị và tinh thần khoandung, đặc biệt là tư tưởng phân quy
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
LUẬT VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Mã số: 62 22 80 01
TP HỒ CHÍ MINH – 2015 CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
Trang 2tưởng chính trị Montesquieu, Tạp chí Triết học, số 6/2014.
2 Hiến pháp, bộ luật tối cao hiến định quyền làm chủ của nhân dân, Tạp chí Khoa học chính trị, số 4/2014.
3 Kiểm soát quyền lực bằng tư pháp trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học chính trị, số 6/2014.
4 Phân quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước – nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam, Tạp chí Đại học Công nghiệp Tp.HCM, số 1/2012
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tư tưởng chính trị của Montesquieu là một hệ thống quan trọng của
tư tưởng chính trị phương Tây cận đại Nó có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng
và thực tiễn chính trị từ cuối thế kỷ XVIII đến suốt cả thế kỷ XIX và chotới ngày nay
Cách mạng tư sản Pháp 1789 với tiền đề tư tưởng và lý luận củaMontesquieu nói riêng và của các nhà Khai sáng Pháp nói chung, đã giànhthắng lợi, đưa người lao động từ thân phận nô lệ thành người tự do Những
tư tưởng tích cực tiến bộ của Montesquieu về quyền tự nhiên, về dân chủ,luật pháp, về quyền lực nhà nước, về đạo đức chính trị và tinh thần khoandung, đặc biệt là tư tưởng phân quyền, từng bước được hiện thực hóa trởthành các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền hiện đại
Xây dựng nhà nước pháp quyền thay thế nhà nước tập trung, quanliêu, bao cấp trong việc giải quyết những vấn đề về chính trị, kinh tế và xãhội đang trở thành xu thế tất yếu khách quan của nền văn minh chính trịngày nay
Đối với vấn đề nhận thức, thực thi quyền lực Nhà nước, về vai tròcủa Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước ở Việt Nam cũngkhông nằm ngoài sự vận động lịch sử ấy Ở Việt Nam, trong điều kiện hiệnnay sẽ không thể có sự ổn định chính trị, sự phát triển kinh tế - xã hội bềnvững mà không có một bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động hiệuquả
Quá trình xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vìdân ở Việt Nam trong suốt mấy thập kỷ qua đã đưa lại nhiều kết quả tích
cực: Từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; Hiếnpháp 1992 và nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh đã được ban hành, tạo khuônkhổ pháp lý để nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế,
xã hội, an ninh, quốc phòng, v.v Song, những kết quả đạt được là chưatương xứng với tiềm năng của đất nước, đặc biệt là trước yêu cầu của côngcuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa với một nền kinh tế thị trường năngđộng đáp ứng với nhu cầu dân chủ hóa ngày càng cao và hội nhập sâu rộngvào nền kinh tế - chính trị thế giới
Trang 4Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã được thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991)
nêu vấn đề xây dựng và hoàn thiện nhà nước như là một trong nhữngphương hướng cơ bản của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam Tiếp đó, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đãđược chính thức nêu trong Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữanhiệm kỳ khóa VII (1994) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương Tám khóaVII (1995) Những nghị quyết này xác định quan điểm và phương hướng
cơ bản cho quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước Trên cơ sở Nghịquyết Đại hội VII của Đảng, Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 và nhiều bộluật, luật, pháp lệnh được ban hành, đã đặt cơ sở pháp lý cho việc xây dựngnhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Tuy vậy, việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trongđiều kiện chuyển đổi nền kinh tế vẫn là nhiệm vụ khó khăn, mới mẻ, hiểubiết của chúng ta còn ít, có nhiều việc phải vừa làm, vừa tìm tòi và rút kinhnghiệm Trong lý luận và cả trong thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền
ở Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải tiếp tục giảiquyết Đối với một nước đang phát triển, chưa trải qua dân chủ tư sản nhưViệt Nam, muốn xây dựng thành công nhà nước pháp quyền, ngoài khátvọng, bản lĩnh và quyết tâm chính trị cao, cần học hỏi, biết cách chọn lọc,
kế thừa, phát triển những nhân tố hợp lý của tư tưởng và kinh nghiệm tổchức, vận hành nhà nước của các nền dân chủ phát triển trên thế giới, củanhà nước pháp quyền Ở khía cạnh lý thuyết, trong những năm qua, ViệtNam đã có những bước khởi động và tập trung nghiên cứu, tiếp cận và giảiquyết từng vấn đề, từng khía cạnh cụ thể lý luận nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Song, việc thiết kế mô hình cụ thể chưa thực sự hiệu quả,không ít vấn đề còn phải được nghiên cứu, trao đổi, tranh luận để làm sáng
rõ, chẳng hạn như: lý luận về quyền lực nhà nước, về tập quyền và phânquyền, về thống nhất quyền lực và tập trung quyền lực, về chủ quyền nhànước và chủ quyền nhân dân, về quyền con người, quyền công dân, v.v…
Đề tài Tư tưởng chính trị Montesquieu trong tác phẩm Tinh thần pháp luật
và ý nghĩa của nó với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ góp phần làm sáng tỏ các yêu cầu nêu trên
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng Tây Âu cận đại nói chung, tư tưởng Khai sáng Pháp thế kỷXVIII nói riêng, đặc biệt tư tưởng của Montesquieu về xã hội – chính trị đãđược nghiên cứu từ nhiều bình diện khác nhau thuộc các lĩnh vực khoa học
Trang 5xã hội và nhân văn như triết học, luật học, chính trị học, tâm lý học, vănhóa học, sử học, v.v
Trên thế giới, ngay sau khi cuốn Tinh thần pháp luật (De L'Esprit
des lois) được Nhà xuất bản Barillot ấn hành tại Genève (1748), đã đượcxuất bản và tái bản nhiều lần bằng các thứ tiếng khác nhau, thu hút sự quantâm đông đảo của giới học thuật cũng như của công chúng
Từ thế kỷ XX, tư tưởng nhà nước pháp quyền ngày càng được quantâm nhiều ở cả góc độ lý luận và phương diện thực tiễn, đã xuất hiện một
số công trình nghiên cứu về tư tưởng chính trị Montesquieu có giá trị như:
Triết thuyết chủ nghĩa tự do của Montesquieu (Montesquieu’s Philosophy
of Liberarlism), T.Pangle (1944) xem những vấn đề về chủ nghĩa tự do, về
“nền dân chủ nhiều thành phần”, “nền chính trị tuyển cử” trong lý luận củaMontesquieu là những quy phạm của đời sống chính trị hiện đại Trong khiđánh giá triết học về lịch sử của Montesquieu thể hiện sự bi quan về tiến bộqua cách nhìn của ông về sự sụp đổ của thể chế La Mã, tác giả của
Montesquieu and making of modern world, A.Macfarlane ca ngợi
Montesquieu là người tiên phong trong phong trào chống chuyên chế tànbạo và nô lệ; đấu tranh vì tự do và cho các quyền tự do tự nhiên của conngười bất chấp mọi trở lực của tông pháp nhà nước và của tòa án dị giáo
Tư tưởng tự do của Montesquieu đã trở thành nguồn cảm hứng cho haiphong trào cách mạng tự do lớn nhất của thời đại Những chỉ dẫn tuyệt vời
của Tinh thần pháp luật đã được liên tục trích dẫn trong suốt hai cuộc cách
mạng Pháp và Hoa Kỳ và tồn tại gần 300 năm qua, v.v
Ở Việt Nam, trong suốt một thời gian dài, học thuyết về nhà nước vàpháp luật ở phương Tây, trong đó có tư tưởng chính trị của các nhà Khaisáng ít được quan tâm nghiên cứu Nhưng, bắt đầu từ những thập kỷ cuốicủa thế kỷ XX, trước những biến động to lớn của tình hình quốc tế và nhucầu về một xã hội dân chủ, phát triển của đất nước, vấn đề nhà nước phápquyền đã được đặt ra đòi hỏi phải tìm hiểu nghiêm túc cả về lý luận và thựctiễn
Trịnh Xuân Ngạn là người tiên phong dịch tác phẩm De L'Esprit des
lois sang tiếng Việt với tên là Vạn pháp tinh lý Dù chưa phải là bản dịch
hoàn chỉnh, nó đã đánh dấu bước chuyển tích cực về tư duy lý luận tronglĩnh vực học thuật và trong nghiên cứu về nhà nước ở Việt Nam
Năm 1996, Hoàng Thanh Đạm cho ra mắt bạn đọc bản dịch tác
phẩm De L'Esprit des lois với tựa đề Tinh thần pháp luật Ngoài phần nội
Trang 6dung tác phẩm, tác giả đã nêu khái quát tiểu sử, sự nghiệp và tác phẩm tiêubiểu của Montesquieu Cuốn sách đã được giới học giả và bạn đọc đánh giá
là một công trình khoa học về dịch thuật, đồng thời là tài liệu quan trọng đểnghiên cứu về tư tưởng chính trị của Montesquieu
Năm 2006, tác giả Lê Tuấn Huy xuất bản cuốn sách Triết học
chính trị Montesquieu với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cuốn sách này được phát triển và hoàn thiện từ luận án
tiến sỹ triết học cùng tên của tác giả Dù mới chỉ phân tích tổng quát về mặttriết học ở khía cạnh lý luận, cuốn sách đã gợi mở nhiều vấn đề thực tiễncấp bách cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện trong tiến trình xâydựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, v.v
Chung quy lại có thể thấy, các bài viết đã đề cập đến những vấn đề
có tính chất nguyên tắc của nhà nước pháp quyền; khảo sát các tư tưởng vàthực tiễn quá trình xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền trên thếgiới, trong đó tư tưởng về quyền lực nhà nước và về nguyên tắc phân quyềntrong học thuyết chính trị của Montesquieu đã được các tác giả quan tâm;
lý giải về ý nghĩa, tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của cách thức tổchức và vận hành nhà nước pháp quyền đối với đời sống con người và sựphát triển bền vững của xã hội… Các tác giả đều khẳng định, việc tổ chức
bộ máy nhà nước theo phương thức nhà nước pháp quyền ở Việt Nam nhưmột lựa chọn có tính tất yếu đối với sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa
Tuy nhiên, trong khi thừa nhận việc chọn lựa nhà nước pháp quyềnnhư một giải pháp không thể thay thế của công cuộc cải cách nhà nước, đổimới chính trị, dân chủ hóa xã hội ở Việt Nam, tư tưởng về phân quyền vàkiểm soát quyền lực nhà nước còn ít được phân tích dưới góc độ khoa học Mặt khác, ngay cả khi thừa nhận vai trò của Montesquieu như làngười khởi xướng nền pháp quyền hiện đại, những tư tưởng chính trị củaMontesquieu lại không được phân tích có hệ thống, bỏ qua những yếu tố cótính xuất phát điểm của toàn bộ học thuyết, nhân tố nền tảng góp phần làmnên giá trị, tính vượt trội của tư tưởng pháp quyền của ông Hầu hết, khinghiên cứu tư tưởng phân quyền của Montesquieu, các tác giả đều có xuhướng nhấn mạnh đến tính chính trị và tính giai cấp, giải thích học thuyếtdưới góc độ chính trị, và thường gán cho nó cái mác là “hệ tư tưởng tư sản”nên nhiều điểm giá trị trong học thuyết ít được đề cập thấu đáo
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Trang 7Từ việc phân tích một cách hệ thống nguồn gốc, tiền đề và nhữngnội dung cơ bản của tư tưởng chính trị Montesquieu, giá trị và ảnh hưởngcủa học thuyết trong quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng chính trị nóichung, luận án rút ra ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án giải quyết những nhiệm vụ
cơ bản sau:
Thứ nhất, phân tích các điều kiện, tiền đề hình thành, phát triển tư
tưởng chính trị của Montesquieu
Thứ hai, phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị của
Montesquieu trong tác phẩm Tinh thần pháp luật Trong quá trình phân
tích, luận án kết hợp so sánh những nét cơ bản của tư tưởng đã nêu với các
tư tưởng Khai sáng cùng thời để làm nổi bật nét sáng tạo trong tư tưởngchính trị của Montesquieu; đồng thời chỉ ra những mặt tích cực và ảnhhưởng của nó đối với nhận thức và thực tiễn chính trị nhân loại cũng nhưnhững hạn chế của tư tưởng này
Thứ ba, trên cơ sở phân tích tiền đề hình thành và nội dung tư tưởng
chính trị của Tinh thần pháp luật của Montesquieu, luận án rút ra ý nghĩa
và những bài học lịch sử của nó đối với công cuộc xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Tư tưởng chính trị của Montesquieu là một hệ thống các quan điểm,quan niệm gồm lý thuyết về nhà nước, về quyền lực, pháp luật, và thuyếtđịa lý, đạo đức chính trị, về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, v.v , phản ánhmột giai đoạn chuyển biến lịch sử và tư tưởng chính trị với phạm vi thểhiện rất rộng Trong khuôn khổ của luận án, vấn đề nghiên cứu chỉ đượcgiới hạn trong việc phân tích những vấn đề cốt lõi, nền tảng nhất của tư
tưởng chính trị Montesquieu được phản ánh tập trung trong tác phẩm Tinh
thần pháp luật
Việc phân tích nội dung tư tưởng chính trị Montesquieu trong mốiliên hệ với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ViệtNam, luận án thực hiện ở các vấn đề chính yếu: quan điểm của ông vềquyền lực: quyền tự nhiên và bản chất chính trị trong mỗi con người; quyềnlực nhà nước, cách thức chế ngự quyền lực nhà nước; các nguyên tắc đảmbảo tự do chính trị của công dân; mức độ và phạm vi ảnh hưởng của tư
Trang 8tưởng này; tính tất yếu của việc xây dựng và thực thi các nguyên tắc phápquyền đối với sự nghiệp đổi mới chính trị ở Việt Nam; vấn đề nhận thức,thực thi pháp quyền; những định hướng và giải pháp nhằm củng cố và hoànthiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu luận án
* Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luậncủa chủ nghĩa duy vật lịch sử, với các chuyên ngành khoa học xã hội vàpháp lý nhằm phân tích, đánh giá một cách khách quan, khoa học về tưtưởng chính trị của Montesquieu; giá trị thời đại và những hạn chế lịch sửcủa luận thuyết; tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
* Phương pháp nghiên cứu
Việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phươngpháp logic và lịch sử kết hợp với hệ thống và cấu trúc, phân tích và tổnghợp, quy nạp và diễn dịch, khái quát hoá và hệ thống hoá, để thấy được tưtưởng chính trị của Montesquieu có tính độc lập tương đối trong sự pháttriển, có logic nội tại và được hình thành, phát triển từ những điều kiện lịch
sử nhất định, có sự kế thừa, ảnh hưởng qua lại với các triết thuyết khác.Việc thu thập và xử lí thông tin được thực hiện thông qua phươngpháp nghiên cứu tư liệu nhằm làm rõ một số khái niệm, phạm trù có liênquan; phương pháp so sánh để thấy được nét tương đồng và dị biệt khi phântích diện mạo, đặc điểm và sự biến đổi của tư tưởng chính trị Montesquieu
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Thông qua việc phân tích tư tưởng chính trị của Montesquieu, luận
án nghiên cứu một cách nghiêm túc, khách quan lịch sử tư tưởng chính trịphương Tây Đồng thời, chỉ ra những đóng góp tích cực của tư tưởng nàyđối với sự nghiệp cách mạng thế giới và công cuộc xây dựng nền phápquyền Việt Nam hiện đại
Luận án được dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ quá trình nghiêncứu, giảng dạy các môn lịch sử triết học, chính trị học, lý luận nhà nước vàpháp luật trong các trường Đại học, Cao đẳng
7 Đóng góp mới của luận án
Trang 9Trên cơ sở phân tích, đánh giá nội dung tư tưởng chính trịMontesquieu, luận án luận chứng về khả năng vận dụng tư tưởng chính trịcủa Montesquieu vào việc thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam Từ
đó, làm sâu sắc hơn ý nghĩa của các khuyến nghị về giải pháp hoàn thiệnnhà nước pháp quyền Việt Nam, và một cơ chế kiểm soát quyền lực nhànước hiệu quả
8 Kết cấu của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, Luận án gồm
ba chương, 9 tiết
Chương 1
ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ MONTESQUIEU 1.1 ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ MONTESQUIEU
1.1.1 Điều kiện kinh tế
Ở Tây Âu, từ thế kỷ XVI, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được địnhhình và phát triển mạnh mẽ Nguyên nhân chính dẫn đến những biến đổiquan trọng này là nhờ sự phát triển của khoa học, kỹ thuật Hàng loạt phátminh khoa học đã trực tiếp được ứng dụng vào trong quá trình sản xuất,nhiều ngành nghề mới ra đời như dệt sợi, luyện kim, khai thác, chế biến,v.v Sự lớn mạnh của lực lượng sản xuất dẫn tới những biến đổi quan trọngtrong các quan hệ xã hội, nhất là trong quan hệ sản xuất Cuộc cách mạng
tư sản bắt đầu diễn ra ở Italia sau đó đến Hà Lan vào thế kỷ XVI Đặc biệt
là ở Anh, cách mạng tư sản nổ ra vào giữa thế kỷ XVII, lật đổ quan hệ sảnxuất phong kiến bảo thủ phản động, lập nên chế độ mới, chế độ tư bản chủnghĩa Giai cấp tư sản đại diện cho phương thức sản xuất tư bản giữ vai tròthống trị xã hội Nhà nước quân chủ lập hiến Anh với cơ cấu bao gồm hai
bộ phận quyền lực hoạt động độc lập và phối hợp có hiệu quả, quyền làmchủ của nhân dân được thừa nhận trên thực tế
Nằm tại trung tâm của khu vực đang sục sôi khí thế cách mạng, songvào đầu thế kỷ XVIII, nước Pháp vẫn còn là một quốc gia phong kiến lạchậu, bảo thủ và trì trệ
1.1.2 Điều kiện chính trị
Trang 10Bắt đầu từ cuối thế kỷ XVII, nước Pháp trở thành một quốc giachuyên chế tập quyền với chế độ phân biệt đẳng cấp hết sức hà khắc Khilên làm vua, các vuông triều Louis đã tiến hành rất nhiều biện pháp thốngtrị hà khắc Bộ máy quan liêu được duy trì từ trung ương tới địa phương,trở thành bộ máy khổng lồ để đàn áp nhân dân Nhà vua tự cho mình quyềnlực tuyệt đối, đứng trên luật pháp, nắm toàn quyền trong tay Luật pháp dovua ban bố, bộ máy hành chính do vua đứng đầu, tư pháp do vua chi phối.
Vì vậy, vua có thể làm tất cả theo ý muốn cá nhân Triều đình có quyềnphát hành vô tội vạ các trát bắt người và tống vào ngục mà chẳng cần xét
xử Mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã hội, giữa nhân dân với nhà nướctrở nên vô cùng gay gắt…Trong bối cảnh hiện thực nước Pháp lúc ấy đãxuất hiện những nhân vật tiên tiến lên tiếng phê bình, đả kích chế độ xã hộihiện tồn, làm xuất hiện một trào lưu tư tưởng mới Phong trào Khai sáng rađời nhằm phản kháng lại trật tự chuyên chế hiện hành, đòi hỏi một hìnhthức cai trị hợp lý; đề cao trí tuệ, sự thông thái trong cách vận hành bộ máy
và kiểm soát quyền lực; khách quan hoá, pháp luật hoá nhà nước; tôn trọng,
đề cao con người cá nhân, quyền tự nhiên của con người; hướng đến tự do,dân chủ của công dân
1.2 TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG – LÝ LUẬN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ MONTESQUIEU
Bối cảnh hiện thực nước Pháp là điều kiện cơ bản và trực tiếp nhấtlàm xuất hiện phong trào Khai sáng Pháp nói chung, trong đó có tư tưởngchính trị Montesquieu Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, mỗi họcthuyết nhất định bao giờ cũng kế thừa những di sản của quá khứ nhằm đạtđược mục đích của mình Theo đó, tư tưởng chính trị Montesquieu khôngchỉ là sản phẩm của những điều kiện thực tiễn, mà còn là kết tinh nhữngtinh hoa trong lịch sử tư tưởng chính trị nhân loại
1.2.1 Chủ nghĩa nhân văn thời kỳ Phục hưng
Khơi nguồn cho toàn bộ mạch chảy của các tư tưởng chính trị cậnđại đó là chủ nghĩa nhân văn đề cao con người và khát vọng giải phóng cánhân; nêu cao tinh thần tự do, công bằng, bình đẳng; hướng đến các quyền
tự nhiên thiêng liêng, các lợi ích, các giá trị trần tục của con người
1.2.2 Phong trào cải cách tôn giáo, chống thần quyền
Phong trào cải cách tôn giáo (thế kỷ XVI) ở châu Âu cũng trực tiếpgóp phần thay đổi các quan hệ về chính trị, đó là bước khởi phát đi đếnthiết lập nhà nước thế tục phi tôn giáo
Trang 111.2.3 Chủ nghĩa duy lý và khoa học thực nghiệm
Chủ nghĩa duy lý là một trong ba nguồn gốc hình thành của triết họcKhai sáng Pháp, cùng với chủ nghĩa nhân văn và phong trào cải cách tôngiáo Ra đời từ thế kỷ XVI, được khẳng định vào thế kỷ XVII và với sựphát triển rực rỡ vào thế kỷ XVIII, chủ nghĩa duy lý đã đưa triết học cận đạiphương Tây lên đến đỉnh cao, tạo ra dấu ấn độc đáo và đặc sắc nhất tronglịch sử tư tưởng – triết học Khai sáng hay triết học phê phán
Cũng phải nói thêm rằng, nói về chủ nghĩa duy lý với tính cách làtiền đề của triết học Khai sáng nói chung cần được hiểu đó là những tưtưởng, những luận thuyết với nghĩa tôn vinh “con người lý trí” và “nhànước hợp lý tính” – một truyền thống của văn hóa châu Âu, mà không nêntiếp cận theo lối “duy lý”, “duy nghiệm” với nghĩa là những phương phápnhận thức khoa học ở Tây Âu thế kỷ XVII - XVIII
Ở góc độ nhận thức luận, khoa học thực nghiệm dựa trên nền tảngphương pháp thực nghiệm (duy nghiệm), cảm tính trực tiếp với ý nghĩa vàtầm quan trọng của nó trở thành công cụ và phương pháp nhận thức đặctrưng của triết học cận đại Chủ nghĩa duy nghiệm khoa học (đề cao kinhnghiệm cảm tính) khởi nguồn từ Bacon, sau đó được Hobbes kế thừa pháttriển và đạt đến đỉnh cao trong triết học duy cảm của Locke đã có ảnhhưởng sâu sắc, tác động và chi phối toàn bộ hệ thống triết học chính trị thế
kỷ ở Anh và tư tưởng của các nhà Khai sáng Pháp thế hệ thứ nhất, trong đó
có Montesquieu
1.3 MONTESQUIEU, NGƯỜI KHỞI XƯỚNG PHONG TRÀO KHAI SÁNG PHÁP
Khai sáng, một trào lưu triết học thế kỷ XVIII ở phương Tây Thời
kỳ này gắn liền với cuộc cách mạng khoa học Cả hai phong trào này đềunhấn mạnh vào lý tính, khoa học hay sự hợp lý được khơi nguồn từ cuộccách mạng tri thức, trong những cuộc khám phá về con người, cá nhân, xãhội, và nhà nước Phong trào Khai sáng thế kỷ XVIII đã để lại dấu ấn đậmnét trong lịch sử tư tưởng nhân loại Trong số các tên tuổi lừng danh củathời kỳ này, Montesquieu nổi lên là một trong những nhà tư tưởng có ảnhhưởng sâu sắc đến cuộc cách mạng tư sản Pháp nói riêng và phong tràocách mạng thế giới nói chung Bên cạnh các sáng tác về văn học, nghệ
thuật, cuốn Tinh thần pháp luật của Montesquieu ra đời trở thành tác phẩm
có ý nghĩa khai sáng về quan điểm pháp chế, vạch ra định hướng xây dựng
xã hội công dân, nhà nước pháp quyền, mở đường cho xã hội Pháp đi tới
Trang 12cuộc Đại cách mạng tư sản 1789 Nhiều quan điểm trong tác phẩm này đãtrở thành nguyên tắc pháp lý chi phối sâu sắc đến sự phát triển của nhànước và pháp luật hiện đại.
1.3.1 Khái quát về tác giả, tác phẩm
Montesquieu tên thật là Charles Louis de Secondat (1689 - 1755),nhà triết học Khai sáng thuộc thế hệ thứ nhất, nhà tư tưởng chính trị, nhà xãhội học và sử học người Pháp
Ngay từ khi còn là một cậu bé học trường trung học, Montesquieu đãthể hiện rõ lòng ham mê văn chương, sử học và khoa học tự nhiên, và đã đểlại một số tác phẩm thu hút được sự quan tâm của nhiều độc giả
Với tố chất thông minh thiên phú, sự ham tìm tòi và tinh thần cầutiến, Montesquieu hiểu biết rất nhiều lĩnh vực, đồng thời lại trực tiếp tiếpxúc với thực tiễn chính trị - xã hội của thời đại ở một giai đoạn của cuộcđấu tranh quyết liệt chống phong kiến và giáo hội, ông đã trở thành mộttriết gia Khai sáng lỗi lạc của thời đại Vào năm 1721, Montesquieu cho rađời tác phẩm đầu tiên, tác phẩm được thừa nhận là đã gây chấn động dưluận không riêng gì ở Pháp, mà còn tạo ra tiếng vang trên toàn châu Âu, đó
là tiểu thuyết bằng thư Những bức thư Ba Tư (Lettres persanes) Bằng lối
hành văn mỉa mai, châm biếm, Montesquieu đã khiến nhiều người dânPháp khi đó phải suy nghĩ nghiêm túc về nền chuyên chế, về giáo hội vàgiới giáo sĩ, về thân phận của con người trong sự cai trị độc đoán của chế
độ độc tài, chuyên chế
Năm 1734, Montesquieu cho ra đời tác phẩm Nhận định về các
nguyên nhân thịnh vượng và suy vong của La Mã (Considérations sur les
causes de la grandeur des Romains et de leur décadence) Trong tác phẩmnày, Montesquieu đã phê phán nền chính thể chuyên chế và tình trạng suyđồi ở những nước theo chính thể này
Từ năm 1741 – 1747, Montesquieu tập trung toàn lực vào nghiên
cứu và viết cuốn sách lớn Tinh thần pháp luật Đến tháng 10 năm 1748 ông cho xuất bản cuốn Tinh thần pháp luật tại Genève, in thành 2 tập khoảng
1000 trang, gồm 31 quyển được chia làm 6 phần Tác phẩm xuất hiện đúngvào thời điểm mà tư tưởng tiến bộ bị ngăn cản, cấm đoán bởi các thế lực
phong kiến hủ bại và thần quyền đương thời Tinh thần pháp luật đã đề cập
và lý giải hàng loạt vấn đề luật học cũng như các khoa học xã hội khác; chỉ
ra những điểm hạn chế và tích cực của từng chính thể; bàn về các yếu tố
Trang 13liên quan đến luật với tự do chính trị, cách soạn thảo và ứng dụng luật trongcác lĩnh vực xã hội.
Trong Tinh thần pháp luật Montesquieu đã tập trung phân tích, so
sánh, đưa ra những nhận định nghiêm túc về luật lệ thống trị, chi phối sựvận động biến đổi của xã hội loài người Ông không nhìn các vấn đề chính
trị từ vị trí của một luật gia, mà từ vị trí của triết gia, nói khác đi ông là một
nhà triết học chính trị đúng nghĩa: tất cả các vấn đề chính trị - pháp quyềnđược ông phân tích trên cơ sở phương pháp luận triết học của thời đại, đặcbiệt là phương pháp luận thực nghiệm - quy nạp, giúp ông vượt qua địnhkiến để vươn đến cách tiếp cận khoa học, không chỉ trình bày các sự kiện,
mà khám phá ra nguyên nhân và bản chất của các sự kiện đó, không chỉ làm sáng tỏ các vấn đề pháp luật, mà còn vạch ra tinh thần pháp luật, tức là
cái tinh túy, cái nguyên lý xuyên suốt hệ thống ứng xử của con người trongmọi dân tộc và mọi thời đại với hy vọng tìm được phương pháp xây dựngmột môi trường xã hội lành mạnh giúp cho sự tự do của con người đượcthăng tiến
1.3.2 Vị trí của Tinh thần pháp luật trong phong trào Khai sáng
Cũng như các tác phẩm của các nhà Khai sáng Pháp khác, Tinh thần
pháp luật ngay sau khi ra đời đã bị kiểm soát và cấm đoán lưu hành từ phía
chính quyền nhà nước và giáo hội Tờ tạp chí Tin Giáo hội (Nouvelles
Ecclésiastiques) viết bài công kích Montesquieu trên hai số ngày 9-10 và16-17 năm 1749 Trước thực tế ấy, vào năm 1750, Montesquieu đã cho
xuất bản tác phẩm luận chiến Défense de L'Esprit de lois để bảo vệ những
quan điểm của mình và phê phán phương pháp luận của những người đã chỉ
trích ông Tinh thần pháp luật tuy chính thức bị cấm lưu hành (năm 1751)
nhưng do tính cách mạng của nó, tác phẩm đã nhanh chóng được đón nhậnnồng nhiệt ở nhiều quốc gia ngay từ lần xuất bản đầu tiên Còn tại Pháp, nó
đã giữ một vị trí quan trọng trong phong trào đấu tranh của nhân dân chốnglại ách chuyên chế và là ngọn cờ lý luận của phong trào cách mạng Pháp1789; bản thân Montesquieu cũng giữ một vị trí đặc biệt, là người khởixướng phong trào Khai sáng Pháp và là người đặt nền móng cho lý luậnnhà nước và pháp luật hiện đại
Tự do, công bằng, bình đẳng, dân chủ,… trong học thuyết chính trịcủa Montesquieu, trở thành tuyên ngôn của cả một trào lưu triết học Khaisáng Dù mức độ và cách thể hiện khác nhau song đều xem chủ nghĩachuyên chế là một chế độ chính trị phi lý cần phải xóa bỏ, và khẳng định
Trang 14tính tất yếu của trật tự chính trị mới nhằm hướng đến và tôn vinh giá trị conngười.
Chương 2
NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA MONTESQUIEU
TRONG TÁC PHẨMTINH THẦN PHÁP LUẬT
2.1 QUYỀN TỰ NHIÊN CỦA CON NGƯỜI
2.1.1 Luật tự nhiên xác lập quyền tự nhiên
“Quyền tự nhiên” là một trong những nội dung cơ bản của vấn đềcon người và khái niệm “quyền con người” trong triết học chính trị phươngTây hiện đại Ra đời từ thế kỷ XVI – XVII trong các cuộc đấu tranh chốnglại trật tự chuyên chế và thần quyền trung cổ, “quyền tự nhiên” của conngười trở thành phạm trù trung tâm xuyên suốt của phong trào Khai sángPháp thế kỷ XVIII, là nền tảng tư tưởng của học thuyết tự do chính trị củaMontesquieu
Là nhà triết học pháp quyền tự nhiên, Montesquieu tin rằng trong
vô số các luật làm nên hệ thống chính trị của loài người thì có một điều luậttồn tại khách quan, phổ biến, không phụ thuộc vào ý chí con người, đó làluật tự nhiên Ông khẳng định, không phải luật xã hội (chính trị) mà là tựnhiên Chính luật thiên nhiên thống trị vạn vật và tạo ra một tiêu chuẩncông lý hướng dẫn các luật pháp của loài người Con người – “loài thôngminh cá biệt có thể tự tạo lên quy luật cho nó, nhưng cũng phải tuân theoquy luật không do nó tạo lên” Luật thiên nhiên đưa vào đầu óc ta ý tưởng
về tự do và bình đẳng Do đó, tự do, bình đẳng là quyền tự nhiên vốn cóxuất phát từ luật tự nhiên
2.1.2 Tự do, bình đẳng là thuộc tính bản chất của con người
Trong Tinh thần pháp luật, Montesquieu cho rằng, con người sinh ra
đã có quyền tự do, nghĩa là tự do là một thuộc tính vốn có, cái làm lên sựtồn tại của con người Trong tất cả các quyền, theo ông, tự do cá nhân làquyền thiêng liêng, cao quý nhất, và là cơ sở cho các quyền khác Nhưng tự
do là gì? như ông nhận định, “Không có một từ nào lại có nhiều cách địnhnghĩa theo những lối suy nghĩ khác nhau như từ tự do”1 Và ông hiểu, tự do
học Khoa học XH & NV Hà Nội, tr 93.